Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

BÀI tập lớn KINH tế học CHI PHÍ GIAO DỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.97 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI TẬP LỚN

KINH TẾ HỌC
CHI PHÍ GIAO DỊCH
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

TS. Trần Đức Hiệp

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

Ngô Tiên Tiến

MÃ SINH VIÊN:

18050342

KHOA:

Kinh tế phát triển

LỚP:

KTPT2

HỆ:

Chuẩn


Hà Nội – Tháng 6 năm 2020


Bài tập này là sản phẩm của riêng tôi và trong này khơng có bất kì nội dung nào trong
đây là sản phẩm của sự hợp tác, trừ những phần đã đuợc thừa nhận rõ ràng. Các nội dung,
số liệu, phân tích, nhận xét đã đuợc trích dẫn rõ ràng trong hiểu biết tốt nhất của tôi.

MỤC LỤ

1


C
I. GIAO DỊCH KINH TẾ VÀ CHI PHÍ GIAO DỊCH........................3
I.1. Giao dịch kinh tế....................................................................................................3
I.1.1. Khái niệm..........................................................................................................3
I.1.2. Bản chất.............................................................................................................3
I.2. Chi phí giao dịch.....................................................................................................3
I.2.1. Khái niệm...........................................................................................................3
I.2.2. Bản chất.............................................................................................................3

II. VÍ DỤ THỰC TIỄN..........................................................................4
II.1. Đặt vấn đề.............................................................................................................. 4
II.2. Phân tích tình huống.............................................................................................5
II.2.1. Ngun nhân dẫn đến chi phí giao dịch............................................................5
II.2.2. Tác động của chi phí đến hiệu quả phân bổ nguồn lực....................................5
II.2.3. Cách thức giảm thiểu chi phí............................................................................6

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................7
Tài liệu trong nước.......................................................................................................7

Tài liệu nước ngoài.......................................................................................................7


I. GIAO DỊCH KINH TẾ VÀ CHI PHÍ GIAO DỊCH
I.1. Giao dịch kinh tế
I.1.1. Khái niệm
Giao dịch kinh tế là một khái niệm mà các bên chủ thể kinh tế tự nguyện tham gia đàm
phán hay trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Giao dịch kinh tế là một quá trình trao đổi của các
bên nhằm đạt được các hàng hóa dịch vụ mà họ không thể tự sản xuất. Giao dịch kinh tế
bao gồm từ những trao đổi hàng hóa thơng thường như hoa quả, quần áo đến những hàng
hóa sở hữu trí tuệ như cơng nghê hay sức lao động, những hợp đồng chuyển giao vốn hay
vay nợ.
I.1.2. Bản chất
Bản chất của giao dịch kinh tế là một quá trình trao đổi hay phân bổ nguồn lực nhằm
tạo ra các dòng chảy về các yếu tố sản xuất để tối ưu các khả năng cũng như đáp ứng nhu
cầu của các chủ thể trong nền kinh tế (người tiêu dùng, các doanh nghiệp, nhà nước).
Q trình trao đổi đó bao gồm nguồn cung cấp từ người gửi gửi đến cho người nhận
sau đó nhận lại phản hồi từ người nhận để có thể điều chỉnh, sửa chữa lại một cách rõ
ràng, dễ hiểu và kiểm định lại thông tin một cách chính xác hơn do trong q trình xảy ra
những cản trở gây nhiễu thơng tin mang tính vật lí như tiếng ồn hay phi vật lí như do
đường truyền mạng,…
Các nguồn lực bao gồm các nguồn lực có thể di chuyển như vốn, lao động, công nghệ,
… và các nguồn lực khơng thể di chuyển như vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên,... Các
nguồn lực được gọi là phân bổ tối ưu khi mà chi phí của nhân tố đầu vào là tối thiếu để
sản xuất hàng hóa và dịch vụ.

I.2. Chi phí giao dịch
I.2.1. Khái niệm
Trong q trình giao dịch kinh tế, có rất nhiều các tác nhân có thể tác động đến khiến
cho việc thực hiện các giao dịch trở nên khó khăn hơn như các vấn đề liên quan đến



quyền sở hữu, sự đảm bảo hay thông tin bất cân xứng. Những tác động này được nảy sinh
do các bên khi tham gia giao dịch theo đuổi lợi ích khác nhau, muốn mình được lợi nhiều
hơn khiến xung đột về cam kết xảy ra và khơng được kiểm sốt. Để có thể thực hiện được
giao dịch kinh tế, chủ thể giao dịch kinh tế sẽ phải bỏ ra các chi phí tìm kiếm, sàng
lọc( thơng tin, thị trường,…), chi phí thương lượng hợp đồng, thẩm định và chi phí thực
thi, kiểm sốt – gọi là chi phí giao dịch. Tổng quát lại, chi phí giao dịch là các hao phí về
nguồn lực khác nhau để đạt được sự thỏa thuận trong giao dịch, phát sinh do sự tương tác
giữa các đặc tính con người, giao dịch, mơi trường và thơng tin.
I.2.2. Bản chất
Cụm từ “chi phí giao dịch” được tin rằng đã được đặt bởi nhà kinh tế học người Anh –
Ronald Coase qua bài viết “Bản chất của doanh nghiệp” năm 1937, người mà sau này vào
năm 1991 đã nhận được giải Noble Kinh tế học về “khám phá và làm rõ tầm quan trọng
của chi phí giao dịch và quyền sở hữu trong các cấu trúc tổ chức và cách vận hành của thị
trường”. Ông đã đặt nền móng cho ngành Kinh tế học chi phí giao dịch và sau này được
phát triển bởi giáo sư Oliver Eaton Williamson với các nghiên cứu về bản chất và tác
động liên quan của chi phí giao dịch.
Bản chất của chi phí giao dịch là hao phí trong chuyển giao quyền sở hữu , là trung
gian của các giao dịch quyền sở hữu, tài sản cá nhân và trao đổi. Hai khái niệm về quyền
tài sản và chi phí giao dịch về cơ bản được liên kết với nhau. Các cá nhân gia tăng quyền
sở hữu của họ cơ bản theo ba cách. Cách đầu tiền, cá nhân đó ăn cắp. Cách thứ hai, cá
nhân đó tư nhân hóa một hàng hóa trước đây là hàng hóa cơng cộng. Và cách cuối cùng,
đó là hợp tác với các cá nhân khác với một thỏa thuận phân chia tài sản. Khi quyền tài
sản là hồn hảo, theo định nghĩa, khơng có hành vi trộm cắp nào có thể xảy ra và kết quả
là, khơng có nỗ lực nào được thực hiện để bảo vệ các quyền. Nhưng thực tế thì quyền tài
sản thường sẽ không đầy đủ, dẫn đến các cá nhân sẽ nỗ lực gia tăng quyền sở hữu của họ.
Nỗ lực nắm bắt quyền sở hữu này có thể bị tiêu tan (như trong trường hợp trộm cắp) hoặc
có thể tạo ra sự giàu có (như trong trường hợp tài sản được đưa ra khỏi phạm vi công
cộng). Từ đây có thể hiểu rằng, khi quyền tài sản được bảo vệ và duy trì trong bất kỳ bối



cảnh nào, chi phí giao dịch tồn tại. Suy cho cùng, bản chất của chi phí giao dịch là chi phí
thiết lập và duy trì quyền sở hữu.

II. VÍ DỤ THỰC TIỄN
II.1. Đặt vấn đề
Chocolate Marou, hãng Chocolate của Việt Nam được thành lập bởi 2 người Pháp
Samuel Maruta và Vincent Mourou-Rochebois vào năm 2011. Hai nhà sáng lập này trước
khi tràn đầy đam mê nhiệt huyết với việc làm chocolate hồn tồn khơng có kinh nghiệm
gì trong ngành thực phẩm nói chung và làm chocolate nói riêng. Ở thời điểm bắt đầu,
Marou gặp khơng ít khó khăn, thách thức về vị trí địa lý, nhân cơng lao động và kỹ thuật,
trình độ tay nghề của nơng dân bởi kỳ vọng sản xuất cacao đạt chất lượng cao nhất.
Samuel và Vincent đã phải đích thân tự mình đi tìm nguồn cung và đầu tư vào nghiên
cứu mẫu mã sản phẩm với mong muốn đạt được sự khác biệt, độc nhất trên thị trường.
Để có thể đưa vào sản xuất và phát hành sản phẩm một cách hợp pháp, Marou đã tìm đến
một bên thứ 3 để có thể có các giấy tờ cần thiết. Sản phẩm khi đưa ra nhận được rất nhiều
phản hồi tích cực, nhưng được một thời gian thì phát hiện ra cơng ty làm giấy tờ cho
Marou là lừa đảo. Việc này gây ra thất thoát lớn cho Marou khi phải làm lại giấy tờ mới
cũng như để tránh bị đình chỉ kinh doanh nên đã “phong bì” cho cơ quan chức năng.

II.2. Phân tích tình huống
II.2.1. Nguyên nhân dẫn đến chi phí giao dịch
Là những người khơng có kinh nghiệm gì trong ngành sản xuất thực phẩm, cụ thể ở
đây là làm chocolate, cùng với những khó khắn trong việc mặt hàng này chưa thực sự
phát triển ở Việt Nam, Marou mất kha khá thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu cũng như
tham khảo ý kiến của các chuyên gia.
Trồng cacao đòi hỏi nhiều sự tỉ mỉ, mỗi vùng, mỗi loại đất sẽ đem lại những hương vị
khác nhau. Để đem lại hương vị có chất lượng cao nhất, đích thân 2 nhà đồng sáng lập đã
bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức đi đến các vùng khác nhau trong địng bằng sơng



Cửu Long, tự mình nói chuyện, trao đổi với các chủ trồng cacao.
Để có thể đạt được cái chất Việt Nam trên bao bì mẫu mã của sản phẩm, Marou sau
khi đạt được thỏa thuận với công ty thiết kế đã chi trả cho chi phí bảo hộ và thực thi khi
phải bỏ ra thời gian để cùng nghiên cứu với họ.
Ngoài ra, Marou cũng phải bỏ ra thời gian và chi phí để xác lập quyền sở hữu hợp
pháp (2 lần) và chi phí bơi trơn cho cơ quan chức năng để có thể tiếp tục hoạt động trong
thời gian chờ giấy phép.
II.2.2. Tác động của chi phí đến hiệu quả phân bổ nguồn lực
Theo chủ nghĩa Mác-Lê-nin: “Vật chất quyết định ý thức“; tín hiệu giá cả và một số tín
hiệu thị trường khác sẽ tác động đến đường cung-cầu. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc
phân bổ các nguồn lực, các quyết định có đầu tư, tiêu dùng mua nguyên vật liệu sẽ tác
động thế nào đến hiệu quả kinh doanh. Khi chi phí giao dịch xuất hiện, nó đóng vai trị
như một lực ma sát, cản trở các giao dịch, làm cho chi phí để thực hiện các giao dịch này
tăng lên, gây tốn kém về thời gian, tiền bạc, thiếu thông tin cho cả bên cung và bên cầu.
Bằng cách đích thân đi tìm nguồn cung nguyên liệu, Marou đã biến ma sát này thành
có lợi. Hãng có hồn tồn các thơng tin cần thiết để hiểu được mình đang có gì và mình
sẽ dùng nó như nào, kết nối được với nguồn cung đồng thời loại bỏ được môi giới trung
gian, giảm thiểu được chi phí “hoa hồng”, tự kiểm định được chất lượng của sản phẩm.
Cùng với nguồn cung chất lượng cao, việc bỏ ra thời gian nghiên cứu thiết kế của
chính sản phẩm cũng như thương hiệu khiến cho Marou trở nên nổi bật trong thị trường,
khẳng định sự độc nhất, quyền sở hữu và chỗ đứng trong ngành. Với chất lượng như vậy,
việc giá sản phẩm của Marou dù cao cũng khơng ảnh hưởng đến cung-cầu vì sẵn, thương
hiệu đã nhắm tới thị trường cao cấp. Ở đây, Marou có hiệu quả trong phân bổ nguồn lực
vì các nhân tố đầu vào được sử dụng để sản xuất hàng hóa phản ánh đúng chi phí tương
đối của chúng, sản lượng phản ánh chính xác thị hiếu của người tiêu dùng.


Dù vậy, việc khơng tìm hiểu kĩ do thiếu kinh nghiệm trong ngành đã khiến cho hãng

thất thoát một khoản kha khá khi bị đình chỉ kinh doanh một thời gian , phải bỏ ra chi phí
bơi trơn để rút ngắn thời gian đó. Điều này xảy ra do hãng đã đánh giá sai nguồn lực, sai
lầm mắc phải đó là việc cung cấp nguồn lực không tương ứng, không dự liệu đủ các chi
phí như: chi phí kiếm thơng tin và chuẩn bị hợp đồng, soạn thảo, thương lượng, và bảo vệ
một hợp đồng; chi phí cho các tình huống bất ngờ phát sinh, chi gây ra lỗ hồng trong việc
phân bổ nhân lực dẫn đến các kế hoạch, hàng hóa lưu kho, thời gian thương lượng tạo ra
các chi phí khác nhau cho hãng. Trường hợp tệ nhất Marou có thể bị người khác lấy đi
quyền sở hữu thương hiệu của mình bằng cách đi đăng kí giấy tờ trước, khi mà hiện tại
Marou chưa đăng kí bản quyền thương hiệu cũng như khơng có giấy tờ pháp lí hợp pháp.
II.2.3. Cách thức giảm thiểu chi phí
* Từ phía doanh nghiệp
Doanh nghiệp nên tìm hiểu kĩ hơn về các giấy tờ pháp lí cũng như cơ quan bên thứ
ba, dù bỏ ra chi phí tìm kiếm và thương lượng nhưng có được sự bảo đảm an tồn và
tránh được những rủi ro, chi phí lớn hơn về sau.
* Từ phía nhà nước
Nhà nước tiếp tục hồn thiện các thể chế để đơn giản hóa q trình giao dịch cũng
như các thủ tục pháp lí. Các quy trình kiểm sốt và thủ tục hành chính trong giao dịch
với nhà nước tuy vẫn còn chồng chéo, thủ tục rườm rà, liên đới giữa nhiều cơ quan gây
mất thời gian nhưng đang ngày càng được đơn giản hóa, rõ ràng, minh bạch, rút ngắn
được thời gian và bước đầu giảm thiểu được chi phí giao dịch.
Để tránh tình trạng gặp phải những cơng ty pháp lí lừa đảo, chính phủ cũng có các
chính sách hỗ trợ pháp lí cho các cơng ty Start-up. Trước đây là Nghị định
66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008, nay đã được thay thế bằng Nghị định 55/2019/NĐCP. Nghị định này được ban hành trên cơ sở căn cứ vào khoản 3 Điều 14 Luật Hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017. Nghị định cho phép doanh nghiệp nhỏ và vừa
được hưởng một số chính sách hỗ trợ pháp lý như sau: 


a, Hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa với mức như sau:
-


Doanh nghiệp siêu nhỏ được hỗ trợ 100% chi phí, khơng q 03 triệu đồng/năm;
Doanh nghiệp nhỏ được hỗ trợ tối đa 30% chi phí, khơng q 05 triệu đồng/năm;
Doanh nghiệp vừa được hỗ trợ tối đa 10% chi phí, khơng q 10 triệu đồng/năm.

b, chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm các hoạt
động sau :
-

Cung cấp thông tin, bao gồm thông tin pháp luật trong nước, thơng tin pháp luật nước
ngồi, pháp luật quốc tế, cảnh báo rủi ro pháp lý và chính sách của ngành, lĩnh vực,
địa phương liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa (nếu có);

-

Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, bao gồm bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa; bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người làm công tác hỗ trợ pháp
lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho mạng lưới tư
vấn viên pháp luật;

-

Tư vấn pháp luật, bao gồm đối thoại, giải quyết các vướng mắc pháp lý cho doanh
nghiệp và các hoạt động tư vấn pháp luật khác phù hợp với các quy định của pháp luật
trên cơ sở nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa và nguồn lực theo quy định.

-


III. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước

1. Marou Chocolate: An Interview With The Pair Behind Vietnam’s First Premium
Chocolate Brand, Vietcetera (2016)
2. Nghị định 55/2019/NĐ-CP: Quy định về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và
vừa, Thư viện Pháp uật (2019)

Tài liệu nước ngoài
1. The Economic Institutions of Capitalism: Firms, Markets, Relational Contracting,
(Free Press, 1985).ISBN 0-02-934821-8
2. North, D. (1984). Transaction Costs, Institutions, and Economic History.
Zeitschrift Für Die Gesamte Staatswissenschaft / Journal of Institutional and
Theoretical Economics, 140(1), 7-17. Retrieved June 13, 2020, from
www.jstor.org/stable/4075066
3. Niehans J. (1989) Transaction Costs. In: Eatwell J., Milgate M., Newman P. (eds)
Money. The New Palgrave. Palgrave Macmillan, London
4. Economic Trade, investopedia.com (2019)
5. Trasaction Cost, investopedia.com (2019)



×