Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Giáo trình internet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 56 trang )

Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch

Giáo Trình Internet

BÀI 1:
INTERNET VÀ CÁC DỊCH VỤ
I./ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
1. Internet thế giới
Năm 1969, do yêu cầu phục vụ những cuộc chiến ngày càng hiện đại về
vũ khí, Bộ Quốc Phòng Mỹ (DOD - Department of Defense) đã bắt tay vào thực
hiện đề án ARPANET (Advanced Research Project Agency Network) nhằm xây
dựng một mạng WAN (Wide Area Network) sao cho khi một phần của mạng
này bị phá hủy, nó vẫn có thể làm việc bình thường. Kết quả là một mạng như
thế đã ra đời với phương thức truyền tin của nó như sau: Có một số máy tính
được nối với nhau, mỗi máy đều có thể truyền, nhận thơng tin từ các máy khác.
Thông tin cần truyền sẽ được đóng thành từng gói và có thể truyền từ nơi gửi
đến nơi nhận theo nhiều đường khác nhau, qua các máy khác nhau. Căn cứ vào
tình trạng hiện tại của mạng, hệ thống mạng ln tìm đường đi tối ưu cho gói
thơng tin. Và như vậy nếu một phần mạng bị hỏng thơng tin vẫn có đường để
truyền từ nơi gửi tới nơi nhận, phương thức truyền tin này gọi la IP (Internet
Protocol).
Năm 1983, Bộ Quốc Phòng Mỹ tách mạng này thành hai phần. Một phần
vẫn giữ cho quân đội sử dụng (MILNET), còn phần kia (NSFNET) giao cho quỹ
khoa học (National Science Foundation), đồng thời thành lập một tổ chức phi
chính phủ quản lí để tổ chức việc nghiên cứu, phát triển mạng trên toàn thế giới.
Năm 1987, NSFNET mở cửa cho các cá nhân và các công ty sử dụng.
Năm 1988 cái tên Internet ra đời.
Cũng trong năm 1988, tại trung tâm nghiên cứu nguyên tử Pháp CERN ra
đời đề án nghiên cứu về WWW (Word Wide Web) và từ đây phương thức siêu
văn bản (Hyper text) ra đời. Nội dung phương thức này là trên trang hiện tại
có một số từ và một số biểu tượng đặc biệt. Khi kích vào chúng mơt trang khác


sẽ được mở ra, trong đó lại có những biểu tượng và những kí tự đặc biệt... Năm
1992 phương thức siêu văn bản được đưa vào thử nghiệm trên Internet, tiếp sau
đó phương thức siêu văn bản, từ các trang chủ (Home Page) ta có thể mở ra
những trang khác rồi từ đó lại có thể mở ra những trang khác nữa... làm cho việc
tìm kiếm thơng tin trên mạng trở nên rất thuận tiện.
Năm 1994, vấn đề lập trình trên mạng được đặt ra vì người ta thấy nếu
mạng chỉ có khả năng truyền nhận thông tin thôi là chưa đủ mà thực tế địi hỏi
mạng cịn cần phải có thêm khả năng sử dụng thơng tin, xử lí thơng tin. Năm
1995 ngơn ngữ lập trình JAVA xuất hiện, đánh dấu một bước quan trọng trong
việc sử dụng Internet. Các chương trình viết bằng JAVA có thể được gọi thẳng từ
các siêu văn bản và chúng có thể huy động các máy khách cùng tham gia vào
q trình xử lí thơng tin. Ví dụ nếu có một chương trình quản lí xí nghiệp viết
bằng JAVA, thế thì nó có thể được gọi ngay từ siêu văn bản. Vì thế khi có các
thơng tin từ bộ phận nào đó gửi tới, lãnh đạo xí nghiệp chỉ cần click vào siêu văn

Khoa CNTT

Trang 1


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch
Giáo Trình Internet
bản để gọi chương trình cần thiết xử lí ngay các thông tin, và truyền kết quả
hoặc ý kiến chỉ đạo ngược lại lập tức tới các bộ phân liên quan.
2. Internet Việt Nam
Internet được sử dụng chính thức ở Việt Nam từ ngày 19/11/1997, đến hết
tháng 6 năm 2005 ước tính có 2.858.048 th bao, với số người sử dụng là
7.716.730, tỷ lệ người dùng Internet trên 100 dân đạt 9,35%. Tổng dung lượng
kênh kết nối quốc tế của Việt Nam: 2.332 Mbps. Tổng số tên miền Việt Nam
11.032. Hàng năm tốc độ phát triển thuê bao và số người dùng đều có xu hướng

tăng, gấp khoảng 1,5 lần so với năm trước.
- Tính đến hết ngày 26/12/2003 tất cả 64/64 tỉnh, thành phố đã hồn
thành xong chương trình đưa Internet tới các trường Đại học, Cao đẳng và THPT
trên địa bàn tỉnh, thành phố (theo nguồn VNPT và Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Tổng số trường học đã hoàn thành kết nối Internet trên cả nước như sau: - Tổng
số trường THPT là 1923/2057 trường, đạt tỷ lệ 93,48%. - Tổng số trường ĐH và
CĐ là 235/235 trường, đạt tỷ lệ 100%.
- Trong hai năm 2004-2005, dự kiến 8.500 trường THCS đã đạt chuẩn quốc
gia sẽ được kết nối Internet. Từ nay đến cuối năm, các Bưu điện tỉnh sẽ kéo
đường truyền Internet cho các trường THCS đã đạt đủ điều kiện và hỗ trợ tối đa
việc hướng dẫn truy cập và sử dụng Internet. Để hỗ trợ thiết bị kết nối Internet
cho các trường, VNPT đã phối hợp với các đối tác tài trợ 500 máy tính cho các
trường vùng sâu, vùng xa khơng có điều kiện trang bị thiết bị kết nối Internet.
• Các mục tiêu phát triển Internet tại Việt Nam
- Đến năm 2005: tất cả các Bộ, ngành, cơ quan hành chính nhà nước,
chính quyền cấp tỉnh và huyện được kết nối Internet và mạng diện rộng của
Chính phủ; hầu hết cán bộ, cơng chức được sử dụng Internet phục vụ công tác
chuyên môn và hành chính cơng điện tử.
- Đảm bảo các dịch vụ trong môi trường internet cho phát triển thương
mại điện tử, dịch vụ ngân hàng, tài chính, hải quan, v.v…
II./ TỔ CHỨC CỦA INTERNET
Internet cũng thường được gọi tắt là Net là mạng máy tính lớn nhất thế
giới hoặc chính xác hơn là mạng của các mạng tức là bao gồm nhiều mạng máy
tính được nối lại với nhau. Một mạng máy tính bao gồm một máy tính trung tâm
(cịn gọi là máy chủ hay máy phục vụ) và nhiều máy khác (còn gọi là máy khách
hay máy trạm làm việc) nối vào nó. Các mạng khác kể cả Internet, có quy mơ
lớn hơn bao gồm nhiều máy chủ và cho phép bất kỳ một máy tính nào trong
mạng có thể kết nối với bất kỳ máy nào khác để trao đổi thông tin thoải mái với
nhau. Một khi đã được kết nối vào Internet, máy tính của chúng ta sẽ là một
trong hàng trăm triệu thành viên của mạng khổng lồ này.

Internet là một liên mạng, tức là mạng của các mạng con. Vậy đầu tiên là
vấn đề kết nối hai mạng con. Để kết nối hai mạng con với nhau, có hai vấn đề
cần giải quyết. Về mặt vật lý, hai mạng con chỉ có thể kết nối với nhau khi có
một máy tính có thể kết nối với cả hai mạng này. Việc kết nối đơn thuần về vậy
lý chưa thể làm cho hai mạng con có thể trao đổi thông tin với nhau. Vậy vấn đề

Khoa CNTT

Trang 2


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch
Giáo Trình Internet
thứ hai là máy kết nối được về mặt vật lý với hai mạng con phải hiểu được cả hai
giao thức truyền tin được sử dụng trên hai mạng con này và các gói thơng tin
của hai mạng con sẽ được gửi qua nhau thơng qua đó. Máy tính này được gọi là
Internet Gateway hay Router.

Hình 1.1: Hai mạng Net 1 và Net 2 kết nối thông qua router R.
Khi kết nối đã trở nên phức tạp hơn, các máy Gateway cần phải biết về sơ
đồ kiến trúc của các mạng kết nối. Ví dụ trong hình sau đây cho thấy nhiều
mạng được kết nối bằng 2 Router.

Hình 1.2: 3 mạng kết nối với nhau thông qua 2 router
Trên Internet, tất cả các mạng đều có quyền bình đẳng cho dù chúng có tổ
chức hay số lượng máy là rất chênh lệch nhau. Giao thức TCP/IP của Internet
hoạt động tuân theo quan điểm sau:
Tất cả các mạng con trong Internet như là Ethernet, một mạng diện rộng
như NSFNET hay một liên kết điểm-điểm giữa hai máy duy nhất đều được coi
như là một mạng.

Điều này xuất phát từ quan điểm đầu tiên khi thiết kế giao thức TCP/IP là
để có thể liên kết giữa các mạng có kiến trúc hồn toàn khác nhau, khái niệm
"mạng" đối với TCP/IP bị ẩn đi phần kiến trúc vật lý của mạng. Đây chính là điểm
giúp cho TCP/IP tỏ ra rất mạnh.
Như vậy, người dùng trong Internet hình dung Internet là một mạng thống
nhất và bất kỳ hai máy nào trên Internet đều được nối với nhau thơng qua một
mạng duy nhất. Hình vẽ sau mô tả kiến trúc tổng thể của Internet.

Khoa CNTT

Trang 3


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch

Giáo Trình Internet

Hình 1.3: (a) - Mạng Internet dưới con mắt người sử dụng.
Các máy được nối với nhau thông qua một mạng duy nhất. (b) - Kiến trúc
tổng quát của mạng Internet. Các Routers cung cấp các kết nối giữa các mạng.
III./ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ MẠNG INTERNET
Thực chất Internet không thuộc quyền quản lý của bất kỳ ai. Nó khơng có
giám đốc, khơng có ban quản trị. Bạn có thể tham gia hoặc khơng tham gia vào
Internet, đó là quyền của mỗi thành viên. Mỗi mạng thành phần sẽ có một giám
đốc hay chủ tịch, một cơ quan chính phủ hoặc một hãng điều hành, nhưng
khơng có một tổ chức nào chịu trách nhiệm về toàn bộ Internet.
Hiệp hội Internet (Internet Socity- ISOC) là một hiệp hội tự nguyện có mục
đích phát triển khả năng trao đổi thơng tin dựa vào công nghệ Internet. Hiệp hội
bầu ra Internet Architecture Board- IAB (Uy ban kiến trúc mạng). Ban này có
trách nhiệm đưa ra các hướng dẫn về kỹ thuật cũng như nhưng hướng để phát

triển Internet. IAB họp định kỳ để bàn về các vấn đề như các chuẩn, cách phân
chia tài nguyên, địa chỉ...
Mọi người trên Internet thể hiện nguyện vọng của mình thơng qua ủy ban
kỹ thuật Internet (Internet Engineering Task Force - IETF). IETF cũng là một tổ
chức tự nguyện, có mục đích thảo luận về các vấn đề kỹ thuật và sự hoạt động
của Internet. Nếu một vấn đề được coi trọng, IETF lập một nhóm kỹ thuật để
nghiên cứu vấn đề này.
Nhóm đặc trách nghiên cứu phát triển Internet (IRTF) •
Trung tâm thơng tin mạng (Network Information Center-NIC) gồm có nhiều
trung tâm khu vực như APNIC - khu vực Châu A - Thái bình dương. NIC chịu trách
nhiệm phân tên và địa chỉ cho các mạng máy tính nối vào Internet.
IV./ GIAO THỨC TCP/IP
Trước tiên để hiểu sự phân cấp giữa các phần tử của mạng và các chức
năng mà chúng thực hiện, ta cần một tiêu chuẩn so sánh hay một mơ hình để
định nghĩa các chức năng này. Một mơ hình đã được chấp nhận chung là mơ
hình tham chiếu OSI.
1. Mơ hình tham chiếu OSI

Khoa CNTT

Trang 4


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch
Giáo Trình Internet
Mơ hình cơ bản để so sánh các giao thức là mơ hình tham chiếu OSI (Open
Systems Interconnection). Hiện nay, tất cả các nhà sản xuất đều dựa trên mơ
hình này để tạo ra các thiết lập giao thức chuẩn quốc tế, chuẩn công nghiệp
hoặc giao thức độc quyền của họ. Mơ hình OSI được tổ chức ISO (International
Organization of Standards) phát triển vào năm 1978 để xác định một chuẩn

dùng cho việc phát triển các hệ thống mở và dùng như một tiêu chuẩn để so
sánh sự khác biệt giữa các hệ thống liên lạc. Các hệ thống mạng thiết kế theo
dạng và kỹ thuật OSI sẽ "nói cùng ngơn ngữ", có nghĩa là chúng sử dụng các
phương thức liên lạc giống và tương thích với nhau. Hệ thống mạng kiểu đó cho
phép các sản phẩm của nhiều nhà sản xuất tương tác được với nhau.
2. Các tầng của một hình OSI.
Mơ hình OSI có 7 tầng, như trên hình vẽ. Chức năng cụ thể của các tầng
như sau:
• Tầng Vật Lý (Physical): Cung cấp các phương tiện điện, cơ, hàm và thủ
tục để khởi động, duy trì và hủy bỏ các liên kết vật lý cho phép đường truyền
các dịng dữ liệu ở dạng bit.
• Tầng Liên Kết Dữ Liệu (DataLink): Thiết lập, duy trì và hủy bỏ các liên
kết dữ liệu. Kiểm soát luồng dữ liệu, phát hiện và khắc phục sai sót truyền tin
trên các liên kết đó.
• Tầng Mạng (Network): thực hiện chức năng chuyển tiếp, đảm bảo việc
chọn đường truyền tin trong mạng; cũng có thể thực hiện kiểm sốt luồng dữ
liệu, khắc phục sai sót, cắt/hợp dữ liệu.
• Tầng Giao Vận (Transport): kiểm soát từ mút - đến - mút (end to end)
luồng dữ liệu, khắc phục sai sót. Tầng này cũng có thể thực hiện việc cắt/ hợp
dữ liệu, ghép kênh/ phân kênh (multiplexing / demultiplexing).
• Tầng Phiên (Session): thiết lập, duy trì, đồng bộ hố và hủy bỏ các
phiên truyền thơng.

Hình 1.4: Mơ hình tham chiếu OSI
• Tầng Trình Diễn (Presentation): Biểu diễn, mã hố thơng tin theo cú
pháp dữ liệu của người sử dụng.

Khoa CNTT

Trang 5



Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch
Giáo Trình Internet
• Tầng Ưng Dụng: Là giao diện giữa người sử dụng và mơi trường OSI. Nó
định danh các thực thể truyền thông và định danh các đối tượng được truyền.
3. Giao thức TCP/IP
Người ta thường dùng từ TCP/IP để chỉ một số các khái niệm và ý tưởng
khác nhau. Thông dụng nhất là nó mơ tả hai giao thức liên lạc dùng để truyền
dữ liệu. TCP tức là Transmission Control Protocol và IP có nghĩa là Internet
Protocol. Khái niệm TCP/IP không chỉ bị giới hạn ở hai giao thức này. Thường thì
TCP/IP được dùng để chỉ một nhóm các giao thức có liên quan đến TCP và IP như
UDP (User Datagram Protocol), FTP (File Transfer Protocol), TELNET (Terminal
Emulation Protocol) và v.v...Các mạng dùng TCP/IP gọi là các TCP/IP internet.
a) Các tầng giao thức TCP/IP

Hình 1.5: các tầng của TCP/IP so với 7 tầng tương ứng của OSI.
• TCP: Thủ tục liên lạc ở tầng giao vận của TCP/IP. TCP có nhiệm vụ đảm
bảo liên lạc thơng suốt và tính đúng đắn của dữ liệu giữa 2 đầu của kết nối, dựa
trên các gói tin IP.
• UDP: User Datagram Protocol - Thủ tục liên kết ở tầng giao vận của TCP/IP.
Khác với TCP, UDP không đảm bảo khả năng thông suốt của dữ liệu, cũng khơng
có chế độ sửa lỗi. Bù lại, UDP cho tốc độ truyền dữ liệu cao hơn TCP.
• IP: Internet Protocol - Là giao thức ở tầng thứ 3 của TCP/IP, nó có trách
nhiệm vận chuyển các datagram qua mạng internet.
• ICMP: Internet Control Message Protocol - Thủ tục truyền các thơng tin
điều khiển trên mạng TCP/IP.
• IGMP: Internet Group Management Protocol - Là một giao thức dùng để
điều khiển các thơng tin của nhóm.
• ARP: Address Resolution Protocol - Là giao thức ở tầng liên kết dữ liệu.

Chức năng của nó là tìm địa chỉ vật lý ứng với một địa chỉ IP nào đó. Muốn vậy

Khoa CNTT

Trang 6


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch
Giáo Trình Internet
nó thực hiện broadcasting trên mạng, và máy trạm nào có địa chỉ IP trùng với
địa chỉ IP đang được hỏi sẽ trả lời thông tin về địa chỉ vật lý của nó.
• RARP: Reverse Address Resolution Protocol - là một giao thức cho phép
một máy tính tìm ra địa chỉ IP của nó bằng cách broadcasting lời yêu cầu trên
tồn mạng.
b) Phương pháp đánh địa chỉ trong TCP/IP
Để có thể thực hiện truyền tin giữa các máy trên mạng, mỗi máy tính trên
mạng TCP/IP cần phải có một địa chỉ xác định gọi là địa chỉ IP. Địa chỉ IP được
tạo bởi một số 32 bits.
• Lớp mạng (Network Class)
Các địa chỉ IP được chia ra làm hai phần, một phần để xác định mạng
(net id) và một phần để xác định host (host id). Các lớp mạng xác định số bits
được dành cho mỗi phần mạng và phần host. Có năm lớp mạng là A, B, C, D, E,
trong đó ba lớp đầu là được dùng cho mục đích thơng thường, cịn hai lớp D và E
được dành cho những mục đích đặc biệt và tương lai. Hình vẽ sau cho thấy cấu
trúc của một địa chỉ IP:



Cấu trúc địa chỉ IP
Bảng phân lớp địa chỉ IP:


Không phải tất cả các số hiệu mạng (net id) đều có thể dùng được. Một số
địa chỉ được để dành cho những mục đích đặc biệt. Ví dụ như mạng 127.0.0.0 để
dùng cho địa chỉ loopback.
Khuôn dạng địa chỉ IP lớp A

Khuôn dạng địa chỉ IP lớp B

Khuôn dạng địa chỉ IP lớp C

Khoa CNTT

Trang 7


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch
Giáo Trình Internet
− Lớp A có số mạng ít nhất, nhưng mỗi mạng lại có nhiều host thích hợp với
các tổ chức lớn có nhiều máy tính.
− Lớp B có số mạng và số host vừa phải.
− Cịn lớp C có nhiều mạng nhưng mỗi mạng chỉ có thể có 254 host, thích
hợp với tổ chức có ít máy tính.
Để dễ cho người đọc, người ta thường biểu diễn địa chỉ IP dưới dạng chấm
thập phân. Một địa chỉ IP khi đó sẽ được biểu diễn bởi 4 số thập phân có giá trị
từ 0 đến 255 và được phân cách nhau bởi dấu chấm (.) . Mỗi giá trị thập phân
biểu diễn 8 bits trong địa chỉ IP. Ví dụ một địa chỉ IP của máy chủ web tại VDC là
203.162.0.8.
Trên mạng Internet, việc quản lý và phân phối địa chỉ IP là do NIC
(Network Information Center). Vừa qua Việt Nam đã được trung tâm thông tin
Internet tại vùng châu á Thái Bình Dương (APNIC) phân cho khoảng 70 class C

địa chỉ IP
Với sự bùng nổ của số máy tính kết nối vào mạng Internet, địa chỉ IP đã trở
thành một tài nguyên cạn kiệt, người ta đã phải xây dựng nhiều cơng nghệ để
khắc phục tình hình này. Ví dụ như công nghệ cấp phát địa chỉ IP động như
BOOTP hay DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol). Khi sử dụng công nghệ
này thì khơng nhất thiết mọi máy trên mạng đều phải có một địa chỉ IP định
trước mà nó sẽ được server cấp cho một địa chỉ IP khi thực hiện kết nối.
V./ DỊCH VỤ ĐÁNH TÊN VÙNG - DOMAIN NAME SERVICE (DNS)
Địa chỉ IP dù được biểu diễn dưới dạng một số nguyên 32 bits hay dạng
chấm thập phân đều rất khó nhớ đối với người sử dụng. Do đó trên mạng
Internet người ta đã xây dựng một dịch vụ dùng để đổi tên của một host sang
địa chỉ IP, Dịch vụ đó là dịch vụ đánh tên vùng (miền) (Domain Name Service
DNS). DNS cho phép người sử dụng Internet có thể truy nhập tới một máy tính
bằng tên của nó thay vì bằng địa chỉ IP.
− Việc đánh tên vùng được tổ chức dạng cây. Tên của một host sẽ được đặt
bằng cách đi từ nút biểu diễn host lên tận gốc.
− Việc đánh tên vùng không chỉ có lợi là khơng bắt người sử dụng nhớ địa
chỉ IP của các host mà nó cịn làm dễ dàng hơn trong việc tổ chức mạng.
− Hình vẽ sau cho thấy cấu trúc hình cây của dịch vụ tên vùng.

Khoa CNTT

Trang 8


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch

Giáo Trình Internet

Hình 1.6: Cấu trúc hình cây của dịch vụ tên vùng.

Arpa là một domain đặc biệt dùng để ánh xạ địa chỉ IP dạng chấm thập
phân sang biểu diễn tên vùng.
Bảng sau cho thấy 7 lớp cơ bản của hệ thống phân vùng:
Domain
com
edu
gov
int
mil
net
org

Mô tả
Các tổ chức thương mại, doanh nghiệp
Các tổ chức giáo dục
Các tổ chức chính phủ
Các tổ chức Quốc tế
Các tổ chức quân sự
Một mạng không thuộc các loại phân vùng
khác
Các tổ chức không thuộc một trong các
loại trên

Bảng sau là các ký hiệu tên vùng của một số nước trên thế giới:

Khoa CNTT

Domain
au
at

be
ca
fi
fr
de
il
it
jp
vn

Quốc gia tương ứng
Úc
áo
Bỉ
Canada
Phần Lan
Pháp
CHLB Đức
Israel
Ý
Nhật
Việt Nam

Trang 9


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch

Giáo Trình Internet


VI./ CÁC DỊCH VỤ THÔNG TIN TRÊN INTERNET
1. Dịch vụ thư điện tử - Electronic Mail (E-mail)
Thư điện tử, hay thường gọi E-Mail, là một trong những tính năng quan
trọng nhất của Internet. Một trong những lợi ích chính của email là tốc độ lưu
chuyển nhanh
Hệ thống địa chỉ e-mail: Một vấn đề vơ cùng quan trọng trong q trình
gửi hay nhận thư là cách xác định chính xác địa chỉ của thư cần gửi đến. Để thực
hiện điều này người ta sử dụng dịch vụ đánh tên vùng (Domain Name Service DNS). Dựa trên dịch vụ đánh tên vùng, việc đánh địa chỉ e-mail cho người sử
dụng sẽ rất đơn giản như sau:
Tên_người_sử_dụng@Tên_đầy_đủ_của_domain
Ví dụ : Người dùng Nguyễn Văn A thuộc domain là hn.vnn.vn sẽ có thể có địa chỉ
e-mail là
2. Dịch vụ mạng thơng tin tồn cầu WWW (World Wide Web) và
Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản - HTML.
Đây là dịch vụ mới và mạnh nhất trên Internet. WWW được xây dựng dựa
trên một kỹ thuật có tên gọi là hypertext (siêu văn bản). Hypertext là kỹ
thuật trình bày thơng tin trên một trang trong đó có một số từ có thể "nở" ra
thành một trang thơng tin mới có nội dung đầy đủ hơn. Trên cùng một trang
thơng tin có thể có nhiều kiểu dữ liệu khác nhau như TEXT, ảnh hay âm thanh.
Để xây dựng các trang dữ liệu với các kiểu dữ liệu khác nhau như vậy, WWW sử
dụng một ngơn ngữ có tên là HTML (HyperText Markup Language). Ngôn
ngữ HTML được xây dựng trên cơ sở ngôn ngữ SGML (Standard General Markup
Language). HTML cho phép định dạng các trang thông tin, cho phép thông tin
được kết nối với nhau.
Trên các trang thông tin có một số từ có thể "nở" ra, mỗi từ này thực chất
đều có một liên kết với các thông tin khác. Để thực hiện việc liên kết các tài
nguyên này, WWW sử dụng phương pháp có tên là URL (Universal Resource
Locator). Với URL, WWW cũng có thể truy nhập tới các tài nguyên thông tin từ
các dịch vụ khác nhau như FTP, Gopher, Wais... trên các server khác nhau.
Người dùng sử dụng một phần mềm Web Browser để xem thông tin trên

các máy chủ WWW. Tại server phải có một phần mềm Web server. Phần mềm
này thực hiện nhận các yêu cầu từ Web Browser gửi lên và thực hiện yêu cầu đó.
Với sự bùng nổ dịch vụ WWW, dịch vụ này càng ngày càng được mở rộng
và đưa thêm nhiều kỹ thuật tiên tiến nhằm tăng khả năng biểu đạt thông tin cho
người sử dụng.
Một số công nghệ mới được hình thành như Active X, Java cho phép tạo
các trang Web động thực sự mở ra một hướng phát triển rất lớn cho dịch vụ này.
3. Dịch vụ truyền file - FTP (File Transfer Protocol)

Khoa CNTT

Trang 10


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch
Giáo Trình Internet
Dịch vụ FTP dùng để truyền tải các file dữ liệu giữa các host trên Internet.
Công cụ để thực hiện dịch vụ truyền file là chương trình FTP, nó sử dụng một
giao thức của Internet là giao thức FTP (File Transfer Protocol). Như tên của giao
thức đã nói, cơng việc của giao thức này là thực hiện chuyển các file từ một máy
tính này sang một máy tính khác.
Giao thức này cho phép truyền file không phụ thuộc vào vấn đề vị trí địa lý
hay mơi trường hệ điều hành của hai máy. Điều duy nhất cần thiết là cả hai máy
đều có phần mềm hiểu được giao thức FTP.
Muốn sử dụng dịch vụ này trước hết bạn phải có một đăng ký người dùng
ở máy remote và phải có một password tương ứng. Một số máy chủ trên Internet
cho phép bạn login với một account là anonymous, và password là địa chỉ e-mail
của bạn, nhưng tất nhiên, khi đó bạn chỉ có một số quyền hạn chế với hệ thông
file ở máy remote. Để phiên làm việc FTP thực hiện được, ta cũng cần 2 phần
mềm. Một là ứng dụng FTP client chạy trên máy của người dùng, cho phép ta gửi

các lệnh tới FTP host. Hai là FTP server chạy trên máy chủ ở xa, dùng để xử lý
các lệnh FTP của người dùng và tương tác với hệ thống file trên host mà nó đang
chạy. FTP cho phép bạn tìm kiếm thơng tin trên server bằng các lệnh thông
dụng như ls hay dir. Khi người dùng đánh các lệnh này, FTP sẽ chuyển lên cho
server, tại server sẽ thực hiện lệnh này và gửi về thông tin danh sách các file
tìm được.
Để sử dụng dịch vụ FTP, người sử dụng có thể chạy phần mềm FTP client
ví dụ như: WS_FTP hay CUTFTP đây là các chương trình có giao diện đồ hoạ khá
thân thiện với người sử dụng.
4. Dịch vụ CHAT
Hiện nay trên Internet có rất hai hình thức Chat phổ biến là: Web Chat và
Instant Message (IM). Web Chat là dịch vụ thường được cung cấp trên các
trang Web dạng diễn đàn, được dùng để cung cấp cho các thành viên thông tin
cần thảo luận trực tuyến với nhau khi cùng đang có mặt trong diễn đàn. IM sử
dụng khá phổ biến, được các nhà cung cấp lớn như Yahoo, MSN, AOL, ICQ,...
cung cấp. Để sử dụng dịch vụ này, người dùng cần đăng ký một tài khoản và
sử dụng tài khoản đó để chat với các thành viên khác trong nhóm. Điểm khác
giữa IM với Web Chat là khi muốn sử dụng IM trên một máy tính nào đó, người
dùng bắt buộc phải cài đặt phần mềm để Chat.

Khoa CNTT

Trang 11


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch

Giao diện Web Chat

Giáo Trình Internet


Giao diện chương trình của
Yahoo Messenger

a) Hướng dẫn sử dụng Yahoo Messenger
Yahoo Messenger là một chương trình Chat rất phổ dụng. Để sử dụng,
người dùng cần có một tài khoản của Yahoo. Nếu đã có 1 địa chỉ Email của
Yahoo thì có thể sử dụng ngay tài khoản đó để dùng dịch vụ này. Nếu chưa có,
hãy đăng ký một tài khoản theo các bước đã hướng dẫn trong phần “Đăng ký
tên sử dụng dịch vụ Email miễn phí trên trang YAHOO.COM”.
Tiếp theo, cần kiểm tra xem máy tính đã cài chương trình Yahoo
Messenger
chưa.
Nếu
chưa
có,
vào
địa
chỉ
để tải về chương trình đó.
Khi khởi động chương trình, cần nhập các thông tin về tài khoản vào trong
hộp thoại sau:

Nhập vào tên tài khoản và
password đã đăng ký

Khi đăng nhập thành công, cửa sổ Chat sẽ xuất hiện với giao diện như

Khoa CNTT


Trang 12


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch
hình dưới đây.

Giáo Trình Internet

b) Thêm một người bạn hội thoại
Để thêm tên một người bạn hội thoại vào trong danh sách, nhấn vào nút
Add

và thực hiện các thao tác sau:

- Nhập tên tài khoản hoặc địa chỉ Email của người bạn hội thoại muốn
thêm vào danh sách.
Chú ý : tài khoản của người đó được thêm vào cũng phải là tài khoản của Yahoo.
- Nhấn nút Next. Trên cửa sổ này, lựa chọn nhóm cho người bạn hội thoại
mới. Có thể nhập thêm một thông báo tới người bạn hội thoại đó nếu cần.

Khoa CNTT

Trang 13


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch

Giáo Trình Internet

- Tiếp tục nhấn nút Next. Lúc này người dùng có thể nhập thêm một số

thơng tin về người bạn hội thoạt đó bằng cách nhấn vào nút Add More
Details.., hoặc có thể kết thúc q trình bằng cách nhấn vào nút Finish.

Như vậy đã thực hiện xong thao tác thêm một người bạn hội thoại vào
danh sách.

Khoa CNTT

Trang 14


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch
c) Gửi bản tin tới người bạn hội thoại

Giáo Trình Internet

Để gửi bản tin, có thể chọn một trong hai cách sau:
- Cách thứ nhất: Chọn tên người muốn gửi bản tin trong danh sách ở cửa
sổ chính. Khi đó, một cửa sổ gửi bản tin hiện ra như hình dưới đây:

Nhập nội dung tin
nhắn vào đây

- Cách thứ hai: Chọn nút
trên thanh cơng cụ làm xuất hiện cửa sổ
như hình dưới. Có thể chọn tên người muốn gửi bản tin trong danh sách kéo
xuống và soạn bản tin trong ô nhập văn bản bên dưới.

Sau khi nhập nội dung bản tin, có thể nhấn Enter trên bàn phím, hoặc
nhấn nút Send để gửi bản tin.

d) Chatroom
Để vào các Chat room (phòng hội thoại) đã được xây dựng sẵn, nhấn
vào nút Join to Chatroom trên thanh cơng cụ ở cửa sổ chính. Khi đó, một
cửa sổ mới sẽ mở ra như hình dưới đây.

Khoa CNTT

Trang 15


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch

Giáo Trình Internet

Trong cửa sổ trên, các Room được chia thành nhiều loại để chọn. Tùy sở
thích, yêu cầu, lựa chọn một Room. Nếu khơng muốn các Room đã có sẵn, có
thể chọn nút Create New Room để tạo ra một Room mới.

Các thiết đặt khi tạo một room mới:
Room name: tên Room mới
Welcome Message: dịng thơng báo chào mừng hiển thị trên Room.
Access: đặt chế độ truy nhập.
- Nếu phần Public (chung- công cộng) được chọn, Room sẽ xuất hiện
trong danh sách các Room và cho phép tất cả mọi người được phép truy nhập.
- Nếu phần Private (riêng tư) được chọn thì Room sẽ khơng xuất hiện
trong phần danh sách các room.
- Users can join the room only if I invite them: Người bạn hội thoại chỉ có
thể truy nhập vào room này nếu có lời mời của người tạo ra Room.
- Enable Voice Chat in room: Cho phép dùng Voice Chat trong Room.
e) Các thao tác với nhóm bạn hội thoại

Để chọn các lệnh thao tác với nhóm, cần hiển thị các lệnh bằng cách
kích phải chuột vào phần danh sách người dùng trong phần cửa sổ chính, màn
hình sẽ xuất hiện thực đơn lệnh như hình dưới đây:

Khoa CNTT

Trang 16


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch

Giáo Trình Internet

Các lệnh đó gồm có:
• Send Instant Message to All in Group: Gửi một tin nhắn tới tất cả các
thành viên nằm trong nhóm.
• Invite All in Group to Conference: Mời tất cả các thành viên trong nhóm
tham gia hội thảo.
• Add a Contact to Group: Thêm một thành viên vào nhóm hiện tại.
• Rename Group: Đổi tên nhóm.
• Create New Group: Tạo nhóm mới.
• Stealth Settings: Thiết đặt trạng thái.
Conference (diễn đàn, hội thảo) là một dịch vụ trong Yahoo! Messenger.
Nó cho phép các thành viên trong danh sách hiện tại của người dùng có thể
thảo luận với nhau theo nhóm về một chủ đề đặc biệt.
Ghi chú: Ngồi những dịch vụ đã nêu ở trên cịn có các dịch vụ khác như Voice
Over IP, IP FAX, Video Conference, Dịch vụ hội thoại trên Internet – IRC...

Khoa CNTT


Trang 17


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch

Giáo Trình Internet

BÀI 2:
KẾT NỐI INTERNET
Hiện nay có rất nhiều cách kết nối đến Internet khác nhau, có hai cách
được sử dụng phổ biến là:
- Kết nối Internet thông qua mạng cục bộ (LAN),
- Kết nối Internet qua đường điện thoại thường (hoặc ADSL).
I./ KẾT NỐI THÔNG QUA MẠNG CỤC BỘ
Đây là kiểu kết nối thường được sử dụng trong các cơ quan, tổ chức có
mạng LAN và đường kết nối riêng đến nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP –
Internet Service Provider). Để sử dụng kiểu kết nối này đòi hỏi người sử dụng
phải có được các thơng tin sau:
- Card mạng và đường kết nối đến máy chủ Proxy,
- Địa chỉ IP máy chủ Proxy,
Để thiết lập kết nối Internet qua mạng LAN, người sử dụng có thể thực
hiện theo các bước sau:
- Khởi động trình duyệt Internet Explorer.
Sau khi cửa sổ Internet Explorer hiện
lên, chọn Tools ->
Internet
Options (hình vẽ dưới). Sau đó cửa sổ “Internet Options” hiện ra.

Trong cửa sổ Internet Options, chọn trang Connections (hình vẽ) và sau khi
nhấp chuột vào nút "LAN Settings" cửa sổ “Local Area Network Setting hiện ra

như sau:
Xác lập các thông số cho máy
tính truy cập mạng

Khoa CNTT

Trang 18


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch
Giáo Trình Internet
Trong cửa sổ “Local Area Network Settings” kích chọn ơ “Use a proxy
server” để trình duyệt Internet Explorer chọn kết nối Internet qua Proxy Server.
Tiếp theo điền địa chỉ IP và tham số cổng vào hai ô tương ứng là Address và
Port. Để có hai thơng số này, cần liên hệ với người quản trị mạng LAN cung
cấp. Sau khi điền đầy đủ hai thông số, chọn nút OK để kết thúc quá trình thiết
lập.
Địa chỉ IP máy chủ
Proxy

Cổng phục vụ

II./ KẾT NỐI THÔNG QUA ĐƯỜNG ĐIỆN THOẠI
Để thiết lập kết nối qua đường điện thoại, người dùng cần thực hiện lần
lượt 3 thao tác sau:
• Cài đặt modem
• Cài đặt Dialup Adapter và TCP/IP
• Tạo kết nối mạng
1. Cài đặt modem (hệ điều hành Windows XP)
Để cài đặt Modem mới với hệ điều hành Windows XP, các bước tiến

hành tuần tự như sau:
- Kích vào nút Start (thường ở dưới góc phải của màn hình) --> Chọn My
Computer.
- Chọn View system information ở bên trái màn hình

- Trong cửa sổ System Properties chọn Hardware --> Chọn chức

Khoa CNTT

Trang 19


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch
năng Add hardware wizard để cài đặt thêm modem

Giáo Trình Internet

- Cửa sổ Add Hardware Wizard
hiện ra. Chọn Next.
- Hệ điều hành Windows sẽ tự
tìm kiếm ra modem đang có trong
máy. Kích vào lựa chọn Install
from a list or specific location
(Advanced) --> Chọn Next.

- Kích vào nút Browse để chọn thư mục có chứa driver của modem -->
Chọn Next.

- Windows sẽ copy các file driver của modem vào máy tính. Đợi đến khi


Khoa CNTT

Trang 20


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch
copy xong thì chọn Next.

Giáo Trình Internet

- Chọn Finish để kết thúc quá trình cài đặt modem.

2. Cài đặt Dial-up Adapter
Windows 2000 và Windows XP các phần này đã được thiết lập sẵn
trong các dịch vụ nên - vào Network Properties ta sẽ thấy có giao thức
TCP/IP
Chú ý: Nếu sử dụng Windows Me hoặc Windows 98 thì ta phải cài đặt Dial up
Adapter
3. Tạo kết nối mạng
Với hệ điều hành Windows 2000:
 Chọn Start > Setting > Control Panel.

Khoa CNTT

Trang 21


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch
Giáo Trình Internet
 Chọn Network and Dial-up Connections và lựa chọn Make New

Connection trong cửa sổ mới mở ra.

 Trên cửa sổ Network Connection Wizard, chọn Next để bắt đầu
việc tạo một kết nối mới.

 Tiếp theo, chọn một kiểu kết nối muốn tạo, rồi nhấn nút Next.

 Ở bước này, nhập vào số điên thoại hoặc mạng muốn kết nối tới, nhấn

Khoa CNTT

Trang 22


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch
nút Next.

Giáo Trình Internet

 Sau đó, lựa chọn có chia sẻ kết nối này với những người dùng khác trên
cùng máy tính hay không, rồi nhấn nút Next.

- Đặt tên cho kết nối vừa tạo, và nhấn nút Finish để kết thúc quá trình.

- Ngay lúc này bạn sẽ thấy xuất hiện một biểu tượng nút bấm nhanh và
một hộp thoại kết nối trên màn hình nền Desktop. Nếu muốn kết nối, chỉ cần
nhấn vào nút Dial trên hộp thoại, và nếu khơng thì chỉ cần nhấn vào nút Cancel
để đóng hộp thoại trên lại.

III./ CÀI ĐẶT ADSL ROUTER KẾT NỐI VỚI MÁY TÍNH


Khoa CNTT

Trang 23


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch
Giáo Trình Internet
1. ADSL Router nối với máy tính bằng port USB (dùng cho máy đơn)
Khi kết nối PC với ADSL router bằng port USB thay cho port Ethernet thì ta
phải cài USB driver cho PC. Khi kết nối bằng cáp USB lần đầu thì Windows sẽ
tự nhận thiết bị và USB driver được cài theo các bước sau:
a) Bước 1: Cài driver cho USB từ đĩa CD-ROM
- Chạy chương trình setup driver của USB từ đĩa CD-ROM

- Chạy chương trình setup driver cho USB tùy theo hệ điều hành nào thì
chạy chương trình tương ứng.

Chọn Next từ màn hình sau để cài đặt driver cho USB
-

- Nhấp install

Khoa CNTT

Trang 24


Trường TCN Khu Vực Long Thành - Nhơn Trạch


Giáo Trình Internet

Windows sẽ copy các file cài đặt

Chọn Finish để hoàn thành việc cài đặt driver cho USB

Khoa CNTT

Trang 25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×