Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Bí quyết “chơi để học” docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.19 KB, 3 trang )

Bí quyết “chơi để học” của Thủ khoa Lý Thị Thùy Linh
Nguồn: huynhcam.wordpress.com
Vốn là “dân chuyên ngữ” khối tiếng Anh – ĐHQG Hà Nội, Lý Thị Thùy Linh
đỗ thủ khoa khối D Đại học Hà Nội năm 2008 với điểm số: Văn: 8, Toán: 9,
Anh: 8.75
Thùy Linh tâm niệm: “Khi mình chọn được trường đại học vừa sức thì nên tự tin
rằng mình sẽ thi đỗ. Mọi áp lực học tập, thi cử là để cố gắng hơn chứ không phải
để lo lắng rồi mất hết tinh thần”.Thủ khoa khối D Đại học Hà Nội năm 2008 Lý
Thị Thùy Linh. Hiện Linh là sinh viên Trường Đại học Hà Nội.
Tiếng Anh: Chơi để học

Những lúc rảnh rỗi, Linh thường dành thời gian trau
dồi từ vựng. Theo Linh, mỗi ngày nên học từ 5 – 10
từ mới. Khi tra từ mới, Linh tra luôn phiên âm trong
từ điển, bắt chước cách đọc trong các đĩa CD của từ
điển Anh – Anh.
Quy trình học một từ mới là: học cách đọc, trọng âm,
nghĩa và cấu trúc ngữ pháp của từ đó.
Linh trau dồi thêm vốn từ vựng bằng cách nghe bài
hát tiếng Anh và xem lời bài hát. Với cách học đó, Linh vừa thư giãn lại vừa ghi
nhớ được những từ mới rất lâu.
Linh thường truy cập vào một số trang web, báo bằng tiếng Anh, truyện tiếng Anh
để đọc những bản tin ngắn, mẩu truyện nhỏ. Theo Linh, từ ngữ sử dụng văn bản
đó rất đơn giản, thông dụng, nếu thường xuyên đọc thì sẽ ghi nhớ rất lâu.
Bài trắc nghiệm phát âm cũng có trong đề thi đại học. Linh bổ sung thêm kỹ năng
nghe và phát âm trong quá trình ôn luyện. Linh thường rèn cách phát âm chuẩn
qua 2 cuốn sách “Ship or sheep”, “Tree or three”.
Linh cho rằng: “Học tiếng Anh mà không học cách phát âm thì rất dễ nói ngọng”.
Linh thường xem những bộ phim yêu thích với phụ đề tiếng Anh. Lần xem đầu
tiên, Linh vừa xem phim vừa đọc phụ đề bằng tiếng Anh. Tới lượt 2, Linh không
xem phụ đề mà chỉ nghe cách họ nói, phát âm như thế nào.


Đối với những từ mà tua đi tua lại vẫn khó nghe, Linh nghe lại rồi đối chiếu với
phụ đề để học cách phát âm từ đó. Như vậy, nếu lần sau Linh gặp từ tương tự thì
có thể dễ dàng nhận ra.
Theo Thùy Linh, nếu không rèn cách phát âm từ cấp 3, lên đại học rất khó sửa.
Đặc biệt, ở khoa Linh đang theo học, khoa Tài chính – Ngân hàng, ĐH Hà Nội, từ
năm thứ 2 phải thuyết trình bằng tiếng Anh, nghe giảng chuyên ngành bằng tiếng
Anh.
Linh thường tham khảo thầy cô, bạn bè về các cuốn sách hay trên mạng rồi mua về
tự làm. Hai quyển sách “gối đầu giường” để cô bạn này ôn thi trắc nghiệm môn
tiếng Anh là “20 đề trắc nghiệm tiếng Anh” (NXB Giáo dục) và “Bài tập trắc
nghiệm tiếng Anh” (NXB Giáo dục – Nguyễn Thị Chi (chủ biên)).
Về ngữ pháp, Linh tập trung luyện dạng bài viết lại câu. Có nhiều cách để học cấu
trúc ngữ pháp tương đương nhau: xem cấu trúc có trong đáp án, trao đổi thêm với
bạn bè, tìm sách có dạng bài này để luyện thêm.
Khi làm bài thi trắc nghiệm tiếng Anh, kinh nghiệm của Linh là làm trước các
dạng bài vốn là thế mạnh của mình để có tâm lý thoải mái, bài đọc hiểu làm sau
cùng vì dạng bài này cần tập trung đọc kỹ và phân tích.
Cách làm bài của Linh là khoanh đáp án vào đề thi, sau đó tô vào phiếu trắc
nghiệm. Khi tô thật cẩn thận vì chỉ cần lệch 1 dòng là hỏng hết cả bài thi. Sau đó,
Linh dành từ 5 – 10 phút kiểm tra lại đáp án giữa đề thi và ô điền trong phiếu trắc
nghiệm.
Toán: “Nguyên tắc 1 dòng”
Đợt ôn thi đại học, Linh ôn tập môn Toán theo từng dạng đề. Linh tìm đề thi đại
học năm trước tự thi thử.
Theo Linh, học ở “lò luyện” không hiệu quả vì không rèn được điểm yếu của
mình. Mỗi ngày, Linh tập trung từ 2 – 3 tiếng tự học ở nhà. Linh làm bộ đề thi đại
học hoàn chỉnh trong môi trường yên tĩnh, không để ai làm phiền với mức cố gắng
cao nhất có thể.
Sau khi làm bài xong, Linh xem lại đáp án. Câu làm sai phải phân tích vì sao sai:
do bất cẩn, hay không đọc kỹ đề bài nên bị lừa, hay nhầm lẫn… để rút kinh

nghiệm với dạng bài tương tự.
Theo Linh, với những bài đã biết cách giải cũng nên nháp các bước làm để tránh
sót bước mất điểm và gạch xóa trong bài thi. Tuy nhiên, không cần thiết trình bày
cẩn thận ra nháp rồi mới viết vào bài thi, vì như vậy sẽ mất thời gian để chép lại và
lấn sang thời gian suy nghĩ bài khác.
15 phút trước khi kết thúc bài làm, vẫn còn câu 1 điểm chưa làm được, Linh bỏ
qua và soát lại toàn bài. Bài nào đã làm thì phải chắc chắn là đúng, không để mất
điểm ở bài dễ. Viết một dòng để nhìn một lượt xem dấu đúng chưa, sau đó kiểm
tra dòng trên dòng dưới đúng dấu đó chưa – Linh gọi đây là “nguyên tắc 1 dòng”.
Học Văn cũng phải “phản biện”
Trước khi lên lớp, Linh đọc tác phẩm từ 1 đến 2 lượt. Tác phẩm nào dễ hiểu, Linh
tự trả lời câu hỏi ở cuối bài. Nếu bài khó hiểu, Linh đọc thêm một số sách tham
khảo để hiểu phần nào ý nghĩa của tác phẩm.
Đến lớp, nghe thầy cô giảng, nếu có ý nào chưa hiểu, hoặc chưa hiểu đúng ý thì
Linh cũng sẵn sàng “phản biện” để thầy cô giảng lại. Ý nào thầy cô nhấn mạnh thì
Linh dùng ký hiệu để đánh dấu.
Khi về nhà, Linh đọc bài một lượt. Sau đó ghi lại những ý chính, quan trọng vào
một quyển sổ nhỏ. Đặc biệt, Linh tô vẽ, trình bày quyển sổ đó hấp dẫn theo ý
thích. Mỗi tối, Linh lại giở sổ ra đọc 1 bài vài lượt để “ngấm” ý chính của bài đó.
Lượt ôn tiếp theo, Linh nhìn vào văn bản, hồi tưởng lại ý chính của bài và nhớ dẫn
chứng liên hệ, liên tưởng mà thầy cô cung cấp hoặc thu thập được trong quá trình
học thêm, đọc sách tham thảo…
Theo kinh nghiệm của Linh, mỗi ý nên học 1 – 2 dẫn chứng có sức nặng và dễ nhớ
của nhà phê bình có tên tuổi. Dẫn chứng trực tiếp phải học thuộc lòng.
Linh cho biết: bài thi Văn thường có 3 câu: câu 1 lý thuyết (2 điểm), câu 2 phân
tích (3 điểm), câu 3 bài phân tích (5 điểm).
Câu 1 đơn thuần lý thuyết nên phải học thuộc chính xác sách giáo khoa để không
mất điểm. Câu 2 phân tích theo ý chính tránh dàn trải để còn dồn sức cho bài phân
tích 5 điểm. Bài phân tích 5 điểm nên dành 90 phút để làm.
Một kinh nghiệm quan trọng mà Linh chia sẻ khi làm văn đó là: nếu thời gian

phân bổ cho một câu nào đó gần hết thì nên kết thúc logic để chuyển sang làm câu
khác

×