Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Dịch anh việt chuyên ngành kiến trúc công trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHAN THỊ PHƯƠNG LOAN

DỊCH ANH – VIỆT CHUN NGÀNH
KIẾN TRÚC CƠNG TRÌNH

CHUN NGÀNH : NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH - ĐỐI CHIẾU
MÃ SỐ

: 602201

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS BÙI KHÁNH THẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2008


1

QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
I.Ký hiệu:
1. [ , ] tên tác phẩm, tài liệu trích dẫn để trong [ ]; trong đó: số đầu
là số thứ tự của tên tác phẩm, tài liệu tham khảo ở cuối luận văn; sau dấu
chấm phẩy là số trang. nếu có nhiều trang thì số trang trong đó được ngăn


cách bằng dấu phẩy (nếu số trang không liên tục) hoặc dấu gạch ngang
(nếu số trang liên tục).
2. → biến đổi thành
II. Viết tắt:
1.KTS : Kiến trúc sư
2. KTCT: Kiến trúc cơng trình
3.Dttt: Danh từ trung tâm


2

LỜI CẢM ƠN
Tất cả 132 trang luận văn này tôi sẽ khơng bao giờ hồn tất được nếu
khơng có sự giúp đỡ, động viên và hướng dẫn tận tình của thầy, Giáo sư tiến sĩ
Bùi Khánh Thế. Thầy đã dành không biết bao nhiêu thời gian và công sức để đọc
và nhận xét những trang bản thảo luận văn của tơi viết đi viết lại. Ngồi phương
diện ngơn ngữ, Thầy cũng cịn hướng dẫn tơi rất nhiều về cách trình bày cũng
như phong cách viết luận văn. Luận văn này khơng thể ra đời nếu khơng có sự
giúp đỡ của thầy, Phó giáo sư Tiến sĩ Kiến trúc sư Trần Văn Khải thầy đã hướng
dẫn tận tình cho tơi cách dịch thuật ngữ chun ngành kiến trúc cơng trình.Và sự
giúp đỡ tận tình của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của tôi ở Trường đại học
Kiến trúc Tp.HCM đã khuyến khích tơi thực hiện đề tài này .
PHAN THỊ PHƯƠNG LOAN


3

MỤC LỤC
1. Lời cảm tạ


2

2. Mục lục

3

3. Danh sách phụ lục, sơ đồ

7

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn dề tài

8

2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn

8

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

8

4. Nguồn ngữ liệu

9

5. Mục đích nghiên cứu

9


6. Lịch sử nghiên cứu

10

7. Phương pháp nghiên cứu

12

8. Bố cục của luận văn

13
CHƯƠNG MỘT

ÁP DỤNG LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
VÀO DỊCH THUẬT VĂN BẢN CHUYÊN NGÀNH
KIẾN TRÚC CƠNG TRÌNH
1.Tổng quan về ngơn ngữ học đối chiếu và về dịch thuật:
1.1 Một số vấn đề về ngôn ngữ học đối chiếu:

14
14

1.1.1 Ngơn ngữ học đối chiếu là gì?

14

1.1.2 Nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu

17


của Ngôn ngữ học đối chiếu.
1.1.3 Cơ sở lý thuyết của Ngôn ngữ học đối chiếu

19

(Contrastive Linguistic)
1.1.3.1 Lý thuyết liên thông ngôn ngữ

19

(Interlanguage Study)
1.1.3.2 Lý thuyết chuyển di ( Transfer Theory)
1.1.4 Ứng dụng của Ngôn ngữ học đối chiếu

21
24

(Contrastive Linguistic)
1.1.4.1 Dạy ngôn ngữ thứ 2 (Teaching second Language )

24


4

1.1.4.2 Dịch thuật (Translation)
1.2 Một số vấn đề về lý thuyết phiên dịch.

27

28

1.2.1 Dịch thuật là gì?

28

1.2.2 Nguyên tắc dịch thuật

29

1.2.3 Phương pháp dịch:

30

1.2.3.1 Các cấp độ dịch thuật

30

1.2.3.2 Phương pháp dịch giao tiếp và ngữ nghĩa

31

1.2.4 Tương tác giữa người dịch với văn bản

32

1.2.5 Quá trình dịch

32


2. Vấn đề dịch thuật văn bản khoa học
2.1 Những đặc trưng của văn bản khoa học trong hệ thống

34
34

phong cách chức năng ngôn ngữ.
2.2 Phân loại văn bản khoa học

35

2.3 Phân loại dịch thuật văn bản khoa học

35

2.4 Phong cách trong dịch thuật
văn bản khoa học( Stylistic approach)
3. Tiểu kết

36
38

CHƯƠNG HAI
VẤN ĐỀ ĐƠN VỊ DỊCH VÀ THUẬT NGỮ TRONG DỊCH THUẬT NGỮ
CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC CƠNG TRÌNH
2.1. Tổng quan về thuật ngữ và dịch thuật ngữ:

40

2.1.1 Đơn vị dịch thuật là gì?


40

2.1.2 Tổng quan về thuật ngữ:

41

2.1.2.1 Kiến trúc cơng trình là gì?

41

2.1.2.2 Định nghĩa “ thuật ngữ” là gì?

43

2.1.2.3 Những đặc điểm của thuật ngữ

45

2.1.3 Phương pháp dịch thuật ngữ:

47

2.1.3.1 Kỹ thuật dịch thuật ngữ

47

2.1.3.1.1 Những kỹ thuật chung

47


2.1.3.1.2 Một số trường hợp dịch thuật ngữ

49

2.2. Đối chiếu cấu tạo thuật ngữ Kiến trúc cơng trình tiếng Anh

50


5

với thuật ngữ tiếng Việt
2.2.1 Nguồn gốc hình thành thuật ngữ

50

và văn bản kiến trúc cơng trình
2.2.2 Cấu tạo thuật ngữ tiếng Việt

54

2.2.2.1 Thuật ngữ là từ đơn

54

2.2.2.2 Thuật ngữ là từ ghép

54


2.2.2.3 Thuật ngữ là ngữ đoạn ( cụm từ)

55

2.2.3 Cấu tạo thuật ngữ tiếng Anh

57

2.2.3.1 Thuật ngữ là từ đơn

57

2.2.3.2 Thuật ngữ là từ ghép

58

2.2.3.3 Thuật ngữ là ngữ đoạn ( cụm từ)

64

2.2.4 Đối chiếu cấu tạo thuật ngữ Kiến trúc cơng trình

67

tiếng Anh và thuật ngữ tiếng Việt.
2.2.4.1 Những điểm tương đồng

68

2.2.4.2 Những điểm khác biệt


70

2.3. Dịch văn bản kiến trúc cơng trình trong thời kỳ hiện tại.

72

2.4.Tiểu kết

74
CHƯƠNG BA
PHƯƠNG PHÁP DỊCH CẤU TRÚC

CÚ PHÁP TRONG VĂN BẢN KIẾN TRÚC CƠNG TRÌNH
3.1. Tổng quan về dịch cấu trúc cú pháp

76

3.2. Cách dịch một số cấu trúc cú pháp

78

3.2.1 Cấu trúc ngữ:

78

3.2.1.1 Cấu trúc danh hóa

78


3.2.1.1.1 Định nghĩa – phân loại cấu trúc danh hóa

78

3.2.1.1.2 Cấu tạo danh hóa

78

3.2.1.1.3 Dịch cấu trúc danh hóa

79

3.2.1.1.4 Giới từ:

82

+ Định nghĩa

83

+ Phân loại Giới từ

83

+ Cách dịch Giới từ

85


6


3.2.2 Cấu trúc câu:
3.2.2.1 Cấu trúc bị động
3.2.2.1.1 Định nghĩa thể bị động

86
86
86

3.2.2.1.2 Các quan điểm về thể bị động trong tiếng Việt87
3.2.2.1.3 Các quan điểm dịch thuật thể bị động

87

3.2.2.1.4 Cách dịch cấu trúc bị động

89

3.3. Phong cách dịch khoa học chun ngành Kiến trúc cơng trình.

91

3.3.1. Dịch thuật ngữ kiến trúc cơng trình

91

3.3.2 Dịch văn bản khoa học kiến trúc cơng trình

92


3.4.Tiểu kết

94

Kết luận chung

95

Tài liệu tham khảo

98


7

DANH SÁCH SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ 1.1: Mơ hình dịch của LARSON
DANH SÁCH PHỤ LỤC
1. Phụ lục A

106

2. Phục lục B

122

3. Phục lục C

128



8

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Là một giảng viên tiếng Anh và nhiều lần được giao cho làm nhiệm vụ
biên dịch / phiên dịch các văn bản/ ngôn bản chun ngành kiến trúc cơng trình
tơi khơng ít lần gặp khó khăn. Trong q trình vượt qua các khó khăn về dịch
thuật dần dần tôi ý thức được rằng không thể mãi mãi tháo gỡ từng vướng mắc
một mà phải tìm các quan điểm tổng quát hướng dẫn những biện pháp chung để
áp dụng giải quyết các trường hợp cụ thể.Tiếp thu chuyên đề ngôn ngữ học đối
chiếu (Contrastive Linguistics) tôi nhận thấy các cơ sở lý thuyết của khuynh
hướng khoa học này có thể giải đáp được nhiều câu hỏi phát sinh trong dịch thuật
chuyên ngành. Đó là lý do của việc lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận văn.
2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Về mặt khoa học việc ứng dụng ngôn ngữ học đối chiếu vào dịch thuật văn bản
chuyên ngành kiến trúc cơng trình có thể giúp người viết rút ra được những kinh
nghiệm, những luận điểm có ích cho giới dịch thuật các chuyên ngành khoa học
nói riêng và bổ sung phần nào vào lý thuyết dịch thuật các loại phong cách ngơn
ngữ nói chung.
- Về mặt ứng dụng, những kinh nghiệm và bài học rút ra được từ việc nghiên
cứu đề tài này một mặt là tài liệu tham khảo hữu dụng cho các dịch giả làm việc
trong các chuyên ngành khoa học,mặt khác góp phần làm phong phú thêm cho
vốn tài liệu hướng dẫn việc biên soạn hệ thống bài dạy – học môn phiên dịch, đặc
biệt là phiên dịch văn bản/ ngôn bản các chuyên ngành khoa học kỹ thuật.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Luận văn xoay quanh việc nghiên cứu quá trình dịch văn bản / ngơn bản
khoa học. Q trình đó bao gồm một chuỗi các bước từ nguyên bản đến bản dịch.
Do đó việc nghiên cứu phải thơng qua tìm hiểu cấu trúc vĩ mơ của văn bản khoa
học - là bố cục ngữ nghĩa của văn bản, lẫn cấu trúc vi mô - là cấu trúc ngữ pháp

và thuật ngữ, để tìm ra những quy luật cũng như những ngoại lệ trong quá trình
dịch, hướng đến hình thành những chiến lược dịch thuật ( translation strategies)
cho người dịch khoa học. Luận văn cũng đi sâu vào phân tích diễn ngơn trong
q trình dịch, từ tổng thể bố cục ngữ nghĩa của văn bản, định hình diễn biến ngữ


9

nghĩa của văn bản, theo mạch “đề thuyết liên câu” để xác định nghĩa phù hợp cho
từng câu, từng thuật ngữ. Luận văn chỉ chọn nghiên cứu dịch từ Anh sang Việt
các văn bản khoa học ở lĩnh vực kiến trúc cơng trình vì đây là lĩnh vực khoa học
chứa đựng số lượng lớn thuật ngữ, thường gây sự hiểu nhầm trong q trình dịch
thuật gây khơng ít khó khăn cho các dịch giả, đặc biệt là những giáo viên, những
kỹ sư, những kiến trúc sư đã và đang làm việc trong lĩnh vực khoa học này, và
chỉ đạo hướng dẫn những cơng nhân thi cơng cơng trình.
4. Nguồn ngữ liệu
Nguồn ngữ liệu dùng trong luận văn được rút ra từ:
- Các văn bản chuyên ngành đã được dịch từ Anh sang Việt.
- Các thuật ngữ chuyên ngành xây dựng cơng trình trong các sách do các
tác giả Việt Nam viết về Xây dựng cơng trình.
- Thực tế biên dịch/phiên dịch của bản thân người viết.
5. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ đặc điểm khoa học và nghệ thuật của quá
trình ứng dụng các cơ sở lý thuyết về Ngôn ngữ học đối chiếu vào việc dịch thuật
trong chuyên ngành kiến trúc công trình, khoa học kiến trúc hướng đến khái quát
phương pháp dịch trong mơ hình - q trình dịch.Từ thực tiễn dịch thuật của bản
thân và các văn bản dịch Anh - Việt đang lưu hành tìm cách chứng minh rằng
dịch là hành trình khám phá của người dịch, bao gồm: khám phá ý tưởng tác giả
trong nguyên bản; khám phá mong đợi của người đọc ở bản dịch; khám phá mức
độ tương đương giữa hai ngôn ngữ để chọn cách chuyển ngữ phù hợp.

Đề tài nghiên cứu hướng đến 02 mục tiêu là giải đáp 02 câu hỏi:
1. Lý thuyết ngôn ngữ học đối chiếu (Lý thuyết chuyển di ngôn ngữ) kết
hợp với Lý thuyết dịch tổng quát có thể áp dụng như thế nào vào việc dịch thuật
khoa học cụ thể là dịch các tài liệu, văn bản/ ngôn bản thuộc lĩnh vực kiến trúc
cơng trình.
2. Những vấn đề nào về cấu trúc cú pháp và thuật ngữ với tư cách là một
đơn vị dịch thuật mà dịch giả khoa học cần được nhận dạng và xử lý để tạo nên
một bản dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt.


10

6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề của đề tài luận văn
Do vai trò quan trọng của dịch thuật trong lịch sử phát triển thế giới, biết
bao thế hệ dịch giả, nhà ngôn ngữ, và nhà lý thuyết dịch cố đi tìm một lý thuyết
hay một mơ hình hồn chỉnh cho dịch thuật để giúp cho việc dịch thuật không
thiếu sót và tạo nên những dịch phẩm hay. Các lý thuyết và mơ hình được đưa ra,
rồi được bổ sung hay thay thế, và cho đến ngày nay bí ẩn và thách thức của dịch
thuật vẫn lôi cuốn các nhà nghiên cứu dịch thuật. Theo Peter Newmark, dịch
thuật là một cơng cụ giáo dục vì nó phải đến với người đọc “ khác về trình độ
văn hóa và tri thức”, và thường là “thấp hơn” hay “ sơ đẳng hơn” so với người
đọc ở nền tri thức của nguyên bản. Mỗi cộng đồng có ngơn ngữ và văn hóa riêng,
và những con người trong cộng đồng đó có lối suy nghĩ và biểu đạt riêng, song
tất cả các khái niệm đều có thể được diễn giải.Cũng theo ơng, khơng có một ngơn
ngữ, một nền văn hóa nào sơ đẳng đến mức mà không chứa đựng những thuật
ngữ hay khái niệm để diễn đạt một ngành khoa học, như lĩnh vực kiến trúc cơng
trình chẳng hạn.
Ứng dụng lý thuyết liên thơng ngôn ngữ (Interlanguage Study) và Lý
thuyết chuyển di (Transfer Theory) vào dịch thuật. Phần lớn các mơ hình dịch
thuật hướng đến cấp độ câu và phân tích cấu trúc sâu của câu.Theo Keenan cho

rằng một lý thuyết hay mơ hình dịch thuật sẽ không hiệu quả nếu chỉ xử lý các
câu riêng lẻ [70]; một mơ hình dịch thuật nên xét đến tất cả thành phần của văn
bản, cách thức các câu liên kết với nhau và cách thức chúng tương tác nhau trong
mạch văn bản để chuyển tải ý nghĩa. Hai câu được dịch chính xác từ nguyên bản
sang ngơn ngữ đích chưa đủ, mà phải giữ lại được cách thức tương tác của chúng
trong bản dịch, tương tự như trong nguyên bản. Theo Hartmann, lý thuyết dịch
không dừng ở đó, mà đi xa hơn cấp độ văn bản, hướng đến khám phá và đạt được
tính giao tiếp (communicative interaction) của bản dịch trong ngơn ngữ đích
[68]. Lý thuyết dịch của Hartmann hướng nhiều về người đọc bản dịch; quan
điểm này cũng được Gutt nhấn mạnh trong tác phẫm “Translation and Relevance.
Cognition and Context” ( Dịch thuật và mối liên hệ đến người đọc, tư duy ngôn
ngữ và ngữ cảnh) [67]. Gutt cho rằng người dịch chỉ cần đạt đến độ chính xác
cần thiết, khơng cần vượt q mức cần thiết, song phải dịch được cái mà người


11

đọc bản dịch quan tâm. Tuy đa số các nghiên cứu thiên về phiên dịch nói chung
và dịch văn học nghệ thuật, song cũng khơng ít tác giả , đặc biệt trong đó có cả
những nhà khoa học, đặt nền móng cho dịch thuật khoa học. Hai vấn đề mà các
nhà nghiên cứu dịch thuật khoa học chú trọng là chuyển ngữ thuật ngữ và cấu
trúc văn bản khoa học.
Ở Việt Nam, những chú giải thuật ngữ đã xuất hiện vào những năm đầu
thập niên 1940, thoạt đầu do công của những giáo sư khoa học và các nhà báo,
thậm chí trong mơi trường giảng dạy bằng tiếng Pháp. Trong số những bài viết
đầu tiên về danh từ khoa học là “ Bàn về danh từ khoa học “ của Đào Đặng Hy
[14], “ Danh từ khoa học của Đinh Gia Trinh [18]. Những cơng trình tiếp nối
nghiên cứu về thuật ngữ và ngơn ngữ khoa học có thể kể đến: “ Một cách đặt
thêm ra tiếng miền Nam về khoa học” của Đặng Văn Du [17], Vấn đề xây dựng
thuật ngữ của các ngành khoa học và kỹ thuật” của Võ Xuân trang [53], “ Từ

thường và từ chuyên môn” của Nguyễn Đức Dân [31], và “ Nghiên cứu ngôn ngữ
khoa học-kỹ thuật tiếng Việt (về ngữ pháp) của Hoàng Trọng Phiến [27]. Nhiều
tác phẩm nghiên cứu dịch thuật cũng ra đời như “ Dịch thuật: từ lý thuyết đến
thực hành” của Nguyễn Thượng Hùng [41], song cơng trình nghiên cứu dịch
thuật khoa học thì chỉ có một số như luận văn thạc sĩ của Hoàng Văn Vân tại Đại
học Macquarie, Úc về đề tài “ Bình diện chức năng trong việc dịch các ngôn bản
khoa học từ tiếng Anh sang tiếng Việt” (1992-1993) [24], các bài báo “ văn bản
khoa học kỹ thuật – cách mở nghĩa và dịch sang tiếng Việt” của Đào Hồng Thu
[16], cơng trình “Nghiên cứu dịch thuật” của Hoàng Văn Vân [26], và các từ điển
thuật ngữ trong lĩnh vực kiến trúc công trình. Bên cạnh nghiên cứu q trình dịch
thuật các ngơn bản khoa học, hiện nay việc nghiên cứu sâu, chi tiết cơ sở lý luận
về việc đối chiếu thuật ngữ kiến trúc cơng trình Anh Việt là rất cần thiết.Ở luận
văn này bước đầu chúng tơi muốn trình bày các cơ sở hình thành của thuật ngữ,
sau đó mơ tả một cách tỉ mỉ và toàn diện cấu tạo thuật ngữ kiến trúc cơng trình
Anh và Việt. Qua đó, dựa vào lý thuyết ngôn ngữ học đối chiếu chúng tôi đối
chiếu những điểm tương đồng và khác biệt giữa thuật ngữ kiến trúc cơng trình
của hai ngơn ngữ này.


12

7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này liên quan đến các bình diện của ngơn ngữ học,đặc biệt là loại
hình từ vựng học, so sánh lịch sử và tiếp xúc ngôn ngữ. Khảo sát lớp thuật ngữ
kiến trúc Anh - Việt không chỉ dựa vào cứ liệu ngôn ngữ học mà cần viện dẫn
đến các cứ liệu xã hội và hoạt động ngơn ngữ thực tế. Do đó để thực hiện đề tài
này, chúng tôi phải sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp miêu tả và phương pháp phân tích cấu trúc: phân tích mối
liện hệ giữa các thành phần tham gia cấu tạo nên thuật ngữ kiến trúc Anh - Việt
- Phương pháp so sánh đối chiếu để đối chiếu cấu trúc về từ, cấu trúc ngữ,

cấu trúc câu tiêu biểu trong các văn bản kiến trúc cơng trình của ngơn ngữ nguồn
và ngơn ngữ đích.
- Phương pháp thống kê: thống kê số liệu bằng phần mềm SPSS, trên 111
sinh viên kiến trúc (lớp KT 06A2, KT 06A3,Trường Đại học Kiến trúc Tp.HCM)
Trong khi tiến hành miêu tả và so sánh những vấn đề nói trên, chúng tôi
sử dụng những thao tác mà ngôn ngữ học thường dùng, trong đó chúng tơi đặc
biệt chú ý sử dụng các thao tác của ngôn ngữ học miêu tả (descriptive linguistics)
như là một kỹ thuật để phân tích, từ đó rút ra những nhận xét khái qt.
Việc chúng tơi chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ cơ sở (ngôn ngữ nguồn) và
tiếng Việt làm ngôn ngữ đối chiếu (ngôn ngữ đích) có liên quan chặt chẽ đến đời
sống và cơng việc chuyên môn của người viết. Tiếng Việt là bản ngữ, cịn tiếng
Anh là ngoại ngữ mà chúng tơi có dịp làm công tác giảng dạy và phiên
dịch.Trong việc so sánh đối chiếu này, chúng tôi chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ
nguồn xuất phát để tiến hành miêu tả và đối chiếu và trong quá trình đối chiếu
với tiếng Việt như là ngơn ngữ đích là nhằm phát hiện và rút ra những nhận xét
về lỗi giao thoa, lỗi do chuyển di.
Đề tài này được thực hiện trên cơ sở ngữ liệu thu thập được qua Từ điển
Anh Việt Kiến trúc và Xây dựng (1995) của giáo sư Cryil M.Hrris (ĐH Kiến trúc
Columbia, Hoa Kỳ), Đoàn Định Kiến (2000)- Đoàn Như Kim - Từ điển VIỆT ANH -PHÁP Kiến trúc xây dựng, NXB Xây dựng [13], từ điển kiến trúc-xây
dựng Anh -Việt (1997) của giáo sư Võ Như Cầu [20]. Các ví dụ minh hoạ trong
luận văn được thu thập bằng phương pháp chọn lọc và được rút ra từ giáo trình


13

English for Science and technology - architecture and building construction,
(Tiếng Anh khoa học kỹ thuật-ngành kiến trúc và xây dựng cơng trình) (1996)
của James Cumming NXB Longman.[69]
8. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần dẫn nhập, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,

luận văn gồm có ba chương, cụ thể
Chương 1
ÁP DỤNG LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU VÀO
DỊCH THUẬT VĂN BẢN CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC CƠNG
TRÌNH
Chương 2
VẤN ĐỀ ĐƠN VỊ DỊCH VÀ THUẬT NGỮ TRONG DỊCH THUẬT
NGỮ CHUN NGÀNH KIẾN TRÚC CƠNG TRÌNH
Chương 3
PHƯƠNG PHÁP DỊCH CẤU TRÚC CÚ PHÁP TRONG VĂN BẢN
KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH


14

CHƯƠNG MỘT

ÁP DỤNG LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
VÀO DỊCH THUẬT VĂN BẢN CHUN NGÀNH
KIẾN TRÚC CƠNG TRÌNH
1.Tổng quan về ngôn ngữ học đối chiếu và về dịch thuật:
1.1 Một số vấn đề về ngôn ngữ học đối chiếu:
1.1.1 Ngơn ngữ học đối chiếu là gì?
Trong q trình sử dụng ngoại ngữ và dịch thuật, văn bản là công cụ
không thể thiếu. Hiện nay, các thể loại văn bản tiếng Việt và tiếng Anh đang
được sử dụng nhiều nhất trong giao tiếp. Ngữ pháp văn bản tiếng Việt và tiếng
Anh là mục tiêu và đối tượng cần chú ý nhất trong quá trình dạy và học tiếng
Anh, cũng như dịch thuật Anh - Việt và Việt - Anh.
Thực tế lịch sử phát triển của tri thức khoa học thể hiện một q trình liên
tục và có tính kế thừa. Nội dung của các thuật ngữ về nghiên cứu đối chiếu cũng

được xác định trong quá trình phát triển biện chứng lịch sử đó.
Thuật ngữ "đối chiếu" thường được dùng để chỉ phương pháp hoặc phân ngành
nghiên cứu lấy đối tượng chủ yếu là hai hay nhiều ngôn ngữ. Mục đích của
nghiên cứu đối chiếu ngơn ngữ là làm sáng tỏ những nét tương đồng và không
tương đồng hoặc chỉ làm sáng tỏ những nét không tương đồng của hai hay nhiều
ngôn ngữ. Nguyên tắc nghiên cứu chủ yếu của đối chiếu ngôn ngữ là nguyên tắc
đồng đại.
Trong các tài liệu bằng tiếng Anh, lúc đầu được phổ biến là thuật ngữ "so
sánh" (comparative) với nội dung đối chiếu. Từ năm 1960 trở về đây, thuật ngữ
"ngôn ngữ học đối chiếu" (contrastive linguistics) bắt đầu được sử dụng phổ
biến, dần dần thay thế cho thuật ngữ "so sánh" (comparative). Tuy nhiên, trong
ngôn ngữ học Anh, các thuật ngữ truyền thống được dùng tương đối lâu dài. Ví
du, trong các cơng trình của Haliday và một số tác giả khác, thuật ngữ "so sánh"
(comparative) vẫn được sử dụng đến năm 1961, còn Elie đã dùng thuật ngữ
"comparative" với nghĩa đối chiếu cho đến năm 1966.


15

Theo Từ điển nhiều tập Oxford (1933), tính từ "comparative" được định
nghĩa căn cứ vào cách dùng của từ này khoảng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Nội dung nghĩa thường nhấn mạnh đối chiếu những điểm khác nhau giữa hai
hoặc hơn hai đối tượng được khảo sát, theo thời gian, thuật ngữ "đối chiếu" được
sử dụng với nghĩa mở rộng để chỉ đúng hiện thực nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ.
Trong các tài liệu bằng tiếng Pháp, việc sử dụng thuật ngữ "đối chiếu"
cũng diễn ra tương tự: thời kì đầu sử dụng thuật ngữ "comparée" và các từ phái
sinh của nó. Sau đó, thuật ngữ "contrastive" được thay thế cho "comparative"
mang nghĩa đối chiếu và ngày càng được sử dụng rộng rãi.Hiện nay, trong các tài
liệu bằng tiếng Pháp thường sử dụng phổ biến thuật ngữ "linguistique
contrastive".

Ngôn ngữ học đối chiếu là một trong những phân ngành của ngôn ngữ học
so sánh. Cơ sở lý thuyết chung của ngành học này là lý thuyết so sánh.So sánh,
trước hết là thao tác tư duy giúp con người nhận thức hiện thực khách quan. Quá
trình so sánh là quá trình vạch ra những thuộc tính về lượng và chất của đối
tượng nhận thức, phân loại sắp xếp và đánh giá nội dung các sự kiện nhận thức
hoạt động so sánh là hoạt động đối chiếu “một cái này” với một cái khác”, nhằm
vạch ra mối quan hệ và liên hệ giữa chúng.
Cuối cùng, nhờ vào so sánh mà thế giới hiện ra như một bức tranh đa dạng
của những sự kiện, hiện tượng gắn bó chặt chẽ với nhau.Sự so sánh diễn ra đối
với những đối tượng cùng loại, cùng một trật tự, đối với những yếu tố, những sự
kiện tạo thành một lớp thống nhất.Với ngôn ngữ học, so sánh là một thủ pháp
phân tích nghiên cứu các tài liệu ngơn ngữ. Đầu tiên,có sự phân biệt giữa kiểu so
sánh bên trong và so sánh bên ngồi ngơn ngữ. Sự so sánh các đơn vị, các phạm
trù thuộc những cấp độ, những bình diện khác nhau của hệ thống - cấu trúc ngôn
ngữ, nhưng chỉ trong phạm vi một ngôn ngữ được hiểu như là kiểu so sánh bên
trong ngôn ngữ. Sở dĩ chúng ta nhận thức sự tồn tại cùa hàng loạt các đơn vị
ngôn ngữ:âm vị, hình vị, từ, cụm từ, câu ( nhỏ hơn âm vị cịn có những nét khu
biệt; trên cầu cịn là sự liên kết giữa các câu và văn bản)… chính là do các q
trình phân tích so sánh bên trong ngơn ngữ.Chính sự so sánh bên trong ngơn ngữ
là cơ sở lý thuyết cho việc hình thành và xác lập bộ môn ngôn ngữ học miêu tả.


16

Sự so sánh giữa các ngơn ngữ, giả định ít nhất là 2 (hoặc hơn 2 ngôn ngữ) được
hiểu là sự so sánh bên ngồi ngơn ngữ.
Vẫn trên cơ sở của nguyên lý so sánh, vẫn thuộc vào kiểu so sánh bên
ngồi một cách hệ thống giữa các ngơn ngữ, nhưng lại có những sự khu biệt nhất
định đối với ngôn ngữ học so sánh-lịch sử, ngôn ngữ học so sánh – loại hình,
ngơn ngữ học so sánh khu vực ở nhiệm vụ, mục đích, phương pháp, và những

nguyên tắc nghiên cứu so sánh, ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu- một bộ môn
ngôn ngữ học độc lập, thường hướng tới việc so sánh hai (đôi khi ba) ngôn ngữ
(chẳng hạn, tiếng Anh với tiếng Việt, Tiếng Nga với tiếng Uzbếch, tiếng Đức với
tiếng Pháp..) không phụ thuộc vào quan hệ họ hàng, quan hệ loại hình hay khu
vực địa lý giữa các ngôn ngữ này.Một sự so sánh như vậy được thực hiện chủ
yếu ở bình diện đồng đại.
Trong thực tế, việc so sánh- đối chiếu giữa các ngơn ngữ đối theo tinh
thần trên đã có những tác dụng nhất định.Khả năng phát hiện những đặc điểm
cấu trúc của các ngôn ngữ đối chiếu với một tải trọng lớn. Những đặc điểm này,
nếu xét theo cách nhìn đơn ngữ luận thì khó lịng nhận ra được.Khả năng phát
hiện những hiện tượng, những sự kiện ngôn ngữ mới đầy thú vị.Đối với những
hiện tượng sự kiện như vậy, nếu chỉ khuôn định trong phạm vi nghiên cứu một
ngôn ngữ thì khơng thể tìm ra được. Đặc biệt, nghiên cứu so sánh đối chiếu có
một ý nghĩa thực tiễn đáng kể trong lĩnh vực giảng dạy và học tập ngoại
ngữ.Việc đối chiếu tiếng mẹ đẻ với một ngoại ngữ nào đó, cho phép giải quyết
hàng loạt những vấn đề thuộc lĩnh vực giảng dạy tiếng nước ngồi. Giải toả
những khó khăn ở các bình diện ngơn ngữ mà người học ngoại ngữ thường gặp
phải trong quá trình thâm nhập một hệ thống mà ngôn ngữ khác đối với tiếng mẹ
đẻ.
Các bước thủ pháp để tiến hành đối chiếu bao gồm:
Tập hợp và lựa chọn các tài liệu ngôn ngữ và tài liệu lời nói với những đặc
điểm cấu trúc, hành chức và hoạt động của ngôn ngữ đối chiếu;
Xác lập một trình tự nhất quán đối với tài liệu học tập ngoại ngữ;
Xây dựng một hệ thống hữu hiệu các thủ pháp giảng dạy nhằm giải thích
tài liệu học tập ngoại ngữ;


17

Tạo ra và biên soạn một hệ thống các bài tập hợp lý và một hệ thống các

sách giáo khoa ngoại ngữ có chỗ dựa khoa học.
Thực ra, ngơn ngữ học đối chiếu xuất hiện từ lâu ( từ trước thế kỷ 19 ). Về
cơ bản nó trải qua ba giai đoạn phát triển. Trong ba giai đoạn phát triển. Trong ba
giai đoạn ấy, không phải việc nghiên cứu đối chiếu lúc nào cũng được định hình
rõ rệt. Có lúc nó hồ vào dịng thác nghiên cứu: tìm hiểu và học một ngơn ngữ
mới ngồi tiếng mẹ đẻ, so sánh- lịch sử, có lúc nó ẩn sâu trong xu hướng nghiên
cứu loại hình. Có khi nó liên kết chặt chẽ với ngôn ngữ học miêu tả, hỗ trợ bộ
môn khoa học này; và có giai đoạn, thời điểm người ta thấy nghiên cứu đối chiếu
thực sự mang những nét riêng, không thể nhầm lẫn với một phân ngành ngôn ngữ
học nào. Xuyên suốt tiến trình hình thành ngành học, những nhân tố phát triển
nội tại của ngôn ngữ học đối chiếu khơng đi ra ngồi ba lĩnh vực: lý luận ngôn
ngữ học, ngôn ngữ học ứng dụng và giảng dạy học tập ngoại ngữ.
1.1.2 Nhiệm vụ,phạm vi nghiên cứu của Ngôn ngữ học đối chiếu
1.1.2.1 Nhiệm vụ
Chủ trương ngôn ngữ học đối chiếu trên truy tìm những nét khác biệt giữa
các ngôn ngữ. Chủ trương này xuất phát từ một phạm vi rất hẹp của việc nghiên
cứu đối chiếu: công tác giảng dạy và học tập ngoại ngữ.Chính những nét khác
nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ sẽ làm cho người học gặp phải những khó
khăn nhất định, khi tiếp cận với hệ thống “mã” ngôn ngữ xa lạ. Chủ trương này
lấy “hành vi luận” làm chỗ dựa lý thuyết. Trong “ hành vi luận “, các thói quen
ngoại ngữ được bắt chước hay mơ phỏng đều có liên quan trực tiếp đến việc truy
tìm những nét khác biệt. Những gì giống nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ sẽ
được tiếp thu một cách dễ dàng, còn những gì khác biệt thì sẽ khó khăn hơn.
Những nhà ngơn ngữ học có ý kiến thuộc loại này là R.Lado (1957) [87].
Cũng có những ý kiến khác về phạm vi của ngôn ngữ học đối chiếu như
sau: chủ trương nghiên cứu đối chiếu nên tập trung vào việc săn lùng những nét
khác biệt quan trọng nhất giữa các ngôn ngữ. Như vậy, cơ sở lý luận của chủ
trương này là sự phân biệt hai kiểu nét khác biệt.Những nét khác biệt thông
thường và những nét khác biệt quan trọng. Hơn nữa, theo quan điểm này, phạm
vi tìm hiểu những nét khác biệt quan trọng không chỉ giới hạn ở các phạm trù



18

ngơn ngữ (ngữ pháp) mà cịn mở rộng ra ở các phạm trù lôgic.Thế nhưng, thế
nào là nét khác biệt quan trọng nhất giữa các ngôn ngữ lại trở thành vấn đề hết
sức mập mờ. Lấy gì làm cơ sở để nói rằng giữa hai ngơn ngữ đối chiếu đây là nét
khác biệt quan trọng nhất, cịn kia thì khơng? Một nét khác biệt được coi là “ nét
khác biệt quan trọng nhất”, khi nhìn ở mục đích khác. Hơn nữa, những nét khác
biệt ở phạm trù ngôn ngữ đâu đã hẳn là những nét khác biệt ở phạm trù lơgíc, và
ngược lại. Đại diện cho ý kiến này là B.L. Wolf.(1960)
1.1.2.2 Phạm vi nghiên cứu của ngôn ngữ học đối chiếu:
Phạm vi phân giới cụ thể của việc nghiên cứu đối chiếu phải được giải
quyết trên căn bản ở mục đích của ngành học.Trong đó, cần xây dựng một hệ
thống lý luận về những nét ngôn ngữ học đặc thù do những mục đích đối chiếu
khác nhau quy định. Đối với những gì gọi là “ giống nhau”, “khác nhau”,”tương
ứng”,” bất tương ứng”… giữa các ngôn ngữ đối chiếu cũng cần phân ra thành
kiểu, loại, nhất định dựa trên tính chất, tỷ lệ, mức độ quan tâm đến chung trong
những mục đích đối chiếu khác nhau.
“Sự giống nhau”, “sự khác nhau”, “sự tương ứng”, “bất tương ứng” những
khái niệm có tính chất định danh chung, chưa cho ta hình ảnh cụ thể về cái mà
phân tích đối chiếu thu được trong quá trình làm rõ nhiệm vụ của việc nghiên
cứu đối chiếu các ngôn ngữ: các nét ngôn ngữ học đặc thù.Bức tranh toàn cảnh
về những nhiệm vụ cụ thể của nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ chắc chắn sẽ rõ
hơn, nếu chú ý đến sự phân biệt và hợp nhất hai phạm vi ứng dụng của phân tích
đối chiếu.Trước hết là phạm vi ứng dụng lý thuyết ngôn ngữ học, ở phạm vi này
cần chú ý đến những nhiệm vụ cụ thể của nghiên cứu đối chiếu trong loại hình
học, đặc trưng học, loại hình học - đối chiếu, so sánh- lịch sử, phổ quát ngôn ngữ
học và ngữ vực học. Nếu việc nghiên cứu đối chiếu được nhìn nhận ở một phạm
vi ứng dụng khác:ứng dụng thực hành ngôn ngữ, đặc biệt hướng vào khu vực

giảng dạy; học tập ngoại ngữ, thì có thể nói đến những sự khác nhau và giống
nhau có đặc tính khơng giống như đã trình bày ở trên. Đây là những sự giống
nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ đối chiếu xét ở tổ chức cấu trúc, chức năng
và hoạt động ngôn ngữ. Ở phạm vi này, ngôn ngữ học đối chiếu trở thành một bộ
mơn có sự phân giới khá rõ rệt. Đơn vị nhận biết có tính chất định hướng cho


19

việc nghiên cứu đối chiếu trong trường hợp này là gì? Chỉ ra được cái đơn vị ấy,
suy cho cùng, vẫn phải dựa vào mục đích đối chiếu cụ thể. Bây giờ, ta thử đề cập
đến mục đích giảng dạy và học tập ngoại ngữ .Trong lĩnh vực này xuất hiện mối
quan hệ qua lại giữa người giảng, biên soạn sách giáo khoa ngoại ngữ… và
người học. Về bản chất, đó là mối quan hệ giữa việc “lập mã”, “truyền mã” và
“tiếp nhận”, “giải mã”…. các sản phẩm ngôn ngữ. Về phía người biên soạn sách
giáo khoa ngoại ngữ, người giảng dạy ngoại ngữ, có những nhiệm vụ bắt buộc:
phải nắm vững các quy tắc ngữ pháp của ngoại ngữ và trên đó, phải biết “lọc” ra
những gì cần thiết nhất trong số những quy tắc ấy để truyền đạt lại cho người
học. Nếu thế, trên nguyên tắc nào và vì lý do gì mà những người này phải làm
như vậy? Hãy xem xét các đối tượng “ truyền mã” : người học ngoại ngữ.
Phạm vi đối chiếu có thể được phân định theo các nguyên tắc sau:
- Làm sáng tỏ đặc điểm thể hiện các phạm trù ở ngôn ngữ được nghiên
cứu như thời, thể, xác định, không xác định, phạm trù giống, số, cách, đa nghĩa,
đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa v.v.
- Đối chiếu các đặc điểm âm vị, hình vị, từ loại, cú pháp v.v.
- Đối chiếu các đặc điểm về hoạt động, hành chức của các hiện tượng,
phạm trù ngôn ngữ trong giới hạn các cấp độ.
- Đối chiếu các phong cách chức năng.
- Đối chiếu tiến trình phát triển nhằm làm sáng tỏ các quy luật phát triển
và quá trình biến đổi xảy ra trong nội bộ các ngôn ngữ được nghiên cứu.

1.1.3 Cơ sở lý thuyết của Ngôn ngữ học đối chiếu (Contrastive
Linguistic)
1.1.3.1 Lý thuyết liên thông ngôn ngữ (Interlanguage Study):
Nghiên cứu đối chiếu ngữ pháp trong văn bản khoa học giải quyết các
quan hệ tương đồng và không tương đồng về cấu trúc và hoạt động của ngơn ngữ
khoa học. Trong phân tích đối chiếu ngôn ngữ, các hiện tượng ngôn ngữ càng
giống nhau thì càng có nhiều tương đồng về cấu trúc và hoạt động của ngơn ngữ
được đối chiếu. Ví dụ, khi đối chiếu tiếng Việt với tiếng Hán hoặc với tiếng Thái
thì mức độ giống nhau nhiều hơn là đối chiếu tiếng Việt với tiếng Anh, tiếng Nga
hoặc tiếng Bungari. Trong trường hợp đối chiếu các ngôn ngữ rất khác nhau về


20

loại hình thì sẽ tìm thấy nhiều điểm khác nhau về cấu trúc và hoạt động của ngôn
ngữ. Sự khác nhau này có tính hệ thống, khái qt (thanh điệu trong tiếng Việt,
cách trong tiếng Nga v.v.). Nếu đối chiếu tiếng Việt với tiếng Anh thì sẽ tìm thấy
nhiều điểm giống nhau hơn trong ngôn ngữ (cùng là các ngôn ngữ phân tích tính,
trật tự câu rõ ràng v.v.). Trong các ngôn ngữ khi đối chiếu luôn tồn tại sự không
tương đồng về ngữ pháp, ngữ nghĩa hoặc tuyến dẫn xuất nghĩa phái sinh. Ví dụ,
từ loại tiếng Việt và tiếng Anh có sự khơng tương đồng về số lượng và phạm trù
ngữ pháp.
Phương thức phân tích đối chiếu hoạt động của ngôn ngữ trong giao tiếp
là phương thức được sử dụng để xác định tính phổ cập hoặc hạn chế của các hiện
tượng ngôn ngữ hoặc của các sự kiện ngôn ngữ tồn tại trong các ngôn ngữ được
đối chiếu. Phương thức này cho thấy hoạt động ngôn ngữ được thể hiện rõ nét ở
ngôn ngữ này, nhưng không được thể hiện rõ ở ngơn ngữ khác.Ví dụ, xét trên
bình diện số lượng từ vay mượn trong tiếng Việt và tiếng Anh thì trong tiếng
Việt nguồn vay mượn từ có lẽ đa dạng hơn tiếng Anh, hơn nữa, tiếng Việt vay
mượn cả ở nhiều ngôn ngữ phương tây bao gồm cả tiếng Anh.Tiếng Anh vay

mượn từ chủ yếu từ tiếng Pháp và Latin (ngơn ngữ dịng Ấn - Âu). Có sự hoạt
động của các từ vay mượn trong các ngôn ngữ Việt và Anh là do hệ quả của các
quan hệ loại hình và tiếp xúc khu vực, văn hóa và lịch sử quy định. Một ví dụ
khác, trật tự từ trong nhiều ngơn ngữ thường có các đặc điểm khác nhau. Trong
tiếng Nga, trật tự từ khá linh hoạt nhở hình thái từ phong phú, trong khi đó, phạm
vi hoạt động của trật tự từ trong tiếng Việt, tiếng Anh lại chặt chẽ hơn do đặc
trưng của các ngơn ngữ phân tích tính từ khơng thay đổi hình thái khi hoạt động
trong lời nói (tiếng Việt) hoặc khơng có nhiều hình thái (như tiếng Anh). Đặc
biệt, trật tự từ trong tiếng Việt được thực hiện một cách rất chặt chẽ và nghiêm
ngặt do chịu ảnh hưởng của một ngơn ngữ đơn lập (khơng biến hình).
Phương pháp phân tích đối chiếu ngày càng hồn thiện hơn nhờ q trình
được sử dụng để xác định đặc điểm và hướng phát triển của các ngôn ngữ. Sự
phát triển ngôn ngữ thể hiện ở các thay đổi cấu trúc nội bộ, phạm vi hoạt động,
chức năng của nó trong các mối quan hệ tương ứng với tiến trình phát triển xã
hội và lịch sử. Ví dụ, khi so sánh tiếng Việt và tiếng Anh trên bình diện phát triển


21

thì thấy về một số mặt tiếng Việt ngày nay khơng cịn được hồn tồn như trong
các văn bản chữ Nôm trước đây (về cấu tạo từ, về câu…). Trong khi đó, tiếng
Anh thay đổi khơng nhiều. Qua đối chiếu người nghiên cứu có thể thấy các ngơn
ngữ đã trải qua các giai đoạn phát triển nào. Trên cơ sở này có thể phân loại các
đặc điểm cấu trúc đồng đại của ngôn ngữ trong các mối quan hệ đối chiếu.Vấn đề
các đặc điểm ngôn ngữ luôn gắn liền với vấn đề về mục đích dạy và học ngoại
ngữ như ngơn ngữ thứ hai trong q trình học tập và giảng dạy. Vấn đề chủ yếu ở
đây là hoạt động lời nói bằng ngoại ngữ của người học phải đạt kết quả càng gần
với ngoại ngữ ấy càng tốt. Phương pháp thường diễn ra trong việc học ngoại ngữ
là quá trình người học tiếp nhận các cấu trúc ngữ pháp nhờ các hiểu biết vốn có
bằng tiếng mẹ đẻ người học “vận dụng” một cách tự động và chuyển dịch được

sang ngoại ngữ. Thông thường, khi học ngoại ngữ luôn diễn ra q trình phân
tích đối chiếu ít nhất là hai ngôn ngữ : tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ được học, và
ngược lại, ngoại ngữ được học và tiếng mẹ đẻ. L.V.Serba đã nêu một luận điểm
quan trọng là khơng chỉ đối chiếu tiếng nước ngồi với tiếng mẹ đẻ, mà còn đối
chiếu tiếng mẹ đẻ với tiếng nước ngoài. Bằng phương thức này, việc học ngoại
ngữ là phương tiện tối ưu để hiểu sâu sắc thêm tiếng mẹ đẻ. Nhưng nếu ý nghĩa
của ngoại ngữ là to lớn đối với bản ngữ, thì hiển nhiên là bản ngữ cũng có ý
nghĩa trọng đại đối với việc học ngoại ngữ. Xuất phát từ những lợi ích của đối
chiếu bản ngữ và ngoại ngữ vì các mục đích học tập, tồn tại một số nguyên tắc
chung cho việc đối chiếu như vậy.
1.1.3.2 Lý thuyết chuyển di (Transfer Theory)
Trong khi khái niệm ngôn ngữ rất quen thuộc đối với chúng ta, những
người nghiên cứu ngữ văn, thì khái niệm sự tiếp xúc cần được minh xác trên một
số bình diện. Bắt nguồn từ tiếng La tinh contactus, khái niệm do thuật ngữ này
biểu hiện được sử dụng trong cả khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, lẫn trong
khoa học xã hội với mấy sắc thái nghĩa:1/ Sự đụng chạm, tiếp xúc, sự giao kết; 2/
Bề mặt, nơi vùng tiếp nối, tiếp cận; 3/ Mối liên hệ, sự tác động qua lại, sự hồ
phối trong hoạt động.
Thuật ngữ tiếp xúc ngơn ngữ không đơn giản là sự kết hợp từ tiếp xúc với
từ ngôn ngữ để trở thành một tổ hợp gồm tổng số của hai nội dung khái niệm, mà


22

có cả một q trình lịch sử gắn liền với sự hình thành một khuynh hướng lý
thuyết mới trong ngơn ngữ học. Sự tiếp xúc ngôn ngữ là một hiện tượng xã hộingôn ngữ học. Do các điều kiện đặc biệt về địa lý, lịch sử xã hội những tập thể
người vốn nói các thứ tiếng khác nhau trong khi gặp gỡ, giao lưu với nhau phải
dùng ngôn ngữ để trao đổi ý tưởng, tình cảm. Đây là sự tiếp xúc ngơn ngữ mang
tính trực tiếp và tập thể, mà tình hình cộng cư (tiếp giáp hoặc xen kẽ nhau) của
những tập thể người nói các thứ tiếng khác nhau trên cùng một khu vực địa lý

dẫn tới. Người ta cũng quan tâm cả đến các nền văn minh và văn hố, các vấn đề
liên quan đến chính sách ngơn ngữ, đặc biệt là tại các nước mới giành được nền
độc lập, các quốc gia đang phát triển mà ở đó có tình hình đa dân tộc và đa ngữ,
tại những cộng đồng dân tộc khác nhau trong các bước tư bản phát triển…Năm
1972 ở Liên Xô đã cho xuất bản một hợp tuyển những luận văn khoa học của các
học giả nổi tiếng thảo luận về những khía cạnh chuyên biệt của vấn đề tiếp xúc
ngôn ngữ. Ta cũng cần biết thêm một cuốn sách khác về tiếp xúc ngôn ngữ được
công bố vào năm 1978; E.A. Moravcsic “Universals of Language Contact”
(Những phổ quát về tiếp xúc ngôn ngữ).Những phổ quát của sự tiếp xúc ngôn
ngữ được tập trung thảo luận chủ yếu xung quanh vấn đề bản chất và sự lý giải
của những điều phổ quát về tiếp xúc ngôn ngữ, về sự cần thiết phải vay mượn khi
các ngôn ngữ tiếp xúc nhau.
Theo một quan niệm chung nhất là khả năng của một người hay một cộng
đồng người nhất định nắm được hai thứ tiếng và có thể thay đổi nhau dùng,
chuyển từ thứ tiếng này sang thứ tiếng khác mà khơng phụ thuộc vào hồn cảnh
giao tiếp. Ở đây có hai vấn đề cần được minh xác. Một là định rõ sự khác nhau
và xác định ức độ khác nhau giữa các ngôn ngữ tiếp xúc. Hai là xác định mức độ
nắm vững các ngôn ngữ thành viên của trạng thái song ngữ. Mối liên hệ giữa
ngơn ngữ và văn hố trong đìều kiện có sự giao tiếp bằng hai ( hoặc nhiều) thứ
tiếng trên cùng một khu vực địa lý, như một số nhà khoa học đã phát hiện, là rất
đa dạng. Trong một nền văn hố chung có thể có nhiều ngơn ngữ được dùng để
giao tiếp; ngược lại cùng một ngơn ngữ có thể được dùng để giao tiếp trong các
nền văn hoá khác nhau. Từ tình hình đó nhà tâm lý học James Soffietti đã nói đến
sự phân biệt giữa song ngữ và song văn hoá (biculturalism) và nhấn mạnh rằng


23

các hiện tượng song ngữ và song văn hố khơng nhất thiết phải trùng nhau ( theo
E.Haugen). Cũng giống như trong hồn cảnh song ngữ có những biến thái về

ngơn ngữ, người ta có thể gặp các biến thái văn hoá do sự tiếp xúc về văn hoá
vốn là hệ quả giao thoa giũa mơ hình văn hố khác nhau.Trên thực tế, do vậy, có
bốn kiểu tình huống sau đây:
- Song văn hố khi có tình hình song ngữ;
- Song văn hố nhưng trong hồn cảnh đơn ngữ;
- Văn hố đơn nhất, tức một nền văn hoá chung (monoculture), trong mơi
trường song ngữ.
- Văn hố đơn nhất trong mơi trường xã hội đơn ngữ.
Nhà tâm lý học trên đây cho rằng: một người học ngoại ngữ trong môi
trường một nền văn hố đơn nhất khơng nhất thếit phải nắm vững tồn bộ hệ
thống các yếu tố thuộc mơ hình văn hoá mà họ được biết qua ngoại ngữ ấy.Cũng
giống như người song ngữ khơng bắt buộc phải nắm vững hồn tồn như hai hệ
thống ngơn ngữ.
Giao thoa ( hay giao thoa ngơn ngữ) – theo quan niệm của nhóm ngữ học
Praha – là q trình xuất hiện ở ngơn ngữ hày hay ngôn ngữ khác khi tiếp xúc lẫn
nhau, những hiện tượng đi lệch các chuẩn mực (mã) ngôn ngữ truyền thống, do
sự tác động nhau, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các ngôn ngữ tiếp xúc. Nhiệm vụ các
nhà ngôn ngữ học nghiên cứu giao thoa ngôn ngữ là xác định xem trong chừng
mực nào thì người có khả năng song ngữ trong q trình giao tiếp khơng để lẫn
lộn mã của hai ngôn ngữ khi dùng luân chuyển từ thứ tiếng này sang thứ tiếng
khác. Nếu trong việc khảo sát song ngữ nhà ngôn ngữ học cần đến kiến thức xã
hội và những thủ pháp nghiên cứu của nó, thì khi nghiên cứu giao thoa ngơn ngữ,
ngơn ngữ học lại cần đến tâm lý học. Sự nghiên cứu theo quan điểm đồng đại của
sự tiếp xúc ngôn ngữ- tức nghiên cứu vi mô đối với hiện tượng giao thoa ngôn
ngữ - và nghiên cứu theo quan điểm lịch đại các kết quả tác động của một ngôn
ngữ này đối với một ngôn ngữ khác- tức nghiên cứu vĩ mô hiện tượng giao thoa
ngôn ngữ - là phương pháp tiếp cận vấn đề từ hai phía khác nhau. Sự giao thoa
ngôn ngữ bao trùm lên mọi trường hợp vay mượn và có liên quan đến hiện tượng
giao thoa chuyển di thói quen dùng tiếng mẹ đẻ sang áp dụng học ngôn ngữ thứ



24

hai. Thực ra lý thuyết tiếp xúc ngơn ngữ hình dung hiện tượng giao thoa ngôn
ngữ trải qua hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên cá thể song ngữ thuộc cộng đồng
ngôn ngữ A do sử dụng được cả ngôn ngự B, tiếp nhận một số qua tắc của ngôn
ngữ B trong khi giao tiếp bằng ngôn ngữ A.
Sự quy tụ: ngơn ngữ do q trình tiếp xúc nhau chính là giai đoạn cuối của
q trình giao thoa ngơn ngữ. Để có các kết luận về sự quy tụ ngơn ngữ trong hai
hoặc trong một nhóm ngơn ngữ nào đó tiếp xúc nhau, người ta cần có nhiều cứ
liệu ngơn ngữ theo dòng lịch đại: trạng thái ban đầu của các ngơn ngữ khi chúng
chưa có sự tiếp xúc ngơn ngữ, những biến đổi diễn ra theo thời gian, trong đó có
những biến đổi tự thân của mỗi cơ cấu ngôn ngữ, và những biến đổi giống nhautức quy tụ nhau – do ảnh hưởng qua lại của quá trình tiếp xúc.
Nhà ngôn ngữ học nghiên cứu sự quy tụ ngơn ngữ là dựng lại q trình
quy tụ ấy, tức là miêu tả theo dòng thời gian- trong điều kiện cứ liệu ngôn ngữ
lịch sử cho phép- những biến đổi của các quy tắc ngữ pháp cho đến khi hiện
tượng quy tụ ngơn ngữ hồn thành sau một q trình. Trên nguyên tắc, phương
pháp miêu tả đồng đại- tức miêu tả hiện tượng giao thoa ngôn ngữ, miêu tả vi
mô-, và miêu tả lịch đại - tức miêu tả hiện tượng quy tụ ngôn ngữ, miêu tả vĩ môlà thống nhất. Đó là sự miêu tả ngơn ngữ học đối với q trình tiếp xúc ngơn ngữ,
nó khơng phụ thuộc vào chỗ quá trình ấy đang và sẽ diễn ra (giao thoa ngôn ngữ)
hay đã diễn ra trong quá khứ và kết quả lưu lại trong hiện tượng các ngôn ngữ
(quy tụ ngôn ngữ). Trong sự miêu tả hiện tượng quy tụ ngơn ngữ cịn hàng loạt
vấn đề có tính nguyên tắc khác; như: sự quy tụ ngôn thể hiện ở các bậc ngôn ngữ
như thế nào, ở các bậc ngơn ngữ sự quy tụ ngơn ngữ có liên quan và quy định lẫn
nhau như thế nào, “ về tính tương hợp của quan hệ thân thuộc cùng ngữ hệ và của
sự phát triển quy tụ” (U. Weinreich).
1.1.4 Ứng dụng của Ngôn ngữ học đối chiếu (Contrastive Linguistic)
1.1.4.1 Dạy ngôn ngữ thứ hai (Teaching Second Language)
Ứng dụng Ngôn ngữ học đối chiếu vào việc dạy ngơn ngữ thứ hai có tác
dụng quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy. Một giáo viên dạy

tiếng nước ngồi có thể phân vân tại sao mình lại phải tiến hành cơng việc so
sánh các ngôn ngữ hết sức vất vả này.Phải chăng đó đơn giản khơng phải là trách


×