Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

ĐỀ tài “đảng ta vận dụng khẩu hiệu “mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng quê là một pháo đài” trong kháng chiến chống pháp – mỹ (1945 1975) với công tác phòng chống dịch COVID19 trên địa bàn thành phố hà nội vừa qua”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.19 KB, 12 trang )

MỤC LỤC

ĐỀ TÀI: “Đảng ta vận dụng khẩu hiệu: “Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng quê là
một pháo đài” trong kháng chiến chống Pháp – Mỹ (1945-1975) với cơng tác phịng
chống dịch COVID19 trên địa bàn thành phố Hà Nội vừa qua”.


LỜI NÓI ĐẦU
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp - Mỹ (1945-1975) với chiến lược toatn dân kháng
chiến, Đảng và Bác Hồ đã tổ chức cả nước thành 1 mặt trận. Với khẩu hiệu: “Mỗi người
dân là 1 chiến sĩ, mỗi làng quê là 1 pháo đài” người Việt Nam yêu nước nào cũng đánh
giặc, địa phương nào cũng đánh giặc. Khắp các miền Bắc, Trung, Nam không chỉ có quân
đội đánh giặc mà là toàn dân đánh giặc, đồng bào nông thôn đánh giặc, miền núi đánh
giặc. Đáp lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh hầu hết mọi người
dân từ nhân sĩ, trí thức, nhà khoa học ... đều tham gia kháng chiến. Và chỉ sau 3 tháng
toàn quốc kháng chiến, Đảng ta nhận định " Cuộc kháng chiến toàn dân tham gia, đồng
bào lao động hăng hái tác chiến, đồng bào tư sản, địa chủ hi sinh của cải không nề hà,
quốc dân thiểu số và đa số đều chung sức đánh giặc. Nhờ sức mạnh tổng hợp của toàn dân
đánh giặc, đùm bọc lẫn nhau mà ta đã khắc phục được nhược điểm, khó khăn tưởng
chừng như không thể nào khắc phục được. Nhờ toàn dân đánh giặc, nhờ toàn dân kháng
chiến mà quân đội ta từ du kích, phân tán, trang bị thô sơ đã tiến lên tập trung, chính quy,
có lực lượng chiến lược cơ động mạnh mẽ và lực lượng chiến đấu tại chỗ đơng đảo. Nhờ
tồn dân kháng chiến mà ta ở trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, đất nước bị chia cắt
làm nhiều mảnh mà chính quyền nhân dân vẫn đứng vững, điều khiển mọi công việc
kháng chiến, xây dựng xã hội mới. Với chiến lược toàn dân kháng chiến, nhân dân ta tiến
hành một kiểu chiến tranh không rõ đâu là tuyến đầu, đâu là hậu phương một cuộc chiến
tranh xen kẽ triệt để giữa ta và địch .Chiến tranh nhân dân rộng rãi của ta đã cột chặt quân
đội viên chinh Pháp vào những mâu thuẫn không thể gỡ nổi làm cho lực lượng vật chất
của chúng càng bị hao mòn, ý chí xâm lược của chúng càng sa sút, tinh thần binh lính
hoang mang ,mệt mỏi và chán nản để cuối cùng ta đánh bại chúng.
Nhưng đấy là cuộc chiến đấu mà thời đó, mỗi chúng ta nhận rõ hình hài kẻ thù là bọn đế


quốc xâm lược, nên mỗi người dân đất Việt bừng bừng khí thế “cả nước ra trận”. Các
chiến sĩ quân đội của chúng ta nêu khẩu hiệu: “Nhằm thẳng quân thù mà bắn!”. Các
trường học sơ tán về nông thôn hoặc miền núi tiếp tục những giờ lên lớp. Nhưng hôm
nay, cuộc chiến đấu chống dịch Covid-19 - một kẻ thù vơ hình, đã và đang làm đau đầu
nhiều nhà khoa học ở nước ta và thế giới vì chưa xác định được hình hài của nó. Bầu trời
không có tiếng gầm rú của máy bay thù; và mặt đất không rung chuyển bởi đạn bom,
không có cảnh đầu rơi máu chảy, nhưng loại virus này đang lặng lẽ hoành hành.
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề cùng với những kiến thức đã được học và tình
hình dịch bệnh thực tế, nhóm 9 chúng em đã lựa chọn đề tài: “Đảng ta vận dụng khẩu
hiệu: “Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng quê là một pháo đài” trong kháng
chiến chống Pháp – Mỹ (1945-1975) với cơng tác phịng chống dịch COVID19 trên
địa bàn thành phố Hà Nội vừa qua”.

2


CHƯƠNG I. ĐƯỜNG LỐI, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG HAI
CUỘC KHÁNG CHIẾN
1.1. Kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954):
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn dân vừa chống thù trong, giặc ngoài, vừa
xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền nhân dân; lãnh đạo cuộc Tổng tuyển cử đầu
tiên vào ngày 06/01/1946, xây dựng Hiến pháp dân chủ đầu tiên (năm 1946); chăm lo xây
dựng chế độ mới, đời sống mới của Nhân dân; chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại
xâm; kiên quyết trấn áp các thế lực phản cách mạng, thực hành sách lược khơn khéo, lúc
thì tạm hịa hoãn với Tưởng để đánh thực dân Pháp xâm lược, lúc thì hồ với Pháp để
đuổi Tưởng, triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, đưa cách mạng vượt qua
những thử thách hiểm nghèo, tranh thủ thời gian để củng cố lực lượng, chuẩn bị cho cuộc
kháng chiến không thể tránh khỏi.
Đảng đã chủ động chuẩn bị những điều kiện cần thiết để đối phó với cuộc chiến tranh
xâm lược của thực dân Pháp trên phạm vi cả nước. Thành công nổi bật của hơn một năm

xây dựng chính quyền non trẻ là đã tăng cường được sức mạnh của cách mạng để có thể
tự bảo vệ thành quả cách mạng bằng sức mạnh của chính mình.
Tháng 12/1946, trước dã tâm xâm lược Việt Nam một lần nữa của thực dân Pháp, Đảng
và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động toàn quốc kháng chiến với quyết tâm: Chúng ta
thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nơ lệ. Với đường
lối kháng chiến tồn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến; vừa kiến quốc vừa kháng
chiến dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của bạn bè
quốc tế, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực
dân Pháp mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Thắng lợi của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và việc ký kết Hiệp định Geneva năm
1954 đã chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp ở nước ta, mở đầu sự sụp đổ của chủ
nghĩa thực dân cũ trên thế giới, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên chủ
nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước.
1.2. Kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954-1975):
Từ tháng 7/1954 đến hết năm 1960: Đế quốc Mỹ trắng trợn phá hoại Hiệp định
Giơnevơ, dựng lên chính quyền tay sai Ngơ Đình Diệm, thực hiện chính sách thực dân
mới, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. Mỹ - Diệm đã tiến hành các chiến dịch đàn áp
dã man các phong trào yêu nước, tiến bộ ở miền Nam, dìm cách mạng miền Nam trong
biển máu. Đứng trước tình thế mới, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo quân và
dân cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược:
Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành
căn cứ cách mạng vững mạnh của cả nước;
Hai là, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam nhằm giải phóng miền Nam
khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà.
3


Giai đoạn từ đầu năm 1961 đến giữa năm 1965: Từ cuối năm 1960, đế quốc Mỹ tiến
hành chiến lược chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” đối phó với cách mạng miền Nam.

Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam chuyển sang giai đoạn mới, từ khởi nghĩa từng
phần lên chiến tranh cách mạng, kết hợp song song cả đấu tranh vũ trang và đấu tranh
chính trị, đánh địch bằng cả ba mũi giáp công, trên cả ba vùng chiến lược, làm phá sản
chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ và tay sai. Trên miền Bắc, các mặt trận
kinh tế, văn hố, an ninh, quốc phịng đều có bước phát triển mới. Quân và dân miền Bắc
thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu và chi viện
cho miền Nam. Đảng đã lãnh đạo toàn dân nêu cao quyết tâm đánh Mỹ, bảo vệ nền độc
lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc, thực hiện đường lối chiến tranh nhân dân được nâng
lên tầm cao khoa học và nghệ thuật.
Giai đoạn từ giữa năm 1965 đến hết năm 1968: Trước nguy cơ phá sản của chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, sử
dụng quân đội Mỹ là lực lượng cơ động chủ yếu tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta; dùng
ngụy quân, ngụy quyền để bình định, kìm kẹp nhân dân, âm mưu đánh bại cách mạng
miền Nam trong vòng 25 đến 30 tháng (từ giữa năm 1965 đến hết năm 1967), đẩy mạnh
chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân. Trên chiến trường miền
Nam, quân và dân ta đã đánh thắng quân xâm lược Mỹ ngay từ những trận đầu khi chúng
vừa đổ bộ vào. Quân dân miền Bắc tiếp tục đánh trả cuộc tiến công của Mỹ bằng không
quân và hải quân, giành những thắng lợi lớn trên nhiều mặt, bảo đảm giao thông thông
suốt, chi viện sức người, sức của ngày càng lớn cho miền Nam. Cuộc Tổng tiến công và
nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 đã giáng một đòn quyết định vào chiến lược “Chiến
tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn
đàm phán tại Hội nghị Pari.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc trong điều kiện hai miền thực hiện hai nhiệm
vụ chiến lược khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau, trong điều kiện từ một
nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư
bản chủ nghĩa, đòi hỏi Đảng ta phải vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Marx-Lenin
và tư tưởng Hồ Chí Minh và kinh nghiệm các nước xã hội chủ nghĩa.
Đảng đã lãnh đạo nhân dân tập trung giải quyết tốt các mối quan hệ cơ bản: giữa tiến
hành chiến tranh cách mạng với xây dựng chủ nghĩa xã hội; giữa hậu phương lớn với tiền
tuyến lớn; giữa thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; giữa quy luật

chiến tranh và quy luật xây dựng phát triển kinh tế; giữa đẩy mạnh chiến tranh cách mạng
ở nước ta với bảo vệ hịa bình thế giới; giữa lợi ích dân tộc với thực hiện nghĩa vụ quốc
tế…
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc đã thu được những thành tựu quan
trọng. Vừa sản xuất, vừa chiến đấu và chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, miền
Bắc đã nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng
an ninh, đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ; xây dựng hậu phương
vững mạnh, trở thành căn cứ địa cách mạng của cả nước, bảo đảm mọi mặt cho tiền tuyến
đánh thắng; mở rộng quan hệ đối ngoại, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của các nước
4


trên thế giới; tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước; tạo những
cơ sở vật chất và những kinh nghiệm quý báu trong sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa
Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam sau này.
Trong thời kỳ 1945-1975, đối với thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nơi đây luôn là địa bàn
mang ý nghĩa sống còn của cuộc chiến tranh xâm lược. Trong đó tập trung nhiều tiềm lực
kinh tế, hải cảng, sân bay và hệ thống giao thông thủy bộ quan trọng.

5


CHƯƠNG II. BÀI HỌC RÚT RA TỪ HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN
2.1. Bài học từ kháng chiến chống thực dân Pháp:
Trải qua quá trình lãnh đạo, tổ chức cuộc kháng chiến kiến quốc, Đảng ta đã tích luỹ
được nhiều kinh nghiệm quan trọng: Đề ra đường lối đúng đắn và quán triệt sâu rộng
đường lối đó cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện, đó là đường lối chiến tranh
nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài dựa vào sức mình là chính. Kết hợp
chặt chẽ, đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc với nhiệm vụ chống phong kiến và xây dựng

chế độ dân chủ nhân dân, gây mầm mống cho chủ nghĩa xã hội, trong đó nhiệm vụ tập
trung hàng đầu là chống đế quốc, giải phóng dân tộc, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Thực hiện phương châm vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng hậu
phương ngày càng vững mạnh để có tiềm lực mọi mặt đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
cuộc kháng chiến. Quán triệt tư tưởng chiến lược kháng chiến gian khổ và lâu dài, đồng
thời tích cực, chủ động đề ra và thực hiện phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ
thuật quân sự sáng tạo, kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao, đưa kháng
chiến đến thắng lợi. Tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao sức chiến đấu và hiệu
lực lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh.
2.2. Bài học từ kháng chiến chống đế quốc Mỹ:
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã để lại cho Đảng ta nhiều bài
học kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc: Đề ra và thực hiện đường lối
giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội nhằm huy động sức mạnh toàn
dân đánh Mỹ, cả nước đánh Mỹ. Đường lối đó thể hiện ý chí và nguyện vọng thiết tha của
nhân dân miền Bắc, nhân dân miền Nam, của cả dân tộc Việt Nam, phù hợp với các trào
lưu của cách mạng thế giới, nên đã động viên đến mức cao nhất lực lượng của toàn dân
tộc, kết hợp sức mạnh của tiền tuyến lớn với hậu phương lớn, kết hợp sức mạnh của nhân
dân ta với sức mạnh của thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp để chiến đấu và chiến thắng
giặc Mỹ xâm lược. Tin tưởng vào sức mạnh của dân tộc, kiên định tư tưởng chiến lược
tiến công, quyết đánh và quyết thắng đế quốc Mỹ xâm lược. Tư tưởng đó là một nhân tố
hết sức quan trọng để hoạch định đúng đắn đường lối, chủ trương, biện pháp đánh Mỹ,
nhân tố đưa cuộc chiến đấu của dân tộc ta đi tới thắng lợi. Thực hiện chiến tranh nhân
dân, tìm ra phương pháp đấu tranh đúng đắn, sáng tạo. Để chống lại kẻ địch xâm lược
hùng mạnh, phải thực hiện chiến tranh nhân dân. Đồng thời phải chú trọng tổng kết thực
tiễn để tìm ra phương pháp đấu tranh, phương pháp chiến đấu đúng đắn, linh hoạt, sáng
tạo. Trên cơ sở đường lối, chủ trương chiến lược chung đúng đắn phải có công tác tổ chức
thực hiện giỏi, năng động, sáng tạo của các cấp bộ đảng trong quân đội, của các ngành,
các địa phương, thực hiện phương châm giành thắng lợi từng bước để đi đến thắng lợi
hoàn toàn. Phải hết sức coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng cách mạng
ở cả hậu phương và tiền tuyến; phải thực hiện liên minh ba nước Đông Dương và tranh

thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ ngày càng to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa, của nhân
dân và chính phủ các nước yêu chuộng hồ bình và cơng lý trên thế giới.
6


2.3. Bài học từ hai cuộc kháng chiến đối với tình hình Covid hiện nay:
Bài học về phát huy sức mạnh toàn dân, bài học về tạo thời cơ và nắm bắt thời cơ trong
cách mạng Tháng Tám được chứng minh bằng những thắng lợi của cuộc kháng chiến
trường kỳ 9 năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, kết thúc bằng chiến thắng lịch sử
Điện Biên Phủ; thắng lợi oanh liệt của cuộc trường chinh chống đế quốc Mỹ, cứu nước
kéo dài 21 năm, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc; trong sự nghiệp đi
lên chủ nghĩa xã hội, đổi mới đất nước với cuộc hành trình từ đống tro tàn đổ nát của
chiến tranh, vượt qua bao vây, cấm vận, đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội,
tiến hành sự nghiệp đổi mới đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử để đến
hôm nay, đất nước ta đã ra khỏi nhóm nước kém phát triển và trở thành nước đang phát
triển có thu nhập trung bình, đang thực hiện mục tiêu đưa nước ta sớm trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại hóa. Đảng, Chính phủ đã và đang kiên quyết thực hiện
đồng bộ, linh hoạt nhiều biện pháp phù hợp. Dù bằng biện pháp nào, tinh thần đoàn kết
toàn dân “chống dịch như chống giặc” và “mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi gia đình,
làng xã là một pháo đài chống dịch” được Đảng, Chính phủ xác định là tinh thần chủ đạo,
xuyên suốt trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Một lần nữa tinh thần, quyết tâm
của toàn dân tộc trong cách mạng Tháng Tám năm 1945 tiếp tục được phát huy cao độ
trong cuộc chiến mới - cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

7


CHƯƠNG III. VẬN DỤNG ĐỐI VỚI CƠNG TÁC PHỊNG CHỐNG DỊCH
COVID-19
3.1. Khẩu hiệu “Mỗi người dân là một pháo đài” trong tình hình hiện nay:

Đúng như câu nói của Hồ Chủ Tịch: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta
phải cùng nhau giữ lấy nước". Câu nói này có ý nghĩa vượt thời đại, nhắc nhở mỗi con
người Việt Nam về ý thức, trách nhiệm gìn giữ, phát triển đất nước. Cách đây hơn 45
năm, ông cha ta đã liều mình, chiến đấu quyết liệt, thậm chí đánh đổi cả mạng sống để đổi
lại nền độc lập tự do cho dân tộc, đánh đuổi giặc ngoại xâm, mang lại cuộc sống ấm no
cho chúng ta hiện tại. Vậy nên, mỗi chúng ta phải biết trân trọng hiện tại, biết ơn những
người đi trước, cố gắng phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp, biết đoàn kết yêu thương
nhau, khơng vụ lợi. Tinh thần đồn kết của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của
Đảng và chủ tich Hồ Chí Minh đã đánh thắng hai kẻ thù lớn mạnh là Mỹ và Pháp đến thời
nay tinh thần ấy ko phai nhạt bớt mà nó còn mạnh mẽ hơn dưới sự chỉ đạo của Đảng nhân
dân ta đoàn kết với nhau quyết tâm đẩy lùi giặc covid.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp - Mỹ (1945-1975) với chiến lược toàn dân kháng
chiến, Đảng và Bác Hồ đã tổ chức cả nước thành 1 mặt trận. Với khẩu hiệu Mỗi người
dân là 1 chiến sĩ, mỗi làng quê là 1 pháo đài, người VN yêu nước nào cũng đáng giặc, địa
phương nào cũng đánh giặc. Khắp Trung, Nam, Bắc không chỉ có quân đội đánh giặc mà
là toàn dân đánh giặc, đồng bao nông thôn đánh giặc, miền núi đánh giặc. Đáp lời kêu gọi
toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh hầu hết mọi người dân từ nhân sĩ, trí
thức, nhà khoa học ... đều tham gia kháng chiến. Và chỉ sau 3 tháng toàn quốc kháng
chiến, Đảng ta nhận định "Cuộc kháng chiến toàn dân tham gia, đồng bài lao động hăng
hái tác chiến, đồng bào tư sản, đia chủ hi sinh của cải k nề hà, quốc dân thiểu số và đa số
đều chung sức đánh giặc". Nhờ sức mạnh tổng hợp của toàn dân đánh giặc, đùm bọc lẫn
nhau mà ta đã khắc phục được nhược điểm, khó khăn tưởng chừng như k thể nào khắc
phục được.
"Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng quê là một pháo đài”-câu khẩu hiệu này từng
trở thành suy nghĩ và hành động của các thế hệ người Việt Nam trong các cuộc kháng
chiến chống ngoại xâm để giành và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Nhớ lại những tháng
năm chống Mỹ, cứu nước hào hùng, cả dân tộc ta bừng bừng khí thế, làm theo lời kêu gọi
thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta
cịn phải chiến đấu qt sạch nó đi”.
Nhưng đấy là cuộc chiến đấu mà thời đó, mỗi chúng ta nhận rõ hình hài kẻ thù là bọn đế

quốc xâm lược, nên mỗi người dân đất Việt bừng bừng khí thế “cả nước ra trận”. Các
chiến sĩ quân đội của chúng ta nêu khẩu hiệu: “Nhằm thẳng quân thù mà bắn!”. Các
trường học sơ tán về nông thôn hoặc miền núi tiếp tục những giờ lên lớp. Nhưng hôm
nay, cuộc chiến đấu chống dịch Covid-19 - một kẻ thù vơ hình, đã và đang làm đau đầu
nhiều nhà khoa học ở nước ta và thế giới vì chưa xác định được hình hài của nó. Bầu trời
khơng có tiếng gầm rú của máy bay thù; và mặt đất không rung chuyển bởi đạn bom,
không có cảnh đầu rơi máu chảy, nhưng loại virus này đang lặng lẽ hoành hành, mới chỉ
8


vài tháng thôi, đã xâm nhập vào hầu hết các quốc gia, cướp đi sinh mạng của rất nhiều
người!
Ngày nay, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã đạt những thành tựu
nhất định; bên cạnh những thuận lợi, khó khăn đặt ra đối với sự phát triển của đất nước,
mà trước mắt là đại dịch Covid-19. Trước và trong đại dịch này, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, Chính phủ Việt Nam đã chủ động ngăn chặn, đối phó với dịch bệnh bằng những
quyết sách linh hoạt ở từng thời điểm khác nhau.
3.2. Đối với cơng tác phịng chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội:
Để đảm bảo kiểm sốt tốt tình hình dịch bệnh Covid-19, Chủ tịch UBND Thành phố
yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tập trung
thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ban Chỉ đạo các cấp từ Thành phố đến cấp cơ sở cần tập trung cao độ, thực hiện hiệu quả,
kịp thời các ý kiến chỉ đạo tại các văn bản của Trung ương, Thành ủy, UBND Thành phố,
đặc biệt tại các Chỉ thị, Công điện của Chủ tịch UBND Thành phố về việc tăng cường các
biện pháp phòng chống dịch COVID-19; căn cứ tình hình thực tế, diễn biến dịch bệnh
từng địa bàn để phát huy sức mạnh của các cấp, các ngành, huy động sức mạnh tổng họp,
sự tham gia của cả hệ thống chính quyền các cấp, nhất là sự tiên phong, gương mẫu của
người đứng đầu, vai trò các tổ chức, đoàn thể, tổ COVID cộng đồng tại các địa phương và
sự đồng thuận của người dân để chung tay, quyết tâm đảm bảo an toàn cho Nhân dân.
Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện,

thị xã và chính quyền các cấp chỉ đạo quyết liệt, kiểm tra, đôn đốc, rà sốt các biện pháp
phịng chống dịch theo lĩnh vực, địa bàn phụ trách; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cán
bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu, tích cực tham gia và đi đầu trong
việc thực hiện các biện pháp phịng, chống dịch COVID-19.
Tồn bộ hệ thống chính quyền các cấp từ Thành phố đến cơ sở thực hiện chế độ trực
24/24; tổng hợp, báo cáo tình hình ít nhất 3 lần/ngày, đảm bảo thơng tin thơng suốt giữa
các cấp trong mọi tình huống; báo cáo ngay, trực tiếp trong trường hợp đột xuất; sẵn sàng
trong mọi tình huống phát sinh theo phương châm 4 tại chỗ. Công an Thành phố: Triển
khai các kế hoạch, phương án cụ thể đảm bảo tuyệt đối an ninh trật tự, an tồn xã hội trên
địa bàn; chỉ đạo Cơng an cơ sở phối hợp với lực lượng chức năng tổ chức đợt cao điểm xử
lý vi phạm phòng chống dịch bệnh COVID-19 trên toàn bộ địa bàn, đặc biệt các khu vực
công cộng. Quản lý chặt chẽ các khu cách ly tập trung, các cơ sở cách ly tập trung tuyệt
đối tuân thủ các quy định về phòng chống dịch, đặc biệt là quản lý cách ly các đối tượng
F1, không để lây nhiễm chéo dịch bệnh trong các khu cách ly tập trung và lây từ khu cách
ly tập trung ra bên ngồi cộng đồng. Kiểm sốt hiệu quả tình hình dịch bệnh tại các ổ dịch
trên địa bàn Thành phố, đặc biệt các ổ dịch mới phát sinh. Căn cứ diễn biến tình hình dịch
bệnh biến động hàng ngày, Sở Y tế đánh giá mức độ, nguy cơ lây nhiễm từ các ổ dịch trên
địa bàn các tỉnh lân cận và trong Thành phố, chủ động đề xuất xét nghiệm sàng lọc ngẫu
nhiên trong cộng đồng để đánh giá tình hình, tham mưu, báo cáo UBND Thành phố kịp
thời chỉ đạo, điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch phù hợp.
9


Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, tiếp tục truyền thông mạnh mẽ nhằm nâng cao ý thức
cảnh giác, tự bảo vệ trước nguy cơ dịch bệnh trong nhân dân. Tiếp tục thực hiện tốt thông
điệp 5K: “KHẨU TRANG - KHỬ KHUẨN - KHOẢNG CÁCH - KHÔNG TỤ TẬP KHAI BÁO Y TẾ". Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử phạt các trường hợp
không tuân thủ các biện pháp phịng chống dịch, đặc biệt là khơng đeo khẩu trang tại nơi
công cộng. Tạm dừng các hội nghị, hội thảo, sự kiện tập trung đông người không cần
thiết; trường hợp cần thiết tổ chức phải bảo đảm các biện pháp an tồn, phịng, chống dịch
theo quy định.

Ngay lúc này, việc cần thiết nhất là mỗi người dân cần nêu cao ý thức, trách nhiệm, tiếp
tục thực hiện nghiêm quy định đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, không tụ tập đơng người và
các biện pháp phịng dịch khác. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn
biến phức tạp như hiện nay, bên cạnh sự vào cuộc nghiêm túc, quyết liệt của cấp ủy, chính
quyền các cấp trong công tác phịng, chống dịch, thì ý thức, tinh thần trách nhiệm, sự tự
giác của mỗi cá nhân là yếu tố quan trọng nhất trong việc thực hiện những giải pháp
phòng ngừa và ngăn chặn dịch xâm nhập vào địa bàn thành phố. Ðó còn là sự chung tay,
góp sức cùng cả hệ thống chính trị nhằm đẩy lùi dịch bệnh. Thực hiện nghiêm túc việc đo
thân nhiệt thực hiện đeo khẩu trang khi ra ngoài, khuyến khích đeo khẩu trang trong nơi
làm việc, rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn đối với toàn thể
cán bộ, nhân viên, học sinh, sinh viên và khách liên hệ công tác. Tăng cường trang thiết bị
y tế, vệ sinh môi trường như: Máy đo thân nhiệt, nước sát khuẩn, xà phịng, khẩu trang….
Đồng thời, duy trì thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trường, lớp nơi làm việc theo quy
định, tiếp tục triển khai ứng dụng “An toàn Covid-19”. Người dân cũng đã và đang thực
hiện phòng chống dịch một cách nghiêm túc. Cụ thể như: Thường xuyên rửa tay đúng
cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất
60% cồn). Đeo khẩu trang khi ra ngồi, đến nơi cơng cộng, trên phương tiện giao thông
công cộng và đến cơ sở y tế. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho
hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo. Tăng cường vận động, rèn luyện thể
lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh. Vệ sinh thơng thống nhà cửa, lau
rửa các bề mặt hay tiếp xúc. Nếu có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly
tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.
Nếu từ vùng có dịch bệnh trở về cần tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ.
Thực hiện khai báo y tế trực tuyến hoặc tải ứng dụng NCOVI và thường xuyên cập nhật
tình trạng sức khoẻ của bản thân. Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ
lây nhiễm COVID-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc,
chấn chỉnh việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các cơ sở y tế, khu dân cư,
các nơi có nguy cơ cao như: siêu thị, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, nhà máy, ... xử
lý nghiêm các trường hợp vi phạm và xem xét trách nhiệm người đứng đầu nếu để xảy ra
vi phạm.


10


KẾT LUẬN
Trong hơn 30 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã vượt qua mọi gian nguy,
giành được những thắng lợi ngày càng to lớn và cuối cùng đánh thắng hoàn toàn bọn xâm
lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc; tạo tiền đề để đưa cả nước đi lên chủ nghĩa
xã hội. Những trang sử hào hùng của dân tộc không chỉ cho thấy sự hy sinh lớn lao, niềm
tự hào dân tộc của thế hệ cha anh đi trước để bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc mà
còn nhắc nhở trách nhiệm của thế hệ đi sau với vận mệnh của đất nước. Những bài học
trong quá khứ là những kinh nghiệm soi rọi cho chúng ta không chỉ ở hiện tại mà cả ở
tương lai.
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp- Mỹ ta thấy được sức mạnh của sư đoàn
kết, đùm bọc lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau của dân ta sẽ chiến thắng mọi kẻ thù. Đó là minh
chứng rõ ràng nhất cho thấy sức mạnh vơ địch của khối đại đồn kết dân tộc thời đại Hồ
Chí Minh. Đồn kết, tương thân tương ái ln là truyền thống quý báu của dân ta và là
một trong những yếu tố quan trọng giúp dân ta thắng bại kẻ thù. Đoàn kết để ổn đinh, để
đổi mới, để sáng tạo và làm nên tất cả bởi lẽ “Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết / Thành
cơng, thành công, đại thành công”. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng cũng là nhân tố hàng
đầu quyết định thắng lợi. Đảng luôn phục vụ lợi ích của dân, do dân và vì dân. Những
chiến binh áo trắng đang khơng quản ngại ngày đêm túc trực và giữ thế chủ động trong
cuộc chiến đấu sinh - tử này. Vẫn biết rằng, nguy cơ bị lây nhiễm là không thể loại trừ
nhưng mỗi y, bác sĩ vẫn “vững tay súng”, “vững trận địa” trên mặt trận chiến đấu chống
“giặc COVID-19”. Có được điều đó là xuất phát từ tinh thần quả cảm, từ ý thức, trách
nhiệm cao với công việc, giữ vững tinh thần “lương y như từ mẫu” và một điều rất quan
trọng ở phía sau họ chính là hậu phương vững chắc, là sự đồn kết một lịng của cả hệ
thống chính trị và toàn dân được kết tinh và phát huy từ lòng yêu nước của nhân dân ta,
dân tộc ta. Cuộc chiến đấu này có thể chưa kết thúc ngay mà kéo dài một thời gian nữa,
nhưng nhất định chúng ta sẽ giành thắng lợi hoàn toàn và xướng lên ca khúc khải hoàn

với tinh thần yêu nước được thắp sáng lên.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo điện tử Nhân Dân, Ðường lối chiến tranh nhân dân đánh bại âm mưu chiến lược
của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ
2. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, Mỗi người dân là một chiến sĩ!
3. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975),
được lấy từ link:
/>%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_l%E1%BB%91i_kh%C3%A1ng_chi%E1%BA
%BFn_ch%E1%BB%91ng_th%E1%BB%B1c_d%C3%A2n_Ph%C3%A1p_v%C3%A0_
%C4%91%E1%BA%BF_qu%E1%BB%91c_M%E1%BB%B9_x%C3%A2m_l
%C6%B0%E1%BB%A3c_(1945-1975)
4. Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam
5. Công điện Số: 10/CĐ-CTUBND của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ban hành ngày
21/5/2021 về việc tăng cường biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành
phố Hà Nội
6. Tin tức thông tấn xã Việt Nam (2021), Hà Nội ra công điện tăng cường phòng, chống
dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố

12



×