Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Vấn đề sinh thái trong văn xuôi sương nguyệt minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 117 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nhà văn Sương Nguyệt Minh có mặt trên các lĩnh vực sáng tác:
truyện ngắn, tiểu thuyết, bút ký. Ở thể loại nào Sương Nguyệt Minh cũng có
những thành cơng và đóng góp đáng kể. Ta có thể nhận thấy rất nhiều bài viết
về sáng tác của nhà văn. Nhưng đa phần, các bài viết ấy đề cập đến nghệ thuật
thể hiện như: Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn, sự vận động trong truyện
ngắn, thế giới nghệ thuật truyện ngắn, yếu tố kì ảo trong các sáng tác của
Sương Nguyệt Minh… mà ít người quan tâm đến mối quan hệ giữa con người
với tự nhiên và xã hội trong sáng tác của ông. Mối quan hệ này thể hiện rất rõ
cả trong văn xuôi của ông với những biểu hiện hết sức phong phú và đa dạng.
Qua đó, ta có thể nhận thấy cách lí giải cuộc sống, những suy tư và trải
nghiệm của nhà văn. Điều này cũng góp phần thể hiện phong cách độc đáo
của nhà văn.
1.2. Trong thời đại ngày nay, sự bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường,
suy giảm đa dạng sinh học, sa mạc hóa, ơ nhiễm nước, biến đổi khí hậu… đã
ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người. Chính vì vậy, văn học cũng
bám sát hiện thực, phản ánh những vấn đề của thời đại. Vấn đề tồn cầu hóa
văn học trở nên nóng hổi và cần thiết hơn bao giờ hết. Song song đó, việc tìm
hiểu tác phẩm từ góc độ phê bình sinh thái cũng mang lại một cái nhìn mới,
góp phần theo kịp xu hướng tồn cầu hóa ngày nay.
1.3. Trong các dịng văn học Việt Nam từ sau 1975, có một khuynh
hướng văn xuôi sinh thái, tuy không ào ạt mạnh mẽ ngay từ đầu nhưng ngày
càng lớn dần và quy tụ được nhiều cây bút như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn
Huy Thiệp, Trần Duy Phiên, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Khắc Phê, Đoàn
Lê, Nguyễn Ngọc Tư, Sương Nguyệt Minh, Thiên Sơn… Văn xuôi sinh thái
sau 1975 đề cao tự nhiên, tự nhiên có một sinh mệnh độc lập, tồn tại bên


2


ngoài mọi quan niệm, ý nghĩ cao quý của con người. Đồng thời văn xuôi sinh
thái phê phán những mặt trái văn minh, truy tìm nguồn gốc của nguy cơ sinh
thái và kêu gọi trách nhiệm của con người đối với tự nhiên. Khuynh hướng
văn xuôi sinh thái từ sau 1975 đã gặt hái được nhiều thành công và để lại
những dấu ấn sâu đậm trong lộ trình đổi mới văn học từ sau 1975.
Sương Nguyệt Minh với các sáng tác về chiến tranh, về sự tàn phá hủy
diệt của chiến tranh với môi trường và cuộc sống con người, về nạn săn bắn,
khai thác rừng tràn lan, về mặt trái của văn minh, sự xuống cấp của đạo đức,
những bi kịch, số phận con người… đã gióng lên hồi chuông cảnh báo mọi
người về sự mất cân bằng sinh thái và kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ
thiên nhiên, môi trường. Sáng tác của nhà văn Sương Nguyệt Minh mang ý
nghĩa cảnh báo rất rõ đối với những nguy cơ sinh thái và số phận con người.
Với những lí do trên, chúng tơi chọn đề tài nghiên cứu Vấn đề sinh
thái trong văn xuôi Sương Nguyệt Minh. Hướng nghiên cứu này sẽ góp phần
đưa văn xi Sương Nguyệt Minh đến gần với mọi người. Đồng thời góp
thêm tiếng nói giải mã những giá trị thẩm mĩ của tác phẩm, những quan niệm
nghệ thuật tiến bộ của tác giả. Quan trọng hơn, luận văn sẽ đưa đến hướng
tiếp cận tác phẩm rất mới mẻ trong xu hướng toàn cầu hóa văn học hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Nhà văn Sương Nguyệt Minh là một tác giả mới của nền văn học
đương đại, xuất hiện trên văn đàn với khoảng thời gian chưa thật dài. Có rất
nhiều bài báo, tạp chí viết về sáng tác của Sương Nguyệt Minh, đặc biệt là
truyện ngắn của ông, điều ấy chứng tỏ một điều rằng bạn đọc đã dành sự quan
tâm đặc biệt đến nhà văn Sương Nguyệt Minh.
2.2. Các luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ về nhà văn Sương Nguyệt
Minh chủ yếu khai thác về mặt nghệ thuật, thi pháp như: Sự chuyển đổi bút
pháp trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh, luận văn Đại học của Nguyễn


3

Thị Ngọc Huyền, Sự vận động trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh của
thạc sĩ Trần Thị Hồng Gấm, Đại học Thái Nguyên, Thế giới nghệ thuật trong
truyện ngắn Sương Nguyệt Minh của thạc sĩ Trần Thị Phương Loan, Trường
Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Hà Nội… Gần đây là luận văn Dấu
hiệu hậu hiện đại trong tiểu thuyết Miền Hoang của nhà văn Sương Nguyệt
Minh của thạc sĩ Phạm Thu Thảo, Trường Đại Học Quy Nhơn. Các luận văn
chủ yếu khai thác cảm hứng nghệ thuật, thế giới nhân vật, các phương diện
nghệ thuật như: cốt truyện, kết cấu, tình huống truyện, khơng gian – thời gian
nghệ thuật, giọng điệu trần thuật… Chúng tôi nhận thấy hầu như chưa có
cơng trình nào nghiên cứu về tư tưởng sinh thái trong toàn bộ tác phẩm của
Sương Nguyệt Minh.
Cũng có nhiều luận án, luận văn nghiên cứu các tác phẩm từ cảm quan
sinh thái. Chẳng hạn: Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau
năm 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái của tiến sĩ Trần Thị Ánh Nguyệt,
Trường Đại học sư phạm Hà Nội; Cảm quan sinh thái trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp của thạc sĩ Ngô Thị Thu Giang, trường đại học Thái
Nguyên. Và một số bài viết trên các tạp chí khoa học như Thiên nhiên trong
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư của Trần Thị Ánh Nguyệt; Thơ mới từ góc nhìn
sinh thái học văn hóa của Nguyễn Đăng Điệp, Văn xi Nguyễn Ngọc Tư từ
góc nhìn sinh thái của Nguyễn Thùy Trang, Đại học Huế.
2.3. Tất cả đã gợi cho chúng tôi hướng nghiên cứu rất mới mẻ, đó là
tìm hiểu vấn đề sinh thái trong văn xi Sương Nguyệt Minh. Việc tìm hiểu
vấn đề sinh thái trong văn xuôi Sương Nguyệt Minh rất có ý nghĩa, đặc biệt
trong bối cảnh hiện nay.
Đó là một hướng đi mới, hứa hẹn thu hoạch được những hạt giống tốt,
góp phần làm đa dạng hoạt động dạy học, tìm hiểu và nghiên cứu tác phẩm.
Nhất là khi gần đây vấn đề môi trường trở thành mối quan tâm hàng đầu của


4

xã hội. Trong chương trình ngữ văn ở THPT, bộ giáo dục có chủ trương tích
hợp giáo dục mơi trường khi giảng dạy tác phẩm văn học. Việc tìm hiểu tác
phẩm từ góc nhìn sinh thái sẽ có những đóng góp tích cực trong hoạt động
dạy học ở nhà trường trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Sương Nguyệt Minh là một nhà văn ln trăn trở, khao khát đổi mới
nghệ thuật. Ơng ln tìm tịi, dấn thân vào những lĩnh vực khác nhau để
khơng lặp lại chính mình. Với quan niệm “văn chương phải chạm tới thân
phận con người’’, nhà văn thành công ở cả ba thể loại: truyện ngắn, tiểu
thuyết, bút ký. Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi: Tác phẩm văn xuôi của
nhà văn Sương Nguyệt Minh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu vấn đề sinh thái trong văn xuôi Sương Nguyệt
Minh. Vì vậy, chúng tơi tập trung khảo sát các tác phẩm văn xuôi về vấn đề
sinh thái được in trong các tập sau của nhà văn Sương Nguyệt Minh:
Tập truyện ngắn Chợ tình, NXB Hội Nhà Văn
Tập truyện ngắn Mười ba bến nước, NXB Thanh Niên
Tập truyện ngắn Dị hương, NXB Hội nhà văn
Tập truyện ngắn Đi qua đồng chiều, NXB Thanh Niên
Tập truyện ngắn Đêm làng Trọng Nhân, NXB Quân Đội Nhân Dân
Tập truyện ngắn Người ở bến sông Châu, NXB Hội Nhà Văn
Tiểu thuyết Miền hoang, NXB Trẻ
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống: Đây là một trong những phương pháp cơ bản
của thi pháp học. Trong phạm vi luận văn, chúng tôi sử dụng phương pháp
này để hệ thống các yếu tố nghệ thuật trong các sáng tác của Sương Nguyệt
Minh, qua đó góp phần lí giải các biểu hiện của vấn đề sinh thái trong văn



5
xi của nhà văn, đồng thời tìm hiểu mối liên hệ giữa các yếu tố ấy. Phương
pháp này giúp chúng ta giải mã các giá trị thẩm mĩ trong tác phẩm của Sương
Nguyệt Minh.
- Phương pháp so sánh: Chúng tôi áp dụng phương pháp này để tìm
hiểu cách thức xây dựng cốt truyện, tình huống truyện của nhà văn Sương
Nguyệt Minh với cách xây dựng cốt truyện, tình huống truyện của các nhà
văn khác trong và ngoài nước để phát hiện những nét tương đồng cũng như
những nét riêng trong việc định hình phong cách của nhà văn Sương Nguyệt
Minh. Phương pháp này cho phép chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về nghệ
thuật cũng như nội dung trong các sáng tác của nhà văn.
- Phương pháp phân tích: Trong q trình thực hiện luận văn, chúng tơi
có trích dẫn nhiều đoạn, nhiều chi tiết, hình ảnh… trong các tác phẩm của nhà
văn Sương Nguyệt Minh nhằm mục đích làm sáng rõ những luận điểm được
đưa ra trong luận văn. Vì vậy, phương pháp phân tích được chúng tơi sử dụng
rất nhiều và xuyên suốt quá trình làm luận văn. Chính nhờ phương pháp này
mà luận văn có thêm chiều sâu trong nghiên cứu tác phẩm.
- Phương pháp liên ngành: Vấn đề sinh thái liên quan đến nhiều lĩnh
vực khác như: sinh học, địa lí, lịch sử… Vì vậy, việc sử dụng phương pháp
liên ngành giúp ích rất nhiều trong việc xâu chuỗi vấn đề một cách logic,
đồng thời giúp chúng ta có cái nhìn bao qt về vấn đề sinh thái trong văn học
Việt Nam từ sau 1975.
5. Đóng góp của luận văn
Bên cạnh các kết quả nghiên cứu khác, kết quả nghiên cứu của luận văn
sẽ góp phần hoàn chỉnh hơn bức tranh toàn cảnh về văn xuôi của Sương
Nguyệt Minh. Luận văn đi vào khám phá nội dung và nghệ thuật trong văn
xuôi Sương Nguyệt Minh để nhận thấy khuynh hướng sinh thái trong sáng
tác của nhà văn. Chỉ ra vai trò của vấn đề sinh thái trong văn học đối với xã
hội hiện nay. Nhất là trong giai đoạn này, khi vấn đề toàn cầu hóa văn học



6
rất có ý nghĩa nhân văn, góp phần thể hiện đặc trưng và chức năng của văn
học hiện nay.
Luận văn là cơng trình đầu tiên nghiên cứu về văn xi Sương Nguyệt
Minh từ góc nhìn sinh thái. Ngồi ra, với hướng nghiên cứu tác phẩm từ góc
nhìn sinh thái, luận văn sẽ là một tài liệu tốt trong hoạt động giảng dạy gắn
liền với cơng cuộc đổi mới tồn diện giáo dục, khi giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường trở thành mục tiêu hướng đến của nhiều tiết dạy.
Kết quả nghiên cứu của luận văn mang đến một cách tiếp cận mới cho
các tác phẩm văn học, mở ra hướng đánh giá, thẩm định giá trị nhân văn của
văn học từ góc nhìn sinh thái; đồng thời đánh thức cách ứng xử bình đẳng của
con người với mơi trường trong xã hội hiện nay.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận chung
Chương 2: Tư tưởng sinh thái trong văn xuôi Sương Nguyệt Minh
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện tư tưởng sinh thái trong văn xuôi Sương
Nguyệt Minh


7
Chƣơng 1
VĂN XUÔI SINH THÁI SAU NĂM 1975 VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG
TẠO CỦA NHÀ VĂN SƢƠNG NGUYỆT MINH
1.1. Các khái niệm tiền đề
1.1.1. Sinh thái học – ý thức sinh thái
Thuật ngữ Sinh thái học (Ecology) có nguồn gốc từ chữ Hy Lạp, bao
gồm hai phần, là "Oikos" chỉ nơi sinh sống, và "Logos" là học thuyết. Như

vậy Sinh thái học là học thuyết về nơi sinh sống của sinh vật, là môn học về
quan hệ tương hỗ sinh vật và môi sinh. Vào những năm cuối thế kỉ XX, các
nhà nghiên cứu đã chỉ ra đối tượng của Sinh thái học là tất cả các mối tương
tác giữa cơ thể sinh vật sống với mơi trường. Rồi từ đó có cách tiếp cận khác,
như Sinh thái học là khoa học về môi sinh (Environmental Biology).
Những kiến thức của Sinh thái học đã và đang đóng góp to lớn cho nền
văn minh của nhân loại trên cả hai khía cạnh, lí luận và thực tiễn. Sinh thái
học giúp chúng ta ngày càng hiểu biết sâu về bản chất của sự sống trong mối
tương tác với các yếu tố của môi trường, cả hiện tại và quá khứ, trong đó bao
gồm cuộc sống và sự tiến hoá cua con người. Sinh thái học còn tạo nên những
nguyên tắc và định hướng cho hoạt động của con người đối với tự nhiên để
phát triển nền văn minh ngày một hiện đại, không làm huỷ hoại đến đời sống
của sinh giới và chất lượng của mơi trường.
Con người là thành viên tích cực hay tiêu cực của mỗi hệ sinh thái nhất
định. Sự phồn vinh của loài người gắn liền với sự phồn vinh của các hệ sinh
thái đó. Con người cũng khơng thể tránh khỏi tai hoạ khi môi trường bị tàn
phá và suy kiệt, vì thế cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường và bảo
vệ sinh quyển. Sinh thái học hiện đại không chỉ là cơ sở khoa học mà còn là
phương thức tiếp cận chiến lược phát triển bền vững của xã hội con người và
của hệ thái dương bao la. Sinh thái và mơi trường cịn là phương tiện giúp ta


8
tối ưu hoá việc sử dụng các nguồn tài nguyên quy hoạch lãnh thổ tổng thể
phát triển lâu bền. Nó giúp ta dự đốn những biến đổi mơi trường trong tương
lai, nhìn nhận lại những khả năng thực sự của con người, thấy được những tác
động bất lợi của con người lên mơi trường. Từ đó tìm mọi biện pháp hữu hiệu
ngăn chặn cuộc khủng hoảng môi trường, cứu lấy hành tinh của chúng ta.
Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê: “sinh thái” là khái niệm dùng
để chỉ quan hệ giữa sinh vật và môi trường. Con người, xét về mặt tiến hóa có

nguồn gốc từ tự nhiên, là sản phẩm của tự nhiên - một sinh vật có tổ chức cao
nhất của vật chất. Theo đó, khái niệm sinh thái khơng chỉ nói đến các đối
tượng: sinh vật và môi trường tự nhiên, mà chủ yếu nhấn mạnh đến quan hệ
của các đối tượng ấy trong chỉnh thể sinh thái. Quan hệ đó có tính chất hai
chiều, tác động qua lại với nhau, phụ thuộc chặt chẽ vào nhau và có tính bình
đẳng giữa sinh vật và mơi trường. Các sinh vật tồn tại trong tự nhiên bao gồm
cả động thực vật và con người. Vì thế, để hệ sinh thái phát triển một cách
hoàn chỉnh và bền vững cần có sự tác động tích cực của bàn tay con người bởi
con người là động vật cao cấp nhất, có can thiệp sâu nhất vào mơi trưởng tự
nhiên. Nếu con người can thiệp vào tự nhiên một cách thô bạo sẽ dẫn đến
những nguy cơ sinh thái tiêu cực. Sự xuống cấp của hệ sinh thái sẽ tác động
ngược trở lại vào đời sống con người, điều này cũng khiến cho hệ sinh thái
mất ổn định, nói cách khác, nó sẽ khiến cho mối quan hệ giữa các sinh vật nói
chung và con người nói riêng với mơi trường mất cân bằng và bất ổn. Khi mối
quan hệ giữa con người và mơi trường khơng được điều hịa tất yếu sẽ xảy ra
những xung đột dẫn đến những hậu quả không mong muốn về mặt môi trường
sống, ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống của con người và các sinh vật khác
trong hệ sinh thái.
Từ sinh thái và sinh thái học, các học giả đã triển khai thành một quan
niệm giá trị mới, phản ánh sự phát triển hài hòa giữa con người với tự nhiên.


9
Đó là ý thức sinh thái (Ecological consciousness). Phạm Thị Ngọc Trầm đã
chỉ ra ý thức sinh thái là “sự nhận thức một cách tự giác của con người về tự
nhiên (các yếu tố của tự nhiên và quy luật hoạt động của chúng), về vị trí, vai
trị của con người trong mối quan hệ với tự nhiên và về trách nhiệm, nghĩa vụ
của con người trong việc điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ đó
hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của xã hội và sự đồng tiến hóa giữa
xã hội và tự nhiên” (Tạp chí Triết học, số 3, 2002).

Trong Rừng khơ, suối cạn, biển độc … và văn chương, Nguyễn Thị
Tịnh Thy đã thể hiện ý thức sinh thái nhấn mạnh con người và tất cả các sinh
mệnh khác đều là những thành viên bình đẳng trong hệ thống đại tự nhiên,
nhân loại không phải là chủ nhân của tự nhiên, tự nhiên cũng không phải là nô
lệ hoặc đối tượng tiêu dùng của nhân loại. Quan hệ giữa con người và tự
nhiên là quan hệ phát triển hài hịa,cộng sinh, cùng có lợi.
Trước thực trạng môi trường sinh thái đang bị khủng hoảng, việc nâng
cao ý thức sinh thái vô cùng cần thiết. Con người cần chung sống hài hòa với
tự nhiên, đề xướng văn minh sinh thái, những nhà khoa học nhân văn đã
nghiên cứu khoa học nhân văn từ góc nhìn sinh thái, trong đó bao gồm cả
những người nghiên cứu văn học. Những nhà nghiên cứu này sẽ nhìn nhận lại
ý thức sinh thái trong tác phẩm văn học, nghiên cứu sự phát triển của việc
sáng tác lẫn nghiên cứu văn học dẫn đến sự ra đời của văn học sinh thái và
phê bình sinh thái.
1.1.2. Sinh thái nhân văn
Viện trưởng Viện Tài ngun và mơi trường Hồng Văn Thắng cho
biết: Sinh thái nhân văn là khoa học nghiên cứu quan hệ giữa con người và
môi trường thiên nhiên ở mức độ hệ thống. Bao gồm hệ xã hội và hệ tự nhiên
(hệ sinh thái). GS.TS Lê Trọng Cúc, người có đóng góp rất lớn và góp phần
đưa ngành khoa học sinh thái nhân văn vào Việt Nam giải thích “Sinh thái


10
nhân văn là khoa học dựa trên nguyên tắc quan hệ có hệ thống giữa xã hội
lồi người (hệ xã hội) và môi trường thiên nhiên (hệ sinh thái) làm thành hệ
thống sinh thái nhân văn. Mục đích nghiên cứu của sinh thái nhân văn là tìm
hiểu và nhận biết các đặc điểm của mối quan hệ qua lại giữa các hệ thống này
với nhau và sự hình thành những hình thái đặc trưng trong hệ xã hội và hệ
sinh thái. Hệ sinh thái nhân văn tập hợp sự tác động của các nhân tố bao gồm
dân số, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, chính trị và các đối tượng xã hội

khác như giá trị, nguyện vọng, đạo đức, với các điều kiện môi trường tự nhiên
làm nảy sinh ra các quy luật động thái thống nhất tự nhiên – xã hội. Tự nhiên
và xã hội liên kết chặt chẽ trong khuôn khổ của một hệ thống sinh thái nhân
văn hồn thiện, mà hệ thống đó đã trải qua q trình lịch sử tiến hóa của tự
nhiên và sự phát triển của xã hội loài người. Sinh thái nhân văn nghiên cứu ở
mức độ hệ thống toàn vẹn, trang bị cho nó vũ khí để có thể đương đầu với các
vấn đề môi trường ngày càng tăng lên và các hệ thống tự nhiên – xã hội luôn
luôn thay đổi” (theo Nguyễn Thanh Hóa, Khai mở ngành sinh thái nhân văn ở
Việt Nam).
Sinh thái học nhân văn là bộ môn khoa học liên ngành, nghiên cứu về
mối quan hệ tương tác giữa con người với các hình thái xã hội của lồi người,
với mơi trường tự nhiên, mơi trường xã hội và môi trường nhân tạo khác do
con người tạo ra. Sinh thái học nhân văn khảo sát xem các hệ thống xã hội
của lồi người có liên quan và tác động tương hỗ như thế nào với hệ thống
các hệ sinh thái mà chúng phụ thuộc vào.
Xây dựng ý thức sinh thái là cách tiếp cận mới giúp giải quyết các vấn
đề thuộc lĩnh vực quan hệ qua lại và sự tác động lẫn nhau giữa xã hội và tự
nhiên. Việc tìm hiểu sinh thái học nhân văn sẽ giúp chúng ta nhận thức rõ về
các vấn đề mơi trường và nguy cơ sinh thái. Từ đó, con người cần phải thay
đổi cách ứng xử với tự nhiên, phải lựa chọn cách ứng xử cho hợp lí để giải


11
quyết xung đột giữa nhu cầu sống, nhu cầu môi trường trong sạch và cố gắng
đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Quan tâm đến môi trường thực chất là quan tâm đến các giá trị nhân văn
và sự phát triển bền vững. Bảo vệ sinh thái chính là bảo vệ con người. Chủ
nghĩa nhân văn sinh thái do phê bình sinh thái đề xuất không tách rời tự nhiên
với con người mà hòa hợp con người với tự nhiên, con người là một phần
cộng sinh của tạo hóa.

1.2 . Khuynh hƣớng văn xuôi sinh thái sau năm 1975
1.2.1. Khái lược văn xuôi sau năm 1975
Văn học từ sau năm 1975 đã tồn tại và phát triển trong điều kiện hoàn
cảnh lịch sử và xã hội khác biệt so với thời chiến tranh. Điều này đã phát huy
cá tính sáng tạo mạnh mẽ của các nhà văn, nhà thơ. Có thể nói rằng, so với
thơ thì văn xi giai đoạn này chiếm vị trí ưu trội.
Khoảng 5 năm đầu, dư âm của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
và tác động của hai cuộc chiến tranh biên giới khiến cho văn xi cơ bản
“trượt theo qn tính cũ” (Ngun Ngọc). Đề tài chiến tranh và những vấn đề
thời sự - chính trị vẫn là mối quan tâm hàng đầu của văn học giai đoạn này:
Miền cháy (Nguyễn Minh Châu), Trong cơn gió lốc (Khuất Quang Thụy), Họ
cùng thời với những ai (Thái Bá Lợi), Năm 75 họ đã sống như thế (Nguyễn
Trí Huân), Kí sự miền đất lửa (Nguyễn Sinh và Vũ Kì Lân), Đất trắng (Tập 1
– Nguyễn Trọng Oánh)… Một số tác phẩm dành sự quan tâm nhiều hơn cho
thời hậu chiến như q trình hịa hợp dân tộc, những vấn đề đạo đức mới nảy
sinh trong quan hệ thường nhật… như: Tháng ba ở Tây Nguyên, Cha và con
và… của Nguyễn Khải, Lửa từ những ngôi nhà của Nguyễn Minh Châu;
Những khoảng cách còn lại của Nguyễn Mạnh Tuấn, Hai người trở lại trung
đoàn của Thái Bá Lợi… Đến nửa đầu thập kỉ 80, nhu cầu đổi mới của văn
xuôi sau năm 1975 rõ dần. Từ năm 1986, nhu cầu đổi mới bùng nổ trong văn


12
xuôi thành cao trào sôi nổi với nhiều cây bút tiêu biểu như Nguyễn Khải,
Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, các tác giả trẻ hơn như Nguyễn Huy
Thiệp, Phạm Thị Hồi, Phạm Hoa, Hịa Vang…
Văn xi sau năm 1975 nổi bật ba khuynh hướng chính: khuynh hướng
nhận thức lại hiện thực, khuynh hướng đạo đức thế sự và khuynh hướng triết
luận. Khuynh hướng nhận thức lại thường lấy quá khứ làm đối tượng phân
tích, khơng phải tồn bộ q khứ mà là những phần khuất lấp, chưa được đề

cập đến. Theo tinh thần này, chiến tranh cũng được nhận thức lại. Bên cạnh
những chiến công vang dội thể hiện niềm kiêu hãnh và tự hào dân tộc, chiến
tranh còn được đong đếm bằng những mất mát, hy sinh và những bi kịch của
người lính. Đó chính là yếu tố làm nên chiều sâu cho những tác phẩm Người
sót lại của rừng cười của Võ Thị Hảo, Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh,
Bến trần gian của Lưu Sơn Minh, Cỏ Lau của Nguyễn Minh Châu…
Những tác phẩm thuộc khuynh hướng đạo đức thế sự thường lấy đề tài
trực tiếp từ đời sống hiện tại, những câu chuyện hằng ngày, những quan hệ
nhân sinh… Qua đó, nhà văn săn tìm ý thức về nhân cách. Có thể kể đến
thành cơng của những tác phẩm Hai người trở lại trung đoàn (Thái Bá Lợi),
Sống với thời gian hai chiều (Vũ Tú Nam), Trái cam trong lòng tay (Nguyễn
Kiên), Bức tranh (Nguyễn Minh Châu), Chim én bay (Nguyễn Trí Huân),
Trương Chi (Nguyễn Huy Thiệp)… Khuynh hướng này đã thu hút nhiều
người viết và tạo nên những dấu ấn riêng của thế hệ nhà văn sau năm 1975.
Văn xuôi sau năm 1975 với cảm hứng triết luận hướng mạnh vào các
vấn đề thế sự mong khám phá quy luật nhân sinh từ cái hằng ngày. Bến quê
của Nguyễn Minh Châu, Thiên sứ của Phạm Thị Hồi, Một cõi nhân gian bé
tí của Nguyễn Khải, Kẻ sát nhân lương thiện của Lại Văn Long… Văn xi
sau năm 1975 đang cố gắng tiến về phía trước bằng khát vọng đổi mới, sáng
tạo của nhiều nhà văn, góp phần đưa văn học Việt Nam theo xu hướng tồn
cầu hóa.


13
Bên cạnh các khuynh hướng nhận thức lại hiện thực, khuynh hướng
đạo đức thế sự và khuynh hướng triết luận, văn học Việt Nam sau năm 1975
xuất hiện khuynh hướng văn xuôi sinh thái. Khuynh hướng này thể hiện ở
việc xuất hiện các chủ đề sinh thái, có lực lượng sáng tác riêng và có những
thay đổi đáng kể trong những thể nghiệm nghệ thuật vận động về phía sinh
thái. Những ý tưởng sinh thái của các nhà văn như Nguyễn Minh Châu,

Nguyễn Huy Thiệp, Trần Duy Phiên, Nguyễn Khắc Phê, Sương Nguyệt
Minh… đã rung lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ sinh thái và hiểm họa
môi trường trên tồn cầu.
1.2.2.Những tiền đề hình thành khuynh hướng văn xi sinh thái sau 1975
Hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ đã đi qua nhưng những
hậu quả của chiến tranh vẫn cịn hằn sâu vết thương lên mơi trường và cuộc
sống con người. Chiến tranh đã hủy diệt môi trường thiên nhiên: bom đạn,
chất độc da cam… Những cánh rừng bị cháy trụi, những dịng sơng mà đến
nay bom đạn vẫn còn, nhiều nơi trở thành những vùng đất chết, hoang vu…
Không những vậy, chất độc da cam vẫn đang hoành hoành, hủy hoại biết bao
nhiêu hạnh phúc gia đình, hủy họa những thế hệ tương lai. Nỗi đau do chiến
tranh vẫn còn dai dẳng, bám riết cuộc đời con người.
Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra cũng góp phần thúc
đẩy sự gia tăng ơ nhiễm mơi trường. Các khu cơng nghiệp, nhà máy, xí
nghiệp và phương tiện giao thông hàng năm đã thải vào không khí hàng trăm
loại khí thải làm ơ nhiễm khơng khí. Không chỉ vậy, nguồn nước cũng bị ô
nhiễm nghiêm trọng khi việc xử lí chất thải khơng đạt, nước thải, khí thải và
các chất rắn thải khơng qua xử lí trực tiếp đổ ra mơi trường. Diện tích rừng
ngày càng thu hẹp kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng như lũ quét, sạt lỡ
đất... Không chỉ vậy, việc lạm dụng và sử dụng khơng hợp lí các loại hóa chất
trong sản xuất nơng nghiệp cũng dẫn đến tình trạng ơ nhiễm đất. Ơ nhiễm mơi


14
trường thật sự là một vấn nạn cần được khắc phục để có thể trả lại màu xanh
vốn có cho trái đất. Trách nhiệm ấy không thuộc về một ai mà thuộc về tất cả
mọi người.
Biến đổi khí hậu mà biểu hiện chính là sự nóng lên tồn cầu và mực
nước biển dâng, là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại
trong thế kỷ 21. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia

tăng ở hầu hết các nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình
tồn cầu tiếp tục tăng nhanh và đang là mối lo ngại của các quốc gia trên thế
giới. Nếu con người không nhận thức sâu sắc về biến đổi khí hậu và khắc
phục hậu quả, trong tương lai chúng ta phải đối mặt với những thách thức lớn:
mất đa dạng sinh học, chiến tranh lương thực và nước ngọt, dịch bệnh tràn
lan, hạn hán, bão lụt, những đợt nắng nóng gay gắt,… sẽ diễn ra thường
xun hơn.
Trước những vấn đề mang tính tồn cầu và cấp thiết ấy, văn học khơng
thể đứng ngồi cuộc. Tác động đến con người dù chỉ là ý thức cũng góp phần
cải thiện tích cực những vấn đề mơi trường hiện nay. Trong Sáng tác và phê
bình sinh thái – tiềm năng cần khai thác của văn học Việt Nam, Nguyễn Thị
Tịnh Thy đã viết rằng: Một tác phẩm văn học sinh thái không chỉ đơn thuần
miêu tả tự nhiên hoặc hệ sinh thái, mà quan trọng hơn là phải có đầy đủ tư
tưởng sinh thái và góc nhìn sinh thái. Văn học sinh thái đặc biệt chú trọng đến
trách nhiệm và nghĩa vụ của con người đối với tự nhiên, khẩn thiết kêu gọi
con người bảo vệ vạn vật trong tự nhiên và duy trì cân bằng sinh thái, nhiệt
tình ca ngợi sự hy sinh của con người vì lợi ích của chỉnh thể sinh thái. Rất
nhiều tác giả tuyên chiến với chủ nghĩa nhân loại trung tâm, nhị nguyên luận,
các quan điểm chinh phục và thống trị tự nhiên, quan điểm sức mạnh của dục
vọng, phát triển là trên hết, chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa tiêu dùng, cải tạo tự
nhiên, phá vỡ cân bằng sinh thái… Ngoài ra, bằng sức tưởng tượng và sự


15
nhạy cảm của nhà văn, những tác phẩm viễn tưởng cịn có thể dự báo những
thảm họa sinh thái, cảnh báo nhân loại về các nguy cơ sinh thái [59].
Giai đoạn văn học 1945 – 1975 đã bắt đầu hình thành ý thức sinh thái
trong văn học. Trong giai đoạn văn học này, biểu hiện của ý thức sinh thái rõ
nhất qua tình yêu quê hương, đất nước. Rất nhiều tác phẩm đã ca ngợi vẻ đẹp
của thiên nhiên quê nhà (Vợ chồng A Phủ - Tơ Hồi, Người lái đị sơng Đà –

Nguyễn Tn, Hương cỏ mật – Đỗ Chu, Mùa hoa doi – Xuân Quỳnh, Đồng chí
– Chính Hữu, Đất nước – Nguyễn Đình Thi, Mẹ vắng nhà – Nguyễn Thi, Hòn
đất – Anh Đức, Vườn trong phố - Lưu Quang Vũ…). Văn xuôi giai đoạn này
cũng tập trung vào mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Tự nhiên và
con người có cùng tiếng nói. Thiên nhiên là nền cảnh, con người là trung tâm
(Người lái đị sơng Đà – Nguyễn Tn, Mùa Lạc – Nguyễn Khải, Lặng lẽ Sa
Pa – Nguyễn Thành Long, Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi…).
Văn xi 1945 - 1975 cũng viết về chiến tranh, về sự tàn phá của bom đạn với
môi trường (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành, Cánh đồng hoang – Nguyễn
Quang Sáng, Giấc mơ ông lão vườn chim – Anh Đức, Dấu chân người lính –
Nguyễn Minh Châu…) nhưng chủ yếu để tố cáo tội ác của kẻ thù.
Sau 1975, theo quán tính cũ, rất nhiều tác phẩm viết về đề tài chiến
tranh như Miền cháy – Nguyễn Minh Châu, Lời hứa thời gian của Nguyễn
Quang Thiều, Trong cơn gió lốc của Khuất Quang Thụy, Năm 75 họ đã sống
như thế của Nguyễn Trí Huân, Thập giá giữa rừng sâu của Trần Duy Phiên…
Có thể nhận thấy ở giai đoạn văn học sau 1975, rất nhiều tác phẩm văn học
viết về sức tàn phá của chất độc da cam. Tiêu biểu như Người còn sót lại của
rừng cười – Võ Thị Hảo, Mười ba bến nước của Sương Nguyệt Minh, Ngọa
Sinh – Võ Thị Xuân Hòa… Chiến tranh đã lùi xa nhưng con người ngày càng
nhận thức rõ chiến tranh đã hủy hoại môi trường nặng nề đến thế nào.
Nhiều sáng tác của Nguyễn Quang Thiều, Duy Khán… xoay quanh


16
biểu hiện hồi niệm về vẻ đẹp thơn q. Về sau, các tác phẩm quan tâm hơn
đến các vấn đề xã hội, hướng về đô thị, những vấn đề nảy sinh trong q trình
cơng nghiệp hóa (Kí sự làng, Phố làng – Đỗ Nhật Minh, Khách đến Nha
Trang, Ngọc Đất – Hoàng Minh Tường, Sâm cầm Hồ Tây – Sương Nguyệt
Minh…); những bất công nảy sinh từ mối quan hệ giữa con người và tự nhiên
(Bãi vàng, Tiền rừng, Chuyện cũ từ rừng, Màu của bóng tối, Trầm hương…Nguyễn Trí, Biển và chim bói cá – Bùi Ngọc Tấn, Đá đỏ - Vũ Thi), sự liên hệ

giữa bất công của phụ nữ và tự nhiên (Mùi cọp, Mùa săn – Qúy Thể, Trăm
năm còn lại – Trần Duy Phiên, Lúa hát – Võ Thị Xuân Hà…). Bám sát hiện
thực, văn học đã thể hiện những vấn đề nổi cộm lúc bấy giờ như tàn phá thiên
nhiên, đơ thị hóa, các giá trị đạo đức truyền thống bị băng hoại, mặt trái của
văn minh tác động đến cuộc sống con người…
Văn xuôi sinh thái quy tụ nhiều cây bút tài năng, đi sâu khai thác hiện
thực ở góc nhìn mới phù hợp với xu thế tồn cầu hóa văn học của nhân loại
như: Nguyễn Minh Châu (Một lần đối chứng, Sống mãi với cây xanh),Trần
Duy Phiên (Kiến và người, Mối và người, Nhện và người), Nguyễn Huy
Thiệp (Sói trả thù, con sói lớn nhất, Thương nhớ đồng q, Những bài học
nơng thơn…), Nguyễn Ngọc Tư (Cánh đồng bất tận, Sơng)… Có thể kể đến
sự đóng góp của nhiều cây bút nữ như: Hà Thị Cẩm Anh (Giải vía, Đối thoại
với bất tử…); Đồn Lê (A touris xóm chùa, Giường đơi xóm chùa…), Quế
Hương (Tre hoa nở, Tí bụi, Cội mai lưu lạc, Những chiếc lá hình giọt lệ…);
Dạ Ngân (Con chó và vụ li hôn); Võ Thị Xuân Hà (Lúa hát, Đàn sẻ ri bay
ngang trời…), Đỗ Bích Thủy (tập truyện ngắn Tiếng đàn mơi sau bờ rào đá,
tiểu thuyết Bóng của cây sồi); Trần Thanh Hà (Miền cỏ hoang, Sông ơi…),
Hồ Thị Ngọc Hoài (Thung Lam)… đã đi sâu hơn và đề cập đến nhiều vấn đề
sinh thái.
Văn xuôi sinh thái từ chỗ có những nhà văn viết về nhiều chủ đề trong


17
đó có chủ đề sinh thái thì hiện nay đã có nhiều nhà văn chuyên sâu hơn về
mảng này. Về lực lượng sáng tác, từ chỗ chỉ có vài tác phẩm lẻ tẻ văn xi đã
có một loạt các tác giả chuyên sâu về vấn đề sinh thái. Như vậy, sau 1975 đã
hình thành khuynh hướng văn xi sinh thái, lúc đầu cịn tản mác chìm lấp
trong nhiều chủ đề khác nhưng càng về sau, các tác phẩm càng thể hiện các
triết lí sâu sắc và đề cập đến nhiều khía cạnh của mơi trường và con người.
Sáng tác của các nhà văn đã đưa nền văn xuôi nước ta hịa nhập xu thế tồn

cầu hóa, phản ánh những vấn đề bức thiết của nhân loại và kêu gọi sự thay đổi
của con người trong cách đối xử với tự nhiên…
1.3. Phê bình sinh thái
1.3.1.Khái niệm phê bình sinh thái
Có nhiều thuật ngữ khác được dùng cùng với phê bình sinh thái
(Ecocricism): Nghiên cứu văn học và môi trường (Studies of literature and
environment), sinh thái học văn học (Literary ecology), Thi pháp sinh thái
(Ecopoetics), phê bình văn học mơi trường (Environmental litrerary critism),
phê bình xanh (green studies) hay phê bình văn hóa xanh (Green cultural
studies). Hai thuật ngữ phê bình sinh thái (Ecocricism) và nghiên cứu văn học
và môi trường được sử dụng rộng rãi nhất (Studies of literature and
environment).
Các học giả trên thế giới đã đưa ra khá nhiều khái niệm về phê bình
sinh thái. Joseph Meeker định nghĩa thuật ngữ sinh thái học văn học như sau
“Sinh thái học văn học là nghiên cứu về chủ đề và mối quan hệ của sinh vật
học xuất hiện trong tác phẩm văn học”. William Rueckert lại định nghĩa sinh
thái học văn học là “kết hợp văn học và sinh thái học”, “cung cấp khái niệm
sinh thái và sinh thái học cho nghiên cứu văn học”, “cung cấp khái niệm sinh
thái học cho việc đọc, giảng dạy và sáng tác văn học để từ đó phát triển thành
mơn thi pháp sinh thái” [63].


18
Karl Kroeber nêu rõ hơn: “Phê bình sinh thái khơng lấy phương pháp
nghiên cứu của sinh thái học, sinh hóa học, toán học hay phương pháp
nghiên cứu của bất kỳ mơn khoa học tự nhiên nào để phân tích văn học. Nó
chỉ lấy khái niệm cơ bản nhất của triết học sinh thái đưa vào phê bình văn
học” [63, tr.140]. Có nghĩa rằng, phê bình sinh thái khơng xuất phát từ sinh
thái học mà xuất phát từ triết học sinh thái, dưới sự dẫn dắt của tư tưởng
triết học sinh thái.

Năm 1990, trong cơng trình (Những) giá trị của văn học (The
Value(s) of Literature), James S. Hans đưa ra định nghĩa: “Phê bình sinh
thái là nghiên cứu văn học (và các ngành nghệ thuật khác) từ bối cảnh xã
hội và địa cầu. Văn học không phải là một lĩnh vực tồn tại riêng và cách
biệt với thế giới bên ngoài. Vì vậy, nếu chúng ta nghiên cứu văn học giới
hạn trong bản thân nó thì sẽ làm cản trở mối liên hệ rất quan trọng của văn
học với các hệ thống khác, mà chính những mối liên hệ đó đã kết hợp sự
biểu đạt quan niệm giá trị của chúng ta” [63, tr.140]. Định nghĩa này xác
định diện khảo sát của phê bình sinh thái khơng giới hạn ở lĩnh vực xã hội
và mối quan hệ giữa con người và tự nhiên mà còn mở rộng ra mối quan hệ
giữa sinh thái trên trái đất này với con người. Định nghĩa thể hiện rõ sự
nhận thức của James S.Hans về tính quyết định của văn hóa xã hội đối với
mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.
Năm 1994, tại hội thảo khoa học về phê bình sinh thái ở thành phố Salt
Lake (Mỹ), Scott Slovic đã đưa ra một định nghĩa về phê bình sinh thái và
được đánh giá cao. “Phê bình sinh thái là chỉ hai phương diện nghiên cứu:
Vừa có thể sử dụng bất kỳ một phương pháp nghệ thuật nào để nghiên cứu lối
viết tự nhiên, vừa có thể khảo sát cặn kẽ hàm nghĩa sinh thái và mối quan hệ
giữa con người với tự nhiên trong bất cứ văn bản văn học nào, cho dù những
văn bản ấy thoạt nhìn có vẻ như rõ ràng miêu tả thế giới phi nhân loại. Điểm


19

nóng của nghiên cứu mới này phản ánh nhận thức ngày càng lớn của xã hội
đương đại về tầm quan trọng và tính dễ bị tổn thương của thế giới phi nhân
loại” [63, tr142]. Từ sự khởi xướng của Scott Slovic và những học giả khác,
giữa thập niên 1990 đến nay, phê bình sinh thái đã gặt hái được nhiều thành
tựu trên phương diện nghiên cứu các tác phẩm kinh điển từ góc nhìn sinh thái.
Năm 1996, trong lời giới thiệu cho Tuyển tập phê bình sinh thái: Các

mốc quan trọng trong sinh thái học văn học (The Ecocriticism Reader:
Landmarks in Literary Ecology), giáo sư Cheryll Glotfelty – nhà phê bình
sinh thái đầu tiên của Mỹ đưa ra định nghĩa về phê bình sinh thái như sau:
“Phê bình sinh thái là khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và mơi
trường tự nhiên” [63, tr.142]. Có thể nhận thấy, định nghĩa của giáo sư
Cheryll Glotfelty thể hiện rất rõ sứ mệnh của phê bình sinh thái là thơng qua
văn học thẩm định lại văn hóa nhân loại và truy tìm nguy cơ sinh thái.
Trong tiểu luận Một số nguyên tắc của phê bình sinh thái (Some
Principles of Ecocriticism), từ góc độ của từ nguyên, William Howarth đã
định nghĩa phê bình sinh thái thành “phán quyết việc nhà”. “Eco (sinh thái) và
Critic (nhà phê bình) đều có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, xuất phát từ oikos và
kritis. Ý nghĩa của hai từ này ghép lại chính là “phán quyết việc nhà” (house
judge). Điều này sẽ khiến rất nhiều người yêu thích lối viết xanh và đề tài
hướng về thế giới bên ngoài lấy làm kinh ngạc. Cụm từ “phán quyết việc nhà”
có thể được giải thích dài dịng và quanh co như sau: Nhà phê bình sinh thái
là “người đánh giá những ưu nhược tốt xấu trong các tác phẩm miêu tả ảnh
hưởng của văn hóa đến tự nhiên, chủ trương ca ngợi tự nhiên, lên án kẻ tàn
phá tự nhiên và thơng qua hành động chính trị để làm giảm bớt sự thương
tổn của tự nhiên” [63, tr.147]. Định nghĩa của William Howarth nhấn mạnh
mục đích của phê bình sinh thái và nhấn mạnh việc tuân thủ theo các quy
luật tự nhiên.


20
Giáo sư Lawrence Buell của đại học Harvard trong chuyên luận Tưởng
tượng môi trường: Thoreau, sáng tác tự nhiên và sự hình thành văn hóa Mỹ
(The Environmental Imagination: Thoreau, Nature Writing and the
Formation of American Culture) đã đưa ra định nghĩa sau: “Từ tinh thần thực
tiễn của chủ nghĩa bảo vệ môi trường, tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa
văn học và môi trường”. Theo ông, đây là “một lĩnh vực học thuật lớn và còn

tiếp tục phát triển”, “một nghiên cứu đa hình thức”, “lấy vấn đề mơi trường
làm tiêu điểm” [63, tr.149].
Từ việc phân tích những định nghĩa của các học giả Âu Mỹ, Vương
Nặc cho rằng phê bình sinh thái cần có một định nghĩa mới, đó là “Phê bình
sinh thái là phê bình văn học nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và tự
nhiên từ định hướng tư tưởng của chủ nghĩa sinh thái, đặc biệt là chủ nghĩa
chỉnh thể sinh thái. Nó phải phơi bày nguồn gốc văn hóa tư tưởng của nguy
cơ sinh thái được phản ánh trong tác phẩm văn học, đồng thời khám phá thẫm
mĩ sinh thái và biểu hiện nghệ thuật của nó trong tác phẩm”.
Tổng hợp các định nghĩa nêu trên và trên cơ sở phân tích định nghĩa
của Vương Nặc, Nguyễn Thị Tịnh Thy, trong Rừng khô, suối cạn, biển độc…
và văn chương đã đề xuất định nghĩa phê bình sinh thái như sau: “Phê bình
sinh thái là phê bình văn học nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và tự
nhiên từ định hướng tư tưởng của chủ nghĩa sinh thái, đặc biệt là chủ nghĩa
chỉnh thể sinh thái thông qua việc khám phá thẫm mĩ sinh thái và biểu hiện
nghệ thuật của nó trong tác phẩm” [63, tr.153].
1.3.2. Những khởi đầu mới mẻ ở Việt Nam
Hiện nay, lý thuyết, khuynh hướng phê bình sinh thái đã bắt đầu được
dịch thuật và giới thiệu ở Việt Nam. Tháng 3 năm 2011, Karen Thronber sang
Việt Nam trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế 2011 Tiếp cận văn học châu Á từ
lý thuyết phương Tây hiện đại: vận dụng, tương thích, thách thức và cơ hội.


21
Bài giảng Ecocriticism của bà tại Viện Văn học giới thiệu một cách tổng quát
về bản chất, ý nghĩa và tiến trình của nghiên cứu văn chương mơi trường và
sau đó phân tích những điểm cơ bản mà phê bình sinh thái quan tâm.
Bản dịch của Trần Ngọc Hiếu Những tương lai của phê bình sinh thái
và văn học của Karen Thornber trong tập Phê bình sinh thái Đơng Á: Tuyển
tập phê bình (Các nền văn học, văn hóa và môi trường (East Asian

Ecocriticisms. A Critical Reader (Literatures, Cultures, and he Enviroment,
2013) đã cung cấp cho chúng ta những triển vọng của phong trào này. Karen
Thornber đã sáng tạo ra khái niệm – ecoambiguity (mơ hồ sinh thái) – như
một khái niệm phản ánh đặc trưng phổ biến của diễn ngơn về mơi trường,
thiên nhiên trong các nền văn hóa Đơng Á, khơng phải Đơng Á có một truyền
thống gắn bó với tự nhiên, chỉ đến thế kỉ XIX bắt đầu xảy ra tình trạng suy
thối mà “thực chất, các xã hội Đông Á đã kế thừa cả hàng ngàn năm mơi
trường bị thối hóa nghiêm trọng” từ đó dẫn đến những ngộ nhận không nhỏ
trong ý thức và cách ứng xử đối với môi trường của con người trong khu vực
[45, trang 173].
Bản dịch của Trần Thị Ánh Nguyệt lấy từ lời giới thiệu của Cheryll
Glotfelty trong Tuyển tập phê bình sinh thái: Các mốc quan trọng trong sinh
thái học văn học do Cheryll Glotfelty và Harold Fronm chủ biên giúp chúng
ta hiểu hơn về nghiên cứu văn học trong thời đại khủng hoảng môi trường.
Cheryll Glotfelty đã chỉ ra “chúng ta chỉ có duy nhất một trái đất mà thơi”. Và
“bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng chủng tộc, giai cấp, và giới tính trở thành
những vấn đề nóng bỏng vào những năm cuối thế kỷ XX. Thế nhưng, bạn sẽ
không bao giờ biết được rằng sự sống của trái đất – cái nền tảng đang làm
nhiệm vụ chống đỡ tất cả những hệ thống ấy – là cái đang nằm sâu bên dưới
tất cả những giao tranh căng thẳng đó”. Cheryll Glotfelty cho rằng “Phê bình
sinh thái đặt ra vấn đề quan hệ nối kết giữa tự nhiên và văn hóa, đặc biệt là sự


22
tạo tác văn hóa của ngơn ngữ và văn học. Như là một quan điểm phê bình,
phê bình sinh thái đặt một chân ở văn học và chân kia trên mặt đất; như là
một diễn ngơn lý thuyết, phê bình sinh thái dàn xếp giữa con người và thế
giới phi nhân”. Bà cũng kêu gọi hành động vì mơi trường, bởi chúng ta “đã đi
tới thời đại môi trường cạn kiệt, một thời đại mà hậu quả hành động của con
người đang tàn phá hành tinh. Chúng ta đã tới thời đại đó. Hoặc là chúng ta

phải thay đổi chính mình hoặc sẽ phải đối mặt với thảm họa tồn cầu”.
Bài Phê bình sinh thái – cội nguồn của sự phát triển (2012) của Đỗ
Văn Hiểu đã tổng hợp phong trào phê bình sinh thái trên thế giới. Bài Phê
bình sinh thái – Khuynh hướng nghiên cứu văn học mang tính cách tân
(2012) cũng của Đỗ Văn Hiểu chỉ ra một số cách tân bản chất của phê bình
sinh thái trên phương diện tư tưởng nòng cốt, sứ mệnh, nguyên tắc thẫm mĩ,
đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Theo Đỗ Văn Hiểu, “phê bình sinh thái đề
xuất lấy trung tâm luận làm nền tảng tư tưởng”. Và “tư tưởng hạt nhân của
chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái là coi lợi ích chỉnh thể của hệ thống sinh thái là
giá trị cao nhất; lấy sự có ích hay khơng có ích đối với việc bảo vệ, duy trì
hồn chỉnh, hài hịa, ổn định, cân bằng hệ thống sinh thái làm thước đo, tiêu
chuẩn cao nhất để đánh giá sự phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế và tiến bộ
khoa học kĩ thuật cũng như phương thức sống của nhân loại”. Phê bình sinh
thái mang một sứ mệnh mới là nhìn nhận lại văn hóa nhân loại, tiến hành phê
phán văn hóa, chỉ ra căn nguyên văn hóa tư tưởng dẫn đến nguy cơ sinh thái.
Phê bình sinh thái xây dựng trên nguyên tắc mĩ học riêng. Thẩm mĩ sinh thái
mang tính tự nhiên. Trong thẩm mĩ sinh thái, khơng tồn tại quan hệ chủ thể khách thể, con người cảm nhận tự nhiên, thiết lập quan hệ chủ thể tương giao
với đối tượng thẫm mĩ. Thẩm mĩ sinh thái đề cao tính chỉnh thể “cái gì có lợi
cho sự ổn định, hài hòa của hệ thống sinh thái mới là đẹp; phá hoại chỉnh thể,
phá hoại sự ổn định sinh thái sẽ bị coi là xấu”. Thẩm mỹ sinh thái “còn đề cao


23
nguyên tắc dung nhập”. Thẩm mỹ sinh thái yêu cầu tinh thần và thể xác thấu
nhập vào tự nhiên, hòa với tự nhiên làm một. Theo Đỗ Văn Hiểu, phê bình
sinh thái ra đời đã mang đến cho nghiên cứu văn học, mỹ học một góc nhìn
mới, khai mở một không gian mới, mang đến một động lực phát triển mới, bổ
sung cho những khoảng trống trong nghiên cứu văn học từ trước đến nay.
Nguyễn Thị Tịnh Thy trong bài Phê bình sinh thái – nhìn từ lý thuyết
giải cấu trúc (2013) đã chỉ ra phê bình sinh thái mang cảm quan hậu hiện đại.

Nội hàm căn bản của phê bình sinh thái là tính giải cấu trúc mạnh mẽ, biểu
hiện ở các đặc điểm lệch tâm, tản quyền, cái chết của chủ thể, lật đổ và tái
thiết, tính đối thoại… Từ sự hoài nghi và phản đối “chủ nghĩa nhân loại trung
tâm”, các nhà phê bình sinh thái đã dịch chuyển trung tâm bằng sự đề cao
“sinh vật trung tâm”, “trái đất trung tâm”, “sinh thái trung tâm”. Sinh thái học
hiện đại xem thế giới là một hệ thống sinh thái phức hợp của con người – xã
hội – tự nhiên. Ngoài việc chỉ ra những hậu quả của văn minh công nghiệp,
của chủ nghĩa nhân loại trung tâm cực đoan, chủ nghĩa chinh phục tự nhiên,
chủ nghĩa bá quyền, hưởng lạc… là tài nguyên cạn kiệt, môi trường bị phá
hoại, giàu nghèo cách biệt…, phê bình sinh thái cịn chủ trương tái thiết mơi
trường. Phê bình sinh thái cũng phản đối tính độc đốn, nhấn mạnh tính chất
đa điểm nhìn, đa chủ thể, đa thanh. Trong phê bình sinh thái, tự nhiên không
chỉ là đối tượng thể hiện của văn học mà còn là chủ thể sáng tạo nguyên thủy
của văn học. Vì vậy, vận dụng lý luận đối thoại vào văn học sinh thái nói
riêng và sáng tác nghệ thuật nói chung sẽ giúp chúng ta tìm hiểu mối quan hệ
giữa con người với tự nhiên. Giải cấu trúc trong phê bình sinh thái là những
tín hiệu nhận biết sự cách tân, sự phản tư của một trào lưu văn học gắn với
những vấn đề thiết thực trong đời sống nhân loại mang tính tồn cầu.
Việc ứng dụng phê bình sinh thái trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam
thể hiện sự khởi đầu mới mẻ của khuynh hướng văn học này. Có thể kể đến


24
những bài viết như sau: Mùa xuân, sinh thái và văn chương (Huỳnh Như
Phương); Thơ mới từ góc nhìn sinh thái học văn hóa (Nguyễn Đăng Điệp);
Nghiên cứu phê bình sinh thái hiện đại và di sản văn hóa: nhìn từ cách Sinh
thái học tìm về Tam giáo (Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo) của Trần Hải Yến;
Sáng tác và phê bình sinh thái – tiềm năng cần khai thác của văn học Việt
Nam (Nguyễn Thị Tịnh Thy); Cái tự nhiên trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp từ góc nhìn phê bình sinh thái (Đặng Thị Thái Hà); Hình tượng lồi vật

trong văn xi Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái (Trần
Thị Ánh Nguyệt); Luận văn thạc sĩ Cái tự nhiên từ điểm nhìn phê bình sinh
thái (Qua tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn
Ngọc Tư) của Đặng Thị Thái Hà; Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy
Thiệp nhìn từ lí thuyết phê bình sinh thái (Vũ Minh Đức); Tơtem sói của
Khương Nhung nhìn từ lí thuyết phê bình sinh thái (Nguyễn Thị Tịnh Thy)…
1.4. Văn xuôi Sƣơng Nguyệt Minh
1.4.1. Đề tài sáng tác phong phú
Nhà văn Sương Nguyệt Minh, sinh ngày 15-9-1958, tên thật là Nguyễn
Ngọc Sơn, quê ở Yên Mỹ, n Mơ, Ninh Bình. Lúc đầu, nhà văn lấy bút danh
là Sơn Nguyệt Minh (Lấy tên Sơn của nhà văn, tên vợ là Nguyệt và tên con
trai là Minh, ghép lại thành Sơn Nguyệt Minh). Dạo mới viết, nhà văn hay in
ở báo Quân đội nhân dân, bài gửi đi đến khi báo ra cứ thành Sương Nguyệt
Minh. Từ đó, nhà văn đành lấy bút danh là Sương Nguyệt Minh, và bút danh
ấy tồn tại đến bây giờ.
Ông là nhà văn quân đội, đến với nghiệp văn chương khá muộn màng,
năm 1992, lần đầu tiên có truyện ngắn (Nỗi đau dịng họ) đăng trên Tạp chí
văn nghệ qn đội. Nhưng Sương Nguyệt Minh đã chứng tỏ khả năng của
mình sau đó, góp mặt vào đội ngũ những nhà văn tiêu biểu sau năm 1975 với
những đổi mới, sáng tạo.


25
Các nhà phê bình văn học tìm ra con đường vận động trong văn chương
của Sương Nguyệt Minh đi từ “hiện thực – lãng mạn” đến “hiện thực – lãng
mạn và kỳ ảo” gắn với nhiều mảng đề tài sinh động: chiến tranh, lịch sử, thiên
nhiên, thế sự… Ở mảng đề tài nào, chúng ta cũng nhận thấy sự lao động công
phu của một nhà văn luôn trăn trở với những vấn đề của xã hội, con người.
Những trang văn chính là sự trải nghiệm sâu sắc về cuộc đời, về những gì
mà nhà văn đã chứng kiến. Khuất Quang Thụy trong lời mở đầu tập truyện

ngắn Mười ba bến nước của Sương Nguyệt Minh đã viết rằng “Vì có may
mắn được cùng làm việc với anh nhiều năm nên tôi cũng được chứng kiến
và can dự vào những trăn trở, những cuộc vật lộn chống chọi để thoát ra
khỏi những cái thơng thường mịn nhẵn trong q trình sáng tác của Sương
Nguyệt Minh”.
Đó là khi nhà văn viết và cho in truyện ngắn Người ở bến sơng Châu.
Ơng cứ trăn trở bởi đây là một hiện thực rất lạ ở chiến tranh Việt Nam mà ít
người chú ý đến: người trở về từ chiến trường lại là một người con gái chứ
khơng phải một anh lính, và người kết hôn không phải là một người phụ nữ
chờ đợi quá lâu mà không thấy người ra đi trở về. Người kết hôn lại là người
đàn ông – “chú San”: đi lấy vợ vào “Ngày dì Mây khốc ba lơ trở về làng…”.
Đó là trăn trở khi in truyện ngắn Mười ba bến nước. Không phải là mười hai
bến nước thông thường trong cách nói dân gian. Cái đau khổ của con người là
khi cứ lênh đênh mãi, không biết đâu là bờ bến, không biết đâu là điểm dừng.
Điều ấy mới thật là bất hạnh.
Nhiều truyện ngắn của ông đã được dựng thành phim như: Người ở bến
sông Châu, Mười ba bến nước… và đã tạo được tiếng vang lớn. Có thể nói rằng,
truyện ngắn là bước khởi đầu đầy thành cơng của nhà văn Sương Nguyệt Minh.
Để sau đó, tiểu thuyết Miền hoang như một bước ngoặt trong sự nghiệp sáng tác
của ông, dẫn dắt người đọc vào thế giới nghệ thuật phong phú.


×