Tải bản đầy đủ (.pdf) (246 trang)

Sử dụng nguồn nước cho việc canh tác cây cà phê ở tỉnh đắc nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.95 MB, 246 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------  ---------------

PHAN THANH ĐỊNH

SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC CHO VIỆC CANH TÁC
CÂY CÀ PHÊ Ở TỈNH ĐẮK NÔNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MƠI TRƯỜNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------  ---------------

PHAN THANH ĐỊNH

SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC CHO VIỆC CANH TÁC
CÂY CÀ PHÊ Ở TỈNH ĐẮK NÔNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ NGÀNH : 62.85.01.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Chế Đình Lý
TS. Phạm Gia Trân
PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP


1. PGS.TS Đặng Văn Phan
2. PGS.TS Phạm Văn Hiền

PHẢN BIỆN
1. PGS.TS Trương Thanh cảnh
2. PGS.TS Đặng Văn Phan
3. PGS.TS Phạm Văn Hiền
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
2


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam kết luận án tiến sĩ “Sử dụng nguồn nước cho việc canh tác
cây cà phê ở tỉnh Đắk Nơng” do chính tác giả nghiên cứu và thực hiện. Các dữ
liệu, số liệu và thông tin được sử dụng trong luận án hoàn toàn trung thực và chính
xác. Tất cả những sự giúp đỡ và phối hợp cho việc thực hiện luận án này đã được
cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận án được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận án

PHAN THANH ĐỊNH

i


LỜI CẢM ƠN

Trước hết cho phép tôi bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các cơ quan, đơn vị và
cá nhân đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án này.

Tơi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, chuyên viên các Sở, Ban, Ngành và
các Phịng, Ban tỉnh Đắk Nơng đã giúp đỡ thu thập số liệu thực địa, cung cấp tài
liệu và những thông tin quan trọng để tơi hồn thành luận án này.
Tơi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Địa lý, Phòng Sau Đại học Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM đã giúp đỡ, tạo điều kiện
trong q trình thực hiện luận án. Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến
PGS.TS.Chế Đình Lý, TS.Phạm Gia Trân đã tận tình hướng dẫn nghiên cứu và
hồn chỉnh luận án.
Sau cùng, tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của người thân,
gia đình và các đồng nghiệp trong suốt thời gian qua.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận án

PHAN THANH ĐỊNH

ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH

Biến đổi khí hậu

Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế
Trung tâm Hợp tác quốc tế Phát triển Nông nghiệp
Sử dụng nước tưới mùa vụ (Crop water use)
Sử dụng nước tưới mùa vụ vào mùa khô (Crop water use-Blue)
Sử dụng nước tưới mùa vụ vào mùa mưa (Crop water use- Green)
Sử dụng nước tưới bổ sung vào mùa khô (Crop water use-Real)

Sử dụng nước tưới tiềm năng vào mùa khơ (Crop water use-Potential)
Diện tích
Đơn vị tính
Lượng bốc hơi mùa vụ (Crop evaportranspiration)
Lượng bốc hơi tham chiếu mùa vụ (Crop evapotranspiration)
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc
(Food and Agriculture Organization of the United Nations)
GAP
Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices )
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Production)
GIS
Hệ thống thông tin địa lý (Geography information systerm)
ICO
Tổ chức cà phê quốc tế (International Coffee Organization)
IR
Lượng nước cây yêu cầu tưới (Irrigation)
ISO
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (International Standard Organization)
IITA
Viện Nhiệt đới Nông nghiệp Quốc tế
KH&ĐT
Kế hoạch và đầu tư
KHKT
Khoa học kỹ thuật
KT-XH
Kinh tế - Xã hội
NDVI
Chỉ số thực vật (Normalized Difference Vegetation Index)
NLN

Nông lâm nghiêp
NN&PTNTT
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NSBQ
Năng suất bình qn
NXB
Nhà xuất bản
PT-NN-NT
Phát triển – Nơng nghiệp – Nơng thôn
PTNT
Phát triển Nông thôn
RS
Viễn thám (Remote sensing)
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TN-MT
Tài ngun – Mơi trường
UBND
Ủy ban nhân dân
UTZ Certified Chương trình phát triển bền vững cho cây Cà phê
VietGAP
Tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt của Việt Nam
KHKT-NLN-TN Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên
WTO
Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)
WF
Dấu chân nước (Water footprint)
WF
Dấu chân nước xanh lam (Water footprint blue)
xx Blue

WF Green
Dấu chân nước xanh lá (Water footprint blue)
CIAT
CIRAD
CWU
CWU Blue
CWU Green
CWU real
CWU pot
DT
ĐVT
ETc
ETo
FAO

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................. iii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ......................................................... xii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ......................................................................................... xiii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................ 2
3. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 2
4. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 2

5. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3
6. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 3
7. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3
8. Những đóng góp mới của luận án ...................................................................... 4
9. Luận điểm bảo vệ ............................................................................................... 4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................... 5

1.1.1. Khái niệm về sử dụng và quản lý tài nguyên nước .................................. 5
1.1.2. Phương pháp luận nghiên cứu ................................................................ 6

1.2.

Các cách tiếp cận trong nghiên cứu sử dụng nước ............................. 7

1.2.1. Cách tiếp cận truyền thống ...................................................................... 7
1.2.2. Cách tiếp cận cân bằng nước .................................................................. 7
1.2.3. Cách tiếp cận của FAO (Food and Agriculture Organization) .............. 8
1.2.4. Cách tiếp cận dấu chân nước (Water footprint)...................................... 8
1.2.5. Đánh giá chung về cách tiếp cận ............................................................ 11

1.3.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 11

1.3.1. Phương pháp khảo sát thực địa và chọn mẫu ....................................... 11

1.3.2. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu ........................................... 14
iv


1.3.2.1.Thông tin và số liệu thứ cấp ................................................................. 14
1.3.2.2.Thông tin và số liệu sơ cấp ................................................................ 18
1.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 19
1.3.4. Phương pháp phân tích ......................................................................... 19
1.3.4.1.Phương pháp thống kê ....................................................................... 19
1.3.4.2.Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế .......................................... 19

1.4.

Khung phân tích đánh giá sử dụng nước cho canh tác cây cà phê ... 20

1.4.1. Quan điểm đánh giá sử dụng nước cho canh tác cây cà phê ................ 20
1.4.2. Khung phân tích nghiên cứu sử dụng nước cho canh tác cây cà phê ... 20

1.5.

Qui trình xác định nhu cầu sử dụng nước cho canh tác cây cà phê .. 22

1.5.1. Xác định chỉ số thực vật (NDVI – Normalized Difference) ................... 23
1.5.2. Chỉ số mùa vụ (Kc) ................................................................................. 24
1.5.3. Xác định dấu chân nước (WF-Water footprint) .................................... 25
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỬ DỤNG NƯỚC
CHO CANH TÁC CÂY CÀ PHÊ

2.1.


Tổng quan về sử dụng nước cho canh tác cây cà phê trên thế giới .. 31

2.1.1. Tổng quan về sử dụng nước cho canh tác cây cà phê ........................... 31
2.1.1.1.Các nguồn nước được sử dụng cho canh tác cây cà phê: .................. 31
2.1.1.2.Khó khăn về nguồn nước cho canh tác cây cà phê ............................ 31
2.1.2. Các hình thức canh tác cà phê trên thế giới .......................................... 34
2.1.3. Các nghiên cứu về dấu chân nước trong lĩnh vực nông nghiệp ............ 34

2.2.

Các nghiên cứu ở Việt Nam.............................................................. 36

2.2.1. Nghiên cứu sử dụng nước cho canh tác cây cà phê .............................. 36
2.2.2 . Các yếu tố ảnh hưởng đến canh tác cây cà phê .................................... 39
2.2.2.1. Yếu tố sinh thái cây cà phê: ............................................................. 40
2.2.2.2. Trình độ kỹ tḥt của người nơng dân ............................................. 43
2.2.2.3. Yếu tố thị trường .............................................................................. 44
2.2.2.4. Tác động của các chính sách ............................................................ 45

v


CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG NGUỒN NƯỚC SỬ DỤNG CHO CANH TÁC
CÂY CÀ PHÊ Ở TỈNH ĐẮK NÔNG

3.1. Nguồn nước sử dụng cho canh tác cây cà phê ở tỉnh Đắk Nông ......... 47
3.1.1. Nguồn nước mưa ................................................................................... 47
3.1.2. Nguồn nước từ hệ thống sông suối ........................................................ 50

3.1.3. Nguồn nước ngầm .................................................................................. 54
3.1.4. Cơng trình thủy lợi................................................................................. 58

3.2.

Biến động dịng chảy trong tỉnh Đắk Nông ...................................... 59

3.2.1. Mùa lũ .................................................................................................... 60
3.2.2. Mùa kiệt ................................................................................................. 60
3.2.3. Ảnh hưởng do hạn hán .......................................................................... 64

3.3.

Tác động của việc tăng diện tích trồng cà phê.................................. 69

3.4.

Tác động của biến đởi khí hậu đối với nguồn nước ......................... 70

3.4.1. Nhiệt độ thay đổi theo chiều hướng tăng............................................... 70
3.4.2. Tài nguyên nước suy giảm ..................................................................... 71
CHƯƠNG 4
TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC CỦA CÁC
NÔNG HỘ CHO CANH TÁC CÂY CÀ PHÊ Ở TỈNH ĐẮK NÔNG

4.1.

Đặc điểm xã hội của các nông hộ trồng cà phê ................................ 74

4.2.


Đặc điểm kinh tế của các nông hộ trồng cà phê ............................... 75

4.2.1. Các hoạt động kinh tế ............................................................................ 75
4.2.2. Thu nhập của hộ trồng cà phê ............................................................... 77
4.2.3. Mức sống hộ gia đình ............................................................................ 80

4.3.

Hoạt động canh tác cây cà phê của các nông hộ .............................. 81

4.3.1. Diện tích canh tác và số năm trồng cà phê ........................................... 82
4.3.2. Mơ hình canh tác cà phê........................................................................ 84
4.3.3. Năng suất cà phê ................................................................................... 86
4.3.4. Hiệu quả từ canh tác cà phê .................................................................. 88

4.4.

Phân bón cho canh tác cây cà phê .................................................... 89

4.5.

Tiếp cận nguồn nước tưới cho cây cà phê ........................................ 96

4.5.1. Nguồn nước tưới và sự lựa chọn nguồn nước của người dân ............... 97
vi


4.5.2. Khoảng cách giữa nguồn nước tưới và vườn cà phê............................. 98
4.5.3. Số lần tưới và thời gian tưới ................................................................ 100

4.5.4. Lượng nước tưới .................................................................................. 104

4.6.

Nhận thức của người dân về nguồn nước sử dụng ......................... 106

4.6.1. Lượng nước tưới sử dụng cho cây cà phê của người dân ................... 106
4.6.2. Biến động nguồn nước tưới cho cây cà phê ........................................ 108

4.7.

Biện pháp giảm thiểu lượng nước tưới cho cây cà phê .................. 111

4.7.1. Nhận thức về tác động của yếu tố tự nhiên và kinh tế-xã hội-kỹ thuật đến
canh tác cây cà phê.............................................................................. 111
4.7.2. Các biện pháp cải thiện nguồn nước trong canh tác cây cà phê của các
nông hộ ................................................................................................ 114
4.7.2.1.Tưới tiết kiệm .................................................................................. 115
4.7.2.2.Trồng cây che bóng ......................................................................... 117
4.7.2.3.Cải tạo ao ......................................................................................... 118
4.7.2.4.Trồng xen canh ................................................................................ 118
4.7.2.5.Tái canh cây cà phê ......................................................................... 119
4.7.2.6.Chuyển đổi cây trồng....................................................................... 120

4.8.

Nhận định về năng lực và định hướng canh tác cà phê .................. 120

4.8.1. Khả năng về vốn .................................................................................. 120
4.8.2. Khả năng tìm kiếm thơng tin................................................................ 122

4.8.3. Định hướng canh tác cà phê trong thời gian tới ................................. 123

4.9.

Những hỗ trợ cần thiết cho canh tác cây cà phê trong tương lai .... 124
CHƯƠNG 5
ĐÁNH GIÁ LƯỢNG NƯỚC SỬ DỤNG CHO CANH TÁC
CÂY CÀ PHÊ Ở TỈNH ĐẮK NƠNG

5.1.

Quy trình xác định lượng nước sử dụng cho canh tác cây cà phê .. 127

5.2.

Kết quả xác định chỉ số thực vật (NDVI), chỉ số mùa vụ (Kc) và chỉ
số bốc hơi (ETc) của các huyện trồng cà phê ở Đắk Nông ............ 129

5.3.

Lượng nước tưới bình quân cho 1 ha cà phê ở Đắk Nông (CWU - Crop
water use) ........................................................................................ 135

5.4.

Dấu chân nước cho cây cà phê ở tỉnh Đắk Nông ........................... 144
vii


5.5. Đánh giá độ tin cậy của số liệu tính toán ................................. 146

5.6. Đề xuất các giải pháp để đảm bảo nhu cầu nước tưới cho cây cà
phê ................................................................................................... 148
5.6.1. Đối với các nông hộ .................................................................. 152
5.6.1.1. Tưới nước tiết kiệm ............................................................. 152
5.6.1.2. Trồng cây che bóng, phủ gốc trong vườn cà phê ................ 152
5.6.1.3. Tái canh cây cà phê ............................................................. 152
5.6.1.4. Cải tạo ao, hồ ....................................................................... 152
5.6.1.5. Sử dụng hợp lý phân bón, thuốc trừ sâu .............................. 153
5.6.2. Đối với chính quyền địa phương .............................................. 153
5.6.2.1. Xử lý nghiêm các trường hợp chặt phá và khai thác rừng trái
phép................................................................................................... 153
5.6.2.2. Kiểm soát tốt việc di dân tự do và hạn chế tối đa nạn chặt phá
rừng ................................................................................................... 154
5.6.2.3. Có quy hoạch vùng trồng cà phê và kiên quyết không tăng diện
tích cà phê khơng theo quy hoạch. ................................................... 154
5.6.2.4. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận
thức của người dân về bảo vệ môi trường…………….……………154
5.6.2.5. Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ địa phương ............. 154
5.6.2.6. Kiểm soát tốt việc khai thác nước, nhất là nước ngầm........ 155
5.6.2.7. Tu sửa và xây mới các cơng trình thuỷ lợi .......................... 155
5.6.2.8. Áp dụng quy trình quản lý thuỷ nơng có sự tham gia của cộng
đồng .................................................................................................. 155
5.6.3. Đối với Nhà nước ..................................................................... 156
5.6.3.1 Cần có sự quản lý thống nhất về nguồn nước giữa các Bộ, tránh
chồng chéo, bất cập........................................................................... 156
5.6.3.2. Phối hợp và hỗ trợ các địa phương trong việc quản lý rừng.
Nghiêm cấm chặt phá rừng tùy tiện………………………………..156
5.6.3.3. Có sự cân nhắc kỹ trong việc xây dựng các cơng trình thuỷ điện.
Chú ý đảm bảo hài hồ lợi ích giữa trung ương - địa phương – người
dân..................................................................................................... 156


viii


5.6.3.4. Có giải pháp hỗ trợ các nơng hộ trồng cà phê khi họ cần vay vốn để
tái canh hay mua dụng cụ tưới nước tiết kiệm.................................. 157
5.6.3.5. Tạo điều kiện để các nhà khoa học, các nhà đầu tư tham gia mạnh mẽ
vào ngành cà phê nhằm nâng cao: năng suất, chất lượng, hiệu quả và
thương hiệu ....................................................................................... 157
5.6.3.6. Khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển các hợp tác xã, các cơng
ty kinh doanh có diện tích canh tác lớn để tận dụng các thành tựu KHKT
trong sản xuất và kinh doanh cà phê................................................. 157
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 163
NHỮNG CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN .......................................................................................................... 166
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 167
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 179
1. Kết quả phân tích thống kê khu vực nghiên cứu ..................................... 179
2. Các cơng thức tính dấu chân nước .......................................................... 204
3. Bảng hỏi cho khu vực nghiên cứu ........................................................... 212
4. Danh sách các hộ điều tra ........................................................................ 220
5. Số liệu khí hậu ......................................................................................... 227

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Dữ liệu bản đồ thu thập sử dụng cho nghiên cứu ........................ 15
Bảng 2: Số liệu thứ cấp thu thập phục vụ cho nghiên cứu ....................... 16
Bảng 3: Khu vực điều tra và phỏng vấn ở các huyện và xã ...................... 19

Bảng 4: Quan hệ giữa chỉ số thực vật và chỉ số mùa vụ ........................... 24
Bảng 5: Các yếu tố cơ bản để tính lượng nước sử dụng cho một vụ mùa 25
Bảng 6: Chỉ số Kc được tham chiếu bởi FAO Penman-Monteith ............. 27
Bảng 7: Tóm tắt các nghiên cứu chính về dấu chân nước trong lĩnh vực
nông nghiệp ............................................................................................... 36
Bảng 8: Yêu cầu sinh thái thổ nhưỡng của cây cà phê ............................. 40
Bảng 9: Phân bố tổng lượng mưa trong các mùa tại tỉnh Đắk Nơng ........ 48
Bảng 10: Lượng dịng chảy theo mùa tại một số sơng chính .................... 50
Bảng 11: Phân mùa thuỷ văn khu vực tỉnh Đắk Nông ............................. 51
Bảng 12: Trữ lượng nước ngầm tỉnh Đắk Nông ....................................... 56
Bảng 13: Tổng diện tích cây cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Nông biến động
2010-2015 ................................................................................................. 70
Bảng 14: Các hoạt động nông nghiệp kết hợp với canh tác cà phê của nơng
hộ ............................................................................................................... 76
Bảng 15: Thu nhập bình quân đầu người so với chuẩn nghèo quốc gia và
phân theo 3 khu vực nghiên cứu (đơn vị: triệu đồng/người/năm) ............ 78
Bảng 16: Năng suất cà phê trên 1 ha phân theo khu vực nghiên cứu (đơn vị:
tấn/ha) ........................................................................................................ 88
Bảng 17: Hiệu quả đầu tư trên 1 ha của nông hộ cà phê tỉnh Đắk Nông.. 89
Bảng 18: Các loại phân bón và số lần sử dụng trong năm (đơn vị:
kg/cây/năm) ............................................................................................... 91
Bảng 19: Lượng phân bón sử dụng trên 1 ha phân theo khu vực nghiên cứu
(đơn vị: kg/cây/năm) ................................................................................. 94
Bảng 20: Nguồn nước sử dụng phân theo khu vực nghiên cứu ................ 97
Bảng 21: Khoảng cách các nguồn nước đến vườn cà phê phân theo khu vực
nghiên cứu. (đơn vị: mét) ......................................................................... 99
Bảng 22: Số lần tưới nước trong mùa khô cho cây cà phê ..................... 100
x



Bảng 23: Các thời điểm tưới nước trong mùa khô phân theo khu vực nghiên cứu
(Xem trang sau) ....................................................................................... 102
Bảng 24: Lượng nước tưới cho cà phê trong một lần tưới mùa khơ (đơn vị:
lít/cây/1lần) ............................................................................................. 105
Bảng 25: Nhận xét của nông hộ về lượng nước tưới đã sử dụng trong mùa khô
................................................................................................................. 106
Bảng 26: So sánh lượng nước tưới thực tế của nông hộ, Viện KHKT-NLN-TN và
khuyến cáo của Bộ NN&PTNT 2016 ..................................................... 107
Bảng 27: Phân bố phần trăm ý kiến của các nông hộ về nguyên nhân biến động các
nguồn nước tỉnh Đắk Nông ..................................................................... 109
Bảng 28: Giải pháp cho việc thích ứng với suy giảm nguồn nước tưới cho canh tác
cà phê ...................................................................................................... 114
Bảng 29: Lựa chọn giải pháp thu gom nước trong vườn ................................... 115
Bảng 30: Biện pháp thu gom và xử lý rác trong vườn cà phê............................ 118
Bảng 31: Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho canh tác cà phê ...................... 121
Bảng 32: Loại hình nơng nghiệp muốn chuyển đởi trong tương lai .................. 123
Bảng 33: Thông kê chỉ số NDVI, chỉ số mùa vụ và chỉ số bốc hơi mùa vụ trồng cà
phê ở Đắk Nông năm 2015 ..................................................................... 130
Bảng 34: Lượng nước sử dụng tưới cho cây cà phê 1ha/vụ tỉnh Đắk Nông năm
2015 ......................................................................................................... 135
Bảng 35:Tổng lượng nước sử dụng tưới cho cây cà phê theo ranh giới huyện/vụ
tỉnh Đắk Nông năm 2015 ........................................................................ 142
Bảng 36: Dấu chân nước trung bình của một vụ thu hoạch cây cà phê ở Đắk Nông
................................................................................................................. 145
Bảng 37: So sánh lượng nước tưới theo khuyến cáo, theo kết quả tính toán và theo
thực tế sử dụng ........................................................................................ 147
Bảng 38: Tổng hợp các yếu tố tác động đến nguồn nước ở tỉnh Đắk Nông ..... 150

xi



DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1: Vị trí thu thập mẫu khu vực nghiên cứu ...................................... 14
Hình 2: Sự biến đổi hệ số Kc qua từng giai đoạn mùa vụ của cây trồng .. 24
Hình 3: Mối quan hệ giữa điều kiện khí hậu, mùa vụ cây trồng Kc, ETo và
ETc ............................................................................................................. 28
Hình 4: Phân bố tởng lượng mưa trung bình nhiều năm tỉnh Đắk Nơng .. 49
Hình 5: Hệ thống sơng, suối chính của tỉnh Đắk Nơng ............................ 53
Hình 6: Phân vùng thủy văn tỉnh Đắk Nơng ............................................. 54
Hình 7: Phân bố tài nguyên nước ngầm của tỉnh Đắk Nơng .................... 58
Hình 8: Xu thế biến động của dòng chảy năm, dòng chảy mùa lũ, dòng chảy
mùa kiệt và dịng chảy nhỏ nhất tại trạm Đắk Nơng (Lưu vực sơng Đồng
Nai) ............................................................................................................ 62
Hình 9: Xu thế biến động của dòng chảy năm, dòng chảy mùa lũ, dòng chảy
mùa kiệt và dòng chảy nhỏ nhất tại trạm Đức Xun (Lưu vực sơng
Sêrêpơk) .................................................................................................... 62
Hình 10: Xu thế biến động của dòng chảy năm, dòng chảy mùa lũ và dịng
chảy mùa kiệt tại trạm Cầu 14 (Lưu vực sơng Sêrêpơk) .......................... 63
Hình 11: Xu thế biến động của dịng chảy năm, dòng chảy mùa lũ, dòng
chảy mùa kiệt và dòng chảy nhỏ nhất tại trạm Phước Long (Lưu vực sơng
Bé) ............................................................................................................. 63
Hình 12: Lượng nước và nhu cầu sử dụng nước vào mùa khô - Lưu vực
sông Sêrêpôk ............................................................................................. 66
Hình 13: Lượng nước và nhu cầu sử dụng nước vào mùa khơ - Lưu vực
sơng Krơng Nơ .......................................................................................... 66
Hình 14: Lượng nước và nhu cầu sử dụng nước vào mùa khơ – Lưu vực
sơng Đồng Nai .......................................................................................... 67
Hình 15: Lượng nước và nhu cầu sử dụng nước vào mùa khơ – Lưu vực
Sơng Bé ..................................................................................................... 67
Hình 16: Hiện trạng phân bố cây cà phê tỉnh Đắk Nông năm 2015 ......... 84

Hình 17: Chỉ số thực vật (NDVI) của tỉnh Đắk Nơng năm 2015 ........... 132
Hình 18: Chỉ số Kc mùa vụ của tỉnh Đắk Nông năm 2015 .................... 133
xii


Hình 19: Lượng bốc hơi mùa vụ ETc của tỉnh Đắk Nơng năm 2015 ................ 134
Hình 20: Lượng nước sử dụng tưới vào mùa khô cho 1 vụ canh tác cà phê tỉnh Đắk
Nơng 2015. .............................................................................................. 139
Hình 21: Lượng nước sử dụng tưới vào mùa mưa cho 1 vụ canh tác cà phê tỉnh
Đắk Nơng 2015 ....................................................................................... 140
Hình 22: Tởng lượng nước tưới sử dụng cho 1 vụ canh tác cà phê tỉnh Đắk Nơng
2015 ......................................................................................................... 141
Hình 23: Dấu chân nước xanh lam cho 1 vụ canh tác cà phê tỉnh Đắk Nơng 2015
................................................................................................................. 160
Hình 24: Dấu chân nước xanh lá cho 1 vụ canh tác cà phê tỉnh Đắk Nơng 2015
................................................................................................................. 161
Hình 25: Dấu chân nước cho 1 vụ canh tác cà phê tỉnh Đắk Nông 2015 .......... 162

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Khung phân tích đánh giá sử dụng nước cho canh tác cây cà phê ở Đắk
Nơng .......................................................................................................... 21
Sơ đồ 2: Quy trình phân tích dấu chân nước cho cây cà phê ở tỉnh Đắk Nông ... 23
Sơ đồ 3: Qui trình đánh giá dấu chân nước cho cây cà phê ở tỉnh Đắk Nông ... 128

xiii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đắk Nơng là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Tây Nguyên, diện tích tự nhiên

là 651.438 ha, với dân số 636.000 người. Là tỉnh có điều kiện khí hậu và đất đai
phù hợp cho việc phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày, đặc biệt là cà phê.
Sự phát triển của cây cà phê đã và đang làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của
tỉnh Đắk Nông. Năm 2015, toàn tỉnh có 119.496 ha cà phê, diện tích cho thu hoạch
là 107.756 ha, sản lượng đạt 246.549 tấn, đóng góp 50% GDP của tỉnh.
Tuy nhiên, q trình phát triển nóng cây cà phê đã dẫn đến các vấn đề về
tài nguyên, môi trường và chất lượng phát triển. Một trong những vấn đề quan
trọng đó là suy thối tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên nước.
Việc canh tác cây cà phê ở tỉnh Đắk Nông hiện đang gặp một số vấn đề về
nguồn nước tưới như: Tình trạng thiếu nước tưới trong mùa khô ngày càng trở nên
nghiêm trọng do nhu cầu nước tưới gia tăng cùng với sự mở rộng của diện tích cà
phê khơng theo quy hoạch. Việc chặt phá rừng cũng làm mất khả năng giữ nước
của đất, làm cho nguồn nước ngầm không được bở sung.
Ngun nhân gây suy giảm nguồn nước cịn là do người dân chưa chú trọng
đến các giải pháp sử dụng nước tưới tiết kiệm cho cây cà phê, điều này khơng chỉ
gây lãng phí nước mà cịn làm xói mịn, giảm độ phì của đất và tăng thêm chi phí
sản xuất.
Mặt khác, biến đởi khí hậu ở khu vực Tây Nguyên cũng gây ra những tác
động có hại đối với sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây, thiên tai (đặc
biệt là hạn hán) xảy ra ngày càng thường xuyên và nghiêm trọng, cả về cường độ
lẫn quy mô; quy luật phân bố mưa cũng bị thay đổi. Ngun nhân của biến đởi khí
hậu rất phức tạp và đa dạng, bao gồm cả nguyên nhân do tự nhiên và nguyên nhân
do con người (Trương Hồng, 2015).
Với các lý do nêu trên, cần có đánh giá mang tính hệ thống, bao quát và
khoa học về thực trạng sử dụng nguồn nước cho canh tác cây cà phê tại tỉnh Đắk
Nơng trong bối cảnh biến đởi khí hậu và suy giảm nguồn nước tưới. Trong đó,
quan trọng là nhận dạng được các yếu tố môi trường và con người tác động tiêu
cực đến nguồn nước, cùng với phương thức tác động của chúng; từ đó đề xuất các
giải pháp quản lý và sử dụng nước trong canh tác cây cà phê tại địa phương trong
1



thời gian tới mang tính bền vững. Đây là lý do tác giả lựa chọn chủ đề nghiên cứu
này làm luận án tiến sĩ.

2.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.1.

Ý nghĩa khoa học
Xác định những luận cứ, cơ sở khoa học về sử dụng tài nguyên nước cho

hoạt động canh tác cây cà phê ở tỉnh Đắk Nông.
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là căn cứ khoa học cho công tác quy
hoạch, phát triển và quản lý tài nguyên nước phục vụ cho ngành cà phê của tỉnh
Đắk Nông.
2.2.

Ý nghĩa thực tiễn
Các giải pháp đề xuất sẽ giúp điều chỉnh lại nhu cầu sử dụng nước trong

canh tác cây cà phê nhằm sử dụng hợp lý nguồn nước, đồng thời nâng cao ý thức
tiết kiệm nước, bảo vệ tài nguyên và môi trường của các nông hộ trồng cà phê.

3.

Mục tiêu nghiên cứu


3.1.

Mục tiêu chung
Nghiên cứu sử dụng nguồn nước cho việc canh tác cây cà phê ở tỉnh Đắk

Nông theo hướng bền vững .
3.2.

Mục tiêu cụ thể

a) Làm rõ cơ sở lý luận và cách tiếp cận trong việc nghiên cứu sử dụng và khai
thác tài nguyên nước phục vụ cho canh tác cây cà phê
b) Đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng nguồn nước của người dân
trong canh tác cây cà phê ở tỉnh Đắk Nông
c) Đánh giá lượng nước cần thiết cho canh tác cây cà phê ở tỉnh Đắk Nông
d) Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng
tài nguyên nước hợp lý trong canh tác cây cà phê tại địa phương.

4. Nội dung nghiên cứu
a) Thực trạng nguồn nước sử dụng cho canh tác cây cà phê ở tỉnh Đắk Nông
b) Đánh giá nhu cầu sử dụng nước trong canh tác cây cà phê của các nông hộ
c) Xác định lượng nước cần thiết cho canh tác cây cà phê
d) Đề xuất các giải pháp và hướng nghiên cứu tiếp theo

5. Câu hỏi nghiên cứu
2


Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau:
a) Hướng tiếp cận và cách đánh giá nhu cầu sử dụng nước trong canh tác cây cà

phê ở tỉnh Đắk Nông như thế nào?
b) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nguồn nước tưới cho việc canh tác cây cà phê ?
c) Cần bao nhiêu nước tưới cho cây cà phê? thời gian và số lần tưới? phương
pháp tưới ?
d) Giải pháp nào cần được thực hiện để đảm bảo nhu cầu nước tưới cho cây cà
phê ở tỉnh Đắk Nông theo hướng bền vững?
6. Giả thuyết nghiên cứu
Từ các câu hỏi nghiên cứu của đề tài, kết hợp với tổng quan tư liệu, chúng
tôi đưa ra các giả thuyết sau:
Giả thuyết 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nước tưới cho cây cà phê là:
(a) chặt phá rừng và gia tăng diện tích trồng cà phê; (b) biến đởi khí hậu; (c) cơng
trình thuỷ điện; (d) canh tác cây cà phê khơng đúng kỹ thuật.
Giả thuyết 2: Nước tưới cho cây cà phê của các nông hộ vượt quá mức cần
thiết, điều này làm tăng chi phí sản xuất và suy giảm nguồn nước.
Giả thút 3: Có cơ chế, chính sách hợp lý trong việc quản lý nguồn nước
sẽ nâng cao được ý thức bảo vệ tài nguyên – môi trường cũng như sử dụng nước
tiết kiệm của các nông hộ.

7. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
7.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là các vùng, các hộ trồng cà phê sử dụng tài
nguyên nước cho việc canh tác cây cà phê ở tỉnh Đắk Nông.
7.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Các huyện thuộc tỉnh Đắk Nông - Luận án tập trung
điều tra 3 khu vực bao gồm: 2 huyện Đắk Mil (vùng nông thôn), Đắk R’Lấp (vùng
cận đô thị), và thị xã Gia Nghĩa (vùng đô thị).
- Thời gian: Các số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2000 đến năm 2015; số liệu
điều tra tập trung vào năm 2015.

3



8. Những đóng góp mới của luận án
Trên quan điểm tởng hợp và hệ thống hóa, kết hợp với cách tiếp cận nhu
cầu sử dụng nước thông qua xác định dấu chân nước (Water footprint), luận án đã
xác định được lượng nước cần sử dụng trong canh tác cây cà phê ở tỉnh Đắk Nơng,
qua đó đánh giá những ưu điểm và tồn tại trong việc sử dụng, khai thác tài nguyên
nước của các nông hộ.
Luận án đã phân tích những thuận lợi và khó khăn trong khai thác và sử
dụng tài nguyên nước cho canh tác cây cà phê ở phạm vi cấp huyện và đưa ra các
khuyến cáo để phát triển cây cà phê theo quy hoạch thống nhất, tránh nguy cơ thiếu
nước, hiệu quả kinh tế kém.
Luận án cũng đề xuất các giải pháp để khai thác, sử dụng tài nguyên nước
cho canh tác cây cà phê ở tỉnh Đắk Nông theo hướng bền vững.

9. Luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: Nghiên cứu việc sử dụng nguồn nước cho canh tác cây cà phê
ở tỉnh Đắk Nông giúp xác định lượng nước cần thiết cho canh tác cây cà phê (bao
gồm: lượng nước tưới, thời gian tưới, số lần tưới, phương pháp tưới).
Luận điểm 2: Tình trạng sử dụng nước lãng phí, kém hiệu quả cộng với
nguồn nước ngày càng suy thoái và cạn kiệt đã tác động không nhỏ đến đời sống
kinh tế xã hội của tỉnh Đắk Nơng. Do đó, nghiên cứu sử dụng nguồn nước cho
canh tác cây cà phê nhằm đề xuất các giải pháp để khai thác, sử dụng tài nguyên
nước ở tỉnh Đắk Nông theo hướng bền vững.

4


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, CÁCH TIẾP CẬN

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1.

Cơ sở lý luận

1.1.1. Khái niệm về sử dụng và quản lý tài nguyên nước
Nước không những cần cho sinh hoạt, sự tồn tại của con người mà nước
còn có vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, sức khoẻ, giáo dục, bình
đẳng và sự phồn thịnh của xã hội. Chính vì thế, ngun Tởng Thư ký Liên Hiệp
Quốc Ban Ki Moon đã nói: “Nước là cốt lõi hạnh phúc của nhân loại. Chúng ta
cần nước cho sức khỏe, cho an ninh lương thực và cho phát triển kinh tế. Nước
nắm giữ chìa khóa cho phát triển bền vững”.
Có nhiều quan niệm khác nhau về sử dụng nước: Theo Peery (2011) “Sử
dụng nước là tổng lượng nước thu hồi từ nguồn để sử dụng cho nhiều mục đích
khác nhau có quan hệ mật thiết với nhu cầu của con người”. Quan điểm của
Hoekstra và Hung (2002) về sử dụng nước trong nông nghiệp cho rằng, “Sử dụng
nước là lượng nước dùng cho việc canh tác mùa vụ hoặc sản xuất ra sản phẩm
nông nghiệp”.
Sử dụng nước được chia thành hai loại:
Sử dụng nội dòng (Instream Use): Việc sử dụng nước diễn ra trong dịng
sơng, suối, ao, hồ; ví dụ như tạo ra năng lượng thủy điện, phục vụ giao thông đường
sông, cải thiện chất lượng nước, nhân giống cá, giải trí.
Sử dụng ngoại dịng (Offstream Use): Nước lấy từ nguồn nước mặt hay
nước ngầm đem dùng ở nơi khác.
Ở Việt Nam, khái niệm quản lý tài ngun nước theo phương thức tởng hợp
và tồn diện được thể hiện trong Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước năm 2006
và được quy định trong Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13. Theo đó, những
quan điểm, nguyên tắc cơ bản trong quản lý tài nguyên nước là:
a. Quản lý tài nguyên nước phải bảo đảm thống nhất theo lưu vực sông, theo
nguồn nước, kết hợp với quản lý theo địa bàn hành chính.

b. Tài nguyên nước phải được phát triển bền vững: khai thác, sử dụng tiết
kiệm, hiệu quả, tổng hợp và đa mục tiêu.
5


c. Phải xem nước là hàng hóa; sớm xóa bỏ cơ chế bao cấp, thực hiện xã hội
hóa các hoạt động bảo vệ, phát triển nguồn nước và cung ứng dịch vụ
nước.
d. Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với khả năng nguồn nước, với việc bảo
vệ và phát triển tài nguyên nước. Khai thác, sử dụng tài ngun nước phải
mang tính tởng hợp, kết hợp hài hịa lợi ích của từng ngành, từng địa
phương và cộng đồng trong mối quan hệ tổng thể giữa thượng lưu và hạ
lưu, giữa các vùng, khu vực, đảm bảo tính cân đối có trọng điểm nhằm
đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao và bảo vệ môi trường.
e. Hợp tác, chia sẻ lợi ích, bảo đảm công bằng, hợp lý trong khai thác, sử
dụng và bảo vệ, phát triển tài nguyên nước và phòng chống tác hại do
nước gây ra ở các sông, lưu vực sông quốc tế trên nguyên tắc bảo đảm
chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia.
1.1.2. Phương pháp luận nghiên cứu
Để nhận thức và quản lý tài nguyên thiên nhiên theo hướng phát triển bền
vững, cần nắm vững mối quan hệ tương tác giữa các thành phần trong hệ thống
theo phương pháp luận của khoa học hệ thống. Phân tích hệ thống mơi trường là
sự vận dụng tư duy hệ thống để hiểu biết sâu sắc có tính hệ thống về những hoạt
động của con người tác động đến môi trường tự nhiên, từ đó đưa ra các giải pháp
hữu hiệu nhằm ngăn chặn các nguy cơ làm suy thối mơi trường, đồng thời làm
cho xã hội ngày càng phát triển theo hướng bền vững (Chế Đình Lý, 1999).
Trong luận án, tác giả đã giải quyết vấn đề dựa trên phương pháp luận hệ
thống. Với cách nhìn tởng thể và tồn diện vấn đề sử dụng nước trong canh tác cây
cà phê, luận án xem xét từ đầu vào (nguồn nước), đầu ra cho canh tác cây cà phê
(khai thác sử dụng), xem xét các yếu tố tự nhiên lẫn yếu tố xã hội (người dân).

Luận án nhìn nhận việc sử dụng nước trong tởng thể q trình canh tác cây cà phê,
từ lúc gây trồng đến khi thu hoạch (xem xét dấu chân)….
Trên cơ sở cách tư duy hệ thống nói trên, luận án xem xét quản lý tổng hợp
tài nguyên nước không đơn thuần là lập quy hoạch, kế hoạch mà đây là một q
trình, trong đó cần giải qút tốt các mối quan hệ tương tác giữa con người và tự
nhiên, giữa đất và nước, giữa khối lượng và chất lượng, giữa thượng lưu và hạ lưu,
giữa các đối tượng sử dụng nước.
6


Quản lý tởng hợp tài ngun nước được nhìn nhận như một quá trình để
quản lý tài nguyên nước ngày một hiệu quả hơn vì mục tiêu phát triển bền vững.
Đây là quan điểm bao trùm từ trách nhiệm của Nhà nước đến trách nhiệm của các
tổ chức và cộng đồng khai thác tài nguyên nước (Global Water Partnership – GWP,
2008).

1.2.

Các cách tiếp cận trong nghiên cứu sử dụng nước
Trên cơ sở quan điểm của phương pháp luận, có một số cách tiếp cận nghiên

cứu về sử dụng nước trong lĩnh vực nông nghiệp như sau:
1.2.1. Cách tiếp cận truyền thống
Theo Shoemyen (1979), sử dụng nước được xác định trong lĩnh vực nơng
nghiệp ở các vùng có nhu cầu cung cấp nước tưới, tích trữ để canh tác và sản xuất
ra sản phẩm. Cách tiếp cận này dựa vào việc xác định diện tích canh tác bằng cách
thống kê các hệ số liên quan đến việc sử dụng nước cho một hoặc nhiều loại cây
trồng khác nhau dựa vào các phương pháp thống kê truyền thống. Mục tiêu của
việc thu thập dữ liệu sử dụng nước là để xác định độ tin cậy cần thiết thơng qua
các ́u tố có liên quan như khí hậu, thở nhưỡng, địa hình của khu vực canh tác, từ

đó tính tốn nhu cầu nước sử dụng cho các loại cây trồng khác nhau trong nông
nghiệp. Cách tiếp cận này phụ thuộc nhiều vào cách thức thu thập dữ liệu sử dụng
nước, độ tin cậy của dữ liệu không cao, thường được áp dụng cho khu vực nghiên
cứu nhỏ.
1.2.2. Cách tiếp cận cân bằng nước
Theo Sokolo và Chapman (1974); Moriaty (2010), trong môi trường tự
nhiên, nước gần như liên tục chuyển động và có thể thay đởi trạng thái trong những
điều kiện thích hợp. Cân bằng nước trong một khu vực liên quan đến khoảng thời
gian, dòng chảy và nhu cầu nước cụ thể của một khu vực. Xác định cân bằng nước
là một nhiệm vụ quan trọng để đánh giá hiện trạng và các xu hướng thay đởi nguồn
tài ngun nước có sẵn trong một khu vực trong một khoảng thời gian cụ thể. Đồng
thời giúp tăng cường việc ra quyết định quản lý nước, bằng cách đánh giá và nâng
cao tầm nhìn, kịch bản và chiến lược.
Thực tế, ln có những hạn chế phát sinh từ việc thu thập dữ liệu không đầy
đủ, lỗi đo lường và sự không đồng nhất về không gian và thời gian, về đặc trưng
7


dịng chảy thủy văn. Do đó, những hạn chế trong tính tốn cân bằng nước cũng
ảnh hưởng đến kết quả cũng như chất lượng thông tin khi sử dụng.
Trên cơ sở phương pháp tiếp cận cân bằng nước, có thể đánh giá tài nguyên
nước và sự thay đổi do tác động của con người. Nghiên cứu cân bằng nước chủ
yếu áp dụng cho các đối tượng như: hồ chứa, lưu vực sơng và các lưu vực có mặt
nước rộng lớn nhằm để điều tiết các cơng trình thủy lợi sử dụng hợp lý, kiểm soát
và phân phối lại nguồn nước theo thời gian và không gian (Sokolo và Chapman,
1974)
1.2.3. Cách tiếp cận của FAO (Food and Agriculture Organization)
Nhằm giúp tăng cường quản lý nước sử dụng trong nông nghiệp trên thế
giới, để giải quyết các vấn đề về hiệu quả sử dụng nước và năng suất cây trồng
thông qua khai thác các nguồn nước; FAO xác định nhu cầu sử dụng nước trong

nơng nghiệp thơng qua khái niệm bốc thốt hơi nước tham chiếu (Reference
evapotranspiration). Phương pháp xác định lượng bốc thốt hơi nước tham chiếu
được FAO khún khích áp dụng chung cho toàn thế giới và được thể hiện qua
báo cáo của Allen và cộng sự (1998): Crop evapotranspiration. Guidelines for
computing crop water requirement FAO Irrigation and Drainage Paper 56 (1998).
Điểm hạn chế của cách tiếp cận này liên quan đến thu thập dữ liệu khí hậu và phạm
vi khu vực nghiên cứu. Khu vực nghiên cứu càng lớn thì mật độ các điểm thu thập
dữ liệu khí hậu phải càng nhiều; khi đó việc tính tốn mới có độ chính xác cao
(Smith,1992).
1.2.4. Cách tiếp cận dấu chân nước (Water footprint)
Nghiên cứu tác động từ việc tiêu thụ nước đối với tài ngun nước tồn cầu
có thể được phác thảo lên bản đồ thế giới bằng cách tiếp cận nghiên cứu ‘dấu chân
nước’, được giới thiệu bởi Hoekstra và Hung (2002), và Chapagain và Hoekstra
(2004). Nghiên cứu về dấu chân nước của một quốc gia có thể ước lượng tính tốn
trên tởng lượng nước mặt được dùng cho sản xuất hàng hóa và dịch vụ của người
dân trong một quốc gia. Dấu chân nước cho thấy mối liên hệ giữa nhu cầu sử dụng
nước với lượng nước sử dụng của một quốc gia. Hơn nữa, nghiên cứu về dấu chân
nước không những cho biết được lượng nước ngầm và nước mặt sử dụng, mà còn
cho biết lượng nước sử dụng từ nước mưa thấm qua mặt đất (Falkenmark, 2003).
8


Nghiên cứu dấu chân nước bao gồm cả việc phân tích khơng gian qua tìm hiểu
cách thức con người sử dụng nước ở một địa phương cụ thể nhưng sử dụng nhiều
nguồn nước khác nhau ở các nơi trên thế giới.
Trong quy trình sản xuất cà phê, nước có vai trò quan trọng từ khâu tưới
tiêu đến khâu chế biến, và cũng là một khâu quan trọng để có chứng nhận mã hàng
hóa tồn cầu. Q trình nghiên cứu tìm kiếm dấu chân nước phải có kết hợp với
dữ liệu đất đai, thổ nhưỡng và các yếu tố khác để có thể tính khối lượng và khoanh
vùng dấu chân nước cho sản xuất cà phê. Thông tin về nguồn nước sử dụng và tác

động ô nhiễm từ sản xuất cà phê, cùng những yếu tố khác liên quan đến quản lý
bền vững nguồn nước (UTZ Certified, 2013).
Nghiên cứu về dấu chân nước cho canh tác cây cà phê được tổ chức UTZ
Certified (2013) thực hiện ở Nicaragua cho thấy dấu chân nước xuất hiện ở vùng
có nước mưa bốc hơi, và lượng hơi nước này cần cho cà phê tăng trưởng. Lượng
nước sử dụng cho quá trình lên men hạt cà phê và nước thải nơng nghiệp có lẫn
thuốc trừ sâu góp phần làm tăng dấu chân nước. Dữ liệu về dấu chân nước là bộ
dữ liệu phức tạp có tính liên ngành, và cũng cần thu thập thêm nguồn thơng tin của
chuỗi sản xuất cà phê để có thể xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cho theo dõi và quản
lý nguồn nước sử dụng cho sản xuất (UTZ Certified, 2013).
Dấu chân nước còn được xem là chỉ số sử dụng nước của một cây trồng và
được Hoekstra (2003) định nghĩa là khối lượng nước sử dụng cho quá trình canh
tác và sản xuất, bao gồm nguồn tài nguyên nước mặt, nước ngầm và nước mưa để
sản xuất ra một sản phẩm. Dấu chân nước còn được coi như là một chỉ số thể hiện
tổng lượng nước sử dụng của một nước, vùng và khu vực trong không gian địa lý
(Hoekstra và Chapagain, 2007).
Khái niệm về dấu chân nước là một khái niệm tương tự như dấu chân sinh
thái (the ecological footprint) được giới thiệu bởi Rees (1992), Wackernagel và
Rees (1996). Dấu chân sinh thái xem xét tác động của các hoạt động của con người
được đo bằng diện tích đất sản xuất và lượng nước tiêu thụ cần thiết để sản xuất ra
hàng hóa và để thu nhận các chất thải phát sinh. Dấu chân nước là lượng nước sử
dụng để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (m3/năm). Tuy nhiên, việc tính tốn dấu
chân nước có sự khác biệt so với dấu chân sinh thái: dấu chân nước được xem xét
chính xác cho một khu vực/vùng tương ứng với một loại hình sử dụng đất để sản
9


xuất một sản phẩm cụ thể. Do đó dấu chân nước của quốc gia là khối lượng nước
sử dụng thực tế tại các địa phương khác nhau; trong khi đó, dấu chân sinh thái
được tính tốn dựa trên diện tích đất bình quân cho một hạng mục sử dụng trên thế

giới (Chapagain và Hoekstra, 2007).
Để làm rõ hơn, Hoekstra và cộng sự (2011) đã nhấn mạnh việc đánh giá dấu
chân nước là một tiến trình được xem xét ở nhiều góc độ khai thác và sử dụng các
nguồn tài nguyên nước cho nhiều mục tiêu nhằm phục vụ và đáp ứng các nhu cầu
của con người. Dựa vào nhu cầu sử dụng và tiêu thụ nước, dấu chân nước được
xem xét phân loại như sau: (UNEP and Water Footprint Network, 2011)
a. Dấu chân nước của một sản phẩm (The water footprint of a product) là tổng
hợp lượng nước sử dụng trong quá trình sản xuất ra một sản phẩm (xem xét
toàn bộ chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng)
b. Dấu chân nước của một cá nhân người tiêu dùng (The water footprint of an
individual consumer) là tổng lượng nước được sử dụng tạo ra các sản phẩm
tiêu dùng cho người sử dụng.
c. Dấu chân nước của một cộng đồng người tiêu dùng (The water footprint of a
community of consumers) là tổng dấu chân nước của các thành viên trong cộng
đồng.
d. Dấu chân nước của một nhà sản xuất hoặc một doanh nghiệp (The water
footprint of a producer or business) là tổng lượng nước sử dụng để sản xuất ra
một hoặc nhiều sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất.
e. Dấu chân nước trong phạm vi khu vực địa lý (The water footprint within a
geographically delineated area) được phân định theo ranh giới hành chính hoặc
địa lý (ví dụ: đơ thị, tỉnh, quốc gia, lưu vực hoặc lưu vực sông) là tổng lượng
nước sử dụng cho tất cả các quá trình diễn ra trong khu vực đó.
Trên cơ sở trình bày và phân tích về cách tiếp cận nghiên cứu sử dụng nước
trong lĩnh vực nông nghiệp, luận án dựa vào cách tiếp cận dấu chân nước cho một
sản phẩm để xác định nhu cầu sử dụng nước cho cây cà phê ở tỉnh Đắk Nông.
1.2.5. Đánh giá chung về các cách tiếp cận nghiên cứu của đề tài và lựa chọn
cho luận án:

10



×