Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Ảnh hưởng của kali và lưu huỳnh đến một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất lạc trồng trên đất cát tại huyện phù cát, tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

VÕ THÚY MÃI

ẢNH HƯỞNG CỦA KALI VÀ LƯU HUỲNH ĐẾN
MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HÓA, SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT LẠC TRỒNG TRÊN
ĐẤT CÁT TẠI HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Bình Định - Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

VÕ THÚY MÃI

ẢNH HƯỞNG CỦA KALI VÀ LƯU HUỲNH ĐẾN
MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HÓA, SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT LẠC TRỒNG TRÊN
ĐẤT CÁT TẠI HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số

: 60420114

Người hướng dẫn: TS. HOÀNG MINH TÂM




LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy TS. Hoàng
Minh Tâm đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận
lợi nhất để tơi hồn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Quy Nhơn, phịng
Đào tạo sau đại học, thầy, cơ đang giảng dạy tại khoa sinh - KTNN đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và giúp đỡ tơi hồn thành
luận văn này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban lãnh đạo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông
nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ, anh chị trong bộ môn Khoa học đất đã dành
cho tôi thời gian tốt nhất và hỗ trợ mọi mặt trong nghiên cứu và hồn thành
luận văn.
Xin bày tỏ lịng biết ơn tới bạn bè, anh, chị của lớp Cao học sinh học
thực nghiệm K18 đã động viên và giúp đỡ tơi hồn thành tốt khóa học và
luận văn này.
Một lần nữa cho phép tơi bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến tất cả sự giúp
đỡ quý báu này.


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1

2. Mục tiêu của đề tài ..................................... Error! Bookmark not defined.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .... Error! Bookmark not defined.
4. Cấu trúc luận văn........................................................................................ 4
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 5
1.1. Nguồn gốc, phân bố của cây lạc ............................................................ 5
1.2. Vai trị, vị trí của cây lạc ....................................................................... 6
1.2.1. Giá trị dinh dưỡng của cây lạc .............................................................. 6
1.2.2. Giá trị kinh tế của cây lạc trên thị trường ............................................... 7
1.2.3. Vai trò của cây lạc trong việc cải tạo đất ................................................ 8
1.3. Yêu cầu sinh thái của cây lạc ................................................................ 8
1.3.1. Yêu cầu về nhiệt độ .............................................................................. 8
1.3.2. Yêu cầu về ánh sáng ............................................................................. 9
1.3.3. Yêu cầu về nước ................................................................................... 9
1.3.4. Yêu cầu về đất .................................................................................... 10
1.4. Yêu cầu về dinh dưỡng khoáng của cây lạc ....................................... 11
1.4.1. Vai trò của đạm (N) đối với cây lạc .................................................... 11
1.4.2. Vai trò của lân (P) đối với cây lạc ....................................................... 12
1.4.3. Vai trò của kali (K) đối với cây lạc ..................................................... 12


1.4.4. Vai trò của các nguyên tố trung và vi lượng đối với cây lạc................ 13
1.5. Tình hình sản xuất lạc trên Thế giới và ở Việt Nam............................. 16
1.5.1. Tình hình sản xuất lạc trên Thế giới ...................................................... 16
1.5.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam ................................................... 19
1.5.3. Tình hình sản xuất lạc ở Bình Định .................................................. 21
1.6. Kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài ............. 23
1.6.1. Kết quả nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài .............................. 23
1.6.2. Kết quả nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài .............................. 26
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 29

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 29
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 29
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 29
2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 29
2.3.1. Cơng thức thí nghiệm ......................................................................... 29
2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................ 30
2.3.3. Kỹ thuật canh tác áp dụng................................................................... 30
2.3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................. 32
2.3.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 36
2.3.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................. 36
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .......................... 37
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh
đến các chỉ tiêu sinh hóa của cây lạc trồng trên đất cát ........................... 37
3.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh đến hàm lượng
nước tổng số trong lá cây lạc ......................................................................... 37


3.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh đến hàm lượng
diệp lục trong lá cây lạc ................................................................................ 39
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh
đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây lạc trên đất cát................................ 44
3.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh đến số lượng và
khối lượng nốt sần của cây lạc...................................................................... 44
3.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh đến chiều cao
cây và số cành cấp 1 của cây lạc trồng trên đất cát ....................................... 48
3.2.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh đến chỉ số diện
tích lá của cây lạc trên đất cát ....................................................................... 49
3.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh đến các yếu tố
cấu thành năng suất lạc trồng trên đất cát ............................................... 51

3.3.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh đến tổng số quả
và số quả chắc trên cây lạc trồng trên đất cát ................................................ 52
3.3.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh đến khối lượng
100 quả và 100 hạt của cây lạc trên đất cát ................................................... 54
3.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh đến năng suất
thực thu và chất lượng hạt lạc ................................................................... 55
3.5. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh đến hiệu quả
kinh tế sản xuất lạc trên đất cát................................................................. 58
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 62
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Bản sao)


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Cụm từ

ATP

: Adenosine triphosphate

BVTV

: Bảo vệ thực vật

Ca

: Canxi


cs

: Cộng sự

CT1

: Công thức 1

CT2

: Công thức 2

CT3

: Công thức 3

CT4

: Công thức 4

Cu

: Đồng

KHNN

: Khoa học nơng nghiệp

LAI


: Chỉ số diện tích lá

Mg

: Magie

Mo

: Molipden

N

: Nito

NADPH

: Nicotinamid Adenine Dinucleotide Phosphate

P

: Photpho

S

: Lưu huỳnh


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

1.1

1.2

1.3

3.1

3.2

3.3

3.4

3.5

3.6

3.7

3.8
3.9

Tên bảng
Diện tích, năng suất và sản lượng lạc trên Thế giới (2010
– 2014)
Diện tích, năng suất và sản lượng lạc tại Việt Nam từ
2007 – 2014
Diện tích và sản lượng lạc tỉnh Bình Định từ năm 2010 –
2015

Ảnh hưởng của liều lượng kali và lưu huỳnh đến hàm
lượng nước tổng số trong lá cây lạc trên đất cát
Ảnh hưởng của liều lượng kali và lưu huỳnh đến hàm
lượng diệp lục trong lá cây lạc giai đoạn 3 – 4 lá thật
Ảnh hưởng của liều lượng kali và lưu huỳnh đến hàm
lượng diệp lục trong lá cây lạc giai đoạn bắt đầu ra hoa
Ảnh hưởng của liều lượng kali và lưu huỳnh đến hàm
lượng diệp lục ở giai đoạn hình thành quả của cây lạc
Ảnh hưởng của liều lượng kali và lưu huỳnh đến số lượng
nốt sần của cây lạc trên đất cát
Ảnh hưởng của liều lượng kali và lưu huỳnh đến khối
lượng nốt sần của cây lạc trồng trên đất cát
Ảnh hưởng của liều lượng kali và lưu huỳnh đến chiều
cao và số cành cấp 1 của cây lạc trên đất cát
Ảnh hưởng của kali và lưu huỳnh đến chỉ số diện tích lá
của cây lạc trên đất cát
Ảnh hưởng của liều lượng kali và lưu huỳnh đến số quả và

Trang
17

20

22

37

40

41


43

45

46

48

50
52


số quả chắc trên cây của cây lạc trồng trên đất cát
3.10

3.11

3.12

3.13

Ảnh hưởng của kali và lưu huỳnh đến khối lượng 100 quả
và 100 hạt của cây lạc trên đất cát
Ảnh hưởng của liều lượng kali và lưu huỳnh đến năng
suất và tỷ lệ nhân của cây lạc trên đất cát
Ảnh hưởng của liều lượng kali và lưu huỳnh đến chất
lượng hạt lạc của cây lạc trên đất cát
Ảnh hưởng của liều lượng kali và luu huỳnh đến hiệu quả
kinh tế của cây lạc trên đất cát


54

55

56

58


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
3.1

3.2

3.3

3.4

3.5

3.6

3.7

3.8.

Tên biểu đồ
Ảnh hưởng của liều lượng kali và lưu huỳnh đến hàm

lượng nước tổng số trong lá cây lạc trên đất cát
Ảnh hưởng của liều lượng kali và lưu huỳnh đến hàm
lượng diệp lục tổng số trong lá cây lạc trên đất cát
Ảnh hưởng của liều lượng kali và lưu huỳnh đến số
lượng nốt sần của cây lạc trồng trên đất cát
Ảnh hưởng của liều lượng kali và lưu huỳnh đến khối
lượng nốt sần của cây lạc trồng trên đất cát
Ảnh hưởng của liều lượng kali và lưu huỳnh đến chỉ số
diện tích lá của cây lạc trồng trên đất cát
Ảnh hưởng của liều lượng kali và lưu huỳnh đến số quả
và số quả chắc trên cây lạc trồng trên đất cát
Ảnh hưởng của liều lượng kali và lưu huỳnh đến khối
lượng 100 quả và 100 hạt của cây lạc trồng trên đất cát
Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh
đến chất lượng hạt lạc trồng trên đất cát

Trang
38

44

45

47

50

52

54


57


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Việt Nam là đất nước có hình chữ S với đường bờ biển dài 3.620 km
khơng kể các đảo, do đó kéo theo diện tích đất cát ven biển cũng rất lớn
khoảng 562.936 ha chiếm tỷ lệ 1,8 % tổng diện tích đất đai tồn quốc
(Nguyễn Khang, Viện QHTKNN – 2000) theo thống kê đến năm 2000.
Bình Định là một tỉnh thuần nơng thuộc vùng sinh thái Duyên hải Nam
Trung bộ với tổng diện tích đất tự nhiên 602.506 ha, nằm sát biển Đơng.
Trong đó, đất cát biển có diện tích khoảng 2.789 ha chiếm 0,46% diện tích đất
tự nhiên.
Đất cát vùng Duyên hải Nam Trung bộ nói chung và tỉnh Bình Định nói
riêng cơ bản là cát, có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng cát mịn cao, hàm
lượng sét vật lý thấp, sức chứa ẩm đồng ruộng chỉ khoảng từ 2,5 đến 12,5%,
hàm lượng các chất tổng số thấp, các chất dễ tiêu nghèo. Do đó, khả năng giữ
dinh dưỡng của đất cát ven biển là rất kém. Do vậy, để phát triển nông nghiệp
bền vững trên đất cát nói chung và đất cát ở tỉnh Bình Định nói riêng thì việc
lựa chọn cây họ đậu, đặc biệt cây lạc trong cơ cấu cây trồng hàng năm là rất
cần thiết. Theo thống kê của ngành nơng nghiệp năm 2014, Bình Định có diện
tích trồng lạc vào khoảng 8,4 nghìn ha (chiếm 29,8% so với diện tích trồng
lạc tồn vùng), là tỉnh có diện tích trồng lạc đứng thứ hai vùng Duyên hải
Nam Trung bộ sau Quảng Nam (10,2 nghìn ha). Năng suất lạc ở Bình Định
đạt cao nhất vùng Duyên hải Nam Trung bộ (29,9 tạ/ha). Hiện nay, lạc được
xem là đối tượng cây trồng chủ lực và góp phần đáng kể trong việc nâng cao
chất lượng cuộc sống của người dân địa phương.

Lạc (Arachis hypogaea.L) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu có
giá trị kinh tế cao, hạt lạc từ lâu đã được sử dụng làm thực phẩm cho con


2

người và là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chế biến. Hạt lạc có
hàm lượng dầu cao (dầu thơ từ 40 - 60%), trong thành phần sinh hóa của hạt
lạc cịn có Protein thơ (26 - 34%), Gluxit (6 - 22%), Xellulose (2 - 4,5%). Bên
cạnh việc đem lại hiệu quả kinh tế cao, lạc còn là cây trồng có vai trị cải tạo
đất lý tưởng nhờ các vi khuẩn nốt sần sống cộng sinh ở rễ. Đồng thời, thân và
lá lạc cũng là loại phân xanh rất tốt vì thành phần dinh dưỡng trong thân lá lạc
cao hơn nhiều một số loại phân hữu cơ khác, đặc biệt là đạm (trong thành
phần của thân lá lạc có chứa 4,45% N, thân lá cây phân xanh có 3,30% N,
phân chuồng có 1,80% N). Ngồi ra, lạc cũng là cây có khả năng tạo tính đa
dạng hóa cho sản xuất nơng nghiệp bằng các hình thức trồng thuần, trồng xen
canh, trồng gối vụ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nơng nghiệp và che phủ
bảo vệ đất chống xói mịn rửa trôi. Đồng thời, các sản phẩm phụ (thân lá, vỏ
quả,…) của cây lạc đều có thể làm thức ăn cho chăn nuôi rất tốt.
Ở Việt Nam và thế giới từ năm 1995 đến nay, diện tích gieo trồng lạc
tăng chậm. Diện tích gieo trồng lạc của Việt Nam ổn định xung quanh
250.000 ha/năm và sản lượng tăng dần từ 334.500 tấn vào năm 1995 lên
485.800 tấn vào năm 2010. Tương tự như nhiều quốc gia trên thế giới, năng
suất lạc ở nước ta tăng trong những năm gần đây là nhờ đầu tư nghiên cứu
chọn tạo giống mới nên đã đưa vào sản xuất nhiều giống lạc mới năng suất
cao, chất lượng tốt và chống chịu với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh như:
MD7, MD9, L08, L12, L14, L18, LVT, L23, L26,… đồng thời nghiên cứu áp
dụng nhiều biện pháp kỹ thuật (mật độ, phân bón, che phủ đất,…) hợp lý cho
mỗi giống và mùa vụ trên từng vùng sinh thái cụ thể.
Để sản xuất lạc trên đất cát ở Bình Định đem lại hiệu quả kinh tế cao thì

cịn rất nhiều vấn đề cần được nghiên cứu giải quyết như: phân bón, nước
tưới, giống, mật độ,… Kết quả nghiên cứu của dự án SMCN/2007/109 “Các


3

hệ thống trồng trọt và chăn nuôi bền vững và mang lại lợi nhuận cho vùng
Duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam” do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp
Quốc tế của Australia (ACIAR) tài trợ được thực hiện từ năm 2009 đến năm
2013 tại tỉnh Bình Định bởi Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung
bộ đã đi đến một số nhận xét sau: i) Thiếu hụt một trong hai nguyên tố kali và
lưu huỳnh đã làm giảm năng suất lạc trên đất cát từ 12,71 - 35,23%, ii) Bón
bổ sung 60 kg K2O/ha đã làm năng suất lạc trên đất cát tăng 6,33 tạ/ha, và iii)
Bón bổ sung 20 kg S/ha làm năng suất lạc tăng từ 1,17 - 2,86 tạ/ha so với
khơng bón.
Xuất phát từ những nhận xét trên, nhằm hướng đến sản xuất lạc bền
vững và hiệu quả trên đất cát ở vùng duyên hải miền Trung nói chung và ở
tỉnh Bình Định nói riêng thì việc triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu “Ảnh
hưởng của kali và lưu huỳnh đến một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng,
phát triển và năng suất lạc trên đất cát tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định”
là rất cần thiết.
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định được liều lượng kali và lưu huỳnh thích hợp có tác động tích
cực đến một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng và phát triển của cây lạc, từ đó
ảnh hưởng đến năng suất lạc trên đất cát tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả thu được của đề tài sẽ góp phần cung cấp thêm những dẫn liệu
khoa học mới về các chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc
trên đất cát khi xử lý các liều lượng kali và lưu huỳnh khác nhau; là cơ sở



4

khoa học giúp các nhà quản lý, cán bộ kỹ thuật, người nông dân và chủ trang
trại mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất lạc trên đất cát.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài sẽ góp phần hồn thiện quy trình kỹ thuật canh tác lạc
trên đất cát. Khuyến cáo sử dụng kali và lưu huỳnh cho cây lạc trên đất cát
nhằm mục tiêu tăng năng suất và tăng thu nhập cho người sản xuất.
4. Cấu trúc luận văn
Mở đầu
Chương 1. Tổng quan tài liệu
Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Kết luận và đề nghị
Phụ lục


5

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc, phân bố của cây lạc
Lạc có tên khoa học là Arachis hypogaea.L, có nguồn gốc từ Trung và
Nam Mỹ [11], [13]. Cây lạc thuộc chi Arachis, họ đậu Fabaceae, bộ Poales.
Những cây trồng thuộc nhóm này có đặc trưng quan trọng là có hoa trên mặt
đất nhưng quả thì nằm dưới mặt đất.
Vào thế kỷ 16 người Bồ Đào Nha đã mang lạc từ Brazil đến Tây châu

Phi và sau đó là Tây Nam Ấn Độ.
Cây lạc đã được giới thiệu đến Trung Quốc và các nước ở Tây Thái Bình
Dương như Indonesia, Madagascar do thương nhân người Bồ Đào Nha vào
thế kỷ 17 và một loạt các nhà truyền giáo người Mỹ trong thế kỷ 19 và sau đó
lan rộng ra khắp châu Á.
Ở Việt Nam, lịch sử trồng cây lạc chưa được xác minh rõ ràng, sách
“Văn đài loại ngữ” của Lê Q Đơn cũng chưa đề cập đến cây lạc .
Nếu căn cứ vào tên gọi mà xét đốn thì danh từ “Lạc” có thể do từ Hán
“Lạc hoa sinh” (có người cho rằng người Hán đã phiên âm từ "Arachis") là từ
mà người Trung Quốc gọi cây lạc. Do vậy, cây lạc có thể từ Trung Quốc nhập
vào nước ta khoảng thế kỷ 17-18.
Trước thế kỷ 19, cây lạc ở Nam và Bắc Mỹ được người Châu Âu khai
thác chủ yếu được dùng làm thức ăn gia súc.
Nhà khoa học Mỹ gốc Phi George Washington Carver (1864-1943), là
người đầu tiên khuyến cáo nông dân nghèo ở châu Mỹ trồng rộng rãi cây
lạc để làm lương thực cải thiện đời sống. Ơng đã đưa ra trên 100 cơng thức
chế biến lạc làm thực phẩm, mỹ phẩm, sản phẩm công nghiệp, nhờ đó ơng đã
nhận được Hn chương Spingarn của Hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của


6

người da màu (NAACP). Từ đó cây lạc phát triển mạnh mẽ ở Nam, Trung và
Bắc Mỹ.
Hiện nay, cây lạc có khoảng 1000 giống khác nhau được trồng khắp các
nước vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Do ít mẫn cảm với thời gian chiếu sáng và
có tính chịu hạn tốt cho nên lạc được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới từ
40 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam (Nigam et al, 1991).
1.2. Vai trị, vị trí của cây lạc
1.2.1. Giá trị dinh dưỡng của cây lạc

Lạc là nguồn thực phẩm giàu protein, lipid và các loại vitamin nhóm B.
Hạt lạc có nhiều chất hữu cơ bay hơi đã tạo nên vị ngọt điển hình và mùi
thơm đặc trưng của hạt lạc.
Hạt lạc có thành phần các chất dinh dưỡng như sau: lipit 44 – 56 %,
protein khoảng 25 – 34 %, gluxit khoảng 6 – 25 %, xellulose 2 – 4,5 %, nước
9,2 %, 68 mg % P, ngồi ra trong hạt lạc cịn chứa một số loại vitamin như A,
các nhóm vitamin B (B1,2,3,6), PP … [12], [21], [44].
Dầu lạc là thành phần quan trọng của hạt lạc mang tính chất quyết định
chất lượng của hạt lạc. Dầu lạc gồm các glycerid của nhiều acid béo bão hòa
và chưa bão hòa, với tỉ lệ thay đổi tùy theo vùng canh tác và chất lượng chăm
bón. Dầu lạc chứa các vitamin hòa tan trong dầu, trong đó nhiều nhất là
vitamin E - một yếu tố quan trọng trong tổng hợp hormone sinh dục, chống
lão hóa. Hai acid bão hịa có trong dầu lạc là acid arachidic (C20) và acid
lignoxeric (C24) thấy trong bơ ca cao và trong bơ sữa bò. Đây là hai acid béo
bão hòa dạng cis nên không gây nguy hiểm cho tim mạch ... Ngồi những
thành phần trên, frampton và boudreaux cịn thấy là một chất tan trong nước
của hạt lạc có tác dụng cầm máu. Các vitamin như thiamine (vitamin B1)
trong lạc đã rang chiếm 0,23 mg %. Nó là một phần của coenzyme thiamin


7

pyrophosphate rất quan trọng trong phản ứng giải phóng năng lượng từ
carbohydrate, chất béo và alcool (rượu, bia). [11], [12]
Ở nhiệt độ thường, dầu lạc tồn tại ở trạng thái lỏng màu vàng nhạt, có độ
nhớt thấp, có hương và mùi vị như hạt dẻ.
Protein là thành phần quan trọng của hạt lạc. Protein chiếm khoảng 21 –
36% thành phần hạt lạc, trong lạc có đến 90 – 95% là 2 loi globulin: Arachin
(chim ắ) v Conarachin (chim ẳ) hp thành. Ngồi ra protein hạt lạc cịn
chứa các loại axit amin không thay thế như: phenylalanine, valin, loxin,

methyonine, lyzine, treonine [6]
Năng lượng: 100g hạt lạc 590 Calo > đậu tương (411 Calo) > Gạo (356
Calo) > Trứng vịt (189 Calo)
1.2.2. Giá trị kinh tế của cây lạc trên thị trường
Lạc có giá trị kinh tế cao trong nhiều lĩnh vực và mang lại một nguồn lợi
kinh tế đáng kể cho người nơng dân. Là cây cơng hiệp ngắn ngày có giá trị
dinh dưỡng cao nên cây lạc hiện nay được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi,
công nghiệp và thực phẩm.
Trong chăn nuôi thường dùng khô dầu lạc, thân, lá lạc và tận dụng các
phụ phẩm của dầu lạc làm thức ăn xanh cho gia súc. Khơ dầu lạc có thành
phần dinh dưỡng tương đối tốt so với các loại khô dầu khác. Khô dầu lạc là
nguồn thức ăn giàu prôtêin và vỏ quả (sản phẩm phụ) dùng để nghiền thành
cám dùng cho chăn ni. Cám vỏ quả lạc có thành phần dinh dưỡng tương
đương với cám gạo dùng để ni lợn, gà, vịt cơng nghiệp rất tốt.
Do có giá trị dinh dưỡng cao lạc từ lâu con người đã sử dụng hạt lạc như
một nguồn thực phẩm quan trọng. Sử dụng trực tiếp như quả non dùng để
luộc, quả già dùng để rang, nấu ... hay dùng gián tiếp như ép dầu để làm dầu
ăn và khô dầu để chế biến nước chấm và thực phẩm khác. Gần đây nhờ có
cơng nghiệp thực phẩm phát triển, người ta chế biến thành rất nhiều mặt hàng


8

thực phẩm có giá trị từ lạc như rút dầu, bơ lạc, pho mát lạc, sữa lạc, kẹo lạc ...
Đồng thời, Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia (Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ,
Achentina) có giá trị xuất khẩu lạc cao nhất thế giới mang lại nguồn thu nhập
ngoại tệ quan trọng cho đất nước.
1.2.3. Vai trò của cây lạc trong việc cải tạo đất
Cũng như các loại cây họ đậu khác, lạc có ý nghĩa to lớn trong việc cải
tạo đất do khả năng cố định đạm (N) của vi khuẩn cố định đạm cộng sinh

trên rễ cây tạo thành nốt sần, đó là vi khuẩn Rhizobium vigna. Rhizobium
vigna có thể tạo nốt sần ở rễ một số cây họ đậu nhưng với lạc thì tạo được
nốt sần lớn và khả năng cố định đạm cao hơn cả. Nhờ khả năng cố định
đạm, sau khi thu hoạch lạc thành phần hóa tính của đất trồng được cải thiện
rõ rệt, lượng đạm trong đất tăng và khu hệ vi sinh vật háo khí trong đất được
tăng cường có lợi đối với cây trồng sau.
Trong các hệ thống cố định nitơ sinh học, cố định nitơ cộng sinh giữa vi
khuẩn nốt sần (Rhizobium) và cây bộ đậu là quan trọng nhất, ước tính đạt trên
80 triệu tấn mỗi năm, tương đương với lượng phân đạm vơ cơ được sản xuất
trên tồn thế giới năm 1990.
Theo Nguyễn Minh Hiếu (2003), lạc có khả năng cung cấp cho đất
khoảng 72 – 124 kg N/ha/năm [17].
Đồng thời, thân và lá lạc là nguồn phân hữu cơ để cải tạo thành phần cơ
giới của đất (5 -10 tấn lá/ha)
1.3. Yêu cầu sinh thái của cây lạc
1.3.1. Yêu cầu về nhiệt độ
Tùy từng giai đoạn khác nhau mà cây lạc cần nhiệt độ tương ứng. Nhưng
nhìn chung cây lạc thích hợp với khí hậu nhiệt đới giống khí hậu của Việt
Nam. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho cây lạc phát triển là từ 25 – 350C.


9

Nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm từ 32 – 340C, với nhiệt độ này
khoảng 4 – 5 ngày hạt sẽ nảy mầm. Nhiệt độ tối thiểu để hạt nảy mầm là 120C
và tối đa là 41 – 420C, ở nhiệt độ này sự nảy mầm diễn ra chậm chạp và cây
non phát triển yếu ớt [6], [11], [19].
Quá trình sinh trưởng của cây lạc cần nhiệt độ thích hợp là 23 – 300C,
quá trình này sẽ kéo dài từ 30 - 40 ngày.
Nhiệt độ thích hợp cho cây ra hoa là 24 – 330C, tối ưu nhất là 290C vào

ban ngày và 230C vào ban đêm ở nhiệt độ này hệ số ra hoa là 21%. Nếu nhiệt
độ <200C cây khơng ra hoa [6], [11].
Nhiệt độ thích hợp để quả lạc chín là 25 – 280C [11].
1.3.2. Yêu cầu về ánh sáng
Lạc là cây ngắn ngày song phản ứng với quang chu kỳ của lạc là rất yếu
và đối với nhiều trường hợp là phản ứng trung tính với quang chu kỳ. Số giờ
nắng/ngày có ảnh hưởng rõ rệt tới sự sinh trưởng và phát dục của lạc.
Ở thời kỳ nảy mầm, ánh sáng kìm hãm tốc độ hút nước của hạt, sự sinh
trưởng của rễ và tốc độ vươn dài của trục phôi. Ở thời kỳ kết quả, tia ở ngoài
ánh sáng phát triển chậm và quả chỉ có thể phát triển trong bóng tối. Q trình
nở hoa thuận lợi khi số giờ nắng đạt khoảng 200 giờ/tháng.
1.3.3. Yêu cầu về nước
Nước là yếu tố quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển cũng
như năng suất cây lạc. Lạc có khả năng chịu hạn tương đối nhưng nếu thiếu
nước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển và
đặc biệt là năng suất cây lạc.
Trong tồn bộ q trình sinh trưởng của cây lạc cần lượng nước tối thiểu
là 400 – 800 mm, và độ ẩm cần thiết trong đất là 60 – 70% [6], [11].


10

Hạt lạc nảy mầm tốt nhất khi đất có độ ẩm là 70 – 80%, nếu độ ẩm quá
lớn (>90%) hay quá thấp (<60%) hạt lạc khó nảy mầm hoặc ẩm độ dưới 40 –
45% hạt không nảy mầm được.
Thời kì trước ra hoa của cây lạc khơng u cầu nhiều nước. Nếu thiếu
nước ở giai đoạn này chỉ làm chậm sự sinh trưởng của cây, để cây phục hồi
cần tưới đủ nước. Độ ẩm thích hợp cho giai đoạn này là 60 – 65% [11], [32].
Lạc mẫn cảm nhất với hạn trong thời kì ra hoa rộ, nếu trong giai đoạn
này lạc bị thiếu nước sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ thống rễ của cây cũng như khả

năng thụ tinh của hoa lạc. Kết quả nghiên cứu của Viện KHNN Trung Quốc
cho thấy rằng: thời gian ra hoa kết quả chỉ chiếm 35 – 43,5% thời gian sinh
trưởng của lạc, nhưng cần lượng nước bằng 48 – 61,5% nhu cầu nước của cả
chu kì sinh trưởng. Thời kì chín của quả chiếm 23 – 34% thời gian sinh
trưởng nhưng nhu cầu nước chiếm 14,5 – 32,5% tổng nhu cầu nước [7], [11],
[12].
Độ ẩm đất đạt 80 – 85% lạc ra hoa thuận lợi. Nếu thiếu nước ở giai
đoạn này sẽ làm giảm lượng hoa rõ rệt, thời gian ra hoa kéo dài và số hoa
hữu hiệu để hình thành quả bị giảm. Do số lượng hoa giảm nên kéo theo
khả năng đâm tia cũng bị giảm xuống, giảm số lượng cũng như chất lượng
và kích thước quả.
1.3.4. Yêu cầu về đất
Cây lạc khơng địi hỏi khắt khe về độ phì của đất mà chỉ u cầu về tính
chất vật lí của đất. Đất trồng lạc phải bảo đảm tơi xốp để thuận lợi cho sự phát
triển của rễ, đảm bảo đủ oxy cho vi khuẩn nốt sần phát triển và hoạt động, tia
quả đâm xuống đất dễ dàng để tạo quả và dễ dàng cho việc thu hoạch tránh
tình trạng sót quả dưới đất dẫn đến giảm năng suất lạc chủ quan.


11

Theo York và Codwell (1951), đất trồng lạc lý tưởng là đất phải thốt
nước nhanh, có màu sáng, tơi xốp, phù sa pha cát, có đầy đủ canxi và một
lượng chất hữu cơ vừa phải.
Cây lạc có thể chịu được pH của đất từ 4,5 – 9 nhưng pH trong đất thích
hợp cho cây lạc phát triển là gần trung tính và hơi chua (pH = 5,5 – 7).
1.4. Yêu cầu về dinh dưỡng khống của cây lạc
1.4.1. Vai trị của đạm (N) đối với cây lạc
Nitơ là thành phần quan trọng cấu tạo nên các axit amin để tổng hợp nên
protein và N còn tham gia vào cấu tạo của axit nucleic, chlorophyl,

phytohormon, phytocrom, vitamin và enzime để tham gia cấu tạo nên các
bộ phận của cơ quan sinh trưởng và cơ quan phát triển của cây. Do vậy nếu
thiếu N sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp các chất, thành phần, bộ
phận của cây làm cây sinh trưởng kém có hiện tượng lá vàng, thân có màu
đỏ, chất khơ tích lũy bị giảm, số quả và khối lượng quả đều giảm đáng kể.
Thiếu đạm ở giai đoạn cuối trong q trình phát triển của cây có thể dẫn tới
quả và hạt lạc ngừng phát triển.
Nhờ có vi khuẩn cố định đạm tại rễ mà cây lạc có khả năng tự túc đạm
cho bản thân, do vậy lượng đạm cung cấp cho cây lạc thấp hơn những loại cây
khác. Lượng đạm cần bón cho cây lạc chỉ khoảng 20 – 30 kg N/ha vào giai
đoạn gieo và cây con (2 - 3 lá) [28]. Tùy loại đất mà lượng đạm cần bón là
khác nhau: đất nhẹ thì bón ít (khoảng 30 kg N/ha), đất cát cần bón nhiều hơn.
Nếu bón vượt quá chuẩn sẽ làm giảm năng suất lạc [28].
Cây lạc cần vừa đủ đạm, thừa hay thiếu đạm đều ảnh hưởng đến quá
trình sinh trưởng cũng như phát triển của cây lạc dẫn đến năng suất và chất
lượng lạc không cao. Nếu cây thiếu đạm dẫn đến hiện tượng cây yếu mềm,
cao vóng lên, cuống lá dài và màu xanh của lá không tươi. Nếu thừa đạm dẫn


12

đến quá trình sinh trưởng diễn ra mạnh, thân và lá tốt quá mức dẫn đến hiện
tượng hoa ra ít do vậy cây ít quả, năng suất khơng cao [14].
1.4.2. Vai trò của lân (P) đối với cây lạc
Trong cây, P là thành phần chủ yếu cấu tạo nên nucleoproteit – là thành
phần cấu tạo nên nhân tế bào, đồng thời nó cũng tham gia vào thành phần các
chất hữu cơ quan trọng khác.
Cây lạc cần P trong suốt quá trình sinh trưởng, nhưng lượng P bón từng
giai đoạn là khơng nhiều, cần bón phối hợp 20 kg N + 30 kg P2O5/ha sẽ làm
tăng khối lượng nốt sần và rễ phát triển tốt nhất [14].

Cây lạc được bón phân lân đầy đủ phát triển tốt, cân đối, ra hoa sớm và
tập trung, tăng tỷ lệ ra hoa hữu hiệu. Nếu cây lạc thiếu lân thì bộ rễ phát triển
kém, hoạt động cố định N cũng giảm vì lượng vi khuẩn cố định đạm giảm,
tăng hàm lượng cacbohydrat, giảm hàm lượng nước. Triệu chứng thiếu lân
biểu hiện sau 4 tuần, cây còi cọc, lá nhỏ, dày lên, những lá già xanh đậm lại,
vàng và sau đó rụng đi [7], [14], [23].
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, lân là yếu tố cơ bản hạn chế năng suất
lạc, bón lân là mấu chốt ở nhiều vùng trồng lạc.
1.4.3. Vai trò của kali (K) đối với cây lạc
Kali trong cây tồn tại ở 2 dạng là muối vơ cơ hịa tan và muối của axit
hữu cơ trong tế bào, do vậy K không tham gia trực tiếp vào cấu tạo của cây
nhưng có tác dụng quan trọng trong quá trình trao đổi chất cũng như quá trình
quang hợp của cây hay sự phát triển của quả. Kali làm tăng khả năng giữ
nước của tế bào, làm cho thành tế bào vững chắc, tăng tính chống đổ cho cây,
tăng tính chịu hạn và khả năng chống chịu với sâu bệnh hại cho cây lạc.
Theo Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs (1996), cây thiếu kali có hiện tượng là
thân cây chuyển sang màu đỏ sẫm và lá chuyển sang màu xanh nhạt. Tác hại


13

lớn nhất của thiếu kali là cây bị lùn, khả năng quang hợp và hấp thu N giảm, tỉ
lệ quả 1 hạt tăng, trọng lượng hạt giảm và năng suất giảm rõ rệt [22].
Hàm lượng kali trong cây thay đổi theo tuổi của cây. Lạc hút một lượng
kali lớn, hàm lượng K2O trong cây lên tới 4% trong 6 -8 tuần sinh trưởng đầu
tiên và đạt 2,15% trong thời kì ra hoa, tạo quả sau đó giảm dần cho tới lúc thu
hoạch. Khi cây có hàm lượng K2O cịn 0,75% thì cây xuất hiện triệu chứng
thiếu K.
Bộ rễ của cây lạc có khả năng khai thác được chất dinh dưỡng trong một
khối lượng đất lớn cho nên lạc vẫn đạt được năng suất khá ở những điều kiện

hàm lượng kali trong đất khơng cao. Do vậy, việc bón kali cho cây còn tùy
thuộc vào loại đất trồng.
1.4.4. Vai trò của các nguyên tố trung và vi lượng đối với cây lạc
Ca, Mg và S là những nguyên tố trung lượng có vai trị quan trọng trong
sinh trưởng và phát triển của cây lạc.
* Canxi (Ca):
Canxi là một nhân tố không thể thiếu trong q trình trồng lạc. Canxi
vừa có vai trò trong điều chỉnh pH đất vừa là nguyên tố dinh dưỡng cho cây.
Canxi có vai trị chủ chốt là tham gia vào sự hình thành tế bào, canxi kết hợp
với axit pectinic tạo thành pectan canxi. Ngoài ra, canxi cịn có vai trị quan
trọng trong việc hình thành màng tế bào, hoạt hóa nhiều enzime, trung hịa
các axit trong cây. Do đó, thiếu canxi làm ức chế sự nảy mầm và sinh trưởng
của hạt phấn bị ức chế, mô phân sinh dễ bị hại, thân mầm bị đen, quả phát
triển kém, vỏ quả giòn, tỉ lệ đậu hoa giảm, bộ rễ bị rối loạn nếu nghiêm trọng
dẫn đến rụng lá, ngọn héo và có thể chết cây [6], [28].
Cây lạc cần canxi nhiều nhất trong giai đoạn ra quả, cây hút canxi qua rễ,
tia quả và cả vỏ quả khi quả đang hình thành.


14

Canxi là yếu tố ít di động, trong cây nó tập trung chủ yếu trong lá (80 –
90% lượng canxi hấp thu), hàm lượng canxi trong lá lạc ở mức tới hạn là 2%.
Bón canxi cịn có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn nốt sần
hoạt động, làm tăng pH đất, các dạng canxi có ảnh hưởng rất lớn đến khả
năng hấp thu canxi của lạc.
Việc bón vôi cho lạc trên đất nhẹ cần hết sức lưu ý vì khi bón lượng vơi
q cao sẽ làm cho lượng canxi tích lũy tăng lên, ảnh hưởng xấu đến sự hút
đạm và kali của cây.
* Magie (Mg):

Mg là nguyên tố khống có nhiều vai trị sinh lý quan trọng đối với cây
lạc. Mg đã có tác dụng rất tốt đến sự phát triển thân, lá, cành và khả năng
tích lũy chất khô, khối lượng nốt sần, năng suất quả. Khi được bón MgSO4,
hàm lượng protein trong hạt lạc ít thay đổi nhưng hàm lượng dầu có xu
hướng tăng.
Khi thiếu Mg cây lạc thường bị bệnh đốm nâu và hàm lượng diệp lục
trong lá giảm.
* Lưu huỳnh (S):
S tham gia vào thành phần của nhiều axit amin quan trọng như xystein,
systin, methyonin; các axit amin này tham gia vào quá trình hình thành nên
protein.Thiếu S làm quá trình sinh trưởng, phát triển của lạc bị gián đoạn cây
phát triển không bình thường, lá có màu vàng nhạt. Khi cây đủ S quả lạc bám
chắc vào thân hơn góp phần làm tăng năng suất lạc.
Các yếu tố vi lượng là thành phần khơng thể thiếu của nhiều loại enzyme
có liên quan trực tiếp đến hàm lượng các chất kích thích sinh trưởng và
vitamin trong cây [19]. Ngoài ra, các yếu tố vi lượng cịn tham gia vào việc
hình thành và hạn chế sự phân giải diệp lục, thúc đẩy sự phát triển của cây
trồng, tăng khả năng chống chịu của cây trồng đối với hạn hán, với nhiệt độ


15

thấp và nồng độ dung dịch đất cao. Các yếu tố vi lượng gồm: đồng (Cu), kẽm
(Zn), Molipden (Mo), Bo, … Cây chỉ cần một hàm lượng rất ít, nhưng khơng
có nghĩa là khơng cần. Nếu thiếu các ngun tố vi lượng cây sẽ sinh trưởng,
phát triển chậm, ra hoa, tạo quả kém dẫn đến năng suất không cao.
* Đồng (Cu):
Cu là thành phần cấu tạo nên các enzyme (polyphenol oxydaza, ascocbin
oxydaza, xytocrom oxydaza, …) tham gia tích cực vào các phản ứng oxy hóa
khử mà đặc biệt là các phản ứng tối trong q trình quang hợp. Ngồi ra, đồng

còn tham gia vào chuỗi vận chuyển điện tử trong pha sáng của quang hợp.
Trong cây hàm lượng N và Cu tỷ lệ nghịch với nhau, hàm lượng N càng
cao thì hàm lượng Cu càng thấp do đó sự thiếu hụt của đồng cũng được biểu
hiện rõ rệt.
* Kẽm (Zn):
Cũng giống như đồng, kẽm tham gia vào cấu trúc của hơn 70 enzyme,
đặc biệt là các enzyme tham gia vào sự hoạt hóa enzyme sinh tổng hợp
tryptophan – chất tiền thân của auxin. Ngồi ra, kẽm cũng đóng vai trị quan
trọng trong quá trình tổng hợp protein.
Thiếu kẽm gây rối loạn trao đổi phytohormon dẫn đến cây sinh trưởng,
phát triển khơng bình thường như sinh trưởng chậm, hình thành hạt kém, số
hoa và tia quả giảm.
Bón kẽm cho cây giúp cây tăng cường khả năng hút K, Si, Mn, Mo và
tăng tính chống chịu bệnh phytothora cho cây.
* Molipden (Mo):
Mo có vai trị rất quan trọng trong sự cố định N và đồng hóa nitrat vì Mo
tham gia cấu tạo nên enzyme Nitrogenaza. Khi cây đủ Mo thì số lượng và
khối lượng nốt sần tăng do vậy cường độ cố định N của vi khuẩn nốt sần cũng
tăng lên. Do đó, Mo rất quan trọng trong trường hợp cây thiếu N.


×