Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Đóng góp của trần quốc vượng trong nghiên cứu văn hóa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 145 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LÊ QUỐC DUY

ĐÓNG GÓP CỦA TRẦN QUỐC VƯỢNG
TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HÓA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH VĂN HÓA HỌC
MÃ NGÀNH: 822.90.40

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LÊ QUỐC DUY

ĐÓNG GÓP CỦA TRẦN QUỐC VƯỢNG
TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HÓA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH VĂN HÓA HỌC
MÃ NGÀNH: 822.90.40

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH THỊ DUNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-2020



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tơi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đinh Thị Dung. Tất cả nội dung
trong luận văn là trung thực và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Lê Quốc Duy

năm 2020


ii

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin được phép bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Đinh Thị
Dung, người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, hỗ trợ tơi trong suốt q trình thực
hiện luận văn.
Thứ đến, tơi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Văn hóa học đã tận
tình giảng dạy tơi trong suốt những năm học tập tại khoa.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, học trị của cố giáo sư Trần
Quốc Vượng đã hỗ trợ tích cực để tơi có thể hồn thành luận văn.
Lê Quốc Duy



iii

MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 2
3. Lịch sử nghiên cứu ...................................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 9
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................... 10
7. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................... 10
CHƯƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ CƠ BẢN ..................................................................... 11
1.1 Bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX ................................................. 11
1.1.1 Tình hình chính trị-xã hội ................................................................................ 11
1.1.2 Quan điểm, tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa .................... 12
1.2 Bối cảnh nghiên cứu văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX ......................................... 15
1.2.1 Sự manh nha hình thành khoa học nghiên cứu về văn hóa ............................. 16
1.2.2 Văn hóa - đối tượng nghiên cứu ngành Văn hóa học ...................................... 23
1.3 Trần Quốc Vượng và nghiên cứu văn hóa Việt Nam .............................................. 26
1.3.1 Tiểu sử ............................................................................................................. 26
1.3.2 Hoạt động học thuật của Trần Quốc Vượng ................................................... 28
Tiểu kết chương 1 ......................................................................................................... 41
CHƯƠNG 2: ĐÓNG GÓP CỦA TRẦN QUỐC VƯỢNG TRONG ............................... 42
NGHIÊN CỨU VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ PHƯƠNG DIỆN ĐỊA VĂN HÓA ........... 42
2.1 Quan điểm địa văn hóa ............................................................................................ 42
2.2 Thực tiễn nghiên cứu văn hóa Việt Nam từ phương diện địa văn hóa .................... 55
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 83
CHƯƠNG 3: ĐÓNG GÓP CỦA TRẦN QUỐC VƯỢNG TRONG ............................... 84
NGHIÊN CỨU VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ PHƯƠNG DIỆN SỬ VĂN HÓA ............. 84

3.1 Quan điểm tiếp cận .................................................................................................. 84
3.2 Thực tiễn nghiên cứu văn hóa Việt Nam từ phương diện sử văn hóa ..................... 97
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 115
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 119


iv

DANH MỤC MƠ HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Mơ hình hóa thành phố sơng hồ Hà Nội ................................................. 67
Hình 2.2: Mơ hình quy hoạch cảng thị Phố Hiến..................................................... 69
Hình 2.3: Mơ hình sinh thái miền Trung ................................................................. 71
Hình 2.4: Mơ hình quy hoạch một “tiểu quốc” Champa ......................................... 75
Hình 2.5: Mơ hình quy hoạch các tiểu vùng Champa .............................................. 76
Hình 2.6: Mơ hình quy hoạch tiểu quốc Mạ ............................................................ 80
Hình 3.1: Sơ đồ diễn trình lịch sử và mơ hình văn hóa Việt Nam ........................... 98


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tính đến năm 2020, việc giảng dạy văn hóa Việt Nam đã trải qua 25 năm, nếu
tính từ cột mốc năm 1995, với cơng văn số 173/VP của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc
tăng cường giáo dục các giá trị văn hóa dân tộc và di sản văn hóa Việt Nam. Trong 25
năm, nhiều cơng trình nghiên cứu gắn liền với tên tuổi các nhà khoa học khác nhau đã
lần lượt xuất hiện, phục vụ tích cực cho cơng tác nghiên cứu giảng dạy văn hóa Việt
Nam, tạo tiền đề cho sự thành lập ngành khoa học mới-Văn hóa học. Mỗi nhà nghiên
cứu đứng góc độ chuyên ngành hẹp ban đầu của mình (sử học, văn học, ngơn ngữ

học…) dần đi sâu nghiên cứu văn hóa, nổi trội có thể kể đến các nhà nghiên cứu như
Trần Quốc Vượng, Trần Ngọc Thêm, Phan Ngọc...Tuy nhiên đến nay những cơng trình
đánh giá về thành quả nghiên cứu văn hóa Việt Nam của các học giả ít được chú ý tới.
Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá thành quả nghiên cứu cũng như ảnh hưởng của các
nhà nghiên cứu đi trước tới thế hệ các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam hiện nay là
điều cần thiết.
Trần Quốc Vượng là một học giả nổi tiếng trong giới khoa học xã hội và nhân
văn với số lượng đồ sộ các bài viết và nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực sử, khảo cổ, du
lịch, văn hóa, ẩm thực. Ở mỗi lĩnh vực, ơng đều có những nhận định, ý kiến độc đáo,
khác biệt, góp phần làm sáng tỏ, đánh giá lại nhiều vấn đề khoa học. Và với những
phát ngôn ấn tượng, những ý tưởng độc đáo, ông đã tạo nên những ảnh hưởng to lớn
cho những nhà nghiên cứu đi sau, trực tiếp là các học trị ơng như Nguyễn Quang
Ngọc, Trần Đức Anh Sơn, Nguyễn Văn Kim, Nguyễn Thị Hậu… Đồng thời, Trần
Quốc Vượng khơng chỉ đóng góp về mặt quan điểm tư tưởng mà còn là phong cách
nghiên cứu. Mỗi hiện tượng văn hóa, đều được Trần Quốc Vượng tiếp cận từ nhiều góc
độ khác nhau, sử dụng tri thức của những ngành khoa học khác nhau để làm rõ vấn đề
nghiên cứu-điều mà ông hay gọi là lối tiếp cận liên/đa ngành. Những lý giải về các hiện


2

tượng, sự kiện văn hóa, Trần Quốc Vượng bên cạnh dựa trên nền tảng lý thuyết, những
tư liệu của những người đi trước, thì tư liệu điền dã từ những cuộc khảo sát điền dã ở
những địa phương khác nhau trên dãi đất Việt Nam là nguồn tư liệu quan trọng trong
các nghiên cứu của ông. Đây là điều mà thế hệ các nhà nghiên cứu hiện nay trong đó
có chúng tơi cần học hỏi, trau dồi.
Nếu tính kể từ ngày ơng về cõi vĩnh hằng cho đến nay thì chỉ mới khoảng 15 năm
(2005-2020), một khoảng thời gian tương đối chưa quá dài để nhận thấy rõ sự ảnh
hưởng của ông đến các thế hệ nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn nói chung và
ngành văn hóa nói riêng, nhưng trong chừng mực nào đó những quan điểm, tư tưởng

của Trần Quốc Vượng đến nay vẫn được những thế hệ nghiên cứu đi sau tiếp tục vận
dụng và phát triển. Điều này đã được minh chứng trong hơn 40 bài tham luận của các
nhà nghiên cứu trong tọa đàm khoa học Còn là TINH ANH cống hiến của Giáo sư Trần
Quốc Vượng cho Khoa học xã hội và Nhân văn đã được tổ chức vào năm 2015 kỷ niệm
10 năm ngày mất của ông. Tọa đàm nhằm ghi nhận, đánh giá những ảnh hưởng của
ông đối với thế hệ học trị mà ơng đã từng giảng dạy ở các lĩnh vực khác nhau từ sử
học, khảo cổ học đến văn hóa, du lịch học. Trong tọa đàm này, nhiều nhà nghiên cứu
đã có ít nhiều đề cập đến những đóng góp của ơng trong nghiên cứu văn hóa Việt Nam
nhưng mang tính chất tản mạn là chủ yếu.
Những lý do trên là cơ sở ban đầu để chúng tơi chọn đề tài Đóng góp của Trần
Quốc Vượng trong nghiên cứu văn hóa Việt Nam để thực hiện luận văn tốt nghiệp
ngành Văn hóa học.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài Đóng góp của Trần Quốc Vượng trong nghiên cứu văn hóa Việt Nam
nhằm tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp cũng như những đóng góp của Trần Quốc Vượng
trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Cụ thể, chúng tơi sẽ tập trung phân tích
những đóng góp về mặt quan điểm tiếp cận cũng như về thực tiễn nghiên cứu văn hóa
Việt Nam của Trần Quốc Vượng.


3

3. Lịch sử nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp Trần Quốc Vượng:
Trong Chân trời có người bay, Đỗ Lai Thúy (2006a) giới thiệu khái quát về sự
nghiệp nghiên cứu khoa học của Trần Quốc Vượng bắt đầu với huyền thoại tứ trụ của
ngành sử học Việt Nam (Lâm, Lê, Tấn, Vượng) để tóm tắt tiểu sử và sau đó là liệt kê
một số cơng trình tiêu biểu của Trần Quốc Vượng thông qua bài viết “Trần Quốc
Vượng người theo nết đất”. Theo Đỗ Lai Thúy (2006a), Trần Quốc Vượng là người có
nhiều tiếng nói, có cơng khai mở các ngành khoa học như khảo cổ học, cổ sử học, dân

tộc học, du lịch học, tâm lý học, văn hóa học, trong đó, lĩnh vực địa văn hóa là nơi ông
chiếm vị thế chủ đạo nhất. Cũng theo Đỗ Lai Thúy (2006a), đọc Trần Quốc Vượng rất
thích nhưng cũng rất khó hiểu, bởi cái chất nghệ sĩ trong phong cách nghiên cứu khoa
học của ông, nhưng những ai đã hiểu Trần Quốc Vượng thì mới thấy rằng phát ngơn,
tinh thần dấn thân khoa học của ơng đã góp phần đưa ra cái nhìn nghịch lý trong nhiều
vấn đề tưởng chừng như đã mặc nhiên đúng trong khoa học chẳng hạn như vấn đề đạo
Vật tổ.
Bài viết “GS.NGƯT Trần Quốc Vượng: Thầy tôi, cây đại thụ của nền sử học Việt
Nam” in trong 100 chân dung-Một thế kỷ Đại học Quốc gia Hà Nội (2006), in lại trong
55 năm ấy (2011), Lâm Thị Mỹ Dung (2006) nêu tiểu sử, liệt kê những chức vụ, hoạt
động nghiên cứu của Trần Quốc Vượng. Đặc biệt trong bài viết này, tác giả đã nhấn
mạnh sức ảnh hưởng của Trần Quốc Vượng đối với thế hệ học trò sau này, cũng như
tâm huyết của ông đối với việc đào tạo thế hệ nghiên cứu kế thừa.
Bài viết “Đi và đi để thành một dấu ấn sử học Việt Nam sâu đậm” trong Khổ học
thành tài, Lưu Đức Hạnh (2011) khái quát về cuộc đời cũng như những thành tựu
nghiên cứu trong khảo cổ, văn hóa của Trần Quốc Vượng bắt đầu bằng việc đề cập đến
bối cảnh lịch sử xã hội đương thời đã góp phần tạo nên tên tuổi của ơng sau này. Cũng
theo Lưu Đức Hạnh (2011), ông đã để lại con đường nghiên cứu cho các thế hệ đi sau
đó là khảo sát, điền dã - nhận thức - nhận định lại - tái nhận thức - nghiên cứu - nêu lý


4

thuyết. Để nói về ảnh hưởng của Trần Quốc Vượng trong giới nghiên cứu khoa học xã
hội và nhân văn, Lưu Đức Hạnh dẫn lại lời của Furuta Moto (Giáo sư Đại học quốc gia
Tokyo) như sau: “Giáo sư Trần Quốc Vượng mất đi là một tổn thất lớn đối với ngành
Việt Nam học thế giới. Chúng tôi-những nhà Việt Nam học Nhật Bản đã từng có cơ hội
tiếp xúc với Giáo sư Vượng và được Giáo sư Vượng dạy dỗ-vô cùng đau thương khi
biết tin này và tưởng nhớ đến Giáo sư Trần Quốc Vượng” (Như trích dẫn ở Lưu Đức
Hạnh, 2011, tr.127).

Trong Tạp chí Khoa học Cơng nghệ Nghệ An số 5, năm 2017, mục Chân dung
nhà khoa học, Hồ Sĩ Hùy (2017) đã giới thiệu vài nét về tiểu sử của Trần Quốc Vượng,
trong đó nhấn mạnh ông là một học giả liên, đa, xuyên ngành và là người đi đầu trong
đổi mới tư duy nhận thức về nhà Nguyễn và nhà Mạc. Giá trị mà Trần Quốc Vượng để
lại khơng chỉ thơng qua những cơng trình nghiên cứu mà cịn thơng qua sự ảnh hưởng
của ơng đến các thế hệ học trò sau này về quan điểm, tinh thần nghiên cứu khoa học.
Ngoài ra, nghiên cứu về cuộc đời sự nghiệp của Trần Quốc Vượng cũng là nội
dung được đề cập trong những bài viết “Giáo sư Trần Quốc Vượng: Nhà sử học, khảo
cổ học và Văn hóa học xuất sắc” của Vũ Văn Quân, “Trần Quốc Vượng: Như tôi hiểu”
của Phan Huy Lê và đặc biệt là “Lời bạt” của Lâm Thị Mỹ Dung trong Kỷ yếu tọa đàm
khoa học Còn là TINH ANH cống hiến của Giáo sư Trần Quốc Vượng cho Khoa học
xã hội và Nhân văn. Các học giả khái quát đóng góp của Trần Quốc Vượng, cũng như
những gợi mở của ông cho thế hệ nghiên cứu đi sau.
Nhóm nghiên cứu đánh giá về cơng trình của Trần Quốc Vượng:
Kỷ yếu tọa đàm khoa học Còn là TINH ANH cống hiến của Giáo sư Trần Quốc
Vượng cho Khoa học xã hội và Nhân văn, kỷ niệm 10 năm ngày mất của Giáo sư Trần
Quốc Vượng, được xem là cơng trình tập thể công phu tập hợp nhiều nhất những đánh
giá về các nghiên cứu của Trần Quốc Vượng trên các lĩnh vực lịch sử, khảo cổ, văn
hóa. Nội dung chính của kỷ yếu được chia thành 4 chủ đề tương ứng với đóng góp của
ơng trong 3 lĩnh vực trên: “Theo dịng lịch sử”, “Việt Nam khảo cổ học”, “Văn hóa


5

Việt Nam – Tìm tịi và suy ngẫm” và “Việt Nam – Cái nhìn địa – văn hóa”. Phần 1.
Theo dòng lịch sử, tập hợp 9 bài viết của 9 học giả khác nhau, đề cập đến những đóng
góp của Trần Quốc Vượng theo diễn trình lịch sử Việt Nam từ thời Bắc thuộc, đến
triều Lý, Trần, Mạc, Nguyễn, bắt đầu với bài viết “Giáo sư Trần Quốc Vượng: Người
đi đầu đổi mới tư duy sử học” của Trần Kim Đỉnh nghiên cứu sự đổi mới tư duy sử học
của Trần Quốc Vượng. Phần 2. Việt Nam khảo cổ học, tập hợp 10 bài nghiên cứu về

những đóng góp của Trần Quốc Vượng trong việc xây dựng ngành Khảo cổ học, đặc
biệt sự vận dụng tri thức khảo cổ học sinh thái để nghiên cứu các nền văn hóa cổ xưa
trên lãnh thổ Việt Nam. Phần 3. Văn hóa Việt Nam-tìm tịi và suy ngẫm, tập hợp 7 bài
viết chủ yếu là kỷ niệm của thế hệ học trò về những ngày học và làm việc cùng ông,
cũng như sự ảnh hưởng của ông đến phong cách nghiên cứu của họ. Phần 4. Việt Namcái nhìn địa-văn hóa, tập hợp 15 bài viết khác nhau của học giả trong và ngoài nước
đánh giá thành quả nghiên cứu của Trần Quốc Vượng trong lĩnh vực địa văn hóa. Đặc
biệt 12/15 bài viết đều ít nhiều chú ý đến những kết quả nghiên cứu của Trần Quốc
Vượng trong sự nhìn nhận văn hóa Việt Nam trải khắp ba miền Bắc, Trung, Nam bằng
cách dựa vào yếu tố nước (sông, biển).
Bên cạnh các bài viết, tham luận đánh giá cao về sự cống hiến của Trần Quốc
Vượng về mặt lý luận và thực tiễn, cũng có những bài viết phản biện lại quan điểm,
phương pháp, lý thuyết mà Trần Quốc Vượng đã dùng trong quá trình nghiên cứu khoa
học của mình.
Hà Văn Thùy (2018), với bài viết “Bàn với GS. Trần Quốc Vượng về văn hố
Việt” đã có những đánh giá xoay quanh luận điểm “văn hóa Việt Nam khác văn hóa
Trung Quốc, từ trong cội nguồn của nó” của Trần Quốc Vượng. Theo Hà Văn Thùy
(2018), đó là quan điểm sai lầm về mặt khảo cổ và di truyền học và ông cho rằng văn
hóa Việt Nam và văn hóa Trung Quốc khơng khác nhau, thậm chí là văn hóa Việt là
cha đẻ của văn hóa Trung Quốc vì người Việt từ thời cổ đã di cư từ phía Nam lên phía
Bắc. Trong bài viết này, Hà Văn Thùy không những đã đồng nhất hai khái niệm người


6

Việt và người Việt Nam mà ông cũng đồng nhất cả người Việt ngày nay với những cư
dân sinh sống ở Việt Nam thời nguyên thủy. Vì vậy, những lý giải, những bằng chứng
ông dẫn ra không thể bác bỏ luận điểm về của Trần Quốc Vượng về sự khác nhau giữa
văn hóa Việt và văn hóa Trung Quốc.
Lê Minh Khải đã có hàng loạt bài viết đánh giá, phê phán về các nghiên cứu của
Trần Quốc Vượng vào năm 2011, 2013, 2014. Bài viết Trần Quốc Vượng’s khun

argument: Why Vietnamese scholarship doesn’t progress, Lê Minh Khải (2011) đã cho
rằng những lý giải của Trần Quốc Vượng là về từ danh hiệu Hùng Vương là thiếu
chính xác, tuy vậy, nhiều người vẫn sử dụng mà khơng có sự phê phán nào. Và ơng cho
rằng đó là một trong những ví dụ góp phần giải thích lý do tại sao học thuật ở Việt
Nam kém phát triển. Tuy nhiên, Lê Minh Khải trong bài viết này cũng đã không thể chỉ
ra bằng chứng bác bỏ hoàn toàn luận điểm của Trần Quốc Vượng về danh hiệu Hùng
Vương, ở phần kết luận ông cũng khẳng định rằng bản thân ông cũng không rõ về
nguồn gốc các âm ấy xuất hiện từ khi nào. Và theo chúng tôi, Lê Minh Khải cũng đã
vội vàng khi nghiên cứu chỉ 1 trường hợp Trần Quốc Vượng lý giải thuật ngữ vua
Hùng đã khái quát hóa cho rằng đó là điều lý giải tại sao khoa học Việt Nam kém phát
triển mà chưa đưa được những bằng chứng cụ thể thuyết phục hơn để chứng minh luận
điểm của mình.
Lê Minh Khải với bài viết Trần Quốc Vượng bản sắc và quyền lực (2013) đã phê
phán nỗ lực của Trần Quốc Vượng trong nghiên cứu bản sắc văn hóa của một quốc gia
đa tộc người như Việt Nam, đặc biệt ông cho rằng dù muốn hay không thì trong q
trình nghiên cứu bản sắc văn hóa của Trần Quốc Vượng vẫn gặp phải sự áp đặt quyền
lực của nhóm đa số mà Trần Quốc Vượng là thành viên. Bài viết Trần Quốc Vượng
and Vietnam’s Southeast Asian Cultural Foundation, Lê Minh Khải (2014b) cho rằng
Trần Quốc Vượng thiếu những bằng chứng, lập luận chứng minh về nền tảng văn hóa
Đơng Nam Á của Việt Nam. Đồng thời tuy ông cũng đánh giá cao việc đặt bối cảnh
văn hóa Đông Nam Á trong không gian lớn hơn không gian hiện tại của Trần Quốc


7

Vượng nhưng ông cho rằng nếu mở rộng theo quy mơ thế giới, có lẽ sẽ có một kết luận
khác kết luận của Trần Quốc Vượng. Bài viết Trần Quốc Vượng và phương pháp vận
dụng lựa chọn trong việc nghiên cứu quá khứ, Lê Minh Khải (2014c) lại cho rằng Trần
Quốc Vượng sử dụng phương pháp vận dụng tổng hợp mang tính lựa chọn và có sơ hở
khơng phải là phương pháp vận dụng tổng hợp trong nghiên cứu quá khứ. Lê Minh

Khải cũng cho rằng Trần Quốc Vượng căn cứ vào thơng tin khơng được kiểm tra bằng
bất kì phương pháp khoa học nào, chủ yếu là dựa vào người đi trước và sau đó xây
dựng ý tưởng của mình trên những giả định thiếu căn cứ. Bài viết Trần Quốc Vượng và
việc không tôn trọng quá khứ, Lê Minh Khải (2014d) đã phê phán việc Trần Quốc
Vượng dùng khái niệm văn hóa hiện đại để nghiên cứu quá khứ nhằm thỏa mãn nhu
cầu chính trị hiện tại đó là khuyến khích chủ nghĩa dân tộc Việt Nam. Bài viết Trần
Quốc Vượng và việc trích dẫn giới học thuật phương Tây, Lê Minh Khải (2014e) cho
rằng Trần Quốc Vượng đã đặt trích dẫn tài liệu nghiên cứu của các học giả phương Tây
để minh chứng cho ý tưởng của mình mà khơng chú trọng đến bối cảnh, ý tưởng và
mục đích của các học giả.
Trong bài viết “Xung quanh vấn đề văn hóa Hịa-Bình (Góp ý kiến với ơng Trần
Quốc Vượng)” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (1963), Nguyên Hà bắt đầu bằng
việc nhắc lại những phê phán của Văn Tân về Trần Quốc Vượng trước đó (1962), để
phê bình bài viết “Một bước mới trong việc nghiên cứu nền văn hóa Hịa Bình” của
Trần Quốc Vượng. Nguyên Hà cho rằng “Một bước mới trong việc nghiên cứu nền văn
hóa Hịa Bình” khơng có tính mới mà đơn thuần chỉ là việc nhắc lại những gì đã có, và
đơi chỗ làm cho người đọc ngần ngại khó hiểu.
Trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử năm 1962, Văn Tân có hai bài viết đánh giá về
cơng trình Lịch sử chế độ cộng sản nguyên thủy ở số 35 và số 38: “Phê bình quyển
Lịch sử chế độ cộng sản nguyên thủy ở Việt Nam của ông Trần Quốc Vượng và ông
Hà Văn Tấn”, “Trả lời ông Trần Quốc Vượng và ông Hà Văn Tấn”. Văn Tân một mặt
đã đánh giá cao sự công phu sưu tầm khối tài liệu lớn từ các ngành khoa học khác nhau


8

như khảo cổ học, cổ sử học, dân tộc học, ngữ ngôn học...của Trần Quốc Vượng và Hà
Văn Tấn, tuy nhiên ông cũng phê phán việc Trần Quốc Vượng và Hà Văn Tấn đã sử
dụng các tài liệu khảo cổ học của nhà nghiên cứu tư sản phương Tây một cách thiếu
cân nhắc, dẫn đến việc hai ông đã dẫn lại những tư tưởng sai lầm của các học giả

phương Tây. Văn Tân đi đến kết luận Lịch sử chế độ cộng sản nguyên thủy ở Việt Nam
là một quyển sách có nhiều khuyết điểm về mặt quan điểm, hình thức và phép hành
văn.
Cũng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử năm 1962 số 36, 40, Văn Tân có hai bài viết
phê bình về cơng trình Lịch sử chế độ phong kiến Việt-Nam tập 1 của ông Trần Quốc
Vượng và Hà Văn Tấn: “Phê bình quyển Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam tập 1
của ông Trần Quốc Vượng và ông Hà Văn Tấn”, “Đối với bài Về quyển Lịch sử chế độ
phong kiến Việt Nam tập 1 của ông Trần Quốc Vượng và ông Hà Văn Tấn”. Bên cạnh
việc nhận xét tích cực đây là một quyển sách có nhiều tài liệu tham khảo phong phú thì
Văn Tân cho rằng cơng trình này thiếu sự chọn lọc, phê phán các tài liệu sử dụng trong
cơng trình, cũng như việc chưa nắm rõ chữ Hán cổ và đặc biệt là việc đề cao nhân tố
ngoại xâm, coi nhân tố ngoại xâm là một trong những động lực của lịch sử phát triển
dân tộc.
Trong bài viết “Vài ý kiến trao đổi về một số điểm trong bài Xã hội Việt Nam có
trải qua một thời kỳ của chế độ chiếm hữu nơ lệ hay khơng? của hai đồng chí Trần
Quốc Vượng và Chu Thiên” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (1961), Đào Tử
Khải cho rằng một số điểm chưa ổn về mặt quan điểm và nhận thức của hai tác giả đó
là việc gộp hai thời đại Hùng Vương và An Dương Vương làm một, qua đó Trần Quốc
Vượng và Chu Thiên đã hạ thấp vai trò của An Dương Vương và sự thành lập nhà
nước Âu Lạc, hai là phủ nhận sự tồn tại của chế độ chiếm hữu nô lệ trong xã hội cổ đại
Việt Nam.
Như vậy, dù đôi lúc một số nhận định của Trần Quốc Vượng vẫn có hạn do nhận
định chủ quan nhưng nhìn chung những nghiên cứu phê bình, đánh giá về cuộc đời và


9

sự nghiệp Trần Quốc Vượng cũng như những cơng trình nghiên cứu của ông hầu hết
đều chung một nhận định đó là Trần Quốc Vượng là một trong những nhà nghiên cứu
có một khuynh hướng nghiên cứu riêng, cách thức tiếp cận riêng và độc đáo, đặt ra

nhiều câu hỏi gợi mở ra nhiều vấn đề về văn hóa Việt Nam.
Những nghiên cứu, đánh giá, phê bình về cuộc đời, sự nghiệp, cũng như giá trị
các cơng trình nghiên cứu văn hóa Việt Nam của Trần Quốc Vượng là nguồn tư liệu
phong phú để chúng tôi kế thừa khi thực hiện luận văn này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đóng góp của Trần Quốc Vượng trong nghiên cứu văn
hóa Việt Nam thơng qua khảo sát những cơng trình của ơng.
Phạm vi nghiên cứu: Trần Quốc Vượng là người có nhiều đóng góp cho lĩnh vực
khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam, trong phạm vi luận văn chúng tơi giới hạn
khảo sát những đóng góp của ơng trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa Việt Nam trên hai
phương diện địa văn hóa và sử văn hóa. Về phạm vi thời gian, chúng tơi giới hạn thời
gian khảo sát các cơng trình của Trần Quốc Vượng chủ yếu tập trung chủ yếu từ sau
năm 1986 vì sau năm 1986 cùng với sự đổi mới của đất nước về mặt kinh tế, chính trị
cùng với đó là sự đổi mới về quan điểm tư duy trong nghiên cứu khoa học nói chung
và nghiên cứu văn hóa nói riêng. Trần Quốc Vượng là một trong những người góp
phần gợi mở những ý kiến mới, sự đổi mới tư duy, quan điểm nghiên cứu, đánh giá văn
hóa Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Về phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp
thơng qua việc khảo sát các tư liệu của Trần Quốc Vượng từ đó góp phần chỉ ra những
đóng góp của ơng trong nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Đồng thời chúng tôi cũng sử
dụng phương pháp so sánh để đối chiếu quan điểm tư tưởng của ông so với những
người cùng thời, để có cái nhìn khách quan hơn về đóng góp của ơng trong lĩnh vực
nghiên cứu văn hóa Việt Nam.


10

Về nguồn tư liệu khảo sát: Trong đề tài này, chúng tơi khảo sát các cơng trình mà
tác giả đã nghiên cứu về văn hóa và văn hóa Việt Nam mà chúng tơi thu thập được

trong khả năng có hạn của mình.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần tìm hiểu kỹ và sâu hơn những đóng góp
của Trần Quốc Vượng trong nghiên cứu văn hóa Việt Nam trên phương diện địa văn
hóa và sử văn hóa.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn hồn thành là một nguồn tư liệu cho những ai
nghiên cứu hay có ý định nghiên cứu, đánh giá tổng kết những thành tựu trên phương
diện lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa ở Việt Nam từ đầu thế kỷ
XX đến nay. Đồng thời luận văn sẽ là sự gợi mở cho nhiều đề tài nghiên cứu khác về
đóng góp của Trần Quốc Vượng trên các lĩnh vực như sử học, địa lý học, khảo cổ học,
du lịch học.v.v.
7. Cấu trúc luận văn
Bố cục luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Những tiền đề cơ bản
Chương 2: Đóng góp của Trần Quốc Vượng trong nghiên cứu văn hóa Việt Nam
từ phương diện địa văn hóa
Chương 3: Đóng góp của Trần Quốc Vượng trong nghiên cứu văn hóa Việt Nam
từ phương diện sử văn hóa


11

CHƯƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ CƠ BẢN
1.1 Bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX
1.1.1 Tình hình chính trị-xã hội
Thế kỷ XX, tình hình chính trị-xã hội Việt Nam trải qua nhiều biến cố lịch sử.
Những biến cố này đã tác động, chi phối đến đời sống cũng như hoạt động nghiên cứu
của Trần Quốc Vượng.
Ngày 2/9/1945 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập với tư cách là một
quốc gia độc lập có chủ quyền như trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập đã ghi rõ: “Nước

Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do độc
lập” (Hồ Chí Minh tồn tập, 2011, tr.3). Sự kiện này đánh dấu sự chuyển biến sâu sắc
xã hội Việt Nam, từ xã hội nô lệ thực dân nửa phong kiến chuyển sang xã hội mới tự
do dân chủ. Sự thay đổi về mặt chính trị-xã hội, dẫn đến nhu cầu thay thế nền văn hóa
“về hình thức là thuộc địa về nội dung là tiền tư bản” 1 bằng nền văn hóa mới, Trường
Chinh trong Đề cương văn hóa Việt Nam (1943) gọi đó là nền văn hóa “có tính chất
dân tộc về hình thức và tân dân chủ về nội dung”. Cũng trong bản đề cương này,
Trường Chinh cũng chỉ ra cách thức xây dựng nền văn hóa mới đó là quay về với “cội
nguồn dân tộc và nhân dân” (Trần Quốc Vượng, 2000, tr.120). Đây là cơ sở góp phần
thúc đẩy những nghiên cứu văn hóa dân gian của Trần Quốc Vượng nói riêng và các
nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam nói chung.
Nhưng sau đó, Việt Nam tiếp tục trải qua hai cuộc đấu tranh giành độc lập:
Kháng chiến chống Pháp (1946-1954), kháng chiến chống Mỹ (1954-1975). Dẫn đến
việc nghiên cứu, xây dựng nền văn hóa mới chưa có điều kiện thực hiện rộng rãi. Đây
là thời kỳ xã hội Việt Nam có những biến động sâu sắc, những truyền thống lạc hậu, lỗi
thời, tàn dư của xã hội phong kiến vẫn chưa được xóa bỏ, những giá trị văn hóa mới
vẫn trong q trình manh nha, chưa có điều kiện phát triển. Đặc biệt, sự chia cắt về mặt
1

Thuật ngữ của Trường Chinh


12

chính trị (1954-1975), tạo nên khác biệt trong nghiên cứu học thuật hai miền, miền Bắc
với khuynh hướng Liên Xô và miền Nam theo khuynh hướng học thuật Âu Mỹ, hệ quả
của sự khủng hoảng ý thức hệ. Theo Đinh Hồng Hải (2011):
“Quá trình này kéo dài suốt mấy thập niên khoảng từ giai đoạn bắt đầu chiến
tranh chống Mỹ (1954) cho đến giai đoạn “đổi mới”(1986). Thậm chí sau giai
đoạn đổi mới - mở cửa - hội nhập tới 20 năm thì nhiều bộ mơn khoa học xã hội và

nhân văn đương đại của thế giới vẫn chưa được chúng ta tiếp nhận một cách
chính thức vì sự khác biệt về ý thức hệ” (tr.54).
Sau năm 1975 đất nước được thống nhất, Việt Nam bắt đầu công cuộc xây dựng
lại đất nước bị tàn phá nặng nề về mọi mặt do chiến tranh. Tuy nhiên, hai cuộc chiến
tranh biên giới ở phía Bắc (Trung Quốc) và ở phía Nam (Campuchia) cùng với những
sai lầm trong kinh tế và chính trị làm cho đất nước rơi vào tình trạng rối ren, khủng
hồng, đời sống người dân ngày càng khó khăn. Trong tình cảnh đó, người đứng đầu
Đảng Cộng sản Việt Nam là Trường Chinh đã khởi động công cuộc đổi mới vào năm
1986 bắt đầu từ sự đổi mới tư duy về chính trị, kinh tế và văn hóa. Văn hóa bắt đầu trở
thành tâm điểm chú ý của đời sống xã hội Việt Nam bên cạnh chính trị và kinh tế. Nhà
nước cũng bắt đầu quan tâm, khuyến khích những nghiên cứu văn hóa Việt Nam
truyền thống, và đặt ra những vấn đề xây dựng nền văn hóa mới.
Như vậy, với sự độc lập về mặt chính trị sau ngày 2/9/1945, nhu cầu xây dựng
nền văn hóa dân tộc tự chủ được đặt ra, tuy nhiên do chiến tranh, nhu cầu ấy vẫn chưa
được triển khai và thực hiện rộng rãi. Mãi đến năm 1986, với sự đổi mới tồn diện của
đất nước, nhu cầu nghiên cứu văn hóa dân tộc để góp phần xây dựng, định hình nền
văn hóa Việt Nam mới có điều kiện thực hiện rộng rãi và tồn diện. Những cơng trình
nghiên cứu văn hóa của Trần Quốc Vượng cũng xuất hiện chủ yếu trong giai đoạn này.
1.1.2 Quan điểm, tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa
Đề cương văn hóa Việt Nam được coi như cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng
sản Việt Nam (sau đây gọi tắt là Đảng) về vấn đề văn hóa; cùng với đó là các văn kiện


13

qua các kỳ Đại hội Đại biểu toàn quốc thể hiện xuyên suốt khuynh hướng chỉ đạo trong
vấn đề nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Hiểu được quan điểm, tư tưởng của một Đảng
cầm quyền, giúp chúng tôi hiểu thêm bối cảnh văn hóa xã hội đương thời cũng như sự
thay đổi trong nghiên cứu văn hóa Việt Nam trước và sau năm 1986.
Năm 1943, Đề cương văn hóa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Đề cương) được

Trường Chinh biên soạn. Trong đó, văn hóa được xem là một trong ba nền tảng của xã
hội (kinh tế, chính trị, văn hóa), vì vậy bên cạnh làm cách mạng về chính trị, kinh tế
cịn phải làm cách mạng về văn hóa. Cách mạng văn hóa chỉ có thể hồn thành khi
cách mạng chính trị thành cơng; để làm cách mạng văn hóa thì phải do Đảng lãnh đạo.
Đồng thời, dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác, ông đề ra ba nguyên tắc xây dựng nền văn
hóa mới đó là dân tộc, khoa học và đại chúng. Những tư tưởng của Trường Chinh về
văn hóa trong bản Đề cương (và cả những cơng trình tiếp theo như Chủ nghĩa Mác và
văn hóa Việt Nam năm 1948 của Trường Chinh tiếp tục làm rõ những vấn đề trong Đề
cương năm 1943 đã đề cập) đã
“góp phần tạo cơ sở lý luận cho sự nghiệp xây dựng văn hóa mới và trước hết là
nền văn hóa kháng chiến chống Pháp trong gần một thập niên tiếp theo...Sau năm
1954 đến 1975 đất nước lại tiếp tục phải chịu đựng một cuộc chiến tranh khốc
liệt, và ở trong tình thế bị phân đơi trong một thế giới cũng bị chia đơi. Hồn cảnh
đó khiến chúng ta chưa có điều kiện nghĩ đến việc xây dựng một Đề cương văn
hóa mới” (Phong Lê, 1994, tr.96).
Như vậy, mặc dù còn những hạn chế nhất định do bối cảnh thời đại như nhiều bài
nghiên cứu đã đề cập (Lương Huyền Thanh, 2018; Phong Lê, 1994), song Đề cương
vẫn đóng vai trị nền tảng trong lý luận văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ lúc
ra đời cho đến sau khi đất nước thống nhất 1975, thậm chí kéo dài thêm đến vài năm
sau.
Trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng năm 1986, những quan điểm,
tư tưởng của Đảng có sự chuyển biến, đổi mới rõ rệt được thể hiện trong văn kiện trên


14

tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” (Văn kiện Đảng
tồn tập, 2006, tr.3). Đặc biệt vào năm 1991, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (sau đây gọi tắt là Cương lĩnh), một văn kiện quan trọng
được thông qua trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII thể hiện rất rõ sự đổi mới

của Đảng trong lĩnh vực văn hóa. Nếu năm 1943 trong Đề cương văn hóa Việt Nam
Trường Chinh mới chỉ xác định văn hóa là một trong ba trụ cột của cách mạng (bên
cạnh chính trị và kinh tế), xem văn hóa chịu sự quyết định của kinh tế, chính trị và văn
hóa thời phong kiến là hủ bại, cần phải đánh đổ, tiến hành làm cách mạng văn hóa, xây
dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, phủ định những giá trị văn hóa truyền thống, thì
Cương lĩnh năm 1991 đã khắc phục những hạn chế trên. Cương lĩnh coi việc xây dựng
xã hội không chỉ mang màu sắc xã hội chủ nghĩa mà đó cịn phải là một xã hội “có nền
văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” (Văn kiện Đảng toàn tập, 2007, tr.138).
Cương lĩnh cũng nói rõ để làm được điều đó, cần phải “kế thừa và phát huy những
truyền thống văn hoá tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước” (Văn kiện Đảng toàn
tập, 2007, tr.139). Đồng thời trong tình hình mới của quốc tế (sự sụp đổ của Liên bang
Xô viết và việc kết thúc cuộc chiến tranh lạnh giữa hai phe tư bản và cộng sản) văn hóa
Việt Nam cịn cần phải
“tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn
minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức,
thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao. Chống tư tưởng, văn hoá phản tiến bộ, trái với
những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những giá trị cao quý của loài người,
trái với phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội” (Văn kiện Đảng toàn tập, 2007,
tr.139-140)
Những nhận định trong Cương lĩnh một mặt thừa nhận giá trị văn hóa truyền
thống mặt khác thừa nhận giá trị văn hóa tinh hoa nhân loại mà quốc gia-dân tộc Việt
Nam cần học hỏi và tiếp thu không phân biệt ý thức hệ tư bản hay xã hội chủ nghĩa.
Nhờ vậy, nghiên cứu văn hóa dân tộc được thúc đẩy, đặc biệt là nghiên cứu bản sắc


15

văn hóa dân tộc, bản sắc văn hóa của từng địa phương. Nhiều đề án, đề tài nghiên cứu
văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa các cộng đồng tộc người trên lãnh thổ Việt
Nam nói riêng được nhà nước đặt hàng theo từng cấp bậc. Ví dụ, một số đề tài nghiên

cứu cấp nhà nước như đề tài Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay do
Đỗ Quang Hưng làm chủ nhiệm thực hiện từ năm 2001-2003, Phát triển văn hoá, con
người và nguồn nhân lực trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá do Phạm Minh
Hạc làm chủ nhiệm thực hiện từ năm 2001-2005.v.v. Các đề tài nghiên cứu cấp bộ như
Bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc - trong thời kỳ đổi mới do Vi
Hồng Nhân làm chủ nhiệm thực hiện từ năm 1996-1997; đề tài Thực trạng đời sống
văn hóa làng ở Nam Bộ do Phạm Lê Hòa làm chủ nhiệm thực hiện từ năm 19971998.v.v. Các cơng trình nghiên cứu tộc người nói riêng và văn hóa Việt Nam nói
chung cũng lần lượt được xuất bản. Ngoài ra, việc tiếp cận với nguồn tư liệu, lý thuyết
nước ngoài cũng trở nên thuận lợi hơn góp phần đưa nghiên cứu văn hóa ở Việt Nam
gần lại với thế giới và giới thiệu văn hóa Việt Nam ra bên ngồi.
Tóm lại, tư tưởng, quan điểm của Đảng về văn hóa đã tác động sâu sắc đến mọi
tầng lớp trong xã hội Việt Nam đương thời, đặc biệt là trí thức. Những tư tưởng ấy đã
và đang tiếp tục góp phần tích cực cho việc nghiên cứu văn hóa nói chung và văn hóa
Việt Nam nói riêng trên phương diện truyền thống và hiện đại như nhận định của Trần
Quốc Vượng:
“Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, với Đề cương văn hóa Việt Nam (1943), với
đường lối cách mạng văn hóa và tư tưởng từ đại hội III (1960), đã và vẫn đang
diễn ra trên đất Việt cuộc đấu tranh quyết liệt nhằm tiếp tục giải Hán hóa – cái
ngày xưa tổ tiên chưa bài tiết hết và cái gần đây mới hội nhập vào – giải Tây hóa
(Déoccidentalisation), giải Mỹ hóa (Désaméricanisation) nhằm xây dựng một lối
sống Việt Nam, xây dựng NỀN VĂN HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”
(Trần Quốc Vượng, 2000, tr.758).
1.2 Bối cảnh nghiên cứu văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX


16

1.2.1 Sự manh nha hình thành khoa học nghiên cứu về văn hóa
Từ những năm đầu thế kỷ XX, nhiều trí thức Việt Nam đã nhận thấy được vai trị
của văn hóa trong cơng cuộc chống ách thống trị của thực dân Pháp, đem lại độc lập

dân tộc. Họ bắt đầu chủ động nghiên cứu, viết, xuất bản hàng loạt cơng trình văn hóa
dân tộc (Lê Q Đức, 2005, tr.3). Trong đó, nổi bất nhất có thể kể đến các học giả như
Đào Duy Anh, Trần Văn Giáp, Nguyễn Văn Huyên.v.v. Họ là một trong những người
đầu tiên đặt nền tảng nghiên cứu lý luận, thực tiễn văn hóa Việt Nam, đặc biệt ở miền
Bắc trước 1975 (nơi mà Trần Quốc Vượng được đào tạo, và trở thành nhà nghiên cứu
sử, văn hóa, khảo cổ). Bên cạnh đó, miền Nam sau năm 1954 cũng hình thành nên một
thế hệ các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam nổi tiếng như Kim Định, Nguyễn Đăng
Thục.
Với cơng trình Việt Nam Văn hóa sử cương năm 1938, Đào Duy Anh xem văn
hóa khơng chỉ bao gồm tư tưởng, nghệ thuật mà còn là những gì đời thường nhất, “hai
tiếng văn hóa chẳng qua là chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của lồi người
cho nên ta có thể nói rằng: Văn hóa tức là sinh hoạt” (Đào Duy Anh, 1992, tr.13). Từ
quan niệm văn hóa trên, Đào Duy Anh cho rằng mỗi dân tộc đều có văn hóa riêng của
mình; sự khác nhau do cách sinh hoạt không giống nhau, và cách sinh hoạt không
giống nhau là do yếu tố điều kiện tự nhiên địa lý,
“song người là giống hoạt động cho nên trở lại cũng có thể dùng sức mình mà xử
trí và biến chuyển những điều kiện ấy cho thích ứng với những điều kiện cần thiết
của mình. Các sinh hoạt vì thế mà cũng biến chuyển và khiến văn hóa cũng biến
chuyển theo” (Đào Duy Anh, 1992, tr.14).
Đến năm 1948, với cơng trình Văn hóa là gì, do Quan Hải Tùng Thư ấn hành,
Đào Duy Anh đã bàn kỹ hơn về khái niệm văn hóa với ba đoạn bàn về những phương
diện khác nhau như ơng đã nói ở phần kết luận:
“Thực ra, ba đoạn ấy đều chỉ bàn về một đề mục là “Văn hóa là gì?” nhưng trong
mỗi đoạn tôi đứng về một phương diện riêng mà bàn. Tôi ước ao rằng đã đạt


17

được một phần nào cái tham vọng định nghĩa chữ văn hóa là một chữ đã làm
người ta hao tổn bao nhiêu giấy mực và tinh lực chỉ vì người ta khơng chịu tìm

hiểu một cách khách quan” (tr.75).
Ơng coi văn hóa xuất hiện khi con người “sinh hoạt thành tập đồn tổ chức” (Đào
Duy Anh, 1948, tr.50), cịn văn minh “chỉ dùng để chỉ giai đoạn tiến bộ khá cao, khai
hóa khá rộng của lồi người, là một giai đoạn tương đối còn mới mẻ ngắn ngủi” (Đào
Duy Anh, 1948, tr.50). Quan niệm, cách hiểu, lý giải văn hóa của Đào Duy Anh khơng
những có giá trị trong nghiên cứu văn hóa Việt Nam mà cịn để lại ảnh hưởng cho thế
hệ sau. Chẳng hạn, trong Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm đã có sự phân biệt
văn hóa, văn minh rõ ràng hơn Đào Duy Anh. Ơng viết “trong khi văn hóa ln có bề
dày của q khứ (tính lịch sử) thì văn minh là một lát cắt đồng đại, nó cho biết trình độ
phát triển của văn hóa ở từng giai đoạn” (Trần Ngọc Thêm, 1999, tr.14). Tuy vậy, Đào
Duy Anh vẫn có một số hạn chế nhất định do thiếu nguồn tư liệu khảo cứu và bối cảnh
lịch sử xã hội quy định. Chẳng hạn, ơng xem văn hóa có sự cao thấp. Ở thiên luận đầu
tiên, ơng cho rằng “văn hóa đã tức là sinh hoạt thì khơng thể kể là dân tộc văn minh
hay dã man đều có văn hóa riêng của mình, chỉ khác nhau về trình độ cao thấp mà
thơi” (Đào Duy Anh, 1992, tr.13). Tư tưởng này của ông là do chịu ảnh hưởng của
quan điểm Tiến hóa luận đơn tuyến “với hai đại diện là Eward Taylor (1881) và Lewis
Morgan (1877) và sau đó được phát triển và hồn thiện hơn bởi Engels trong cuốn
Nguồn gốc gia đình, tư hữu và nhà nước (1884)” (Hoàng Cầm & Phạm Quỳnh
Phương, 2012, tr.19).
Nếu Đào Duy Anh là một con người của sự tự học, thì Nguyễn Văn Huyên lại là
một người được đào tạo bài bản theo mơ hình giáo dục phương Tây. Năm 1934 ông
bảo vệ luận án tiến sĩ ở Đại học Sorbonne (Pháp), với luận án chính là Hát đối của nam
nữ thanh niên ở Việt Nam và luận án phụ là Nhập môn nghiên cứu cư trú nhà sàn ở
Đông Nam Á, điều này trở thành một hiện tượng của Sorbonne thời đó. Năm 1944 với
cơng trình Văn minh Việt Nam gồm 12 chương ơng đã giới thiệu khái quát về con


18

người, văn hóa, xã hội Việt Nam được viết bằng tiếng Pháp. Cơng trình này trở thành

tư liệu quan trọng cho việc nghiên cứu văn hóa Việt Nam đối với các học giả nước
ngoài, và cả Việt Nam (mãi đến 50 năm sau cơng trình này mới được dịch sang tiếng
Việt). Với hàng trăm bài nghiên cứu, Nguyễn Văn Huyên cung cấp cho những người đi
sau một tư liệu đồ sộ về văn hóa Việt Nam. Điều đó đúng như lời nhận xét của Jensen
(1935) về quyển luận án chính của ơng:
“Quyển sách này, mà tác giả của nó là người Việt Nam đã từng làm giảng viên
Trường Ngôn ngữ phương Đơng ở Paris, là một đóng góp rất có giá trị để hiểu
biết về Việt Nam. Ý nghĩa của nó là ở trên hai lĩnh vực: Một là nó cung cấp cho
các nhà dân tộc học và fôn-clo học một chất liệu phong phú, có chú ý đến cả các
chi tiết, để hiểu biết đời sống yêu đương, trước hết là tập qn tỏ tình và đính hơn
của người Việt Nam. Mặc khác, nó cũng chứa đựng nhiều điều đáng biết đối với
nhà ngơn ngữ học” (như trích dẫn ở Hà Văn Tấn, 1995, tr.7).
Đồng thời, đọc cơng trình của ông, người đọc sẽ nhận ra những phương pháp
nghiên cứu ông đã vận dụng để luận giải những vấn đề văn hóa Việt Nam. Trong bài
nhận xét về luận án phụ của Nguyễn Văn Huyên, Jules Sion (1934) đã viết: “Ông đã áp
dụng các phương pháp của địa lý học và xã hội học nghiên cứu lý do giải thích sự phân
bố, những sự kiện văn hóa gắn liền với kiểu cư trú này...” (như trích dẫn ở Hà Văn
Tấn, 1995, tr.7). Những cơng trình nghiên cứu của ơng sau này đã được sưu tầm và
xuất bản với tựa đề Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam gồm 2 tập do Hà Văn Tấn
chủ biên.
Ngoài ra, Trần Văn Giáp cũng là người có đóng góp đáng kể cho việc xây dựng
nền tảng nghiên cứu văn hóa ban đầu từ phương diện thực tiễn. Huỳnh Khái Vinh trong
bài viết “Trần Văn Giáp với nền học vấn Việt Nam” đã nhận xét: “Bằng những cơng
trình dày dặn và được khảo cứu công phu, nhà sử học Trần Văn Giáp đã góp phần làm
cho nguồn gốc văn hóa cổ Việt Nam trở nên lấp lánh qua lớp bụi của thời gian và biến
cố lịch sử” (Huỳnh Khái Vinh, 2000, tr.76). Đối với Trần Văn Giáp, “phương pháp


19


phân tích thực chứng của khoa học xã hội và nhân văn hiện đại trước sau là công cụ
khảo cứu quan trọng nhất để hạn chế mức tối đa chủ nghĩa kinh nghiệm và tư biện”
(Huỳnh Khái Vinh, 2000, tr.78). Điều này được thể hiện qua hầu hết các công trình mà
ơng biên soạn, tiêu biểu như Le Bouddhisme en Annam des origines au XIIIè siècle
năm1932 (Phật giáo Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ XIII), Les chapitres
bibliographiques de Lê Quý Đôn et de Phan Huy Chú năm 1938 (Các thiên thư mục
của Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú), Relation d'une ambassadem Annamite en Chine
au XVIII siècle năm 1941 (Quan hệ của một số sứ thần Việt Nam ở Trung Quốc vào
thế kỉ XVIII), Lược khảo về khoa cử Việt Nam (1941). Đặc biệt, ông đề cao vai trị của
việc khảo cứu các văn bia cổ, bởi nó là những trang sử đá, khơng chỉ có giá trị về mặt
tư liệu đối với các ngành khoa học xã hội, mà còn là cơ sở để đối chiếu so sánh với tư
liệu văn bản khi nghiên cứu về một vùng đất, một khu vực. Theo Trần Văn Giáp
(1968) thì:
“Từng cái bia có thể góp phần nghiên cứu về nhiều mặt:
A.

Trên phương diện hình thức bề ngồi, các thác bản văn bia cho ta

biết về:
1.

Kiến trúc điêu khắc;

2.

Văn tự ngôn ngữ;

3.

Văn học thi ca;


B. Nội dung các thác bản văn bia tùy theo từng loại mới thật quan trọng,
có thể cho ta biết rõ về:
1. Địa danh, nhân danh;
2. Lịch sử từng địa phương, từng làng;
3. Tổ chức của các họ trong một làng và phát triển kinh tế;
4. Tiến triển của từng dân tộc;
5. Ruộng đất (ruộng thờ, ruộng hậu v.v...);
5. Thủy lợi (đường sá, đê điều, cầu cống, mương máng v.v...)


×