Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.71 KB, 5 trang )

Kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống

Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
Hồ tiêu được trồng trên nhiều loại trụ khác nhau như trụ gỗ, trụ gạch, trụ bê
tông và các loại cây trụ sống. Thực tế cho thấy trồng tiêu trên cây trụ chết như trụ
gỗ hoặc trụ bằng vật liệu xây dựng trong điều kiện không che bóng có thể đạt
được năng suất cao, nhưng kèm theo đó là sự suy kiệt nhanh chóng do ra hoa quả
quá độ và sự bùng phát của nhiều loại bệnh nguy hiểm làm hủy diệt vườn tiêu.
Trồng tiêu trên cây trụ sống là kiểu canh tác bền vững, tạo nên điều kiện sinh thái
phù hợp cho phép kéo dài thời gian khai thác vườn tiêu, hạn chế được các bệnh
nguy hiểm và có thể giảm bớt chi phí đầu tư ban đầu. Các loại trụ sống phổ biến là
vông, keo dậu, lồng mức, muồng đen v.v.... Cây trụ sống được trồng bằng cành
hoặc bằng hạt.
Để đảm bảo vườn tiêu trồng trên cây trụ sống sinh trưởng tốt, đồng đều,
cho năng suất cao cần chú ý tới các biện pháp kỹ thuật sau:
1. Trồng cây trụ sống
Keo dậu, lồng mức trồng với khoảng cách 2,5mx2,5m (1.600 cây/ha),
muồng đen trồng với khoảng cách 3mx3m (1.100 cây/ha), tốt nhất vào đầu mùa
mưa. Khi trồng bón lót 1 gốc 2kg phân chuồng và 0,2-0,3kg lân Đầu Trâu. Sau khi
trồng, cứ 20-30 ngày bón thúc cho cây trụ sống 1 lần với lượng 10-15g Urê + 5g
KCl/cây (hoặc 25-35g NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu) cho đến khi trồng mới tiêu
vào 2-3 tháng sau đó. Có thể trồng cây trụ sống 1-2 năm trước khi trồng tiêu, mỗi
năm bón thúc phân cho cây trụ sống từ 2-3 lần. Cần chăm sóc tốt cây trụ sống để
cây sinh trưởng tốt đảm bảo yêu cầu leo bám cho cây tiêu.
2. Trồng cây trụ tạm
Trồng tiêu cùng năm với cây trụ sống bắt buộc phải trồng trụ tạm. Sau khi
trồng trụ sống 2-3 tháng thì trồng tiêu. Do cây trụ sống còn nhỏ, chưa có chỗ cho
tiêu leo bám nên cần trồng cây trụ tạm cùng lúc với trồng tiêu. Cây trụ tạm được
trồng cách cây trụ sống 10-15cm, đường kính 10-15cm, chiều cao tính từ mặt đất
hơn 3m, cây trụ tạm phải tốt để tiêu có thể leo bám trong vòng 2-3 năm trước khi
cây trụ sống đủ lớn cho tiêu leo bám.


3. Trồng tiêu
- Đào hố trồng tiêu: Đào 2 hố 2 bên cây trụ tạm, mỗi hố trồng 1 dây tiêu
hay 1 bầu tiêu. Kích thước mỗi hố 40cmx40cmx50cm, mép hố cách trụ tạm 10-
15cm, sao cho tâm hố (vị trí đặt bầu tiêu) cách cây trụ sống từ 40-50cm. Cũng có
thể đào 1 hố với kích thước 60cmx60cmx50cm để trồng 2 dây hay 2 bầu tiêu vào
cùng 1 hố. Mỗi trụ tiêu được bón lót 10-20kg phân chuồng, 0,2-0,5kg phân lân,
0,2-0,3kg vôi bột, trộn đều phân với đất mặt và lấp xuống hố. Xử lý đất trong hố
trước khi trồng bằng 1 trong các loại thuốc như Confidor 100SL 0,1%, 0,5 lít/hố
hoặc Basudin 10H, 20-30 g/hố. Việc trộn phân lấp hố và xử lý đất trong hố được
thực hiện trước khi trồng tiêu ít nhất là 15 ngày.
- Che nắng và chắn gió: Do cây trụ sống còn nhỏ, chưa có tác dụng che
bóng, cần làm túp che nắng, chắn gió cẩn thận cho tiêu.
4. Chăm sóc
4.a. Buộc dây tiêu
- Tiêu trồng bằng dây thân: Sau khi trồng 1-2 tháng, mỗi hom thân mọc 1-2
cành tược. Tược lên đến đâu phải buộc dây đến đó để rễ bám chắc vào trụ tạm, có
như vậy thì cây mới cho ra nhánh ác. Nếu không buộc dây kịp thời tược sẽ ngã ra
ngoài, dây ốm yếu không cho nhánh ác được.
- Tiêu trồng bằng dây lươn: Dây lươn không ra nhánh ác ngay. Tuy vậy vẫn
phải thường xuyên buộc dây vào trụ tạm, không để cho đốt nào không có rễ bám
vào trụ tạm. Khoảng 10 tháng đến 1 năm sau khi trồng, dây bám trên trụ tạm từ
1,2-1,5m thì bắt đầu ra cành ác. Việc buộc dây nên tiến hành từ 7-10 ngày/lần.
4.b. Tạo hình, nuôi thân
* Đối với tiêu trồng bằng dây thân: Sau 1 năm trồng, các dây tiêu đã vươn
bám trên trụ tạm ở độ cao >1,5m, cắt ngang dây thân, cách mặt đất 25-30cm với
mục đích vừa lấy hom nhân giống vừa tạo khung thân dây tiêu trên trụ.
Từ chỗ cắt mọc lên các dây thân chính. Giữ lại các dây thân khoẻ mạnh,
tiếp tục buộc 3-5 dây thân mới phát sinh vào trụ tạm, chỉ buộc 1-2 dây thân vào trụ
cây sống (lúc này trụ sống đã có đường kính 3-4cm và cao 3-3,5m), vặt bỏ các
mầm dây thân còn lại. Không nên để quá nhiều dây thân bám vào trụ sống khi cây

trụ còn nhỏ sẽ làm hạn chế sinh trưởng của cây trụ sống.
Khi cây trụ sống đã lớn, buộc cố định cây trụ tạm vào cây trụ sống, chuyển
dần dây tiêu trên trụ tạm qua trụ sống. Hãm ngọn cây trụ sống ở độ cao 5m để tiện
cho việc thu hoạch tiêu.
* Đối với tiêu trồng bằng cành lươn: Áp dụng biện pháp đôn dây tiêu vào
năm thứ 2 (sau trồng 12-13 tháng): Sau khi tiêu leo lên được 1-1,2 m và các dây
bám trên trụ bắt đầu cho 2-4 nhánh ác ở ngọn thì đôn dây xuống. Nhẹ nhàng gỡ
dây xuống, tránh làm tổn hại, xây sát, gãy dập dây tiêu. Khoanh tròn dưới gốc
phần dây không mang nhánh ác sau khi đã cắt hết lá, chừa đoạn ngọn có mang
nhánh ác. Sau đó lấp nhẹ đất, hay chỉ dằn vài cục đất để giữ cho khoanh dây nằm
im. Không nên lấp luôn một lớp đất dày vì các khoanh dây có thể bị chết. Sau khi
rễ nhú ra từ các khoanh dây được đôn xuống nên vun gốc bón phân cho tiêu.
Chú ý giữ lại đủ số dây thân cần thiết cho bộ khung chính, loại bỏ các dây
thân yếu, thừa. Một số dây thân sau khi đôn được buộc vào trụ tạm và 1-2 dây
khác được buộc vào trụ sống tương tự như khi tạo hình tiêu trồng bằng dây thân.
Trong quá trình chăm sóc vườn tiêu chú ý cắt tỉa các loại cành sau:
* Tỉa bỏ tất cả các dây thân, cành ác mọc phía dưới gốc tiêu. Cành lá của
cành ác cách mặt đất 10-15cm. Dây lươn cũng được tỉa bỏ trừ mục đích để lại
nhân giống.
* Tỉa bỏ các dây thân mọc ngoài bộ tán tiêu, các dây thân mọc quá dài ở
đỉnh trụ. Đối với tiêu trồng trên trụ sống, hãm ngọn dây tiêu ở độ cao 5m, không
để ngọn dây tiêu trùm lên ngọn cây trụ sống đã hãm ngọn.
4.c. Rong tỉa cây trụ sống
Mỗi năm rong 2 lần chính:
- Đầu mùa mưa: Rong mạnh, chỉ để lại 1 cành nhỏ hút nhựa hoặc có thể
chặt ngang ngọn đối với các loại cây có khả năng tái sinh mạnh như muồng đen,
keo dậu. Chú ý không để ngọn dây tiêu trùm lên cây trụ sống đã hãm ngọn.
- Tháng 8: Rong tỉa nhẹ, sau đó để cây tái sinh tạo bóng mát cho vườn tiêu
trong mùa khô.
4.d. Bón phân

- Phân hữu cơ: Được bón hàng năm với liều lượng 30-40m3/ha. Vào đầu
mùa mưa, đào rãnh vành khăn quanh gốc tiêu, mép rãnh cách mép tán tiêu 15-
20cm, sâu 5-10cm, rộng 15-20cm bón phân hữu cơ đã hoai hoàn toàn, bón xong
phải lấp đất lại. Khi đào rãnh bón phân, hạn chế tới mức tối đa làm tổn thương bộ
rễ tiêu.
- Phân khoáng: Dùng các loại NPK Đầu Trâu có công thức phù hợp với
từng giai đoạn sinh trưởng của cây tiêu, đặc biệt chú ý tới các loại có vi lượng
(TE) rất tốt cho cây tiêu.
Loại và liều lượng NPK hỗn hợp bón cho tiêu

- Thời kỳ kiến thiết cơ bản chia lượng bón 4-6 lần/năm.
- Lượng bón ở thời kỳ kinh doanh chia bón 4 lần/năm vào các thời kỳ sau
thu hoạch quả, đầu, giữa và cuối mùa mưa.
4.e. Tưới nước và thoát nước
Định lượng nước tưới và chu kỳ tưới nước

Mùa mưa, vườn tiêu phải được đào rãnh khai mương để thoát nước tốt. Vun
gốc tiêu, không cho nước đọng ở gốc.

×