Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

BÀI báo cáo GIỚI THIỆU GLYCOSID TRỢ TIM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.75 KB, 13 trang )

BÀI BÁO CÁO
GIỚI THIỆU GLYCOSID TRỢ TIM

GVHD: Võ Kim Thành
LỚP: 16CHP
NHĨM 1:

Võ Thị Kiều My
Nguyễn Thị Kiều
Đồn Thị Thanh Cúc
Nguyễn Thúy Xuân
Ngô Thị Kiều
Phạm Phú Cường


Mục lục:

A. Khái quát về glycoside tim
I. Định nghĩa
II. Nguồn gốc
B. Chiết tách glycoside từ cây Trúc đào
I.

Oleandrin
1.1. Tính chất vật lý
1.2. Tính chất hóa học
II. Nerin
1.1. Tính chất vật lý
1.2. Tính chất hóa học
III. Adynerin
IV. Neriantin


C. Kỹ thuật chiết tách
Sơ đồ chiết tách
Thuyết minh
Tiến hành các phản ứng định tính
3.1. Phản ứng Liberman
3.2. Phản ứng Baljet
3.3. Phản ứng Legal
3.4. Phản úng Keller – Kiliani
3.5. Phản ứng Xanthydrod
3.6. Sắc ký lớp mỏng
IV. Tác dụng dược lý và độc tính
4.1. Tác dụng dược lý
4.2. Độc tính
I.
II.
III.


MỞ ĐẦU

Hợp chất thiên nhiên ( hay hợp chất tự nhiên) là các chất hóa học có nguồn gốc từ
thiên nhiên hoặc được con người tách ra từ các loại động, thực vật trong tự nhiên có
hoạt tính sinh học hoặc có tác dụng dược học dùng để làm thuốc. Ngành hóa học
chuyên nghiên cứu để chiết tách và chuyển hóa các hợp chất tự nhiên gọi là ngành
hóa học các hợp chất thiên nhiên ( hay hoá học các hợp chất tự nhiên).
Đây là mơn khoa học có ý nghĩa quan trọng khơng chỉ trong ngành hóa học mà còn
trong y học. Một trong số hợp chất thiên nhiên được biết đến rộng rãi trong y học là
nhóm Glycosid trợ tim là một chất có tác dụng đặc hiệu đối với bệnh tim.
Ngày nay với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, việc chiết xuất thành phần Glycosid
trợ tim ở một số bộ phận của cây (ví dụ ở lá cây trúc đào, hành biển,…) và đã thực

hiện đại trà trong phịng thí nghiệm hay các trung tâm nghiên cứu dược liệu nhằm đáp
ứng nhu cầu sản xuất thuốc chữa bệnh tim cho con người.


A. KHÁI QUÁT VỀ GLYCOZIT TRỢ TIM
I. Định nghĩa:
Glycozit trợ tim ( Glycosid) là hợp chất thiên nhiên mà cấu trúc hỗn hợp bao gồm 2
thành phần: Phần đường và Phần khơng đường (cịn được gọi là Aglycon hoặc Genin)
liên kết với nhau bằng liên kết Glycosid.
Những glycozit steroid có tác dụng đặc biệt lên tim, ở liều điều trị thì nó có tác dụng
cường tim, làm chậm và điều hịa nhịp tim. Nếu q liều thì gây nơn làm chảy nước
bọt, mờ mắt, yếu các cơ, loạn nhịp tim, giảm sức co bóp của tim và cuối cùng làm
ngừng tim.
II. Nguồn gốc:
Glycozit trợ tim có trong hơn 45 lồi thực vật chủ yếu thuộc các họ: Apocynaceae,
Asclepiadaceae, Celastraceae, Cruciferae,…và trong một số côn trùng, ở trong cây
glycozit trợ tim có ở các bộ phận: lá, hoa, vỏ thân, rễ, thân rễ, nhựa mủ,…

Cây sừng trâu

Cây thông thiên


B. CHIẾT TÁCH GLYCOSID TỪ CÂY TRÚC ĐÀO
Trong lá trúc đào người ta nghiên cứu thấy có 4 glycosid chủ yếu: Oleandrin,
Nerin, Neriantin, Adynerin.
I.

Oleandrin: Cịn gọi là Neriolin (Liên Xơ cũ) hay Folinerin (theo
Schering) hoặc Oleandrosid.

1.1.

Tính chất vật lý:

- Là 1 glycosid khơng màu, có tinh thể hình kim, vị rất đắng.
- Nhiệt độ nóng chảy: 245 – 250 C
1.2.

Tính chất hóa học:

- Cơng thức ngun tử: C32H48O9.
- Trọng lượng phân tử là: 576,70
- Thủy phân acid (dùng HCl 0.1N trên nồi cách thủy 2 giờ). Sẽ cho
phản ứng là Oleandrigenin (hay 16 acetyl gitoxigenin) và một chất
đặc biệt là Cleandrosa.
- Nhưng nếu dùng dung dịch 0.5N HCl thủy phân trong 4 giờ trên nồi
cách thủy tạo ra Dianhydrogitoxigenin.
- Nếu dùng dung dịch kiềm nhẹ để thủy phân sẽ thu được gốc
Desaxtyloleandrin.
II.

Nerin: Cịn được gọi là Neriosid.
2.1.

Tính chất vật lý:

- Khơng có tinh thể, bột vơ định hình, màu vàng, vị đắng.


- Tan trong nước và rượu, không tan trong ether ethylic và ether dầu

hỏa, chloroform, benzen, acetat ethyl.
2.2.

Tính chất hóa học:

- Không phải là 1 nguyên chất mà là 1 hỗn hợp các glycoside trợ tim
- Dung dịch lỏng, trong nước dễ tạo bọt, đun tới 160 – 170 C thì
phân giải.
- Thủy phân bằng dung dịch HCl, đun sơi đến 37 – 39% chất genin
vơ định hình.
III.

Adynerin:

- Là 1 glycosid có tinh thể.
- Độ nóng chảy: 219 – 220C
- Không tan trong nước và benzen, tan trong cồn cao nhiệt độ 97C,
chloroform, khó tan trong cồn methylic.

- Trong cơng thức có 1 nối kép giữa C8 và C9, do đó khơng có tác dụng trợ
tim.
IV.

Neriantin:

- Là 1 glycosid có tinh thể hoặc vơ định hình.
- Vị đắng, tan trong nước và cồn, khơng có tác dụng trợ tim.


- Công thức cấu tạo chưa được xác định rõ rang, trong phân tử có 2 nối kép

nhưng vị trí chưa xác định.
- Tuy hàm lượng nhiều nhưng hoạt tính sinh vật rất thấp vì khơng có nhóm
OH ở C14 nên khơng có ý nghĩa thực tế.


C. KĨ THUẬT CHIẾT TÁCH
Trong 4 glycosid trên chỉ có oleandrin có chất glycoside giúp trợ tim. Vì vậy, ta
sẽ tiến hành chiết tách phần oleadrin trên cây trúc đào.
I. Sơ đồ chiết tách:
Lá trúc đào
- Phơi khô
- Đem xay thô 2 – 5mm
5kg bột lá
Ngâm với 50 ml cồn 25% trong 24 giờ
Dịch chiết
Gạn, ép bã
Dung dịch nước ancol
Thêm ½ lít dung dịch chì acetat 30%
Dung dịch nước
Lọc

Dung dịch nước

Dịch lọc

- Thêm 1 ít chì acetat 30%
- Lọc kết tủa
- Thêm 2 lít dung
dịch Na2SO4 15%
- Quấy đều, lọc


Để yên trong 1 đêm, gạn
Dịch lọc

Dung dịch nước
Lọc, rửa cặn với 2 lít cồn 25%

- Thêm 2 lít dung dịch
Na2SO4 15%
- Quấy đều, lọc

Dịch lọc
- Thêm 2 lít dung dịch Na2SO4 15%
- Quấy đều, lọc
Dịch lọc
- Cho bốc hơi ở áp suất giảm
- Nhiệt độ 50 – 55C

Dịch lọc

Để nguội

Glycoside thô

Thêm 200ml cồn 70%
Đun

- Để trong tủ lạnh vài ngày
Oleandrin tinh chế


- Lọc lấy tinh thể, kết tinh vài lần

DdThuyết
Glycoside


II. Thuyết minh:
- Chiết: Lá khô đem xay thô (2 – 5mm). Ngâm 5kg bột lá với 50 lít cồn 25
trong 24 giờ. Gạn được chừng 25 – 27 lít, ép bã lấy thêm được 18 – 20 lít
nữa.
- Loại tạp: Dồn các dịch chiết lại rồi thêm ½ lít dung dịch chì acetat 30%.
Sau đó thử xem đã hết tạp chất chưa bằng cách lọc 1 ít và thêm vào dịch lọc
1 ít chì acetat, nếu cịn tủa thì phải thêm chì acetat nữa. Để yên trong 1 đêm,
gạn lấy nước trong, phần khơng gạn được thì lọc, rửa cặn với 2 lít cồn 25.
Dồn các nước trong lại và rót dần vào đấy 2 lít dd Na2SO4 15%, quấy đều,
lọc, thử xem đã hết Pb(CH3COOH)2 chưa, nếu còn phải thêm dd Na2SO4.
- Bốc hơi dung môi: Cho dịch lọc vào nồi, bốc hơi ở áp suất giảm, nhiệt độ từ
50 – 55 C. Cất cho đến khi còn 1/6 thể tích ban đầu nghĩa là cịn khoảng 8
lít, để nguội. Glycosid thô sẽ đọng lại ở đáy nồi (khoảng 48 – 50g).
- Tinh chế: Cho glycoside thô vào bình, thêm 200ml cồn 70, đặt vào nước
nóng cho tan hết, rồi cho vào tủ lạnh trong vài ngày. Lọc lấy tinh thể, kết
tinh lại 1 vài lần, sẽ thu được 5 – 6g oleandrin tinh chế.
III. Tiến hành các phản ứng định tính:
3.1.

Phản ứng Liberman:

- Cho vào ống nghiệm có chứa cắn glycoside tim 1ml anhydride acetic, lắc
đều cắn. Nghiêng ống 45, cho từ từ theo thành ống 0,5ml sulfuric đặc, tránh
xáo trộn chất lỏng trong ống. Ở mặt tiếp xúc giữa 2 lớp chất lỏng sẽ xuất

hiện 1 vịng màu tím đỏ. Lớp chất lỏng phía dưới có màu hồng, lớp trên có
màu xanh lá.
3.2.
-

Phản ứng Baljet:
Pha thuốc thử Baljet: Cho vào ống nghiệm to 1 phần dd acid picric 1% và 9
phần dd NaOH 10%, lắc đều.

- Cho vào ống nghiệm có chứa cắn glycoside tim 0,5ml ethanol 90%. Lắc đều
cho tan hết cắn. Nhỏ từng giọt thuốc thử Baljet mới pha cho đến khi xuất


hiện màu đỏ da cam. So sánh màu sắc với ổng chứng là ống khơng có cắn
glycoside tim thấy ống thử có màu đỏ cam đậm hơn ống chứng.
3.3.
-

Phản ứng Legal:
Cho vào ống nghiệm có chứa cắn glycoside tim 0,5ml ethanol 90%. Lắc
đều cho tan hết cắn. Nhỏ 1 giọt thuốc thử Natri Nitroprussiat 0,5% và 2 giọt
dd NaOH 10%. Lắc đều sẽ xuất hiện màu đỏ cam.

- So sánh màu sắc với ống chứng là ống khơng có cắn glycoside tim thấy ống
thử có màu đỏ cam đậm hơn ống chứng.
Chú ý: Các phản ứng của vòng lacton cho màu sắc không bền nên cần quan sát
màu ngay sau khi nhỏ thuốc thử
3.4.
-


Phản ứng Keller – Kiliani:
Cho vào ống nghiệm chứa cắn glycoside tim 0,5ml ethanol 90%. Lắc đều
cho tan hết cắn. Thêm vài giọt dd sắt (III) clorid 5% pha trong acid acetic.
Lắc đều, Nghiêng ống 45. Cho từ từ theo thành ống 0,5ml acid sulphuric
đặc, tránh xáo trộn chất lỏng trong ống. Ở mặt tiếp xúc giữa 2 lớp chất lỏng
sẽ xuất hiện 1 vịng màu tím đỏ.

- Lắc nhẹ, lớp chất lỏng phía trên sẽ có màu xanh lá.
3.5.
-

Phản ứng Xanthydrol:
Cho vào ống nghiệm chứa cắn glycoside tim 0,5ml thuốc thử Xanthydrol.
Đun ống nghiệm trong nồi cách thủy sôi 3 phút, sẽ xuất hiện màu đỏ.

3.6.
-

Sắc ký lớp mỏng:
Dịch chấm sắc ký: Cho vào ống nghiệm có chứa cắn glycoside tim ở trên 2
giọt CHCl3 – EtOH (1:1), lắc nhẹ để hòa tan cắn được dịch chấm sắc ký.

- Lấy 1mg tinh thể Neriolin chuẩn hóa tan trong 0,5ml CHCl3 – EtOH (1:1),
lắc nhẹ được dd Neriolin chuẩn để chấm sắc ký.
-

Bản mỏng sắc ký: Bản mỏng tráng sẵn Silicagel GF254 (Merck), hoạt hóa ở
110C trong 1 giờ, bảo quản trong bình hút ẩm để chấm sắc ký.



- Dùng mao quản chấm riêng biệt dịch chấm sắc ký và dd Neriolin chuẩn lên
bản mỏng Silicagel kích thước 2x10cm.
-

Hệ dung mơi khai triễn: CHCl3 – n-BuOH (9:0,5)

- Bình sắc ký đã được bão hịa dung mơi khai triễn.
- Sau khi khai triễn sắc ký, quan sát các vết bằng đèn tử ngoại ở bước song
254nm và 366nm, sau đó phun thuốc thử vanillin 1% H2SO4.
Kết quả: Sắc ký đồ dịch chiết cắn glycoside tim từ lá Trúc đào có vết tương ứng với
vết Neriolin chuẩn với Rf = 0,75 có màu xanh đen ở bước sóng 254nm.
IV. Tác dụng dược lý và độc tính:
4.1.

Tác dụng dược lý:

- Lá trúc đào chứa nhiều loại glycosid. Đã chứng minh tác dụng trợ tim của
16-anhydrodigitalinum verum monoacetat, odorosid D, K, odorobiosid K,
monoacetat của odorotriosid G, odorobiosid G và odorosid H. Hàm lượng
thấp của những glycosid này ngăn cản việc đưa chúng vào thử lâm sàng.
Hoạt chất chính oleandrin của lá trúc đào hấp thụ tốt khi uống, và khác với
Digitalis là ít tích lũy, có tác dụng kích thích tim và lợi niệu rõ rệt. Nerifolin
tác dụng yếu hơn nhiều. Các flavonol glycosid có tác dụng đối với độ thấm
thành mạch và lợi tiểu. Trên lâm sàng, cornerin có tác dụng đối với các rối
loạn về tim, đặc biệt cải thiện chức năng của cơ tim. Vỏ có 1 glycosid độc,
rosaginin.
- Trúc đào có hoạt tính ức chế sự sinh trưởng đối với các dòng tế bào ung thư
người, với liều có tác dụng ED50 xê dịch từ 0,008 đến 2,13 microgam/ml,
tùy thuộc vào dòng tế bào. Cao cồn trúc đào (lá, thân, rễ) có tác dụng kháng
siêu vi khuẩn trong thí nghiệm xác định nồng độ tối thiểu ức chế sự phát

triển của siêu vi khuẩn, và tác dụng chống ung thư trong thử nghiệm xác
định nồng độ thấp nhất diệt các tế bào một tầng phát triển nhanh lấy từ thận
khỉ được nuôi cấy và gây nhiễm với siêu vi khuẩn bệnh herpes typ 1.


- Một phân đoạn polysaccharid thô, thu được do tủa từ cao nước trúc đào
bằng cồn, đã có hoạt tính rất cao trong thử nghiệm về thực bào bạch cầu
hạt in vitro, với những nồng độ từ 10-6 đến 10-2 mg/ml. Phân đoạn này cho
nhiều polysaccharid với trọng lượng phân tử tương ứng từ 17.000 đến
12.000 D, xác định bằng phương pháp lọc đông và sắc ký trao đổi ion. Từ
dịch thẩm tách, đã thu được một hỗn hợp polysaccharid do tủa bằng cồn,
tiếp theo bởi sắc ký đông. Hỗn hợp này gồm ba polysaccharid có trọng
lượng phân tử tương ứng: 3.000; 5.500 và 12.000 D. Chúng đều chứa acid
galacturonic cùng với rhamnose, arabinose, xylose, galactose và glucose.
Hỗn hợp polysaccharid này có hoạt tính rất cao trong các thử nghiệm miễn
dịch học vê thực bào bạch cầu hạt, về yếu tố hoại tử u, và về sự chuyển dạng
của tế bào lympho.
- Glycosid toàn phần (thuốc neriolin) sản xuất từ lá trúc đào ở Việt Nam dưới
dạng thuốc uống, được áp dụng điều trị cho bệnh nhân suy tim, đã có tác
dụng trợ tim tốt, làm đỡ triệu chứng khó thở ở bệnh nhân suy tim sau 2-3
giờ (tác dụng rõ rệt). So với digitalin, neriolin (oleandrin) có những ưu điểm
sau:
o Hấp thụ nhanh khi qua bộ máy tiêu hóa nên không bị các men và
acid của bộ máy tiêu hóa phá hủy.
o Tích lũy rất ít.
o Làm đi tiểu nhiều.
4.2.

Độc tính:


- Độc tính của lá trúc đào đã được biết từ lâu. Tại châu Âu, người ta kể những
trường hợp lính vùng đảo Corse (một đảo thuộc miền Nam nước Pháp) đã bị
ngộ độc chết do ăn chả dùng cành cây trúc đào xiên vào thịt nướng. Có
những người đã ngộ độc nặng do uống nước đựng trong chai nút bằng thân


cây trúc đào, hay do uống nước suối có rễ cây trúc đào mọc ở gần. Nhân dân
tỉnh Nice đã dùng bột vỏ thân và bột gỗ trúc đào để đánh bã chuột.



×