Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO GIỚI THIỆU một số văn KIỆN của ĐẢNG TRONG CÁCH MẠNG dân tộc dân CHỦ NHÂN dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.91 KB, 132 trang )

Giới thiệu Một số văn kiện
của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
CHÁNH CƯƠNG VẮN TẮT, SÁCH LƯỢC VẮN TẮT
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1
I. Hoàn cảnh ra đời của chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt
Vào cuối năm 1929 đầu năm 1930 những điều kiện cho sự ra đời của
một đảng vô sản ở Việt Nam đã chín muồi.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng Việt Nam, để
thúc đẩy quá trình thành lập Đảng, tháng 3-1929, một số đồng chí trong Kỳ
bộ Bắc kỳ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã họp ở nhà 5D phố Hàm
Long (Hà Nội) quyết định thành lập chi bộ cộng sản gồm 7 đồng chí. Đầu
tháng 5 năm 1929, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam
cách mạng Thanh niên tại Hương Cảng Trung Quốc, đoàn đại biểu Kỳ bộ Bắc
kỳ đưa ra đề nghị thành lập Đảng Cộng sản nhưng đề nghị đó khơng được
chấp nhận. Vì vậy đoàn đại biểu Kỳ bộ Bắc kỳ đã rút ra khỏi Đại hội, trở về
nước. Đến ngày 17-6-1929, các đồng chí trong Kỳ bộ Bắc kỳ đã họp tại số
nhà 312 phố Khâm Thiên (Hà Nội), tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng
sản Đảng, cử ra Ban chấp hành Trung ương thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ và
quyết định xuất bản báo “Búa Liềm” xúc tiến việc xây dựng tổ chức Đảng và
các đoàn thể quần chúng.
Tháng 11-1929, các đồng chí trong Kỳ bộ và Tổng bộ Nam kỳ của Hội
Việt Nam cách mạng thanh niên quyết định thành lập An Nam Cộng sản
Đảng.
Ngày 1-1-1930 Đông Dương Cộng sản liên đoàn được thành lập, gồm
những đại biểu ưu tú của Tân Việt cách mạng Đảng (một tổ chức tiền thân của
Đảng).
Sự kiện ba tổ chức cộng sản ra đời vào cuối năm 1929 và đầu năm 1930,
khẳng định bước phát triển quan trọng của phong trào cách mạng Việt Nam
và sự thành lập Đảng Cộng sản ở nước ta đã chín muồi. Tuy vậy, ở một nước
mà có ba tổ chức cộng sản sẽ không tránh khỏi sự phân tán về lực lượng và tổ
chức, không thể thống nhất về tư tưởng và hành động, lực lượng cách mạng


sẽ bị chia cắt. Trách nhiệm của những người cộng sản lúc này là phải nhanh
chóng thống nhất phong trào cộng sản ở Việt Nam.
Quốc tế Cộng sản lúc này đã nhận thấy và chỉ rõ: “ Sự chia rẽ giữa các
nhóm cộng sản, và cuộc đấu tranh giữa các nhóm đó là nguy cơ tai hại nhất
cho tồn bộ phong trào cách mạng ở Đông Dương. Nhiệm vụ quan trọng nhất
và cấp bách nhất của tất cả những người Đông Dương là thành lập một Đảng
cách mạng có tính chất giai cấp vô sản, nghĩa là một Đảng Cộng sản có tính
chất quần chúng ở Đơng Dương. Đảng đó phải chỉ có một và là tổ chức cộng
sản duy nhất ở Đơng Dương”2
1 ĐCSVN, Văn kiện Đảng, Tồn tập, tập 2, Nxb CTQG, H, 2002 tr 2-5.
21. Văn kiện Đảng,Toàn tâp, Tập 1, Nxb CTQG, HN 1998, tr.1.


Hội nghị Hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam đã họp ở bán đảo Cửu Long, Hương Cảng (Trung Quốc) vào mùa Xuân
năm 1930. Tham dự Hội nghị có các đồng chí Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức
Cảnh (đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng), Nguyễn Thiệu và Châu
Văn Liêm (đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng) và dưới sự chủ trì của đồng
chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản.
Trong Hội nghị đồng chí Nguyễn Ái Quốc đề ra một số vấn đề lớn cần
thảo luận và thống nhất, trước hết là: “ Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành
thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản Đơng Dương”3.
Hội nghị đã thống nhất các nhóm cộng sản thành lập một đảng, lấy tên là
Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3-2-1930. Hội nghị đã thông qua cương
lĩnh của Đảng bao gồm Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn
tắt của Đảng và Lời kêu gọi của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế
Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam gửi đến cơng nhân, nơng dân, đồng
bào, đồng chí cả nước nhân dịp thành lập Đảng. Trong lời kêu gọi có đoạn
viết: “Nhận chỉ thị của Quốc tế Cộng sản giải quyết vấn đề cách mạng nước
ta, tơi đã hồn thành nhiệm vụ và thấy có trách nhiệm phải gởi tới anh chị em

và các đồng chí lời kêu gọi này”4 …Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thành
lập. Đó là Đảng của giai cấp vơ sản. Đảng sẽ dìu dắt giai cấp vô sản lãnh đạo
cách mạng An Nam đấu tranh nhằm giải phóng cho tồn thể anh chị em bị áp
bức, bóc lột chúng ta. Từ nay anh chị em chúng ta cần phải gia nhập Đảng,
ủng hộ Đảng và đi theo Đảng…”5.
II.Nội dung cơ bản của Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt
1.Chánh cương vắn tắt của Đảng
“ Tư bản bản xứ đã thuộc tư bản Pháp, vì tư bản Pháp hết sức ngăn trở
sức sinh sản làm cho công nghệ bản xứ không thể mở mang được. Cịn về
nơng nghệ một ngày một tập trung đã phát sinh ra lắm khủng khoảng, nông
dân thất nghiệp nhiều. Vậy tư bản bản xứ khơng thế lực gì ta khơng nên nói
cho họ đi về phe đế quốc được, chỉ bọn đại địa chủ mới có thế lực và đứng
hẳn về phe đế quốc chủ nghĩa nên chủ trương làm tư sản dân quyền cách
mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
A/Về phương diện xã hội thì:
a.Dân chúng được tự do tổ chức.
b.Nam, nữ bình quyền…
c.Phổ thơng giáo dục theo cơng nơng hố.
B/Phương diện chính trị:
a.Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến.
b.Làm cho nước Nam hồn tồn độc lập.
c.Dựng ra chính phủ công nông binh.
d.Tổ chức ra quân đội công nông.
3 Sđd, tr.1.
4 - Sđd, tr.14
5 - Sđd, tr.16.


C/Về phương diện kinh tế:
a.Thủ tiêu hết các thứ quốc trái

b.Thâu hết sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng…) của
tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ cơng nơng binh quản lý.
c.Thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân
cày nghèo.
d.Bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo.
e.Mở mạng công nghiệp và nông nghiệp.
f.Thi hành luật ngày làm tám giờ”.
Chánh cương vắn tắt của Đảng đã chỉ rõ những điểm sau đây
Về mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam
Chánh cương vắn tắt đã xác định chủ trương làm tư sản dân quyền cách
mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản chủ nghĩa. Xác định như
vậy xuất phát từ thực trạng và mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam là một xứ
thuộc địa, nửa phong kiến công nghiệp không phát triển “ Vì tư bản hết sức
ngăn trở sức sinh sản, làm cho công nghệ bản xứ không thể mở mang được”6.
Kinh tế nông nghiệp chiến ưu thế: Nông nghiệp ngày một tập trung đã
phát sinh ra lắm khủng hoảng, nông dân thất nghiệp nhiều, tình hình đó đưa
đến mâu thuẫn ngày càng kịch liệt, giữa một bên là dân tộc ta, với một bên là
đế quốc Pháp, và tay sai của chúng. Đánh giá hai giai cấp tư sản và địa chủ là
những đối tượng cần xoá bỏ, nhưng Chánh cương vắn tắt có sự phân biệt tư
bản bản xứ khơng có thế lực gì, ta khơng xét cho họ đi về phe đế quốc chủ
nghĩa, chỉ bọn địa chủ mới có thế lực và đứng hẳn về phe đế quốc chủ nghĩa.
Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng
sản là một thể loại cách mạng vô sản ở các nước thuộc địa mà C.Mác, V.I.
Lênin và ngay cả Quốc tế Cộng sản chưa nói đến. Sau này đến đại biểu tồn
quốc lần thứ II của Đảng (1951) mới hoàn chỉnh tên gọi của thể loại này, và
được gọi là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Mục tiêu chiến lược được đặt ra trong Chánh cương vắn tắt của Đảng đã
làm rõ nội dung của cách mạng thuộc địa nằm trong phạm vi của cách mạng
vơ sản. Giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội gắn liền
mật thiết với nhau, thể hiện ở mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Đó là sự lựa chọn dứt khốt của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và của Đảng.
Về nhiệm vụ cách mạng
Chánh cương vắn tắt nêu rõ những nhiệm vụ và mục đích cụ thể của
cách mạng là: “ Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến” 7 là
nhiệm vụ cơ bản để giành độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày.
“Dựng ra chính phủ cơng, nơng, binh” 8. Thâu hết sản nghiệp lớn (như công
nghiệp, vận tải, ngân hàng…) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho
6-Sđd, tr .2.
7 -Sđd, tr..2.
8 -Sđd, tr..2.


chính phủ cơng nơng binh quản lý, thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa
làm của công giao cho dân nghèo
Mục tiêu, nhiệm vụ do Chánh cương vắn tắt của Đảng đề ra bao hàm nội
dung cả dân tộc và dân chủ, gắn liền cả nhiệm vụ chống đế quốc và phong
kiến, chủ yếu là nhiệm vụ chống đế quốc và bè lũ tay sai, giành độc lập tự do
cho tổ quốc, còn nhiệm vụ đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến thực hiện
khẩu hiệu: “ Người cày có ruộng” được tiến hành từng bước một cách thích
hợp nhằm tập trung mũi nhọn cách mạng vào bọn đế quốc và tay sai phản
động. Đây là một quan điểm cách mạng sáng tạo của đồng chí Nguyễn Ái
Quốc và của Đảng ta trong việc giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và
vấn đề giai cấp trong đường lối cách mạng của Đảng ta thể hiện trong Chánh
cương vắn tắt của Đảng.
Về phương pháp cách mạng
Chánh cương vắn tắt chỉ ra phương pháp giành thắng lợi của cách mạng
là bằng bạo lực cách mạng của quần chúng để đánh đổ chủ nghĩa đế quốc
Pháp và bọn phong kiến “làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập”, “lập ra
chính phủ cơng, nơng, binh” và “tổ chức ra quan đội công nông”, chứ không
phải bằng con đường cải lương thoả hiệp.

2-Sách lược vắn tắt của Đảng.
Sách lược vắn tắt cuả Đảng được xác định những nội dung cơ bản sau:
a-Đảng là đội tiền phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại
bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng.
b-Đảng phải thu phục được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng
dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong
kiến.
c-Đảng phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dân cày (công hội, hợp
tác xã) khỏi ở dưới quyền lực và ảnh hưởng của bọn tư bản quốc gia.
d-Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, thành
niên, tân việt…để kéo họ đi vào phe vơ sản giai cấp. Cịn đối với bọn phú
nơng, trung, tiểu địa chủ và tư bổn An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng
thì lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt
phản cách mạng ( Đảng lập hiến…) thì phải đánh đổ.
e-Trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, khơng khi nào
nhượng một chút lợi ích gì của cơng nơng mà đi vào đường thoả hiệp, trong
khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc lập, phải đồng tuyên truyền
và thực hành liện lạc với áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô
sản giai cấp Pháp.
Sách lược vắn tắt chỉ rõ mấy điểm sau đây:
Về vai trò lãnh đạo của Đảng
Sách lược vắn tắt khẳng định cách mạng tư sản dân quyền phải do giai
cấp công nhân lãnh đạo thông qua Đảng Cộng sản. Sách lược vắn tắt xác định


bản chất giai cấp của Đảng: “ Đảng là đội tiền phong của vô sản giai cấp ” 9.
Đây là vấn đề cơ bản bao trùm tồn bộ cơng tác xây dựng Đảng, vì vậy Sách
lược chỉ rõ trách nhiệm của Đảng là “ phải thu phục cho được đại bộ phận giai
cấp mình lãnh đạo được dân chúng”10.
Về lực lượng cách mạng

Trên cơ sở phân tích làm rõ vị trí vai trị của các giai cấp trong xã hội
thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta. Sách lược vắn tắt chỉ rõ: “ Đảng phải thu
phục cho được đại đa số dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, làm thổ
địa cơng nghiệp hố, hiện đại hố đánh trúc đại bọn địa chủ và phong kiến”11
Đây là một trong những nguyên tắc chiến lược của chủ nghĩa Mác-Lênin
được Nguyễn Ái Quốc và Đảng ta vận dụng thành công, ở một nước thuộc địa
nửa phong kiến, nông dân là một lực lượng động đảo, họ bị đế quốc và phong
kiến áp bức và bóc lột nặng nề nhất, họ rất tích cực chống đế quốc và phong
kiến. Vì vậy, Nguyễn Ái Quốc và Đảng ta rất quan tâm đến việc xây dựng
khối liêm minh công nông vững chắc…động lực chính của cách mạng. Đồng
thời Sách lược vắn tắt còn chủ trương mở rộng lực lượng cách mạng.“Đảng
phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh Niên, Tân
Việt….để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Cịn đối với bọn phú nơng,
trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản Cm thì phải lợi
dụng ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập”
Như vậy, đồng chí Nguyễn Ái Quốc và Đảng ta chủ trương đoàn kết tất
cả các giai cấp cách mạng, các lực lượng và các nhân sĩ yêu nước để đưa họ
vào hàng ngũ cách mạng. Lực lượng cách mạng bao gồm công nhân, nông
dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, do giai cấp công nhân lãnh đạo, dựa trên cơ sở
liên minh công nông.
Bên cạnh đó, Sách lược vắn tắt cịn chỉ rõ: “Trong khi liên lạc với các
giai cấp, phải rất cẩn thận, khơng khi nào nhượng một chút lợi ích gì của cơng
nơng mà đi vào đường thoả hiệp”12
Điều đó thể hiện tính nguyên tắc trong khi liên minh với các lực lượng
yêu nước và các tầng lớp trên. Đồng thời cũng thể hiện tính linh hoạt trong
Sách lược cách mạng của Đảng.
Về quan hệ quốc tế
Sách lược vắn tắt xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách
mạng thế giới. Cách mạng Việt Nam đoàn kết chặt chẽ với các dân tộc bị áp
bức và giai cấp vô sản thế giới. Sách lược vắn tắt ghi rõ: “trong khi tuyên

truyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc lập phải đồng tuyên truyền vừa thực
hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản
9 - Sđd, tr.4.
10 - Sđd, tr.4.
11 Sđd, tr.4.
Sđd, tr.4.
12 Sđd, tr.4.


giai cấp Pháp”13. Như vậy, ngay từ khi ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu
cao chủ nghĩa quốc tế vô sản và mang bản chất quốc tế vô sản của giai cấp
công nhân.
III.Ý nghĩa lịch sử và giá trị hiện thực
1.Ý nghĩa lịch sử
Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt là cơ sở để Đảng chỉ đạo cách
mạng Việt Nam, đưa cách mạng Việt nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi
khác.
Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt tuy ngắn gọn, cô đọng nhưng
xúc tích, đã xác định đúng đắn ngay từ đầu những vấn đề cơ bản về đường lối
của cách mạng Việt Nam.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, Đảng luôn xuất phát từ
Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và thực tiễn cụ thể của từng giai đoạn
và thời kỳ cách mạng để xác định đường lối, chủ trương, chính sách cụ thể
phù hợp để chỉ đạo cách mạng Việt Nam và đưa cách mạng Việt Nam từng
bước giành thắng lợi.
Sự ra đời của Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt đã chấm dứt thời
kỳ khủng hoảng đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng. Đáp ứng kịp thời
yêu cầu bức thiết của cách mạng nước ta…Đánh bại chủ nghĩa cải lương, chủ
nghĩa dân tộc hẹp hịi và tư tưởng điều hồ giai cấp của giai cấp tư sản đánh
bại những tư tưởng phản động của thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Xác lập

vững chắc quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam và giai cấp
công nhân Việt Nam đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Đây là kết quả sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác-Lênin, đường lối
của Quốc tế Cộng sản và kinh nghiệm cách mạng thế giới vào hoàn cảnh cụ
thể nước ta, là sự thể hiện tập trung tư tưởng cơ bản của Đảng Cộng sản Việt
Nam về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa
ở nước thuộc địa nửa phong kiến.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam hơn 75 năm qua đã chứng minh sự đúng
đắn, sáng tạo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng. Đây là cương
lĩnh đầu tiên của Đảng, cương lĩnh đó rất phù hợp với nguyện vọng thiết tha
của đại đa số nhân dân ta. Vì vậy Đảng ta đã đoàn kết, tập hợp được nhưng
lực lượng cách mạng to lớn chung quanh giai cấp mình, cịn các đảng phái
của các giai cấp khác thì hoặc bị phá sản hoặc cơ lập. Do đó quyền lãnh đạo
của Đảng ta-Đảng của giai cấp công nhân không ngừng củng cố và tăng
cường.
2.Giá trị hiện thực
Tư tưởng của Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt khẳng định: con
đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội. Đi lên chủ nghĩa xã hội là quy luật phát triển tất yếu của
13 Sđd,tr.4-5.


xã hội lồi người. Trong suốt q trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn nắm
vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, đã giải quyết đúng
đắn hàng loạt vấn đề chiến lược, sách lược của cách mạng đưa cách mạng
nước ta đi thắng lợi này đén thắng lợi khác. Con đường phát triển tất yếu của
cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đó là sự
lựa chọn của chính lịch sử, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, và của nhân dân ta.
Ngày nay, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội là quan điểm nhất quán, tư tưởng xuyên suốt của Đảng ta trong

quá trình đổi mới. Đại hội VI của Đảng khẳng định: đổi mới vì độc lập dân
tộc, vì chủ nghĩa xã hội, đổi mới để có chủ nghĩa xã hội nhiều hơn, tốt hơn.
Tổng kết 20 năm đổi mới, Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định: Trong quá
trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên
nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Qua 20 năm đổi mới chúng ta đã giành được nhiều thắng lợi, tuy nhiên
công cuộc đổi mới tồn diện đất nước vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội là một cuộc cách mạng sâu sắc toàn diện, triệt để trên tất cả các
lĩnh vực và cịn nhiều gay go phức tạp, cần có thời gian phấn đấu lâu dài của
toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Đồng thời xây dựng xã hội chủ nghĩa là
sự nghiệp mới mẻ, chúng ta cịn ít kinh nghiệm, kẻ thù phá hoại quyết liệt,
tình hình khu vực, thế giới diễn biến phức tạp luôn tác động mạnh đến sự
nghiệp đổi mới của nhân dân ta.
LUẬN CƯƠNG CHÁNH TRỊ CỦA
ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG THÁNG 10 NĂM 1930 14
I. Hoàn cảnh ra đời của Luận cương chánh trị
Cao trào cách mạng của quần chúng những năm 1930-1931 địi hỏi
Đảng khơng những có mục tiêu chiến lược đúng, mà cịn phải có phương
pháp cách mạng thích hợp. Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng ngày 3-2-1930
đã thông qua “Chánh cương vắn tắt”, “Sách lược vắn tắt”- Cương lĩnh đầu
tiên của Đảng. Cương lĩnh đã định hướng đúng đắn những vấn đề cơ bản của
cách mạng Việt Nam, nhưng vì vắn tắt nên chưa có điều kiện hồn chỉnh đầy
đủ mọi nội dung chi tiết. Vì vậy, cần thiết phải có văn kiện mới chứa đựng
được lý luận đầy đủ hơn. Luận cương chánh trị do đồng chí Trần Phú, uỷ viên
Ban Chấp hành Trung ương khởi thảo, trên cơ sở vận dụng lý luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin, kinh nghiệm của cách mạng thế giới, kế thừa Chánh cương
vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng, kết hợp với khảo sát thực tế phong trào
công nhân và nông dân Việt Nam, được Ban Chấp hành Trung ương lâm thời
góp ý kiến và thông qua tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ nhất
14ĐCSVN,

tr88-103.

Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 2 (1930), NXB Chính trị quốc gia, H., 1998,


tháng 10-1930. Luận cương chánh trị đã phân tích đánh giá tình hình thế giới,
tình hình Đơng Dương và xác định những vấn đề cơ bản, cốt lõi của cách
mạng Đông Dương.
II. Nội dung cơ bản của Luận cương chánh trị
A. Tình hình thế giới và Đơng Dương
1. Tình hình thế giới
Luận cương chánh trị đã phân tích và nhận định một số điểm nổi bật:
Sự tạm thời ổn định của chủ nghĩa tư bản đã chấm dứt, mà lại trở vào
khủng hoảng, đế quốc chủ nghĩa lại càng phải giành nhau thị trường rất kịch
liệt, làm cho chiến tranh đế quốc sắp tới không sao tránh khỏi được.
Kinh tế Liên bang Xô viết phát triển mạnh vượt hơn thời kỳ trước đế
quốc chiến tranh, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thu được nhiều thắng
lợi, cho nên các nước đế quốc càng căm tức, muốn đánh đổ Liên bang Xơ viết
là thành trì cách mạng thế giới.
Ở các nước đế quốc thì vơ sản giai cấp tranh đấu kịch liệt (bãi công lớn ở
Đức, ở Pháp, ở Ba Lan v v…), ở các thuộc địa phong trào cách mạng đang sôi
sục (nhất là Tàu và Ấn Độ ). Sở dĩ có phong trào cách mạng như thế là vì tư
bản bị khủng hoảng và càng thẳng tay bóc lột quần chúng, làm cho mấy chục
triệu công nhân trong thế giới thất nghiệp và tình cảnh quần chúng cơng nông
rất khổ cực.
Cách mạng vô sản và cách mạng thuộc địa đã phát triển lên trình độ rất
cao, có nơi đã sắp sửa cướp chính quyền. Đơng Dương đã tham gia vào phong
trào đấu tranh rầm rộ trên thế giới, mở rộng mặt trận công nông chống chủ
nghĩa đế quốc.
Phong trào cách mạng thế giới có ảnh hưởng mạnh đến phong trào cách

mạng Đông Dương. Phong trào cách mạng ở Đơng Dương phát triển góp
phần tăng cường sức mạnh cho cách mạng thế giới. Vì vậy, cách mạng thế
giới và cách mạng Đơng Dương có quan hệ chặt chẽ với nhau.
2.Tình hình Đơng Dương
Luận cương chánh trị của Đảng chỉ rõ tính chất xã hội của ba nước Đơng
Dương (Việt Nam, Lào, Cămpuchia) là một xứ thuộc địa. Bởi vậy kinh tế của
Đông Dương bị phụ thuộc vào kinh tế Pháp. Ở Đông Dương, đế quốc Pháp
không phát triển công nghiệp nặng, chúng chỉ mở những ngành rất cần dùng
cho sự thống trị và bóc lột của Pháp. Kinh tế Đông Dương vẫn là kinh tế nông
nghiệp, đế quốc Pháp duy trì bóc lột theo lối phong kiến kìm hãm sự phát
triển. Chúng còn nắm quyền ngoại thương và ngân hàng, ra sức vơ vét của cải
của nhân dân các nước Đông Dương.
Trong xứ Đông Dương thuộc địa, thực dân Pháp cố giữ lối bóc lột phong
kiến nặng nề, đồng thời đưa vào lối bóc lột tư bản chủ nghĩa, kết hợp hai lối
bóc lột đó, cốt làm sao bỏ vốn rất ít mà lại thu lợi nhuận nhiều nhất.
Ở Đơng Dương, nơng dân bị phá sản vì ruộng đất tập trung trong tay đế
quốc và địa chủ, vì nạn địa tô cao, nạn cho vay nặng lãi, nạn sưu thuế nặng và


nhiều. Nông dân phải bản trước kết quả mùa màng của họ để lấy tiền nộp thuế
và nuôi sống gia đình. Đế quốc Pháp liên hiệp với bọn địa chủ, bọn lái bn
và bọn cho vay bản xứ bóc lột dân cày một cách rất độc ác. Nông dân bị đói
khổ, bần cùng hố nhưng vì cơng nghiệp khơng phát triển nên về căn bản
khơng có lối thốt cho nơng dân trở thành công nhân.
Giai cấp công nhân Đông Dương tuy chưa đơng, nhưng bán sức lao động
cũng khó khăn vì bọn tư bản thực dân thuê mướn với giá rẻ mạt. Công nhân
bị mất việc làm thường xuyên, lương không đủ ăn, bị cúp phạt mọi thứ, phải
làm việc với cường độ lao động cao, khơng có bảo hiểm xã hội, bị đánh chửi
thậm tệ, ốm đau, bệnh tật, chết non rất nhiều. Người công nhân phải sống dựa
vào mảnh đất ở nông thôn mỗi khi bị chủ xa thải, thân phận người công nhân

gắn liền với thân phận người nông dân, cùng bị đế quốc, tư bản và địa chủ đàn
áp bóc lột, cùng chung số phận mất nước, mất quyền sống. Vì vậy, cơng nhân
và nơng dân đều có mối thù sâu sắc với đế quốc phong kiến. Phong trào đấu
tranh của công nhân và nông dân ngày càng lớn mạnh trở thành một phong
trào độc lập với phong trào của các giai cấp khác.
Tình hình trên dẫn đến mâu thuẫn giai cấp ở Đông Dương ngày càng
kịch liệt: “Một bên thì thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ, một bên thì
địa chủ, phong kiến, tư bổn và đế quốc chủ nghĩa”15.
B. Tính chất và nhiệm vụ cách mạng Đông Dương
1. Cách mạng Đông Dương là cách mạng tư sản dân quyền, do giai
cấp công nhân lãnh đạo, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua thời kỳ
phát triển tư bản chủ nghĩa
Mục tiêu của cách mạng được Đảng xác định như vậy là hồn tồn phù
hợp vì khi giai cấp tư sản đã hết vai trò lịch sử, khi lịch sử đã trao quyền lãnh
đạo cách mạng cho giai cấp vô sản, thì xu thế của cách mạng dân tơc, dân chủ
tất yếu phải tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đó là quy luật cách mạng của một nước
thuộc địa, nửa phong kiến trong thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư
bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, mở đầu bằng thắng lợi
của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.
Để đạt được mục tiêu trên, Luận cương chánh trị chỉ rõ: “ Trong lúc đầu,
cuộc cách mạng Đông Dương sẽ là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, bởi
vì cách mạng chưa có thể trực tiếp giải quyết được những vấn đề tổ chức xã
hội chủ nghĩa, sức kinh tế trong xứ còn rất yếu, các di tích phong kiến cịn
nhiều, sức mạnh giai cấp tương đương chưa mạnh về phía vơ sản, và lại cịn
bị đế quốc chủ nghĩa áp bức. Vì những điều kiện ấy cho nên thời kỳ bây giờ
cách mạng chỉ có tính chất thổ địa và phản đế ” 16. Luận cương khẳng định: “
Tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng. Tư
sản dân quyền cách mạng được thắng lợi, chánh phủ công nông đã dựng lên
15 - Sđd, tr.90.
16 - Sđd, tr.93.



rồi, thì cơng nghiệp trong nước được phát triển, các tổ chức vô sản được thêm
mạnh, quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản sẽ thêm kiên cố, sức mạnh giai cấp
tương đương sẽ nặng về phía vơ sản. Lúc đó sự tranh đấu sẽ thêm sâu, thêm
rộng, làm cho cách mạng tư sản dân quyền tiến lên con đường cách mạng vô
sản. Thời kỳ này là thời kỳ cách mạng vơ sản tồn thế giới và thời kỳ kiến
trúc xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô viết, xứ Đơng Dương sẽ nhờ vơ sản giai
cấp chun chính các nước giúp cho mà phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn mà
tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”17
2. Cách mạng tư sản dân quyền có hai nhiệm vụ chiến lược: chống đế
quốc và chống phong kiến. Hai nhiệm vụ ấy phải tiến hành khăng khít,
khơng thể tách rời nhau
Xuất phát từ tính chất xã hội thuộc địa nửa phong kiến có hai mâu thuẫn
cơ bản: mâu thuẫn giữa dân tộc với đế quốc xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân
dân chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến và từ đặc trưng ở
một nước thuộc địa phong kiến: đế quốc dựa vào giai cấp địa chủ phong kiến
để thống trị nhân dân, ngược lại giai cấp địa chủ phong kiến cấu kết với đế
quốc để duy trì sự bóc lột của chúng, nên nhiệm vụ chống đế quốc và chống
phong kiến phải tiến hành đồng thời mới thắng lợi. Luận cương chánh trị
nhấn mạnh: “Sự cốt yếu của tư sản dân quyền cách mạng thì một mặt là phải
tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối
tiền tư bổn và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để, một mặt nữa là
tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đơng Dương hồn
tồn độc lập. Hai mặt tranh đấu có liên lạc mật thiết với nhau, vì có đánh đổ
đế quốc chủ nghĩa mới phá được cái giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ
địa được thắng lợi, mà có phá tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế
quốc chủ nghĩa”18. Tư tưởng đó của Luận cương ngăn ngừa những khuynh
hướng tách rời nhiệm vụ phản đế với nhiệm vụ phản phong, tách rời quyền lợi
dân tộc với quyền lợi giai cấp, tách rời độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội,

những khuynh hướng đó khơng thể đưa cách mạng đến thắng lợi.
3. Trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền phải lấy cơng nơng làm
động lực chính do giai cấp cơng nhân lãnh đạo
Trong thời đại mới, bất cứ một cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nào nếu
khơng có giai cấp cơng nhân tham gia và lãnh đạo thì khơng thể giành được
thắng lợi triệt để. Giai cấp công nhân Đông Dương tuy số lượng ít nhưng là
lực lượng cách mạng nhất, có vị trí kinh tế, chính trị quan trọng trong xã hội.
Bởi vậy, Luận cương chánh trị khẳng định: “ Vô sản giai cấp ở Đông Dương
phần nhiều do dân cày hoặc là thủ cơng thất nghiệp mà hóa ra, cịn đương mới
mẻ chưa thốt khỏi những tư tưởng hẹp hịi, những hủ tục phong kiến và ít
biết chữ, cho nên sự giai cấp giác ngộ có bị trở ngại. Tuy vậy, giai cấp ấy rất
17 - Sđd, tr. 93, 94.
18 - Sđd, tr. 94.


là tập trung và mỗi ngày lại thêm đông và cách bóc lột áp bức theo lối thuộc
địa rất tàn nhẫn, thành thử vô sản giai cấp mau phá sự trở ngại ấy mà nổi lên
tranh đấu càng ngày càng hăng hái để chống lại tư bổn đế quốc. Vì vậy cho
nên vô sản giai cấp thành một động lực chánh và rất mạnh của cách mạng ở
Đông Dương và lại là giai cấp lãnh đạo cho dân cày và quần chúng lao khổ
làm cách mạng”19.
Ở nước nông nghiệp lạc hậu, nơng dân chiến 90% dân số. Nếu khơng có
nơng dân tham gia thì cách mạng khơng thể thắng lợi. Sống trong một nước
thuộc địa nửa phong kiến, giai cấp nơng dân bị đế quốc, phong kiến, tư sản
bóc lột một cách rất độc ác nên bị đói khổ, bần cùng hố. Họ rất hăng hái cách
mạng, nhưng khơng có hệ tư tưởng độc lập và không đại diện cho phương
thức sản xuất tiến bộ. Nên nông dân không thể lãnh đạo cách mạng được, mà
chỉ là động lực chính của cách mạng cùng với công nhân. Luận cương chỉ rõ:
“ Dân cày là hạng người chiếm đa số ở Đông Dương (hơn 90 phần 100 (90%),
họ là một động lực mạnh cho cách mạng tư sản dân quyền” 20 Luận cương còn

nhấn mạnh: “ Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền, vô
sản giai cấp có đứng đầu và cùng với quần chúng dân cày mà tranh đấu để
binh vực quyền lợi hàng ngày cho dân cày và để thực hành thổ địa cách mạng
cho triệt để, thì mới có thể giành quyền lãnh đạo cho dân cày được”21.
Để bảo vệ vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với giai cấp nông
dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác, Luận cương còn chỉ rõ phải kiên
quyết chống chủ nghĩa cải lương của giai cấp tư sản dân tộc, chủ nghĩa quốc
gia hẹp hòi của các tầng lớp tiểu tư sản và ảnh hưởng của nó trong quần
chúng.
4. Con đường giành thắng lợi của cách mạng tư sản dân quyền là
khởi nghĩa vũ trang
Luận cương chánh trị vạch rõ lúc chưa có tình thế cách mạng thì Đảng
đưa ra những khẩu hiệu “ phần ít” như tăng tiền lương, bớt giờ làm, giảm
thuế, chống thuế, chống sinh hoạt đắt đỏ vv...kết hợp với những khẩu hiệu
chính trị như đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành độc lập dân tộc và người
cày có ruộng…mà phát động và giác ngộ quần chúng. Luận cương chánh trị
nhấn mạnh: “ Không chú ý đến sự nhu yếu và sự tranh đấu hằng ngày của
quần chúng là rất sai lầm. Mà nếu chỉ chú ý đến những sự nhu yếu hàng ngày
mà không chú ý đến những mục đích lớn của Đảng cũng là rất sai lầm”22.
Khi có tình thế cách mạng phải đưa ra nhưng khẩu hiệu mới “khẩu hiệu
giao tiếp” như: lập Xô viết, lập Hội đồng tịch ký ruộng đất, sản nghiệp do
nơng dân kiểm sốt, vũ trang cho cơng nông vv...Đồng thời, Đảng phải tổ
chức và khuyếch trương hết cả các cách tranh đấu của quần chúng như bãi
19
20
21
22

- Sđd, tr.97.
- Sđd, tr.97.

- Sđd, tr.97.
-Sđd, tr.101.


công, bãi công vừa thị oai, bãi công vừa võ trang thị oai, tổng bãi cơng bạo
động...Bằng cách đó, Đảng sẽ xây dựng được lực lượng cách mạng, dùng
khởi nghĩa vũ trang của quần chúng để giành chính quyền. Luận cương cịn
nhấn mạnh: “ Võ trang bạo động khơng phải là một việc thường, chẳng những
là theo tình thế trực tiếp cách mạng, mà lại phải theo khuôn phép nhà binh,
cho nên cần phải chú ý. Trong khi khơng có tình thế trực tiếp cách mạng cũng
cứ kịch liệt tranh đấu, nhưng kịch liệt tranh đấu ấy không phải là để tổ chức
những cuộc manh động hoặc là võ trang bạo động quá sớm, mà cốt là để huy
động đại quần chúng ra thị oai, biểu tình, bãi cơng vv…để dự bị họ về cuộc
võ trang bạo động sau này”23.
Để chuẩn bị một cuộc khởi nghĩa khi có tình thế cách mạng, Luận cương
phân tích, nguy cơ chiến tranh đế quốc ngày càng đến gần, phải làm cho
những khẩu hiệu chống chiến tranh ăn sâu trong quần chúng nhân dân như:
biến chiến tranh đế quốc thành chiến tranh cách mạng, đánh đổ chủ nghĩa đế
quốc và giai cấp bóc lột, bênh vực Liên bang Xô viết và phong trào cách
mạng thế giới vv...Đồng thời tăng cường công tác vận động binh lính địch, tổ
chức đội tự vệ cơng nơng.
5. Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế
giới
Trong điều kiện mới, cách mạng và phản cách mạng đã hình thành hai
trận tuyến rõ rệt trên phạm vi tồn thế giới, thì cách mạng Đơng Dương phải
đứng vào trận tuyến của cách mạng vô sản thế giới, phải đoàn kết với các lực
lượng cách mạng quốc tế. Luận cương chánh trị nhấn mạnh: “ Vô sản Đông
Dương phải liên lạc mật thiết với vô sản thế giới, nhứt là vô sản Pháp để làm
mặt trận vô sản “mẫu quốc” và thuộc địa, cho sức tranh đấu cách mạng được
mạnh lên” và “…quần chúng cách mạng Đông Dương lại phải liên lạc với

quần chúng cách mạng ở các thuộc địa và bán thuộc địa, nhất là ở Tàu và Ấn
Độ v.v..”24.
Cách mạng Đơng Dương do chính đảng của giai cấp cơng nhân lãnh đạo,
vừa mang tính chất giải phóng dân tộc, vừa có tính chất đấu tranh giữa hai
trận tuyến cách mạng và phản cách mạng trên thế giới. Là một bộ phận của
phong trào cách mạng thế giới, cách mạng Đông Dương một mặt nhận được
sự đồng tình, ủng hộ của cách mạng thế giới, mặt khác phải hết sức ủng hộ,
giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ
và chủ nghĩa xã hội.
6-Nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng ở Đông Dương là sự
lãnh đạo của Đảng
Luận cương chánh trị khẳng định: “ Điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi
của cuộc cách mạng ở Đơng Dương là cần phải có một Đảng Cộng sản có một
23 -Sđd, tr.102.
24 - Sđd, tr.103.


đường lối chánh trị đúng, có kỷ luật, tập trung, mật thiết liện lạc với quần
chúng, và từng trải tranh đấu mà trưởng thành. Đảng là đội tiền phong của vô
sản giai cấp lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc mà đại biểu quyền lợi
chánh và lâu dài, chung cho cả giai cấp vô sản ở Đông Dương, và lãnh đạo vô
sản giai cấp Đông Dương ra tranh đấu để đạt được mục đích cuối cùng của vơ
sản là chủ nghĩa cộng sản”25.
Đảng là đội tiền phong của giai cấp vô sản, được vũ trang bằng lý luận
Mác-Lênin và biết vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin một cách sáng tạo vào điều
kiện cụ thể của Đông Dương, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn. Về tổ
chức, Đảng lấy nguyên tắc tập trung dân chủ làm cơ sở, có kỷ luật nghiêm
minh và tự giác, nội bộ đoàn kết nhất trí, Đảng được xây dựng và trưởng
thành từ trong đấu tranh cách mạng, Đảng biết lấy đấu tranh cách mạng làm
môi trường rèn luyện, giáo dục đội ngũ của mình. Đảng quan hệ mật thiết với

quần chúng, trước hết là quần chúng công nông. Đảng coi công nông là chỗ
dựa vững chắc của Đảng, là sức mạnh hùng hậu của cách mạng, nên Đảng hết
sức coi trọng xây dựng khối liên minh công nông. Sự lãnh đạo của một Đảng
như vậy là yếu tố quyết định nhất cho cách mạng Đơng Dương đi đến thắng
lợi.
Luận cương cịn chỉ ra: muốn giành được thắng lợi, Đảng phải thu
phục được đông đảo quần chúng lao động bằng cách tổ chức ra các đồn thể
cách mạng như cơng hội, nơng hội…
Qua nội dung cơ bản nêu trên, có thể thấy Luận cương chánh trị khẳng
định lại nhiều vấn đề căn bản thuộc về chiến lược của cách mạng Đông
Dương mà Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt đã nêu. Điều đó cho thấy
Đảng ta rất coi trọng việc nghiên cứu lý luận Mác-Lênin, kinh nghiệm cách
mạng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, kinh nghiệm cách mạng
của nhân dân ta, chú ý tìm hiểu tình hình thực tế, bước đầu suy nghĩ, tổng kết
vận dụng trong hoàn cảnh cụ thể của Đông Dương.
III. Ý nghĩa lịch sử và giá trị hiện thực
1. Ý nghĩa lịch sử
Luận cương chánh trị của Đảng khẳng định lại những vấn đề cơ bản của
cách mạng Việt Nam do Cương lĩnh đầu tiên đề ra là đúng đắn, đồng thời
phân tích, bổ sung làm rõ một số nội dung quan trọng của cách mạng tư sản
dân quyền như: “tính chất của cuộc cách mạng, phương pháp cách mạng, nội
dung xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản. Tuy vậy, Luận cương vẫn
cịn có những hạn chế nhất định đó là: chưa xác định được mâu thuẫn chủ
yếu, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của cách mạng, đánh giá chưa đúng vai trò
cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc và một bộ phận của
giai cấp địa chủ, chưa đề ra được chiến lược liên minh dân tộc, giai cấp rộng
rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc và tay sai, song những hạn chế của
25 - Sđd, tr.100.



Luận cương đã được Đảng ta từng bước khắc phục. Qua đó cần khẳng định
rõ: những nội dung cơ bản của Luận cương chánh trị đã phản ánh sâu sắc
những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác-Lênin, vận dụng sáng tạo vào
đặc điểm, điều kiện của một nước thuộc địa nửa phong kiến. Đây là đường lối
cơ bản, nhất quán, nền tảng của mọi chiến lược, sách lược của cách mạng Việt
Nam. Là ngọn cờ tư tưởng, lý luận chỉ đạo dẫn dắt Đảng ta giành thắng lợi vẻ
vang trong hơn nửa thế kỷ qua. Luận cương là cơ sở xây dựng niềm tin của
nhân dân ta vào Đảng, đồng thời còn là cơ sở để đấu tranh phê phán những
nhận thức lệch lạc về lý luận Mác-Lênin, về bản chất giai cấp, về bạo lực cách
mạng, về mối quan hệ giữa quốc gia và quốc tế…đồng thời trực tiếp góp phần
làm bùng nổ cao trào cách mạng 1930-1931, cao trào cách mạng đầu tiên do
Đảng lãnh đạo.
2. Giá trị hiện thực
Nhiều nội dung cơ bản của Luận cương chánh trị tháng 10-1930 đến nay
vẫn có giá trị to lớn, tiếp tục soi sáng sự nghiệp đổi mới đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt trong hồn cảnh quốc tế và trong nước có
những biến động lớn, thì sự kết hợp giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, kết hợp nguồn lực bên trong
với nguồn lực bên ngoài, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, lý luận về vai
trò lãnh đạo của Đảng và những nguyên tắc xây dựng Đảng ngang tầm với
nhiệm vụ chính trị…cần được nghiên cứu, vận dụng phù hợp với tình hình
cách mạng mới.

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA
ĐẢNG CỘNG SẢN ĐƠNG DƯƠNG (6-1932)26
I. Hồn cảnh ra đời Chương trình hành động
1. Hồn cảnh quốc tế
Vào những năm 1929-1933, bóng mây đen của cuộc khủng hoảng kinh
tế đang bao trùm trên khắp thế giới, ảnh hưởng sâu sắc của nền kinh tế, xã hội
của hệ thống tư bản chủ nghĩa. Để bù đắp những thất bại của tư bản chính

quốc, đế quốc Pháp tăng cường vơ vét, bóc lột thuộc địa, trong đó có Việt
Nam. Chính sách tận thu trong bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho đời sống
26ĐCSVN, Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, H., 1999, tr 1-29


vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân thuộc địa và nhân dân Việt
Nam càng lao đao, khốn khổ. Từ đó làm cho mâu thuẫn xã hội, sự thay đổi
thái độ chính trị của các giai cấp ngày càng phân hố sâu sắc.
Trong khi đó, Liên Xơ, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới
không ngừng lớn mạnh. Công cuộc xây dựng đất nước Xô Viết theo con
đường xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, thu được nhiều thành tựu to lớn
đã cổ vũ mạnh mẽ nhân dân lao động ở các nước thuộc địa vùng lên đấu tranh
đòi độc lập tự do, cải thiện đới sống, chống áp bức bóc lột diễn ra quyết liệt.
Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu lục Á, Phi, Mỹ -la tinh có
bước chuyển biến mới, báo hiệu những cuộc bão táp cách mạng sắp nổi lên
tấn công vào dinh luỹ của chủ nghĩa tư bản.
2.Tình hình trong nước
Từ cuối năm 1931, hoảng hốt trước cao trào cách mạng rộng lớn của
quần chúng, đế quốc Pháp và phong kiến tay sai đã dùng mọi âm mưu thủ
đoạn tàn bạo, độc ác nhằm dập tắt phong trào cách mạng và tiêu diệt Đảng ta.
Sự khủng bố dã man của thực dân Pháp, làm cho cách mạng Việt Nam
gặp nhiều tổn thất, khó khăn, phong trào cách mạng Việt Nam tạm thời lắng
xuống.
Sau cao trào 1930-1931, thực dân Pháp đã điên cuồng lùng sục, bắt bớ,
giam cầm, kết án những người cộng sản và nhân dân yêu nước. Hàng loạt các
tổ chức Đảng bị vỡ, hàng vạn người bị bắt, giam cầm và giết hại.
Hệ thống nhà tù của thực dân Pháp, từ địa phương đến trung ương đầy
ắp tù chính trị. Đồng thời, thực dân Pháp cịn phối hợp với những tên đế quốc
có thuộc địa trong khu vực và các thế lực phản động quốc tế (Anh, Hà Lan,
bọn phản động ở Trung Quốc) trục xuất, bắt bớ các chiến sỹ cộng sản yêu

nước đang hoạt động ở khu vực các nước đó.
Tháng 6-1931, thực dân Pháp đã cấu kết với nhà cầm quyền Anh ở
Hương Cảng để bắt giam và âm mưu ám hại đồng chí Nguyễn Ái Quốc (lúc
ấy tên gọi là Tống Văn Sơ)…
Đi đơi với chính sách khủng bố, tàn sát, thực dân Pháp còn tăng cường
thực hiện những thủ đoạn mị dân, lừa bịp, sử dụng tay sai nhằm chia rẽ, làm
mai một ý chí cách mạng của nhân dân ta.
Về chính trị, tháng 6-1931, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa (Ray nơ) sang Đơng
Dương nghiên cứu tình hình và đề ra dự án cải thiện chế độ thuộc địa. Năm
1932, Vua Bảo Đại được đưa về nước với chương trình cải cách: lập nội các
mới, cải tổ ngành tư pháp, giáo dục…Đồng thời, chúng cịn đưa ra một số
chính sách mang tính hình thức nhằm tranh thủ lơi kéo các tầng lớp nhân dân
trong xã hội làm cho tay sai cho chúng.
Về kinh tế, chính quyền thực dân lập cơng ty kinh doanh công nghiệp
cho tư bản bản xứ tham gia đấu thầu một số cơng trình thuỷ lợi, kiến trúc,
giao thơng có số vốn nhỏ.


Về giáo dục, chúng tổ chức lại hệ thống cao đẳng Đông Dương và
trường luật, đặt thêm các ngạch học ở Bắc và Trung kỳ, cấp thêm học bổng
sang Pháp du học.
Về xã hội, thực dân pháp tranh thủ và lợi dụng tôn giáo, lập các xứ đạo
Thiên chúa giáo, tỉnh hội Phật giáo ở Bắc kỳ và Trung kỳ, các chi hội Phật
giáo, Thiên chúa giáo ở Nam kỳ và tạo điều kiện cho đạo Cao Đài phát triển
thế lực.
Mặt khác, thực dân Pháp cịn ni dưỡng bọn tay sai, mật thám, lập các
đảng phái phản động phá hoại phong trào cách mạng.
Những chính sách và thủ đoạn thâm độc của đế quốc Pháp đã dẫn đến sự
biến động kết cấu giai cấp, xu thế chính trị trong xã hội. Nổi lên là tâm lý
hoang mang dao động xuất hiện ngày càng nhiều trong quần chúng, một bộ

phận đảng viên sợ hãi không dám tổ chức quần chúng đấu tranh, cá biệt có
đảng viên khơng chịu đựng được cảnh tra tấn, tù đầy đã khai báo và đầu hàng
địch.
Trước sự tổn thất nặng nề của Đảng Cộng sản Đông Dương, Quốc tế
Cộng sản đã có kế hoạch tổ chức lại cơ sở đảng. Năm 1932, theo Chỉ thị Quốc
tế Cộng sản, đồng chí Lê Hồng Phong và một số đồng chí khác về Hương
Cảng -Trung Quốc lập Ban lãnh đạo Trung ương Đảng. Qua khảo sát tình
hình thực tế cách mạng Việt Nam, tháng 6-1932, Ban lãnh đạo mới của Đảng
đã cơng bố Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương nhằm
ổn định tư tưởng cán bộ, đảng viên và quần chúng, giữ gìn và củng cố tổ
chức, khôi phục phong trào cách mạng.
II. Nội dung cơ bản Chương trình hành động
Chương trình gồm hai phần chính, trong đó đề cập đến nhiều nội dung
cấp thiết liên quan đến củng cố và phát triển Đảng, khôi phục phong trào cách
mạng, đề ra những vấn đề chiến lược, sách lược và yêu sách cụ thể cho từng
giai cấp, từng tổ chức cách mạng nhằm siết chặt hàng ngũ những người cách
mạng, đoàn kết đấu tranh chống đế quốc và phong kiến tay sai.
1. Phần thứ nhất: Những nhiệm vụ căn bản của cuộc cách mạng
Đông Dương.
Trước hết Chương trình hành động đã tổng kết những thắng lợi của Đảng
và phong trào cách mạng của quần chúng công-nông trong hai năm sục sôi
cách mạng 1930-1931. Đảng nhận định mặc dù đế quốc Pháp ra sức khủng
bố, bắn giết, tù đầy và truy nã những người cộng sản, đánh phá phong trào
cách mạng, nhưng chúng vẫn không tiêu diệt được cách mạng. Đảng vẫn
giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, dìu dắt quần chúng đấu tranh quyết
liệt với kẻ thù. Đồng thời, Chương trình hành động cũng nêu lên những tổn
thất to lớn của cách mạng do địch điên cuồng khủng bố, trả thù hèn hạ, nhưng
khơng vì thế mà hoang mang, hoảng hốt, bi quan thất vọng trước khó khăn
tạm thời. Đảng chỉ rõ: “Trong trường đấu tranh giai cấp, việc thắng bại tạm



thời là thường sự, mà chính nhờ đó mà quần chúng học đòi kinh nghiệm, chớ
còn phần thắng lợi cuối cùng thời đã cầm chắc trong tay”27.
Đảng căn dặn đảng viên chú ý học tập kinh nghiệm bổ ích nhất trong
công tác đã qua, quyết tâm sửa chữa các sai lầm như: “Công tác của Đảng
trong quần chúng không được sâu rộng như ý, nhất là công tác trong công
xưởng; phong trào đại khái cịn có tính chất địa phương…Đảng dìu dắt quần
chúng ra đấu tranh, phản đế nhưng khơng sớm biết liên lạc cuộc đấu tranh
đánh đế quốc để đoạt lại quyền độc lập với cuộc đấu tranh đánh đổ địa chủ lấy
lại đất đai”28. Thực chất sai lầm trên của Đảng là chưa biết chỉ đạo chiến lược
cụ thể trong giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược chống đế
quốc và chống phong kiến nếu khắc phục được những sai lầm trên thì cuộc
đấu tranh của Đảng và quần chúng nhất định sẽ giành thắng lợi to lớn hơn.
Sau tổng kết hai năm lãnh đạo cách mạng, Chương trình hành động của
Đảng Cộng sản Đơng Dương cịn phân tích làm rõ hơn chính sách hai mặt cực
kỳ phản động và xảo quyệt của đế quốc Pháp và tay sai, những âm mưu thủ
đoạn mới của kẻ thù phá hoại phong trào cách mạng. Đảng đã vạch rõ bản
chất phản động của chủ nghĩa cải lương, gồm các phe phái quốc gia cải lương
như Đảng Lập Hiến ở Nam kỳ, Bắc kỳ (Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh…).
Chúng đã tiếp tay cho thực dân Pháp để khủng bố nhân dân ta, thoả hiệp với
kẻ thù phản bội dân tộc. Vì thế: “ Nếu khơng bền chí hàng ngày vạch mặt chỉ
trán bọn quốc gia cải lương…cho hàng triệu công nông thấy rõ cái vai tuồng
phản động của chúng nó, thì khơng thể dắt lao động ra quyết chiến với quân
thù, cuộc cách mạng điền địa và phản động cũng không thể thành công
được”29.
Đảng đã chỉ cho quần chúng thấy rõ, trong lúc khó khăn giai cấp tư sản
dân tộc, tiểu tư sản, các đảng phái tay sai cho đế quốc, phong kiến tỏ ra bi
quan, chán nản, ngả sang phía kẻ thù, thì giai cấp cơng nhân ln kiên trì theo
đuổi mục tiêu cách mạng, kiên trì lãnh đạo nhân dân lao động đứng lên đấu
tranh chống kẻ thù xâm lược.

Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo cao trào cách mạng 19301931và căn cứ vào tình hình tư tưởng của nhân dân, thái độ của giai cấp sau
cao trào cách mạng, Chương trình hành động khẳng định đường lối cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng ta đã đề ra
từ chánh cương, Sách lược vắn tắt và Luận cương chánh trị (1930) là hoàn
toàn đúng đắn: “ Kinh nghiệm hai năm đấu tranh dạy ta rằng con đường giải
phóng độc nhất chỉ là con đường võ trang tranh đấu của quần chúng thôi”30.

27 Sđd, tr.11.
28 Sđd, tr.10.
29. Sđd, tr.8.
30. Sđd, tr.10.


Đồng thời, Chương trình hành động đã cụ thể hố chánh cương, Sách
lược vắn tắt và Luận cương chánh trị (1930), thành 10 nhiệm vụ chủ yếu của
cách mạng phản đế và điền địa (cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân).
Mười nhiệm vụ là:
“1-Đơng Dương hồn tồn độc lập về kinh tế và chính trị. Đánh đổ ách
thống trị của đế quốc Pháp; trục xuất cả lục quân, hải quân, không quân và
cảnh sát của đế quốc khỏi địa phận xứ Đông Dương của công nông.
2-Đánh đổ triều vua ở Trung kỳ…đánh đổ bọn lý hào; tịch ký cả thảy tài
sản của chúng.
3-Thiết lập chính phủ cách mạng cơng nơng theo hình thức Xơ Viết và tổ
chức cơng nơng cách mạng quân đội. Phải võ trang cho cả thảy lao động; lao
động được hoàn toàn tự do tập võ bị.
4-Giao lại cho nhà nước cơng nơng (quốc hữu hố) cả thảy ngân hàng xí
nghiệp, kỹ nghệ Pháp và ngoại quốc, cả thảy đồn điền, tàu hoả, tàu thuỷ và cơ
quan dẫn thuỷ nhập điền.
5-Tịch ký không bồi thường tất cả tài sản ruộng đất và rừng của đế quốc,
cố đạo, của địa chủ và lũ cho vay cắt họng, của nhà vua, lý hào. chia đất đó lại

cho cơng nhân nông nghiệp, cho bần nông và trung nông, chia công điền,
công thổ lại cho dân cày.
6-Thủ tiêu cả nợ nần của lao động; thủ tiêu các cơng trái, vì rằng nợ nần
quốc trái khơng khác nào dây xích bắt buộc dân nghèo làm nô lệ.
7-Các dân tộc ở Đông Dương đều liên hiệp đệ huynh với nhau. Để dân
Cao Miên, Ai Lao đều được quyền tự quyết.
8-Ngày làm tám giờ, cải thiện hẳn điều kiện lao động. Xã hội bảo hiểm
do nhà nước và chủ trả để ngừa đau bệnh, tuổi già, thất nghiệp, tàn tật…để
bảo hộ cho đàn bà có thai nghén, sinh nở. Tự do tổ chức cơng hội giai cấp của
thợ thuyền.
9-Đàn bà được hồn tồn bình đẳng về chính trị, kinh tế và pháp luật với
đàn ông.
10-Liên hiệp đệ huynh với công nông cách mạng Tàu, Ấn Độ”31.
Mười nhiệm vụ trên do Chương trình hành động của Đảng đề ra vừa
phản ảnh mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là đấu tranh
giành độc lập dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội, vừa chỉ ra mục tiêu, nhiệm
vụ cụ thể trước mắt là đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ, quyền lợi hàng
ngày của quần chúng lao động. Đây là chủ trương hoàn toàn phù hợp với giai
đoạn cách mạng hiện tại.
2. Phần thứ hai: Con đường cách mạng tranh đấu
Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đơng Dương tiếp tục khẳng
định ý chí quyết tâm của Đảng là: “ Lãnh đạo quần chúng nhân dân, hầu
chuẩn bị võ trang bạo lực giải phóng” 32. Nhưng trong hồn cảnh hiện tại, cần
31 - Sđd, tr.13.
32 - Sđd, tr.14.


phải tổ chức lại chắc chắn hơn các đoàn thể cách mạng, chuyển đổi hình thức
đấu tranh thích hợp thì mới chiến thắng kẻ thù. Đặc biệt đối với Đảng: “ Phải
gây dựng một đồn thể bí mật, có kỷ luật nghiêm ngặt, cứng như sắt, vững

như đồng, tức Đảng Cộng sản để hướng đạo quần chúng trên con đường giai
cấp chiến đấu”33.
Để thực hiện thắng lợi con đường đấu tranh đánh đổ đế quốc và phong
kiến, Chương trình hành động đề ra mục tiêu, yêu cầu chung của cách mạng
và mục tiêu yêu cầu cho công nhân, nông dân, binh lính, thiểu thương, dân
nghèo thành thị, phụ nữ, thanh niên dân tộc thiểu số.
Những yêu cầu chung
1-Cho lao động được tự do tổ chức, tự do ấn hành, tự do ngôn luận, tự
do đi lại trong xứ và tự do xuất bản.
2-Bỏ những bộ hình luật riêng cho những người bản xứ. Thả hết thảy tù
chính trị phạm. Bỏ ngay chính sách đàn áp và giải tán các tồ án binh để xử
chiến sỹ cách mạng. Rút các quân tuần canh và đồn đóng trong làng. Làm án
bọn bắt vô cớ, tra tấn dã man, phát lưu và xử tử chiến sỹ cách mạng. Thủ tiêu
hội đồng đề hình.
3-Bỏ thuế thân, thuế ngụ cư, thuế phụ và các khoản thuế khác. Đặt ra
thuế luỹ tấn (thuế luỹ tiến), bọn giàu có thì phải nộp, cịn dân nghèo thì được
miễn.
4-Bỏ độc quyền rượu, thuốc phiện 34.
Những điều yêu cầu của cơng nhân nam nữ và cu li
Sau khi phân tích nỗi thống khổ của anh chị em công nhân trong các nhà
máy, xí nghiệp, hầm mỏ…Chương trình hành động đề ra 6 mục tiêu đấu tranh
đối với công nhân là:
1-Tự do tổ chức Công hội đỏ, công hội được tự do hành động. Thợ
thuyền được tự do đình cơng. Cơng nhân đàn bà cũng được quyền tổ chức vào
các công hội giai cấp như công nhân đàn ông… Ngày làm việc 8 giờ…
2-Cấm bớt tiền công…, cấm cúp lương, cấm trả tiền lương bằng phẩm
vật…, cơng bằng nhau thì phải trả lương bằng nhau…, thợ được lĩnh thuốc
thang không mất tiền.
3-Cấm đánh chửi thợ. Bỏ cai. Cấm xét thợ khi ra sở và vào sở.
4-Cấm đuổi thợ. Lập quỹ thất nghiệp cứu tế do Nhà nước và bọn chủ

hãng phải chịu. Đánh thuế các nhà ngân hàng, bọn chủ đồn điền, chủ nhà
máy, bọn quan cao chức để giúp thợ thất nghiệp.
5-Bỏ quyền cưỡng bách định phán của bọn cảnh sát…Lập những ban uỷ
viên của công nhân bầu ra để kiểm soát điều kiện lao động, việc trả tiền lương
và mộ công nhân vào làm.
6-Nghỉ hai tháng trước và hai tháng sau khi sinh đẻ, được lĩnh trọn tiền
công. Trong các cơng xưởng lập ra nhà ni trẻ con…tổn phí do chủ chịu35.
33 - Sđd, tr.14.
34 - Sđd, tr.15, 16.
35. Sđd, tr.16, 17.


Chương trình hành động cịn chỉ ra những mục tiêu yêu cầu riêng cho
công nhân làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp (cao su, chè, cà phê…), gồm 4
điều36.
Những yêu cầu của nơng dân, đàn ơng và đàn bà
Chương trình hành động của Đảng đã tố cáo chính sách ruộng đất và các
thủ đoạn bóc lột nơng dân của bọn đế quốc phong kiến, nêu lên nỗi thống khổ,
cùng cực của nông dân nước ta dưới thời Pháp thuộc: “ Một phần tư đất cày
cấy vào tay đạo tặc của đế quốc Pháp cùng cố đạo. Bọn địa chủ, quan lại, lý
hào và lũ cho vay cắt họng trên phần nửa. Chỉ cịn có một phần năm cho mười
mấy triệu dân cày, đã thế mà phần lớn lại ở trong tay bọn phú nơng bóc lột” 37.
Vì vậy, “ Người tá điền cặm cụi tối ngày mà không đủ nuôi miệng” 38. Thêm
vào đó là sưu cao, thuế nặng, phải đóng góp trăm khoanh, nghìn khoản nên
nơng dân phải bán cả ruộng đất để trả lãi, đành bỏ nhà cửa đi làm ăn kiếm
sống mọi nơi. Trên cơ sở phân tích tình cảnh cùng cực của giai cấp nơng dân,
Chương trình hành động của Đảng kêu gọi tồn bộ giai cấp nơng dân đứng
lên đấu tranh để địi lại độc lập tự do và ruộng đất về tay dân cày. Trước mắt,
Đảng đề ra 9 điều mục tiêu, yêu cầu đối với nông dân:
1-Lập tức bỏ hẳn cái chế độ mướn đất dã man ngày nay…

2-Bỏ ngay các khoản công sưu, cơng ích…
3-Bỏ ngay hết những khoản nợ nần cắt họng…cấm không tịch ký đất của
nông dân khi họ không có tiền trả nợ và nộp thuế.
4-Giao đất cơng điền lại cho nông dân. Bầu các uỷ ban nông dân để tổ
chức việc chia đất ấy.
5-Cho dẫn nước vào ruộng của nông dân không phải trả tiền…
6-Bỏ hết các thuế má nông dân đang chịu…
7-Chia các kho lúa của bọn địa chủ và bọn bóc lột cho nơng dân đói
khó…
8-Lập ra quỹ cứu tế đích thực cho nơng dân theo lối hợp tác xã về
đường buôn bán và tiêu thụ.
9-Bỏ các dân đoàn, bang tá vệ canh tuần 39.
Những yêu cầu của binh lính và thuỷ thủ
Chương trình hành động nêu lên tình hình hết sức đắng cay của anh em
binh lính đánh thuê trong quân đội Pháp: “ Cơm khơng đủ ăn, làm lụng chẳng
khác tù”40. Do đó, trách nhiệm của giai cấp cơng nhân phải giải thích cho anh
em binh lính hiểu đi lính cho Pháp là làm bia đỡ đạn cho đế quốc, khơng giúp
ích gì cho dân tộc. Bởi vậy: “Anh em binh lính phải chen vai thích cánh với
cơng nơng, dấy lên quyết chiến với qn thù giai cấp, cho Đơng Dương cách
mạng chóng thành công”.
36. Sđd, tr.17, 18.
37. Sđd, tr.18, 19.
38. Sđd, tr.18,19.
39 - Sđd, tr. 21, 22.
40 - Sđd, tr. 22.


Đảng kêu gọi tất cả anh em binh lính bất luận dân tộc nào hãy đoàn kết
và đấu tranh cùng công nông đánh đổ đế quốc và tay sai. Trong giai đoạn cách
mạng hiện tại phải thực hiện các mục tiêu yêu cầu đấu tranh của Đảng (gồm 4

điều yêu cầu cho binh lính và 4 điều yêu cầu cho thuỷ thủ)41.
Thực hiện các yêu cầu trên nhằm tăng thêm sức mạnh dân tộc sức mạnh
đấu tranh của nhân dân, ủng hộ công nông chống kẻ thù chung của dân tộc là
đế quốc và phong kiến tay sai, nhanh chóng giải phóng dân tộc.
Những yêu cầu của các hạng tiểu thương gia, hạng thủ công, người
làm việc, các phần tử nghèo trong dân ở thành thị
Chương trình hành động phân tích hồn cảnh sinh sống, làm việc, sinh
hoạt của các tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, dân nghèo thành thị, tiểu thương,
thợ thủ công, buôn bán nhỏ, cũng chịu đựng nặng nề bởi chính sách áp bức,
bóc lột của thực dân Pháp. Do đó, Đảng kêu gọi họ hãy đồn kết với cơng
nơng đứng vào hàng ngũ cách mạng: “ Chỉ có đấu tranh dưới quyền chỉ đạo
của Đảng Cộng sản thì tiểu tư sản mới chiến thắng nổi bọn đế quốc áp bức” 42.
Căn cứ vào điều kiện cụ thể, Đảng đề ra 4 mục tiêu, yêu cầu đấu tranh cho
tiểu tư sản, trí thức, dân nghèo thành thị, tiểu thương, thợ thủ cơng 43. Trong đó
nổi lên các yêu cầu chính là: bỏ tất các khoản nợ cắt cố của bọn cho vay nặng
lãi và bọn buôn gian bán lận, bỏ tất cả câc thuế vô lý; đánh thuế luỹ tiến vào
bọn tư bản, nhà băng, bọn quan lại cao chức để giúp người bị thiệt hại trong
cuộc khủng hoảng kinh tế do chủ nghĩa đế quốc gây nên; tự do buôn bán
trong nước; không được bớt tiền lương, phụ cấp của công chức, lương người
làm việc ở Đông Dương phải bằng lương người Pháp; chống sa thải thất
nghiệp; được tự do lập hội công hội, hợp tác xã…
Cuộc giải phóng chị em lao động
Chương trình hành động đả phá tư tưởng coi thường phụ nữ của chế độ
phong kiến, đồng thời tố cáo đế quốc cấu kết với bọn phong kiến thực hiện
chính sách áp bức, bóc lột dã man với phụ nữ ở các nước thuộc địa. Vì vậy,
Đảng kêu gọi hết thảy phụ nữ từ thành thị đến nông thôn hãy tham gia đấu
tranh do Đảng lãnh đạo mới hy vọng giải phóng được mình. Mặt khác, Đảng
là người đại diện trung thành và bảo đảm nhất cho quyền lợi phụ nữ, thực
hiện tốt nhất quyền bình đẳng với nam giới. Để thực hiện giải phóng phụ nữ
khỏi áp bức, bóc lột của đế quốc, phong kiến, Chương trình hành động của

Đảng đã đề ra các yêu cầu: “ Bỏ hết các pháp luật và tục lệ hủ bại làm cho đàn
bà không được bình đẳng với đàn ơng. Bỏ cái chế độ áp bức của cha mẹ với
con cái, của chồng đối với vợ. Cấm tục năm thê bảy thiếp, vợ hầu vợ lẽ…”44.
Những yêu cầu của thanh niên
41
42
43
44

-

Sđd,
Sđd,
Sđd,
Sđd,

tr. 23.
tr. 24.
tr..24, 25.
tr. 26.


Chương trình hành động đánh giá cao vai trị của thanh niên trong sự
nghiệp giải phóng dân tộc. Là lực lượng hăng hái, xung kích trong các cuộc
biểu tình, đình cơng chống lại ách áp bức bóc lột của bọn đế quốc và phong
kiến. Đảng kêu gọi thanh niên và tổ chức Cộng sản thanh niên Đoàn đứng lên
đấu tranh cùng toàn thể dân tộc, lật đổ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới dân
chủ nhân dân. Trong giai đoạn cách mạng hiện tại phải tích cực đấu tranh theo
mục tiêu yêu cầu sau:
1. Ngày làm 6 giờ cho công nhân thanh niên từ 16 đến 18 tuổi, 4 giờ

cho công nhân từ 14 đến 16 tuổi… không được bắt công nhân thanh niên làm
việc đêm và trong các xí nghiệp nguy hiểm và hại sức khoẻ.
2. Mỗi năm nghỉ 6 tuần, được lĩnh cả lương và một tuần lễ nghỉ một
ngày. Nhà nước phải lập quĩ cứu tế thất nghiệp cho thanh niên.
3. Hết thảy con cái các nhà lao động được học cho tới 16 tuổi, bằng
tiếng mẹ đẻ và khơng phải chịu học phí… Tổ chức các trường học nghề, bách
nghệ giáo dục, do Nhà nước và bọn chủ chịu phí tổn.
Những điều yêu cầu của các dân tộc thiểu số ở Đơng Dương
Chương trình hành động của Đảng tố cáo chính sách chia để trị, phá
hoại khối đại đoàn kết dân tộc của bọn đế quốc. Chúng thả sức chiếm đoạt đất
đai của các dân tộc thiểu số ở miền núi, thẳng tay đàn áp, bắn giết, giam hãm
các dân tộc trong vòng dốt nát để dễ bề cai trị. Mặt khác, chúng bảo tồn chế
độ phong kiến ở Đơng Dương, duy trì chế độ tù trưởng, thơng qua đó để tăng
cường bóc lột các dân tộc thiểu số. Để chống lại các âm mưu trên của bọn đế
quốc, phong kiến, Đảng kêu gọi các dân tộc thiểu số đứng lên đấu tranh theo
các mục tiêu yêu cầu sau:
“-Đánh đổ chính sách chia rẽ, chính sách gây oán sinh thù của đế quốc
chủ nghĩa.
-Chống sự cướp đất và cướp rừng!
-Bỏ hết các lệ làm công sưu và cơng ích cho bọn phong kiến…
Đánh đuổi hết các bọn phong kiến và bọn tù trưởng đã bán mình làm tơi
tớ cho đế quốc. Bầu ra những uỷ ban nơng dân”45.
Kết luận
Trong phần kết luận, Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông
Dương đã kêu gọi anh em lao động, cơng nhân, nơng dân, binh lính, thanh
niên, phụ nữ…hãy thực hiện những yêu cầu của Đảng, đồng thời tích cực
tun truyền Chương trình hành động cho mọi tầng lớp nhân dân, đoàn kết
đấu tranh theo sự lãnh đạo của Đảng nhất định sẽ giành được thắng lợi: “ Anh
chị em đồng tâm hiệp lực, kéo nhau vào những đoàn thể của ta, sắp đặt hàng
ngũ cho chỉnh tề, lo dự bị võ trang bạo động, kỳ đánh đổ được quân áp bức”46.


45 - Sđd, tr..27.
46 - Sđd, tr. 28.


Chương trình hành động của Đảng kêu gọi quần chúng nhân dân hãy noi
gương Cách mạng Tháng Mười năm 1917 ở Nga, noi gương công nông ở
Liên bang XôViết đã xây dựng xong nền tảng của chế độ xã hội chủ nghĩa,
hăng hái đấu tranh để xây dựng một xã hội mới ở Việt Nam khơng có người
bóc lột người như ở Liên bang Xơ viết. Đồng thời, Chương trình hành động
của Đảng kêu gọi nhân dân ta đoàn kết ủng hộ Liên bang Xô viết, ủng hộ cách
mạng Trung Quốc và Ấn Độ. Thực hiện khẩu hiệu:
“Đánh đổ đế quốc áp bức! Đơng Dương hồn tồn độc lập!
Đánh đổ phong kiến địa chủ! Chia đất cho dân cày!
Chính quyền Xô Viết công nông muôn năm!
Thế giới cách mạng muôn năm!”47.
III. Ý nghĩa lịch sử và giá trị hiện thực
1. Ý nghĩa lịch sử
Chương trình hành động của Đảng ra đời đã có tác dụng to lớn trong
việc ổn định tư tưởng, xây dựng quyết tâm cho toàn Đảng, toàn dân vững tin
vào thắng lợi cuối cùng, kiên định với đường lối cách mạng của Đảng, biết
khắc phục khó khăn đưa phong trào cách mạng phát triển đi lên.
Từ năm 1932, dưới ánh sáng của Chương trình hành động, quần chúng
công nông và các tầng lớp nhân dân lao động ở nước ta đã sáng tạo ra các
hình thức tổ chức và hình thức đấu tranh thích hợp, làm cho phong trào cách
mạng dần dần nhen nhóm lại, các tổ chức đảng ở các địa phương dần được
phục hồi và duy trì sự lãnh đạo liên tục.
Các cuộc đấu tranh của cơng nhân, nơng dân, học sinh sinh viên, trí thức,
tiểu tư sản thành thị tiếp tục bùng nổ mạnh mẽ. Đến đầu năm 1935, hầu hết
các tổ chức đảng và tổ chức quần chúng cách mạng được gây dựng với quy

mô lớn hơn, phong trào đấu tranh cách mạng của các tầng lớp nhân dân diễn
ra quyết liệt và mở rộng, sự liên lạc giữa Đảng với các cơ sở cách mạng trong
cả nước và ở Lào, Căm-pu-chia đã củng cố vững chắc. Chương trình hành
động của Đảng là văn kiện chính để thảo luận trong các chi bộ đảng những
năm 1932-1935, để chuẩn bị cho Đại hội lần thứ nhất của Đảng. Đồng thời,
Chương trình hành động cịn là tài liệu quý để giai cấp công nhân, nông dân
và cấc tầng lớp lao động học tập, định hướng tư tưởng và hành động cách
mạng trong cuộc đấu tranh với bọn đế quốc, phong kiến.
2. Giá trị hiện thực
Ngày nay, Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đơng Dương
vẫn là văn kiện có nhiều giá trị trong kho tàng lịch sử cách mạng của Đảng ta,
một văn kiện đánh dấu sự trưởng thành của Đảng trong hoạch định đường lối
và phương pháp cách mạng, thể hiện tư duy lý luận sáng tạo đáp ứng tốt yêu
cầu thực tiễn. Trong đó, nội dung bao trùm xuyên suốt văn kiện là tư tưởng
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đang tiếp tục toả sáng và phát
47 - Sđd, tr .29.


huy tác dụng trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa của chúng ta hiện nay.
Chương trình hành động là sản phẩm trí tuệ sắc sảo, bản lĩnh chính trị
vững vàng, tinh thần quyết tâm khắc phục khó khăn để đưa cách mạng phát
triển tiến lên của các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, tiêu biểu là cố
Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập. Đó là những tấm gương mẫu mực
về phẩm chất chính trị và năng lực lãnh đạo của người đảng viên cộng sản để
lại cho các thế hệ sau noi gương học tập.

NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỘI TỰ VỆ (3-1935)48
I. Hồn cảnh ra đời của Nghị quyết
Tình hình trong nước.

Ngày 3-2-1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời có sứ mệnh lịch sử lãnh
đạo, đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi hoàn toàn. Vừa mới ra đời Đảng
đã phát động Cao trào cách mạng (1930-1931) để tập dượt đưa quần chúng ra
trận tuyến đấu tranh, kiểm nghiệm đường lối, vai trò lãnh đạo của Đảng trong
thực tiễn. Phong trào kéo dài được một thời gian và giành được một số thành
tựu quan trọng, nhưng sau đó kẻ thù tập trung lực lượng đàn áp, phong trào
dần dần lắng xuống, sau đó đi vào giai đoạn thối trào.

48ĐCSVN, Văn kiện Đảng, Tồn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia, H., 2002, tr90-96.


Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào cách mạng Việt Nam từng bước
vượt qua thời kỳ khó khăn, thử thách, được khôi phục, phát triển đi lên, một
cao trào cách mạng mới lại xuất hiện.
Ở Việt Nam và Đông Dương từ năm 1932 trở đi, phong trào đấu tranh
của giai cấp công nhân, nhân dân lao động từng bước được hồi phục. Theo
thống kê của chính quyền thực dân, ở Đơng Dương năm 1932 có 230 cuộc
đấu tranh, năm 1933 có 240 cuộc xung đột giữa cơng nhân và giới chủ. Riêng
ở Bắc Kỳ từ năm 1931 đến 1935 có tới 551 cuộc đấu tranh của giai cấp cơng
nhân. Phối hợp với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, phong trào
đấu tranh của các tầng lớp nhân dân ở thành thị và nông thôn không ngừng
phát triển. Phong trào đấu tranh trong cả nước phát triển lên một giai đoạn
mới.
Phong trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ, theo đó các tổ chức quần
chúng dần dần được khơi phục như Hội cấy, Hội gặt, Hội ái hữu…tuy hoạt
động của các hội chưa sôi nổi như trong Cao trào cách mạng 1930-1931,
nhưng có nhiều yếu tố mới, báo hiệu một cao trào cách mạng mới đang hình
thành. Cùng với sự khôi phục và phát triển phong trào cách mạng của quần
chúng, hệ thống tổ chức Đảng Cộng sản Đông Dương cũng từng bước được
phục hồi.

Được sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, một số đảng viên ở nước ngồi
và ở trong nước, cũng dần dần liên hệ móc nối với nhau, các tổ chức đảng dần
được phục hồi và phát huy vai trò lãnh đạo đối với phong trào đấu tranh của
quần chúng. Cuối năm 1933 đầu năm 1934 các xứ uỷ, tỉnh uỷ, huyện uỷ trong
nước được khôi phục, phát huy ảnh hưởng trong phong trào quần chúng. Các
tổ chức đảng ở Lào, Căm-pu-chia cũng được khôi phục và phát triển. Thời kỳ
này, Đảng đã kết hợp đấu tranh bí mật với đấu tranh cơng khai, lấy bí mật làm
chính. Đảng đã cử một số đảng viên tham gia tranh cử Hội đồng thành phố ở
Sài Gòn, Hội đồng Quản Hạt ở Nam kỳ năm 1935. một số đảng viên công
khai đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, văn hoá chống lại các quan điểm duy
tâm, phản động của các thế lực phản động lúc bấy giờ.
Sau khi Ban Chỉ huy ở ngoài nước của Đảng Cộng sản Đông Dương
được thành lập (3-1934) đã liên hệ được với những cơ sở đảng trong nước để
hoạt động, các tổ chức cơ sở đảng được phát triển, củng cố, sự lãnh đạo của
Đảng được tăng cường.
Tình hình thế giới
Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa, phụ
thuộc, giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản có bước
phát triển mới. Thời kỳ này, Liên Xô, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế
giới sau khi hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1925-1932), chuyển
sang thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1932-1937). Công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đạt nhiều thành tựu to lớn tác động mạnh mẽ đến


×