Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Giáo trình AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG NGÀNH HÀN (Hệ cao đẳng nghề, Trung cấp nghề)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 61 trang )

TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ KỸ THUẬT VINATEX

Giáo trình
AN TỒN LAO ĐỘNG VÀ MƠI
TRƯỜNG NGÀNH HÀN
(Hệ cao đẳng nghề, Trung cấp nghề)

Tài liệu lưu hành nội bộ
Nam Định, Năm 2011


MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CÁC TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA CƠNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG VÀ
AN TỒN LAO ĐỘNG. ............................................................................................................... 5
Khái niệm về bảo hộ lao động: ................................................................................................ 5
I. Mục đích, ý nghĩa, tính chất, nội dung của cơng tác BHLĐ.............................................. 5
1.1. Mục đích của cơng tác bảo hộ lao động (BHLĐ). ........................................................ 5
1.2. Ý nghĩa của cơng tác BHLĐ. ......................................................................................... 6
1.3. Tính chất của cơng tác bảo hộ lao động. ...................................................................... 6
CHƯƠNG 2: KỸ THUẬT AN TOÀN ....................................................................................... 14
A. AN TOÀN ĐIỆN ..................................................................................................................... 14
I. Khái niệm cơ bản về điện: .................................................................................................. 14
1.1. Tác động của dòng điện đối với cơ thể con người: ..................................................... 14
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ trầm trọng khi bị điện giật: ............................... 14
1.4. Những nguyên nhân gây ra tai nạn điện: ................................................................... 18
II. Biện pháp an toàn khi sử dụng điện................................................................................. 19
2.1. Sử dụng điện thế an toàn: ............................................................................................ 19
2.2. Làm bộ phận che chắn và cách điện dây dẫn: ............................................................ 20
2.3. Làm tiếp đất bảo vệ: ..................................................................................................... 20


2.4. Dùng các dụng cụ phòng hộ: ...................................................................................... 24
III. Cấp cứu người bị điện giật. ............................................................................................. 25
3.1. Cứu người bị nạn khỏi nguồn điện: ............................................................................ 25
3.2. Phương pháp hô hấp nhân tạo:................................................................................... 25
3.3. Phương pháp hà hơi thổi ngạt: ................................................................................... 26
B. AN TOÀN LAO ĐỘNG ......................................................................................................... 27
I. Khái niệm: ............................................................................................................................ 27
II. Các yếu tố và nguyên nhân gây tai nạn: .......................................................................... 27
2.1. Các yếu tố gây tai nạn trong sản xuất. ................................................................... 27
2.2. Các nhóm nguyên nhân gây tai nạn trong sản xuất: ............................................ 27
2.3. Các biện pháp và phương tiện kỹ thuật an toàn cơ bản:......................................... 29
III. Cấp cứu người bị chấn thương: ...................................................................................... 33
CHƯƠNG 3: VỆ SINH CÔNG NGHIỆP ................................................................................. 34
I. Mục đích ý nghĩa: ................................................................................................................ 34
II. Những nhân tố ảnh hưởng đến sức khoẻ người công nhân: .......................................... 34
2.1. Vi khí hậu trong sản xuất ............................................................................................ 34
2.2. Tiếng ồn và rung động: ................................................................................................ 38
Hình 9. Ống tiêu âm ............................................................................................................ 42
Hình 10. Tấm tiêu âm .......................................................................................................... 42
2.3. Bụi trong sản xuất: ...................................................................................................... 42
2.4. Thơng gió trong cơng nghiệp: ..................................................................................... 44
2.5. Chiếu sáng trong sản xuất: .......................................................................................... 46
2.6. Ảnh hưởng của các điều kiện lao động khác: ............................................................ 48
III. Cách bảo vệ và phòng chống bệnh nghề nghiệp: .......................................................... 49
IV. Cấp cứu khi bị nhiễm độc, bỏng: .................................................................................... 49
CHƯƠNG 4: PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ SƠ CƯU NGƯỜI BỊ NẠN ........................ 51

1



I. Định nghĩa, tính chất và ý nghĩa q trình cháy. ............................................................. 51
1.1. Định nghĩa: ................................................................................................................... 51
1.2. Tính chất: ..................................................................................................................... 51
1.3. Ý nghĩa: ........................................................................................................................ 51
II. Các vấn đề cơ bản về cháy nổ. .......................................................................................... 51
2.1. Nhiệt độ chớp cháy. ...................................................................................................... 52
2.2. Nhiệt độ bốc cháy. ........................................................................................................ 52
2.3. Nhiệt độ tự bốc cháy. .................................................................................................... 52
III. Phân loại cháy. .................................................................................................................. 53
3.1. Cháy khơng hồn tồn. ................................................................................................ 53
3.2. Cháy hồn tồn. ........................................................................................................... 53
IV. Đặc điểm cháy của các vật liệu khác nhau. ..................................................................... 53
4.1. Cháy nổ của hỗn hợp hơi với khơng khí. ..................................................................... 53
4.2. Cháy nổ của bụi. ........................................................................................................... 53
4.3. Cháy nổ của chất lỏng. ................................................................................................. 54
4.4. Cháy nổ của chất rắn. .................................................................................................. 54
V. Nguyên nhân cháy, nổ. ....................................................................................................... 55
5.1. Cháy do phản ứng hoá học. ......................................................................................... 55
5.2. Cháy nổ do điện. ........................................................................................................... 55
5.3. Cháy nổ do sức nóng hay nắng. .................................................................................. 56
5.4. Cháy nổ do ma sát, va chạm. ....................................................................................... 56
5.5. Cháy nổ do thay đổi áp lực đột ngột. ........................................................................... 56
VI. Các biện pháp phòng, chống cháy nổ. ............................................................................ 56
6.1. Biện pháp hành chính, pháp lý. .................................................................................. 57
6.2. Biện pháp kỹ thuật. ...................................................................................................... 57

2


LỜI NĨI ĐẦU

Mơn học An tồn lao động là mơn học bắt buộc và cần thiết đối với hệ đào
tạo nghề nói chung. Mục tiêu là đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, giỏi
về chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề, mặt khác ln có ý thức về cơng tác bảo hộ lao
động.
Nội dung giáo trình được xây dựng trên cơ sở chương trình khung ngành
cơng nghệ Hàn, dựa trên các yêu cầu thực tế nhưng vẫn đảm bảo sự thống nhất, hài
hoà giữa các văn bản luật có liên quan đến cơng tác an tồn lao động. Ngồi việc
tham khảo các văn bản luật có liên quan và tìm hiểu thêm các ứng dụng của khoa
học kỹ thuật trong cơng tác an tồn lao động, chúng tơi đã chắt lọc những nội dung
cụ thể, dễ hiểu cho từng đề mục.
Giáo trình sẽ rất hữu ích và tạo điều kiện cho các bạn tiếp cận những văn bản
luật ứng dụng trong cuộc sống, những tiến bộ khoa học kỹ thuật và nhất là những
kinh nghiệm thực tế, điều kiện lao động, … và phải nói rằng sẽ thật dễ dàng cho
các bạn trong việc học tập các môn chun mơn nghề.
Tuy nhiên, trong q trình xây dựng giáo trình khơng thể tránh được thiếu
sót, rất mong có sự đóng góp ý kiến phê bình cũng như xây dựng để chúng tôi sẽ
làm tốt hơn trong lần sau.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến quý báu của quý vị!

Các tác giả

3


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH
Giáo trình “An tồn lao động ” biên soạn cho học sinh – sinh viên ngành
công nghệ Hàn và là tài liệu tham khảo cho cán bộ, giáo viên giảng dạy mơn an
tồn lao động trong các cơ sở dạy nghề.
Nội dung của giáo trình bao gồm:
Chương 1: Bảo hộ lao động

1.1. Mục đích, ý nghĩa, tính chất của cơng tác Bảo hộ lao động
1.2. Nội dung công tác bảo hộ lao động
Chương 2: Kỹ thuật an toàn
2.1. An toàn điện
2.2. An toàn lao động
Chương 3: Vệ sinh cơng nghiệp
3.1. Mục đích ý nghĩa
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe người công nhân
3.3. Cách bảo vệ và phòng chống bệnh nghề nghiệp
Chương 4:Phòng chống cháy nổ
4.1. Định nghĩa, tính chất và ý nghĩa quá trình cháy
4.2. Các vấn đề cơ bản về cháy nổ
4.3. Phân loại cháy
4.4. Đặc điểm cháy của các vật liệu khác
4.5 Nguyên nhân cháy nổ
4.6. Biện pháp phòng chống cháy nổ
Phương pháp tiếp cận:
- Đối với giáo viên, cán bộ giảng dạy: Đưa các ví dụ cụ thể về thời gian, địa
điểm bằng hình ảnh, video clip hoặc dẫn chứng bằng lời các trường hợp vi phạm
luật lao động và các luật khác liên quan, các trường hợp tai nạn thương tích xảy ra,
đàm thoại, phân tích và đưa ra kết luận. Các ví dụ này nên theo sát đề mục trong
giáo trình, tránh dàn trải mất trọng tâm.
- Đối với học sinh – sinh viên: Đọc, hiểu và tìm những ví dụ liên quan đến
cơng tác an tồn lao động và vệ sinh cơng nghiệp trong giáo trình đề cập.

4


CHƯƠNG 1: CÁC TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA CƠNG TÁC BẢO HỘ LAO
ĐỘNG VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG.

Mục tiêu:
- Giúp làm quen với các thuật ngữ trong công tác bảo hộ lao động
- Các quyền hạn và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động
- Các nguyên nhân cơ bản gây ra tai nạn lao động
Yêu cầu:
- Trình bày ý nghĩa và tính chất của cơng tác bảo hộ lao động và an tồn lao
động
- Trình bày được định nghĩa và phân biệt được các loại tai nạn lao động
- Phận tích được các nguyên nhân cơ bản gây ra tai nạn lao động
Khái niệm về bảo hộ lao động:
- Bảo hộ lao động là môn khoa học nghiên cứu các vấn đề về hệ thống các văn bản
pháp luật, các biện pháp về tổ chức kinh tế-xã hội và khoa học công nghệ để cải
tiến điều kiện lao động nhằm:
 Bảo vệ sức khoẻ, tính mạng con người trong lao động.
 Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
 Bảo vệ môi trường lao động nói riêng và mơi trường sinh thái nói chung 
góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
- Từ khái niệm trên có thể thấy rõ tính pháp lý, tính khoa học, tính quần chúng của
cơng tác bảo hộ lao động ln gắn bó mật thiết với nhau và nội dung của công tác
bảo hộ lao động nhất thiết phải thể hiện đầy đủ các tính chất trên.
I. Mục đích, ý nghĩa, tính chất, nội dung của cơng tác BHLĐ.
1.1. Mục đích của cơng tác bảo hộ lao động (BHLĐ).
Mục đích cơng tác BHLĐ là thông qua các biện pháp khoa học kỹ thuật,
thông qua các tổ chức, tổ chức kinh tế - xã hội nhằm loại trừ các yếu tố nguy hiểm,
có hại phát sinh trong quá trình sản xuất, tạo điều kiện lao động thuận lợi, ngăn
ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khoẻ và an toàn tính mạng
người lao động và cơ sở vật chất, góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất,
tăng năng suất lao động.
- Bảo đảm cho mọi người lao động những điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh,
thuận lợi và tiện nghi nhất.

- Không ngừng nâng cao năng suất lao động, tạo nên cuộc sống hạnh phúc cho
người lao động.
- Góp phần vào việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nhân lực lao động.
- Nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người mà trước hết là của người
lao động.
 Đây cũng là chính sách đầu tư cho chiến lược phát triển kinh tế, xã hội
trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.

5


1.2. Ý nghĩa của công tác BHLĐ.
Lao động tạo ra của cải vật chất, làm cho xã hội tồn tại và phát triển. Bất cứ
dưới chế độ xã hội nào, lao động của con người cũng là yếu tố quyết định nhất.
Công tác bảo hộ lao động là do yêu cầu của sản xuất và gắn liền với quá
trình sản xuất, nó tạo ra những lợi ích về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, nó mang lại
niềm vui, hạnh phúc cho mọi người.
1. Ý nghĩa về mặt chính trị:
- Làm tốt cơng tác bảo hộ lao động sẽ góp phần vào việc cũng cố lực lượng sản
xuất và phát triển quan hệ sản xuất.
- Chăm lo đến sức khoẻ, tính mạng, đời sống của người lao động
- Xây dựng đội ngũ công nhân lao động vững mạnh cả về số lượng và thể chất.
2. Ý nghĩa về mặt pháp lý:
- Bảo hộ lao động mang tính pháp lý vì mọi chủ trương của Đảng, Nhà nước, các
giải pháp khoa học công nghệ, các biện pháp tổ chức xã hội đều được thể chế hoá
bằng các quy định luật pháp.
- Nó bắt buộc mọi tổ chức, mọi người sử dụng lao động cũng như người lao động
thực hiện.
3. Ý nghĩa về mặt khoa học:
- Được thể hiện ở các giải pháp khoa học kỹ thuật để loại trừ các yếu tố nguy hiểm

và có hại thơng qua việc điều tra, khảo sát, phân tích và đánh giá điều kiện lao
động, biện pháp kỹ thuật an tồn, phịng cháy chữa cháy, kỹ thuật vệ sinh, xử lý ô
nhiễm môi trường lao động, phương tiện bảo vệ cá nhân.
- Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến để phòng ngừa,
hạn chế tai nạn lao động xảy ra.
- Nó cịn liên quan trực tiếp đến bảo vệ mơi trường sinh thái, vì thế hoạt động khoa
học về bảo hộ lao động góp phần quyết định trong việc giữ gìn mơi trường trong
sạch.
4. Ý nghĩa về tính quần chúng:
- Nó mang tính quần chúng vì đó là cơng việc của đông đảo những người trực tiếp
tham gia vào q trình sản xuất. Họ là người có khả năng phát hiện và đề xuất loại
bỏ các yếu tố có hại và nguy hiểm ngay chỗ làm việc.
- Mọi cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật... đều có trách nhiệm tham gia vào việc
thực hiện các nhiệm vụ của cơng tác bảo hộ lao động.
- Ngồi ra các hoạt động quần chúng như phong trào thi đua, tuyên truyền, hội thi,
hội thao, giao lưu liên quan đến an toàn lao động đều góp phần quan trọng vào việc
cải thiện không ngừng điều kiện làm việc, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
1.3. Tính chất của cơng tác bảo hộ lao động.
BHLĐ có 3 tính chất chủ yếu là: Tính pháp lý, tính khoa học kỹ thuật và tính
quần chúng. Chúng có liên quan mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau.
1. Tính pháp lý.
Những quy định và nội dung của cơng tác BHLĐ được thể chế hố chúng
thành những luật lệ của Nhà nước. Xuất phát từ quan điểm: Con người là vốn quý
6


nhất, nên luật pháp về bảo hộ lao động được nghiên cứu, xây dựng nhằm bảo vệ
con người trong sản xuất, mọi cơ sở kinh tế và mọi người tham gia lao động phải
có trách nhiệm tham gia nghiên cứu và thực hiện.
2. Tính KHKT.

Việc nghiên cứu về cơng tác BHLĐ nhằm loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có
hại, phòng và chống tai nạn, các bệnh nghề nghiệp ... đều xuất phát dựa trên cơ sở
KHKT và việc vận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào công tác bảo hộ
lao động ngày càng phổ biến.
Muốn biến điều kiện lao động cực nhọc thành điều kiện làm việc thoải mái,
muốn loại trừ vĩnh viễn tai nạn lao động trong sản xuất, phải giải quyết nhiều vấn
đề tổng hợp phức tạp không những phải hiểu biết về kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật
thơng gió, cơ khí hố, tự động hố ... mà cịn cần phải có các kiến thức về tâm lý
lao động, thẩm mỹ công nghiệp, xã hội học lao động ... Vì vậy cơng tác bảo hộ lao
động mang tính chất khoa học kỹ thuật tổng hợp.
3. Tính quần chúng.
Tất cả mọi người từ người sử dụng lao động đến người lao động đều là đối
tượng cần được bảo vệ. Đồng thời họ cũng là chủ thể tham gia vào cơng tác BHLĐ
để bảo vệ mình và bảo vệ người khác.
Muốn làm tốt công tác bảo hộ lao động, phải vận động được đông đảo mọi
người tham gia. Cho nên BHLĐ chỉ có kết quả khi được mọi cấp, mọi ngành quan
tâm, được mọi người lao động tích cực tham gia và tự giác thực hiện các luật lệ,
chế độ tiêu chuẩn, biện pháp để cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp.
BHLĐ bảo vệ quyền lợi và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà, cho tồn xã
hội, vì thế BHLĐ ln mang tính quần chúng sâu rộng.
1.4. Nội dung công tác bảo hộ lao động: Bảo hộ lao động gồm 4 phần:
1. Luật pháp bảo hộ lao động.
Luật pháp bảo hộ lao động là những quy định về chế độ, thể lệ bảo hộ lao
động như:
- Giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi.
- Bảo vệ và bồi dưỡng sức khoẻ cho công nhân.
- Chế độ lao động đối với nữ công nhân.
- Tiêu chuẩn quy phạm về kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động.
Luật lệ bảo hộ lao động được xây dựng trên cơ sở yêu cầu thực tế, căn cứ

vào sự phát triển kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật và được sửa đổi, bổ sung dần
dần thích hợp với hồn cảnh sản xuất và từng thời kỳ kinh tế của Đất nước.
2. Vệ sinh lao động.
Nhiệm vụ của vệ sinh lao động là:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường và điều kiện lao động sản xuất đến người
lao động.
- Đề ra những biện pháp phòng, chống tai nạn, bệnh nghề nghiệp.
3. Kỹ thuật an tồn lao động.
- Nghiên cứu phân tích các ngun nhân gây chấn thương, phòng tránh tai nạn lao
7


động trong sản xuất.
- Đề ra các biện pháp kỹ thuật cần thiết đảm bảo an toàn cho người lao động.
4. Kỹ thuật phòng cháy chữa cháy.
- Nghiên cứu phân tích các ngun nhân gây cháy, nổ.
- Tìm ra biện pháp phịng cháy, chữa cháy có hiệu quả nhất.
* Các khái niệm các thuật ngữ dưới đây đã được quốc tế hoá và được sử dụng trong
các văn bản trên:
- An tồn lao động: Tình trạng điều kiện lao động không gây nguy hiểm trong sản
xuất.
- Điều kiện lao động: Tổng thể các yếu tố kinh tế, xã hội , tổ chức, kỹ thuật, tự
nhiên thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi
trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng, tạo điều
kiện lao động tốt nhất cho con người trong quá trình sản xuất.
- Yêu cầu an toàn lao động: Các yêu cầu cần phải được thực hiện nhằm đảm bảo an
toàn lao động.
- Sự nguy hiểm trong sản xuất: Khả năng tác động của các yếu tố nguy hiểm và có
hại trong sản xuất đối với người lao động.
- Yếu tố nguy hiểm trong sản xuất: Khả năng tác động của gây chấn thương cho

người lao động trong sản xuất.
- Yếu tố có hại trong sản xuất: Khả năng tác động của gây bệnh cho người lao động
trong sản xuất.
- An toàn của thiết bị sản xuất: Tính chất của thiết bị bảo đảm được tình trạng an
tồn khi thực hiện các chức năng đã quy định trong điều kiện xác định và trong thời
gian quy định.
- An tồn của quy trình sản xuất: Tính chất của quy trình sản xuất bảo đảm được
tình trạng an tồn khi thực hiện các thơng số đã cho trong suốt thời gian quy định.
- Phương tiện bảo vệ người lao động: Dùng để phòng ngừa hoặc làm giảm tác động
của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất đối với người lao động.
- Kỹ thuật an toàn: Hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật
nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với
người lao động.
- Vệ sinh sản xuất: Hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật
nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người
lao động.
- Tai nạn lao động: Tai nạn xảy ra gây tác hại đến cơ thể người lao động của các
yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất.
- Chấn thương: Chấn thương gây ra đối với người lao động trong sản xuất do không
tuân theo các yêu cầu về an tồn lao động. Nhiễm độc cấp tính được coi như chấn
thương.
- Bệnh nghề nghiệp: Bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại đối
với người lao động.
* Phương pháp nghiên cứu môn học:
- Nghiên cứu bảo hộ lao động là để tạo ra được các điều kiện lao động an toàn và
8


vệ sinh, đồng thời đạt năng suất lao động cao nhất.
- Bảo hộ lao động trong XDCB có liên quan đến nhiều mơn học như vật lý, hố

học, tốn học, nhiệt kỹ thuật, cơ kết cấu..., đặc biệt đối với môn kỹ thuật thi công,
tổ chức thi công, máy xây dựng. Do đó nghiên cứu mơn học này cần vận dụng
những kiến thức các mơn học liên quan nói trên; đồng thời qua nghiên cứu, bổ sung
cho các môn học này được hoàn chỉnh hơn trên quan điểm bảo hộ lao động.
- Nội dung nghiên cứu bảo hộ lao động là:
Phải tiến hành phân tích các nguyên nhân chấn thương và bệnh nghề nghiệp
trong thi công xây dựng, nguyên nhân phát sinh cháy nổ trên công trường.
Xác định được những quy luật phát sinh nhất định của những nguyên nhân
đó, cho phép thấy trước được những nguy cơ tai nạn, những yếu tố độc hại và nguy
cơ cháy nổ trong sản xuất.
Đề ra các biện pháp phòng ngừa và loại trừ nguyên nhân phát sinh của
chúng, đảm bảo tiến hành các q trình thi cơng xây dựng an tồn, vệ sinh và an
tồn chống cháy.
* Những quan điểm trong cơng tác bảo hộ lao động:
- Bảo hộ lao động là chính sách lớn của Đảng và Nhà Nước Việt Nam. Các quan
điểm cơ bản đã được thể hiện trong sắc lệnh 29/SL ngày 12/03/1947, trong Hiến
pháp năm 1958 và 1992, Pháp lệnh Bảo hộ lao động năm 1991 và trong Bộ luật
Lao đông năm 1994. Cụ thể là:
Con người là vốn quý nhất của xã hội: Người lao động vừa là động lực, vừa
là mục tiêu phát triển xã hội. Bảo hộ lao động là một phần quan trọng, là bộ phận
không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Lao động là sức chính
của sự tiến bộ con người.
Bảo hộ lao động phải thực hiện đồng thời với quá trình sản xuất: Khi nào và
ở đâu có hoạt động lao động sản xuất thì khi đó và ở đó phải có tổ chức cơng tác
Bảo hộ lao động.
Công tác bảo hộ lao động phải thể hiện đầy đủ 3 tính chất: Khoa học kỹ
thuật, luật pháp và quần chúng mới đạt hiệu quả cao.
Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm chính trong việc bảo hộ lao động
cho người lao động: Nhà nước bảo đảm quyền được bảo hộ của người lao động và
lợi ích hợp pháp người lao động thông qua pháp luật về bảo hộ lao động.

* Hệ thống pháp luật và các quy định về bảo hộ lao động
Nội dung chủ yếu của luật pháp bảo hộ lao động:
- Hệ thống các văn bản pháp luật bao gồm:
Tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật an toàn.
Tiêu chuẩn vệ sinh lao động.
Quy phạm quản lý và các chế độ cụ thể.
 Nhằm phục vụ mục tiêu đảm bảo an tồn tính mạng và sức khoẻ lao động trong
sản xuất.
Mục tiêu công tác bảo hộ lao động:
- Mục tiêu công tác bảo hộ lao động là đảm bảo cho người lao động không bị ốm
đau, bệnh tật, tai nạn do tác động của các yếu tố nguy hiểm, có hại trong lao động
9


sản xuất thơng qua hệ thống luật pháp, chính sách và các giải pháp về khoa học kỹ
thuật, kinh tế, xã hội, tuyên truyền giao dục, tổ chức lao động và sự tuân thủ nội
quy, quy trình, quy phạm an toàn và vệ sinh lao động của người sử dụng lao động
và của người lao động.
Phạm vi đối tượng của công tác bảo hộ lao động:
Người lao động:
- Là phải kể cả người học nghề, tập nghề, thử việc được làm trong điều kiện an
tồn, vệ sinh, khơng bị tai nạn lao động, không bị bệnh nghề nghiệp; không phân
biệt người lao động trong cơ quan, doanh nghiệp của Nhà nước hay trong các thành
phần kinh tế khác; không phân biệt người Việt Nam hay người nước ngoài.
Người sử dụng lao động:
- Ở các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh,
dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế khác, các cá nhân có sử dụng lao động để tiến
hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, các đơn vị xí nghiệp, sản xuất kinh
doanh, dịch vụ các cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị xã hội, đồn thể

nhân dân, các doanh nghiệp thuộc lực lượng Quân đội Nhân dân, Công an Nhân
dân, các cơ quan tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam có sử dụng lao
động là người Việt Nam.
 Có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về bảo hộ lao động trong đơn vị
mình.
Các quy định về kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động:
Nhà nước ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, quy phạm
quản lý đối với từng loại máy, thiết bị, cơng trình, kho tàng, hố chất nơi làm việc.
Người sử dụng lao động phải căn cứ để xây dựng nội quy, quy trình làm việc an
tồn. Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh là tiêu chuẩn bắt buộc thực hiện.
Khi lập luận chứng kinh tế kỹ thuật các dự án xây dựng mới hoặc cải tạo, mở
rộng cơ sở sản xuất; sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu
cầu nghiệm nghặt về an tồn vệ sinh lao động thì chủ đầu tư phải bảo vệ và lập luận
chứng về an toàn và vệ sinh lao động. Cơ quan thanh tra an toàn và vệ sinh lao
động tham gia đánh giá tính khả thi của nó.
Danh mục các cơ sở, máy móc, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn và vệ sinh lao động do Bộ LĐ-TB và XH và Bộ Y tế ban hành.
Khi triển khai thực hiện các dự án, chủ đầu tư phải thực hiện đúng các luận
chứng về an toàn và vệ sinh lao động trong dự án đã được Hội đồng thẩm định dự
án chấp thuận.
Người sử dụng lao động phải định kỳ kiểm định, bảo dưỡng, sửa chữa máy
móc, thiết bị, nhà xưởng và định kỳ đo đạc các yếu tố vệ sinh lao động tại nơi làm
việc và thực hiện các biện pháp bảo đảm người lao động ln ln được làm việc
trong điều kiện an tồn và vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn. Các máy móc có u
cầu nghiêm ngặt về an tồn và vệ sinh lao động đều phải được đăng ký, kiểm định
và được cấp giấy phép trước khi đưa và sử dụng.
Tại những nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, có hại dễ gây tai nạn lao động,
10



sự cố sản xuất đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ của người lao động, người sử dụng
lao động phải lập phương án xử lý sự cố trong trường hợp khẩn cấp; phải trang bị
phương tiện cấp cứu kỹ thuật, cấp cứu y tế đảm bảo ứng cứu kịp thời, có hiệu quả.
Các trang thiết bị này phải được định kỳ kiểm tra về số lượng, chất lượng và thuận
tiện khi sử dụng.
Các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp hoặc các cá nhân muốn nhập khẩu các loại
máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an tồn lao động đều phải
thơng qua cơ quan thanh tra an toàn thuộc Bộ LĐ-TB và XH thẩm định về mặt an
toàn trước khi xin Bộ Thương mại cấp giấy phép nhập khẩu.
Người sử dụng lao động phải trang thiết bị cho người lao động (không thu
tiền) các loại thiết bị bảo vệ cá nhân để ngăn ngừa tác hại của các yếu tố nguy hiểm
do công việc mà các biện pháp kỹ thuật chưa loại trừ.
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động:
Đối với người sử dụng lao động:
Trách nhiệm:
- Hàng năm phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động và cải thiện điều
kiện lao động.
- Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và các chế độ khác về an toàn, vệ
sinh lao động theo quy định của Nhà nước.
- Có kế hoạch giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp an tồn, vệ
sinh lao động. Phối hợp với cơng đồn cơ sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của
mạng lưới an toàn viên và vệ sinh viên.
- Xây dựng nội quy, quy trình an tồn, vệ sinh lao động.
- Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn, vệ
sinh lao động đối với người lao động.
- Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn chế độ quy
định.
- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp...với Sở LĐ-TB và XH, Sở Y tế địa phương.
Quyền hạn:

- Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định, nội dung, biện pháp an toàn, vệ
sinh lao động.
- Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm thực hiện an
toàn, vệ sinh lao động.
- Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của thanh tra viên an toàn lao
động nhưng phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định đó.
Đối với người lao động:
Nghĩa vụ:
- Chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến cơng việc
và nhiệm vụ được giao.
- Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị, cấp
phát.
- Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tại nạn
11


lao động, bênh nghề nghiệp hoặc các sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc
phục hậu quả tai nạn lao động.
Quyền lợi:
- Yêu cầu bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh cũng như được cấp các thiết
bị cá nhân, được huấn luyện biện pháp an tồn lao động.
- Từ chối các cơng việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn
lao động, đe doạ nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ của mình và sẽ khơng tiếp
tục làm việc nếu như thấy nguy cơ đó vẫn chưa được khắc phục.
- Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi sử dụng lao động
vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không thực hiện các giao kết về an toàn, vệ
sinh lao động trong hợp đồng hoặc thoả ước lao động.
Quản lý nhà nước về bảo hộ lao động:
 Bộ LĐ-TB và XH:
- Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền hoặc ban hành các văn bản pháp luật, các

chính sách, chế độ.
- Xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất quy phạm, tiêu chuẩn phân loại lao
động, hướng dân các cấp, ngành thực hiện an toàn lao động.
- Thanh tra, tổ chức thơng tin huấn luyện, hợp tác với nước ngồi và các tổ chức
quốc tế trong lĩnh vực an toàn lao động.
 Bộ Y tế:
- Xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất quy phạm vệ sinh lao động, tiêu chuẩn
sức khoẻ đối với các nghề, các công việc.
- Hướng dẫn chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện, thanh tra vệ sinh lao động, tổ
chức điều trị bệnh nghề nghiệp.
 Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường:
- Quản lý thống nhất việc nghên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật về an toàn, vệ
sinh lao động; ban hành hệ thống tiêu chuẩn, chất lượng, quy cách các loại phương
tiện bảo vệ các nhân trong lao động.
- Cùng với Bộ LĐ-TB và XH, Bộ Y tế xây dựng, ban hành và quản lý hệ thống tiêu
chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động.
 Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Chỉ đạo đưa nội dung an toàn, vệ sinh lao động vào giảng dạy ở các trường Đại
học, trường kỹ thuật nghiệp vụ, quản lý và dạy nghề.
 UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW:
- Thực hiện quản lý Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong địa phương mình.
 Thanh tra Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động:
- Thanh tra việc chấp hành các quy định về lao động, về an toàn, vệ sinh lao động.
- Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm tiêu chuẩn vệ sinh lao động.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động về những vi phạm pháp luật lao
động.
- Xem xét việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn lao động, các giải pháp trong các dự
án xây dựng, kiểm tra và cho phép sử dụng những máy móc, thiết bị, vật tư có u
cầu nghiêm ngặt về an tồn lao động.
12



 Tổ chức cơng đồn:
- Cơng đồn là tổ chức đại diện cho người lao động, bảo vệ quyền lợi của người lao
động theo Pháp luật hiện hành và luật Cơng đồn.
- Phối hợp với các cơ quan Nhà nước nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật an toàn bảo hộ
lao động, xây dựng tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động.
- Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động người lao động chấp hành Pháp luật
Bảo hộ lao động và có quyền yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện các biện pháp
bảo đảm an toàn lao động.
- Cử đại diện tham gia điều tra các vụ tai nạn lao động, có quyền kiến nghị các cơ
quan Nhà nước hoặc Toà án xử lý trách nhiệm đối với những người để xảy ra tai
nạn lao động.
- Tham gia góp ý với người sử dụng lao động trong việc xây dựng kế hoạch bảo hộ
lao động.
- Xây dựng và duy trì hoạt động của mạng lưới an toàn viên, vệ sinh viên, thay mặt
tập thể người lao động lý thoả ước tập thể về bảo hộ lao động với người sử dụng
lao động.
Câu hỏi ơn tập chương
1. Trình bày mục đích, ý nghĩa, tính chất của cơng tác Bảo hộ lao động?
2. Nêu những nội dung cơ bản của công tác Bảo hộ lao động?

13


CHƯƠNG 2: KỸ THUẬT AN TOÀN
A. AN TOÀN ĐIỆN
I. Khái niệm cơ bản về điện:

1.1. Tác động của dòng điện đối với cơ thể con người:

- Khi người tiếp xúc với điện sẽ có 1 dịng điện chạy qua người và con người sẽ
chịu tác dụng của dịng điện đó.
- Tác hại của dòng điện đối với cơ thể con người có nhiều dạng: Gây bỏng, phá vỡ
các mơ, gây tổn thương mắt, phá huỷ máu, làm liệt hệ thống thần kinh, ...
- Tai nạn điện giật có thể phân thành 2 mức là chấn thương điện (tổn thương bên
ngoài các mô) và sốc điện (tổn thương nội tại cơ thể).
1. Chấn thương điện:
- Là các tổn thương cục bộ ở ngoài cơ thể dưới dạng: Bỏng, dấu vết điện, kim loại
hố da. Chấn thương điện chỉ có thể gây ra do dòng điện mạnh và thường để lại dấu
vết bên ngoài.
a. Bỏng điện:
- Do các tia hồ quang điện gây ra khi bị đoản mạch, nhìn bề ngồi khơng khác gì
các loại bỏng thơng thường. Nó gây chết người khi quá 2/3 diện tích da của cơ thể
bị bỏng. Nguy hiểm hơn cả là bỏng nội tạng cơ thể dẫn đến chết người mặc dù phía
ngồi chưa q 2/3.
b. Dấu vết điện:
- Là 1 dạng tác hại riêng biệt khi da bị ép chặt với phần kim loại dẫn điện đồng thời
dưới tác dụng của nhiệt độ cao (khoảng 120oC).
c. Kim loại hoá da:
- Là sự xâm nhập của các mảnh kim loại rất nhỏ vào da do tác động của các tia hồ
quang có bão hồ hơi kim loại (khi làm các công việc về hàn điện).
2. Sốc điện:
- Là dạng tai nạn nguy hiểm nhất. Nó phá huỷ các quá trình sinh lý trong cơ thể con
người và tác hại tới toàn thân. Là sự phá huỷ các q trình điện vốn có của vật chất
sống, các quá trình này gắn liền với khả năng sống của tế bào.
- Khi bị sốc điện cơ thể ở trạng thái co giật, mê man bất tỉnh, tim phổi tê liệt. Nếu
trong vịng 4 - 6s, người bị nạn khơng được tách khỏi kịp thời dòng điện co thể dẫn
đến chết người.
- Với dòng điện rất nhỏ từ 25 - 100mA chạy qua cơ thể cũng đủ gây sốc điện. Bị
sốc điện nhẹ có thể gây ra kinh hồng, ngón tay tê đau và co lại; cịn nặng có thể

làm chết người vì tê liệt hơ hấp và tuần hồn.
- Một đặc điểm khi bị sốc điện là không thấy rõ chỗ dịng điện vào người và người
tai nạn khơng có thương tích.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ trầm trọng khi bị điện giật:
1. Cường độ dòng điện đi qua cơ thể:
- Là nhân tố chính ảnh hưởng tới điện giật. Trị số dòng điện qua người phụ thuộc
vào điện áp đặt vào người và điện trở của người, được tính theo cơng thức:

14


I ng 

U
Rng

Trong đó:
+ U: điện áp đặt vào người (V).
+ Rng: điện trở của người ().
- Như vậy cùng chạm vào 1 nguồn điện, người nào có điện trở nhỏ sẽ bị giật mạnh
hơn. Con người có cảm giác dòng điện qua người khi cường độ dòng điện khoảng
0,6 – 1,5mA đối với điện xoay chiều (ứng tần số f = 50Hz) và 5 - 7mA đối với điện
1 chiều.
- Cường độ dịng điện xoay chiều có trị số từ 8mA trở xuống có thể coi là an tồn.
Cường độ dịng điện 1 chiều được coi là an tồn là dưới 70mA và dịng điện 1
chiều khơng gây ra co rút bắp thịt mạnh. Nó tác dụng lên cơ thể dưới dạng nhiệt.
2. Thời gian tác dụng lên cơ thể:
- Thời gian dòng điện đi qua cơ thể càng lâu càng nguy hiểm bởi vì điện trở cơ thể
khi bị tác dụng lâu sẽ giảm xuống do lớp da bị nung nóng và bị chọc thủng làm
dịng điện qua người tăng lên.

- Ngồi ra bị tác dụng lâu, dịng điện sẽ phá huỷ sự làm việc của dòng điện sinh lý
trong các cơ của tim. Nếu thời gian tác dụng khơng lâu q 0,1 – 0,2s thì khơng
nguy hiểm.
3. Con đường dòng điện qua người:
- Tuỳ theo con đường dịng điện qua người mà mức độ nguy hiểm có thể khác
nhau. Người ta nghiên cứu tổn thất của tim khi dòng điện đi qua bằng những con
đường khác nhau vào cơ thể như sau:
 Dòng điện đi từ chân qua chân thì phân lượng dịng điện qua tim là 0,4%
dòng điện qua người.
 Dòng điện đi tay qua tay thì phân lượng dịng điện qua tim là 3,3% dịng điện
qua người.
 Dòng điện đi từ tay trái qua chân thì phân lượng dịng điện qua tim là 3,7%
dịng điện qua người.
 Dòng điện đi từ tay phải qua chân thì phân lượng dịng điện qua tim là 6,7%
dịng điện qua người.
 Trường hợp đầu là ít nguy hiểm nhất nhưng nếu khơng bình tĩnh, người bị ngã
sẽ rất dễ chuyển thành các trường hợp nguy hiểm hơn.
4. Tần số dòng điện:
Khi cùng cường độ, tuỳ theo tần số mà dịng điện có thể là nguy hiểm hoặc
an tồn:
 Nguy hiểm nhất là dịng điện xoay chiều dùng trong cơng nghiệp có tần số từ
40 - 60Hz.
 Khi tần số tăng lên hay giảm xuống thì độ nguy hiểm giảm, dịng điện có tần
số 3.106 - 5.105 Hz hoặc cao hơn nữa thỡ dù cường độ lớn bao nhiêu cũng
không giật nhưng có thể bị bỏng.
5. Điện trở của con người:
15


- Điện trở của người có ảnh hưởng hết sức quan trọng. Điện trở của cơ thể con

người khi có dịng điện chạy qua khác với vật dẫn là nó không cố định mà biến
thiên trong phạm vi từ 400 - 500 và lớn hơn:
 Lớp da và đặc biệt là lớp sừng có trở điện trở lớn nhất bởi vì trên lớp da này
khơng có mạch máu và tế bào thần kinh:
 Điện trở của da người giảm không tỉ lệ với sự tăng điện áp. Khi điện
áp là 36V thì sự huỷ hoại lớp da xảy ra chậm, cịn khi điện áp là 380V
thì sự huỷ hoại da xảy ra đột ngột.
 Khi lớp da khô và sạch, lớp sừng không bị phá hoại, điện trở vào
khoảng 8.104 - 40.104/cm2; khi da ướt có mồ hơi thì giảm xuống cịn
1000/cm2 và ít hơn.
 Điện trở các tổ chức bên trong của cơ thể phụ thuộc vào trị số điện áp, lấy
trung bình vào khoảng 1000. Đại lượng này được sử dụng khi phân tích
các trường hợp tai nạn điện để xác định gần đúng trị số dòng điện đi qua cơ
thể con người trong thời gian tiếp xúc, tức là trong tính tốn lấy điện trở của
người là 1000 (khơng lấy điện trở của lớp da ngồi để tính tốn).
6. Đặc điểm riêng của từng người:
- Cùng chạm vào 1 điện áp như nhau, người bị bệnh tim, thần kinh, người sức khoẻ
yếu sẽ nguy hiểm hơn vì hệ thống thần kinh chóng tê liệt. Họ rất khó tự giải phóng
ra khỏi nguồn điện.
7. Mơi trường xung quanh:
- Mơi trường xung quanh có bụi dẫn điện, có nhiệt độ cao và đặc biệt là độ ẩm cao
sẽ làm điện trở của người và các vật cách điện giảm xuống, khi đó dịng điện đi qua
người sẽ tăng lên.
1.3. Phân tích một số trường hợp tiếp xúc với mạng điện:
- Khi người tiếp xúc với mạng điện, mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào sơ đồ nối
mạch giữa người và mạng điện. Nói chung có thể phân ra 3 trường hợp phổ biến
sau đây:
1. Chạm đồng thời vào hai pha khác nhau của mạng điện (Hình 1)
- Trường hợp chạm vào 2 pha bất kỳ trong mạng 3 pha hoặc với dây trung hoà và 1
trong các pha sẽ tạo nên mạch kín trong đó nối tiếp với điện trở của người, khơng

có điện trở phụ thêm nào khác.

16


Hình 1: Sơ đồ người chạm đồng thời vào hai pha khác nhau của mạng điện
- Khi đó điện áp tiếp xúc bằng điện áp trong mạng, còn dòng điện qua người nếu bỏ
qua điện trở tiếp xúc được tính gần đúng theo cơng thức:
I ng 

Ud
Rng

Trong đó:
+ Ud: điện áp mạng đóng kín bởi sự tiếp xúc với 2 pha của người (V).
- Chạm vào 2 pha của dòng điện là nguy hiểm nhất vì người bị đặt trực tiếp vào
điện áp dây, ngồi điện trở của người khơng còn nối tiếp với một vật cách điện nào
khác nên dịng điện đi qua người rất lớn. Khi đó dù có đi giày khơ, ủng cách điện
hay đứng trên ghế gỗ, thảm cách điện vẫn bị giật mạnh.
2. Chạm vào một pha của dịng điện ba pha có dây trung tính nối đất(Hình 2)

Hình 2: Sơ đồ người chạm vào một pha của dịng điện ba pha có dây trung tính nối đất
- Đây là trường hợp mạng điện 3 pha có điện áp 100V. Trong trường hợp này,
điện áp các dây pha so với đất bằng điện áp pha tức là người người đặt trực tiếp
dưới điện áp pha Up. Nếu bỏ qua điện trở nối đất Ro thì dịng điện qua người được
tính như sau:
I ng 

Up
Rng




Ud
3.Rng

Trong đó: + Up: điện áp pha (V).
3. Chạm vào một pha của mạng điện với dây trung tính cách điện khơng nối
đất(Hình 3)

17


Hình 3: Sơ đồ người chạm vào một pha của mạng điện với dây trung tính
cách điện khơng nối đất
- Người chạm vào 1 pha coi như mắc vào mạng điện song song với điện trở cách
điện của pha đó và nối tiếp với các điện trở của 2 pha khác.
- Trị số dòng điện qua người phụ thuộc vào điện áp pha, điện trở của người và điện
trở của cách điện được tính theo cơng thức:
I ng 

Ud
3.Rng 

Rc



3.U d
3.Rng  Rc


3

Trong đó:
+ Ud: Điện áp dây trong mạng 3 pha (V).
+ Rc: Điện trở của cách điện ().
Ta thấy rõ ràng dòng điện qua người trong trường hợp này là nhỏ nhất vì thế ít
nguy hiểm nhất.
1.4. Những nguyên nhân gây ra tai nạn điện:
- Tai nạn điện có thể chia làm 3 hình thức:
 Do tiếp xúc trực tiếp với dây dẫn hoặc bộ phận thiết bị có dịng điện đi qua.
 Do tiếp xúc bộ phận kết cấu kim loại của thiết bị điện hoặc thân của máy có
chất cách điện bị hỏng.
 Tai nạn gây ra do điện áp ở chỗ dòng điện rò trong đất.
 Ngồi ra, cịn 1 hình thức nữa là do sự làm việc sai lầm của người sửa chữa như
bất ngờ đóng điện vào thiết bị ở đó có người đang làm việc.
- Những nguyên nhân làm cho người bị tai nạn điện:
 Sự hư hỏng của thiết bị, dây dẫn điện và các thiết bị mở máy.
 Sử dụng không đúng các dụng cụ nối điện thế trong các phòng bị ẩm ướt.
 Thiếu các thiết bị và cầu chì bảo vệ hoặc có nhưng khơng đáp ứng với u
cầu.
 Tiếp xúc phải các vật dẫn điện khơng có tiếp đất, dịch thể dẫn điện, tay quay
hoặc các phần khác của thiết bị điện.
 Bố trí khơng đầy đủ các vật che chắn, rào lưới ngăn ngừa việc tiếp xúc bất
ngờ với bộ phận dẫn điện, dây dẫn điện của các trang thiết bị.
 Thiếu hoặc sử dụng không đúng
các dụng cụ bảo vệ cá nhân: Ủng,
18



găng, tay cách điện, thảm cao su, giá cách điện.
 Thiết bị điện sử dụng không phù hợp với điều kiện sản xuất.
II. Biện pháp an toàn khi sử dụng điện.

2.1. Sử dụng điện thế an toàn:
- Tuỳ thuộc vào mức độ nguy hiểm về điện của các loại phòng sản xuất mà u cầu
an tồn về điện có mức độ khác nhau. Một trong những biện pháp đó là việc sử
dụng đúng mức điện áp đối với các thiết bị điện. Điện áp an tồn là điện áp khơng
gây nguy hiểm đối với người khi chạm phải thiết bị mang điện.
1. Phân loại các nơi làm việc theo mức độ nguy hiểm về điện:
Tất cả các phòng sản xuất tuỳ theo mức độ nguy hiểm về điện chia thành 3
nhóm:
a. Các phịng, các nơi ít nguy hiểm:
- Là các phịng khơ ráo với quy định:
 Độ ẩm tương đối của khơng khí khơng q 75%.
 Nhiệt độ trong khoảng 5 - 25oC (khơng q 30oC).
 Sàn có điện trở lớn bằng vật liệu không dẫn điện (gỗ khô ráo, rải nhựa).
 Khơng có bụi dẫn điện.
 Con người khơng phải đồng thời tiếp xúc với cơ cấu kim loại có nối với đất
và với vỏ kim loại của thiết bị điện.
b. Các phòng, các nơi nguy hiểm nhiều:
- Các phịng ẩm với:
 Độ ẩm tương đối ln ln trên 75%.
 Độ ẩm tương đối có thể nhất thời tăng đến bão hồ.
 Nhiệt độ trung bình tới 25oC.
- Các phịng khơ khơng có hệ thống lị sưởi và có tầng mái.
- Các phịng có bụi dẫn điện.
- Các phịng nóng với nhiệt độ khơng khí lớn hơn 30oC, trong thời gian dài con
người phải tiếp xúc đồng thời với vỏ kim loại của các thiết bị điện và với các cơ
cấu kim loại cơng trình của dây chuyền cơng nghệ có nối đất.

- Các phịng có sàn là vật liệu dẫn điện (bằng kim loại, đất, bêtông, gỗ bị ẩm, gạch,
...)
c. Các phòng, các nơi đặc biệt nguy hiểm:
- Rất ẩm ướt trong đó độ ẩm tương đối của khơng khí thường xấp xỉ 100% (trần,
tường, sàn và các đồ đạc trong phịng có đọng hạt nước).
- Thường xun có hơi khí độc.
- Có ít nhất 2 trong những dấu hiệu của phòng hoặc nơi nguy hiểm nhiều (mục B).
- Nguy hiểm về mặt nổ (kho chứa chất nổ trên cơng trường).
2. Một số quy định an tồn:
- Đối với các phịng, các nơi khơng nguy hiểm mạng điện dùng để thắp sáng, dùng
cho các dụng cụ cầm tay, ... được sử dụng điện áp không quá 220V. Đối với các nơi
nguy hiểm nhiều và đặc biệt nguy hiểm đèn thắp sáng tại chỗ cho phép sử dụng
điện áp không quá 36V.
19


- Đối với đèn chiếu cầm tay và dụng cụ điện khí hố:
 Trong các phịng đặc biệt ẩm, điện thế khơng cho phép q 12V.
 Trong các phịng ẩm không quá 36V.
- Trong những trường hợp đặc biệt nguy hiểm cho người như khi làm việc trong lò,
trong thùng bằng kim loại, ... ở những nơi nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm chỉ
được sử dụng điện áp không quá 12V.
- Đối với công tác hàn điện, người ta dùng điện thế không quá 70V. Khi hàn hồ
quang điện nhất thiết là điện thế không được cao quá 12 - 24V.
2.2. Làm bộ phận che chắn và cách điện dây dẫn:
1. Làm bộ phận che chắn:
- Để bảo vệ dòng điện, người ta đặt những bộ phận che chắn ở gần các máy móc và
thiết bị nguy hiểm hoặc tách các thiết bị đó ra với khoảng cách an tồn.
- Các loại che chắn đặc, lưới hay có lỗ được dùng trong các phịng khơ khi điện thế
lớn hơn 65V, ở trong các phòng ẩm khi điện thế lớn hơn 36V và trong các phòng

đặc biệt ẩm điện thế lớn hơn 12V.
- Ở các phịng sản xuất trong đó có các thiết bị làm việc với điện thế 1000V, người
ta làm những bộ phận che chắn đặc (không phụ thuộc vào chất cách điện hay
khơng) và chỉ có thể lấy che chắn đó ra khi đã ngắt dịng điện.
2. Cách điện dây dẫn:
- Dây dẫn có thể khơng làm cách điện nếu dây được treo cao trên 3,5m so với sàn;
ở trên các đường vận chuyển ôtô, cần trục đi qua dây dẫn phải treo cao 6m.
- Nếu khi làm việc có thể đụng chạm vào dây dẫn thì dây dẫn phải có cao su bao
bọc, khơng được dùng dây trần.
- Dây cáp điện cao thế qua chỗ người qua lại phải có lưới giăng trên khơng phịng
khi dây bị đứt.
- Phải rào quanh khu vực đặt máy phát điện hoặc máy biến thế.
2.3. Làm tiếp đất bảo vệ:
- Các bộ phận của vỏ máy, thiết bị bình thường khơng có điện nhưng nếu cách điện
hỏng, bị chạm mát thì trên các bộ phận này xuất hiện điện áp và khi đó người tiếp
xúc vào có thể bị giật nguy hiểm.
- Để đề phòng trường hợp nguy hiểm này, người ta có thể dùng dây dẫn nối vỏ của
thiết bị điện với đất hoặc với dây trung tính hay dùng bộ phận cắt điện bảo vệ.
1. Nối đất bảo vệ trực tiếp(Hình 4)
- Dùng dây kim loại nối bộ phận trên thân máy với cực nối đất bằng sắt, thép chơn
dưới đất có điện trở nhỏ với dịng điện rò qua đất và điện trở cách điện ở các pha
không bị hư hỏng khác.

20


Hình 4: Sơ đồ nối đất bảo vệ trực tiếp
- Hệ thống tiếp đất phải có điện trở đủ nhỏ để sao cho người khi tiếp xúc vào vỏ
của thiết bị có điện áp rị rỉ (coi như người mắc song song với mạch tiếp đất) thì
dịng điện chạy qua cơ thể khơng đến trị số có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ và

sự sống. Hình thức này áp dụng ở mạng 3 pha có trung hồ cách điện.
- Theo quy định hiện hành thì:
 Đối với thiết bị điện có điện áp đến 1000V trong các lưới điện có trung tính
đặt cách điện đối với mặt đất, trị số điện trở nối đất phải không lớn hơn 4.
 Đối với thiết bị điện có cơng suất nguồn nhỏ hơn 100KVA cho phép điện trở
nối đất tới 10.
- Trong trường hợp tiếp xúc như trên, người được coi là mắc vào dòng điện rò song
song với cực nối đất. Theo định luật phân bố dịng diện, ta có:
I n .Rn  I d .Rnd

hay

In  Id .

Rnd
Rn

Trong đó:
+ In: Cường độ dòng điện qua người (A).
+ Id: Cường độ dịng điện rị (A).
Trong các mạng với trung hồ cách điện có điện áp dưới 1000VId khơng lớn q
10A (thường 4 - 6A).
+ Rn: Điện trở tính tốn của người ().
+Rnd: Điện trở cực nối đất ().
 Khi trị số dòng điện rò nhỏ hơn và điện trở người lớn hơn, dòng điện đi qua
người sẽ còn nhỏ nữa, bảo đảm an toàn cho người.
2. Nối đất bảo vệ qua dây trung hồ( Hình 5)

21



Hình 5: Nối đất bảo vệ qua dây trung hồ
- Dùng dây dẫn nối với thân kim loại của máy vào dây trung hồ được áp dụng
trong mạng có điện áp dưới 1000V, 3 pha 4 dây có dây trung tính nối đất, nối đất
bảo vệ trực tiếp như trên sẽ khơng đảm bảo an tồn khi chạm đất 1 pha. Bởi vì:
 Khi có sự cố (cách điện của thiết bị điện hỏng) sẽ xuất hiện dòng điện trên
thân máy thì lập tức 1 trong các pha sẽ gây ra đoản mạch và trị số của dòng
điện mạch sẽ là:
I nm 

U
Rd  Ro

Trong đó:
+ U: điện áp của mạng (V).
+ Rd: điện trở đất ().
+ Ro: điện trở của nối đất ().
 Do điện áp không lớn nên trị số dịng điện I nm cũng khơng lớn và cầu chì có
thể khơng cháy, tình trạng chạm đất sẽ kéo dài, trên vỏ thiết bị sẽ tồn tại lâu
dài 1 điện áp với trị số:
U d  Rd .I nm 

Ud
Rd  Ro

- Rõ ràng điện áp này có thể đạt đến mức độ nguy hiểm. Vì vậy để cầu chì và bảo
vệ khác cắt mạch thì phải nối trực tiếp vở thiết bị với dây trung tính và phải tính
tốn sao cho dịng điện ngắn mạch Inm với điều kiện:
 Lớn hơn 3 lần dòng điện định mức của cầu chì gần nhất Icc:
I nm

3
I cc

 Hoặc lớn hơn 1.5 lần dòng điện cần thiết để cơ cấu tự động cắt điện gần nhất
Ia:
22


I nm
 1.5
Ia

- Việc nối trực tiếp vỏ thiết bị điện với dây trung tính là nhằm mục đích tăng trị số
dịng điện ngắn mạch Inm để cho cầu chì và các bảo vệ khác cắt được mạch điện.
3. Cắt điện bảo vệ tự động (Hình 6)
- Dùng trong trường hợp khi 2 phương án trên không đạt yêu cầu an tồn. Cơ cấu
này có thể sử dụng cả ở mạng 3 pha cách điện đối với đất, lẫn ở mạng có trung tính
nối đất.
- Đặc điểm cơ bản của nó là có thể cắt điện nhanh trong khoảng thời gian 0,1 – 0,2s
khi xuất hiện điện áp trên vỏ thiết bị đến trị số quy định.
- Đối với mạng 3 pha, cơ cấu này được mắc nối tiếp vào dây nối thân động cơ điện
với cực nối đất hoặc với dây trung hoà và sẽ hoạt động dưới tác dụng của dòng điện
rò hoặc dòng điện ngắn mạch trong thời gian điện mát ra thân máy và sẽ cắt điện
khỏi máy.
- Nguyên lý làm việc của cơ cấu cắt điện bảo vệ tự động như sau:
 Khi trên vỏ động cơ khơng có điện áp, đóng cầu dao, lị xo bị kéo căng và lõi
sắt giữ cầu dao ở tư thế đó, động có có điện làm việc.
 Nếu cách điện của động cơ hỏng, 1 pha chạm vỏ động cơ thì điện áp suất
hiện, 1 dịng điện chạy trong cuộn dây rút lõi sắt xuống phía dưới, lị xo kéo
cầu dao cắt điện nguồn cung cấp.


Hình 6: Sơ đồ nguyên lý cắt điện bảo vệ tự động
1. Động cơ điện; 2. Lò xo; 3. Cầu dao; 4. Lõi sắt; 5. Cuộn dây.
- So với tiếp đất bảo vệ và nối dây trung tính thì cắt điện bảo vệ có những ưu điểm
sau:
 Điện áp xuất hiện trên đối tượng bảo vệ không thể quá điện áp quy định nên
bảo đảm điều kiện tuyệt đối an toàn.
 Điện trở nối đất của cơ cấu không yêu cầu quá nhỏ mà có thể tới 100 - 500.
Do đó đễ dàng bố trí và chế tạo hệ thống nối đất của cơ cấu máy.

23


2.4. Dùng các dụng cụ phòng hộ:
- Để bảo vệ người khỏi tai nạn điện khi sử dụng các thiết bị điện thì phải dùng các
loại thiết bị và dụng cụ bảo vệ.
1. Tuỳ theo điện áp của mạng điện:
- Các phương tiện bảo vệ chia ra loại dưới 1000V và loại trên 1000V. Trong mỗi
loại lại phân biệt loại dụng cụ bảo vệ chính và loại dụng cụ bảo vệ phụ trợ.
- Các dụng cụ bảo vệ chính là loại chịu được điện áp khi tiếp xúc với phân dẫn điện
trong 1 thời gian dài lâu.
- Các dụng cụ phụ trợ là các loại bản thân không đảm bảo an toàn khỏi điện áp tiếp
xúc nên phải dùng kết hợp với dụng cụ chính để tăng cường an tồn hơn.
2. Tuỳ theo chức năng của phương tiện bảo vệ:
a. Các dụng cụ kỹ thuật điện:
- Bảo vệ người khỏi các phần dẫn điện của thiết bị và đất là bục cách điện, thảm
cách điện, ủng và găng tay cách điện.
- Bục cách điện dùng để phục vụ các thiết bị điện có điện áp bất kỳ, thường có kích
thước 75 x 75cm hoặc 75 x 40cm, có chân sứ cách điện.
- Thảm cách điện dùng để phục vụ các thiết bị điện có điện áp từ 1000V trở xuống,

thường có kích thước 75 x 75cm, dày 0,4 – 1 cm.
- Găng tay cách điện dùng cho để phục vụ các thiết bị điện có điện áp dưới 1000V
đối với dụng cụ bảo vệ chính và điện áp trên 1000V đối với dụng cụ phụ trợ. Ủng,
giày cách điện là loại dụng cụ bảo vệ phụ trợ, ủng cách điện dung với điện áp trên
1000V, còn giày cách điện dùng điện áp dưới 1000V.
b. Các dụng cụ bảo vệ khi làm việc dưới điện thế:
- Người ta dùng sào cách điện, kìm cách điện và các dụng cụ thợ điện khác.
- Sào cách điện dùng để đóng mở cầu dao cách ly và đặt thiết bị nối đất. Nó có
phần móc chắc chắn trên đầu, phần cách điện và cán để cầm (dài hơn 10cm làm
bằng vật liệu cách điện như ebonit, tectonit, ...).
- Kìm cách điện dùng để tháo lắp cầu chì ống, để thao tác trên những thiết bị điện
có điện áp trên 35000V. Kìm cách điện cũng phải có tay cầm dài hơn 10 cm và làm
bằng vật liệu cách điện.
- Các loại dụng cụ thợ điện khác dùng để kiểm tra xem có điện hay khơng, có thể
sử dụng các loại sau:
 Với thiết bị có điện áp trên 1000V thì sử dụng đồng hồ đo điện áp hoặc kìm
đo điện.
 Với các thiết bị có điện áp dưới 500V thì sử dụng bút thử điện, đèn ắc quy.
c. Các loại dụng cụ bảo vệ khác:
- Các loại phương tiện để tránh tác hại của hồ quang điện như kính bảo vệ mắt,
quần áo khơng bắt cháy, bao tay vải bạt, mặt nạ phòng hơi độc, ...
- Các loại phương tiện dùng để làm việc trên cao như thắt lưng bảo hiểm, móc chân
có quai da, dây đeo, xích an tồn, thang xép, thang nâng, chịi ống lồng, ...
3. Các biển báo phịng ngừa:
- Ngồi ra để đảm bảo an tồn cần có các biển báo phòng ngừa dùng để:
24


×