Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Tìm hiểu hiện tượng lạm dụng sức lao động người cao tuổi tại TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.42 KB, 101 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................4
DANH MỤC BIỂU ĐỒ................................................................................................5
KÝ HIỆU VIẾT TẮT...................................................................................................6
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................7
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.......................................................................................8
3. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu..............................................................................10
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu............................................................10
5. Cơ sở lý thuyết.......................................................................................................11
6. Khung nghiên cứu..................................................................................................13
7. Các khái niệm chính..............................................................................................13
8. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................14
9. Giả thuyết nghiên cứu............................................................................................15
10. Phương pháp và kĩ thuật nghiên cứu...................................................................16
11. Đóng góp của cuộc nghiên cứu...........................................................................16
12. Khó khăn khi thực hiện đề tài.............................................................................16
13. Tóm tắt nội dung của đề tài................................................................................17
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................................................................................19
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÀ ĐỐI TƯỢNG........................................19
1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu.......................................................................19
1.2. Tổng quan về đối tượng khảo sát và qúa trình thực hiện....................................20
1.2.1. Đối với trường hợp nghiên cứu định tính (phỏng vấn người cao tuổi bị lạm
dụng sức lao động)....................................................................................................20
1.2.2. Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu định lượng............................................21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG....................................................................................24
2.1. Khái quát chung.....................................................................................................24
2.2. Tìm hiểu nhận biết của người dân về hiện tượng...................................................29
2.3. Mối tương quan giữa sự nhận biết và mức độ phổ biến của hiện tượng................30
2.4. Cái nhìn của người dân về hiện tượng này...........................................................30
2.4.1. Ước lượng......................................................................................................30


2.4.2. Mức độ thường thấy người cao tuổi lao động là nam hay nữ qua cách nhìn của
người dân..................................................................................................................31
2.4.3. Thời gian diễn ra của hiện tượng:....................................................................31
2.4.4. Mức độ phù hợp của các công việc đối với người cao tuổi............................32
CHƯƠNG 3. TÁC ĐỘNG..........................................................................................40
3.1. Tác động của hiện tượng dưới góc nhìn của người cao tuổi bị lạm dụng sức lao
động 40

1


3.2. Tác động đối với xã hội......................................................................................43
3.3. Tác động đối với bản thân..................................................................................44
CHƯƠNG 4. NGUYÊN NHÂN.................................................................................45
4.1.Theo quan điểm của người cao tuổi bị lạm dụng sức lao động...............................45
4.1.1. Về phía xã hội..............................................................................................45
4.1.2. Gia đình.......................................................................................................48
4.1.3. Cá nhân........................................................................................................49
4.2. Qua cách nhìn của người dân.............................................................................51
CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP THEO QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI DÂN....................55
PHẦN KẾT LUẬN.....................................................................................................58
1. Kết luận chung và kiểm định giả thuyết.................................................................58
2. Khuyến nghị..........................................................................................................61
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 65
PHỤ LỤC 1: TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................65
PHỤ LỤC 2: BẢNG KẾT XUẤT DỮ LIỆU SPSS......................................................67
PHỤ LỤC 3 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN....................................................................99
PHỤ LỤC 4 BẢNG HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN...................................................110

2



KÝ HIỆU VIẾT TẮT

LDSLĐ: lạm dụng sức lao động
NCT: người cao tuổi

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây người cao tuổi trên thế giới nói chung và ở Việt Nam
nói riêng đang có xu hướng tăng nhanh. Đây là mối quan tâm của nhiều quốc gia. Ở
nước ta bảo vệ và chăm sóc người cao tuổi khơng chỉ mang ý nghĩa kinh tế, chính trị,
xã hội mà còn mang ý nghĩa nhân đâọ sâu sắc, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ
nguồn”, “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta. Người cao tuổi là tầng lớp
đã có nhiều cống hiến lớn lao trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc vì vậy họ
cần phải được tơn trọng, chăm sóc và tạo mọi điều kiện để tiếp tục phát huy những
kinh nghiệm sống mà họ tích lũy được. Tuy nhiên thực tế đã cho thấy, người cao tuổi
hiện nay đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như: nghèo đói, bị bỏ rơi, bạo hành,
ngược đãi, không được sống một cuộc sống ổn định, khơng được hưởng sự chăm sóc
từ gia đình hay xã hội. Họ phải đi làm những công việc nặng nhọc để mưu sinh qua
ngày như bán tăm, bán vé số, làm hồ, nhặt những đồ phế thải... Thậm chí một số đã bị
lạm dụng sức lao động của mình. Họ bị chính những lao động trẻ tuổi hơn bắt phải làm
việc trong nhiều giờ với số tiền ít ỏi nhưng lại khơng nhận được sự chăm sóc chu đáo.
Nhiều người phải sống cơ đơn một mình ở những nơi chật hẹp và thiếu những điều
kiện vật chất cơ bản trong khi lẽ ra bản thân họ phải được sự quan tâm của con cái hay
xã hội hơn là phải sống một cuộc sống như vây. Một câu hỏi đã được đặt ra vậy đâu là
nguyên nhân khiến cho họ bị lạm dụng về sức lao động như vây? Đối lập với những

người già có hồn cảnh như vậy là tầng lớp giới trẻ. Họ được sinh ra và lớn lên trong
một cuộc sống đầy đủ hơn, họ là những người đại diện cho một thế hệ mới. Họ sẽ có
cái nhìn như thế nào về việc những người cao tuổi bị lạm dụng sức lao động. Thực hiện
đề tài: “Tìm hiểu hiện tượng lạm dụng sức lao động người cao tuổi tại TP. Hồ Chí
Minh hiện nay”. Chúng tôi muốn phần nào cho thấy được bức tranh về hiện tượng này
góc nhìn của người trong cuộc và người ngồi cuộc, cụ thể là người dân TP. Hồ Chí
Minh, và giải thích được nguyên nhân sâu xa của hiện tượng nhằm góp phần cho cơng
4


tác hoạch định và xây dựng chính sách đối với người cao tuổi nói chung và việc giải
quyết tình trạng trên nói riêng một cách hợp lý.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Theo dự đoán của Liên Hợp Quốc, thế kỷ thứ 21 sẽ trở thành kỷ nguyên của
người cao tuổi, cụ thể là đến năm 2025 tỉ lệ người cao tuổi chiếm 20% dân số thế giới.
Mặc dù vậy người cao tuổi vẫn được nhìn nhận là tầng lớp yếu thế và dễ bị tổn thương
trong xã hội, cần có sự quan tâm và chăm sóc từ xã hội. Vì vậy các đề tài nghiên cứu
về người cao tuổi đang được đầu tư cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên phần lớn
các đề tài nghiên cứu đều tập trung vào việc hỗ trợ xã hội về các dịch vụ y tế, chăm sóc
sức khỏe, mối quan hệ với gia đình và việc tham gia vào xã hội của người cao tuổi. Cụ
thể như:
Trong luận văn nghiên cứu về “vai trị của người già trong gia đình và cộng đồng
hiện nay” của Ths. Hà Thị Minh Khương, thông qua phương pháp phân tích thứ cấp,
tác giả lựa chọn thông tin của một điểm nghiên cứu là xã Hạ Bằng, Thạch Thất, Hà
Tây. Sau đó tác giả dùng phương pháp nghiên cứu thực địa tại địa phương này nhằm
thu thập được nguồn thông tin thực tế hơn về vai trò của người già. Qua nghiên cứu
này tác giả đã đưa ra một số ý kiến cho rằng: người già ở vùng nông thôn tham gia vào
các hoạt động sản xuất và các hoạt động ngồi cộng đồng. Họ đóng vai trị là người
truyền tải các giá trị văn hóa, hơn thế họ vẫn duy trì được vị thế của mình trong gia
đình. Do vậy , tác giả cho rằng việc thực hiện các chính sách phát huy vai trị người già

sẽ dễ dàng hơn khi áp dụng ở nông thôn.
Ở một đề tài nghiên cứu khác, tác giả nghiên cứu về việc “Hỗ trợ chính sách xã
hội đối với người cao tuổi tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”. Trong bài nghiên
cứu này tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu: phân tích thứ cấp, sử
dụng bảng hỏi và phỏng vấn sâu một số trường hợp đặc biệt. Từ đó tác giả đã cho thấy
được bức tranh tổng thể của người cao tuổi tại thành phố Quy Nhơn thông qua một số
5


kết luận sau cuộc nghiên cứu như sau: “người cao tuổi ở thành phố Quy Nhơn đã thiết
lập cho họ một mạng lưới xã hội ở nhiều mức độ để giải quyết khó khăn của họ. Tuy
nhiên những đối tượng có sự khác nhau về giới tính, độ tuổi, thu nhập hoặc nghề
nghiệp sẽ có mức hỗ trợ khác nhau, hay nói cách khác những người có điều kiện sống
khác nhau sẽ nhận mức hỗ trợ khác nhau”. Nhìn chung, qua đề tài này, tác giả đã cho
người đọc có thể hình dung được phần nào đời sống của người cao tuổi ở thành phố
Quy Nhơn.
Ngoài hai đề tài nghiên cứu trên có rất nhiều các đề tài nghiên cứu khác cũng
nghiên cứu về người cao tuổi. Mỗi đề tài khai thác một khía cạnh nhưng đều mơ tả
được cuộc sống của người cao tuổi trong các hoàn cảnh khác nhau, từ đồng bằng đến
miền núi, từ những dân tộc khác nhau trên đất nước. Điều này được thể hiện qua một
số bài nghiên cứu của tác giả Đỗ Thịnh về “người già của các dân tộc” được đăng trên
tạp chí Dân tộc học, số 1/1993, hoặc bài nghiên cứu về “sự tham gia hoạt động xã hội
của người cao tuổi ở Đồng bằng sông Hồng” của tác giả Dương Chí Thiện. Tuy nhiên
việc nghiên cứu về tình trạng lạm dụng sức lao động người cao tuổi tại TP. Hồ Chí
Minh hiện nay vẫn chưa được khai thác hoặc chỉ mang tính mơ tả sự kiện. Nếu có nhắc
đến lạm dụng sức lao động, các nghiên cứu thường tập trung đến lạm dụng sức lao
động trẻ em. Vì vậy nhóm chúng tơi muốn thực hiện đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu hiện
tượng lạm dụng sức lao động của người cao tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”
bằng cách sử dụng kết hợp hai loại hình nghiên cứu định lượng và định tính. Sự khác
biệt giữa đề tài của chúng tôi so với các đề tài trước đây về vấn đề nghiên cứu giúp

chúng tơi có thể đóng góp hoặc gợi mở cho các nghiên cứu sau này có hướng nhìn
khách quan về một phương thức lạm dụng sức lao động mới xuất hiện gần đây không
chỉ qua nhận thức của những người liên quan trực tiếp đến vấn đề mà cịn qua góc nhìn
của giới trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh.
3. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát

6


Tìm hiểu hiện tượng lạm dụng sức lao động của người cao tuổi và những yếu tố
tác động đến việc lạm dụng sức lao động của người cao tuổi tại thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay.
- Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu nhận thức của người dân thành phố Hồ Chí Minh và người cao tuổi bị
lạm dụng sức lao động về hiện tượng trên.
Tìm hiểu thực trạng người cao tuổi bị lạm dụng sức lao động ở TP. Hồ Chí Minh
hiện nay qua cách nhìn của người cao tuổi bị lạm dụng sức lao động và giới trẻ ở TP.
Hồ Chí Minh.
Phân tích những nguyên nhân và các yếu tố tác động đến việc lạm dụng sức lao
động của người cao tuổi.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu sẽ thu thập và đề xuất một vài khuyến nghị để giải
quyết tốt hơn hiện tượng lạm dụng sức lao động của người cao tuổi.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng
Đối tượng của đề tài là hiện tượng lạm dụng sức lao động của người cao tuổi ở
thành phố Hồ Chí Minh hiện nay và những yếu tố tác động đến hiện tượng này.
-

Khách thể nghiên cứu


Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố có thành phần dân cư đa số là người
trẻ. Ngoài ra, đây là thành phần dễ tiếp cận với các vấn đề xã hội, họ quan tâm và nhạy
cảm với các vấn đề đang xảy ra trong xã hội nhiều hơn so với các thành phần dân cư
khác. Vì vậy để thơng tin thu thập được mang tính chính xác và thiết thực, khách thể
nghiên cứu được chọn trong đề tài này là người dân TP. Hồ Chí Minh bao gồm giới trẻ,
người cao tuổi bị lạm dụng sức lao động và người lạm dụng sức lao động người cao
tuổi.
-

Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: tập trung làm rõ thực trạng qua nhận thức của người dân TP. Hồ Chí
Minh và người cao tuổi bị lạm dụng sức lao động về hiện tượng lạm dụng sức lao động

7


người cao tuổi. Đồng thời nghiên cứu cũng phân tích những nguyên nhân và các yếu tố
tác động đến hiện tượng này
Về không gian và thời gian: thời gian gần đây người cao tuổi bị lạm dụng sức lao
động dưới nhiều hình thức khác nhau và hoạt động ở những nơi khác nhau. Ngoài ra,
để việc chọn mẫu được thuận tiện, phạm vi nghiên cứu của đề tài là toàn bộ khu vực
thành phố Hồ Chí Minh.
5. Cơ sở lý thuyết
- Lí thuyết lựa chọn hợp lý
Lí thuyết lựa chọn duy lí coi con người là chủ thể ra quyết định một cách hợp lí,
có chủ đích, có suy nghĩ trong điều kiện khan hiếm nguồn lực trên cơ sở xem xét, đánh
giá lợi ích kinh tế của từng cách lựa chọn. Tương tự, Alfred Marschal cho rằng cá nhân
bị nhu cầu tâm lý bên trong thúc đẩy phải hành động, nhưng định hướng và dẫn dắt

hành động lại là sự vật bên ngoài cá nhân, các cá nhân chỉ tham gia vào quan hệ trao
đổi những điều kiện có lợi cho họ. Áp dụng lí thuyết này vào đề tài nghiên cứu, chúng
tơi muốn giải thích hành vi của những người cao tuổi bị lạm dụng sức lao động và
những người lạm dụng sức lao động của người cao tuổi trong bối cảnh xã hội hiện nay,
giải thích những động cơ thúc đẩy họ chấp nhận làm theo những hành động đó.
-

Lý thuyết hiện đại hóa

Theo M. Weber quá trình hiện đại hóa là q trình tàn lụi của những khuôn mẫu
tư tưởng truyền thống và đồng thời là sự gia tăng tầm quan trọng của tính hợp lý. Emile
Durkheim cũng có cách nhìn tương tự về tính hiện đại khi ơng cho rằng trong xã hội có
sự tương thuộc về mặt kinh tế như hiện nay, mọi người khơng bắt buộc phải chia sẻ
những giá trị văn hóa, đạo đức chung, các khn mẫu văn hóa ngày càng trở nên đa
dạng và xuất hiện ngày càng nhiều các hành vi phi chuẩn mực. Lý thuyết này giúp đề
tài giải thích được vấn đề lạm dụng sức lao động của người cao tuổi vì sao lại hình

8


thành trong những năm gần đây và yếu tố xã hội đã tác động ra sao đến quan niệm của
người dân về vấn đề cần nghiên cứu.
-

Lý thuyết chức năng

Mô hình lý thuyết này gắn liền với tên tuổi của những nhà xã hội học tiên phong
như: É.Durkheim và Spencer. Các luận điểm gốc của thuyết cấu trúc- chức năng đều
nhấn mạnh tính cơng bằng, ổn định và khả năng thích nghi của cấu trúc. Mơ hình lý
thuyết này quan niệm: “xã hội là một hệ thống các bộ phận có tương quan; mỗi bộ

phận có những hệ quả chức năng đối với sự vận hành của xã hội như một toàn thể, bất
kỳ sự thay đổi ở thành phần nào cũng kéo theo sự thay đổi ở thành phần khác”. Hoặc
theo như Comte, ông cho rằng: “do thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận mà
cấu trúc xã hội bị rối loạn gây ra sự bất thường xã hội”. Đưa lý thuyết này vào áp dụng,
chúng tôi muốn giải thích về vai trị, chức năng của xã hội và gia đình trong việc người
cao tuổi bị lạm dụng sức lao động ở thời gian gần đây.
-

Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow

Tác giả nổi tiếng với lí thuyết này chính là Abraham Maslow và lý thuyết này
được xếp vào trường phái nhân văn hiện sinh,vì Maslow nhìn nhận con người theo
khuynh hướng nhân đạo.Ông cho rằng con người cần được đáp ứng những nhu cầu cơ
bản để tồn tại và phát triển,để mô tả các mức độ nhu cầu đó ơng dùng thơng qua mơ
hình tháp nhu cầu.Theo đó mơ hình tháp nhu cầu có 5 cấp độ:cấp độ sinh lý,cấp độ an
toàn,cấp độ xã hội,cấp độ tôn trọng,cấp độ tự thể hiện. Tuy nhiên trong bài nghiên cứu
này, chúng tôi chỉ muốn dùng cấp độ một của ký thuyết đó là cấp độ sinh lý để giải
thích nhu cầu sinh lý đã tác động như thế nào đến hành động của những người cao tuổi
khi họ lựa chọn làm những cơng việc nặng nhọc thay vì những công việc khác.

6. Khung nghiên cứu

9


Quan điểm, nhận thức

Người dân TP. Hồ Chí Minh

Thực

trạng
của
hiện
tượng

Nguyên
nhân
của hiện
tượng

Tác
động
của
hiện
tượng

Giải
pháp
cho
hiện
tượng

Người cao tuổi bị lạm dụng sức lao
động
Thực
trạng
của
hiện
tượng


Nguyên
nhân
của
hiện
tượng

Tác
động
của
hiện
tượng

Giải
pháp
cho
hiện
tượng

Hiện tượng lạm dụng sức lao động của người cao
tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh

7.

Các khái niệm chính
- Nhận thức
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác- Lênin nhận thức được hình thành một

cách tự phát, trực tiếp từ trong hoạt động hàng ngày của con người. Nó phản ánh sự
vật, hiện tượng xảy ra với tất cả những đặc điểm chi tiết, cụ thể và những sắc thái khác
nhau của sự vật. Vì vậy, nhận thức thơng thường mang tính phong phú, nhiều vẻ và gắn

với những quan niệm sống thực tế hàng ngày. Vì thế, nó thường xun chi phối hoạt
động của con người trong xã hội.
-

Người dân

Theo bách khoa toàn thư Wikipedia người dân là thuật ngữ chỉ về toàn thể những
con người sinh sống trong mộtquốc gia, và tương đương với khái niệm nhân dân.
Người dân cịn có khái niệm rộng hơn và được sử dụng trong chính trị, pháp lý, tư

10


tưởng chính trị. Trong lĩnh vực chính trị pháp lý, người dân cịn tương đồng với thuật
ngữ cơng dân là những con người mang quốc tịch và được bảo hộ của một nhà nước
nơi họ đang sinh sống và thông thường là không bao gồm những người trong bộ máy
cai trị. Tuy nhiên trong đề tài này chúng tôi chỉ giới hạn người dân là giới trẻ từ 20 đến
30 tuổi và những người cao tuổi bị lạm dụng sức lao động.
-

Lạm dụng sức lao động

Lạm dụng sức lao động được nghiên cứu trong đề tài này là những hành vi sử
dụng trái pháp luật, vượt quá quyền hạn đối với sức lao động của người cao tuổi nhằm
mục đích vì lợi ích cá nhân. Theo nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định về các điều
khoản về người lao động cao tuổi thì người cao tuổi có thể tham gia lao động khi họ có
đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt
động theo quy định của pháp luật, họ có nhu cầu và phải hưởng được các chế độ, quyền
lợi được quy định theo pháp luật. Tất cả các hành vi vi phạm những điều trên đều là
lạm dụng sức lao động người cao tuổi.

-

Người già, người cao tuổi

Theo luật người cao tuổi số 39/2009/QH12 của quốc hội, người cao tuổi hay
người cao niên hoặc người già là công dân Việt Nam có độ tuổi từ 60 trở lên.
8. Câu hỏi nghiên cứu
- Cuộc sống của những người già bị lạm dụng sức lao động ra sao?
- Giới trẻ có nhận thức như thế nào về thực trạng, nguyên nhân, tác động và
những giải pháp cần thiết về hiện tượng lạm dụng sức lao động người cao
tuổi?
- Các yếu tố: xã hội, gia đình và pháp luật có tác động như thế nào tới những
người gìa bị lạm dụng sức lao động?
- Bản thân những người trong cuộc có suy nghĩ gì về cuộc sống hiện tại của
9.

mình?
Giả thuyết nghiên cứu

11


Giới trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh quan tâm và nhận thức được thực trạng,
nguyên nhân, tác động và giải pháp của hiện tượng lạm dụng sức lao động người cao
tuổi.
Người cao tuổi bị lạm dụng sức lao động khơng hài lịng về cuộc sống của họ, họ
chấp nhận việc bị lạm dụng vì yếu tố kinh tế và cuộc sống.
Tất cả những người cao tuổi bị lạm dụng đều có hồn cảnh sống khó khăn và
khơng nhận được sự quan tâm của gia đình.
Hiện tượng lạm dụng sức lao động người co tuổi tác động tiêu cực đến xã hội, gia

đình và bản thân người cao tuổi.
Đối tượng người cao tuổi bị lạm dụng sức lao động chủ yếu di cư từ nơng thơn
đến TP. Hồ Chí Minh.
Chính sách an sinh xã hội chưa hoàn thiện, sự quản lý của nhà nước và pháp luật
chưa đủ nghiêm minh làm hiện tượng này ngày càng nhiều.
Áp lực của dân cư đông đúc ở thành phố làm vấn đề này càng trở nên phổ biến.
Sự lỏng lẻo trong cố kết xã hội ở thành thị làm xuất hiện tình trạng trên.
Các thành viên trong gia đình người cao tuổi khơng quan tâm đến họ dẫn đến việc
họ trở thành người bị lạm dụng sức lao động.
10. Phương pháp và kĩ thuật nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập thông tin
Đề tài sử dụng kết hợp hai loại hình nghiên cứu định lượng và định tính qua việc
sử dụng phương pháp thu thập thông tin bằng bản hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu cá
nhân và kết hợp với quan sát trong quá trình phỏng vấn.
-

Phương pháp xử lí thơng tin

Đối với thơng tin định lượng, chúng tôi sử dụng phần mềm Excel 2010 và phần
mềm SPSS 16.0, với thông tin thu được từ phỏng vấn sâu, do chúng tơi chưa có điều

12


kiện hiểu rõ về phần mềm Nvivo và mẫu nghiên cứu không nhiều nên việc ghỡ băng sẽ
được thực hiện bằng tay.
- Phương pháp chọn mẫu
Để việc tìm kiếm và thu thập thơng tin được nhanh chóng chúng tơi sẽ chọn mẫu
phi xác suất, cụ thể là mẫu tình cờ, tiện lợi.
11. Đóng góp của cuộc nghiên cứu

- Đóng góp về mặt lý luận
Với mục đích tìm hiểu thực tế, để nâng cao hiệu quả trong quá trình học tập,
những thơng tin thu được từ cuộc nghiên cứu sẽ đóng góp thêm vào nguồn tư liệu tham
khảo về sau cho những lĩnh vực có liên quan.
- Đóng góp về mặt thực tiễn
Nếu đề tài được triển khai thì sẽ giúp cho mọi người có nhận thức rõ hơn về hồn
cảnh của những người già bị lạm dụng sức lao động và những ngun nhân chính của
vấn đề. Từ đó giúp cho những nhà làm chính sách đưa ra những biện pháp phù hợp
nhằm khắc phuc tình trạng trên, góp phần ổn định và thúc đẩy xã hội phát triển.
12. Khó khăn khi thực hiện đề tài
Nghiên cứu về việc lạm dụng của người cao tuổi, chúng tơi gặp nhiều khó khăn
trong q trình tìm kiếm tài liệu có liên quan đến vấn đề, do những đề tài nghiên cứu
về vấn đề này cịn hạn chế. Ngồi ra, do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên việc thu
thập thơng tin định tính qua phỏng vấn sâu cịn chưa được nhiều. Đồng thời, nhóm
nghiên cứu gặp khó khăn khi tiếp cận với người lạm dụng sức lao động của người cao
tuổi, đặc biệt là nam giới.
13. Tóm tắt nội dung của đề tài
 Phần mở đầu.
Lý do chọn đề tài.
Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu.
Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu.
Cơ sở lí thuyết.
Khung nghiên cứu
Các khái niệm chính.
Câu hỏi nghiên cứu.
13


Giả thiết nghiên cứu

Phương pháp và kĩ thuật nghiên cứu
Đóng góp của cuộc nghiên cứu.
Khó khăn khi thực hiện đề tài.
 Phần nội dung:
Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu.
Thực trạng của hiện tượng lạm dụng sức lao động người cao tuổi.
Tác động của hiện tượng lạm dụng sức lao động người cao tuổi.
Nguyên nhân của hiện tượng lạm dụng sức lao động người cao tuổi.
Giải pháp theo ý kiến của người dân.
 Kết luận
Kiểm định giả thiết và kết luận
Kiến nghị
 Phụ lục
Tài liệu tham khảo
Phụ lục 1: bảng biểu
Phụ lục 2: bản hỏi định lượng
Phụ lục 3: bản hướng dẫn phỏng vấn sâu.

14


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÀ ĐỐI TƯỢNG
1.1.

Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích: 2.095,239 km2, dân số: 7.990.100 người

(2013), là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, giáo dục, văn
hóa quan trọng của Việt Nam. Giáp với các tỉnh Bình Dương ở phía Bắc, Tây Ninh ở

phía Tây Bắc, phía Đơng và Đơng Bắc giáp Đồng Nai, phía Đơng Nam giáp Bà Rịa Vũng Tàu, phía Tây và Tây Nam giáp Long An và Tiền Giang, phía Nam giáp biển
Đơng với chiều dài bờ biển khoảng 15 km.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm Nam Bộ, cách thủ đô Hà Nội 1.738 km
về phía Đơng Nam. Là thành phố cảng lớn nhất đất nước, hội tụ đủ các điều kiện thuận
lợi về giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không, là một đầu mối
giao thông kinh tế lớn nối liền với các địa phương trong nước và quốc tế. Hơn thế TP.
Hồ Chí Minh là nơi có điều kiện tự nhiên ưu đãi, có nền văn hóa đa dạng, con người
thân thiện thu hút khách du lịch từ nhiều nơi trên thế giới. Do đó điều kiện buôn bán,
kinh doanh diễn ra thuận lợi.
Từ những điều kiện trên, luồng di cư từ các tỉnh thành trên cả nước về đây ngày
càng nhiều và ngày càng đa dạng về thành phần dân cư. Nếu trước đây những người di
cư vào Sài Gịn chủ yếu là người trẻ, thì trong những năm gần đây, người cao tuổi đã
bắt đầu có xu hướng di cư về đây ngày càng đơng. Đặc biệt, những người cao tuổi này
thường là những người sinh sống ở những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn hoặc từ
các vùng nơng thơn. Khi sinh sống ở Sài Gịn, họ chỉ có thể làm những cơng việc lao
động phổ thơng, chịu nhiều thiệt thịi so với người có hộ khẩu ở TP. Hồ Chí Minh. Vì
thế, họ trở thành những người yếu thế, dễ dàng bị người khác lạm dụng sức lao động.

1.2.

Tổng quan về đối tượng khảo sát và qúa trình thực hiện
15


1.2.1.

Đối với trường hợp nghiên cứu định tính (phỏng vấn người cao tuổi
bị lạm dụng sức lao động)

Qua quá trình đi thực tế và tìm hiểu thơng tin từ báo chí chúng tơi nhận thấy các

trường hợp người cao tuổi bị lạm dụng sức lao động thường tập trung ở các quận trung
tâm. Cụ thể, trong bài nghiên cứu này chúng tôi tiến hành khảo sát 3 trường hợp ở quận
1 và một trường hợp ở quận Bình Thạnh. Những nơi này thường được biết đến là nơi
có kinh tế phát triển, giao thông thuận lợi, chất lượng cuộc sống cao, tập trung dân cư
đông đúc và buôn bán, kinh doanh thuận lợi. Mặc dù vậy, những người cao tuổi bị lạm
dụng sức lao động lại sống ở những khu nhà ổ chuột, nằm trong các con hẻm nhỏ.
Số mẫu mà chúng tôi dự định phỏng vấn sâu là 8 mẫu. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với
khách thể nghiên cứu chúng tôi gặp nhiều sự cản trở cho việc thu thập thông tin. Do
vậy, số mẫu mà chúng tôi phỏng vấn được chỉ có 4 mẫu. Đối tượng mà chúng tơi
phỏng vấn đều từ 60 tuổi trở lên, trong đó có hai người là nam và hai người là nữ. Họ
đều là những người di cư từ nơi khác đến. Công việc của họ hầu hết đều là lao động tay
chân ở những nơi có đơng người qua lại như: chợ, các quán ăn, ngã tư đường,…Những
người mà chúng tôi phỏng vấn bao gồm:
 Bà X, 92 tuổi, quê ở Mỏ Cày, Bến Tre, hiện bà đang bán hành và tỏi khơ ở chợ
thuộc quận Bình Thạnh.
 Ơng Y, 73 tuổi, quê ở Tuy An, Phú Yên, hiện ông đang sinh sống và bán vé số ở
khu vực quận 1.
 Bà Z, 75 tuổi, quê ờ miền Bắc, hiện bà đang sống và bán vé số, xin tiền ở khu
vực quận 1.
 Ơng T, 61 tuổi, q ở Bình Định, hiện ông đang bán vé số và sinh sống tại khu
vực quận 1.
Trước khi bắt đầu thực hiện những bài phỏng vấn sâu đối với người cao tuổi bị
lạm dụng sức lao động, chúng tôi đã tiến hành quan sát và theo dõi những hoạt động
trong việc làm hằng ngày của họ. Do hạn chế về thời gian, chúng tôi không thể quan
16


sát tất cả những công việc mà họ thực hiện hoặc tiến hành tiếp cận trực tiếp với đối
tượng phỏng vấn trong thời gian đầu. Tuy nhiên, khi tìm hiểu thơng tin trên báo chí,
chúng tơi biết được nơi sinh sống và làm việc của một số nhóm đối tượng. Dựa trên

những thơng tin sẵn có cộng với việc quan sát ban đầu chúng tôi đã tiếp xúc, làm quen
và bắt đầu thu thập thông tin trực tiếp từ họ.
1.2.2.

Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu định lượng

Bảng 1: Giới tính
Giới tính

Số lượng

%

Nam

56

45,2

Nữ

68

54,8

Tổng

124

100


(N=124, nguồn điều tra tháng 12/2015)
Trong 124 người được khảo sát có 56 nam và 68 nữ tham gia vào cuộc nghiên
cứu, chiếm tỉ lệ phần trăm tương ứng là 45,2% và 54,8%.
Bảng 2. Trình độ học vấn.
Trình độ học vấn

Số lượng

%

Tiểu học

1

0,8%

THCS

2

1,6%

THPT

6

4,8%

Trung cấp-nghề


8

6,5%

Cao đẳng-đại học

98

79%

Sau đại học

9

7,3%

Tổng

124

100,0
17


(N=124, nguồn điều tra tháng 12/2015)
Trong tổng số 124 người tham gia nghiên cứu thì có 98 người có trình độ học vấn
là cao đẳng- đại học, 9 người ở trình độ sau đại học, 8 người có trình độ trung cấp
nghề, 6 người có trình độ THPT, 2 người là THCS và 1 người có trình độ tiểu học
chiếm tỉ lệ phần trăm tương ứng là 79%; 7,3%; 6,5%; 4,8%; 1,6% và 0,8%.

Bảng 3. Quê quán
Quê quán

Số lượng

%

Tỉnh khác

79

63,7

Tp.HCM

45

36.3

Tổng

124

100,0

(N=124, nguồn điều tra tháng 12/2015)
Như chúng ta biết thì Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất cả
nước, vì vậy dễ dàng thu hút rất nhiều người từ các tỉnh khác đến để sinh sống và làm
việc tại nơi đây. Vì vậy trong 124 người tham gia nghiên cứu của chúng tơi có đến
63,7% là ở các tỉnh khác và 36,3% ở Tp.Hồ Chí Minh.

Biểu đồ 1. Tôn giáo

18


Trong 124 người tham gia khảo sát, có 25% người theo đạo Phật giáo, 12,9%
người theo đạo Thiên Chúa, 0,8% theo đạo Hồi, 1,6% người theo đạo Cao đài, 1,6%
theo đạo khác và 58,1% người không theo tôn giáo nào.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG
2.1. Khái quát chung
Trong những năm gần đây, hiện tượng lạm dụng sức lao động được một số
phương tiện truyền thơng đại chúng đề cập đến dưới hình thức chăn dắt người cao tuổi
làm những công việc như: bán vé số, ăn xin, phụ hồ…Một bộ phận lớn người dân Việt
19


Nam vẫn còn giữ lại những truyền thống tốt đẹp về việc kính trọng và yêu thương
người cao tuổi. Chính vì vậy, khi nhìn thấy những người cao tuổi lao động ngoài đường
phố, người dân đã giúp đỡ bằng nhiều cách khác nhau, đa số là cho tiền và mua hàng
ủng hộ cho họ. Vì điều đó, những người lạm dụng đã có nhiều cơ hội hơn khi kinh
doanh dựa trên sức lao động của người cao tuổi. Những năm trước đây, do hiện tượng
này xuất hiện tràn lan, nhiều người dân đã bắt đầu để ý và tố cáo với các cơ quan chức
năng nên một số trường hợp người lạm dụng đã bị công an đưa về xử lý. Mặc dù vậy,
hiện tượng này vẫn còn tiếp diễn nhưng với những hình thức tinh vi hơn. Một số người
đã cố gắng tiếp cận để tìm hiểu nhưng đều bị ngăn chặn hoặc những người trong cuộc
thường tìm cách phủ nhận. Trường hợp những người cao tuổi mà chúng tôi phỏng vấn
đều là những người làm công việc tay chân, đa số là những người bán vé số. Người bán
vé số chiếm phần lớn vì theo họ, bán vé số họ có nhiều thuận tiện hơn khi làm các nghề
khác “tơi bán cái này mà ế thì có thể trả lại trước giờ quy định, trời nắng mưa thì

khơng phải chạy nhiều như bán hàng cố định một chỗ hoặc bán chỗ này khơng được
thì đi chỗ khác”.
Thời gian mà mọi người tan làm và về nhà nghỉ ngơi hoặc đi chơi, thì cũng là lúc
các cụ bắt đầu làm việc. Mỗi người có khoảng thời gian làm khác nhau nhưng nhìn
chung đều vào buổi tối kéo dài đến đêm hoặc sáng hôm sau. Theo cụ Y- bán vé số tại
quận 1 cho biết “tôi thường bắt đầu đi bán vào lúc 5 hoặc 6 giờ chiều, khi nào bán hết
sớm thì khoảng 12 giờ đêm sẽ có người đến đón về, nếu ngày nào cịn khỏe, bán chưa
hết thì trễ nhất là 3 giờ sáng là được về, khoảng thời gian cịn lại chúng tơi được nghỉ
ngơi, ăn uống và lấy vé số để ngày hôm sau tiếp tục đi bán”. Khi được hỏi là vì sao các
cụ lại làm vào khoảng thời gian này, cụ Z- bán vé số ở quận 1 cho hay “ chúng tôi già
rồi, đi ban ngày nắng lắm, với người ta cũng đi làm hết rồi, đâu có ai ngồi đường đâu
mà bán, đi buổi tối, mát trời, lại có nhiều người đi chơi, chúng tôi bán được nhiều
hơn”. Một lúc sau cụ lại ngập ngừng nói “với thằng cháu ở nhà bảo đi giờ này cho đỡ
phiền, khơng có cơng an dịm ngó”.

20


Làm những công việc vất vả so với độ tuổi như vậy, thời gian làm việc đôi khi
nhiều hơn thời gian làm việc của những người trẻ tuổi nhưng số tiền họ nhận được cho
bản thân lại vơ cùng ít ỏi. Nếu một ngày buôn bán suôn sẻ, số tiền các cụ lời được cịn
có thể trang trải đủ tiền để đổi lấy những bữa ăn đạm bạc. Hơn nữa, ngày nào cũng đều
đặn nhận được số tiền như vậy, các cụ có thể dành dụm một ít phịng bệnh tật hoặc lấy
chi phí về quê. Nếu ngày nào trời mưa, không bán được hàng, hoặc gặp những trường
hợp xấu thì có thể khơng lấy được tiền lời, đơi khi họ còn phải nợ lại số tiền đã bỏ ra để
lấy hàng và số tiền kiếm được sau này đều phải mang đi trả nợ hết. Với trường hợp của
cụ X- sinh sống và bán hành khơ ở chợ Bình Thạnh, khi chúng tôi đến phỏng vấn vào
lúc 11 giờ trưa đó cũng là lúc cụ được nghỉ ngơi để ăn cơm, chúng tơi đã có cơ hội nhìn
thấy bữa ăn mà cụ gọi là đầy đủ chỉ vỏn vẹn một chén cơm và một đĩa măng khơ xào.
Nói về thu nhập của mình, cụ kể rằng “ ngày nào bán nhiều lắm là được 100.000, may

mắn thì có người thương họ cho thêm được vài chục ngàn, mà thường thì chỉ vào dịp
lễ, tết mới được vậy thơi nhỏ ơi, ngày bình thường chỉ được mấy chục ngàn thơi, có
ngày ế q thì chỉ được mười ngàn, hai chục ngàn, có tháng bán riết hết vốn lấy hàng(
cười), lại đợi khi nào được người ta cho rồi mới đi lấy hàng tiếp”.
Nguồn thu nhập ít ỏi từ chính sức lao động của bản thân các cụ phải chi trả cho
nhiều chi phí với cuộc sống mưu sinh ở Sài Gòn. Tuy vậy, những người lao động trẻ, ở
cùng một nhà với các cụ, thay vì chăm sóc thì họ lại lấy đi phần lớn số tiền mà những
người cao tuổi đã kiếm được. Theo thông tin của Bà Z- bán vé số ở quận 1 cho biết “Số
tiền bà bán được về phải đưa cho người đàn ông kia. Có những ngày bà bán được
nhiều lắm nhưng về khơng được cầm đồng nào mà phải nộp lại xem như phí ăn ở”. Số
tiền bị thu lại dưới lý do phí ăn ở dường như khơng phục vụ chỉ riêng cho các cụ. Nếu
số tiền đó được sử dụng đúng như những gì họ nói thì có lẽ nơi ở của những người cao
tuổi này cũng đã có phần tốt hơn so với thực trạng mà chúng tôi đã thấy được. Tất cả
các cụ đều có hồn cảnh giống nhau khi phải sống trong những ngôi nhà chật hẹp, nằm
sâu trong những con hẻm nhỏ của thành phố. Có cụ cịn phải sống trong một ngơi nhà

21


có tổng cộng 26 người nhưng diện tích thì chỉ có 25m2. Đồ dùng sinh hoạt trong nhà
cũng thiếu thốn, dơ bẩn. Trong nhà đồ mặc và giẻ lau hình như cũng không thể phân
biệt được, chỗ ngủ cũng là nơi ăn cơm, nơi để xe cộ. Ông Y, dáng người khắc khổ, tay
chân đen sạm chậm rãi nói “có chỗ ngủ là tốt lắm rồi, chúng tôi ngủ không bao giờ
đóng cửa, nhà nhỏ, , khơng có đồ đạc gì q giá, lại nhiều người già ở, đóng cửa thì
khơng thở nổi đâu”. Giữa thành phố Hồ Chí Minh, “tấc đất tấc vàng”, vì nhiều lý do
nên một số cụ đành bỏ nơi rộng rãi, thống mát ở nơng thơn để chon cho mình một chỗ
chật hẹp nơi đơ thị. Mọi người thường nhìn Sài Gịn văn minh, sạch sẽ, nhưng đó chỉ là
những nơi khơng dành cho các cụ, xung quoanh nhà các cụ ở được bao quoanh bởi
những con mương nước đen ngòm, bao gồm nước thải sinh hoạt và rác của những nhà
xung quoanh thải ra. Nhà san sát nhau, nếu không để ý kỹ cũng khơng thể nhìn thấy lối

vào.
Có nhiều người cao tuổi được sống ở những nơi có điều kiện tốt, được gia đình
chăm sóc chu đáo nhưng cơ thể họ vẫn ngày một yếu dần. Vậy những cụ không chỉ
phải lao động vất vả mà cịn phải sống trong một mơi trường ơ nhiễm nặng nề thì chắc
chắn các cụ khơng cịn có thể khỏe mạnh bình thường. Theo bà Z, “tơi thường xun bị
đau nhức, có hơm đi về mệt nhưng ngủ cũng chẳng được, ho suốt, người chăm thì
khơng có, người khó chịu với mình thì lại nhiều”. Với câu hỏi các cụ có đi khám sức
khỏe ở bệnh viện không, chúng tôi đều nhận được một câu trả lời duy nhất là “không”.
Cách mà các cụ cảm thấy khỏe hơn là ra tiệm mua vài liều thuốc giảm đau về uống
hoặc mua dầu về xoa, các cụ đều cho rằng việc đến bệnh viện làm cho họ mất quá
nhiều thời gian và tiền bạc, “tiền đâu mà đi bệnh viện, may ra là có tiền mua thuốc,
uống đỡ qua ngày thôi cháu, già rồi cũng không biết sống được đến khi nào” Ơng T
nói. Sức khỏe thể chất của người còn trẻ nếu yếu đi cũng đủ làm cho họ cảm thấy buồn
và tủi thân. Đối với người cao tuổi họ lại càng cảm thấy khó khăn hơn gấp nhiều lần,
đặc biệt với những người cao tuổi đang phải rao bán sức lao động của chính bản thân
họ. Niềm vui đối với họ là có thể kiếm được tiền để tự ni sống bản thân hoặc có thể

22


dùng số tiền đó để trở lại với quê hương. Bà Z chia sẻ với chúng tôi: “giờ già rồi, cũng
chẳng biết làm gì, con cái thì khơng có, bà cố gắng bán để kiếm tiền nuôi cháu và bản
thân mình, tuy khơng được sung sướng như những người khác nhưng ít ra bây giờ có
chỗ ăn chỗ ở là tốt lắm rồi. Nếu ngày nào cũng bán hết và mọi người cho bà nhiều tiền
thì bà khơng phải lo gì nữa, bà chỉ mong sao có nhiều người tới ủng hộ mua vé số cho
bà”.
Tuy nhiên, họ đang phải đối mặt với việc sức khỏe bị suy giảm nghiêm trọng nếu
vẫn tiếp tục sống ở những nơi có mơi trường kém chất lượng, điều này cũng đồng
nghĩa với việc họ có thể khơng cịn niềm vui nào để tự an ủi bản thân, kéo theo sức
khỏe tinh thần cũng đi xuống.

Người cao tuổi là những người nhạy cảm và dễ bị tổn thương, trước đây, họ có
sức khỏe, họ làm việc và tạo ra thu nhập để có thể ni sống bản thân và gia đình. Điều
này giúp họ cảm thấy bản thân mình có ích và cảm thấy thoải mái trong cuộc sống.
Ngược lại, khi họ lớn tuổi, sức khỏe suy giảm, một vài người làm việc thì phải về hưu,
đơi khi họ cảm thấy mình khơng có giá trị trong cuộc sống. Chính vì vây, phần lớn
người cao tuổi chọn cho mình một cơng việc hoặc một thú vui giải trí tao nhã trong
cuộc sống. Chẳng hạn như: trồng cây cảnh, nuôi cá, đọc báo, giao lưu với những người
cùng lứa tuổi ở các câu lạc bộ hoặc chăm lo việc trong nhà cho con cháu…Nhưng
những người có thói quen trên lại là những người có điều kiện kinh tế khá ổn định, họ
có con cháu chăm lo và tâm sự. Đối với trường hợp những người cao tuổi mà chúng tôi
phỏng vấn, tất cả họ đều có điều kiện kinh tế khó khăn, một số người thì khơng có gia
đình. Vì thế, họ đã chấp nhận xa quê hương, có thể trong thời gian ngắn, cũng có thể
khơng biết khi nào sẽ quay về để có thể làm việc và tự nuôi sống bản thân. Cũng chính
vì vậy, những người này đều khơng nhận được sự chăm sóc của gia đình hay họ hàng
thân thiết. Ơng T nói với giọng xót xa “gia đình ngồi q có một em gái với một cháu
trai, nhưng do nghèo q, có làm bao nhiêu cũng khơng đủ ăn nên ông đi vào đây làm

23


ăn, khi nào gom góp, dành dụm đủ tiền xe thì mới dám về, ở ngồi đó cũng khổ q, có
muốn vơ đây thăm cũng khơng vơ được”.
Khi nghiên cứu về đề tài này chúng tơi đã tìm hiểu rất nhiều bài viết, bài luân văn
nhưng hầu như các bài viết đó chỉ tập trung nói về các chính sách hỗ trợ giành cho
người cao tuổi. cụ thể như bài “vai trị của người già trong gia đình và cộng đồng hiện
nay”, tác giả chủ yếu nói về vai trị của người cao tuổi ở nông thôn cùng với việc thực
hiện các chính sách để phát huy mạnh mẽ hơn những vai trị đó. Đối với đề tài của
chúng tơi từ 4 trường hợp nghiên cứu điển hình đã khái quát được một phần nào về
thực trạng của những người cao tuổi bị lạm dụng sức lao động ở Thành Phố Hồ Chí
Minh. Ở đây Họ đều là những người tuổi đã cao nhưng lại khơng được nhận sự chăm

sóc từ gia đình hay những ngươi thân khác. Thay vào đó hằng ngày họ phải lang thang
ngồi đường để mưu sinh. Họ sẵn sàng làm thuê cho những kẻ chăn dắt để có được một
cuộc sống mà họ cho là “tốt hơn”. Nhưng thực tế cho thấy cái tốt hơn đó chỉ là vỏ bọc
mà những kẻ chăn dắt vẽ nên để lợi dụng sức lao động từ chính bản thân những người
cao tuổi này. Cuộc sống của các cụ chỉ gói gọn trong những ngơi nhà “tạm bợ” thiếu
thốn cả về vật chất lẫn tinh thần mà không hề có được sự quan tâm từ ai. Mặc dù phải
làm việc vất vả nhưng những khi ốm đau cũng không dám kêu ai, khơng có nổi tiền để
mua thuốc hay khám bác sĩ. Qua thực trạng này chúng tôi nhận thấy rằng không phải
tất cả những người cao tuổi đều được sống trong sự chăm sóc, phụng dưỡng của con
cái mà ở đâu đó trong xã hội của chúng ta vẫn còn những con người bị những kẻ xấu
lạm dụng về sức lao động như những trường hợp nghiên cứu trên.
Chúng tơi biết rằng, cuộc sống này có rất nhiều người đói nghèo, nhưng họ có thể
cịn có gia đình bên cạnh, có thể họ cịn tuổi trẻ để cải thiện cuộc đời. Nhưng đối với
những cụ ông, cụ bà mà chúng tơi có cơ hội hỏi thăm, nói chuyện trên đây. Chúng tôi
chỉ thấy trước mắt họ là một cuộc sống khó khăn, họ là những người tuổi cao sức yếu,
hồn cảnh sống khắc nghiệt, họ khơng có gia đình bên cạnh và phải sống nương tựa
vào những người đang sử dụng và chà đạp lên sức lao động của chính mình. Thế

24


nhưng, đâu đó trong suy nghĩ của những người mà chúng tơi thật sự q mến, họ có
những nghị lực bền bỉ, có một tinh thần vững chắc và tràn đầy hy vọng với ngày mai
mà chúng tôi vô cùng khâm phục. Trước khi rời đi sau buổi phỏng vấn, bà X- quê ở
Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre đã tặng cho tôi hai câu thơ mà bà vẫn thường ngâm khi bán
hàng, hai câu thơ của bà đã làm tôi cảm thấy nhẹ lịng hơn và có cách nhìn khác hơn về
bà:
“Mại Zơ, mại zơ, bán rẻ hơn ở khơng”
“Có chồng hơn ở giá”.
2.2. Tìm hiểu nhận biết của người dân về hiện tượng.

Bảng 4. Nhận biết của người dân về hiện tượng

Có/ chưa biết đến hiện tượng.

Số lượng

%



91

73,4

Chưa

33

26,6

Tổng

124

100,0

(N=124, nguồn điều tra tháng 12/2015)
Vì đây là hiện tượng mới được chú ý trong những năm gần đây nên trước tiên
chúng tơi tiến hành tìm hiểu về việc người dân có biết hay không biết đến hiện tượng
này. Thông qua kết quả khảo sát 124 người tham gia trả lời câu hỏi có biết đến hiện

tượng lạm dụng sức lao động của người cao tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh thì có 91
người trả lời là có biết đến và 33 người trả lời là chưa biết đến, chiếm tỉ lệ phan tram
tương ứng là 73,4% và 26,6%.
2.3. Mối tương quan giữa sự nhận biết và mức độ phổ biến của hiện tượng
Sau khi chúng tơi phân tích kết quả khảo sát, đã phản ánh được xu hướng khác
nhau giữa 2 nhóm đối tượng. Đối với những người có biết đến hiện tượng lạm dụng
25


×