Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÉP BIỆN CHỨNG DUY vật và bàn về QUAN NIỆM dạy học lấy gì làm TRUNG tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.22 KB, 16 trang )

PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀ BÀN VỀ VIỆC DẠY HỌC
LẤY GÌ LÀM TRUNG TÂM
Việc lãnh đạo giáo dục như vậy cần nhằm vào việc hình thành mơi
trường học tập mới thích ứng với hồn cảnh hiện đại ngày nay. Có bốn khía
cạnh chính của mơi trường học tập mới đang hình thành: người học, tri thức,
đánh giá và cộng đồng. Yếu tố cộng đồng học tập đã mở rộng để bao trùm
toàn thể xã hội và toàn bộ cuộc đời mỗi người, không chỉ giới hạn trong phạm
vi trường lớp. Và vai trò người học đã trở thành trung tâm cho q trình học
tập cả đời, việc học khơng chỉ tiến hành dưới sự hướng dẫn của thầy mà chủ
yếu phải là quá trình tự học, dù ngay trong trường học. Người học cần nắm
chắc những cách thức đánh giá về tính hiệu quả của việc học của mình, không
chỉ dựa vào những đánh giá của giáo viên. Và nội dung tri thức cần học tập,
thường xuyên được đổi mới theo đà tiến của công nghệ và xã hội, cũng dần
trở thành những điểm chính của q trình học tập.
.1 Lấy người học làm trọng tâm.
Công nghệ mới tạo điều kiện cho người học tham gia vào những hoạt
động mới. Nhiều hoạt động mơ phỏng có thể được tiến hành nhờ công nghệ
tạo cho người học hiểu sâu hơn vấn đề và tạo sự thích thú. Vai trị người thầy
cụ thể nay được chuyển dần cho các hệ thống máy tính và mạng với tri thức
được tích luỹ trên đó sẵn sàng phục vụ mọi người mọi lúc.
Về tổng thể, mơi trường lấy người học làm trọng tâm có thể bao gồm cả giáo
viên hoặc các hệ thống tri thức trên máy tính. Mơi trường này khơng nhấn
mạnh vào vai trò chủ yếu của người thầy, nhưng yêu cầu các giáo viên nhận
biết rằng chính người học xây dựng ra ý nghĩa riêng của họ, bắt đầu từ niềm
tin, hiểu biết và thực hành văn hoá mà họ đem vào lớp học.
Nếu việc dạy được quan niệm là việc xây dựng cây cầu giữa một chủ đề và
học sinh, thì giáo viên lấy người học làm trọng tâm sẽ thường xuyên để mắt
tới cả hai đầu của cây cầu. Giáo viên cố gắng bắt lấy ý nghĩa của điều học
sinh biết và có thể làm được cũng như mối quan tâm và đam mê của họ - điều
từng học sinh biết, chú ý tới, là khả năng làm và muốn làm. Giáo viên có tài
năng cung cấp cho người học lí do của việc học, thơng qua việc kính trọng và


hiểu về kinh nghiệm và hiểu biết đã có của người học, giả thiết rằng những
điều này có thể phục vụ làm nền tảng cho việc xây dựng cây cầu tới hiểu biết
mới.
11.2 Lấy tri thức làm trọng tâm.
Môi trường lấy tri thức làm trọng tâm đề cập tới việc cần dạy cái gì.
Thơng thường hệ thống tri thức cho cấp phổ thông được qui định thống nhất
chung. Các chuẩn và qui định của nhà nước về giáo trình vào nội dung giảng
dạy được thiết lập ở qui mô toàn quốc. Các tỉnh, huyện đưa ra các hướng dẫn


thi hành giảng dạy. Tuy nhiên nhu cầu tri thức cần phải thay đổi khi xã hội
thay đổi. Và hiện nay cơng nghệ đang góp phần tạo điều kiện cho việc phổ
cập các tri thức mới một cách nhanh chóng, bên ngồi những qui định chính
thức trong giáo trình và nội dung giảng dạy. Điều này đòi hỏi các chuẩn và
các qui định giảng dạy phải thường xuyên được đổi mới, tiến hoá. Nhưng đổi
mới, tiến hoá này phải bám sát và bắt nguồn từ thực tế cuộc sống chứ khơng
phải chỉ là thay đổi cách bố trí các nội dung cũ.
Môi trường lấy tri thức làm trọng tâm cũng nhấn mạnh vào việc trang
bị cho học sinh siờu nhận thức về việc học tập của mỡnh. Chính ý thức về
cách học của từng học sinh sẽ là tiền đề tạo ra thói quen tự học về sau của mọi
người, khi đã ra ngồi phạm vi quản lí của các trường học.
Nỗ lực tạo ra các môi trường lấy tri thức làm trọng tâm còn làm phát sinh vấn
đề quan trọng về cách thúc đẩy hiểu biết tích hợp về một bộ mơn. Có thể ví
việc học như việc học cách sống trong một mơi trường: học cách đi vịng, học
các nguồn tài nguyên nào sẵn có, học cách dùng các nguồn tài nguyên để tiến
hành hoạt động có hiệu suất và có kết quả. Khn khổ hình thức hố dần
như đã nói ở trên cũng nhất quán với cách ví von này. Việc biết người ta
đang ở khung cảnh nào đòi hỏi hiểu biết cả mạng các liên kết từ vị trí hiện tại
cho tới khơng gian lớn hơn. Việc học như vậy không tách rời với thực tế mà
thực sự giúp cho người học cách định vị con đường và bước đi của mình.

Thách thức đối với việc thiết kế môi trường lấy tri thức làm trọng tâm là cố
gắng giữ cân bằng thích hợp giữa những hoạt động được dành cho việc thúc
đẩy hiểu biết và những hoạt động thúc đẩy tính tự trị về những kĩ năng cần
thiết để hoạt động có hiệu quả. Các học sinh đã có nỗ lực đọc, viết và tính
tốn có thể đương đầu với việc học khó khăn hơn.
11.3 Lấy đánh giá làm trọng tâm
Môi trường học tập lấy đánh giá làm trọng tâm sẽ động viên siêu nhận
thức của học sinh bằng việc tập trung vào phát triển kĩ năng tự đánh giá. Một
mặt đánh giá giúp cho giáo viên nắm bắt chính xác khả năng học tập của học
sinh, nhưng mặt khác đánh giá cũng là cách thức giúp học sinh quen với cách
tự học. Các nguyên lí chủ chốt của đánh giá là ở chỗ chúng phải cung cấp
những cơ hội để phản hồi và duyệt xét lại và ở chỗ điều được đánh giá phải
qui tụ về mục đích học tập của người ta.
Tính tương tác trong đánh giá giúp học sinh hình thành nên giả thuyết
và thấy hậu quả xảy ra ngay trước mắt mình. Một cách thức đánh giá mới xuất
hiện dựa trên công nghệ là sử dụng thế giới ảo trên máy tính để giúp cho
người học đánh giá thế giới vật lí thực một cách chính xác hơn.
Điều quan trọng cần phân biệt giữa hai cách dùng đánh giá chính. Cách thứ
nhất, đánh giá hình thành, bao gồm việc dùng các đánh giá (thường được


quản trị trong hoàn cảnh lớp học) như nguồn phản hồi để cải tiến việc dạy và
học. Cách thứ hai, đánh giá tổng kết, đo điều học sinh đã học tại cuối một loạt
những hoạt động học tập. Ví dụ về đánh giá hình thành bao gồm các nhận xét
của giáo viên về công việc đang tiếp diễn, như bản thảo bài viết hay bài chuẩn
bị trình bày. Ví dụ về đánh giá tổng kết bao gồm các bài kiểm tra hay thi do
giáo viên đưa ra vào lúc cuối một đơn vị học tập hay các kì thi quốc gia cuối
năm.
Những giáo viên giỏi thường xuyên cố gắng nắm được tư duy và hiểu
biết của học sinh. Họ làm nhiều việc điều phối cả cơng việc của nhóm và hiệu

năng cá nhân, và họ cố gắng đánh giá năng lực của học sinh để gắn các hoạt
động của học sinh với các phần khác của chương trình đào tạo và cuộc sống.
Phản hồi họ trao cho học sinh có thể là chính thức hay khơng chính thức. Giáo
viên hiệu quả cũng giúp cho học sinh xây dựng kĩ năng tự đánh giá. Học sinh
học cách đánh giá công việc riêng của mình, cũng như cơng việc của bạn
mình, để giúp cho mọi người học hiệu quả hơn. Việc tự đánh giá như vậy là
một phần quan trọng của cách tiếp cận siêu nhận thức tới việc dạy học.
Trong nhiều lớp học, các cơ hội cho phản hồi thường ít xuất hiện. Phần lớn
phản hồi cho giáo viên - điểm kiểm tra, bài viết, bảng tính, bài tập về nhà và
phiếu báo cáo - đại diện cho đánh giá tổng kết với ý định để đo kết quả học
tập. Sau khi nhận được điểm, học sinh về cơ bản chuyển sang chủ đề mới và
làm việc với thang điểm khác. Phản hồi là có giá trị nhất khi học sinh có cơ
hội dùng nó để xét duyệt lại cách nghĩ của mình khi họ làm việc trên một đơn
vị học tập hay dự án. Việc bổ sung các cơ hội cho đánh giá hình thành làm
tăng việc học và truyền thụ của học sinh, và học sinh có cơ hội học cách đánh
giá. Những cơ hội làm việc cộng tác trong nhóm cũng có thể làm tăng phẩm
chất của phản hồi đối với học sinh, mặc dầu nhiều học sinh phải được giúp đỡ
thêm để học cách làm việc trong sự cộng tác. Những công nghệ mới cung cấp
cơ hội làm tăng phản hồi bằng việc cho phép học sinh, giáo viên và các
chuyên gia nội dung tương tác đồng bộ và không đồng bộ.
Thách thức trong việc thực hành đỏnh giỏ tốt nằm ở chỗ cần thay đổi
cỏc mụ hỡnh của giỏo viờn, của phụ huynh và của học sinh về việc học hiệu
quả sẽ là như thế nào. Nhiều đánh giá do giáo viên xây dựng ra quá nhấn
mạnh vào thủ tục và sự kiện. Bên cạnh đó nhiều kì thi - kiểm tra đã được
chuẩn hố lại quá nhấn mạnh vào trí nhớ đối với các sự kiện và thủ tục cơ lập,
vậy mà giáo viên thì lại thường bị đánh giá thông qua việc học sinh đạt kì thi
kiểm tra đó đến mức nào.
11.4 Lấy cộng đồng làm trọng tâm
Những phát triển mới trong khoa học về việc học gợi ý rằng môi trường
lấy cộng đồng làm trọng tâm cũng rất quan trọng cho việc học tập. Đặc biệt



quan trọng là các qui tắc cho mọi người học tập từ cộng đồng này sang cộng
đồng khác và liên tục cố gắng cải thiện. Thuật ngữ lấy cộng đồng làm trọng
tâm đề cập tới nhiều khía cạnh của cộng đồng, lớp học là một cộng đồng,
trường học là một cộng đồng, và đề cập tới cả mức độ mà học sinh, giáo viên
và người quản trị cảm thấy được nối với cộng đồng lớn hơn bao gồm gia đình,
doanh nghiệp, huyện, tỉnh, cả nước và thậm chí thế giới. Môi trường học tập
lấy cộng đồng làm trọng tâm tạo ra các điều kiện thuận lợi cho lớp học và
trường học trong việc động viên học sinh tham gia thám hiểm và cải tiến. Mơi
trường này cịn thực hiện việc gắn nối lớp học và nhà trường với cộng đồng
bên ngồi rộng lớn hơn, tạo ra khn khổ cho mọi người học tập trong cả đời.
Cộng đồng lớp học và trường. Tại mức lớp học và trường học, việc học
tập dường như được nõng cao bởi cỏc qui tắc xó hội, cho phộp học sinh được
tự do sai lầm để học. Qui tắc bất thành văn vẫn có tác dụng trong lớp học là
phạm sai lầm hay không biết câu trả lời thì khơng bị bắt lỗi. Và do việc tự coi
là mình đương nhiên khơng biết gì, trơng chờ vào lời giải mẫu của thầy giáo
cung cấp, học sinh bị mất đi tính năng động linh hoạt của người đi tìm kiếm.
Qui tắc này có thể cản trở sự sẵn lòng của học sinh đưa ra các câu hỏi khi họ
không hiểu tài liệu hay không đi thám hiểm các câu hỏi và giả thiết mới. Cảm
giác về cộng đồng trong trường cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi người lớn
làm việc trong mơi trường đó. Nếu giáo viên khơng tạo ra được mơi trường
khuyến khích học sinh mạnh dạn tìm kiếm tri thức từ nhiều nguồn khác, thì
khó có thể thúc đẩy thói quen tự học, tự làm chủ tri thức của học sinh.
Gắn với cộng đồng rộng lớn hơn. Việc phân tích mơi trường học tập từ viễn
cảnh cộng đồng còn bao gồm cả sự quan tâm tới ghép nối giữa môi trường
trường học và cộng đồng rộng hơn, kể cả gia đình, các trung tâm đào tạo, các
chương trình bên ngồi trường học, và doanh nghiệp. Sự lãng phí lớn ở
trường thường bắt nguồn từ sự bất lực của trẻ nhỏ khơng dùng được kinh
nghiệm nó thu từ cuộc sống... trong khi mặt khác nó lại khơng thể áp dụng

vào cuộc sống thường ngày điều nó học ở trường. Đó chính là sự cơ lập của
nhà trường với cuộc sống. Một môi trường chủ chốt cho học tập là gia đình.
Cho dù khi các thành viên gia đình khơng tập trung có ý thức vào vai trò
hướng dẫn, họ vẫn cung cấp tài nguyên cho việc học của trẻ em, các hoạt
động có bao hàm việc học, và gắn nối với cộng đồng. Trẻ em cũng học từ thái
độ của những người trong gia đình về kĩ năng và giá trị của việc học ở trường.
Trẻ em tham gia vào nhiều thể chế khác bên ngoài nhà trường nhưng vẫn có
thể thúc đẩy việc học tập. Một số thể chế có mục đích cung cấp việc học tập,
kể cả nhiều chương trình ngoại khố, bảo tàng, tham quan, và các nhóm tơn
giáo. Giao thiệp với chun gia bên ngồi cũng có ảnh hưởng tích cực tới việc
học trong nhà trường vì họ cung cấp cơ hội cho học sinh tương tác với cha mẹ
và những người khác đang quan tâm tới việc học sinh làm. Nếu học sinh và
giáo viên có cơ hội chia sẻ cơng việc của mình với những người khác thì điều


đó sẽ có tính rất thúc đẩy. Cơ hội chuẩn bị các biến cố, sự kiện giúp cho các
giáo viên nêu ra các chuẩn mực mới bởi vì ích lợi cịn vượt ra ngồi điểm số
của bài kiểm tra.
Làm việc để chuẩn bị giới thiệu cho người bên ngoài cũng cung cấp các
động cơ giúp cho giáo viên duy trì mối quan tâm của học sinh. Bên cạnh đó,
giáo viên và học sinh còn phát triển ý thức cộng đồng tốt hơn khi họ chuẩn bị
đối diện với thách thức chung. Học sinh cũng có động cơ chuẩn bị phần trình
diễn cho khán giả bên ngồi khơng tới lớp mà chỉ thấy dự án của họ. Chuẩn bị
triển lãm, bảo tàng là một ví dụ tốt.
Những cụng nghệ mới qua Internet nõng cao khả năng kết nối lớp học
với người khỏc trong trường, với phụ huynh, người lónh đạo doanh nghiệp,
sinh viờn, chuyờn gia và những người khỏc. Chính là công nghệ mới đã mở ra
cánh cửa tri thức phổ cập toàn cầu cho mọi người dân, cho mọi học sinh. Các
cộng đồng mới vẫn đang hình thành và ngày một có nhiều trên mạng Internet
sẽ trở thành những nơi vừa học tập, trao đổi tri thức, vừa là nơi thể hiện

những hiểu biết của riêng từng người. Do đó tác dụng giáo dục của những
cộng đồng mới đó cũng là một nhân tố cần được tính tới. Vơ tuyến truyền
hình Dự tốt hay xấu, phần lớn trẻ em đều dành khối lượng thời gian đỏng kể
để xem truyền hỡnh; việc này đó đúng vai trũ ngày một nổi bật trong sự phỏt
triển của trẻ em trong nhiều năm qua. Trẻ em xem ti vi rất nhiều trước khi tới
trường, và việc xem ti vi kéo dài suốt cả đời. Thực tế, nhiều học sinh dành
nhiều giờ xem ti vi hơn là tới trường. Cha mẹ muốn con cái mình học từ ti vi;
đồng thời họ cũng bận tâm về điều chúng học từ các chương trình được trình
chiếu. Truyền hình cung cấp hình ảnh và mơ hình vai diễn có thể ảnh hưởng
tới cách trẻ em tự nhìn nhận mình, cách chúng nhìn người khác, thái độ về
chủ đề nào chúng nên quan tâm tới, và các chủ đề khác liên quan tới cảm
nhận
con
người.
Truyền hình có tác động lên việc học của trẻ em và phải được tính tới một
cách nghiêm chỉnh. Nhưng phương tiện đại chúng này không có tính lợi hay
hại cố hữu. Nội dung mà học sinh xem, và cách chúng xem có ảnh hưởng
quan trọng tới điều chúng học. Đặc biệt có ý nghĩa là hiện nay đã có chương
trình chun về khoa học giáo dục, đã có tác động tích cực bổ sung thêm
nhiều tri thức ngoài nhà trường cho học sinh. Mặt khác việc xem những
chương trình giải trí khơng mang tính giáo dục lại có thể gây tác động tiêu
cực. Những vấn đề như vậy thúc đẩy nỗ lực phát triển và nghiên cứu các
chương trình truyền hình có thể giúp học sinh thu được các loại tri thức, kĩ
năng mới và hỗ trợ cho việc học của các em ở trường.
DẠY HỌC LẤY CÁI GÌ LÀM TRUNG TÂM ?
1* DẠY HỌC LẤY PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC LÀM TRUNG TÂM.


Trước mắt của ơng thầy trong nhà trường có đủ chuyện: lớp học, học
trò, tri thức (thể hiện ở giáo trình ,sách , vở…), các bài kiểm tra trắc nghiệm

(tự luận , khách quan), phương tiện dạy học (máy tính, mạng, lab,…) xem ra
cái gì cũng quan trọng cả và cũng làm trung tâm được tuốt ….
Từ đầu năm học nay (2006- 2007): Mấy anh giáo, chị giáo dạy lớp 10
(mới) cứ la lên là các ông cứ kêu đổi mới PPDH mà có cung ứng cho thầy
trị đồ dùng thí nghiệm thực hành gì cho kịp thời đâu ? Đến mấy cái cái bản
đồ , tranh vẽ còn chưa có nữa là… Khác nào lính tráng ra trận mà khơng có
súng ống, đạn dược. Cơng nhân sản xuất mà khơng có máy móc cơng cụ. Thế
là thầy trị dạy học lại chay lại hồn chay. Thầy nào chịu khó thì cũng lên
mạng tìm mấy cái hình cụ cựa chiếu phim làm xiếc cho các trị coi thế là
ốch lắm rồi nhưng xem ra cũng biểu diễn văn nghệ cho vui thôi.
Cụ Các Mác từng bảo : Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có
lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản
cơng nghiệp . Thầy trị chúng em hiện nay dạy học chay thì đẻ ra nền giáo
dục kiểu nhà chùa. Thầy trò chúng em dạy học bằng các phương tiện của
thời đại tin học thì may ra còn đẻ ra được nền giáo dục của Nền Kinh tế Tri
thức … Vâng, có lẽ trước mắt : DẠY HỌC PHẢI LẤY PHƯƠNG TIỆN
DẠY HỌC LÀM TRUNG TÂM ..
2. “DẠY HỌC LẤY THẦY LÀM TRUNG TÂM ”?
Phương tiện dạy học đã có, tuy chưa như mong muốn, nhưng thời buổi
này có mà ngủ mê mới khơng biết cái máy vi tính. Có anh giáo tâm sự ,
trường em phải ba năm nữa mới có máy chiếu projector. Thơi mà “nhiều thì
no, ít thì đủ”, cứ có 1 rồi sẽ có 2, rồi có nhiều, …. Nhưng thử hỏi có mấy thầy
cô biết sử dụng cái máy thông minh ấy ? , Vâng độ 30% số thầy cô biết dùng
là nhiều.
Bác giáo già phán:- “ máy chiếu , máy tính là phương tiện , dùng nó để
dạy con trẻ tớ thấy như dùng catxet để ru con nằm nôi vậy, làm sao thay
được lời ru của mẹ !”
Trẻ con ngày nay chúng nó giỏi lắm, các kĩ năng sử dụng các loại máy
kĩ thuật số từ điện thoại di động, máy tính bỏ túi, … , chát chít, chơi game
trên mạng có vẻ hơn cả thầy cơ ấy chứ. Nghe người ta bảo là, rồi đây cái

chuyện “học tập suốt đời” sẽ thành sự thực. Mà lúc đó là tự học là chính ,
nhiều thầy cơ chắc là phải giải nghệ, nhất là những thầy cơ cịn mù tin học
và mù ngoại ngữ…. À, mà đó là chuyện ngày mai khi xã hội biến thành một
“xã hội học tập”, còn trong xã hội bây giờ còn nhiều chuyện “mất dạy” lắm,
chả có cách nào hơn phải xây dựng đội quân nhà giáo để làm chủ lực quân


xây dựng “xã hội học tập”… “DẠY HỌC LẤY THẦY GIÁO LÀM TRUNG
TÂM” LÀ ĐÚNG RỒI.
Anh bạn tôi kể: “ Đến cuối kì , giáo viên bọn tớ mới biết trường mình
đã có ADSL từ hồi hè, đúng là có của mà khơng biết…Nghe nói các sêp
được cấp một cái laptop dùng để đi họp hành ghi chép cho… oách !, sêp nhà
mình khơng cho đứa nào được sờ vào cái của q ấy của ơng, ơng bỏ trong
cặp cẩn thận, thỉnh thoảng lau chùi như chăm sóc con xe máy ý, mỗi tội sếp
chưa biết mở máy, tắt máy chứ đừng nói là soạn thảo văn bản.” .
Nói gì thì nói, sêp hiệu trưởng cũng là một thầy giáo ít dạy. Ơng có
trách nhiệm giữ của; làm sao cơ sở vật chất , tài sản của dân của nước không
suy suyển đảm bảo giá trị lâu dài. Chúng ta phải thông cảm cho ông ấy.
Như vậy, trước khi đi tới thực hiện quan điểm “DạY HọC PHảI LấY
PHƯƠNG TIệN DạY HọC LàM TRUNG TÂM” ..chỳng ta phải quỏn triệt
tinh thần DẠY HỌC LẤY THẦY GIÁO LÀM TRUNG TÂM”, với cỏi nghĩa
làm sao cho cỏc thầy cụ ( kể cả cỏc vị hiệu trưởng) biết dựng , biết bảo quản
cỏc phương tiện dạy học hiện đại ấy cú giỏ trị lõu bền, chứ nếu khụng thỡ cỏc
phương tiện dạy học chỉ là đồ trang trớ trong nhà trường cho đẹp mà thụi. Mà
lỡ ra các phương tiện dạy học chưa được cung ứng kịp thời thì các thầy vẫn
dạy dỗ vẫn đàng hồng, cịn lại ra bài tập cho học trò ra quan Internet truy
cập.
3. DẠY HỌC LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM
Nhưng, thượng cấp phán : DẠY HỌC LẤY NGƯỜI HỌC LÀM
TRUNG TÂM ! Bà con ai cũng biết vậy, cấp trên bao giờ cũng đúng., tất cả

lo mà triển khai thực hiện. Sách báo, các cơng trình nghiên cứu đua nhau
chứng minh luận điểm quan trọng đó. Nghe nói cái quan điểm này có gốc gác
từ bên Tây; bây giờ mình vận vào mình. Nó như thế nào ? các bác dễ tìm thấy
câu trả lời . Nhưng em thấy ít ra có được mấy cái lợi trước mắt.
Thứ nhất , nó khơng cần tốn kém trang thiết bị dạy học. Cho nên dù
khó khăn đến đâu, chưa được cung ứng các phương tiện dạy học , các anh
giáo chị giáo cũng không thể kiêu ca được. Tức là nó động viên được nội lực
của thầy và nhất là của của trò tiến quân vào mặt trận khoa học và cơng nghệ
(mặc dù cịn thiếu vũ khí, qn trang, quân dụng).
Thứ hai, nó thể hiện nguyên tắc sư phạm của ơng Macarenco : “TƠN
TRỌNG VÀ U CẦU CAO” đối với người học. Tơn trọng nghĩa là trị
như thế nào (về năng lực, thiên hướng, tâm lí, sinh lí ) thì chúng em dạy như
thế ấy. Yêu cầu cao có nghĩa là chúng em tìm cách động viên các trị lo tích


cực mà học, không ai học dùm cho các em cả đâu, cố gắng vì ngày mai lập
nghiệp. Và như vậy nó an ủi được các bậc phụ huynh.
Thứ ba, vai trị của người dạy khơng quan trọng mấy, bởi vì chủ thể của
q trình dạy học là học trị. Thầy bây giờ chỉ đóng vai trị người quan sát
như Vị chỉ huy mặt trận, người chỉ đường như anh cảnh sát giao thơng, người
tường thuật như phóng viên tường thuật bóng đá…Thầy khơng cần phải giải
bài tập. Và tương lai thầy khỏi chấm bài ( những chuyện đó đã có máy làm
hộ).
Nghe cứ như là chuyện khoa học viễn tưởng. Cái mơ hình DẠY HỌC
LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM vấn đề có tính chiến lược. Nó trở
thành hiện thực chỉ khi Phương tiện dạy học hiện đại đầy đủ, đội ngũ thầy
cho ra thầy, thì mới bàn đến chuyện trò cho ra trò được. Vòng vo, ta lại quay
trở lại hai quan điểm trước mắt 1 và 2 ( ở trên). Tất nhiên ,…khơng chỉ có
vậy. Âu, DẠY HỌC LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM, vẫn là quan
điểm thống sối, để nó khơng mất ý nghĩa của hai quan điểm 1 và 2 mà ta đã

bàn bạc, thì ta hãy coi THầY GIáO cũng là một NGƯờI HọC và sêp hiệu
trưởng là một học trò cá biệt.
Bấy lâu nay tôi là 1 độc giả thầm lặng trong các bài viết của Leb. Một phần
tôi thấy các thông tin đưa ra thực hữu ích. Một phần giống như bạn, tơi thấy
góp sức cho giáo dục khơng gì thiết thực hơn góp bài, góp ý kiến cho tiêu
mục tuơng tự như các tiêu mục của bạn. Đó là thơng tin thực tế. With that
being said, sau khi đã nói những điều này, tôi xin mạn phép chia sẻ 1 số ý về
mục "Dạy học lấy cái gì làm trung tâm?":
1) Theo kinh nghiệm của tôi, một nguời chỉ biết đi "cày" thuê, "cuốc"
muớn trong 1 lĩnh vực nhất định trong tin học. Việc dạy, và học xảy ra thuờng
xuyên. Tuy rằng nó khơng nằm trong mơi truờng, và ngữ cảnh của lớp học,
với phấn trắng, bảng đen, nhưng nó xảy ra hằng ngày, hàng giờ. Khi học,
cũng như lúc dạy, tơi lấy cái tiêu chí mà theo như nguời ở nuớc ngồi nói:
Result oriented. Đại khái, nó giống như result centric. Cái kết quả của cơng
việc là chính. Cái phuơng tiện chỉ là phụ. Nếu như dùng cái tờ giấy lau miệng
(napkin), vẽ loằng ngoằng vài 3 thứ mà nguời mình đang muốn truyền đạt
hiểu đuợc thì coi như đã đạt đuợc mục đích của việc dạy. Do đó phuơng tiện
khơng quan trọng.
2) Bây giờ nói về cái học. Cách đây khá lâu tôi nhận trách nhiệm huấn
luyện 1 số nhân viên mới ra truờng. Họ có thành phần khá lẫn lộn. Một số có
Master, 1 số đang là Phd Candidate, 1 số là B.S.. Họ ra truờng từ các truờng
khác nhau, và có màu da khác nhau. Nói chung, đối với tơi lúc đó việc giảng
dạy cái chun mơn của công việc cho 1 tập hợp như vầy rất là thử thách.


Thoạt đầu tơi nghĩ cái trình độ khác nhau của họ, và màu da, cũng như sự xuất
thân từ các truờng đại học của họ là cái khó khăn cho việc huấn luyện. Tuy
nhiên, qua tuần thứ nhất thì đây không phải là cái thử thách. Đa số những
nhân tài này hội nhập rất nhanh chóng. Cái mà tơi học đuợc đó là trong số họ,
có những nguời "left brain", và có những nguời "right brain". Đây chính là cái

khó khăn cho ban lãnh đạo khi làm sao huấn luyện, giảng dạy, và đề bạt công
việc cho những nguời "left brain", và cho những nguời "right brain". Leb có
thể tham khảo coi ý tơi nói left brain, và right brain là gì trên internet. Đại
khái, Có những nguời chúng tơi nghi ngờ, và là nỗi lo âu thì lại trở nên những
công nhân xuất sắc. Nếu như dạy học lấy cái gì làm trung tâm thì trong truờng
hợp này tơi thấy con nguời là chính. Chúng ta muốn đào nặn, uốn nắn con
nguời đó trở thành 1 thành phần hữu dụng trong 1 mơi truờng nhất định nào
đó cho cơng việc. Muốn vậy, việc chọn nguời để dạy, cũng như việc chọn
nguời để giảng dạy rất quan trọng. Con nguời phải là trung tâm chính yếu
khơng phải chỉ trong việc giảng day, học mà còn trong nhiều lĩnh vực khác.
Phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm được manh nha thế
kỷ thứ XVIII bởi ông Jean – Jacques Rouseau. “ Các tư tưởng của Rouseau
đã không được lan rộng một cách phổ biến mãi đến khi những tư tưởng này
được nhà khoa học xã hội người Mỹ John Dewey vào cuối thế kỷ này (thế kỷ
XX). Những khuyến cáo của Dewey như sự nhấn mạnh nguyên tắc “ học đi
đôi với hành”– learning by doing và với niềm tin rằng quá trình quan trọng
hơn sản phẩm đã được hoan nghênh nhiệt liệt của nhiều nhà giáo dục Mỹ những người bắt đầu thực hiện tại các trường học của Mỹ trong những năm
20 của thế kỷ trước.”
Đọc những dòng ấy , leb thấy, tại sao phải mất đến hơn 3 thế kỉ , đến
cuối thế kỉ XX, những tư tưởng của Ông J. Rouseau mới được hưởng ứng
tại một trong những quốc gia có nền giáo dục xuất sắc đó là Hoa kì.
Rõ ràng, phương pháp bao giờ cũng gắn với phương tiện. Ngày xưa, có
kể chuyện những người học bằng đèn đom đóm, viết bằng cách lấy que vạch
lên đất mà thành Trạng nguyên (Tiến sĩ). Lại có chuyện sử chép lại Đinh Bộ
Lĩnh dùng cờ lau tập trận mà đánh ngoại xâm. Đến thời nay, nhà thơ Tố Hữu
phát thốt lên: “ Thời đại đã khác rồi Đinh Bộ Lĩnh ơi, không thể dùng cờ lau
mà đánh giặc”.
“Lấy con người làm trung tâm” đó là một tư tưởng đúng trong mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội . Nhưng sẽ sa vào quan niệm “Duy ý chí” nếu chúng
ta coi thường phương tiện dạy học, Phương tiện dạy học đó là lực lượng vật

chất mang ý nghĩa quyết định cho việc thành bại của công việc.
4. “GIÁO DỤC LÀ MỘT NGÀNH SẢN XUẤT ”


Xem ra chúng ta đang có xu hướng thâm nhập vào những vấn đề triết
học của một hoạt động đặc biệt mang tính xã hội của con người đó là giáo
dục. Lâu nay chúng ta thường nghe quen tai một luận điểm mang tính nguyên
lí là : “Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất”. Bây giờ, bà con đề nghị hãy
coi “ Giáo dục là một ngành sản xuất” . ừ , quá khỏe ! Nếu coi giáo dục là
một ngành sản xuất thì cái ngun lí bất hủ nói trên là hiển nhiên được thỏa
mãn rồi. Phàm, cái gì mà nhiều người nói đến lâu ngày thành ra đâm quen tai.
Những người phản đối thì coi đó là luận điểm của một trường phái đối lập.
Còn những người khơng có ý kiến gì thì tiếp tục “bình chân như vại”, “để
yên xem sao”. . Những người nhất trí thì khỏi bàn họ cứ tiếp tục bảo vệ. Nó
như cái vụ ơng Niu Tơn và ơng Huy ghen cãi nhau ánh sáng có tính chất
sóng hay tính chất hạt. Sau này người ta mới khẳng định được ánh sáng lưỡng
tính vừa có tính chất sóng , vừa có tính chất hạt. Mặc dầu trong lương tri
người ta thấy hai tính chất đó có vẻ đối lập nhau. Thế thì cái luận điểm “Giáo
dục là một ngành lưỡng tính, vừa có tính sản xuất, vừa khơng có tính sản
xuất” cũng chấp nhận được chứ các bác. Mà nếu các bác khơng chấp nhận
tính sản xuất của giáo dục , thì cứ coi : cũng như hoạt động sản xuất của cải
vật chất, giáo dục là một hoạt động xã hội của con người , rồi ta dùng phép
tương tự hóa để xem xét các vấn đề ta đang quan tâm. Việc làm này nó cũng
đẹp đẽ như chuyện ơng Niu Tơn ngắm quả táo rơi mà bàn về quy luật hấp
dẫn giữa các hành tinh vậy.
5. “THẦY GIÁO LÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.”
“Thầy giáo là phương tiện dạy học”, leb buộc phải thốt lên một luận
điểm khá phiến diện và quá khích như vậy khi đọc giới thiệu của Bác Ngô
Việt Trung. “Công nghệ mới tạo điều kiện cho người học tham gia vào những
hoạt động mới. Nhiều hoạt động mơ phỏng có thể được tiến hành nhờ cơng

nghệ tạo cho người học hiểu sâu hơn vấn đề và tạo sự thích thú. Vai trị người
thầy cụ thể nay được chuyển dần cho các hệ thống máy tính và mạng với
tri thức được tích luỹ trên đó sẵn sàng phục vụ mọi người mọi lúc.”
Cái luận điểm quá khích ấy , rõ ràng khó lọt tai với các bậc tiền bối
nghe có vẻ như là : “ Thầy đồ Nho là cái roi mây”. Nó nhấm nhẵng , nó thiếu
tinh thần “tơn sư trọng đạo”, nó cả gan gán ông thầy với đồ vật. A ha, thế mà
hay, đúng là “phủ định cái phủ định”. Này nhé, trước tiên là THầY Đồ ( thú
thực em chẳng hiểu cái từ Đồ này lắm) của thời văn minh Nông nghiệp, rồi
đến THầY GIáO thời văn minh Cơng nghiệp, Cịn Nền Văn minh tin học thì
THầY GIáO chuyển hóa thành THầY Đồ ( có điều từ Đồ này là đồ điện tử,
tin học.). Thực ra , PP Dạy học lấy người học làm trung tâm , đã làm một
cuộc cách mạng trong giáo dục; nó đã làm thay đổi vai trị của người thầy
giáo. Điều kiện chín muồi của cuộc Cách mạng ấy là sự phát triển của công


nghệ mới, dẫn tới Sự phổ cập tin học trong tồn bộ cộng đồng; như dự đốn
cách đây 20 năm của ông Alvin Toffler ( Nhà Tương lai học Hoa Kỳ): “ Văn
minh tin học đẻ ra gia đình điện tử”. Các bác cứ n trí, em cịn nhớ khi đi
học thầy giáo nào cực giỏi thì được học trị gọi Thầy là Bộ đại từ điển bách
khoa. Còn với thầy cơ nhà mình hiện tại mà được các trị khen : “Thầy thật
tuyệt vời như mạng Internet” hay chí ít ra ông ta là một Hiệp sĩ Tin học thì có
gì bằng.
6. DẠY HỌC LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM Ở VIỆT NAM
Điều kiện chín muồi cho sự ra đời của PPDH lấy người học làm trung
tâm ( mà nhiều nhà nghiên cứu LLDH ở VN coi đây là cuộc cách mạng
Cobecnic trong GD) là công nghệ tin học phát triển và phổ cập. Nói khác
đi XH phải đang ở trong thời kỳ của nền văn minh siêu công nghiệp. Trong
khi đó nước mình chủ trương đến 2020 mới trở thành một nước công nghiệp.
Đương nhiên , cây chưa ra hoa, đừng bàn đến đậu quả. Ấy thế mà, GD mình
bây giờ đã và đang ( đúng ra là hơn một con giáp nay rồi) khởi xướng PPDH

lấy người học làm trung tâm. Phải chăng mình nóng vội ? Cái đà này , có mà
như Alibaba niệm thần chú trước cửa hang: “Sim, sim , mở cửa” , một sức
mạnh siêu nhiên nào đó kéo dùm cửa và kho châu báu hiện ra. Là con Hồng,
cháu Lạc trong quá trình phát triển của mình, dân Đại Việt sinh ra cái gen “bỏ
qua” nhiều chuyện chẳng hạn : ngày xưa cha ông ta đã thực hiện thành công
bỏ qua giai đoạn phát triển chiếm hữu nô lệ tiến thẳng lên xã hội phong kiến,
và hiện nay, thế hệ chúng ta bỏ qua giai đoạn phát triểnTBCN tiến thẳg lên
CNXH. Tất nhiên, những chuyện đó có những điều kiện và theo những quy
luật khách quan tất yếu. Khác với quy luật phát triển của tự nhiên, các quy
luật phát triển khách quan của các hiện tượng xã hội ( trong đó có giáo dục)
có sự chế ngự và định hướng của con người , nói như C. Mác đó là quá trình
phát triển lịch sử - tự nhiên.
GD chúng ta dám phát triển đón đầu theo định hướng PPDH lấy người
học làm trung tâm, trước hết đó là chịu sự quy định của các quy luật của sự
phát triển của kinh tế nước ta hiện nay và thêm nữa đó là luận điểm mà ta đã
bàn đến ở Post 5 : “THẦY GIÁO LÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC”. Xét về
lơ gíc hình thức mà nói đó là điều kiện cần nhưng khơng đủ, nhưng với tầm
nhìn đón đầu một cách thực tiễn nó phải là điều kiện đủ. Cơng bằng mà nói:
Thầy giáo là cái máy tính, nhưng vì lý do gì đấy khơng cung ứng đủ những
cái máy tính, thì thượng cấp hãy cung ứng thay vào đó những người thầy
giáo.
Giáo giới chúng em đã xác định sứ mạng của mình. Cái lẽ ngàn đời
cha ơng ta đã cảnh báo: “ Quan có cần nhưng dân khơng vội. Quan có vội


quan lội quan sang”. Chúng em mong đừng xảy ra chuyện ngược lại: “ Dân
có cần nhưng sêp khơng vội. Dân có vội dân lội dân sang….”
7. DẠY HỌC LẤY TRI THỨC LÀM TRUNG TÂM
Thời đại kinh tế tri thức đã đến, hàm lượng tri thức kết tinh trong các
sản phẩm hàng hóa ngày càng cao. Khoa học cơng nghệ đang trở thành lực

lượng sản xuất trực tiếp. Nhiều nhà nghiên cứu đề nghị , dạy học phải lấy tri
thức làm trung tâm. Đúng quá, có như thế giáo dục mới giải quyết triệt để
vấn đề: Dạy cái gì? Một câu hỏi tưởng dễ trả lời, nhưng thực tế lại là vấn đề
có lắm chuyện nhất. Hệ thống tri thức dạy học ở phổ thơng, mới đổi. Mà mới
thì nó còn gây cho người ta hấp dẫn và hào hứng như các chàng mới được lấy
vợ, chàng phần thì đang lo tìm hiểu nàng, phần thì chưa hiểu hết nàng, phần
thì lo ứng xử với nàng cho phải đạo. Mà muốn hiểu được mơn mình dạy thơi
thì phải đọc tất cả những cái gì học trị mình đã học ở cấp dưới, lớp dưới.
Một số thầy cô vội vàng cứ la lên, chương trình mà đưa cái đó ra dạy cho trị
thì làm sao chúng nó hiểu được, thực ra cái món đó trị đã được học từ lớp 7,
lớp 8. Thầy cơ khác lại bảo dạy cho trị mấy cái xa vời như thế làm gì, trong
khi cái mơn tôi mấy cái chuyện thiết thực hàng ngày lại không đả động tới,
trong khi thực ra những cái chuyện thiết thực ấy trò đã được học từ lớp 5,
lớp 6…
Gây ra tranh cãi nhiều nhất vẫn là hệ thống tri thức học ở các trường
đại học, cao đẳng, chuyên nghiệp số lượng các mơn học như vậy có thỏa
đáng chưa, nội dung học đã thiết thực với công việc và chuyện học suốt đời
của người học hay chưa, Phải chăng có thể bỏ bớt một số mơn ? vân vân và
vân vân. Đó là chưa kể khơng khéo lại mất công dạy đi dạy lại những chuyện
mà học sinh đã học ở phổ thông…
Trong dạy học lấy tri thức làm trung tâm cũng tương tự như trong gia
đình lấy bà xã làm trung tâm vậy. Các nhà tâm lý học tư vấn , muốn đảm bảo
hấp dẫn các ông xã lâu dài các bà xã phải thường xuyên tự mới, nếu khơng sẽ
bị cũ. Cịn tri thức đem dạy học trong nhà trường , theo các chuyên gia
nghiên cứu lưu ý , thời buổi hiện nay, nhu cầu tri thức cần phải thay đổi khi
xã hội thay đổi., công nghệ đang góp phần tạo điều kiện cho việc phổ cập các
tri thức mới một cách nhanh chóng, bên ngồi những qui định chính thức
trong giáo trình và nội dung giảng dạy. Điều này đòi hỏi các chuẩn và các qui
định giảng dạy phải thường xuyên được đổi mới, tiến hoá. Nhưng đổi mới,
tiến hoá này phải bám sát và bắt nguồn từ thực tế cuộc sống chứ không phải

chỉ là thay đổi cách bố trí các nội dung cũ.
Tục ngữ cha ơng ta từng bảo: “Văn mình thì hay, vợ người thì đẹp”
thế nhưng hiện nay , Một số thầy cơ khối dạy theo giáo trình bên Tây bên


Tàu, giáo trình trong nước có vẻ khơng hay lắm thành ra : “Văn người thì
hay, vợ người thì đẹp” , biết làm sao được khi mình cịn phải đi học thiên hạ
cách làm ăn. Cứ cái đà này GD của mình cứ lẽo đẽo chạy theo đi người ta ,
làm sao mà đón đầu cho được.
8. DẠY HỌC LẤY ĐÁNH GIÁ LÀM TRUNG TÂM.
Giả sử bây giờ trong dạy học khơng có kiểm tra đánh giá thì có lẽ dạy
học lúc đó trở thành hoạt động nghệ thuật như phim ảnh, ca nhạc, hay xem
các thầy cô biểu diễn thời trang … Người học thích cái gì thì xem cái đấy.
Tình hình có vẻ rất thú vị, lúc đó tương lai các hoạt động trong đời sống
không cần thanh tra, kiểm tra, không cần cả lực lượng cảnh sát và cuối cùng
luật pháp cũng không cần đem ra bàn, mọi người trong cộng đồng đều sống
rất vui vẻ, tự giác, ai muốn làm gì thì làm.
Như vậy, việc đánh giá trong dạy học có ý nghĩa trước tiên đó là tập
quen cho người học có kỷ luật sống và làm việc. Một trong những yêu cầu
của việc giáo dục ý thức pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền. Chỉ thế
thơi ta đã thấy vai trị trung tâm của đánh giá trong dạy học. Đánh giá trong
dạy học, nó còn giúp cho người dạy nắm được năng lực, sở trường của trò ,
…làm xuất phát điểm cho việc dạy học lấy trị làm trung tâm. Có lẽ đây
chính là điểm cốt yếu để ngành ta làm phong trao hai khơng : Nói khơng với
tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích hiện nay.
Mặt khác theo những yêu cầu mới, người học phải học cách tự đánh
giá . Có lẽ yêu cầu này xuất phát từ lời răn của ông Socrates ( Triết gia Hy
lạp) từ thời cổ đại : Hãy tự biết mình ! Cái phẩm chất tự biết này rất cần thiết
cho mỗi người , mỗi thời đại. Nó thức dậy lịng khiêm tốn của người ta , nó
cân nhắc cho con người ta trước khi bắt đầu làm bất cứ một việc gì để từ đó

thức đậy tiềm năng nội sinh mà cố gắng. Cái tự biết mình, địi hỏi người ta
phải tự định nghĩa được: Tôi là ai ?. Chúng ta hãy nghe những lời trăng trối
của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:
“Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng, Lá mùa Thu rơi rụng giữa mùa
Đông. Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng. Em là tôi và tôi cũng là
em.
Con diều bay mà linh hồn lạnh lẽo. Con diều rơi cho vực thẳm buồn theo
Tơi là ai mà cịn ghi dấu lệ? Tơi là ai mà cịn trần gian thế! Tơi là ai, là
ai…. là ai. Mà yêu quá đời này !”
Đắng đót q có phải khơng các bác ? Và định nghĩa tơi là ai - đâu có
dễ, tự biết mình đâu có dễ. Chính nhờ học để biết sống trong cuộc đời mà


người ta chiêm nghiệm được cuộc đời và mới hiểu được mình là ai , thấy
được cái tốt, cái xấu trong mình mà vươn tới.
9. DẠY HỌC LẤY CỘNG ĐỒNG LÀM TRUNG TÂM
Hợp tác trong dạy học là một xu hướng mới của PPDH. Nó đáp ứng
cho xu hướng tồn cầu hóa sống chung và hợp tác làm ăn trong cộng đồng
mỗi quốc gia dân tộc cho đến toàn thế giới. Các nhà nghiên cứu lưu ý: Thuật
ngữ lấy cộng đồng làm trung tâm đề cập tới nhiều khía cạnh của cộng đồng,
lớp học là một cộng đồng, trường học là một cộng đồng, và đề cập tới cả mức
độ mà học sinh, giáo viên và người quản lý giáo dục cảm thấy được nối với
cộng đồng lớn hơn bao gồm gia đình, doanh nghiệp, huyện, tỉnh, cả nước và
thậm chí thế giới. Thời đại hiện nay một thân , một mình rõ ràng khó làm nên
chuyện. Với nước ta bước vào thời kỳ mở cửa , hòa nhập cộng đồng khu vực
và cộng đồng quốc tế đã tạo những cơ hội thuận lợi cho sự phát triển nói
chung trong đó có giáo dục.
Mặt khác GD lấy cộng đồng làm trung tâm, chính là quán triệt nguyên
lý giáo dục: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất,
lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia

đình và giáo dục xã hội" đã được quy định tại Luật Giáo dục 2005. Chỉ hình
dung thế thơi , ta thấy DH học lấy cộng đồng làm trung tâm , là một quan
điểm có tính chiến lược. Tuy nhiên hợp tác trong dạy học hiện nay đối với
chúng ta vẫn có nhiều mới mẻ. Nguyên nhân trực tiếp là do cách làm ăn kinh
tế chi phối. GD đang đảm trách một sứ mệnh cao cả để làm đổi mới tình hình.
Thiết tưởng trước hết trong cộng đồng các thầy cô giáo phải có sự hợp
tác trước, cơng đồn lâu nay đóng vai trị là tổ ấm để gắn kết sự đồn kết,
nhưng với tư cách là người đại biểu cho quyền làm chủ của giáo giới, sự hợp
tác làm ăn trong tổ ấm này như thế nào, đó là điều cần quan tâm. Các đoàn thể
của học sinh như Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp thanh niên, Đội
thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đội Nhi đồng Hồ Chí Minh, ..cũng vậy .
Các đồn thể học sinh này có thể hiện được sự hợp tác trong quá trình học tập
hay khơng đó cũng là những vấn đề cần định hướng. Cho hay , chúng ta đã
có lực lượng, có tổ chức nhưng để các tổ chức này thể hiện với tư cách một
cộng đồng trong dạy học đòi hỏi có một cơ chế tháo gỡ. Nếu như mọi lĩnh
vực xã hội đều coi trọng lấy con người làm trung tâm, thì cộng đồng con
người lại là có tính cách cộng đồng của các trung tâm. Thế đấy các bác,
trước mắt của ơng thầy trong nhà trường có đủ chuyện: lớp học, học trị, tri
thức (thể hiện ở giáo trình ,sách , vở…), các bài kiểm tra trắc nghiệm (tự
luận , khách quan), phương tiện dạy học (máy tính, mạng, lab,…) xem ra cái
gì cũng quan trọng cả và cũng làm trung tâm được tuốt ….


10. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT GIÚP TA GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
DẠY HỌC LẤY CÁI GÌ LÀM TRUNG TÂM ?”
Nếu chúng ta nhìn một cách tách biệt những cái chuyện: lớp học, học
trị, tri thức (thể hiện ở giáo trình ,sách , vở…), các bài kiểm tra trắc nghiệm
(tự luận , khách quan), phương tiện dạy học (máy tính, mạng, lab,…), cộng
đồng (lớp học, trường sở , làng bản, địa phương..). Coi chúng cơ lập cạnh
nhau, thì rõ ràng cái gì cũng có mối quan hệ mật thiết, có tác động đến giáo

dục nói chung và đến dạy học nói riêng cho nên cái gì cũng làm trung tâm
được được cả. Thái dương hệ có quá nhiều mặt trời, trái đất giáo dục biết
quay trên quĩ đạo nào. Cách nhìn nhận này thoạt nhìn dễ nhầm tưởng ta có
quan điểm toàn diện, ta đã quan tâm đến các nhân tố tác động đến giáo dục.
Nhưng thực chất, lối nhìn nhận đó là lối nhìn rất phiến diện.
Một trong những ngun tắc của quan điểm toàn diện của chủ nghĩa
duy vật biện chứng là : Phải nhận thức sự vật trong tính chỉnh thể của nó,
trong tính nhiều mặt và sự tác động qua lại quy định lẫn nhau, chi phối lẫn
nhau của chúng.
Với tư cách là nguyên tắc PPL trong hoạt động thực tiễn, quan điểm
tồn diện địi hỏi cải tạo sự vật phải tính đến mối liên hệ phổ biến của nó, phải
sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, nhiều phương tiện khác nhau để tác động
nhằm thay đổi những mối liên hệ tương ứng. Theo V.I. Lê nin vận dụng quan
điểm toàn diện vào hoạt động thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải kết hợp chặt chẽ
giữa “ chính sách dàn đều” và “ chính sách có trọng điểm”.
Ảnh hưởng của lối tư duy của người SX nhỏ, chúng ta hay mắc phải
bệnh phiến diện trong nhận thức và thực tiễn: Chỉ thấy mặt này, mối liên hệ
này mà không thấy mặt khác mối liên hệ khác, làm việc nọ , bỏ việc kia; nhận
thức sự vật trong trạng thái cô lập, giải quyết công việc không bảo đảm tính
đồng bộ. Một biểu hiện của bệnh phiến diện nữa đó là việc xem xét và giải
quyết cơng việc một cách dàn đều, bình qn, khơng thấy được vị trí, vai trị
khác nhau của các mối liên hệ, khơng xác định được trọng tâm, trọng điểm
trong hoạt động.
Cách nhìn nhận trên là sa vào chủ nghĩa chiết trung. Thực chất của chủ
nghĩa chiết trung là kết hợp một cách vô nguyên tắc, chủ quan những mối liên
hệ với nhau: coi những mối liên hệ là “ngang bằng” nhau, hoặc kết hợp những
cái mà về khách quan không thể kết hợp được với nhau. Đi đôi với chủ nghĩa
chiết trung là thuật ngụy biện. . Thuật ngụy biện là lối tư duy đánh tráo một
cách có chủ đích vị trí, vai trị của các mối liên hệ, coi cái khơng cơ bản là cơ
bản, cái không bản chất là bản chất…



Chủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy biện đều là những biểu hiện khác
nhau của PPL sai lầm trong việc xem xét các sự vật, hiện tượng. Trong thực
tế lối tư duy chiết trung thường biêu hiện ở những người có nhận thức mơ hồ
về sự vật, những người thiếu chính kiến hoặc những kẻ cơ hội chủ nghĩa. Cịn
thuật ngụy biện là thủ thuật của những người có chủ đích, nhằm biện hộ cho
những quan điểm , hành vi sai lầm, hoặc để xuyên tạc một sự thật nào đó.
Chủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy biện có vẻ như toàn diện, nhưng
thực chất là đối lập với quan điểm tồn diện. Nói về sự khác nhau này V.I. Lê
nin viết: “ Tính linh hoạt đó áp dụng một cách chủ quan bằng chủ nghĩa
chiết trung và ngụy biện. Tính linh hoạt áp dụng một cách khách quan,
nghĩa là phản ánh tính tồn diện của q trình vật chất và sự thống nhất
của q trình đó, thì đó là PBC, là sự phản ánh chính xác sự phát triển
vĩnh viễn của thế giới.”
Suy cho cùng trong các yếu tố tác động trực tiếp vào giáo dục thì
yếu tố NGƯỜI HỌC dù trong bất kì điều kiện nào của sự phát triển XH đều
có vai trị cơ bản nhất, quyết định nhất chi phối các yếu tố , người dạy, lớp
học, tri thức (thể hiện ở giáo trình ,sách , vở…), các bài kiểm tra trắc
nghiệm (tự luận , khách quan), phương tiện dạy học (máy tính, mạng, lab,…),
cộng đồng xã hội, ….Quan điểm GD lấy người học làm trung tâm vẫn đứng
ở vị trí thống sối. Dĩ nhiên, quan điểm tồn diện lưu ý chúng ta khơng được
lờ những yếu tố khác.



×