Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Tư tưởng biện chứng trong tác phẩm hiện tượng học tinh thần của g w f hegel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGÔ KHÁNH DUY

TƢ TƢỞNG BIỆN CHỨNG TRONG TÁC PHẨM
“HIỆN TƢỢNG HỌC TINH THẦN”
CỦA G.W.F.HEGEL

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGÔ KHÁNH DUY

TƢ TƢỞNG BIỆN CHỨNG TRONG TÁC PHẨM
“HIỆN TƢỢNG HỌC TINH THẦN”
CỦA G.W.F.HEGEL

Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 8.22.90.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:


TS. NGÔ THỊ MỸ DUNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình do tôi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn
của TS. Ngô Thị Mỹ Dung. Kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hồn
tồn trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào. Các
tài liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tơi hồn tồn
chịu trách nhiệm về những thơng tin, dữ liệu đã công bố trong luận văn này.
Tác giả

Ngô Khánh Duy


MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ....................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ......................................................... 13
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ....................................... 14
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .......................... 14
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ...................................................... 14
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 14
Chƣơng 1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI, MỤC ĐÍCH VÀ KẾT CẤU CỦA
TÁC PHẨM “HIỆN TƢỢNG HỌC TINH THẦN” ................................ 15
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA G.W.F. HEGEL .......... 15

1.2. HỒN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM................................................... 20
1.3. MỤC ĐÍCH CỦA TÁC PHẨM ................................................................... 28
1.4. KẾT CẤU CỦA TÁC PHẨM ..................................................................... 38

Kết luận chƣơng 1 ....................................................................................... 43
Chƣơng 2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG BIỆN
CHỨNG TRONG TÁC PHẨM “HIỆN TƢỢNG HỌC TINH THẦN” ... 46
2.1. KHÁI NIỆM “BIỆN CHỨNG” TRONG TÁC PHẨM “HIỆN TƢỢNG HỌC
TINH THẦN”.................................................................................................. 46
2.2. MỐI LIÊN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁC HÌNH THÁI KHÁC NHAU CỦA
TINH THẦN TRONG TÁC PHẨM “HIỆN TƢỢNG HỌC TINH THẦN” .......... 58
2.3. MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG
TRONG TÁC PHẨM “HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN” CỦA G.W.F. HEGEL . 85

Kết luận chƣơng 2 .............................................................................................. 93
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................ 101
DANH MỤC TÀI TIỆU THAM KHẢO ................................................. 105


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Triết học cổ điển Đức là giai đoạn phát triển mới về chất trong lịch sử
tư tưởng Tây Âu và thế giới cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Đây là đỉnh
cao của thời kỳ triết học cổ điển phương Tây, đồng thời có ảnh hưởng to lớn
đến triết học hiện đại. Trong nền triết học này, có nhiều đại biểu xuất sắc
như Kant, Schelling, Feuerbach… đặc biệt là Hegel.
Hegel là một trong những đại biểu xuất sắc của nền triết học cổ điển
Đức, là bộ óc bách khoa của thời đại, là biểu tượng của tinh thần Đức cuối
thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Hegel là một thiên tài về nhiều mặt của đời

sống, ngồi triết học, ơng cịn đóng góp vào kho tàng lý luận nhân loại trên
lĩnh vực đạo đức, mỹ học, pháp quyền, nhà nước… Theo nhận xét của
Ăngghen: “Ơng khơng chỉ là một thiên tài sáng tạo, mà cịn là một nhà bác
học có tri thức bách khoa, nên những phát biểu của ông tạo thành thời đại”
(C.Mác và Ph.Ăngghen, 1994, trang 397). Hệ thống triết học của Hegel đồ
sộ về khối lượng và sâu sắc về ý nghĩa. Mở đầu cho hệ thống triết học đồ sộ
Hegel là tác phẩm “Hiện tượng học tinh thần”. “Hiện tượng học tinh thần” là
tác phẩm mở đầu cho tồn bộ tư tưởng triết học Hegel nói chung và phép
biện chứng của Hegel nói riêng. Việc tìm hiểu tác phẩm “Hiện tượng học
tinh thần”, đặc biệt là tư tưởng biện chứng trong tác phẩm này là cần thiết về
lý luận lẫn thực tiễn.
Tư tưởng biện chứng trong tác phẩm “Hiện tượng học tinh thần” có giá
trị sâu sắc. Hegel đã giải thích nguồn gốc sự vận động và phát triển của các
hình thái khác nhau của tinh thần là sự mâu thuẫn. Việc giải quyết mâu thuẫn
thông qua quy luật phủ định của phủ định, đó là phương thức chung của mọi
sự phát triển. Khơng những thế, Hegel cịn đưa ra quy luật lượng đổi dẫn đến
chất đổi để lý giải cho cách thức của sự phát triển, đi lên. Bên cạnh đó,
Hegel đưa ra lý luận q trình nhận thức chân lý, đi đến tinh thần tuyệt đối.


2
Hegel phân tích sự thay đổi các hình thái khác nhau của tinh thần một cách
biện chứng. Ở đấy những khái niệm được đưa ra đi từ trừu tượng đến cụ thể
và tổng thể.
Tư tưởng biện chứng trong triết học Hegel là một bước ngoặt lớn trong
toàn bộ lịch sử triết học nhân loại tính đến đầu thế kỷ XIX. Nó thể hiện đầy
đủ và hệ thống tồn diện hơn cả các quan điểm triết học trước đó. Tư tưởng
ấy đã được Mác và Ăngghen kế thừa trong hệ thống triết học của mình. Mác
xem tác phẩm này là “nguồn gốc và bí mật thực sự của triết học Hegel”. Tư
tưởng biện chứng của Hegel trong tác phẩm “Hiện tượng học tinh thần” có

ảnh hưởng lớn đến quan điểm biện chứng của Hegel trong các tác phẩm về
sau, trong đó có tác phẩm “Khoa học Logic” và “Triết học tinh thần”. Mặc
dù cịn một số hạn chế do tính quy định lịch sử thời đại, nhưng tư tưởng biện
chứng của Hegel đã để lại những giá trị nhất định. Do đó, việc nghiên cứu
triết học Hegel, trong đó có tư tưởng biện chứng trong tác phẩm “Hiện tượng
học tinh thần” là một điều khơng thể thiếu trong q trình phát triển và hoàn
thiện tư duy lý luận.
Tư tưởng biện chứng của Hegel nói chung và trong tác phẩm “Hiện
tượng học tinh thần” nói riêng có nhiều giá trị nghiên cứu. Đối với sinh viên
chuyên ngành Triết học, học viên cao học và nghiên cứu sinh thì việc nghiên
cứu tư tưởng biện chứng trong tác phẩm “Hiện tượng học tinh thần” của
Hegel rất quan trọng. Cùng với đó, tri thức con người ngày càng được rộng
mở hơn, phong phú hơn thì việc nghiên cứu một giá trị của nhân loại này là
một điều không thể thiếu.
Xuất phát từ những giá trị về lý luận và thực tiễn trên, tôi đã chọn: “Tư
tưởng biện chứng trong tác phẩm hiện tượng học tinh thần của Hegel” để
làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ triết học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Có nhiều cơng trình nghiên cứu về triết học Hegel cũng như tác phẩm


3
“Hiện tượng học tinh thần”, đặc biệt là tư tưởng biện chứng trong tác phẩm
này. Hầu hết cơng trình nghiên cứu trình bày khái quát về nội dung tác
phẩm, đưa ra những phân tích, nhận định về tác phẩm cũng như tư tưởng
biện chứng trong “Hiện tượng học tinh thần”. Có thể phân chia tổng quan
tình hình nghiên cứu đề tài thành hai hướng sau:
Hướng thứ nhất: những cơng trình nghiên cứu liên quan đến triết học
Hegel và tác phẩm “Hiện tượng học tinh thần”
Cơng trình nghiên cứu của Đinh Ngọc Thạch, Dỗn Chính (đồng chủ

biên) với tác phẩm “Lịch sử triết học phương Tây (từ triết học cổ đại đến
triết học cổ điển Đức)” được Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất bản năm
2018 đã khái quát về các trường phái cũng như các quan điểm của nhiều triết
gia trong lịch sử triết học từ thời kỳ Hy Lạp – Lã Mã cổ đại đến triết học cổ
điển Đức. Đặc biệt là ở phần thứ năm (gồm 3 chương), tác giả có bàn về triết
học cổ điển Đức. Trong đó tác giả phân tích về triết học Kant, Fichte,
Schelling, Fuerbach và Hegel. Trong phần này, tác giả đưa ra những phân
tích về triết học Hegel. Tác phẩm này khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của
Hegel, đưa ra những khẳng định về triết học Hegel là đỉnh cao của chủ nghĩa
duy tâm Đức. Bên cạnh đó, tác giả cịn phân tích nội dung triết học Hegel
theo hệ thống triết học và tác phẩm triết học. Với tác phẩm “Hiện tượng học
tinh thần”, tác giả đã trình bày, phân tích kết cấu và nội dung tác phẩm. Tác
giả đã phân tích khá cụ thể nội dung tác phẩm “Hiện tượng học tinh thần”
theo từng chương của nó. Các tác giả giải thích khái niệm “hiện tượng học”
và “Hiện tượng học tinh thần”: “hiện tượng học” được hiểu là học thuyết về
hiện tượng, “Hiện tượng học tinh thần” là tìm hiểu về lịch sử hình thành,
phát triển của tri thức khoa học, sự phong phú của các hình thái khác nhau
của tinh thần trong quá trình vận động từ “ý thức” lên “tự - ý thức”, vươn
đến “lý trí” và “tinh thần tuyệt đối”. Các tác giả nhận định về vị trí và tầm
quan trọng của tác phẩm “Hiện tượng học tinh thần” trong “hệ thống khoa


4
học” của Hegel. Các tác giả phân tích kết cấu của tác phẩm “Hiện tượng học
tinh thần” và cho rằng tác phẩm nà có kết cấu phức tạp và khó hiểu. Bên
cạnh đó, tác phẩm cịn phân tích mục đích tác phẩm: mục đích tác phẩm là
làm sáng toả các hình thức tri thức, gắn liền với các thời đại lịch sử. Đặc
biệt, tác phẩm đã phân tích nội dung tác phẩm theo từng chương của tác
phẩm bằng sự phân tích bộ ba “ý thức – tự - ý thức – lý tính” . Các tác giả
cịn phân tích vấn đề “đạo đức”, “tôn giáo” trong tác phẩm “Hiện tượng học

tinh thần”. Với các tác phẩm, “Hiện tượng học tinh thần” là điểm xuất phát
của toàn bộ hệ thống Hegel. Ở đây, phép biện chứng Hegel với tính cách là
đối thoại của ý thức với chính mình có thể gợi nhớ đến phép biện chứng của
platon, tức nghệ thuật đối thoại”.
Tác phẩm “Lịch sử triết học cổ điển Đức” được Nxb. Thế giới xuất bản
năm 2006 của Lê Công Sự. Đây là tài liệu viết tương đối cụ thể về triết học
cổ điển Đức. Tác giả đưa ra nội dung và phân tích các quan điểm triết học
của một số triết học lớn của cổ điển Đức với 3 chương. Ở chương 1, tác giả
trình bày khái quát về nhà triết học Kant, giới thiệu một số tác phẩm của
Kant, đồng thời đưa ra những phân tích về các quan điểm triết học của Kant
ở thời kỳ tiền phê phán. Sau đó tác phẩm này cịn phân tích về triết học lý
luận, triết học thực tiễn, triết học về con người hay nhân bản học của Kant.
Chương 2, tác phẩm đã trình bày khá rõ về cuộc đời và sự nghiệp của Hegel,
giới thiệu một số tác phẩm của Hegel trong sự nghiệp của ông. Tác giả đưa
ra những phân tích quan niệm niệm của Hegel về bản chất, nhiệm vụ của
triết học và lịch sử triết học. Bên cạnh đó, tác phẩm này cịn đề cập đến nội
dung triết học Hegel thơng qua phân tích về “Khoa học logic”, “Triết học tự
nhiên”, “Triết học tinh thần”. Cơng trình này khái quát những đặc điểm của
triết học Hegel và vai trị của ơng trong lịch sử triết học nói chung và triết
học cổ điển Đức nói chung. Đặc biệt, thơng qua cơng trình này, tác giả phân
tích các quan điểm triết học dựa trên các hệ thống triết học của ông. Trong


5
đó, tác giả giới thiệu Hegel, phép biện chứng Hegel và phân tích tác phẩm
“Hiện tượng học tinh thần”. Tác giả đã khái quát tổng thể về tác phẩm này
khi phân tích về “tinh thần tuyệt đối”, nhận thấy rằng “Hiện tượng học tinh
thần” đã trình bày nguyên lý về sự phát triển. Ông cho rằng Hegel là một
trong những nhà triết học trước Mác đã biểu hiện một cách sâu sắc về
nguyên lý phát triển. Ý thức con người là một sản phẩm phát triển của lịch

sử. Tác giả khẳng định, Hegel đã xây dựng lên những nguyên lý cơ bản làm
tiền đề cho việc thiết lập hệ thống triết học của ơng sau này.
Một cơng trình nghiên cứu của Viện hàn lâm khoa học Liên Xô với
quyển “Lịch sử phép biện chứng, tập 3” được Nxb. Chính trị quốc gia sự
thật xuất bản năm 1998. Tài liệu này một trong 6 tập viết về lịch sử phép
biện chứng do Đỗ Minh Hợp dịch và hiệu đính. Tác phẩm này đã trình bày
tư tưởng biện chứng của các nhà triết học cổ điển Đức, bao gồm Kant,
Fichte, Schelling và Hegel với 4 chương tương ứng. Ở chương 1, tác giả đã
phân rõ ràng về triết học Kant, trình bày về phép biện chứng của Kant ở thời
kỳ tiền phê phán, phép biện chứng phủ định ở thời kỳ phê phán, lý luận nhận
thức trong triết học Kant và biện chứng của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, ở
chương này tác giải còn đưa ra một số nhận định, đánh giá về giá trị tư tưởng
biện chứng của Kant trong lịch sử triết học nói chung và triết học cổ điển
Đức nói riêng. Ở chương 2, tác giả đã phân tích phép biện chứng trong triết
học của Fichte: đầu tiên là biện chứng của hệ thống và nguyên tắc xuất phát
của nó trong hoạt động và trực giác; tiếp theo là sự hạn chế lẫn nhau giữa các
mặt đối lập với tư cách là phương pháp trung gian; đặc biệt, tác giả cịn phân
tích phép biện chứng “định lượng” của Fichte. Với chương 3, tác giả đã trình
bày, phân tích về tư tưởng biện chứng của triết học Schelling, khái quát về
sự hình thành phép biện chứng của Schelling, phân tích quan điểm của ơng
về vấn đề “kiến tạo” và “ tiền năng hoá”, đưa ra những đặc điểm mới, tiến bộ
của Schelling đối với các nhà triết học trước đó, đồng thời phân tích quan


6
điểm của Schelling về các mặt đối lập, nhận thức các mặt đối lập. Đặc biệt, ở
chương 4, tác giả đã trình bày, phân tích phép biện chứng của Hegel. Với
cơng trình này tác giả phân tích các nguồn gốc của phép biện chứng Hegel,
đó là tư tưởng của một số nhà triết học trước đó như Plato, Hecralit… Cuộc
cách mạng ở Pháp và đặc biệt là những cải cách của Napoleon. Tác giả phân

tích phép biện chứng của Hegel trong tác phẩm “Hiện tượng học tinh thần”
như mối quan hệ biện chứng giữa chủ nô và nô lệ, phân tích mối quan hệ đó
để thấy sự mâu thuẫn giữa chứng, từ đó phát triển thành biện chứng của tha
hố và tự do; phân tích về các hình thái tồn tại khác nhau của tinh thần, đưa
ra mối liên hệ biện chứng, con đường, cách thức thay đổi của các hình thái
đó. Bên cạnh đó, chương này cịn đưa ra những vấn đề biện chứng trong
“Khoa học về logic” và “Triết học tinh thần” của Hegel. Đồng thời, tác giả
cũng đưa ra một số đánh giá đối với phép biện chứng của Hegel. Cơng trình
này đã phân tích, trình bày khái quát tư tưởng biện chứng của Hegel trong
một số tác phẩm của ơng.
Bên cạnh đó, cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Hữu Vui với “Lịch sử
triết học”, do Nxb. Chính trị quốc gia xuất bản năm 2002 cũng đã trình bày,
phân tích về triết học Hegel cũng như tư tưởng biện chứng của ông. Thông
qua tác phẩm này, tác giả đã đưa ra những phân tích về những quan điểm của
các nhà triết học, trường phái triết học qua các thời kỳ gồm 8 chương: triết
học Trung Quốc cổ đại – trung đại, triết học Ấn Độ cổ đại – trung đại, triết
học Hy Lạp và La Mã cổ đại, triết học Tây Âu thời kỳ trung cổ, triết học Tây
Âu thời kỳ phục hưng và cận đại, triết học cổ điển Đức, Triết học Mác –
Lênin và triết học phi mácxít hiện đại ở phương Tây. Đặc biệt, tác giả trình
bày về triết học cổ điển Đức ở chương 6. Chương này đã nêu ra hoàn cảnh ra
đời và những đặc điểm chính của triết học cổ điển Đức, phân tích quan điểm
triết học của Kant, Schelling, Fichte, Hegel và Feuerbach. Trong đó, tác giả
phân tích tác phẩm “Hiện tượng học tinh thần”. “Hiện tượng học tinh thần”


7
đã đưa ra một số nguyên lý bước đầu xây dựng hệ thống. Tác giả đã phân
tích “tinh thần tuyệt đối” của Hegel về sự thống nhất giữa tư duy và tồn tại,
tinh thần và vật chất, chủ thể và khách thể. Bên cạnh đó, tác giả cịn đưa ra
phân tích về nguyên lý phát triển trong “Hiện tượng học tinh thần”. Tác giả

khẳng định rằng: theo Hegel, sự phát triển không phải là sự tăng giảm đơn
thuần về lượng, hay dịch chuyển vị trí của vật thể trong khơng gian. Với
Hegel phát triển là một quá trình phủ định biện chứng, trong đó, liên tiếp cái
mới thay thế cái cũ, đồng thời kế thừa cái cũ. Bên cạnh phân tích một số vấn
đề trong tác phẩm “Hiện tượng học tinh thần”, tác giả còn đưa ra những vấn
đề trong “Khoa học logic”, “Triết học tinh thần” của Hegel.
Tác phẩm “4 cây đại thụ của triết học phương tây cận đại” của nhà
nghiên cứu Lê Tử Thành được Nxb. Trẻ xuất bản năm 2014 đã trình bày và
phân tích về tư tưởng của Descartes, Kant, Hegel và Marx. Với tác phẩm
này, tác giả đã phân tích về cuộc đời và sự nghiệp của Hegel, giới thiệu các
tác phẩm triết học của Hegel. Đặc biệt, tác giả đã phân tích tư tưởng triết học
của Hegel về thế giới quan duy tâm, về logic học biện chứng và về quan
điểm lịch sử của Hegel. Ở phần “Bàn về mấy vấn đề chủ yếu”, tác giả có đề
cập đến vấn đề biện chứng trong triết học Hegel, trong đó có biện chứng chủ
nơ và nơ lệ. Tư tưởng biện chứng của Hegel cịn được thể hiện bởi tính nhịp
ba khi phân tích “gia tộc (chính đề) – xã hội (phản đề) – quốc gia (hợp đề)”.
Tác giả đưa ra một số nhận định và đánh giá triết học của Hegel, nêu lên tiến
bộ về tư tưởng biện chứng của Hegel nói chung và trong tác phẩm “Hiện
tượng học tinh thần” nói riêng. Theo tác giả, Hegel đã phân tích mâu thuẫn,
coi mâu thuẫn là điều kiện của mọi sự tiến bộ trong vũ trụ. Bên cạnh đó,
Hegel cịn sử dụng lý luận biện chứng vào việc nghiên cứu lịch sử của “tinh
thần”. Tuy nhiên, triết học Hegel bản chất vẫn là triết học duy tâm. Bởi vì
đối với Hegel, chỉ có “tinh thần tuyệt đối” là thực thể duy nhất và là nguồn
gốc uyên nguyên của mọi sự trên đời này.


8
Đề tài nghiên cứu khoa học “Lịch sử triết học cổ điển Đức” của Bùi
Thị Thanh Hương và Nguyễn Đình Trình thực hiện do hội đồng học viện
Báo chí và Tuyên truyền nghiệm thu năm 2013 cũng bàn về tư tưởng biện

chứng của Hegel. Cơng trình này trình bày về những điều kiện kinh tế chính trị - xã hội đặc thù của nước Đức thế kỷ XVIII và bối cảnh chính trị xã hội - nhận thức ở các nước Tây Âu đương thời. Hồn cảnh lịch sử đó,
hội tụ với năng lực tinh thần tuyệt vời của các triết gia Đức đã tạo nên
thành quả là nền triết học cổ điển Đức. Nền triết học này được chuẩn bị bởi
các nhà Khai sáng Đức như Hécđơ, Létxinh, Linlơ, Gớt… Tập thể tác giả
đã trình bày nội dung cơ bản của nền triết học cổ điển Đức thông qua phân
tích tư tưởng triết học của Kant, Hegel, Feuerbach. Đặc biệt, các tác đã
trình bày cuộc đời và sự nghiệp của Hegel, đặc điểm triết học Hegel và
phân tích các quan điểm triết học của Hegel trong “hệ thống triết học” của
ông. Cụ thể đối với tác phẩm “Hiện tượng học tinh thần”, các tác giả phân
tích một số nội dung: mối liên hệ biện chứng của chủ nô và nơ lệ, sự tha
hố của tinh thần… Các tác giả trình bày khái qt trên cơ sở tơn trọng
lơgic phát triển tư tưởng triết học, thể hiện được bản chất, đặc trưng của
mỗi học thuyết triết học.
Thêm vào đó, cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Trọng Chuẩn, Đỗ
Minh Hợp với “Vấn đề tư duy trong triết học Hêghen” được Nxb. Chính trị
Quốc gia xuất bản năm 1999. Cơng trình này đã trình bày về vấn đề “tư duy”
trong triết học Hegel. Tác giả phân tích những nguyên tắc xuất phát từ quan
niệm duy logic về tư duy. Cơng trình này cịn trình bày cấu trúc và nội dung
của khái niệm “tư duy” và vấn đề tư duy trong triết học tinh thần, đồng thời
tác giả cịn trình bày về triết học tinh thần, phân tích khái niệm “tinh thần
chủ quan”.
Ngồi ra, Nguyễn Trọng Chuẩn và Đỗ Minh Hợp phân tích khá rõ ràng
luận điểm về sức mạnh tuyệt đối của lý tính, của tư duy trong cuốn “Quan


9
niệm của Hêghen về bản chất của triết học” xuất bản năm 2001 do Nxb.
Chính trị quốc gia. Tác giả đã đưa ra những so sánh về quan điểm lý tính của
Hegel với Kant và Fichte và đưa ra khẳng định giá trị của triết học Hegel
trong triết học cổ điển Đức: sự xuất hiện của Hegel khắc phục những quan

điểm của Kant về nhận thức.
Ngoài ra, luận án tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu bảo vệ năm 2010 tại trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân – Đại học Quốc gia Hà nội cũng bàn về
triết học cổ điển Đức, trong đó có Hegel – “Vấn đề bản thể luận trong triết
học duy tâm cổ điển Đức cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX”. Luận án này
trình bày những điều kiện, tiền đề ra đời triết học cổ điển Đức nói chung và
vấn đề bản thể luận trong triết học cổ điển Đức nói riêng. Luận án cịn phân
tích quan điểm bản thể luận của Kant, Fichte, Schelling và Hegel. Thơng qua
đó, tác giả đánh giá tầm ảnh hưởng của triết học cổ điển Đức đối với một số
triết gia phương Tây hiện đại. Đặc biệt, trong cơng trình này, tác giả đã phân
tích những quan điểm của triết học Hegel về vấn đề “tồn tại”.
Luận án tiến sĩ “Triết học lịch sử của G.W.F Hegel” của Trịnh Văn
Toàn bảo vệ năm 2014 tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân – Đại
học Quốc gia Hà nội cũng bàn về triết học Hegel. Luận án này trình bày
những điều kiện, tiền đề ra đời triết học lịch sử Hegel. Luận án còn đưa ra
những phân tích những nội dung cơ bản trong triết học lịch sử của Hegel
nhưcơ sở của lịch sử, tiến bộ của lịch sử và tự do, con người trong lịch sử,
biện chứng của lịch sử, phân kỳ lịch sử. Cơng trình này còn khái quát những
những giá trị và hạn tiêu biểu của triết học Hegel nói chung và triết học lịch
sử của Hegel nói riêng.
Hội thảo quốc tế với chủ đề “Triết học cổ điển Đức – những vấn đề
nhận thức luận và đạo đức học” diễn ra ngày 21-22/12/2004 tại trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội kỷ niệm 200
năm Kant mất. Trong kỷ yếu hội thảo, các tác giả viết về triết học cổ điển


10
Đức, phân tích các quan điểm triết học của các nhà triết học cổ điển Đức,
trong đó tập trung làm rõ vấn đề nhận thức luận và đạo đức. Bên cạnh đó, có
một số bài viết đề cập đến vấn đề biện chứng của Hegel. Các tác giả cịn

phân tích giá trị của triết học cổ điển Đức và ảnh hưởng của nó đến sự ra đời
triết học Mác và các trào lưu triết học phương Tây hiện đại.
Với tác phẩm “Biện chứng pháp là gì” do Trần Thái Đỉnh viết năm
1973 được xuất bản bởi Nxb. Văn mới. Tác giả đã trình bày về phép biện
chứng của Platon, Hegel, Mác và phép biện chứng ngày nay. Trong đó, tác
giả đưa ra những phân tích về lý luận biện chứng Hegel, giá trị và hạn chế
của phép biện chứng Hegel. Theo tác giả phép biện chứng của Hegel là phép
biện chứng tiến bộ so với tư tưởng biện chứng của các nhà triết học trước đó
như: Hegel đã khái quát được các quy luật trong phép biện chứng, vận dụng
phép biện chứng để giải thích cho một số vấn đề xã hội. Bên cạnh đó, phép
biện chứng của Hegel là phép “biện chứng tư biện” với nhiều khái niệm trừu
tượng, mơ hồ, duy tâm và thần bí.
Nhà nghiên cứu Hồng Thị Hạnh với bài viết “Hạt nhân hợp lý của
phép biện chứng Hegel trong Tư bản của C.Mác” được in trong kỷ yếu hội
thảo quốc tế, Hà Nội diễn ra từ 21 – 22/12/2004 với chủ đề “Triết học cổ
điển Đức: những vấn đề nhận thức và đạo đức học” được Nxb. Chính trị
quốc gia xuất bản năm 2005. Ở cơng trình này, tác giả đã trình bày một số
điểm tiến bộ của triết học Hegel về phép biện chứng và sự kế thừa của Mác
đối với tư tưởng triết học này. Tác giả cho rằng điểm tiến bộ của phép biện
chứng Hegel là nguyên tắc của phương pháp nhận thức, đồng thời tác giả
cũng phân tích luận điểm này. Nguyên tắc của phương pháp nhận thức biện
chứng bao gồm: nguyên tắc đi từ hiện tượng đến bản chất, nguyên tắc đi từ
trừu tượng đến cụ thể và nguyên tắc thống nhất giữa logic và lịch sử. Bên
cạnh đó, tác giả cịn cho rằng Hegel đã trình bày được các nguyên lý, các
quy luật và đưa ra một số phạm trù của phép biện chứng. Phép biện chứng


11
của Hegel được Mác kế thừa trong các quan điểm triết học của mình, đặc
biệt là trong tác phẩm “Tư bản”.

Tác phẩm “Sự ra đời và phát triển, bản chất và giá trị của triết học
Hegel” (The birth and development, the nature and value of the Hegel’s
philosophy) – một công trình nghiên cứu của nhà triết học người Đức – R.
Haym, được xuất bản năm 1875. Đây là tài liệu phân tích về sự ra đời của
triết học Hegel và giá trị của triết học Hegel trong đó có giá trị về tư tưởng
biện chứng trong tác phẩm “Hiện tượng học tinh thần”. Tác giả cho rằng
Hegel rất thông minh trong việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa chủ
nơ và nơ lệ. Hegel cịn vận dụng logic của sự phát triển tinh thần để giải
thích logic của lịch sử xã hội.
Tác phẩm “Phép biện chứng của Hegel” (Hegel’s Dialectical) của
Hans - Goerg Gadamer được Nxb. Yale University Press xuất bản năm 1976.
Tác giả trình bày 5 vấn đề xung quanh Hegel: Hegel và biện chứng của nhà
triết học cổ xưa, “thế giới đảo ngược” của Hegel, biện chứng về tự - ý thức
của Hegel, vấn đề Logic của Hegel, Hegel và Heidegger. Ở đây tác giả đã
phân tích rất rõ biện chứng của tự - ý thức trong tác phẩm “Hiện tượng học
tinh thần”.
Ngoài ra, “Từ điển triết học Hegel” do M.Inwood nghiên cứu được Nxb.
Tri thức xuất bản năm 2015. Tác giả đã tập hợp và giải thích nhiều thuật ngữ
trong triết học Hegel: “tự mình”, “cho mình”, “tự mình và cho mình”, “tuyệt
đối”, “ý niệm”, “trở thành”, “tha hoá”, “trực giác”, “cảm giác”…
Hướng thứ hai: những cơng trình nghiên cứu chun biệt về tư tưởng
biện chứng của Hegel trong tác phẩm “Hiện tượng học tinh thần”.
Công trình nghiên cứu của Trần Đức Thảo với “Hạt nhân duy lý trong
triết học Hegel” được in trong Tạp san Đại học (Văn Khoa), số 6,7 năm
1956 (từ trang 18 – trang 36) cũng nói về vấn đề biện chứng trong triết học
Hegel. Tác giả đã phân tích và đưa ra một số nhận định trong nội dung


12
chương IV của tác phẩm “Hiện tượng học tinh thần” – “sự thật của việc xác

tính về chính mình”. Tác giả phân tích về “ý thức bản ngã” là ý thức về
mình, tin tưởng ở mình. Ở trình độ cảm tính đó trải qua ba hình thái: “lịng
ham muốn”, “chiến đấu sống và chết”, “chủ nô và nô lệ”. Dưới một hình
thức huyền bí, Hegel đã diễn tả trong đoạn này bằng diễn biến tâm trạng bản
ngã chủ quan trong mấy bước đầu của lịch sử tiến hoá nhân loại, từ đời sống
động vật lên xã hội nguyên thuỷ, rồi đến chế độ chiếm hữu và sự tan rã của
nó. Thơng qua những phân tích đó, tác giả đưa ra những nhận định về giá trị
của tư tưởng biện chứng Hegel.
Bên cạnh đó, Nguyễn Chí Hiếu với bài viết “Về khái niệm tinh thần
tuyệt đối trong triết học Hêghen” in trong tạp chí triết học số 12 (187), tháng
12 năm 2006. Tác giả đã làm rõ vị trí của khái niệm này trong “Triết học tinh
thần” của ông, đồng thời luận giải quá trình đi từ nhận thức cái Tuyệt đối
đến nhận thức cái “Tinh thần” ở ông. Theo Hegel, “Tinh thần” là sự thống
nhất giữa ý thức và tự - ý thức, là q trình nó tự vận động, sự biểu hiện và
tự nhận thức mình theo tính tất yếu và đó chính là “Ý niệm” đã trở lại với
chính mình; “Tinh thần tuyệt đối” là sự “dung hồ hoàn hảo” giữa tự nhiên
và tinh thần, giữa tinh thần chủ quan và tinh thần khách quan – sự dung hồ
của tất cả các mặt đối lập trong q trình nhận thức tính tất yếu của nó, là tư
duy của tinh thần về chính bản thân mình với tư cách chân lý tuyệt đối, vừa
là kết quả vừa là quá trình tinh thần tự nhận thức bản thân mình thơng qua
con người, xã hội loài người và lịch sử. Tiếp đó, tác giả đã trình bày nhận xét
về khái niệm “Tinh thần tuyệt đối” của Hegel.
Cơng trình nghiên cứu của nhà triết học người Ba Lan Leszel
Kolakowski (1927-2009) với nhan đề “Nguồn gốc của phép biện chứng”
(The Origins of Dialectic) do P.S Falla dịch, được xuất bản năm 1978 bởi
Nxb. Oxford University Press. Cơng trình này đã phân tích một số vấn đề
biện chứng của Hegel trong triết học tinh thần. Tác giả trình bày mục đích


13

của tác phẩm “Hiện tượng học tinh thần”, các hình thái khác nhau của tinh
thần dựa trên “tồn tại tự mình – tồn tại cho mình – tồn tại tự mình và cho
mình”, phân tích sự phủ định của các dạng tồn tại đó để đi đến chân lý. Sau
cùng, cơng trình này đưa ra nhận định về giá trị của tư tưởng biện chứng
Hegel và sự kế thừa của triết học Mác. Tác giả cho rằng giá trị của tư tưởng
biện chứng Hegel trong tác phẩm này nằm ở chỗ Hegel phân tích mối liên hệ
giữa các mặt đối đập từ đó dẫn đến mâu thuẫn, đó chính là nguồn gốc của sự
vận động và phát triển của tinh thần. Bên cạnh đó, Hegel lý luận về sự phủ
định là sự thay thế và đi lên của các hình thái tinh thần, đó là khuynh hướng
chung của sự phát triển tinh thần.
Nhìn chung, các tác giả đã nghiên cứu nhiều về Hegel cũng như tư
tưởng triết học của ông. Ở đây, các tác giả đã viết tương đối khái quát về hệ
thống triết học của Hegel cũng như tư tưởng biện chứng của ông. Tuy nhiên,
hầu như các tác giả chưa nghiên cứu sâu về tư tưởng biện chứng trong tác
phẩm “Hiện tượng học tinh thần”.
Dựa vào những công trình nghiên cứu trên và nội dung bản dịch tác
phẩm “Hiện tượng học tinh thần” của Bùi Văn Nam Sơn, bản dịch tiếng Anh
của Miller với “Hegel’s Phenomenology of Spirit”, luận văn sẽ trình bày tư
tưởng biện chứng trong tác phẩm “Hiện tượng học tinh thần” của Hegel với
hy vọng làm sáng tỏ tư tưởng biện chứng của tác phẩm đồ sộ này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn: làm rõ nội dung cơ bản của tư tưởng biện chứng
trong tác phẩm “Hiện tượng học tinh thần” của Hegel, từ đó đưa ra những
nhận định, đánh giá về tư tưởng biện chứng của ông trong tác phẩm “Hiện
tượng học tinh thần”, góp phần tìm hiểu thêm tiền đề lý luận của triết học
Mác – Lênin.
Nhiệm vụ của luận văn: để đạt được mục đích trên, luận văn cần thực
hiện những nhiệm vụ sau:



14
Thứ nhất: trình bày và phân tích hồn cảnh ra đời, mục đích và kết cấu
tác phẩm “Hiện tượng học tinh thần”.
Thứ hai: trình bày và phân tích nội dung cơ bản về tư tưởng biện chứng
của Hegel trong tác phẩm “Hiện tượng học tinh thần”.
Thứ ba: đưa ra những nhận định, đánh giá về tư tưởng biện chứng của
Hegel trong tác phẩm “Hiện tượng học tinh thần”.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu: tác phẩm “Hiện tượng học tinh thần” của
G.W.F. Hegel
Phạm vi nghiên cứu: tư tưởng biện chứng trong tác phẩm “Hiện tượng
học tinh thần” của G.W.F.Hegel.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu luận văn sử dụng là phương pháp phân tích và
tổng hợp, so sánh và đánh giá, logic và lịch sử… để làm rõ nội dung cần
nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về mặt lý luận: Trên cơ sở trình bày, phân tích và đánh giá tư tưởng
biện chứng trong tác phẩm “Hiện tượng học tinh thần” của Hegel, luận văn
góp phần nghiên cứu sâu sắc hơn về tư tưởng biện chứng của Hegel trong tác
phẩm này nói riêng và triết học Hegel nói chung.
Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu
tham khảo cho sinh viên nghiên cứu chuyên ngành cũng như những ai quan
tâm đến vấn đề này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm có 2 chương và 7 tiết.



15
Chƣơng 1
HỒN CẢNH RA ĐỜI, MỤC ĐÍCH VÀ KẾT CẤU
CỦA TÁC PHẨM “HIỆN TƢỢNG HỌC TINH THẦN”
Triết học cổ điển Đức được xem là một nền triết học phát triển với
nhiều tư tưởng tiến bộ trong lịch sử triết học của nhân loại, có nhiều ảnh
hưởng sâu sắc đến nền triết học hiện đại. Triết học cổ điển Đức xuất hiện và
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của một thời kỳ biến động lịch sử nước Đức. Đây
là một thời kỳ nở rộ nhiều bậc tài nhân với tư tưởng phê phán xã hội đương
thời. Nói đến triết học cổ điển Đức không thể không kể đến Hegel, một trong
những nhà triết học tài ba, xuất sắc của thời kỳ triết học này. Khơng nằm
ngồi ngoại lệ, triết học Hegel cũng như tác phẩm “Hiện tượng học tinh
thần” được ra đời trong “sự rối ren” của lịch sử ở thế kỷ XVIII - XIX. Có thể
nói, “Hiện tượng học tinh thần” có một kết cấu vơ cùng phức tạp và khó hiểu
như chính xã hội Đức lúc bấy giờ. Nó phản ánh một cách mạnh mẽ những
biến cố của xã hội, chính trị, kinh tế đương thời.
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA G.W.F. HEGEL

Bất kỳ một quan điểm, một tư tưởng hay một tác phẩm nào ra đời cũng
đều gắn liền với nhiều hoàn cảnh lịch sử nhất định. Bao gồm nhiều nhân tố
khác nhau, trong đó nhân tố chủ quan là một phần không thể thiếu được.
Hoàn cảnh xuất thân cũng như cuộc đời của Hegel cũng ảnh hưởng to lớn
đến quan điểm của ơng nói chung và tác phẩn “Hiện tượng học tinh thần”
nói riêng.
Georg Wilhem Friedrich Hegel sinh ngày 27/8/1770 trong một gia đình
viên chức cấp cao thuộc bộ tài chính nhà nước tại Stuttgart, thuộc lãnh địa
Wurttemberg, mi tây nam nước Đức. Ông là anh cả trong gia đình có ba anh
em. Hegel có người anh là Ludwig và một người chị tên Christiane.
(Inwood, 2015, trang 39)



16
Hegel được nuôi dưỡng trong một môi trường Tin Lành ngoan đạo. Mẹ
ông đã dạy tiếng Latin cho ông từ rất sớm. Ơng là con đầu lịng của một viên
chức phục vụ cho công tước, là hậu duệ của những người tị nạn Tin Lành di
cư từ nước Áo công giáo sang vùng Wurttemberg theo phái Luther. Hegel
mồ coi mẹ năm 14 tuổi.
Tư tưởng của Hegel chịu ảnh hưởng mãnh mẽ của tư tưởng Hy Lạp,
tiêu biểu như Heraclite, Socrate, Platon, Aristotle.... Ông là người đam mê
văn chương, lịch sử, triết học… đặc biệt là văn hoá Hy Lạp cổ đại. Điều đó,
có sức hút vơ cùng mạnh mẽ cho những tìm hiểu của ơng. Theo những tư
liệu tìm thấy, thì từ khi cịn là cậu học trị, ơng đã có hai bài viết về những
hiểu biết của mình đối với văn hố Hy Lạp: “Về tơn giáo của người Hy Lạp
và người La Mã” (1787) và “Về phong cách các nhà thơ cổ” (1788). Có thể
nói, ngay từ khi chưa có sự nghiệp lớn trong tay, Hegel cũng đã manh nha
những đam mê về Hy Lạp, về thần học, cũng như những tư tưởng về triết lý,
về lịch sử. Hegel đã từng viết “Nghe nhắc đến Hy Lạp, người Đức có học
vấn liền cảm thấy thoải mái, quen thuộc. Tơn giáo của người Âu châu có
nguồn gốc xa xơi ở tại phương Đơng, nhưng những gì ở đây và bây giờ khoa học và nghệ thuật, tất cả những gì nâng cao và tơ điểm cho cuộc đờichúng ta đều trực tiếp hoặc gián tiếp rút ra từ Hy Lạp” (Lê Tử Thành, 2014,
trang 108). Điều đó cho thấy rằng, Hegel có nhiều an hiểu về triết học, văn
hố cũng như thần học, cũng như thế, ông đã đặt con tim sâu sắc vào thần
học và triết lý tôn giáo.
Bên cạnh đó, ơng cịn kế thừa tư tưởng của nhiều nhà triết học tiền bối:
Hà Lan, Pháp, Đức. Tư tưởng của J.J. Rousseau như thổi một làn gió mới
vào tư tưởng của các nhà triết học đương thời, trong đó có Hegel. Ơng cùng
các đồng nghiệp của mình thường xuyên tranh luận về cách mạng Pháp, về
tư tưởng bình đẳng, tự do. Hegel cho rằng: cách mạng Pháp là ánh dương
chói lọi. Mọi tồn tại có lý tính đều nhiệt thành chào đón sự kiện lịch sử này.



17
Đây là lời ngự trị của lòng cao thượng, cảm động, thế giới tràn đầy lòng
nhiệt thành, và dường như có dự dung hồ giữa thánh thần và trần tục. Mặc
dù ông kế thừa những tư tưởng của các nhà triết học đó, chịu ảnh hưởng bởi
tư tưởng của họ trong tác phẩm của mình, nhưng ơng thường xun bất đồng
với những triết gia này.
Ơng đã tìm hiểu và tiếp thu khá nhiều tư tưởng thần học. Nhưng ông cho
rằng, những kiến thức đó là những vấn đề thuộc dạng thơng thái rởm. Từ đó,
ơng quyết định đi theo con đường tự nghiên cứu và giao thiệp, bàn luận với
bạn bè của ơng Schelling. Họ là những người có nghiên cứu miệt mài về Kant
hay Platon. Từ đó, ơng và bạn bè của mình đưa ra những tranh luận về các vấn
đề triết học, cũng như chính trị, xã hội từ xưa (Inwood, 2015, trang 39).
Năm 1793, Hegel đã hoàn thành chương trình đại học khoa thần học và
cho ra đời tác phẩm đầu tay “Tôn giáo nhân dân và Cơ đốc giáo”. Qua tác
phẩm trên, ông đưa ra những quan điểm thẳng thắng vào tơn giáo. Tuy chưa
chín muồi về tư tưởng, nhưng tác phẩm cũng thể hiện những điều mà ông muốn
đề cặp cũng như là tiền đề triết học của ông sau này (Inwood, 2015, trang 40).
Cho đến mùa hè năm 1795, Hegel viết tác phẩm “Cuộc đời của chú Jesus” và
“Tính tích cực của Cơ đốc giáo” năm 1796. Tác phẩm này cho thấy Hegel đưa
ra những quan điểm mà chịu ảnh hưởng hoàn toàn bởi triết lý của Cơ đốc giáo,
chuyển từ chủ nghĩa duy lý của Kant đến chủ nghĩa phiếm thần bí.
Ở giai đoạn 1797 - 1800, Hegel trở về Đức cũng tiếp tục làm công việc
dạy học và nghiên cứu triết học. Trong khoảng thời gian này, ông đưa ra một
tác phẩm hết sức quan trọng là “Tinh thần và số phận của đức chua Jesus
Christ” năm 1799. Tác phẩm này là sự thể hiện khác biệt trong quan niệm của
Kant và Hegel về đạo đức. Ngay trong chính tác phẩm này, ông cũng đưa ra
quan điểm về “tinh thần của Jesus là gì?” Đó khơng phải là cái gì khác ngồi
tinh thần hoà giải cao cả, là cái trọn vẹn của cuộc sống, là tình yêu, là khát
vọng, là niềm mơ ước. Tình u và sức mạnh có mối liên kết vô cùng chặt



18
chẽ, tác dụng làm hàn gắn mọi vết thương. Tình yêu là sự thống nhất của cuộc
sống, nhưng đó là cuộc sống sinh động. Tình yêu là một tình cảm chủ quan,
muốn trở thành tơn giáo thì nó bắt buộc phải trở thành hình thức khách quan.
Cũng tại thời điểm này, Hegel có nhiều quan tâm đến kinh tế chính trị cổ điển
Anh. Tuy nhiên, một số tài liệu của ông viết về vấn đề này đã bị thất lạc và
mất đi đáng kể.
Năm 1801, Hegel bảo vệ thành công luận án tiến sĩ của mình và chuyển
đến sống ở Jena. Ở đây ông tham gia giảng dạy tại đại học danh tiếng Jena
và được phong giáo sư không lâu sau đó. Hegel tăng cường nghiên cứu các
vấn đề của triết học ở một nơi lý tưởng như Jena. Chính ở ngơi trường này,
ơng có nhiều thời gian hơn cho việc đọc sách và nghiên cứu, có cơ hội tiếp
cận với tư tưởng của nhiều nhà triết học lớn trước ơng. Chính vì lẽ đó, tư
tưởng triết học của Hegel đã dần hồn thiện theo ý mà ơng muốn, nó rất gần
với quan điểm “triết học về tính thống nhất” của Schelling về phép biện
chứng (Inwood, 2015, trang 41).
Năm 1816, Hegel đến Đại học Heidelberg. Ở đây, Hegel đưa ra phát
biểu “nhà nước phổ được thiết lập dựa trên nền tảng của lý tính”. Vì phát
biểu mang nhiều màu sắc chính trị đó mà Hegel được nhà nước Phổ đặc biệt
chú ý. Ngay sau đó, năm 1817, ơng cho xuất bản Đại cương Bách khoa thư
về khoa học triết học (The Encyclopedia of the Philosophical Sciences in
Outline) dưới hình thức tóm tắt triết học được đưa giảng dạy tại Heidelberg.
Từ những thành quả trên, Hegel đã được chính phủ Phổ mời về Đức giảng
dạy. Năm 1818, Hegel đến dạy tại Đại học Berlin giữ chức Chủ tịch Triết
học. Năm 1821, ông cho cho ra đời tác phẩm Triết học pháp quyền. Ơng gắn
bó ở đây và qua đời vào ngày 14/11/1831 vì bệnh dịch tả. Hegel được an
táng ở Berlin kế bên Fichte. Ông mất lúc đang đỉnh cao của danh vọng, được
thừa nhận rộng rãi như là triết gia lớn nhất nước Đức (Đinh Ngọc Thạch,

Dỗn Chính, 2018, trang 1223).


19
Hegel là người mang tầm ảnh hưởng tương đối lớn đến các nhà triết
học sau đó, có thể là những người kế thừa và cả những nhân vật phê phán tư
tưởng của ông. Nhà tư tưởng Maurice Merleau-Ponty đã viết rằng "Tất cả
những ý tưởng triết học vĩ đại của thế kỷ vừa qua, triết học của Marx và
Nietzsche hiện tượng học, chủ nghĩa hiện sinh của Đức, và phân tâm học,
đều bắt đầu từ Hegel” (Maurice Merleau-Ponty, 1964, trang 63).
Triết học Hegel trải qua nhiều gia đoạn khác nhau theo một tiến trình
phát triển nhất định. Ở thời kỳ đầu, tư tưởng triết học của Hegel cũng chưa
được định hình rõ ràng, có chăng chỉ là những kiến thức tích luỹ thơng qua
việc học trên lớp cũng như tự nghiên cứu. Bước sang giai đoạn thứ hai,
Hegel đọc rất hiều tác phẩm của các nhà triết học lớn, tự tích luỹ cho mình
nhiều kiến thức quan trọng cho sự nghiệp. Giai đoạn thứ ba là khoảng thời
gian mà Hegel có điều kiện đầu tư vào nghiên cứu, ơng có cuộc sống khá ổn
về kinh tế, có vị trí cao trong xã hội, nên Hegel đã có nhiều thời gian để hoạt
động nghiên cứu cũng như viết sách, với hệ thống tri thức vô cùng to lớn.
Thứ tư, ở giai đoạn này, Hegel nỗ lực tập trung vào công việc giảng dạy và
nghiên cứu của mình. Ơng cũng tập trung vào các bài giảng triết học, mỹ học
tôn giáo, triết học pháp quyền. Hegel chủ yếu đưa ra quan điểm của mình
trên các bài giảng về những mơn học đó. Tư tưởng triết học của Hegel tích
luỹ và hồn thiện theo từng giai đoạn nhất định. Có thể nói, vốn xuất thân từ
gia đình ngoan đạo, mà tư tưởng của ông hàm chứa sự tôn sùng tôn giáo,
mang yếu tố duy tâm sâu sắc. Bước sang nhiều giai đoạn khác nhau, tập
trung, tích luỹ nhiều tri thức khác nhau trong quá trình nghiên cứu mà Hegel
đã xây dựng cho mình một hệ thống triết học đồ sộ với nhiều tư tưởng tiến
bộ lúc bấy giờ (Đinh Ngọc Thạch, Dỗn Chính, 2018, trang 1222-1223).
Hoàn cảnh xuất thân cũng như cuộc đời, sự nghiệp có ảnh hưởng rất

nhiều đến tư tưởng triết học của Hegel và cụ thể là sự ra đời của tác phẩm
“Hiện tượng học tinh thần”. Hegel được đánh giá rất cao về triết học. Ông là


20
một thiên tài trên các lĩnh vực triết học, thần học, mỹ học, triết học pháp
quyền, kinh tế học. Hegel đã đóng góp một kho tàng lý luận đồ sộ cho nhân
loại. Có thể khẳng đinh rằng, Hegel là một trong những đại biểu xuất sắc
nhất của nền triết học cổ điển Đức, là bộ óc bách khoa về tư tưởng và về lý
luận. Đó là một hiểu tượng vĩ đại của tinh thần Đức cuối thế kỉ XVIII.
1.2. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM

Tác phẩm “Hiện tượng học tinh thần” được Hegel xuất bản năm 1807
(bản thảo được hoàn thành vào năm 1806 trong đêm trước trận đánh ở Jena)
đã trở thành một trong những tác phẩm thành cơng nhất có tầm ảnh hưởng
vơ cùng to lớn đến nền triết học phương Tây hiện đại về sau. “Hiện tượng
học tinh thần” được xem là tác phẩm khởi thuỷ cho toàn bộ hệ thống tư
tưởng triết học đồ sộ của Hegel. Nó chứa đựng tồn bộ thế giới quan cũng
như phương pháp luận của ơng về triết học. Chính vì thế, sự ra đời của “Hiện
tượng học tinh thần” đại diện cho sự ra đời của tư tưởng triết học Hegel. Nó
chịu ảnh hưởng mãnh liệt của thời kỳ biến động về kinh tế, chính trị, xã
hội… của nước Đức thế kỷ XVIII – XIX và Tây Âu giai đoạn này.
Tình hình kinh tế - xã hội nước Đức thế kỷ XVII – XIX đã ảnh hưởng
đến sự ra đời tác phẩm “Hiện tượng học tinh thần”
Tại chính nước Đức, cuộc chiến tranh 30 năm (1618-1648), đã để lại
những “vết trượt” nặng nề cho đất nước này. Mãi đến thế kỷ XVIII, Đức vẫn
là một quốc gia phong kiến lạc hậu về kinh tế. Cuộc chiến diễn ra trên hầu
hết các cường quốc của châu Âu lục địa thời bấy giờ. Đây là cuộc chiến
tranh giành quyền lực giữa nhà Habsburg và các quốc gia khác ở châu Âu.
Tuy nhiên, nó vẫn diễn ra trên danh nghĩa là cuộc xung đột tôn giáo giữa

những người Tinh Lành và những người Công giáo. Chiến tranh 30 năm đã
tàn phá nặng nề toàn bộ châu Âu, đặc biệt là ở Đức: nạn đói xảy ra triền
miên, dịch bệnh thay nhau kéo tới, số người chết đến nổi không thể thống kê
được. Lúc này dân số của các thành bang ở khu vực nước Đức ngày nay


21
giảm đáng kể, đồng thời khiến nhiều cường quốc châu Âu suy sụp. Cuộc
chiến diễn ra trong 30 năm, nhưng những mâu thuẫn dẫn đến cuộc chiến đã
bắt đầu trước đó rất lâu. Sau khi hiệp ước Munster được ký kết, cuộc chiến
đã kết thúc. Những thoả thuận của hiệp ước này mang nhiều giá trị lớn lau
cho Đức và cả châu Âu, một phần của một thỏa thuận lớn hơn có ý nghĩa
quyết định với lịch sử châu Âu trong hoà ước Westphalia về sau. (Samuel
R.Gardiner, 2012)
Cuộc chiến tranh 30 năm đã mang đến những hệ quả đối với nước Đức.
Đất nước này đã bị chia cắt thành nhiều vùng khác nhau, có quyền tự chủ
khác nhau, mặc dù đều là thành viên của Đế chế. Chiến tranh đã tàn phá nặng
nề nhiều thành thị và nông thôn. Lãnh thổ bị chia cắt thành nhiều phần khác
nhau, điều đó gây ảnh hưởng đến kinh tế và tiền tệ. Đặc biệt, ở mỗi vương
quốc, họ đều thiết lập cho mình trạm thu thuế, gây khó khăn nhiều cho thương
mại, trao đổi, mua bán. Có thể nói, vấn đề này làm suy giảm nặng nề sức
mạnh của Đế chế La Mã Thần thánh và phi tập trung hóa quyền lực ở Đức.
Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân sâu xa cội rễ của chủ
nghĩa quên phiệt ở Đức và chủ nghĩa dân tộc sau này. Chiến tranh 30 năm đã
hệ thống lại một lần nữa cấu trúc quyền lực trước đó ở các nước châu Âu. Hơn
cả là chế độ nông nô lần thứ hai được lập lại một lần nữa trên đất nước này
trong thế kỷ XVII. Điều đó đã khiến gia cấp nơng dân lâm vào tình trạng cơ
cực, đói khổ, chà đạp về nhân phẩm (Samuel R.Gardiner, 2012). Cuộc chiến
tranh 30 năm đã ảnh hưởng đến triết học Hegel về vấn đề tự do.
Đặc biệt, cuộc chiến tranh của Napoleon trong trận Jena là điều kiện

trực tiếp cho sự ra đời tác phẩm “Hiện tượng học tinh thần”.
Từ những sự lạc hậu về kinh tế, chính trị đến sự thay đổi về xã hội, tư
tưởng ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng triết học của Hegel nói chung và tác
phẩm “Hiện tượng học tinh thần” nói riêng. Thực tế cho thấy, Hegel đã
mang trong mình tư tưởng muốn thay đổi xã hội, muốn hướng đến sự tiến bộ


×