Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Giao trinh quan tri mang so cap nghe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 110 trang )

Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch

GT Quản Trị Mạng

Chương I:
Các Thiết Bị Mạng và Phương Thức Kết Nối Mạng
I. Giới Thiệu
Mạng máy tính
Về cơ bản, một mạng máy tính là một số các máy tính được kết nối với nhau theo một
cách nào đó – ví dụ có dây hoặc khơng dây. Các mạng máy tính ln có tính hai chiều sao cho
khi máy tính A gởi thơng tin tới máy tính B thì B có thể trả lời lại A. Nói một cách khác, một số
các máy tính được kết nối với nhau và có thể trao đổi thông tin qua lại cho nhau gọi là mạng
máy tính.
Mạng cục bộ là gì?
Mạng cục bộ hay cịn gọi là mạng LAN (Local Area Network) là hệ thống truyền thơng tốc
độ cao (có thể lên đến hàng GB/s) để kết nối các máy tính trong một khu vực địa lý nhỏ như
một tầng của toà nhà, trong một tồ nhà hay trong một khu nhà làm việc.
Mơ Hình Mạng
Để xây dựng một mạng cục bộ, các công
ty thường chọn giải pháp sử dụng một hay
nhiều bộ kết nối mạng trung tâm còn gọi là
Hub hay Switch. Dưới đây là mơ hình một
mạng cục bộ đơn giản.
Mơ hình này cịn gọi là mạng hình sao, vì
có một điểm trung tâm là thiết bị mạng kết
nối đến các máy tính nằm phân tán bằng
các đường cáp mạng riêng lẻ.

THIẾT BỊ MẠNG TRUNG TÂM - HUB/SWITCH
Cấu tạo
Hub ở đây là một thiết bị mạng bao gồm các cổng RJ45 để nối đến các máy tính thơng qua


các đoạn cáp UTP. Hub thường có các loại 4 cổng, 6 cổng, 8 cổng, 12 cổng, 16 cổng, 24 cổng
…Các cổng này thường hoạt động ở cả hai tốc độ truyền dẫn tín hiệu là 10 Mb/s và 100 Mb/s.
Switch cũng có chức năng cung cấp các cổng nối mạng cho các máy tính và về cấu tạo
bên ngồi nó cũng tương tự như Hub. Tuy nhiên về nguyên lý hoạt động hai thiết bị này có
những điểm khác nhau cơ bản.
Sự khác nhau cơ bản giữa Hub và Switch

Khoa CNTT

Trang 1


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch

Hub cung cấp cho mỗi PC một đường kết nối riêng
thông qua các cổng của mình và làm chúng ta lầm
tưởng đây là một mơ hình mạng hình sao thực thụ.
Tuy nhiên cái hình sao này chỉ mang tính chất vật
lý, tức là cái vẻ bề ngoài. Thực chất bên trong Hub,
các cổng của nó đều được nối vào một đường
truyền tín hiệu chung còn gọi là đường trục (Bus).
Do vậy, khi máy tính 1 gởi dữ liệu đến máy in thì dữ
liệu này cũng được gởi đến tất cả các máy tính
khác. Tuy nhiên chỉ có máy in tiêp nhận và xử lý dữ
liệu này, vì địa chỉ của nó trùng với địa chỉ mà máy
tính 1 muốn gởi đến.
Tại một thời điểm, chỉ có một máy tính được trưyền
tín hiệu trên bus chung. Các máy tính khác đợi và
“lắng nghe” - chỉ khi nào bus hết bận thì chúng mới
được truyền. Khi đó, nếu đồng thời có hai máy tính

cùng truyền dữ liệu thì sẽ xảy ra tình trạng xung đột
(collision) trên đường truyền.
Hạn chế của Hub là dễ xảy ra xung đột làm giảm
hiệu suất hoạt động của mạng.

GT Quản Trị Mạng

Để khắc phục các hạn chế của Hub thì Switch
được thiết kế để tín hiệu được gởi đến một
cổng xác định dựa vào bảng địa chỉ đã được
thiết lập trước bên trong Switch, thay vì phải
gởi tín hiệu đến tất cả các cổng như Hub đã
làm. Do vậy cùng một thời điểm, khi máy tính 1
gởi dữ liệu in đến máy in thì máy tính 4 và máy
tính 5 vẫn có thể truyền thơng với nhau.
Cơ chế chuyển mạch này hạn chế tối đa tình
trạng đụng độ và làm tăng hiệu suất của mạng

MƠ HÌNH MỞ RỘNG
Phần trên đã giới thiệu một mạng LAN đơn giản với sự tham gia của 1 thiết bị switch. Trong thực tế, chúng ta
thường gặp trường hợp trong một toà nhà làm việc có nhiều mạng LAN như vậy nằm phân tán. Vậy làm cách nào
để kết nối các mạng LAN này với nhau để cho tất cả các máy tính đều có thể giao tiếp được với nhau.
Thực ra việc này cũng đơn giản như khi bạn
nối 2 máy tính trực tiếp với nhau: Để nối 2
mạng LAN với nhau, bạn cũng sử dụng sợi
dây nối chéo và nối 2 thiết bị mạng trung tâm
với nhau thông qua các cổng RJ45 của chúng
(các cổng này bạn có thể chọn bất kỳ).
Ngồi ra, một số thiết bị mạng trung tâm có hỗ
trợ sẵn 1 cổng để kết nối với thiết bị mạng

trung tâm khác. Khi đó ta chỉ cần sử dụng sợi
dây nối thẳng và cắm một đầu vào cổng này
để kết nối, kết hợp với việc nhấn hay gạt một
nút chuyển bên cạnh cổng đó, đầu kia ta có thể
cắm vào một cổng bất kỳ trên thiết bị trung tâm
còn lại . Nếu đèn tín hiệu báo màu xanh là việc
kết nối đã thành công.
Lưu ý là khoảng cách cáp UTP kết nối tối đa
cho phép là 100M.

Khoa CNTT

Trang 2


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch

GT Quản Trị Mạng

THIẾT BỊ YÊU CẦU
Card giao tiếp mạng (NIC-Network Interface Card): Truyền tín hiệu đi và nhận tín hiệu
về trên đường cáp mạng. Mỗi PC cần gắn thêm ít nhất một card mạng. Cũng có những
PC đã có card mạng được tích hợp sẵn bên trong. Đa số các card mạng thông dụng hiện
nay đều hoạt động ở cả hai tốc độ: hoặc 10 hoặc 100Mb/s, có một số card mạng hoạt
động ở tốc độ 1000Mb/s (1GB/s).

Card mạng

Mainboar có cổng giao tiếp
mạng


Card mạng PCMCA cho
Laptop

Cáp mạng: Cáp mạng thường được sử dụng hiện nay là cáp UTP (Unshieled Twisted
Pair) và cáp STP (Shieled Twisted Pair), nhưng cáp UTP là phổ biến hơn cả.

Cáp UTP

Cáp STP

Cáp mạng UTP có thể được sử dụng để nối mạng giữa 2 PC, 2 thiết bị mạng, PC và thiết
bị mạng, với khoảng cách cho phép tối đa là 100M.
Để đấu cáp mạng vào PC hay thiết bị mạng người
ta sử dụng một đầu kết nối gọi là Đầu RJ-45 (RJ45 Connector). Đầu RJ-45 có 8 chân, chân số 1
được tính từ bên trái sang khi đầu RJ-45 để ngửa
mặt chân tiếp xúc lên, khe đưa cáp vào hướng vào
người (Xem hình bên).

II. PHƯƠNG PHÁP BẤM DÂY
1.
Bấm song song
NỐI CÁP GIỮA MÁY TÍNH VÀ HUB/SWITCH

Mỗi máy tính cần một sợi cáp đã được bấm 2 đầu RJ-45 để nối vào các cổng trên
Hub/Switch.
Sợi cáp dùng để nối máy tính với Hub/Switch được bấm đầu RJ-45 theo kiểu nối thẳng (Straight-through),
nghĩa là cả hai đầu RJ-45 được bấm giống nhau theo quy tắc như trong bảng dưới đây.
Chân Đầu RJ-45 A và B
1

Trắng Cam
2
Cam
3
Trắng Xanh lá
4
Xanh dương
5
Trắng Xanh dương
6
Xanh lá
7
Trắng Nâu
8
Nâu

2.
Khoa CNTT

Bấm chéo
Trang 3


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch

Chân
1
2
3
4

5
6
7
8

Đầu RJ-45 A
Trắng Cam
Cam
Trắng Xanh lá
Xanh dương
Trắng Xanh dương
Xanh lá
Trắng Nâu
Nâu

GT Quản Trị Mạng

Đầu RJ-45 B
Trắng Xanh lá
Xanh lá
Trắng Cam
Xanh dương
Trắng Xanh dương
Cam
Trắng Nâu
Nâu

Rút ra nguyên tắc đơn giản:

Các chân số 4 và 5 (cặp Xanh dương/Trắng Xanh dương), 7 và 8 (cặp Nâu/Trắng Nâu) giữ

nguyên vị trí chân và trong thực tế chúng không được sử dụng (ở tốc độ 10/100 Mb/s) .

Chỉ có các chân 1,2,3,6 được sử dụng, tương ứng các cặp dây Cam/Trắng Cam và Xanh
lá/Trắng Xanh lá. Vị trí chân của hai cặp dây này được hốn đổi lẫn nhau ở hai đầu RJ-45.
3.
Baám Crossover

Khoa CNTT

Trang 4


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch

GT Quản Trị Mạng

CHƯƠNG II: CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH WINDOWS 2000 SERVER
.1 TỔNG QUAN VỀ ĐịA CHỈ IP
1.

Giới thiệu các lớp địa chỉ IPv4

Địa chỉ IP
Địa chỉ IP được sử dụng hiện nay là địa chỉ 32 bit, được chia thành 4 octet (mỗi octet có 8 bit
tương đương với 1 byte). Một địa chỉ IPv4 có 32 bits gồm hai thành phần là NETID (network id)
và HOSTID (host id), được phân thành lớp dựa vào các bit nhận dạng nằm tại vị trí đầu tiên của
NETID.
Địa chỉ IP được chia thành 5 lớp: A, B, C,D, E. Hiện nay tổ chức Internet đã dùng hết lớp A, B và
gần hết lớp C. Lớp D, E được dành cho mục đích khác. Trong phần này chúng ta chỉ xét đặc điểm của các
lớp A, B, C.

LỚP A
NETID
0

HOSTID
xxxxxx
x

xxxxxxx
x

xxxxxxx
x

xxxxxxx
x

xxxxxxxx

xxxxxxx
x

xxxxxxxx

LỚP B
NETID

HOSTID

10


xxxxx
x

xxxxxxx
x

xxxxxxx
x

LỚP C
NETID

HOSTID

110

xxxx
x

xxxxxxx
x

xxxxxxx
x

xxxxxxx
x

xxxxxxxx


Ví dụ: Địa chỉ IP lớp C như sau:

Khi sử dụng địa chỉ IP người quản trị cần thao tác trên dãy số thập phân. Để dễ thao tác nhập
và chỉnh sửa, hệ thống Windows hỗ trợ dạng địa chỉ IP chấm thập phân. Mỗi Octet trong dạng nhị
phân được chuyển sang dạng thập phân và dùng dấu chấm để phân cách giữa các nhóm số tương
ứng với mỗi Octet.
Ví dụ: Địa chỉ IP lớp C, dạng nhị phân:

được biểu diễn sang dạng chấm thập phân theo dạng w.x.y.z:
192.168.0.101
Khoa CNTT

Trang 5


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch

Địa chỉ
lớp
A

Dãy chỉ số mạng

1.0.0.0 ->

Số mạng
tối đa sử
dụng
126


126.0.0.0
B

128.0.0.0 ->
192.0.0.0 ->

Dãy chỉ số
mạng
w.0.0.1 ->

Số máy tối đa
trên từng mạng
16 777 214

w.255.255.254
16 384

191.255.0.0
C

GT Quản Trị Mạng

w.x.0.1 ->

65 534

w.x.255.254
2 097 152


223.255.255.0

w.x.y.1 ->

254

w.x.y.254

Địa chỉ 127.0.0.0 là địa chỉ Loopback, không sử dụng địa chỉ này đặt cho hosts. Chỉ số máy
(hosts id) có tất cả các bit là một (11111111 = 255 ở hệ 10) được gọi là địa chỉ broadcast trên
mạng tương ứng.
Ví dụ: 200.1.2.255 là địa chỉ broadcast trên mạng 200.1.2.0
Những vùng địa chỉ IP sau đây được xem như là các vùng địa chỉ IP giả và được dùng trong
Intranet. (Những vùng IP này không được định tuyến trên Internet).
Lớp A: từ 10.0.0.1 đến 10.255.255.254
Lớp B: từ 172.16.0.1 đến 172.31.255.254
Lớp C: từ 192.168.0.1 đến 192.168.255.254
2.

Subnet Mask và địa chỉ mạng con

Subnet Mask (mạng con)
Subnet là một phương pháp kỹ thuật cho phép người quản trị phân chia một mạng thành
nhiều mạng nhỏ hơn bằng cách sử dụng các chỉ số mạng được gán. Thuận lợi của việc sử dụng kỹ
thuật subnet là:
Đơn giản trong quản trị - Với sự giúp đở của các router trên các mạng đã được phân chia
thành nhiều subnet nhỏ hơn để quản lý độc lập và hiệu quả hơn.
Thay đổi cấu trúc mạng bên trong mà không ảnh hưởng đến mạng bên ngồi - Một tổ chức
có thể tiếp tục dùng các địa chỉ IP được chỉ định mà khơng cần phải có thêm những vùng địa chỉ
IP mới.

Cải thiện khả năng bảo mật – Subnet cho phép một tổ chức trở thành nhiều mạng nhỏ hơn
độc lập trên kết nối mạng tồn cầu nhưng khơng thể hiện đến các mạng bên ngồi.
Cơ lập lưu thơng trên mạng - Với sự hỗ trợ của router và subnet, lưu thông trên mạng được
giữ ở mức thấp nhất. Tránh hiện tượng xung đột tín hiệu (Collision)

Khoa CNTT

Trang 6


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch

GT Quản Trị Mạng

Chia phần cuối thành 2 phần: một phần mạng cục bộ và một phần địa chỉ máy
Subnet mask trở thành 255.255.255.0
Mạng con tương ứng: 172.29.2.0/24

.2 Mơ hình Workgroup và Domain
3.

Khái niệm về mơ hình Workgroup và Domain

Mơi trường mạng của Windows 2000
Mơi trường mạng của Windows 2000 có thể được hình thành theo 2 mơ hình sau: nhóm
(workgroup) và vùng (domain).
Workgroup là một nhóm các máy tính nối mạng với nhau chia sẻ sử dụng chung tài nguyên.

Khoa CNTT


Trang 7


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch

GT Quản Trị Mạng

Hình PII.2: Mơ hình workgroup.
Domain cũng là một nhóm các máy tính nối mạng với nhau trong đó, một hay nhiều máy có
chung nguồn tài nguyên, hơn nữa trong đó, tất cả các máy tính dùng chung một cơ sở dữ liệu thư
mục vùng (domain directory database) trung tâm để nắm giữ các thông tin về bảo mật tài khoản
người dùng.

Hình PII.3: Mơ hình domain.
4.

Đánh giá việc sử dụng mơ hình Workgroup và Domain

Hiểu rõ sự khác biệt giữa môi trường domain và workgroup là điều rất quan trọng trong áp
dụng thực tế. Điểm khác biệt chính giữa domain và workgroup là môi trường workgroup sử dụng
các tác vụ quản trị khơng tập trung. Điều này có nghĩa là mỗi máy phải được quản trị một cách
độc lập với những máy khác. Domain sử dụng việc quản trị tập trung, người quản trị chỉ cần tạo ra
một tài khoản vùng (domain) và đăng ký các quyền đến tất cả tài nguyên bên trong vùng rồi kết
các người dùng (user) hay nhóm người dùng (group) vào tài khoản này. Việc quản lý tập trung yêu
cầu ít thời gian quản trị hơn và cung cấp mơi trường bảo mật hơn. Nói chung, cấu hình workgroup
được dùng cho mơi trường nhỏ khơng tập trung vào vấn đề bảo mật. Những môi trường lớn hơn
và yêu cầu việc bảo mật trên dữ liệu chặt chẽ hơn thì sử dụng domain.
Trong thực tế có thể sử dụng các máy tính được cài hệ điều hành Windows9x hay Windows
2000 (server hoặc client) để tạo mạng workgroup.
.3 CÀI ĐặT WINDOWNS 2000 SERVER

5.

Các yêu cầu chuẩn bị trước khi cài đặt

Yêu cầu cho máy cài đặt Windows2000 Server dùng cho mục đích thực tập thì chỉ cần là
máy Pentium III, tốc độ 1.2 GHz, RAM 256, ổ cứng còn trống khoảng 2 GB là đủ. Trong thực tế
Khoa CNTT

Trang 8


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch

GT Quản Trị Mạng

sử dụng cần những máy tính chun nghiệp có thể hoạt động 24/24 giờ mỗi ngày, có khả năng
thay ổ đĩa cúng khi đang hoạt động và đầy đủ tiện ích sao chép dự phịng dữ liệu.
Định dạng hệ thống
Nếu bạn cài đặt Win2kServer lên một phần chưa định dạng của ổ đĩa, bạn sẽ được yêu cầu
chọn loại hệ thống định dạng. Windows 2000 hỗ trợ các loại định dạng hệ thống bao gồm NTFS
và FAT .
NTFS
NTFS là loại định dạng hệ thống được hỗ trợ bởi Windows2000 và WindowsNT. Nó có tất
cả các tính năng của FAT, cộng thêm các tính năng khác như security, compression và khả năng
mở rộng partition. Version mới nhất của NTFS là NTFS 5.0 được cung cấp kèm với các CD cài
đặt Windows 2000.
FAT16 and FAT32
FAT16 và FAT32 là loại định dạng hệ thống trên Windows 9x. Nó khơng có những tính năng
mà NTFS hỗ trợ, tuy nhiên nếu bạn muốn partition của bạn được nhìn thấy bởi các hệ điều hành
khác ngồi Windows2000 và WindowsNT thì bạn phải định dạng ổ đĩa theo FAT.

Một vài điểm lưu ý
 Bạn có thể sử dụng một partition đã tồn tại hay khởi tạo một partition mới khi cài đặt hệ
điều hành.
 Bạn có thể chuyển một partition định dạng FAT sang NTFS, nhưng khơng thể chuyển
ngược lại.
 Bạn có thể định dạng lại cho một partition đang tồn tại theo dạng FAT hay NTFS, nhưng tất
cả các thơng tin trên đó sẽ mất.
 Bạn nên chọn FAT nếu bạn muốn có cài đặt hệ điều hành kép gồm Windows 2000 và
Window9x trên cùng một máy tính.
 Bạn nên chọn NTFS nếu bạn cài đặt Windows 2000 Server để sử dụng các điểm ưu việt
của NTFS.
6.

a.

Cài đặt Windows 2000 Server từ đĩa CD

Khi CD khởi động xong (dùng CD Rom để khởi động, thong thường các CD Rom
dùng để cài Windows 2000 Server đều khởi động được, nếu không bạn phải làm 04 đĩa
mềm 1.4M để khởi động) thì xuất hiện cửa sổ kiểm tra phần cứng.

Khoa CNTT

Trang 9


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch

GT Quản Trị Mạng


Hình PII.4: Kiểm tra phần cứng
b.

Sau khi kiểm tra phần cứng xong, chọn lựa nhấn Enter hoặc “C” theo yêu cầu.

Hình PII.5: Nhấn ENTER để cài đặt Win2k

Hình PII.6: Nhấn phím C để tiếp tục

Hình PII.7: Nhấn F8 để tiếp tục
c.

Nếu máy có nhiều ổ đĩa (partition) chọn ổ đĩa cài đặt, cịn nếu máy chỉ có 01 ổ đĩa
(chưa định dạng) thì nhấn Enter để tiếp tục cài đặt

Khoa CNTT

Trang 10


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch

GT Quản Trị Mạng

Hình PII.8: Chọn phân vùng ổ cứng để cài đặt

Hình PII.9: Chấp nhận format ổ cứng
Chọn mục Format partition using NTFS file system hoặc chọn Format partition using
NTFS file system nếu khơng muốn làm lại partition của đĩa.
Sau đó chương trình sẽ chép những tập tin cần cần thiết cho việc cài đặt Windows và cuối

cùng là khởi động lại máy.
d.
Nhấp vào nút customize để chọn ngôn ngữ hệ thống khi đó xuất hiện cửa sổ vào
general. Chọn Vietnamese trong khung Language settings the for system tương tự cho
khung Setting for the current user.

Hình PII.10: Chọn mục Vietnamese
e.

Khi đã định dạng xong nhấp vào nút Apply rồi nhấp Ok khi đó xuất hiện cửa sổ nhập
vào tên và tổ chức tiếp theo là cửa sổ yêu cầu nhập vào sổ Cdkey (ví dụ RBDC9 – VTRC8D7972-J97JY-PRVMG ) rồi nhấp Next

Khoa CNTT

Trang 11


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch

GT Quản Trị Mạng

Hình PII.11: Nhập tên cơng ty hay tổ chức

Hình PII.12: Nhập CD Key của đĩa cài đặt
f.

Khoa CNTT

Khi bạn đã nhập đúng số Cdkey, nhập password vào, nhấp Next để tiếp tục


Trang 12


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch

GT Quản Trị Mạng

Hình PII.13: Nhập tên máy, tên đăng nhập và mật khẩu
g.
Công việc tiếp theo của bạn là chỉ định các mục cần cài đặt, trong mục Internet
information services (IIS) bạn nhấp đôi chuột trái cửa sổ mục chọn trong internet
information services. Nhưng tốt nhất bạn nên để mặc định các mục cần thiết sẽ được đề
cập đến trong phần cấu hình hệ thống

Hình PII.14: Giữ nguyên các mặc định

Hình PII.15: Giữ nguyên các mặc định
Cửa sổ tiếp theo yêu cầu bạn định lại ngày, tháng, năm, giờ, và múi giờ

Khoa CNTT

Trang 13


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch

GT Quản Trị Mạng

Hình PII.16: Chọn múi giờ hệ thống


Hình PII.17: Quá trình cài đặt bắt đầu
Định dạng xong thời gian hệ thống thì việc cài đặt bắt đầu. Khi đã cài đặt xong thì máy sẽ
khởi động lại, bạn chọn I will configure this server later (chúng ta sẽ cấu hình sau)
7.

a.

Nâng cấp lên Windows 2000 Server

Cho đĩa cài đặt và ổ CD, khi cửa sổ xuất hiện nhấp vào Intall Window2000, nếu không
xuất hiện cửa sổ này bạn vào Start-> Run nhấp vào nút Browse chọn ổ đĩa CD, chọn tập
tin setup nhấn Open, rồi nhấn Ok.

Hình PII.18: Chọn Install Windows 2000

Khoa CNTT

Trang 14


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch

GT Quản Trị Mạng

Hình PII.19: Chọn Upgrade to Windows 2000
b.
Khi cửa sổ như xuất hiện bạn chọn Upgade window 2000 nếu muốn hệ điều hành hiện
thời trở thành hệ điều hành windows 2000, hoặc chọn Install a new copy window 2000
nếu bạn muốn cài mới (bạn sẽ có hai chọn lựa khi khởi động: hệ điều hành Windows cũ
của bạn, và Windows 2000 Server), rồi nhấn Next.

c.
Quy định về bản quyền, bạn chọn I accept this agreement rồi nhấp Next. Khi yêu cầu
nhập số CD Key vào, bạn phải nhập chính xác số CDKey .

Hình PII.20: Chấp nhận những yêu cầu
Tiếp theo bạn định dạng ngơn ngữ chính cho hệ thống.Tiếp theo là bạn định dạng lại ổ cứng
theo chuẩn NTFS ( nếu đĩa bạn chưa định dạng theo chuẩn này) bạn chọn Yes, Upgade my drive

Hình PII.21: Chọn ngơn ngữ tiếng Anh
Khoa CNTT

Trang 15


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch

GT Quản Trị Mạng

Hình PII.22: Nâng cấp ổ đĩa lên theo hệ thống NTFS
d.

Thông tin cài đặt về thư mục nguồn và đích, bạn nhấp vào nút Directory of
Applications thì thơng tin đó sẽ hiện lên nếu khơng xem bạn nhấn Next để tiếp tục khi đó
máy sẽ chép những tập tin cần thiết cho việc cài đặt. Khi chép xong máy tự động khởi động
lại máy. Đến đây các bước tiếp theo sẽ tương tự như trong phần cài đặt từ đĩa CD Boot.

Hình PII.23: Chọn thư mục chứa các tập tin quan trọng
8.

Thiết lập cấu hình TCP/IP trên Windows 2000 Server


a. Tổng quan:
 Là một giao thức định tuyến: những packet TCP/IP có thể gửi chuyển tiếp giữa các
router.
 Là một giao tiếp của Internet: nếu máy tính Windows của bạn muốn kết nối Internet
bạn cần sử dụng giao thức TCP/IP.
 Là một chuẩn giao tiếp được sử dụng rộng rãi.
b. Các lớp dịch vụ NWLink và NetBEUI
NWLink:
Khoa CNTT

Trang 16


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch

GT Quản Trị Mạng

 Là giao thức cho phép Windows giao tiếp được với mạng Novell NetWare
IPX/SPX.
 Một máy tính Windows Workstation cài dịch vụ Client Service for Netware và giao
thức NWLink có thể kết nối dịch vụ File hay Print trên NetWare.
 Bất kỳ một máy tính client nào trong mạng Microsoft đều có thể kết nối đến bất cứ
tài nguyên nào trên Server NetWare thông qua một gateway Windows Server cài
dịch vụ Gateway Service for NetWare.
NetBEUI:
 NetBEUI được thiết kế cho mạng như Microsoft, và một ưu điểm của NetBEUI là
cho phép Windows giao tiếp được với những hệ điều hành của Microsoft với phiên
bản cũ trước đây.
c. Lập cấu hình IP tĩnh cho Server và cài đặt giao thức TCP/IP:

Bạn vừa cài card mạng, bạn chuẩn bị thông mạng (tức là nối các máy client vào server).
Vậy phần này sẽ hướng dẫn bạn thiết lập IP Address tĩnh cho máy server và kiểm tra nó bằng
các lệnh ipconfig.
Các bước thực hiện:
1. Log on vào Server với quyền Administrator.
2. Nhấp Start-> Setting-> Network And Dial-Up Connection

Hình PII.24: Network and Dial-up Connection
d. Nhấp chuột vào Local Area Connection, chọn Properties (Hình PII.24).

Khoa CNTT

Trang 17


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch

GT Quản Trị Mạng

Hình PII.25: Local Area Connection Properties
e. Trong hộp thoại Local Area Connection Properties, nhấp đôi vào Internet Protocol
(TCP/IP) (chú ý là dấu ơ check box phải được check)

Hình PII.26: Local Area Connection Properties
f. Trong hộp thoại Internet Protocol (TCP/IP) Properties (Hình PII.27), chọn Use the
following IP Address. Nhập giá trị vào các ô nhập IP Address, Subnet mask, Default
Gateway. Nhấp OK.

Khoa CNTT


Trang 18


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch

GT Quản Trị Mạng

Hình PII.27: Internet Protocol (TCP/IP) Properties
9.

Tập lệnh cơ bản hỗ trợ kiểm tra cấu hình mạng

a. Lệnh ipconfig:
Cú pháp:
ipconfig
Cơng dụng:
Kiểm tra địa chỉ cấu hình mạng của máy hiện tại. Nếu máy tính sử dụng dịch
vụ DHCP thì địa chỉ IP không cố định sau mỗi lần khởi động máy.

Hình II.31: Kiểm tra cấu hình mạng của máy hiện tại
b. Lệnh ping:
Cú pháp: ping <địa chỉ IP của máy cần kiểm tra>
Công dụng:
Kiểm tra sự liên thông giữa máy đang sử dụng và máy khác trong
mạng. Kết quả như hình PII.32 là thành cơng.

Khoa CNTT

Trang 19



Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch

GT Quản Trị Mạng

Hình PII.32: Dùng lệnh ping để kiểm tra thơng mạng.

Hình PII.33: Máy bạn và máy 172.29.3.171 chưa thơng mạng
c. Lệnh net send:
Cú pháp:
net send <địa chỉ IP> <thông điệp>
Công dụng:
Dùng để gửi một thông điệp từ máy đang sử dụng đến các máy tính
khác trong mạng. Nếu mạng thơng thì thơng điệp sẽ được gửi đi và
thơng báo thành công xuất hiện.

Khoa CNTT

Trang 20


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch

GT Quản Trị Mạng

Hình PII.34: Dùng lệnh net send để gửi thơng điệp và kiểm
tra thơng mạng

Hình II.35: Thơng điệp được nhận
d. Lệnh nslookup:

Cú pháp:
nslookup
Công dụng:
Để kiểm tra dịch vụ DNS. Sau khi đánh lệnh này máy yêu cầu nhập
địa chỉ IP của máy cần tìm tên (ký hiệu > là yêu cầu nhập), hoặc nhập
tên máy để phân giải thành địa chỉ IP. Nhập lệnh exit để thoát khỏi.

Khoa CNTT

Trang 21


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch

GT Quản Trị Mạng

Hình II.36: Dùng lệnh nslookup để kiểm dịch vụ DNS
e. Một số lệnh nâng cao khác:
Lệnh ftp:
Để chuyển tải dữ liệu, sử dùng giao thức FTP (File transfer protocol),
yêu cầu phải có dịch vụ FTP được cài đặt.
Lệnh telnet:
Truy cập từ xa đến một máy ở xa, dịch vụ telnet phải được cài đặt trước
khi sử dụng lệnh này. Hiện nay thông thường mọi Server không dùng
telnet nữa vị dễ bị tấn công, mà thay bằng SSH (Secure Shell).
10.
Thực hành sử dụng chức năng My Network Places để duyệt các máy tính
trong mạng

Người sử dụng có thể duyệt qua các máy trong mạng bằng cách sau:

a.
Nhấp đôi vào biểu tượng My Network Places:
Trong cửa sổ My Network Places, mở mục Entire Network

b.

Hình PII.37: Nhấp đơi vào Entire Network
Trong cửa sổ Entire Network, nhấp chọn vào liên kết entire contents

Hình PII.38: Nhấp chọn vào entire contents
c.
Tại cửa sổ tiếp theo mở mục Microsoft Windows Network
d.
Trong cửa sổ Microsoft Windows Network, chọn biểu tượng nhóm máy để
mở xem và chọn.

Khoa CNTT

Trang 22


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch

GT Quản Trị Mạng

Hình PII.39: Nhấp đơi vào Workgroup
Hình PII.40: Chọn máy Matweb32
e.
Tài nguyên được chia sẻ của máy được hiển thị trong cửa sổ này khi mở chọn
máy.


Hình PII.41Các tài nguyên chia sẻ trên máy Matweb32

Khoa CNTT

Trang 23


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch

GT Quản Trị Mạng

Chương III: CÀI ĐẶT VÀ QUẢN TRỊ WINDOWS 2000 DOMAIN
CONTROLLER
Dịch vụ tên miền DNS
11.

Giới thiệu DNS

DNS (Domain Name System) là giải pháp dùng tên thay cho địa chỉ IP khó nhớ khi sử
dụng các dịch vụ trên mạng. Ví dụ tên miền www.cisco.com với www là tên định danh cho
máy tính, cisco là tên định danh cho tổ chức, còn com là tên định danh cho vùng cấp cao nhất
còn gọi là vùng gốc (root domain). Đối với Internet, vùng gốc có các tên định danh như com,
edu, gov, net, ... được sử dụng trong các tên miền cấp phát tại Mỹ, cịn ở các nước khác vùng
gốc có tên định danh được tạo bởi hai chữ cái viết tắt của tên nước như VN (cho Việt Nam), JP
(cho Nhật Bản). Trong mạng nội bộ không buộc phải tuân thủ theo cấu trúc tên miền quốc tế
nên vùng gốc có thể lấy ngay tên định danh là com, edu, gov, net,...
12.

Cài đặt máy phục vụ DNS


Có thể lập cấu hình máy phục vụ Microsoft Windows 2000 bất kỳ làm máy phục vụ
DNS. Bốn loại máy phục vụ DNS khả dụng gồm:
a. Máy phục vụ chính tích hợp Active Directory: Máy phục vụ chính được tích hợp
hồn tồn với Active Directory. Toàn bộ dữ liệu DNS được lưu trực tiếp vào Active
Directory.
b. Máy phục vụ chính: Máy phục vụ DNS chính dành cho vùng, được tích hợp một
phần với Active Directory.
c. Máy phục vụ dự phòng: Máy phục vụ DNS cung cấp dịch vụ sao lưu cho vùng. Máy
này lưu giữ bản sao của mẫu tin DNS thu được từ máy phục vụ chính và cập nhật
dựa vào đặc tính chuyển khu vực.
d. Máy phục vụ chỉ chuyển tiếp: Máy phục vụ lưu tạm thơng tin DNS sau khi dị thấy
và luôn chuyển tiếp yêu cầu đến máy phục vụ khác. Những máy này lưu giữ thông
tin DNS cho đến khi thông tin được cập nhật hay hết hạn dùng, hoặc đến lúc máy
phục vụ tái khởi động.
Trước khi thiết đặt máy phục vụ DNS bạn phải cài đặt dịch vụ DNS Server rồi mới lập
cấu hình để máy phục vụ này cung cấp các dịch vụ DNS tích hợp, chính dự phịng, hay chỉ
chuyển tiếp.
Tất cả các máy điều khiển vùng đều có khả năng vận hành như máy phục vụ DNS và hệ
thống có thể nhắc bạn cài và lập cấu hình DNS trong tiến trình cài đặt máy điều khiển vùng.
Nếu trả lời Yes, DNS sẽ tự động được cài đặt và lập cấu hình mặc định.
Trường hợp bạn đang làm việc với máy phục vụ thành viên thay vì máy điều khiển vùng,
hay là bạn chưa cài DNS, hãy thực hiện theo các bước sau để cài DNS:
a. Nhấp Start chọn SettingControl Panel.
b. Trong Control Panel, nhấn đúp Add/Remove Program. Nhấn tiếp
Add/Remove Windows Components.
c. Nhấp Components khởi động Windows Components Wizard, nhấp Next.
Khoa CNTT

Trang 24



Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch

GT Quản Trị Mạng

d. Dưới Components, nhấp Networking Services, nhấp tiếp Details.

Hình PIV.1
e. Dưới Subcomponents Of Networking Services, đánh dấu chọn DomainName
System (DNS).

Hình PIV.2.
f. Nhấp OK, nhấp tiếp Next khi được nhắc, gõ đường dẫn hoàn chỉnh đến các
tập tin phân phối Windows 2000 và nhấp Continue.
13.

Cấu hình dịch vụ DNS

Vùng nào cũng phải có máy phục vụ DNS chính, có thể tích hợp với Active Directory
hay vận hành như máy phục vụ chính thơng thường. Máy phục vụ chính phải có khu vực dị
xi và khu vực dị ngược thích hợp. Khu vực dị xi (forward lookup zone) giúp phân giải
tên vùng thành địa chỉ IP. Khu vực dò ngược (reserve loOKup zone) rất cần thiết với tác vụ
Khoa CNTT

Trang 25


×