Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VÀ ĐÁP ÁN MÔN GDCD LỚP 6, 7, 8, 9 HỌC KÌ I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 12 trang )

Đề cương môn GDCD- Lớp 6- HKI- Năm học: 2011-2012

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VÀ ĐÁP ÁN MÔN GDCD- LỚP 6- HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2011- 2012
CÂU 1: Sức khoẻ có cần cho mỗi người hay khơng? Vì sao? Rèn luyện
sức khoẻ như thế nào?
Đáp án:
- Sức khoẻ là tài sản quý nhất của mỗi người người.
- Sức khoẻ tốt giúp chúng ta học tập tốt, lao động có hiệu quả, năng suất cao;
cuộc sống lạc quan vui vẻ, thoải mái, yêu đời.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân; tập thể dục, thể thao; có chế độ ăn uống, nghỉ
ngơi, phịng bệnh hợp lí.
CÂU 2: Thế nào là siêng năng, kiên trì? Siêng năng, kiên trì có ý nghĩa
như thế nào đối với cuộc sống con người?
Đáp án:
- Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt
mài, làm việc thường xuyên, đều đặn.
- Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người thành cơng trong cơng việc, trong
cuộc sống.
Câu 3: Tìm những câu tục ngữ, ca dao nói về sự siêng năng, kiên trì?
Các câu tục ngữ nói về sự siêng năng, kiên trì:
+ Tay làm hàm nhai;
+ Siêng làm thì có;
+ Miệng nói tay làm;
+ Có cơng mài sắt có ngày nên kim;
+ Kiến tha lâu cũng đầy tổ;
+ Cần cù bù thông minh.
CÂU 4: Thế nào là tiết kiệm? Tiết kiệm có ý nghĩa như thế nào? Em hãy
liên hệ bản thân mình đã thực hành tiết kiệm như thế nào?
Đáp án:
- Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức, của cải vật chất, thời


gian, sức lực của mình và người khác.
- Ý nghĩa:
+ Về đạo đức: Đấy là một phẩm chất tốt đẹp, thể hiện sự quý trọng kết quả
lao động của mình và của xã hội…
+ Về kinh tế: Tiết kiệm giúp ta tích luỹ vốn để phát triển kinh tế gia đình,
kinh tế đất nước.
+ Về văn hố: Tiết kiệm thể hiện lối sống có văn hoá.
- Liên hệ bản thân:
+ Ăn mặc giản dị
+ Khơng lãng phí phơ trương
+ Khơng lãng phí thời gian để chơi
1


Đề cương môn GDCD- Lớp 6- HKI- Năm học: 2011-2012

+ Tận dụng đồ cũ
+ Thu gom giấy vụn.
+ Tiết kiệm tiền ăn sáng
+ Sắp sếp thời gian để vừa học tốt, vừa giúp đỡ được cha mẹ trong các công
việc gia đình.
CÂU 5: Thế nào lễ độ? Biểu hiện của lễ độ? Lễ độ có ý nghĩa như thế
nào? Tìm những câu tục ngữ, ca dao nói về sự lễ độ?
Đáp án:
- Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người
khác.
- Biết chào hỏi, thưa gửi, biết cám ơn, biết xin lỗi, biết nhường bước, biết
giữ thái độ đúng mức, khiêm tốn ở nhũng nơi công cộng…
- Ý nghĩa:
+ Tôn trọng, quan tâm đến mọi người.

+ Thể hiện người có lịng tự trọng, có văn hố, có đạo đức.
+ Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, xã hội văn minh, tiến
bộ.
- Các câu tục ngữ, ca dao:
+ Đi thưa, về gửi.
+ Lời chào cao hơn mâm cỗ.
+ Học ăn, học nói, học nói, học mở.
+ Nhanh đi thì được, chậm chào thì trượt.
CÂU 6:
Thế nào là tơn trọng kỷ luật?Tơn trọng kỷ luật có ý nghĩa như thế nào?
Nêu một số ví dụ thể hiện sự tơn trong kỷ luật?
Đáp án:
- Tôn trọng kỷ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập
thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc. Tơn trọng kỷ luật cịn thể
hiện ở việc chấp hành mọi sự phân công của tập thể như lớp học, cơ quan,
doanh nghiệp…
- Ý nghĩa:
+ Đối với bản thân: Tôn trọng và tự và tự giác tuân theo kỷ luật, con người
sẽ cảm thấy thanh thản, vui vẻ, sáng tạo trong học tập, lao động.
- Đối với gia đình và xã hội: Nhờ tơn trọng kỉ luật, gia đình và xã hội mới có
nề nếp, kỉ cương, mới có thể duy trì và phát triển.
- Ví dụ:
+ Đi học đúng giờ;
+ Giữ gìn trật tự trong lớp;
+ Nghiêm túc thực hiện nội quy trường học…

2


Đề cương môn GDCD- Lớp 6- HKI- Năm học: 2011-2012


CÂU7: Thế nào là biết ơn? Ý nghĩa của sự biết ơn? Phải rèn luyện lòng
biết ơn như thế nào?
Đáp án:
- Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn,
đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, với những người có cơng
với dân tộc, đất nước.
- Ý nghĩa:
+ Lịng biết ơn làm đẹp quan hệ giữa người với người.
+ Lòng biết ơn làm đẹp nhân cách con người.
- Rèn luyện lịng biết ơn:
+ Thăm hỏi, chăm sóc, vâng lời cha mẹ.
+ Tơn trọng người già có cơng; tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
+ Phê phán sự vô ơn, bạc bẽo, vô lễ… diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
CÂU 8:
Thế nào yêu và sống chan hoà với thiên nhiên? Nêu một số biện pháp cần
làm để bảo vệ thiên nhiên?
Đáp án:
- Sống gần gũi, gắn bó với thiên nhiên; tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên,
không làm những điều có hại cho thiên nhiên; biết khai thác từ thiên nhiên
những gì có lợi cho con người và khắc phục, hạn chế những tác hại do thiên
nhiên gây ra. Ví dụ như bảo vệ rừng, ngăn chặn hành vi phá rừng, trồng và
chăm sóc cây xanh…
- Trồng và khai thác cây xanh; khai thác rừng có kế hoạch, kết hợp giữa khai
thác và trồng rừng; bảo vệ các loài động vật, không đánh bắt thuỷ sản bằng
phương pháp huỷ diệt.
Câu 9: Thế nào sống chan hoà với mọi người? Nêu các biểu hiện cụ thể
của sự sống chan hoà với mọi người? Ý nghĩa của việc sống chan hoà
với mọi người?
Đáp án:

- Sống chan hoà là sống vui vẻ, hoà hợp với mọi người và sẵn sàng cùng
tham gia vào các hoạt động chung có ích.
- Ln gần gũi, quan tâm đến mọi người, không xa lánh, không tạo ra sự
tách biệt với mọi người…
- Ý nghĩa:
+ Đối với bản thân: Được mọi người quý mến.
+ Đối với xã hội: Sống chan hồ với mọi người góp phần vào việc xây dựng
mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
Câu 10: Thế nào lịch sự, tế nhị? Ý nghĩa của lịch sự, tế nhị trong gia
đình, với mọi người xung quanh?
Đáp án:
3


Đề cương môn GDCD- Lớp 6- HKI- Năm học: 2011-2012

- Lịch sự, tế nhị thể hiện ở thái độ, lời nói và hành vi giao tiếp(nhã nhặn, từ
tốn).
- Thể hiện hiểu biết những phép tắc, những quy định chung của xã hội trong
quan hệ giữa người với người.
- Thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh.
- Ý nghĩa:
+ Giao tiếp lịch sự, tế nhị thể hiện là người có văn hố, có đạo đức, được
mọi người quý mến.
+ Góp phần xây dựng mối qua hệ tốt đẹp giữa người với người.
Câu 11: Thế nào là tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể và trong
hoạt động xã hội? Biểu hiện của việc tích cực, tự giác trong các hoạt động
tập thể và trong hoạt động xã hội
Đáp án:
Tích cực là ln ln cố gắng, vượt khó, liên trì học tập, làm việc và rèn

luyện; Tự giác là chủ động làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám
sát.
- Tham gia đầy đủ các hoạt động; hứng thú và nhiệt tình; làm tốt các nhiệm
vụ được giao; không cần ai kiểm tra nhắc nhở.
Câu 12: Thế nào mục đích học tập của học sinh? Nêu ý nghĩa của việc
học tập đúng đắn?
Đáp án:
- Học để trở thành người con ngoan, tró giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người
công dân tốt; Trở thành người chân chính có đủ khả năng lao động lập
nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa.
- Biết cố gắng, có nghị lực vượt qua mọi khó khăn gian khổ, vươn lên trong
học tập và đạt kết quả tốt, thành công trong cuộc đời.

4


ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP HỌC KÌ I MƠN GDCD 7.
Học kì I - năm học : 2011-2012
Câu 1: Thế nào là sống giản dị ? Nêu những biểu hiện của sống giản dị ?
Trả lời:
- Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, …
- Biểu hiện ở chổ: Khơng xa hoa lãng phí, khơng cầu kì, kiểu cách, khơng chạy theo những u
cầu vật chất và hình thức bề ngồi.
Câu 2: Trung thực là gì ? Sống trung thực có ý nghĩa như thế nào ?
Trả lời:
- Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám
dũng cảm nhận lổi khi mình mắc khuyết điểm
- Trung thực là đức tính cần thiết và quý báo của mỗi con người. Sống trung thực giúp ta nâng cao
phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu kính trọng.

Câu 3: Thế nào là yêu thương con người ? Vì sao phải yêu thương con người ?
Trả lời:
- Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là
những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
- Yêu thương con người vì:
+ Yêu thương con người là truyền thống quý báo của dân tộc, cần được giữ gìn, phát huy.
+Người biết yêu thương mọi người sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng .
Câu 4: Tìm những biểu hiện của lịng u thương con người và trái với yêu thương con
người ?
Trả lời:
Biểu hiện yêu thương con người
+Sẵn sàng giúp đỡ bạn nghèo, làng xóm…
+Cảm thông chia sẻ với những số phận bất hạnh: người tàn tật, neo đơn, già yếu…
+Ủng hộ đồng bào lũ lụt
+Biết tha thứ cho người khác
+Quan tâm chăm sóc ơng bà,cha mẹ lúc ốm đau…
+Nhường nhịn em nhỏ
-Trái với yêu thương con người.
+Không quan tâm bạn bè.
+Không giúp đỡ người khác.
+Làm ngơ với trẻ em, người lớn tuổi gặp khó khăn.
+Không chia sẻ, giúp đỡ đồng bào lũ lụt.
……………………………………………
Câu 5: Thế nào là tôn sư trọng đạo ? Em đã làm những gì thể hiện đức tính ấy ? Dẫn chứng
câu tục ngữ ?
Trả lời:
-Tôn sư trọng đạo
+Là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những làm thầy giáo, cô giáo(đặc biệt đối với những
thầy, cô giáo đã dạy mình ), ở mọi lúc mọi nơi.
+Coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy cho mình.

- Những việc làm thể hiện đức tính” Tơn sư trọng đạo” !
+Gặp thầy cơ chào hỏi, vâng lời thầy cô


+Khi mắc lỗi, được thầy cô nhắc nhở biết nhận lỗi và sửa lỗi
+Hỏi thăm thầy, cô khi ốm đau
+Cố gắng học giỏi
+Tâm sự chân thành với thầy cô..
- Câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên”.
Câu 6: Thế nào là đoàn kết tương trợ ? Đoàn kết tương trợ có ý nghĩa gì ?
Trả lời:
- Đồn kết, tương trợ là sự thơng cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó
khăn.
- Ý nghĩa:
+ Sống đoàn kết, tương trợ sẽ giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh
và sẽ được mọi người yêu quý.
+ Đoàn kết, tương trợ sẽ giúp chúng ta tạo nên sức mạnh để vượt qua được khó khăn.
Câu 7: Khoan dung là gì ? Nêu đặc điểm của lòng khoan dung ?
Trả lời:
- Khoan dung có nghĩa là rộng lịng tha thứ. Người có lịng khoan dung ln tơn trọng và thơng
cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm
- Đặc điểm của lòng khoan dung
+Biết lắng nghe để hiểu người khác
+Biết tha thứ cho người khác
+không chấp nhặt, thô bạo
+Không định kiến, hẹp hịi khi nhận xét người khác
+Tơn trọng và chấp nhận người khác
Câu 8: Khoan dung có ý nghĩa như thế nào ? Chúng ta cần phải rèn luyện như thế nào để có
đức tính khoan dung ?
Trả lời:

- Khoan dung là một đức tính quý báo của con người. Người có lịng khoan dung ln được mọi
người u mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Nhờ có lịng khoan dung, cuộc sống và quan hệ giữa
mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
- Rèn luyện bằng cách sống cởi mở, gần gũi mọi người, cư xử chân thành, rộng lượng, biết tôn
trọng và chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội.
Câu 9: Thế nào là gia đình văn hóa ? Để xây dựng gia đình văn hóa mỗi người trong gia đình
cần phải làm gì ?
Trả lời:
- Gia đình văn hóa là gia đình hịa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình,
đồn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ cơng dân.
- Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi người cần thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình với
gia đình; sống giản dị, khơng ham những thúi vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội.
Câu 10: Là học sinh em phải làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa ?
Trả lời:
- Học sinh góp phần xây dựng gia đình văn hóa bằng cách chăm ngoan, học giỏi; kính trọng, giúp
đỡ ông bà, cha mẹ, thương yêu anh chị em; khơng đua địi ăn chơi, khơng làm điều gì tổn hại đến
danh dự gia đình.
Câu 11: Chúng ta phải sống như thế nào để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của gia đình,
dịng họ ? Dẫn chứng một câu tục ngữ ?


Trả lời:
- Chúng ta trân trọng, tự hào phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, giịng họ và phải sống
trong sạch, lương thiện, khơng làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dịng họ.
- Câu tục ngữ : Giấy rách phải giữ lấy lề.
Câu 12: Hãy kể những việc làm của gia đình mà em có thể tham gia xây dựng gia đình văn
hóa ?
Trả lời:
Những việc làm góp phần xây dựng gia đình văn hóa.
+ Giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương.

+ Giữ gìn vệ sinh mơi trường.
+ Khơng tham gia các tệ nạn xã hội.
+ Không tham lam trộm cắp.
………………………………………
HẾT

*Lưu ý: Trên đây là gợi ý mong Thầy, Cơ có thể bổ sung thêm phần đáp án.
Hứa Hoài Liêm Trường THCS Vĩnh Phong 2: ĐT; 0945.866.766
Có gì chưa rõ xin liên hệ số điện thoại trên.


ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP HỌC KÌ I MƠN GDCD 8
Năm học: 2011 – 2012
Câu 1: Liêm khiết là gì? Cho ví dụ minh họa.
Gợi ý: - Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không
hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen ích kỉ.
-VD: HS tự nêu
Câu 2: Ý nghĩa của việc tôn trọng người khác? Nêu 1 hành vi tôn trọng người khác và 1
hành vi thiếu tơn trọng người khác.
Gợi ý: - Có tơn trọng người khác thì mới nhận được sự tơn trọng của người khác đối với mình.
Mọi người tơn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp
hơn.
- VD: + Đi nhẹ nói khẽ khi vào bệnh viện (tơn trọng người khác)
+ Bật nhạc to khi quá khuya. ( thiếu tơn trọng người khác)
Câu 3: Giữ chữ tín là gì? Ý nghĩa của việc giữ chữ tín? Cho một ví dụ giữ chữ tín và một ví
dụ khơng giữ chữ tín.
Gợi ý: - Giữ chữ tín là coi trọng lịng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin
tưởng nhau.
- Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình,
giúp mọi người đồn kết và dễ dàng hợp tác với nhau.

- VD: HS tự nêu
sai trái.
Câu 4: Đặc điểm và ý nghĩa của tình bạn trong sáng, lành mạnh? Nêu những điều tự hào về
tình bạn của em.
Gợi ý: - Tình bạn trong sáng lành mạnh có những đặc điểm cơ bản sau: phù hợp với nhau về quan
niệm sống; bình đẳng và tơn trọng lẫn nhau; chân thành, tin cậy và có trách nhiệm đối với nhau;
thơng cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau.
- Tình bạn trong sáng lành mạnh giúp con người cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu cuộc sống hơn.
- HS tự nêu.
Câu 5: Điểm giống nhau và khác nhau giữa pháp luật và kỉ luật?
Gợi ý: - Giống nhau: PL và KL là những chuẩn mực chung giúp mọi người rèn luyện, thống nhất
trong hoạt động.
- Khác nhau:
+ Pháp luật: là quy tắcxử sự có tính bắt buộc chung ở phạm vi rộng, do Nhà nước ban
hành và được cơ quan giám sát của Nhà nước bảo đảm thực hiện.
+ Kỉ luật: là những quy định, quy ước ở một tập thể, một cộng đồng người, ở phạm vi
hẹp hơn.
Câu 6: Thế nào là kỉ luật? (cho VD)
Gợi ý: Kỉ luật là những quy định, quy ước của một cộng đồng (một tập thể) về những hành vi cần
tuân theo nhằm bảo đảm sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người. (Nội quy nhà
trường)
Câu 7: Có người cho rằng, pháp luật chỉ cần với những người không có tính kỉ luật, tự giác.
Cịn đối với những người có ý thức kỉ luật thì pháp luật là khơng cần thiết. Quan niệm đó
đúng hay sai? Tại sao?


Gợi ý: Quan niệm đó sai vì: Pháp luật cần cho tất cả mọi người, kể cả người có ý thức tự giác thực
hiện pháp luật và kỉ luật, vì đó là ngững quy định để tạo ra sự thống nhất trong hoạt động – tạo ra
hiệu quả, chất lượng của hoạt động xã hội.
Câu 8: Thế nào là tự lập? Những biểu hiện của người có tính tự lập.

Gợi ý: - Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết cơng việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống
của mình; khơng trơng chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
- Người tự lập thể hiện sự tự tin, bản lĩnh, kiên trì, dám đương đầu với khó khăn, có ý chí
vươn lên trong học tập và trong cuộc sống.
Câu 9: Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? Cho ví dụ.
Gợi ý: - Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tơn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của
các dân tộc; ln tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các
dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.
- HS tự nêu VD.
Câu 10: Thế nào là lao động tự giác? Cho một VD biểu hiện lao động tự giác và một biểu
hiện lao động thiếu tự giác.
Gợi ý: - Lao động tự giác là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, khơng phải do áp lực từ bên
ngồi.
- VD (HS tự nêu)
Câu 11: Thế nào là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? Nêu một việc làm thiết
thực nơi em ở.
Gợi ý: - Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là làm cho đời sống văn hóa tinh thần
ngày càng lành mạnh, phong phú như giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở; bảo vệ cảnh quan môi
trường sạch đẹp; xây dựng tình đồn kết xóm giềng; bài trừ phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị
đoan và tích cực phịng, chống các tệ nạn xã hội.
- HS tự nêu được việc làm và ý nghĩa thiết thực của việc làm đó.
Câu 12: Thế nào là lao động sáng tạo? Cho một VD biểu hiện lao động sáng tạo và một biểu
hiện lao động thiếu sáng tạo.
Gợi ý: - Lao động sáng tạo là trong quá trình lao động ln ln suy nghĩ, cải tiến để tìm tịi cái
mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.
- VD (HS tự nêu)
- Sơn đua đòi ăn chơi.
- Cha mẹ Sơn q nng chiều, bng lỏng việc quản lí con.
HẾT


*Lưu ý: Trên đây là gợi ý mong Thầy, Cô có thể bổ sung thêm phần đáp án.
Hứa Hồi Liêm Trường THCS Vĩnh Phong 2: ĐT; 0945.866.766
Có gì chưa rõ xin liên hệ số điện thoại trên.


GV: Ngô Trường Chinh
Trường : THCS Thị Trấn

ĐỀ CƯƠNG GDCD 9
Câu 1: Dân chủ và kỉ luật là gì? Bằng dẫn chứng thực tế, chứng minh thực hiện tốt
dân chủ và kỉ luật sẽ nâng cao chất lượng hiệu quả học tập, lao động.
Trả lời:
- Dân chủ : Mọi người được làm chủ công việc trong tập thể và xã hợi, mọi người phải
được biết ,cùng tham gia bàn bạc,góp phần thực hiện và giám sát những công việc chung
của tập thể và xã hợi có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước.
- Kỉ luật : Là những quy định chung của cộng đồng, của một tổ chức xã hội, nhằm tạo ra
sự thống nhất trong hành động để đạt chất lượng,hiệu quả trong công việc vì mục tiêu
chung.
- Chứng minh: (HS tự chứng minh)
Câu 2: Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tợc trên thế giới? Ý nghĩa quan hệ hữu
nghị giữa các dân tợc trên thế giới?
Trả lời:
- Tình hữu nghị thân thiện giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa
nước này với nước khác. Ví dụ: Quan hệ Việt Lào, quan hệ Việt Nam – Cu Ba.
- Quan hệ hữu nghị tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các DT cùng hợp tác, phát triển
về nhiều mặt: ... trách gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh
Câu 3 : Hợp tác là gì? Nguyên tắc của hợp tác? Vì sao phải hợp tác quốc tế?(nêu ví dụ
cụ thể)
Trả lời :
- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực

nào đó vì mục đích chung.
- Hợp tác trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi.
- Hiện nay thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết, đe dọa sự sống còn của tồn
nhân loại( như: bùng nở dân số, ô nhiễm môi trường, khủng bố quốc tế, dịch bệnh ...); để
giải quyết những vấn đề đó, cần phải có sự hợp tác quốc tế, chứ khơng mợt quốc gia, mợt
dân tợc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được. (HS tự nêu ví dụ)
Câu 4: Truyền thớng tớt đẹp của dân tợc là gì? Nêu 8 truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Trả lời:
- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình
lịch sử lâu dài được truyền từ đời này sang đời khác.
- Tám truyền thống tốt đẹp của DT: (HS tự nêu)
Câu 5: Năng động ,sáng tạo là gì? Nêu mợt ví dụ cụ thể của bản thân em (hay của
bạn) thể hiện sự năng động, sáng tạo trong học tập (hoặc trong lao động sản xuất).
Trả lời :
- Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm .
- Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà khơng
phụ tḥc vào cái đã có.


- Ví dụ: (HS tự nêu và chỉ rõ ý nghĩa )
Câu 6: Giải thích vì sao có thể nói: Người dám làm cơng việc khó khăn mà người khác
né tránh là người có biểu hiện của tính năng đợng, sáng tạo.
Trả lời : vì đó là những cơng việc khó khăn, vất vả phải cần đến tính kiên trì , nhẫn nại,
có quyết tâm vượt qua. Phải năng đợng xơng xáo trong cơng việc mới thành cơng, khi đó
ta nói là người năng đợng, sáng tạo.
Câu 7: Thế nào là Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Để làm việc có năng
suất, chất lượng, hiệu quả chúng ta cần làm như thế nào?
Trả lời: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị
cao về cả nợi dung và hình thức trong mợt thời gian nhất định.
- Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả cần nâng cao tay nghề, rèn luyện sức

khoẻ, lao động một cách tự giác, có kỉ ḷt và ln năng đợng, sáng tạo.
.Câu 8: Có người nói: “Trong thời đại mở cửa và hợi nhập hiện nay, truyền thớng dân
tợc khơng cịn quan trọng nữa”
- Em đồng ý với ý kiến trên không ?
- Ý kiến của em như thế nào?
Trả lời:
- Không đồng ý với ý kiến trên.
- Ý kiến của em : chúng ta nên giữ gìn truyền thống , vì đó là những gì quý giá nhất mà
ơng cha ta đã gìn giữ và truyền lại, giúp ta nhớ về nguồn cội, quá khứ, soi rọi cho tương
lại của mỗi người.
Câu 9: Tình h́ng:Lan bảo: “ Là người phụ nữ Việt Nam thì lúc nào đi đâu cũng
phải mặc áo dài , vì đó là chiếc áo truyền thớng của dân tợc .”Em có đồng ý với ý kiến
của Lan khơng ?Vì sao?
Trả lời:
- Khơng đờng ý .
- Vì: + Hồn cảnh, mơi trường học tập, lao đợng, sinh hoạt ... trong đời sống là
vô cùng đa dạng, phong phú (VD: chị lao công, cô công nhân trong nhà máy ...)
+ Chiếc áo dài sẽ phù hợp hơn khi được mặt trong lễ hội truyền thống, hay
đối với những phụ nữ làm ở những nghề , lĩnh vực: giáo viên, ngân hàng, bưu điện, tiếp
viên hàng không ...
Câu 10: Vì sao làm việc gì cũng dịi hỏi có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Nếu làm
việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng thì hậu quả sẽ ra
sao? Em hãy nêu VD cụ thể
- Làm việc gì cũng cần phải tính đến năng suất, chất lượng, hiệu quả vì ngày nay XH
chúng ta khơng chỉ có nhu cầu về số lượng sản phẩm mà điều quan trọng là chất lượng
cũng phải ngày càng được nâng cao (hình thức đẹp, độ bền, cơng dụng tốt…)Đó chính là
tính hiệu quả của cơng việc.
- Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì
chúng ta có thể gây những tác hại xấu cho con người, môi trường và cho XH.
- (HS lấy ví dụ thực tế để chứng minh cho vấn đề này)

Câu 11: Tình h́ng: An thường tâm sự với các bạn: “Nói đến truyền thớng của dân
tợc Việt Nam, mình có mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới , nước mình cịn lạc hậu
lắm .Ngồi truyền thớng đánh giặc ra, dân ta có truyền thớng nào đáng tự hào đâu?”.
Em có đồng ý với An khơng? Vì sao? Em sẽ nói gì với An?
Trả lời:


- Em khơng đờng ý với An, vì dân tợc ta có nhiều truyền thống tốt đẹp rất đáng tự hào
- Ngồi truyền thống đánh giặc còn có những truyền thống như: cần cù lao động, nhân
nghĩa, tôn sư trọng đạo...
Câu 12: Vì hồn cảnh gia đình q khó khăn nên anh Văn cho rằng mình cần phải
làm bất cứ cách nào để tăng thêm thu nhập.
a/ Hành vi đó có phải thể hiện tính năng đợng, sáng tạo khơng ? Vì sao?
b/ Theo em,để tăng thu nhập cho gia đình ,với tinh thần là người năng đợng
sáng tạo anh Văn cần phải làm gì ?
Trả lời:
a/ Hành vi của anh Nam khơng phải là năng đợng, sáng tạo vì: làm việc để tăng
thu nhập là điều tốt , nhưng vì quá nghèo mà làm bất cứ việc gì chẳng phân biệt tốt, xấu,
lợi, hại miễn sao để tăng thêm thu nhập là không thể hiện tính năng động, sáng tạo.
b/ Anh Văn cần tích cực trong lao động, tạo thu nhập chính đáng cho bản thân và
gia đình, khơng vi phạm đạo đức , pháp luật.
(Lưu ý: Khi ôn tập cho HS, phần nêu ví dụ chứng minh và các bài tập, GV cần định
hướng và minh họa cụ thể cho các em khắc sâu kiến thức)



×