1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Q trình hội nhập quốc tế và xu hướng tồn cầu hóa nền kinh tế
khiến các doanh nghiệp trong nước đang đối mặt với sự cạnh tranh ngày
càng gay gắt. Điều đó buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm mọi biện
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường về giá cả, chất lượng sản
phẩm và dịch vụ, ...
Tập hợp chi phí và tính giá thành của sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng
hợp đánh giá nhiều mặt hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng một cách
tổng quát về mặt kinh tế, kỹ thuật, tổ chức quản lý. Mặt khác nó cịn là cơ sở
để định giá bán cho sản phẩm, phân tích chi phí và là căn cứ để xác định kết
quả kinh doanh. Tuy nhiên để xác định đúng được những phương pháp cụ thể
xây dựng, tổ chức và tính tốn được chi phí và giá thành của sản phẩm sao
cho chính xác.
Với sự phát triển khơng ngừng của kế toán quản trị, việc áp dụng
phương pháp kế tốn truyền thống ngày càng trở nên khơng phù hợp và đang
gặp phải một số bất cập. Phương pháp tính giá truyền thống là phương pháp mà
theo đó chi phí gián tiếp được phân bổ dựa trên một tiêu thức nhất định. Trong
nền sản xuất hiện đại, doanh nghiệp có thể tiến hành cung cấp nhiều loại sản
phẩm và dịch vụ, sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau, đồng thời với q trình
hiện đại hóa sản xuất nên máy móc thiết bị được sử dụng nhiều hơn làm cho
chi phí chung chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Chính vì vậy việc sử dụng một
tiêu thức phân bổ sẽ làm sai lệch đáng kể giá thành sản phẩm, dịch vụ. Điều
này ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết định của nhà quản trị nên chọn phương
án này hay phương án kia, nên đầu tư vào sản phẩm này hay sản phẩm kia…
Như vậy, quản trị doanh nghiệp cần có một phương pháp kế toán mới khoa học
hơn, hiện đại hơn để có thể đáp ứng được những nhu cầu cấp thiết trên.
Hiện nay, tại Công ty TNHH Đào Kỳ chi phí sản xuất chung chiếm tỷ
2
trọng tương đối cao trong giá thành sản phẩm, tỷ trọng này có xu hướng tăng
lên bởi điều kiện sản xuất ngày một nâng cao. Tuy nhiên, ở mỗi bộ phận việc
tính tốn phân bổ chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm được tiến hành
theo một tỷ lệ duy nhất. Sự phân bổ theo phương pháp truyền thống như vậy
khơng chính xác, khơng phù hợp với tiêu thức phân bổ đơn giản và ít có quan
hệ nhân quả với mức độ hoạt động của các bộ phận có liên quan. Điều này sẽ
ảnh hưởng đến tính chính xác của các quyết định của nhà quản trị doanh
nghiệp dẫn đến đưa ra các quyết định đưa doanh nghiệp đi chệch hướng, rất
nguy hiểm trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay.
Vì vậy, việc áp dụng một phương pháp tính giá đảm bảo cung cấp
thơng tin nhanh chóng, chính xác, phục vụ yêu cầu quản lý là vấn đề cấp thiết
cho doanh nghiệp, đó là phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC
– Activities Based Costing). Được biết, phương pháp ABC với việc lựa chọn
những tiêu thức phân bổ nguồn lực hợp lý được các nước phát triển xem đó là
sự lựa chọn tối ưu trong việc nâng cao chất lượng thông tin cho việc ra các
quyết định liên quan đến từng nhóm sản phẩm, từng loại sản phẩm,… Riêng ở
Việt Nam, việc áp dụng phương pháp kế tốn mới này khơng nhiều, lý do đơn
giản là do các doanh nghiệp trong nước không muốn đổi mới phương pháp
mà cứ cố gắng giữ lấy phương pháp kế tốn chi phí truyền thống hay khơng
dám đổi mới vì khơng hiểu rõ về phương pháp này. Phương pháp có thể thay
đổi tồn diện cách thức những nhà quản lý ra quyết định về cơ cấu sản phẩm,
giá cả và đánh giá công nghệ mới. Đây là phương pháp tính giá được sử dụng
để tính chi phí chung vào các đối tượng chi phí được hợp lý hơn, phản ánh
mối quan hệ nhân quả giữa đối tượng chi phí và chi phí gián tiếp. Theo
phương pháp ABC, chi phí được theo dõi một cách cụ thể cho từng hoạt động
gắn liền với từng loại sản phẩm, vì thế thông tin giá thành được cung cấp bởi
hệ thống ABC có mức độ chính xác cao hơn. Hơn nữa, phương pháp ABC
cịn có thể giúp cho doanh nghiệp quản trị dựa trên hoạt động đây là cơ sở để
3
xác định hoạt động nào tạo ra giá trị hay khơng tạo ra giá trị, từ đó cải tiến
q trình, nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp.
Qua tìm hiểu cho thấy, nghiên cứu và vận dụng phương pháp tính giá
ABC trong việc xác định nguồn lực tiêu hao cho mỗi sản phẩm tại Cơng ty
chính là gián tiếp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh
tranh của Công ty trên thị trường. Đây là vấn đề mà Ban giám đốc và các nhà
quản trị Cơng ty đang trăn trở, suy nghĩ và đó cũng chính là lý do tơi chọn đề
tài “Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại
Công ty TNHH Đào Kỳ”.
2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Qua nghiên cứu và tham khảo giáo trình, tạp chí và đề tài về phương
pháp tính giá (ABC) tác giả đã kế thừa và vận dụng những phần phù hợp để
phát triển riêng cho đề tài đang thực hiện về vận dụng phương pháp tính giá
dựa trên cơ sở hoạt động tại Công ty TNHH Đào Kỳ. Sau đây là tổng quan tài
liệu sử dụng tham khảo trong quá trình làm luận văn.
Về lý luận phương pháp tính giá ABC được nhiều tác giả trong nước
nghiên cứu và đưa vào chương trình giảng dạy như sau: Giáo trình Kế tốn
quản trị - Nguyễn Tấn Bình (2003). Kế tốn quản trị - PGS.TS Phạm Văn
Dược (2006). Giáo trình kế tốn quản trị - GS.TS Trương Bá Thanh (2008).
Tác giả Quang Khải với chuyên đề “Hệ thống xác lập chi phí dựa trên
hoạt động” (2005) đã nêu cách thức tiến hành phân bổ chi phí theo hoạt động
và gợi ý các bước xác lập hệ thống ABC và nêu ra những ưu và nhược điểm
của phương pháp ABC. Bên cạnh đó, bài viết cụ thể hơn về các doanh nghiệp
nhỏ trên tạp chí Kinh tế phát triển - tạp chí kế tốn (1/7/2006) “Áp dụng
phương pháp tính chi phí theo hoạt động cho các doanh nghiệp nhỏ” chuyên
đề này đưa ra những những nhân tố cản trở doanh nghiệp nhỏ trong việc thực
hiện phương pháp ABC, đề xuất ra cách vận dụng phương pháp ABC hiệu
quả, ít tốn kém và giảm rủi ro của việc chuyển đổi từ hệ thống kế toán này
4
sang hệ thống kế tốn theo phương pháp tính giá ABC mang lại một sự biến
đổi nhẹ nhàng của hai phương pháp mà khơng địi hỏi sự đầu tư lớn trong hệ
thống thu thập dữ liệu phức tạp hơn và không yêu cầu tái cấu trúc lại doanh
nghiệp. Những bài viết trên mang tính phân tích chiều sâu về lý thuyết mà
chưa có đề xuất áp dụng trên thực tế.
Trong lĩnh vực may mặc, đề tài “Vận dụng phương pháp tính giá ABC
vào cơng ty CP dệt may 29-03” (2008) của tác giả Bùi Thị Lâu, hay đề tài
“Vận dụng phương pháp tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động tại công ty
CP may Núi Thành - Quảng Nam” (2012) của tác giả Phan Thị Tuyết Trinh.
Nhìn chung đều trải qua 4 bước. Q trình phân bổ chi phí và cơng tác tính
giá thành đều được nêu ra phân tích và đánh giá nhằm chỉ ra những nhược
điểm của phương pháp tính giá hiện tại. Điều này tạo cơ sở cho việc vận dụng
phương pháp tính giá mới khắc phục những hạn chế đang gặp phải. Đối với
hai luận văn này, lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về ngành may mặc nên có
thể cho thấy được khả năng vận dụng phương pháp ABC trên nhiều lĩnh vực
khác nhau.
Đề tài “Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động
(ABC) tại nhà máy bánh kẹo Quảng Ngãi – Công ty CP Đường Quảng Ngãi”
(2012) tác giả Nguyễn Công Du. Đề tài hướng đến vận dụng phương pháp
ABC vào hoạt động thực tiễn từ đó cải tiến chu trình sản xuất, giảm bớt công
đoạn tạo ra giá trị tăng thêm. Đồng thời hướng đến cung cấp thông tin giá
thành sản phẩm thích hợp và đáng tin cậy.
Trên tạp chí khoa học và công nghệ ĐH Đà Nẵng số 32-2009 tác giả
Trương Bá Thanh– Đinh Thị Thanh Hường với chuyên đề “Vận dụng phương
pháp tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động tại các doanh nghiệp in”. Đề tài
“Vận dụng phương pháp tính giá thành ABC tại cơng ty CP in và Bao bì Bình
Định” (2012) Nguyễn Hồng Như Thảo. Trong các cơng trình này đã hệ
thống lại các nội dung cơ bản và nêu rõ quy trình vận dụng thực tế phương
5
pháp tính giá ABC để hồn thiện hệ thống kế tốn chi phí và giá thành của
ngành in.
Đề tài “Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động
(ABC) tại Cơng ty TNHH Hồn Cầu Granite ” (2014) tác giả Phạm Thị Thu
Hiền. Đề tại hướng đến vận dụng thực tế phương pháp tính giá ABC để hồn
thiện hệ thống kế tốn chi phí và giá thành của ngành sản xuất đá granite.
Đề tài “Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động
(ABC) tại Cơng ty Cổ Phần Thủy Sản Bình Định ” (2016) tác giả Nguyễn Thị
Thu Hồng. Đề tại hướng đến vận dụng thực tế phương pháp tính giá ABC để
hồn thiện hệ thống kế tốn chi phí và giá thành của ngành chế biến thủy hải
sản.
Trong các cơng trình này đã hệ thống lại các nội dung cơ bản và nêu rõ
quy trình vận dụng thực tế phương pháp tính giá ABC để hồn thiện hệ thống
kế tốn chi phí và giá thành của ngành và được thể hiện thông qua một doanh
nghiệp cụ thể, tuy nhiên chưa nêu lên được quản trị trên cơ sở hoạt động khi
vận dụng phương pháp tính giá ABC.
Qua q trình tìm hiểu trên tác giả nhận thấy các bài viết nghiên cứu đi
sâu vào việc hồn thiện hệ thống chi phí với định hướng áp dụng phương
pháp tính giá ABC trong những doanh nghiệp có đặc thù kinh doanh sản xuất
kinh doanh khác nhau. Luận văn nghiên cứu về các khái niệm cơ bản và nền
tảng vận dụng phương pháp ABC với mong muốn làm rõ hơn về cách thức
tiến hành và ưu điểm vượt trội của phương pháp này so với phương pháp
truyền thống để có định hướng vận dụng thực tế nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh cũng như trong công tác quản lý chi phí sản xuất tại Cơng ty TNHH
Đào Kỳ. Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp tính giá ABC vào doanh nghiệp
còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng đây là một gợi ý có giá trị thực tiễn,
cung cấp kiến thức hữu ích về một phương pháp kế tốn chi phí khác cho nhà
quản trị xem xét và có định hướng vận dụng để giúp nhà quản trị có những
6
quyết định chính xác về giá thành sản phẩm, kiểm sốt chi phí của các hoạt
động nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Phân tích thực trạng hệ thống kế tốn chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm, ưu điểm, nhược điểm trong cơng tác kế tốn, điều kiện và
khả năng vận dụng phương pháp tính giá ABC tại Cơng ty, góp phần nâng
cao hiệu quả cơng tác quản trị chi phí.
- Vận dụng phương pháp tính giá ABC để tính giá thành sản phẩm
nhằm đánh giá những ích lợi của việc vận dụng phương pháp ABC và giúp
các nhà quản trị Cơng ty có thể so sánh, tìm ra giải pháp giúp tăng cường hiệu
quả các hoạt động, tiết kiệm nguồn lực và đưa ra các quyết định kinh doanh
đúng đắn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến phương pháp tính
giá ABC để định hướng cho việc ứng dụng lý thuyết này vào việc hoàn thiện
hệ thống kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
- Luận văn nhằm làm rõ phương pháp tính giá đang áp dụng ở Cơng ty
và ứng dụng phương pháp ABC vào thực tiễn công tác hạch tốn chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Do kết cấu sản phẩm, cũng như việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành tại Cơng ty khá phức tạp, nên luận văn chỉ vận dụng phương pháp tính
giá trên cơ sở hoạt động dựa vào điều kiện thực tế tại tại Công ty TNHH Đào
Kỳ trong năm 2016 ,tập trung đi vào nghiên cứu việc vận dụng lý thuyết
phương pháp ABC để phân bổ lại chi phí sản xuất chung, tính tốn lại giá
thành đơn vị sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên mức độ
hoạt động trong công tác quản lý tại Công ty.
7
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề cụ thể, phương pháp chủ yếu
vận dụng trong nghiên cứu đề tài là phương pháp mô tả, suy diễn.
Số liệu thu thập từ nguồn sơ cấp (kế tốn nội bộ của cơng ty).
Cách thức xử lý số liệu: khảo sát, phân tích tổng hợp, phương pháp
so sánh đối chiếu, phương pháp thống kê,… để trình bày vấn đề tính giá tại
Cơng ty.
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Luận văn đã tổng hợp cơ sở lý luận liên quan đến phương pháp tính giá
ABC, đối với thực tiễn làm rõ cơng tác tính giá thành tại Cơng ty TNHH Đào
Kỳ và đề xuất vận dụng phương pháp tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động
tại Cơng ty.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được thiết
kế gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về tính giá trên cơ sở hoạt
động.
Chương 2: Thực trạng kế tốn chi phí sản xuất và tính giá sản phẩm tại
Công ty TNHH Đào Kỳ.
Chương 3: Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động tại
Công ty TNHH Đào Kỳ.
8
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
VỀ TÍNH GIÁ TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG
1.1. Tổng quan về phương pháp tính giá trên cơ sở hoạt động
1.1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1.1. Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lao động sống và
lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất
sản phẩm.
Để tiến hành sản xuất, doanh nghiệp cần ba yếu tố cơ bản của sản xuất
đó là: tư liệu lao động, đối tượng lao động và lực lượng lao động. Mọi chi phí
đều được biểu hiện dưới dạng giá trị, trong đó chi phí về tiền cơng là biểu
hiện bằng tiền của hao phí về lao động sống, chi phí về nguyên vật liệu, điện,
nước, … là biểu hiện bằng tiền của lao động vật hóa.
1.1.1.2. Giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí về lao
động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản
phẩm, lao vụ hồn thành.
Q trình sản xuất là q trình thống nhất bao gồm 2 mặt: chi phí sản
xuất và kết quả sản xuất. Tất cả các khoản chi phí phát sinh (phát sinh trong
kỳ, kỳ trước chuyển sang) và các chi phí trích trước có liên quan đến khối
lượng sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá
thành sản phẩm. Nói cách khác, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của
toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể kỳ nào nhưng có liên
quan đến khối lượng sản phẩm hồn thành trong kỳ.
1.1.1.3. Phương pháp tính giá trên cơ sở hoạt động
Nhiều tác giả đưa ra khái niệm về phương pháp tính giá trên cơ sở hoạt
động như sau:
9
Theo Krumwiede và Rohd (1997): phương pháp ABC là một hệ thống
kế toán quản trị tập trung đo lường chi phí, các hoạt động, sản phẩm, khách
hàng và các đối tượng chịu chi phí…Phương pháp này phân bổ chi phí cho
các đối tượng chi phí dựa trên số lượng hoạt động sử dụng bởi đối tượng chịu
chi phí đó.
Kaplan (1998): phương pháp ABC được thiết kế nhằm cung cấp một
cách thức phân bổ chi phí gián tiếp cho các hoạt động, quá trình kinh doanh,
các sản phẩm và dịch vụ. Trên thực tế, nhiều nguồn lực của doanh nghiệp
không chỉ phục vụ cho việc cấu thành nên yếu tố vật chất của sản phẩm mà
còn cung cấp nhiều hoạt động hỗ trợ để đưa các sản phẩm, dịch vụ đến với
khách hàng. Mục tiêu của phương pháp ABC không phải là phân bổ chi phí
chung cho các sản phẩm mà mục tiêu của ABC là đo lường và tính giá tất cả
các nguồn lực sử dụng cho các hoạt động mà có thể hỗ trợ cho việc sản xuất
và phân phối sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng.
Theo Narcyz Roztocki (1999): ABC bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn
một phân bổ hoặc kết chuyển chi phí cho các hoạt động, giai đoạn hai sẽ phân
bổ cho từng sản phẩm hay dịch vụ đã tiêu dùng.
Theo Horngen (2000): phương pháp ABC là sự cải tiến của phương
pháp tính giá truyền thống bằng việc tập trung vào các hoạt động cụ thể như
là các đối tượng chi phí cơ bản. Một hoạt động có thể là một sự kiện, một
hành động hay là một cơng việc với mục đích riêng như thiết kế sản phẩm, lắp
đặt máy móc hay phân phối sản phẩm. Hệ thống ABC tập hợp chi phí cho
từng hoạt động và phân bổ chi phí cho từng sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên
hoạt động được tiêu dùng bởi sản phẩm hay dịch vụ đó.
Maher (2001) cho rằng ABC là một công cụ quản trị dựa trên hoạt
động, trước hết, chi phí được phân bổ cho các hoạt động, sau đó sẽ phân bổ
cho từng sản phẩm, dịch vụ dựa trên các hoạt động mà sản phẩm hay dịch vụ
đã tiêu dùng. Quản trị dựa trên hoạt động sẽ tìm kiếm sự cải thiện khơng
10
ngừng. ABC cung cấp thông tin về hoạt động và nguồn lực cần thiết để thực
hiện chúng. Vì thế, ABC khơng chỉ đơn thuần là q trình phân bổ chi phí.
Tóm lại, ABC là hệ thống đo lường chi phí, tập hợp và phân bổ chi phí
của các nguồn lực vào các hoạt động dựa trên mức độ sử dụng các nguồn
lực, sau đó chi phí của các hoạt động được phân bổ đến các đối tượng tính
giá dựa trên mức độ sử dụng của chúng.
1.1.2. Tiến trình phát triển của phương pháp tính giá trên cơ sở
hoạt động
Khi mà hệ thống tính giá truyền thống tồn tại rất lâu, bộc lộ rất nhiều
hạn chế và nó khơng phù hợp với thực tế. Ngày nay chủng loại các mặt hàng
đa dạng, chi phí sản xuất chung chiếm một phần đáng kể trong tổng chi phí
sản xuất. Cơ sở lao động trực tiếp được sử dụng để phân bổ cho chi phí sản
xuất chung khơng được tin dùng như trước đây. Hơn nữa, vào những năm
1980 với sự cạnh tranh dữ dội của toàn cầu, nhiều nhà quản lý đã đưa ra các
quyết định sai lầm khi thiếu các thông tin chính xác về chi phí, từ đó địi hỏi
một phương pháp tính giá mới chính xác hơn nhằm khắc phục những nhược
điểm của hệ thống tính giá theo phương pháp truyền thống, đó là phương
pháp tính giá trên cơ sở hoạt động ra đời (phương pháp ABC).
Robin Cooper và Robert.S.Kaplan, những người đề xướng nên thẻ cân
bằng điểm (Balanced Scorecard), là những người đã đưa các khái niệm này
trong một số bài báo xuất bản của Harvard Business Review bắt đầu từ năm
1988. Cooper và Kaplan mô tả ABC là một cách tiếp cận để giải quyết vấn đề
của hệ thống quản lý chi phí truyền thống.
Hệ thống tính giá ABC lần đầu tiên được định nghĩa rõ ràng vào năm
1987 bởi Robert.S.Kaplan và W.Bruns trong một chương của quyển
“Accounting and Management: A Field Study Perspective”. Họ tập trung vào
ngành công nghiệp sản xuất đầu tiên, nơi mà tiến bộ công nghệ và sự gia tăng
năng suất làm giảm tỉ lệ của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân
11
cơng trực tiếp, tăng tỷ lệ của các chi phí gián tiếp.
Kế toán quản trị đã chuyển đổi một cách mạnh mẽ trong hơn mười năm
trở lại đây. Quyển sách “Relevant cost: The Rise and Fall of Management
Accounting” của hai tác giả Johnson và Kaplan năm 1987 đã nhận định về sự
phát triển của kế toán quản trị cũng như thảo luận các vấn đề liên quan được
xem là mốc phát triển của kế toán quản trị. Những chuyển đổi có thể nhận
thấy rõ ở nhiều hướng như: những kỹ thuật mới về kế toán quản trị; sắp xếp,
tổ chức lại hệ thống kế toán theo hướng mới và những ý tưởng mới về vai trị
của kế tốn quản trị trong một tổ chức. Liên tục 10 - 15 năm trở lại đây rất
nhiều ấn phẩm về kế toán chi phí được phát hành, trong đó chủ yếu đề cập
đến phương pháp ABC.
Một số lượng lớn các ấn phẩm viết về phương pháp ABC dưới hình
thức những bài báo ngắn đăng tải trên các tạp chí chuyên đề như
Accountabcy, Harvard Business Review, Journal of Cost Management,
Management Accounting (London) và Management Accounting (New York).
Các bài báo này có ý nghĩa chính yếu nhất khi xem xét sự tồn tại của toàn bộ
các ấn phẩm viết về ABC, khi nó mơ tả, bình luận về ABC trước đây và sự
phát triển của học thuyết ABC cũng như gia tăng nổ lực thực hiện phương
pháp ABC. Những năm 1990, ABC được xem là đề tài rất phổ biến trong
nhiều hội nghị các nhà quản lý và các khóa đào tạo, huấn luyện và đặc biệt là
đề tài rất nóng cho việc thực hiện quản lý trong thực tiễn.
Hệ thống tính chi phí ABC sau này được giải thích rõ hơn vào năm
1999 bởi Peter.F.Drucker trong quyển “Management Challenges of the 21 st
Century”.
1.1.3. Bản chất của phương pháp tính giá trên cơ sở hoạt động
ABC thực chất là một hệ thống thông tin kế toán nhằm vào việc xác
định giá của sản phẩm hoặc dịch vụ, nó xác định các hoạt động của tổ chức và
tập hợp các chi phí bằng cách xem xét bản chất và phạm vi của những hoạt
12
động đó. ABC tính tốn chi phí của sản phẩm hoặc dịch vụ dựa vào các hoạt
động dùng để chế tạo, hoàn chỉnh, phân phối hay hỗ trợ các sản phẩm và dịch
vụ đó. Trong phương pháp ABC, các hoạt động của doanh nghiệp trở thành
các điểm tích lũy chi phí cơ bản. Chi phí liên kết với các hoạt động và hoạt
động liên kết với sản phẩm.
Quy trình tính giá ABC trong doanh nghiệp gồm các bước cơ bản sau:
Phân tích hoạt động và xác định các nguồn lực sử dụng.
Phân bổ chi phí nguồn lực cho các hoạt động trong doanh nghiệp.
1.2. Ưu, nhược điểm, điều kiện vận dụng và so sánh phương pháp
ABC với phương pháp truyền thống
1.2.1. Ưu và nhược điểm
1.2.1.1. Ưu điểm
- Khả năng quản lý chi phí của phương pháp ABC được đánh giá là tốt
hơn so với phương pháp truyền thống. Quản lý các hoạt động sẽ dẫn đến việc
tái cấu trúc lại chuỗi giá trị với chi phí thấp nhất.
- Phương pháp ABC tập trung đa chiều vào chi phí, điều này có thể
thấy rõ ràng ở chi phí chung. Hầu hết hệ thống ABC cung cấp một báo cáo
toàn diện, dễ hiểu về cấu trúc chi phí, mà hệ thống truyền thống không thể
cung cấp được.
- Khả năng sinh lợi từ khách hàng được xem là một sự mở rộng hợp lý
của phương pháp ABC, thông qua việc cung cấp những triển vọng khác nhau
về lợi nhuận khi mà lợi nhuận thực sự mang lại từ khách hàng chứ không phải
từ sản phẩm.
- Sự vận dụng hệ thống ABC yêu cầu cần phải có một sự hiểu biết thấu
đáo về cấu trúc chi phí của một tổ chức, mà thiết lập mơ hình chi phí (cost
modelling) và chi phí mục tiêu (target costing) có thể thực hiện mà khơng có
một yếu tố bất thường nào xảy ra.
- Một số quy trình quản lý như: quản lý chất lượng, quản lý thời gian và
13
quản lý năng lực sản xuất được thực hiện một cách dễ dàng hơn bởi một hệ
thống ABC.
- Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh có thể chuyển đổi từ quản lý
theo chức năng sang quản lý theo quy trình, sẽ phản ánh tốt hơn về chức năng
thực sự của tổ chức.
- Cơ sở phân bổ (cost driver) dựa trên những thủ tục rất chi tiết và hợp
lý nên đảm bảo mức độ tin cậy rất cao vào chi phí.
- Thuận lợi quan trọng nhất của hệ thống ABC là sự hấp dẫn của nó với
hệ thống xác định chi phí tiến bộ, phản ánh một cách riêng biệt, duy nhất và
tính logic của các quy trình sản xuất kinh doanh. Nhiều hệ thống ABC không
được khai thác bởi kế toán mà do bởi những kỹ sư, nhân viên marketing,
người quản lý hàng tồn kho…
- Đối với những nhà máy sản xuất sản phẩm với sản lượng biến động,
phương pháp ABC sẽ tính được sự khác biệt về chi phí đối với các dây
chuyền sản xuất khác nhau trong hai trường hợp sản lượng thấp và sản lượng
cao, trong khi đó phương pháp truyền thống sẽ cào bằng chi phí trong trường
hợp này.
1.2.1.2. Nhược điểm
Những nhược điểm chính của phương pháp ABC:
- Hệ thống ABC chắc chắn là phức tạp hơn nhiều so với phương pháp
truyền thống. Để có thể cung cấp chi tiết về cấu trúc chi phí địi hỏi một khối
lượng cơng việc phân tích rất lớn được thực hiện. Kế hoạch phải được thiết
lập một cách kỹ lưỡng và chu đáo, quy trình quản lý chi phí tỉ mỉ hơn sẽ gia
tăng yếu tố đầu vào (tăng chi phí).
- Một hệ thống kế tốn phức tạp hơn rất nhiều được triển khai trong khi
tổ chức không có đủ nhân sự hoặc chuyên gia để quản lý, điều này dễ dàng
dẫn đến sự thiếu tin tưởng vào hệ thống do bởi các thơng tin thiếu tin cậy.
Tóm lại, việc tập hợp chi phí có ý nghĩa thiết thực trong việc đánh giá
14
đúng thực tế sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp cũng như đưa ra các quyết
định đầu tư và giá bán hợp lý. Trong khi, các phương pháp truyền thống phân
bổ chi phí dựa trên tiêu thức đơn giản và ít thể hiện được mối quan hệ nhân
quả thì phương pháp ABC dựa trên hệ thống các tiêu thức phức hợp phản ánh
rõ ràng mối quan hệ nhân quả giữa đối tượng muốn tính chi phí và chi phí
gián tiếp. Việc lựa chọn phương pháp nào còn tùy thuộc vào hệ thống tập hợp
chi phí ở mỗi doanh nghiệp mà thực chất là từ yêu cầu quản lý của các nhà
quản trị ở mỗi doanh nghiệp.
1.2.2. Điều kiện vận dụng của phương pháp tính giá ABC
Homgren (2000), Hilton (2002) chỉ ra các điều kiện cơ bản các doanh
nghiệp cần xem xét khi vận dụng phương pháp tính giá ABC.
Sản phẩm, dịch vụ được sản xuất đa dạng về chủng loại, mẫu mã, phức
tạp về kỹ thuật. Quy trình thực hiện sản phẩm dịch vụ trải qua nhiều công
đoạn, nhiều hoạt động.
Các sản phẩm phức tạp, khó sản xuất, được báo cáo có lợi nhuận cao,
trong khi các sản phẩm đơn giản được xem là có lợi nhuận thấp hoặc bị lỗ.
Chi phí gián tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành và tăng liên tục
theo thời gian. Doanh nghiệp chỉ sử dụng 1 hoặc 2 tiêu thức phân bổ chi phí
gián tiếp. Hầu hết chi phí gián tiếp được xác định như chi phí cấp đơn vị.
Giá thành theo phương pháp truyền thống cung cấp không đủ độ tin cậy
trong việc định giá sản phẩm, dịch vụ.
1.2.3. So sánh phương pháp ABC và phương pháp truyền thống
1.2.3.1. Điểm giống nhau
Cả hai phương pháp đều trải qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất: liên quan đến việc tập hợp chi phí đầu vào các
trung tâm chi phí.
- Giai đoạn thứ hai: phân bổ chi phí cho từng sản phẩm. Điểm giống
nhau cơ bản nhất là cách tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí
15
nhân cơng trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí. Chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp ở hai hệ thống này luôn được tập hợp trực tiếp ngay vào đối tượng chịu
chi phí. Riêng nhân cơng trực tiếp có phần giống nhau đó là tiêu thức phân bổ
chi phí gắn liền với số lượng sản xuất, đôi khi kết hợp với định mức thời gian
sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, chi phí nhân cơng trực tiếp trong phương pháp
tính giá ABC có phần chi tiết hơn bằng cách tập hợp các chi phí này theo các
hoạt động gắn liền với chu trình làm việc trước khi tiến hành phân bổ. Cả hai
phương pháp tính giá đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là giá thành sản
phẩm hàng hóa tính ra phản ánh chi phí tiêu hao sản xuất hoặc mua sản phẩm
hàng hóa đó.
1.2.3.2. Điểm khác nhau
Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai hệ thống này xuất phát từ các tập hợp
và phân bổ chi phí chung đến từng đối tượng chịu phí khác nhau trong hai hệ
thống như sau:
Chỉ tiêu
Đối tượng
tập hợp
chi phí
Phương pháp
tính giá truyền thống
Phương pháp
tính giá dựa trên
cơ sở hoạt động
- Cơng việc, nhóm sản phẩm, - Tập hợp dựa trên hoạt động.
hay nơi phát sinh chi phí: - Chỉ có một yếu tố làm thay
phân xưởng, đội sản xuất, hay đổi chi phí trong hoạt động đó.
tồn doanh nghiệp.
- Hệ thống chi phí truyền - Sử dụng nhiều tiêu thức phân
thống sử dụng rất ít tiêu thức bổ ở cấp độ khác nhau dựa trên
Tiêu
phân bổ, chủ yếu sử dụng mối quan hệ nhân quả giữa các
chuẩn
như: số giờ công lao động hoạt động và đối tượng chịu
phân bổ
trực tiếp, số lượng đơn vị sản phí. Ngồi ra phương pháp này
phẩm, số giờ máy chạy, lao có một số tiêu thức phân bổ
động trực tiếp. Trong một số khác như: số lần vận hành máy,
16
trường hợp những tiêu thức số lượng đơn đặt hàng của
này được sử dụng nhưng khách hàng, diện tích mặt bằng
khơng có mối quan hệ với sử dụng…
nguồn lực.
Tính hợp
lý và
- Giá thành được tính quá - Giá thành được tính chính xác
thấp hoặc quá cao.
hơn, do vậy tin cậy trong việc
ra quyết định nhờ sử dụng linh
chính xác
hoạt tiêu chuẩn phân bổ.
- Kiểm sốt chi phí được thực - Bằng việc cung cấp những
Kiểm sốt
chi phí
hiện như một cơng việc của chi phí tóm lược của hoạt động
bộ phận.
trong tổ chức, ABC ưu tiên của
những nổ lực cải tiến và quản
lý chi phí.
- Phù hợp điều kiện chi phí - Phù hợp với quy mô doanh
Điều kiện
vận dụng
quản lý chiếm tỷ trọng nhỏ, nghiệp lớn, sản phẩm đa dạng,
chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung chiếm
nguyên vật liệu chiếm tỷ tỷ trọng cao.
trọng lớn.
1.3. Nội dung phương pháp ABC
1.3.1. Các quan điểm về việc áp dụng phương pháp ABC trong quản
trị doanh nghiệp
Bởi nhiều lý do khác nhau, nhiều doanh nghiệp đã thất bại trong việc
dụng thơng tin từ mơ hình ABC. Nghiên cứu của Cooper (1992) ở 8 doanh
nghiệp khác nhau cho thấy họ đã khơng hành động dựa trên mơ hình ABC.
Cooper cho rằng ngun nhân là do khơng có sự chuẩn bị cho việc thay đổi.
Bản thân mơ hình ABC khơng tạo ra được sự thay đổi, vấn đề là phải chuyển
đổi thơng tin thành hành động. Điều này địi hỏi một quá trình thay đổi trong
17
tổ chức và thực hiện. Trong nghiên cứu của mình Cooper tìm thấy rằng một
dự án ABC thành cơng khi có sự bảo trợ hoặc định hướng của người quản trị
người có quyền tạo ra sự thay đổi.
Turney (1992) xác định mục tiêu của ABM là không ngừng tăng giá trị
cho khách hàng và gia tăng lợi nhuận bởi việc gia tăng giá trị này. Và ông đã
đề xuất ra 3 bước để thực hiện. Trước tiên, phân tích quá trình để xác định
hoạt động khơng tạo ra giá trị hoặc khơng cần thiết để loại bỏ. Bước này địi
hỏi so sánh hoạt động với hoạt động thực tiễn tốt nhất để xác định phạm vi cải
tiến và xem xét để liên kết với hoạt động trong tiến hành để tối thiểu hóa thời
gian. Bước hai liên quan đến việc xác định và loại bỏ nguồn phát sinh chi phí
đã tạo ra sự lãng phí hoặc những hoạt động khơng cần thiết hoặc không hiệu
quả. Cuối cùng đo lường thành quả của từng hoạt động đóng góp vào mục
tiêu chung của doanh nghiệp. Những bước này sẽ hỗ trợ cho việc ra quyết
định chiến lược và xác định hiệu quả tổng hợp. ABM cịn giúp cắt giảm chi
phí bằng việc thực hiện kỹ thuật như giảm thời gian, loại bỏ các hoạt động
cần thiết, cho những hoạt động có chi phí thấp hơn, chia sẻ hoạt động và tái
sử dụng nguồn lực không được sử dụng.
Ted R Compton (1994) cho rằng có được thơng tin chính xác từ
phương pháp ABC mới chỉ một nửa đoạn đường. Quản trị trên hoạt động
(ABM) bổ sung cho phương pháp ABC bằng cách sử dụng thơng tin từ ABC
trong việc phân tích q trình để xác định những hoạt động không hiệu quả
hoặc không tạo ra giá trị. Từ đó nhà quản trị có thể liên tục cải tiến các hoạt
động dựa trên việc trả lời “tại sao” và “như thế nào” hoạt động tạo ra giá trị
cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Phương pháp tính giá ABC và ABM được các tác
giả nhìn nhận dưới 2 chiều hướng:
Thứ nhất, theo hướng phân bổ chi phí, phản ánh trình tự mà doanh
nghiệp phải tập hợp và phân bổ chi phí cho các hoạt động; sau đó chi phí của
hoạt động được phân bổ cho các đối tượng chi phí như sản phẩm, dịch vụ hay
18
khách hàng. Chiều hướng này của phương pháp ABC phục vụ cho việc ra
quyết định như định giá bán sản phẩm, dịch vụ, kết cấu sản phẩm, thiết kế sản
phẩm, quản lý chi phí chiến lược.
Thứ hai, theo hướng quy trình, cung cấp thơng tin về các hoạt động
được thực hiện, tại sao hoạt động đó được thực hiện và hiệu quả của các hoạt
động đó như thế nào. Doanh nghiệp có thể sử dụng loại thơng tin này để giúp
cải tiến q trình kinh doanh và khơng ngừng tăng thêm giá trị cho khách
hàng. Hướng quy trình được thực hiện dựa vào phân tích giá trị của quy trình.
Phân tích giá trị của quy trình gồm phân tích ngun nhân, phân tích hoạt
động và đánh giá thành quả.
1.3.2. Tiến trình tính giá theo phương pháp ABC
Khi mơ tả về tiến trình thực hiện tính giá theo phương pháp ABC, có
rất nhiều tác giả đã chia ra thành các bước khác nhau nhưng nhìn chung đều
thống nhất như sau: Việc thiết kế, sản xuất và phân phối sản phẩm, dịch vụ
đòi hỏi phải thực hiện bởi nhiều hoạt động. Để thực hiện các hoạt động này,
cần thiết phải mua và sử dụng các nguồn lực. Việc mua và sử dụng các nguồn
lực này làm phát sinh chi phí.
Sản phẩm, dịch vụ,…
Hoạt động
Tiêu hao nguồn lực
Chi phí
Sơ đồ 1.1: Lý thuyết ABC
19
NGUỒN LỰC
Phân bổ chi phí nguồn lực
Tiêu thưc phân bổ
nguồn lực
HOẠT ĐỘNG
Tập
hợp
trực
tiếp
Phân bổ chi phí hoạt động
Tiêu thức phân bổ hoạt
động
ĐỐI TƯỢNG CHỊU CHI PHÍ
Sơ đồ 1.2: Tổng quan về ABC
1.3.2.1. Một số khái niệm
- Nguồn lực: Là một yếu tố kinh tế được sử dụng để thực hiện các hoạt
động. Ví dụ: Con người, dụng cụ, thiết bị và nhà trường, ….
- Hoạt động: Là một quy trình, chức năng hoặc công việc xử lý đầu
vào hay sản xuất đầu ra. Hay nói cách khác, một hoạt động là sự biến đổi
những yếu tố đầu vào thành những sản phẩm đầu ra được thực hiện bằng
những cách thức nằm trong sự kiểm sốt của đơn vị. Ví dụ: Hoạt động vận
chuyển nguyên liệu từ kho đến nơi sản xuất, hoạt động xử lý đơn đặt hàng.
- Nguồn phát sinh chi phí: Là một nhân tố, một khía cạnh của hoạt
động có thể định lượng được và gây ra sự phát sinh chi phí.
- Trung tâm hoạt động: Là một phần của q trình sản xuất mà kế tốn
phải báo cáo một cách riêng biệt tình hình chi phí của các hoạt động thuộc
trung tâm đó.
- Đối tượng chịu chi phí: Đối tượng chịu phí thường rất đa dạng và tùy
thuộc vào nhu cầu thông tin của nhà quản trị mà người thiết kế hệ thống sẽ
20
thiết lập các đối tượng chịu phí khác nhau. Ví dụ như: sản phẩm, dịch vụ, lô
sản phẩm, khách hàng, nhóm khách hàng, kênh phân phối, …
- Tiêu thức phân bổ chi phí nguồn lực: là một yếu tố đo lường sự tiêu
hao nguồn lực cho hoạt động. Ví dụ: Nếu như nguồn lực là con người những
người này tiêu tốn thời gian cho những hoạt động khác nhau, do đó tỷ lệ thời
gian tương ứng tiêu tốn cho mỗi hoạt động sẽ là tiêu thức phân bổ chi phí
nguồn lực.
- Tiêu thức phân bổ chi phí hoạt động: là cầu nối giữa các hoạt động
và các đối tượng chịu phí, đo lường, sản phẩm, dịch vụ, …được tạo ra trong
mỗi hoạt động.
1.3.2.2. Trình tự thực hiện phương pháp tính giá ABC
a) Xác định các hoạt động chính
Việc xác định các hoạt động là nhân tố quyết định cho sự thành cơng
của việc áp dụng phương pháp tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động.
Các hoạt động này được xác định thơng qua việc phân tích ban đầu,
kiểm tra thực tế khu vực làm việc, thực hiện phỏng vấn những nhân viên liên
quan hoặc yêu cầu những nhân viên này mô tả việc sử dụng thời gian của
nhân viên này cho những cơng việc gì và như thế nào? Hoặc phỏng vấn
những người quản lý về công việc và khu vực làm việc của nhân viên mà họ
đang quản lý. Những câu hỏi phỏng vấn được sử dụng nhằm xác định các
hoạt động, thông tin thu thập được từ những câu hỏi đã đưa ra sẽ là cơ sở cho
việc xây dựng danh sách các hoạt động cũng như cung cấp thơng tin hữu ích
cho việc phân bổ chi phí các nguồn lực đến các hoạt động riêng biệt.
Trong giai đoạn này, thơng thường sẽ có rất nhiều cơng việc chi tiết
được xác định, nhưng sau khi phỏng vấn xong, những hoạt động này sẽ được
kết hợp lại với nhau để tạo thành những hoạt động chính. Hoạt động chính
được chọn ở mỗi cấp độ được xem là hợp lý phải dựa trên cơ sở cân nhắc
giữa chi phí bỏ ra cho việc theo dõi hoạt động này và nhu cầu về tính chính
21
xác của thơng tin chi phí được cung cấp.
Ví dụ: việc mua vật tư có thể được phân loại ra thành những hoạt động
riêng biệt ở cấp độ chi tiết hơn như việc đặt hàng, theo dõi đơn hàng,… Tuy
nhiên, việc tách nhỏ các hoạt động này lại liên quan đến việc thu thập thông
tin và sẽ phải tốn thêm chi phí. Vì vậy, có thể thiết lập hoạt động chính ở cấp
độ mua vật tư chung mà khơng cần phải chi tiết hơn vì chúng có mối liên kết
với nhau và có nhiều tiêu thức phân bổ. Ngược lại, nếu kết hợp việc mua vật
tư với việc lưu trữ và quản lý vật tư thành một hoạt động chung và lúc này,
dường như sẽ khơng có tiêu thức phân bổ phù hợp áp dụng chung cho cả hai
hoạt động này do mức độ đóng góp của hai hoạt động này cho đối tượng chịu
phí là khác nhau.
Việc lựa chọn các hoạt động thơng thường cịn ảnh hưởng bởi yếu tố
giá trị của khoản chi phí (nó phải đáng kể để tách riêng ra) và nó phải có tiêu
thức phân bổ riêng để đáp ứng việc chi phí của hoạt động một cách thỏa đáng.
Một trong những cách hữu dụng khi người ta nghĩ đến việc xác định
các hoạt động và cách để kết hợp chúng lại với nhau là việc thiết lập chúng
trong năm cấp độ hoạt động (Activity hierarchies): cấp độ đơn vị sản phẩm
(Unit-level activites), cấp độ lô sản phẩm (Batch-level activites), cấp độ sản
phẩm (Product-sustaining activites), cấp độ khách hàng (Customer-level
activites) và cấp độ khu vực hoặc toàn doanh nghiệp (Area or generaloperations-level activity). Những cấp độ này được mô tả như sau:
- Hoạt động ở cấp độ đơn vị sản phẩm (Unit-level activites): loại hoạt
động này được sử dụng mỗi lúc mà đơn vị sản phẩm được sản xuất hoặc tiêu
thụ. Chi phí của cấp độ này bao gồm chi phí lao động trực tiếp, nguyên vật
liệu trực tiếp, điện năng… và những chi phí tiêu hao nguồn lực tương ứng với
số máy sản xuất. Ví dụ: nếu cơng ty tăng sản lượng sản xuất 10%, nó sẽ tiêu
tốn thêm 10% chi phí lao động, 10% giờ máy chạy và 10% chi phí điện. Tiêu
thức phân bổ chi phí điển hình cho hoạt động ở cấp độ đơn vị sản phẩm này là
22
theo giờ lao động, giờ máy hay theo số lượng sản phẩm sản xuất. Những tiêu
thức phân bổ này cũng được sử dụng trong hệ thống chi phí truyền thống. Vì
vậy, hệ thống chi phí truyền thống cũng phân bổ chính xác những chi phí hoạt
động ở cấp độ đơn vị sản phẩm đến các đối tượng chịu phí.
- Hoạt động ở cấp độ lô sản phẩm (Batch-level activites): Những hoạt
động này được thực hiện theo từng lô sản phẩm. Chẳng hạn việc thiết lập,
chuẩn bị máy hay đặt một lệnh mua vật tư được thực hiện mỗi lúc một lô
hàng được sản xuất. Một điểm phân biệt quan trọng giữa hoạt động ở cấp độ
theo lô và theo đơn vị sản phẩm là những nguồn lực được yêu cầu để thực
hiện một hoạt động theo lơ sản phẩm thì độc lập với số lượng những đơn vị
lô, chẳng hạn như độc lập với số lượng sản phẩm được sản xuất khi thiết lập
máy. Hệ thống chi phí truyền thống thì xem những chi phí phát sinh theo sản
phẩm là chi phí cố định.
Vì vậy hệ thống ABC cung cấp một kỹ thuật cho việc phân bổ các chi
phí phức tạp như thiết lập máy, xử lý đơn đặt hàng của khách hàng,… tới
những sản phẩm, dịch vụ thông qua các hoạt động được thực hiện.
- Hoạt động ở cấp độ sản phẩm (Product-sustaining activites): Những
hoạt động được thực hiện dành riêng cho việc sản xuất hoặc tiêu thụ những
sản phẩm riêng biệt. Những hoạt động này có thể là thiết kế một sản phẩm,
quảng cáo cho một sản phẩm hay cập nhật một tính năng cho một sản phẩm,
hỗ trợ kỹ thuật cung cấp riêng cho sản phẩm, thiết kế lại một chu trình sản
xuất của một sản phẩm riêng biệt.
- Hoạt động ở cấp độ khách hàng (Customer-level activites): Những
hoạt động liên quan đến những khách hàng riêng biệt. Năm 1998, Kaplan và
Cooper đã mở rộng ý tưởng với trường hợp khách hàng là đối tượng chịu phí.
Ví dụ: Nghiên cứu thị trường khách hàng và hỗ trợ kỹ thuật cho những khách
hàng riêng biệt (hỗ trợ này không giới hạn cho bất cứ sản phẩm nào).
- Hoạt động ở cấp độ khu vực hoặc toàn doanh nghiệp (Area or
23
general-operations-level activity): Hoạt động này được thực hiện mà không
quan tâm đến khách hàng nào được phục vụ mà sản phẩm nào được sản xuất
hoặc bao nhiêu lô sản phẩm được sản xuất hoặc bao nhiêu sản phẩm được làm
ra. Hoạt động này gắn liền với toàn bộ hoạt động của khu vực hoặc doanh
nghiệp. Ví dụ như lương quản lý sản xuất, khấu hao nhà xưởng, lau dọn văn
phòng, cung cấp mạng nội bộ, chuẩn bị báo cáo tài chính cho cổ đơng,…
- Khi thực hiện kết hợp các hoạt động trong hệ thống ABC, các hoạt
động nên được gộp lại với nhau ở những cấp độ phù hợp, hoạt động ở cấp độ
lơ sản phẩm,… Nhìn chung, chỉ nên gộp những hoạt động trong cùng một cấp
độ mà chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong chu trình làm việc.
b) Tập hợp trực tiếp chi phí vào các hoạt động hoặc đối tượng chịu phí
Trong giai đoạn này, ngồi việc tập hợp chi phí thơng thường được chi
tiết theo tài khoản, nếu như xác định được các chi phí đang tập hợp sử dụng
cho đối tượng chịu phí nào hay thuộc hoạt động nào thì tập hợp trực tiếp vào
đối tượng chịu phí hay hoạt động đó. Ví dụ: cước phí vận chuyển hàng xuất
khẩu ngồi việc tập hợp theo khoản mục chi phí bán hàng nếu xác định cước
phí vận chuyển này phục vụ cho đối tượng chịu phí nào (khách hàng, sản
phẩm, kênh phân phối,…) thì tập hợp trực tiếp ngay vào đối tượng chịu phí
đó mà khơng cần qua giai đoạn phân bổ. Các chi phí cịn lại khơng thể tập
hợp trực tiếp vào các hoạt động hoặc đối tượng chịu phí sẽ được trình bày ở
các bước kế tiếp của hệ thống ABC.
Theo phương pháp ABC, tồn bộ chi phí phát sinh chia ra làm làm hai
loại chi phí. Thứ nhất, chi phí trực tiếp là các chi phí liên quan trực tiếp đến
từng đối tượng hay hoạt động thì tập hợp trực tiếp đến đối tượng hay hoạt
động đó. Thứ hai, chi phí gián tiếp là những chi phí như điện, nước, lương lao
động gián tiếp .. liên quan đến nhiều hoạt động, do đó các chi phí này phân bổ
cho các hoạt động một cách trực tiếp hay gián tiếp. Nếu quy nạp một cách
trực tiếp, nhà quản trị sẽ phỏng vấn nhân viên để ước tính hợp lý của nguồn
24
lực được tiêu dùng cho mỗi hoạt động là bao nhiêu. Nếu phân bổ gián tiếp
đến từng hoạt động thì những tiêu thức phân bổ chi phí trong giai đoạn này
phải được ấn định đối với từng nhóm chi phí dựa trên tiêu chí các nguồn phát
sinh chi phí. Ví dụ chi phí lương có thể được tác động bởi thời gian mà người
nhân viên sử dụng cho hoạt động này.
Xác định chi phí của từng trung tâm hoạt động bằng cách thiết lập ma
trận Chi phí - Hoạt động. Theo ma trận này, các nhóm chi phí biểu diễn theo
cột/hàng và các hoạt động được biểu diễn theo hàng/cột. Nếu hoạt động i có
sử dụng loại chi phí j đánh dấu vào ơ ij. Sau đó thay thế những dấu đã đánh
bằng một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ này được ước bằng cách sử dụng một trong các
phương pháp sau sao cho tổng các cột của ma trận EAD bằng 1. Có ba
phương pháp được sử dụng trong việc tính tốn những tỷ lệ này, có mức độ
chính xác theo thứ tự là: Ước đoán, đánh giá hệ thống và thu nhập dữ liệu
thực tế.
- Phương pháp ước đốn: phương pháp này được sử dụng trong trường
hợp khơng có số liệu thực tế hoặc chi phí bỏ ra thu thập số liệu thực tế cao.
Phương pháp này được thực hiện bằng cách phối hợp giữa nhà quản lý tài
chính, bộ phận quản lý, các nhân viên chức năng có quan hệ trực tiếp với hoạt
động. Nhóm này có thể cung cấp tỷ lệ ước đoán về tỷ lệ chi phí phân bổ của
phương pháp ABC. Mức độ chính xác của phương pháp này dựa trên sự phối
hợp giữa các bộ phận và kiến thức của họ.
- Phương pháp đánh giá hệ thống: đây là một cách tiếp cận khoa học
hơn để xác định tỷ lệ chi phí bằng cách sử dụng kỹ thuật hệ thống như quá
trình phân tích thứ bật (AHP- Analytic Hierarchical Process). AHP là cơng cụ
thích hợp cho việc xử lý các ý kiến chủ quan thành những thơng tin đại diện.
Ví dụ doanh nghiệp phân bổ chi phí nhiên liệu cho 3 hoạt động là bán hàng,
phân phối, bảo trì. Thơng qua việc đặt câu hỏi cho những bộ phận sử dụng
nguồn lực này và yêu cầu họ đánh giá về tỷ lệ nhiên liệu sử dụng trong thời
25
gian nhất định, AHP cũng có thể sử dụng trong giai đoạn phân bổ chi phí từ
các hoạt động cho sản phẩm.
- Phương pháp thu nhập dữ liệu thực tế: đây là phương pháp chính xác
nhất nhưng cũng tốn nhiều chi phí nhất để tính tốn tỷ lệ dựa vào việc thu
thập số liệu thực tế. Trong hầu hết các trường hợp, các thủ tục thu thập số liệu
phải được xây dựng và trang bị các thiết bị thu thập số liệu. Hơn nữa, việc thu
thập số liệu phải đúng thời điểm và người thu nhập số liệu phải trang bị
những kỹ năng nhất định. Kết quả thường được phân tích bằng các cơng cụ
thống kê. Ví dụ như lấy mẫu cơng việc có thể được sử dụng để ước tính tỷ lệ
thời gian giám sát việc sản xuất một sản phẩm nhất định. Trong trường hợp
này, cán bộ giám sát sẽ được phỏng vấn vào những thời điểm ngẫu nhiên để
xác định sản phẩm đang giám sát. Những thông tin cần thiết có thể có được
dựa trên những dữ liệu này.
Để có giá trị bằng tiền của từng hoạt động, ta áp dụng công thức sau:
j 1
TCA(i) Chiphí ( j ) xEAD(ij )
M
Trong đó:
TCA(i)
: Tổng chi phí của hoạt động i
M
: Số loại chi phí
Chi phí (j) : Giá trị bằng tiền của nhóm chi phí j
EAD(ij)
: Hệ số tỉ lệ ở ô i , j của ma trận EAD
c) Phân bổ chi phí các nguồn lực vào các hoạt động
Các chi phí nguồn lực được tiêu hao trong một giai đoạn nếu không thể
tập hợp trực tiếp vào các hoạt động hoặc đối tượng chịu chi phí sẽ được tiếp
tục phân bổ đến từng hoạt động trong hệ thống ABC. Ví dụ những chi phí
điện, nước, lương, phí th văn phịng,… Những chi phí nguồn lực này sẽ
được phân bổ đến các hoạt động với các tiêu thức phân bổ dựa trên mối quan
hệ nhân quả, có thể áp dụng phương pháp đo lường mức độ tiêu hao nguồn