Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

CHUYỆN CHỨC PHÁN sự đền tản VIÊN 10c8 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.35 KB, 5 trang )

CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN
(Tản Viên từ phán sự lục – trích Truyền kì mạn lục)
-Nguyễn DữI. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Thấy được phẩm chất dũng cảm, kiên cường của nhân vật chính Ngơ Tử Văn – đại diện
cho chính nghĩa chống lại những thế lực gian tà.
- Thấy được cái hay của nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn, giàu kịch tính của tác
giả.
2. Kĩ năng:
- Đọc và tóm tắt một tác phẩm tự sự trung đại; Phân tích nhân vật trong truyện truyền kì.
3. Thái độ:
- Giáo dục lịng u chính nghĩa và niềm tự hào về người trí thức nước Việt.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, giáo án, bảng phụ, …
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, tập bài học, tập bài soạn, …
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
- Giáo viên kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận,

IV. TIẾN HÀNH GIẢNG DẠY
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu lên ý nghĩa của việc dựng bia, khắc tên hiền tài trong tác
phẩm Hiền tài là nguyên khí quốc gia.
3. Kiểm tra vở bài soạn:


4. Bài mới: Ở chương trình lớp 9 THCS, chúng ta đã làm quen với một truyện đặc sắc của
Nguyễn Dữ - học trị Trạng Trình Nguyễn Bĩnh Khiêm, đó là tác phẩm Chuyện người con
gái Nam Xương trích từ tập Truyền kì mạn lục, thể hiện chủ đề ca ngợi và cảm thông với
những người phụ nữ hiền thục nhưng bất hạnh. Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu


thêm một tác phẩm khác của Nguyễn Dữ, cũng được trích từ tập Truyền kì mạn lục.
Người nho sĩ trí thức khẳng khái, chính trực vì nghĩa lớn, chống gian tà sẽ được chứng
minh trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.
Hoạt động của GV và HS
Tiết 1:
Dựa vào phần tiểu dẫn trong
SGK, em hãy cho biết những nét
nổi bật của tác giả Nguyễn Dữ?
Em hãy trình bày những đặc điểm
chính của thể loại truyền kì?

Em hãy trình bày những điểm nổi
bật của Truyền kì mạn lục?

Đọc và chia bố cục tác phẩm

Nhân vật NTV được giới thiệu

Nội dung cần đạt
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
- Nguyễn Dữ, sống vào khoảng thế kỉ XVI, chưa
rõ năm sinh năm mất, người xã Đỗ Tùng, huyện
Trường Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh
Hải Dương.
- Xuất thân trong gia đình khoa bảng.
- Từng thi đậu và đỗ đạt nhưng xin lui về ở ẩn.
2. Tác phẩm:
a. Thể loại truyền kì:
- Là thể văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh

hiện thực qua các yếu tố kì ảo.
- Thế giới con người và thế giới cõi âm có sự
tương giao.
- Phản ánh hiện thực cũng như quan điểm và thái
độ của tác giả.
b. Truyền kì mạn lục:
- Viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào
nửa đầu thế kỉ XVI.
- Đều có yếu tố hoang đường, nhưng sau đó là
vạch trần những tệ trạng của xã hội thời phong
kiến.
- Vừa có giá trị hiện thực, vừa có giá trị nhân đạo.
- Được khen tặng là “Thiên cổ kì bút”.
c. Bố cục: Chia theo nội dung của truyện:
+ Mở truyện: Từ đầu… vung tay khơng cần gì cả
=> giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn.
+ Thân truyện: Đốt đền xong … tan thành ra như
cám vậy. => Những việc làm của NTV để tố cáo,
vạch trần tội ác.
+ Kết truyện: Đoạn còn lại. => Tử Văn nhận chức


như thế nào? Em có nhận xét gì
về cách giới thiệu đó?

phán sự và lời bình của tác giả.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1. Nhân vật Ngô Tử Văn:
a. Lai lịch:
- Tên họ: Ngô Tử Văn (NTV) tên là Soạn.

- Quê quán: Người huyện Yên Dũng, đất Lạng
Giang.
=> Tác giả giới thiệu ngắn gọn, trực tiếp, cụ thể
bằng những từ ngữ khẳng định.

Cho học sinh thảo luận nhóm
những câu hỏi sau:

+ Nhóm 1: Khi tên Bách Hộ họ
Thơi làm u làm qi, NTV đã
có những hành động gì? Nêu dẫn
chứng? Qua việc lam đó, em thấy
NTV là người như thế nào?
Tiết 2

Nhóm 2:
Trước lời đe dọa của tên tướng
giặc, NTV có thái độ ra sao? Khi
bị bắt xuống Minh ti, NTV bị đối
xử như thế nào?
Nhóm 3:
NTV đã có những thái độ và hành
động gì trước lời kết tội của Diêm
Vương?
Nhóm 4:
Chiến thắng của NTV có ý nghĩa
gì?

b. Tính cách:
*Cương trực, u chính nghĩa:

- NTV là người cương trực, nóng nảy, thấy sự tà
gian thì khơng thể chịu được.
- Tức giận việc làm yêu làm quái của tên Bách
Hộ họ Thôi.
- Đốt đền trừ hại cho dân.
=> Thể hiện tính khẳng khái, cương trực của kẻ sĩ
vì dân trừ hại.
* Dũng cảm, kiên cường:
- Không hề run sợ trước lời đe dọa của hồn ma
tên tướng giặc.
- Bị đối xử tệ nhưng vẫn đấu tranh lấy lại công
bằng cho thổ công.
- Không hề khiếp sợ khi bị bắt xuống Minh Ti,
mục mực kêu oan.
- Dũng cảm vạch mặt, lời lẽ cứng cỏi, tố cáo tội
ác của tên tướng giặc.
=> Phẩm chất kiên cường, bất khuất, ý chí đấu
tranh cho chính nghĩa.
*Giàu tính dân tộc:
- Lấy lại cơng bằng, phục vị cho Thổ công.
- Đấu tranh đến cùng để đánh bại tên tướng giặc.
=> Thể hiện chân lí: Thiện thắng tà. Đồng thời
thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, sự đấu tranh
diệt tận gốc cái xấu, cái ác, bảo vệ nhân dân,
chính nghĩa.
2. Lời bình cuối truyện:
- Là kẻ sĩ, phải biết đấu tranh chống lại cái xấu,
cái ác.
- Giữ vững tâm hồn, khơng để cái ác làm lung lay
ý chí.



GV cho HS đọc lại lời bình
Suy nghĩ của em về lời bình ở
cuối truyện?
Nguyễn Dữ muốn đề cao điều gì?

- Chỉ có đấu tranh mới đem lại chiến thắng cho
điều thiện.
- Bất kì giai cấp, tầng lớp nào cũng có thể cứng
cỏi mà chiến thắng gian tà.
=> Đề cao vai trò, bản lĩnh của kẻ sĩ ở mọi thời
đại.
3. Ngụ ý phê phán:
- Phê phán tên Bách Hộ họ Thôi, một kẻ dù sống
hay chết đều mưu mô, xảo quyệt, tham ô, hung
ác.
Qua tác phẩm, Nguyễn Dữ đã
- Phơi bày hiện thực xã hội bấy giờ đầy rẫy
dùng cái yếu tố kì ảo và hiện thực những sự bất cơng.
để phê phán điều gì?
- Những người có quyền hành khơng gần với dân
Nó có ý nghĩa với người đương
=> trung gian làm càn => dân khổ cực.
thời và người đời sau hay không? => Thể hiện sự nhắn nhủ của tác giả: Hãy đấu
tranh chống cái ác, cái xấu, dũng cảm, kiên
cường, cứng cỏi để bảo vệ điêu thiện, bảo vệ dân
lành.
4. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, hấp dẫn, kết hợp

thành công yếu tố hiện thực – kì ảo.
Em hãy cho biết những đặc sắc về - Yếu tố kì ảo dày đặc, xen lẫn chuyện người,
nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng
chuyện thần, trần thế, minh ti, …
trong tác phẩm Chuyện chức phán - Kể chuyện theo trình tự thời gian đầy li kì, biến
sự đền Tản Viên?
hóa linh hoạt mà vẫn tự nhiên, logic.
- Kết truyện theo lối: Ở hiền gặp lành, thể hiện
ước muốn của nhân dân.
III. TỔNG KẾT:
- Ghi nhớ SGK/61
- Đề cao hành động cứng cỏi, dũng cảm, quyết
đoán đốt đền tà của Tử Văn là đề cao bản lĩnh
Hs đọc ghi nhớ sgk/61
cương trực, dám hi sinh vì việc nghĩa của kẻ sĩ –
trí thức thời phong kiến. Qua đó, thể hiện yếu tố
hiện thực và nhân văn của tác phẩm.
IV. LUYỆN TẬP:
- Tóm tắt tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản
Viên.
- Em có đồng ý với đoạn kết của tác phẩm
Gv cho hs tự tóm tắt tác phẩm
không? Nếu được viết lại một đoạn kết khác, em
sẽ viết như thế nào? Lí do?
Cho hs thảo luận nhóm về cách
viết kết truyện khác cho tác phẩm.
Các nhóm tự nhận xét nhau.


5. Củng cố:

- Nêu chủ đề truyện: Đề cao nhân vật NTV, đại diện cho người trí thức nước Việt, giàu
tinh thần dân tộc, chuộng chính nghĩa, dũng cảm, cương trực, dám đấu tranh chống cái ác
trừ hại cho dân.
6. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài về nhà:
- Học bài
- Soạn bài mới
V. RÚT KINH NGHIỆM BẢN THÂN
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

THỰC TẬP SINH

Hồ Thị Nghị

Trần Thị Mỹ Trinh



×