Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Trồng dưa chuột Phú Thịnh ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.99 KB, 3 trang )

Trồng dưa chuột Phú Thịnh

Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
Đặc điểm
Dưa chuột Phú Thịnh được Viện Nghiên cứu rau, hoa quả chọn tạo, thích
nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm. Nhiệt độ thích ứng với sinh trưởng của dưa là
30oC về ban ngày và 18-21oC về ban đêm.
Thời vụ
- Vụ xuân gieo từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 2 dương lịch.
- Vụ đông gieo từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 10.
Làm đất
Chọn đất có chế độ luân canh khác với họ bầu bí, chọn loại đất thịt nhẹ
hoặc cát pha có độ pH từ 5,5-6. Do bộ rễ cây dưa chuột phát triển yếu nên đất
trồng cần cày bừa kỹ, nhỏ, tơi xốp và sạch cỏ dại. Lên luống rộng từ 1-1,2m; cao
0,3m, rãnh rộng 0,3m.
Phân bón (sử dụng cho 1ha canh tác)
- Phân chuồng hoai mục từ 20-25 tấn/ha (7-8 tạ/sào), 80kg phân đạm, 90kg
phân lân, 100-120kg phân kali.
- Bón lót toàn bộ số phân chuồng + 30% đạm + 100% lân + 50% kali.
- Bón thúc bằng số phân còn lại chia làm 3 đợt: lần 1 bón vào giai đoạn khi
cây có 3-4 lá thật (khoảng 10-15 ngày sau gieo) 15% đạm + 10% phân kali; lần 2
sau trồng 25-30 ngày (trước khi cây ra hoa đợt đầu) 25% đạm + 20% kali; lần 3
sau khi thu quả lứa đầu (khoảng 40 ngày sau gieo) dùng nốt số phân còn lại.
Gieo hạt
- Hạt giống trước khi trồng ngâm vào nước sạch ấm trong 3-5 giờ, sau đó
vớt ra ủ nứt nanh rồi đem gieo. Có thể gieo theo hàng hay hốc, mỗi hốc gieo từ 2-3
hạt cách nhau từ 30-40cm. Sau khi cây đã mọc để mỗi hốc 2 cây tuỳ theo giống.
Hạt gieo xong phủ một lớp đất mỏng lên trên rồi tưới nước giữ ẩm thường xuyên.
Chăm sóc
- Cây dưa chuột có bộ rễ ăn nông nên rất cần nhiều nước. Có thể tưới tràn
hoặc tưới rãnh cho cây, khi đủ ẩm phải tháo hết nước trong rãnh, nên kết hợp các


lần tưới nước với các đợt bón thúc.
- Thường xuyên nhặt sạch cỏ dại, xới xáo vun gốc từ 2-3 lần.
- Khi cây có 5-6 lá thật là lúc ra tua cuốn cần tiến hành cắm giàn cho cây.
Giàn cho dưa chuột cắm theo hình dấu nhân, bình quân mỗi cây 1-2 cây sào, sau
khi cắm giàn chắc chắn dùng dây mềm treo ngọn dưa lên.
Phòng trừ sâu bệnh
Sâu hại dưa chủ yếu là sâu xam, rệp, sâu vẽ bùa, sâu xanh, nhện đỏ, bọ trĩ,
sâu đục quả và các bệnh sương mai, phấn trắng héo xanh.
- Nếu phát hiện thấy sâu dùng các loại thuốc hoá học cho phép để phun
như: Sherpa 25EC 0,15-0,2%, Trebon 10EC 0,1% cách ly 10 ngày; nếu có bệnh
sương mai hay phấn trắng xuất hiện dùng Ridomin 72WP.
Ngoài các biện pháp trên cần phải thường xuyên cắt bỏ các lá già phía dưới
để tạo sự thông thoáng cho ruộng dưa để hạn chế sâu, bệnh phát sinh phát triển.
Thu hoạch
- Khi quả được thụ phấn khoảng 7-10 ngày có thể thu hoạch, nếu để quả già
sẽ ảnh hưởng đến sự ra hoa đậu quả của các lứa sau.
- Thu hái nhẹ nhàng để tránh đứt dây, loại bỏ quả cong queo, phân loại quả
cho vào bao bì sạch đem tiêu thụ.


×