Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Hình tượng cái tôi trữ tình trong ngư phong thi tập của nguyễn quang bích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN NGỌC THANH HIỀN

HÌNH TƯỢNG “CÁI TƠI” TRỮ TÌNH
TRONG NGƯ PHONG THI TẬP CỦA
NGUYỄN QUANG BÍCH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

BÌNH ĐỊNH, THÁNG 06/2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN NGỌC THANH HIỀN

HÌNH TƯỢNG “CÁI TƠI” TRỮ TÌNH
TRONG NGƯ PHONG THI TẬP CỦA
NGUYỄN QUANG BÍCH
CHUYÊN NGÀNH

: VĂN HỌC VIỆT NAM

MÃ SỐ

: 60.22.01.21

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. PHẠM THỊ NGỌC HOA




LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và
không trùng lặp với các đề tài khác của các tác giả đã được công bố ở Việt Nam.
Tôi xin chịu trách nhiệm hồn tồn về nội dung đề tài.
Bình Định, ngày 10 tháng 06 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Ngọc Thanh Hiền


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại khoa Ngữ văn, trường Đại học Quy
Nhơn, dưới sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của cơ giáo – TS. Phạm Thị Ngọc
Hoa. Tôi xin bày tỏ lời biết ơn chân thành tới cô - người đã dành cho tôi
những gợi dẫn khoa học quan trọng trong quá trình nghiên cứu và hồn thành
luận văn.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban chủ nhiệm khoa Ngữ
văn, Phòng đào tạo sau đại học, Thư viện trường Đại học Quy Nhơn... cùng
q thầy cơ giáo đã nhiệt tình giảng dạy và đóng góp nhiều ý kiến cho tơi
trong q trình học tập và nghiên cứu.
Đồng thời, tôi cũng vô cùng cảm ơn sự quan tâm, ủng hộ từ phía gia
đình và bạn bè. Đó là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tơi theo đuổi và
hồn thành luận văn này.
Bình Định, ngày 10 tháng 06 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Ngọc Thanh Hiền



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài...................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 9
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 9
5. Đóng góp của luận văn .......................................................................... 10
6. Cấu trúc luận văn .................................................................................. 11
Chương 1: NGUYỄN QUANG BÍCH VÀ NGƯ PHONG THI TẬP ........ 12
1.1. Nguyễn Quang Bích, nhà Nho chiến sĩ – thi sĩ ................................... 12
1.1.1. Con đường trở thành nhà Nho chiến sĩ ......................................... 12
1.1.2. Con đường trở thành nhà Nho - thi sĩ ........................................... 19
1.2. Ngư Phong thi tập và hình tượng “cái tơi” trữ tình ............................. 22
1.2.1. Ngư Phong thi tập ........................................................................ 22
1.2.2. “Cái tơi” và “cái tơi” trữ tình trong Ngư Phong thi tập .............. 24
Tiểu kết Chương 1 ...................................................................................... 26
Chương 2: HÌNH TƯỢNG “CÁI TƠI” TRỮ TÌNH TRONG NGƯ
PHONG THI TẬP - NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG ................. 27
2.1. Hình tượng “cái tôi” thế sự ................................................................. 27
2.1.1. “Cái tôi” nhà Nho hành đạo ........................................................ 27
2.1.2. “Cái tôi” nhà Nho yêu nước......................................................... 36
2.2. Hình tượng “cái tơi” nghệ sĩ ............................................................... 43
2.2.1. “Cái tơi” nghệ sĩ với tình u thiên nhiên .................................... 44
2.2.2. “Cái tơi” nghệ sĩ mẫn cảm, hướng về tình đời ............................. 49
2.3. Hình tượng “cái tơi” đời tư ................................................................. 57
2.3.1. “Cái tôi” tự ý thức ....................................................................... 57



2.3.2. “Cái tôi” bi quan, yếm thế ........................................................... 60
2.3.3. “Cái tôi” cô đơn, buồn sầu .......................................................... 63
Tiểu kết Chương 2 ...................................................................................... 69
CHƯƠNG 3: HÌNH TƯỢNG “CÁI TƠI” TRỮ TÌNH TRONG NGƯ
PHONG THI TẬP - TỪ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT
..................................................................................................................... 70
3.1 Ngôn ngữ nghệ thuật ........................................................................... 70
3.1.1. Ngôn ngữ bác học, hàm súc, điển nhã .......................................... 70
3.1.2. Ngôn ngữ bình dị, thuần phác, đời thường ................................... 74
3.2. Hình ảnh nghệ thuật ........................................................................... 77
3.2.1. Hình ảnh giàu tính biểu tượng ...................................................... 77
3.2.2. Hình ảnh dân dã đời thường ......................................................... 83
3.3. Giọng điệu nghệ thuật ........................................................................ 85
3.3.1 Giọng hùng tráng, ngợi ca............................................................. 85
3.3.2. Giọng điệu xót xa, bi ai ................................................................ 89
Tiểu kết Chương 3 ...................................................................................... 92
KẾT LUẬN ................................................................................................. 93
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Bản sao)


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ nguyên lý văn học, con người vừa là chủ thể, vừa là
đối tượng của sáng tác văn học. Vì vậy, muốn xác định giá trị của bất kỳ một
hiện tượng văn học nào trong lịch sử, chúng ta không thể bỏ qua vấn đề con

người được đề cập trong tác phẩm. Văn học thể hiện cách nhìn, cách cảm thụ,
cách đánh giá về thế giới con người theo cách riêng của nhà văn đối với hiện
thực. Đi sâu chiếm lĩnh giá trị nghệ thuật của một tác phẩm văn chương, trước
hết phải tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về cuộc đời và con người của người
nghệ sĩ tạo ra tác phẩm văn chương ấy. Về điều này, Trần Đình Sử cho rằng:
“Không thể lý giải một hệ thống văn, thơ mà bỏ qua con người được thể hiện
trong đó… Vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người thực chất là vấn đề
tính năng động của nghệ thuật trong việc phản ánh hiện thực, lý giải con
người bằng các phương tiện nghệ thuật, là vấn đề giới hạn, phạm vi chiếm
lĩnh đời sống của một hệ thống nghệ thuật, là khả năng thâm nhập của nó vào
các miền khác nhau của cuộc đời” [51, tr.89]. Từ nhận định trên, có thể nói,
nghiên cứu vấn đề con người cho phép ta xác định được mức độ chiếm lĩnh
con người ở cả chiều rộng lẫn chiều sâu của bất kỳ hiện tượng văn học nào.
Trên cơ sở đó, có thể xác định những đóng góp của nhà văn đối với sự phát
triển của lịch sử văn học.
1.2. Đối với văn học trung đại, vấn đề con người có một ý nghĩa quan
trọng rất cần được khám phá một cách toàn diện, cụ thể. Trên quan điểm như
vậy, chúng tơi muốn nói đến trường hợp Nguyễn Quang Bích, một trong
những tác giả lớn của dòng văn học yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX.
Sự nghiệp thơ văn của ông tuy không quá đồ sộ nhưng có giá trị về nhiều mặt.
Về văn, ông để lại cho đời các bài Văn sách trong cuộc thi đình, các bài văn
tế, câu đối, các bức Thư trả lời quân Pháp…Về thơ, với Ngư Phong thi tập


2
được xem là tập thơ lớn về tâm sự bi đát của một tâm hồn yêu nước sắt son,
niềm tự hào chính đáng về truyền thống rạng rỡ của tổ tiên và ý thức được
trách nhiệm của người trí thức trước vận mệnh của dân tộc. Tập thơ được tác
giả viết vào những năm tháng mà cuộc sống đầy biến động, và ông với “thanh
gươm yên ngựa” thường xuyên trải mình nơi chiến trận khốc liệt. Sự trải

nghiệm giữa sống và chết, giữa vinh quang và cay đắng ấy đã giúp ơng chưng
cất thi liệu, hình thành thi hứng để rồi viết nên những vần thơ nhuốm đầy tâm
sự. Qua Ngư Phong thi tập, tâm tư tình cảm, những rung động thẩm mỹ,
những bi kịch cuộc đời của chính nhà thơ được bộc lộ khá rõ nét.
Vấn đề con người trong Ngư Phong thi tập thực sự là đối tượng cho
những cơng trình nghiên cứu nghiêm túc về giá trị văn chương Nguyễn
Quang Bích. Trong khn khổ của một luận văn, chúng tơi giới hạn tìm hiểu
về Hình tượng “cái tơi” trữ tình trong Ngư Phong thi tập của Nguyễn
Quang Bích với hi vọng nhận diện sâu sắc hơn về một tác giả của dòng văn
học yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX.
2. Lịch sử vấn đề
Thơ văn Nguyễn Quang Bích có vị trí quan trọng trong nền văn chương
trung đại Việt Nam. Vì thế, đã có khơng ít các cơng trình viết về ơng, cung
cấp nhiều thơng tin hữu ích. Đặc biệt, vào dịp kỉ niệm 100 năm ngày mất của
nhà thơ, một Hội thảo khoa học đã được tổ chức tại Văn Miếu – Quốc Tử
Giám (Hà Nội), ngày 29-5-1991. Hội thảo đã nhận được nhiều tham luận về
thân thế, sự nghiệp, các giá trị văn chương của Nguyễn Quang Bích.
Trong cơng trình Thơ văn Nguyễn Quang Bích do nhiều tác giả tham
gia biên soạn (NXB Văn học, Hà Nội, 1973), có bài giới thiệu thân thế và sự
nghiệp của Nguyễn Quang Bích. Bài viết gồm hai phần: phần đầu giới thiệu
Nguyễn Quang Bích với cơng cuộc chống Pháp; phần sau nói về thơ văn
trong Ngư Phong thi tập. Về nội dung, nhóm tác giả đã chỉ ra tư tưởng yêu


3
nước là tư tưởng chủ đạo của Ngư Phong thi tập và chia thành bốn biểu hiện
cơ bản, gồm: “Một ý thức cứu nước mãnh liệt”, “Một tình yêu thiên nhiên đất
nước thắm thiết”, “Một tình thương u đồng chí nồng nàn và một lòng căm
thù giặc sâu sắc” và “Một sự gắn bó chân thành với nhân dân lao động” [35,
tr.25]. Về nghệ thuật, Ngư Phong thi tập đã có sự kết hợp đẹp đẽ, hài hịa

giữa hai yếu tố hiện thực và trữ tình” [35, tr.41].
Cơng trình nghiên cứu Nguyễn Quang Bích nhà yêu nước, nhà thơ do
Nxb Khoa học xã hội ấn hành (1994) mô tả cuộc đời, sự nghiệp văn chương
Nguyễn Quang Bích theo ba phần rất rõ ràng. Cụ thể: Phần một – Tiến trình
kỷ niệm Nguyễn Quang Bích; Phần hai – Chuyên khảo gồm ba chương;
chương I: Gia đình, dịng họ, q hương và sự hình thành cốt cách Nguyễn
Quang Bích, Chương II: Từ ông quan Tuần phủ Hưng Hóa đến một lãnh tụ
Cần Vương, Chương III: Vị trí của Ngư Phong thi văn tập; Phần ba – Thư
mục, niên biểu và tư liệu. Ở phần hai có một chương giới thiệu kết quả nghiên
cứu thơ văn của Nguyễn Quang Bích do Nguyễn Huệ Chi thực hiện. Theo
Nguyễn Huệ Chi, “từ góc độ của chủ thể thẩm mỹ mà xét, cũng có một sự lớn
lên vượt bậc trong con người tác giả Ngư Phong thi tập, một sự giằng xé và
đổi khác của cảm hứng cái tôi của nhà thơ” [34, tr.225].
Nguyễn Lộc trong cơng trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX
(Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1976), dành hẳn một chương viết
về Nguyễn Quang Bích (Chương VI). Trong chương này, Nguyễn Lộc đã giới
thiệu sơ bộ về nhà thơ - nhà yêu nước Nguyễn Quang Bích. Theo tác giả, Ngư
Phong thi tập trước hết cho thấy “con người Nguyễn Quang Bích” là “một
người đi nhiều và dường như cũng là một người thích nói nhiều về những nỗi
buồn hơn là niềm vui, trong một trạng thái cô đơn” [27, tr.701]; “nhưng mặt
khác, quan trọng hơn (…) cảm hứng trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Bích
khơng chỉ bắt nguồn trong thiên nhiên bao la của miền Tây Bắc đất nước, mà


4
cịn bắt nguồn sâu xa trong tình u mến đối với gia đình, đồng chí, và cao
hơn, trong sự quan tâm đối với vận mệnh của Tổ quốc” [27, tr.704].
Nguồn tài liệu nghiên cứu về giá trị nội dung và nghệ thuật thơ văn
Nguyễn Quang Bích khá phong phú và được các nhà nghiên cứu tìm hiểu với
nhiều mục đích khác nhau. Do vậy, nhiều vấn đề liên quan đến nội dung và

nghệ thuật thơ Nguyễn Quang Bích được phát hiện và làm rõ. Trên cơ sở đó,
các nhà nghiên cứu thống nhất nhiều ý kiến và ghi nhận những đóng góp cũng
như vai trị vị trí của Nguyễn Quang Bích trong nền thơ ca dân tộc. Vấn đề
chúng tơi tìm hiểu trong luận văn của mình là hình tượng “cái tơi” trữ tình
trong Ngư Phong thi tập. Vì thế, chúng tơi chỉ giới hạn đi vào tìm hiểu những
cơng trình, bài viết liên quan đến vấn đề con người, chủ thể trữ tình cũng như
các phương diện hình thức nghệ thuật thể hiện “cái tơi” trữ tình trong tập thơ
của Nguyễn Quang Bích.
Theo quan sát của chúng tơi, vấn đề “cái tơi” trữ tình trong thơ Nguyễn
Quang Bích chưa được nghiên cứu chun sâu ở một cơng trình cụ thể nào,
có chăng chỉ là những bài viết, bài báo khoa học tản mác ở chỗ này chỗ khác,
mà công việc sưu tập không phải dễ dàng. Tuy nhiên, trong phạm vi tư liệu
hiện có chúng tơi xin lược thuật vấn đề ở một số khía cạnh như sau:
Trước hết, trên phương diện phong cách sáng tác, bài viết Truyền thống
và cách tân trong thơ Nguyễn Quang Bích của Nguyễn Huệ Chi chỉ ra những
biểu hiện về sự kết hợp khéo léo giữa cái cũ và cái mới trong Ngư Phong thi
tập. Tác giả nhận định: “Câu thơ của Ngư Phong vẫn nhẹ nhàng, trầm mặc,
như âm vận muôn thuở của hình thức thơ luật cổ điển, có nơi cịn phảng phất
phong vị thơ Đường, nhưng thực ra đã chứa đựng một lượng thông báo mới
so với thơ ca cổ truyền của thế kỷ XIX” [34, tr.225].
Trong xu hướng mới nghiên cứu về con người cá nhân, chuyên luận Về
con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam của nhóm tác giả Trần Đình Sử


5
và Nguyễn Hữu Sơn biên soạn, bên cạnh việc đề cập đến vấn đề nghiên cứu
con người cá nhân trong văn học trung đại, cơng trình cịn gợi mở ra nhiều
phương diện khi nghiên cứu con người trong thơ Nguyễn Quang Bích. Ở
chương VII, với chuyên đề Con người nhà Nho bất lực trước thời cuộc trong
thơ Nguyễn Quang Bích (1832-1890) [46, tr.186], Nguyễn Hữu Sơn đã nhận

định Nguyễn Quang Bích là nhà Nho bất lực trước thời cuộc. Đặc biệt tác giả
nhấn mạnh tấn bi kịch cá nhân nhà thơ trong thi tập. Đó là bi kịch giữa lý
tưởng và hiện thực, càng ý thức trách nhiệm với dân với nước bao nhiêu thì
nhà thơ càng đau khổ bấy nhiêu, Nguyễn Hữu Sơn nhận xét: “Nguyễn Quang
Bích là nhà Nho, vị tướng Cần Vương mang trọn lý tưởng sống thanh tao, cao
thượng của nhà Nho nhưng ông cảm nhận sự bất lực của chính mình. Một mặt
ơng thấy các lý tưởng làm người qn tử khơng cịn thực hiện được (…). Mặt
khác, nhìn về phía trước, ơng cảm thấy tương lai vơ vọng” [46, tr.186-187].
Đây chính là bi kịch giữa lý tưởng và hiện thực, lý tưởng cao đẹp khơng thể
hiện thực hóa, bi kịch của sự bất lực và vô vọng.
Tiếp tục hướng nghiên cứu về con người cá nhân, Nguyễn Hữu Sơn có
bài viết riêng về Nguyễn Quang Bích, nhan đề Nhận diện con người cá nhân
trong Ngư Phong thi tập. Qua việc phân tích một số bài thơ của Nguyễn Quang
Bích cùng với “nhận diện” con người cá nhân thể hiện trong thi tập, tác giả nhận
định: “Có một bộ phận thơ triết lý, đề vịnh, khẩu khí khơng xuất hiện trực diện
con người cá nhân tác giả (…). Có một bộ phận thơ ca mang tính tự thuật, hành
trạng cuộc đời và cho thấy phần nào hình ảnh con người cá nhân (…). Có một bộ
phận thơ ca tự bộc lộ tâm trạng, cảnh ngộ riêng tư và thể hiện khá rõ nét đời
sống nội tâm tác giả” [34, tr.286]. Bài viết của Nguyễn Hữu Sơn là một gợi dẫn
quan trọng để chúng tôi tiếp tục tìm hiểu kĩ hơn con người cá nhân, đặc biệt là
hình tượng “cái tơi” trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Bích.
Trần Nho Thìn với bài viết Chủ thể - Khách thể - một phương pháp tư
duy truyền thống đi chỉ ra “mối quan hệ chủ thể - khách thể trong thơ Nguyễn


6
Quang Bích”. Cũng như những nhà Nho trung đại, sáng tác của Nguyễn
Quang Bích vẫn mang đặc trưng mối quan hệ của nhà Nho truyền thống. Tác
giả nhấn mạnh: “Ở đây, khách thể không phải là đối tượng cảm nhận, suy
gẫm, phát hiện hiểu biết và có quan hệ biện chứng với chủ thể, có thể tác

động làm thay đổi chủ thể. Trái lại chủ thể chỉ cần đến khách thể như một
chất xúc tác để bộc lộ bản chất của mình” [34, tr.275]. Nhà Nho Nguyễn
Quang Bích đã góp phần làm sáng tỏ một khía cạnh của lịch sử Việt Nam giai
đoạn cuối thế kỷ XIX. Trong hoàn cảnh lịch sử như vậy, các nhà Nho cũng tự
ý thức được điểm mạnh điểm yếu của ta và địch mà có kế hoạch chiến đấu với
giặc Pháp trong tinh thần kiên cường bất khuất.
Viết về mối quan hệ của Nguyễn Quang Bích với các tác giả cùng thời,
Nguyễn Duy Tường có bài viết Một thế hệ - Hai tài thơ xuất chúng. Bài viết
giới thiệu hai gương mặt “cùng thời” là Nguyễn Quang Bích và Nguyễn
Khuyến: “hai người là đồng mơn, cùng vào kinh ứng thí năm Kỷ Tỵ (1869) và
sau cả hai cùng làm quan triều Nguyễn” [23, tr.385]. Đối với hai tác giả này,
chúng ta dễ dàng nhận thấy điểm chung trong sáng tác của họ. Đó là, khi viết
về đề tài thiên nhiên, cả hai đều hay dùng những hình tượng sống động, bình
dị thân thuộc hằng ngày mà thơ ca cổ điển trước đó ít đề cập đến. Nếu cái tài
của Nguyễn Khuyến được thể hiện trong việc miêu tả thiên nhiên của đồng
bằng Bắc Bộ mộc mạc, bình dị mà thu gọn trong cái ao làng thì đến Nguyễn
Quang Bích cũng khơng kém phần tài hoa khi vẽ nên bức tranh phong cảnh
của núi rừng Tây Bắc nên thơ, hữu tình. Rõ ràng, cùng một thế hệ, chúng ta
bắt gặp được hai nhà Nho yêu nước - hai tài thơ xuất chúng góp vào vườn hoa
chung của văn học trung đại Việt Nam những bông hoa ngát hương.
Tìm hiểu về những nội dung được biểu hiện trong Ngư Phong thi tập,
Trần Đình Sử cho rằng: “Cái buồn trong thơ Nguyễn Quang Bích có những
nét riêng cần được chú ý (…). Cái buồn trong thơ Nguyễn Quang Bích khơng


7
phải do thối chí, chán nản, bạc nhược mà do tình thế bi kịch khách quan tạo
nên, vì thế khơng nên gọi là tiêu cực” [34, tr.243]. Truy tìm nguồn gốc của
mọi nỗi buồn, tác giả lý giải bằng các ý niệm về thời gian, về thực trạng xơ
xác; tiêu điều; đói kém, về sự bất lực, lão lai tài tận là cội nguồn và cơ sở chủ

quan của cái buồn. Tác giả Trần Đình Sử tỏ ra là người tri ân với Nguyễn
Quang Bích khi cho rằng: “Hiểu cái buồn của Ngư Phong là hiểu cái chí chưa
thành nhưng không bao giờ chết của thơ ông, cũng là hiểu cái hữu hạn của
con người trong lịch sử…” [34, tr.246]. Nhận xét của Trần Đình Sử gợi cho
chúng ta một cái nhìn về Nguyễn Quang Bích với những tâm trạng mang đầy
bi kịch cá nhân.
Trần Thị Băng Thanh tỏ ra tâm đắc với những vần thơ đậm tính “độc
thoại” trong Ngư Phong thi tập. Trong bài viết Những vần thơ “tâm ngữ
tâm”, tác giả cho rằng: “Nguyễn Quang Bích khơng viết những lời kêu gọi,
đả kích hay đối thoại với kẻ thù hoặc người khơng cùng chí hướng mà thơ
ơng chủ yếu là để mình tự nói với mình và ngồi ra, có chăng cũng là để gửi
gắm đơi chút nỗi niềm với hậu thế…” [34, tr.248]. Bởi vậy, có thể xem Ngư
Phong thi tập là “những vần thơ yên ngựa” trong dòng văn thơ yêu nước nửa
cuối thế kỷ XIX. Ở đó, một phong cách riêng của Nguyễn Quang Bích đóng
góp cho dịng văn thơ nửa cuối thế kỷ XIX này là “tính chất ‘tâm ngữ tâm’
của tập thơ” [34, tr.258].
Giá trị của Ngư Phong thi tập còn thể hiện ở mảng thơ viết về thiên
nhiên và đời sống của nhân dân miền Tây Bắc. Tính đến thế kỷ XIX, có lẽ
khơng phải là q khi nói rằng Nguyễn Quang Bích là người đầu tiên đem
đến cho văn học vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc. Nhận xét về điều
này, Nguyễn Lộc cho rằng: “Nguyễn Quang Bích nói nhiều đến thiên
nhiên mà khơng ai có cảm giác ông là nhà thơ sơn thủy, bởi vì thiên nhiên
trong thơ ơng thấm đượm một cái nhìn rất giàu chất thơ, rất giàu tình


8
người” [27, tr.771]. Nhận xét trên cho thấy, viết về thiên nhiên là đặc điểm
chung của thi ca trung đại, song thiên nhiên trong thơ Nguyễn Quang Bích có
đặc điểm riêng, “rất giàu chất thơ, rất giàu tình người”.
Ai từng đọc Bông hoa đầu mùa, bông hoa đẹp nhất viết về Tây Bắc của

Nguyễn Đình Chú chắc hẳn chưa quên được hình ảnh Nguyễn Quang Bích –
“một người miền xi viết trên đất miền núi và viết về miền núi, cụ thể là
vùng Việt Bắc và nhất là Tây Bắc của Tổ quốc trong suốt thời gian lãnh đạo
phong trào Cần Vương chống Pháp” [23, tr.389]. Với nhiều năm gắn bó máu
thịt với núi rừng nơi đây, ơng đã thâm nhập thực tế, cùng sống và chiến đấu
với nhân dân, thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ cùng với con người và phong tục
tập quán của miền sơn cước đi vào thơ ông thật tự nhiên, sinh động mà không
kém phần sâu sắc, thân tình. Nguyễn Quang Bích xứng đáng được xem là
Bơng hoa đẹp nhất [23, tr.392] trong dịng văn học Cần Vương cuối thế kỷ
XIX, và cũng là Bông hoa đầu mùa của văn học người miền xuôi viết trên
miền núi, mở đầu cho những cây bút đặc sắc sau này.
Ngồi ra, trong cơng trình Nguyễn Quang Bích nhà yêu nước, nhà thơ,
Trần Lê Văn có bài viết Núi rừng Tây Bắc trong thơ Nguyễn Quang Bích, tác
giả khẳng định: “Trong văn học Việt Nam từ thế kỷ XIX trở về trước, khơng
có nhà thơ nào sánh được với Nguyễn Quang Bích về khối lượng và chất
lượng thơ viết về núi rừng Tây Bắc. Lịch sử đã tạo cho ông một hoàn cảnh
đặc biệt là lấy vùng hiểm địa mà sơn kỳ thủy tú ấy làm đất dụng võ, cũng là
đất dụng văn” [34, tr.259]. Qua việc phân tích một số bài thơ của Nguyễn
Quang Bích, tác giả nhận xét thơ ký sự của Nguyễn Quang Bích là “những
bức tranh phác họa vùng đất Tây Bắc ở những góc độ khác nhau: phong tục
kinh tế, sinh hoạt vật chất, sinh hoạt tinh thần…” [34, tr.265]. Từ nhiều góc
độ nghiên cứu khác nhau về Nguyễn Quang Bích, có thể nhận thấy Ngư
Phong thi tập được thể hiện phong phú về nội dung, đa dạng về biểu đạt, đặc


9
biệt ở đó thể hiện rõ chất nghệ sĩ, tâm hồn nghệ sĩ có cả con người bi kịch
mang nhiều tâm sự u uẩn khác nhau.
Như vậy, qua việc khảo sát lịch sử vấn đề ở trên, có thể thấy thơ văn
Nguyễn Quang Bích đã được các nhà nghiên cứu chú ý đến. Đi sâu vào đề tài

nghiên cứu thi phẩm của một tác giả ở vào thời điểm lịch sử cuối thế kỷ XIX
có nhiều biến động chắc chắn sẽ cịn hàm chứa nhiều vấn đề khơng dễ dàng
khảo sát và thẩm thấu một sớm một chiều được. Trong luận văn của mình,
chúng tơi một mặt kế thừa ý kiến của người đi trước, một mặt tìm tịi, nghiên
cứu thêm một vài vấn đề khác nhằm hoàn thiện thêm Hình tượng “cái tơi”
trữ tình trong tập thơ Ngư Phong thi tập của Nguyễn Quang Bích. Những
cơng trình nghiên cứu, những bài tham luận trên là những cơ sở định hướng
quan trọng giúp chúng tôi thực hiện đề tài này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hình tượng “cái tơi” trữ tình
trong tập thơ Ngư Phong thi tập của Nguyễn Quang Bích.
Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là tập thơ Ngư Phong thi tập gồm 97
bài thơ. Văn bản chúng tôi sử dụng là Ngư Phong và Tượng Phong Đình
ngun hồng giáp Nguyễn Quang Bích (tập 1), Đinh Xuân Lâm (chủ biên),
(2013), Nxb Văn học. Ngồi ra trong q trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi
đối chiếu so sánh tham khảo thêm một số văn bản khác.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng phương pháp hệ thống để nghiên cứu toàn bộ tập
thơ Ngư Phong thi tập của Nguyễn Quang Bích, nhằm đem đến một cái nhìn
tồn diện, khái qt về nội dung tư tưởng cũng như phong cách nghệ thuật
của ông. Mặt khác, chúng tôi cũng đặt thơ Nguyễn Quang Bích trong hệ
thống thơ ca trung đại Việt Nam nói chung và thơ ca Việt Nam cuối thế kỉ
XIX nói riêng để tìm ra những nét tương đồng và dị biệt. Đối với từng tác


10
phẩm chúng tơi cũng xem xét nó như một chỉnh thể nghệ thuật với sự thống
nhất giữa các yếu tố nội tại.
Ngồi ra chúng tơi cịn sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử xã hội,
bởi khơng ai có thể phủ nhận mối liên hệ chặt chẽ giữa văn học với thời đại

lịch sử, xã hội sản sinh ra nó. Hơn nữa, thời đại mà ông sống là một thời đại
đầy bão táp và Ngư Phong thi tập thực sự là một tập nhật kí bằng thơ về cuộc
đời ơng cũng như về một giai đoạn bi tráng của lịch sử dân tộc. Vận dụng
phương pháp lịch sử xã hội không chỉ giúp hiểu rõ hơn về tác phẩm mà qua
đó cịn thấy được những đóng góp của nhà thơ trong việc ghi lại hiện thực xã
hội đương đời.
Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, chúng tơi đi vào phân tích
những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong việc thể hiện “cái tơi” trữ tình
ở các bài thơ trong Ngư Phong thi tập của Nguyễn Quang Bích. Từ đó, sự
sáng tạo, đóng góp của Ngư Phong thi tập đối với thơ ca văn học thời trung
đại được thể hiện nổi bật hơn.
Các phương pháp trên được sử dụng một cách linh hoạt trong quá trình
nghiên cứu đề tài.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn khảo sát về “cái tơi” trữ tình trong tồn bộ tập thơ Ngư Phong
thi tập nhằm làm sáng tỏ hình tượng một nhà thơ - một con người hiện thân
của tinh thần yêu nước kiên trung, ln mang trong mình khát vọng và lý
tưởng cao đẹp đồng thời đó cũng là những tâm sự nhàn tản, những u uẩn cá
nhân giữa thời điểm lịch sử ở vào giai đoạn “khổ nhục nhưng vĩ đại của dân
tộc” nửa cuối thế kỷ XIX. Trên cơ sở đó, chúng tơi góp phần xác định vị trí
thơ văn Nguyễn Quang Bích trong văn học trung đại nói riêng, nền văn học
dân tộc nói chung.


11
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn của chúng tôi dự kiến
triển khai trên cấu trúc 3 chương:
Chương 1: Nguyễn Quang Bích và Ngư Phong thi tập,
Chương 2: Hình tượng “cái tơi” trữ tình trong Ngư Phong thi tập - nhìn

từ phương diện nội dung,
Chương 3: Hình tượng “cái tơi” trữ tình trong Ngư Phong thi tập - nhìn
từ phương diện hình thức nghệ thuật.


12

Chương 1
NGUYỄN QUANG BÍCH VÀ NGƯ PHONG THI TẬP
1.1. Nguyễn Quang Bích, nhà Nho chiến sĩ – thi sĩ
1.1.1. Con đường trở thành nhà Nho chiến sĩ
Từ nửa cuối thế kỷ XIX, trước sức tấn công ồ ạt của quân Pháp, giai
cấp phong kiến cầm quyền đã tỏ ra hèn nhát và bất lực, trong nội bộ đã sớm
có sự phân hóa thành hai phái chủ chiến và chủ hịa. Ngay từ đầu, đại bộ phận
hàng ngũ phong kiến cầm quyền đã mang nặng tư tưởng thất bại và có tư
tưởng sợ giặc. Trong thời kỳ đầu, vì quyền lợi giai cấp bị trực tiếp đụng chạm
nên họ có phản ứng lại. Nhưng vì bất đắc dĩ phải chống cự lại quân thù nên
sức chống cự rất hạn chế, để rồi đầu hàng từng bước trước kẻ thù, cuối cùng
dâng tồn vẹn lãnh thổ cho chúng. Trong lúc đó, nhân dân ta với truyền thống
bất khuất của dân tộc, cương quyết chống lại sự đầu hàng phản bội của triều
đình, đứng dậy kháng chiến anh dũng và bền bỉ.
Sau 5 tháng tấn công ở bán đảo Sơn Trà, thực dân Pháp chuyển hướng
tấn cơng vào phía Nam nơi mà theo tính tốn của họ, do xa xơi cách trở với
triều đình, lại ở chỗ đất rộng người thưa, có thể dễ dàng chiếm giữ. Những
toan tính xảo quyệt của giặc Pháp xem ra khơng phải khơng có cơ sở. Khác
với tình hình chiến sự tại mặt trận miền Trung, ở Nam Kì, qn Pháp khơng
gặp nhiều khó khăn trong việc phá vỡ thế trận phịng thủ của triều đình. Tuy
nhiên, có một điều chúng khơng thể ngờ tới là sự phản kháng mãnh liệt của
người dân địa phương. Trong khi các đồn lũy triều đình nhanh chóng bị tan
vỡ trước sức tấn cơng của đội qn xâm lược thì nhân dân lục tỉnh, dưới sự

chỉ huy của những thủ lĩnh danh tiếng như Trương Định, Võ Duy Dương,
Nguyễn Thành Ý, Phan Trung, Trần Xuân Hòa, Đốc binh Kiều... vẫn kiên
cường tiếp tục cuộc kháng chiến. Cuộc chiến tranh du kích do những người
dân Nam kì tiến hành liên tục trong một thời gian dài đã gây nên bao nỗi kinh
hoàng cho đội quân viễn chinh. Trong bối cảnh này, nhà cầm quyền Việt Nam


13
đã đưa ra những quyết sách rất lạ lùng. Thay vì củng cố lực lượng, tổ chức
dân binh thừa cơ giặc lúng túng mà dấn tới thì vua tơi lại chủ trương hòa nghị
với giặc. Đây là lúc triều Nguyễn bộc lộ sự yếu kém tồn diện của mình trong
quản lý và điều hành đất nước, trong những quyết sách quan trọng liên quan
đến vận mệnh quốc gia. Những kinh nghiệm triều chính cổ truyền đã khơng
cịn giúp ích gì cho vua tơi lúc này. Họ cũng khơng cịn đủ tỉnh táo để nắm bắt
tình hình, khơng cịn chút niềm tin nào vào khả năng của chính mình. Trước
những ý kiến trái ngược nhau của quần thần, một ông vua vốn thông minh,
nhạy cảm như Tự Đức cũng trở nên rối trí. Triều đình đã khơng nhận thấy cái
hào khí dân tộc vốn tiềm tàng qua nghìn đời nay vẫn đang trào dâng mãnh liệt
trong mỗi con người Việt Nam. Vua tơi chỉ cịn biết thủ hịa và trơng chờ sự
cứu giúp từ bên ngoài, cụ thể là mượn uy vũ của thiên triều Mãn Thanh để
chống lại “rợ Tây”. Điều trớ trêu là ở chỗ nhà Mãn Thanh - nơi trông cậy cuối
cùng của Tự Đức - cũng chỉ là một miếng mồi đang bị phương Tây xâu xé.
Trong cơn tuyệt vọng vì khơng cịn chỗ trơng cậy từ bên ngồi, triều đình
quay ra thỏa hiệp với giặc. Các hiệp ước và hàng ước (các năm 1862, 1864,
1867) liên tiếp được kí kết, thừa nhận quyền cai trị của Pháp tại Nam kì. Trên
thực tế, trước sức ép và uy lực của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn phân rã và tê
liệt từ rất sớm. Với thái độ lúng túng và thiếu quyết đốn, thậm chí là nhu
nhược của người cầm đầu, bộ máy chính quyền đã hồn tồn rối loạn.
Trước hồn cảnh đó, hình mẫu ơng vua khơng cịn được trơng chờ để
cứu nhân dân và đất nước. Tầng lớp nhà Nho vốn thấm nhuần ý thức hệ Nho

giáo và tư tưởng quân chủ phong kiến đã thể hiện lòng yêu nước, phê phán
những kẻ hại dân, hại nước. Họ đã trăn trở trước thời cuộc về con đường cứu
nước chống Pháp, đề cao tinh thần, nghĩa khí của những bậc anh hùng và khí
tiết của nhà Nho. Tấm lòng yêu nước, căm thù giặc của các nhà Nho đã cảm
hóa được những người đương thời cùng họ tham gia chiến đấu đánh giặc.
Nhân dân đã nổi dậy chống Pháp dưới sự lãnh đạo của các nhà Nho và sĩ phu


14
yêu nước. Phong trào yêu nước chống Pháp bùng nổ, nhiều cuộc khởi nghĩa
diễn ra ở khắp nơi như: Tây Bắc, Hưng Yên, Quảng Bình, Bình Định… tiêu
biểu là các cuộc khởi nghĩa Đinh Cơng Tráng, Nguyễn Quang Bích, Phan
Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Trương Định, Nguyễn Trung Trực… Phong
trào Cần Vương lan khắp nước kéo dài đến cuối thế kỷ XIX. Cuối cùng bị thất
bại nhưng nó đã thể hiện được tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc của
các sĩ phu. Nhiều tấm gương chiến đấu và hy sinh anh dũng vì tổ quốc như
Phan Đình Phùng đã khóc khi nghe tin triều đình cầu hịa với giặc:
Gạt nước mắt nhìn kĩ về hướng kinh thành,
Đau lịng vì vua vì nước, nước mắt chan chứa.
Nguyễn Trung Trực với câu nói đầy cảm khái trước lúc bị giặc Pháp hành
hình: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh
Tây”, tổng đốc Nguyễn Tri Phương bị thương nặng vẫn kiên cường chiến đấu
cho đến lúc chết. Năm 1888, khi vua Hàm Nghi bị bắt, sau đó bị đày biệt xứ,
các chính quyền thân Pháp (Đồng Khánh, Khải Định, Bảo Đại) liên tục được
dựng lên thì chút hào khí Cần Vương cuối cùng cũng tắt hẳn. Thế cuộc càng
lúc càng trở nên ảm đạm, thê lương nhưng đây được coi là thời khắc bi tráng
nhất của lịch sử dân tộc. Có thể nói, lịch sử Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX là
lịch sử của phong trào đấu tranh chống xâm lược, vì độc lập dân tộc - một
cuộc kháng chiến lâu dài và khốc liệt. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tiến
trình vận động cũng như đặc điểm, tính chất của văn học nước nhà. Văn học

giai đọan này phát triển trong sự gắn bó chặt chẽ với các diễn biến của lịch sử,
chịu sự chi phối sâu sắc của đời sống chính trị xã hội. Đây là lúc mà tính thời
sự, thế sự trong văn học trở thành một đặc điểm vượt trội. Nó được thể hiện ở
nhiều khía cạnh: những nội dung chủ yếu trong tác phẩm; mục tiêu, đối tượng
hướng tới của văn học; vị thế của văn học trong sinh họat cộng đồng... Đời
sống văn học giai đọan này trở nên sôi động khác thường, những biến đổi sâu


15
sắc diễn ra theo nhịp điệu ngày càng nhanh. Vấn đề nóng bỏng nhất, cấp bách
nhất lúc này của cả dân tộc chính là sự tồn vong của giang sơn xã tắc. Đây
vốn là chuyện quốc gia đại sự, chuyện của triều đình nhưng vào thời điểm
này, nó lại nhanh chóng trở thành vấn đề chủ yếu, thường trực của văn học.
Các nhà Nho yêu nước đã kế thừa, phát huy chủ nghĩa yêu nước truyền thống
của dân tộc, đó cũng là nội dung chủ đạo trong tư tưởng, tình cảm, chi phối
mọi hoạt động vì nghĩa của các nhà Nho trong thời kỳ này. Dấu ấn thời cuộc
đã in đậm vào văn chương, chi phối sâu sắc đến đặc điểm, tính chất của văn
chương. Nó được biểu lộ qua những dự cảm, những thấp thỏm âu lo sự thế,
nỗi day dứt về vận nước của các nhà Nho tâm huyết, những chuyện gay cấn,
gai góc nơi chính trường; xung đột xung quanh chuyện chiến hay hòa, duy tân
hay thủ cựu... Đây là chuyện của đời sống thực tế mà cũng là chuyện văn
chương, chuyện của văn nhân Nho sĩ. Và cũng thật tự nhiên, quá trình vận
động đã tạo ra những xu hướng, những mạch nguồn văn chương rất khác
nhau. Lịch sử văn học giai đọan cuối thế kỷ XIX diễn ra hết sức sinh động, đa
dạng và phong phú.
Ngồi yếu tố thời đại lịch sử, khơng thể khơng nhắc đến vấn đề ý thức
hệ chi phối đồng thời góp phần hình thành nên con người nhà Nho – chiến sĩ
Nguyễn Quang Bích. Đó là vấn đề Nho giáo. Thế kỷ XIX, Nho giáo tiếp tục
được coi là quốc giáo, chi phối mạnh mẽ tư tưởng của hầu hết các tác giả nhà
Nho Việt Nam. Nói tới tác giả nhà Nho là khẳng định mối quan hệ giữa Nho

giáo và văn học. Nho giáo coi văn học là sự nghiệp lớn bên cạnh chính trị và
phục vụ cho chính trị. Theo Trần Đình Hượu: “Nho giáo ảnh hưởng trực tiếp
đến văn học qua thế giới quan của người viết. Cách Nho giáo hiểu quan hệ
giữa thiên đạo và nhân sự, sự tồn tại của trời, sự chi phối của Đạo, Lý của
Mệnh. Cách Nho giáo hình dung thực tế, vạn sự, vạn vật và lẽ biến dịch; cách
Nho giáo hiểu cổ kim, cách Nho giáo hình dung xã hội, sự quan trọng đặc biệt


16
của cương thường, địi hỏi con người có trách nhiệm, có tình nghĩa, cảm xúc,
cách suy nghĩ làm cho con người quan tâm hàng đầu đến đạo đức, lo lắng cho
thế đạo, nhân tâm, băn khoăn nhiều về lẽ xuất xử” [20, tr.51- 52].
Nho giáo đề cao sự học hành, coi đó là một sứ mệnh lớn. Trần Ngọc
Vương nói đến quan niệm “văn” trong Nho giáo như sau: “Văn cùng loại với
đức, cũng có nghĩa là đạo, chính xác hơn là sự lưu hành của “đạo”. Với ý
nghĩa đó “văn” mang một ý nghĩa linh thiêng, cao cả bởi đó là lời của Thánh
nhân, có liên hệ đến Thiên đạo, Thiên lý. Vì quan niệm như thế, nên các nhà
Nho đời sau mới coi tài năng văn học nghệ thuật là cái thiên phú, coi văn học
không phải là cái gì nói cuộc sống tầm thường” [60, tr.52]. Văn học trung đại
không chỉ là rung động cảm xúc, tác động tới tình cảm con người mà cịn có
sức mạnh truyền đạo cho tư tưởng Nho giáo, là phương diện để giáo hóa con
người. Cho nên văn phải phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức và là thước đo đạo
đức, phải ca ngợi nền chính trị thái bình và thể hiện đạo lý cao đẹp.
Nhà Nho chịu sự chi phối của hệ tư tưởng Nho giáo, cho nên, quan
niệm văn chương của họ cũng chịu sự chi phối bởi những quan niệm, nguyên
tắc của mỹ học Nho gia. Có thể nói, “Văn dĩ tải đạo”, “Thi dĩ ngơn chí” là hai
quan niệm có ảnh hưởng sâu sắc đến văn học trung đại Việt Nam. Văn học
không phải là để phản ánh hiện thực mà nhiệm vụ chính của nó là để tải đạo
của thánh hiền, mang chức năng giáo huấn (giáo dục và cải tạo) xã hội. Trần
Đình Hượu cho rằng: “Vì nhằm mục đích giáo hóa, văn học có chức năng

truyền đạt chứ khơng có chức năng phát hiện phản ánh nhận thức. Nó hướng
về bắt chước thể hiện đạo chứ khơng cố gắng về mặt tìm tịi sáng tạo hình
thức để mơ tả, tái hiện thực tế. Đối với thực tế nó thiên về phẩm bình, tìm ý
nghĩa đạo lý hơn là băn khoăn tìm hiểu” [20, tr.32-33]. Cao Xuân Dục, một
nhà văn hóa lớn cuối thế kỷ XIX, đứng đầu bộ Học và Sử quán dưới triều nhà
Nguyễn coi “Văn là sự nghiệp lớn đề trị nước, … cái mà người xưa gọi là lời


17
bàn về đạo trị nước là những lời bất hủ. Đó là thứ văn chương lớn hữu dụng
vậy” [10, tr.151]. Tuy nhiên, văn chương phải gắn liền với hình tượng và hiện
thực để thơng qua đó nói về vấn đề ln lý (đạo) và cái tâm, cái chí của mình.
Quan niệm chính thống về thơ của Nho giáo chính là “thi dĩ ngơn chí” hay
“thi ngơn chí”, và dường như bất cứ nhà Nho nào từ khi học hành, đã qua chế
độ khoa cử đỗ đạt và làm quan cũng đều có thi tập để lại với nhiều loại thơ
Ngơn chí, Cảm hồi, Vịnh sử, Vịnh vật, Ký ngụ... Tuy nhiên, nổi bật nhất có
lẽ vẫn là mạch thơ ngơn chí. Nhà Nho lấy nguyên tắc này để sáng tác, để
phẩm bình thơ ca, nó chi phối sâu sắc đến thơ ca trung đại Việt Nam. Chí cịn
là năng lượng bền vững cho hành động, có thể là dạng tình cảm tích cực để
thể hiện đạo lý. Ngơn chí để khẳng định chí hướng, để bộc lộ lý tưởng và tấm
lòng. Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm đều viết rất hay về chí này: Bình
sinh độc bão tiên ưu chí. Tọa ủng hàn khâm dạ bất miên (Suốt đời ta riêng ơm
cái chí tiên ưu. Ngồi ơm chăn lạnh suốt đêm khơng ngủ được - Nguyễn Trãi);
Bình sinh độc bão tiên ưu ch/ Đắc táng cùng thông khởi ngã ưu(Dịch nghĩa:
Suốt đời ta riêng ơm cái chí tiên ưu. Cịn chuyện được mất sướng khổ của
riêng mình thì ta có lo chi - Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Như vậy, “chí” có thể xuất hiện trong nhiều bối cảnh, tình huống khác
nhau nhưng nhìn chung, chí thường đặt trong mối quan hệ với nghĩa lớn,
trách nhiệm với vận mệnh đất nước và nhân dân. Đối với nhà Nho mà nói thì
bên cạnh việc tu thân là điều trọng yếu để phản tỉnh nội tâm và để tu dưỡng

nhân tính, để sửa mình theo chuẩn mực đạo đức thì việc lập chí lại là vấn đề
có mối quan hệ mật thiết với các phạm trù khác của Nho giáo. Như vậy, thơng
qua việc nói lên chí hướng mà có thể biết mức độ tu dưỡng, phẩm chất và
mục đích, lý tưởng sống đến đâu. Chí càng lớn thì tâm càng phải sáng và hầu
hết các nhà Nho đều thể hiện cái chí của mình dù trực tiếp hay gián tiếp trong
sáng tác thi ca.


18
Nhà Nho trung đại sáng tác thơ ca trong bầu khí quyển văn hóa của thời
đại mình, ln chịu ảnh hưởng từ những tiền đề tư tưởng thời đại mình đang
sống. Nguyễn Quang Bích cũng khơng ngồi quy luật chung đó. Xuất thân từ
“cửa Khổng sân Trình” Nguyễn Quang Bích thấm nhuần học thuyết Nho
giáo, ông đã tiếp biến linh hoạt để phù hợp với hoàn cảnh xã hội Việt Nam
cuối thế kỷ XIX. Bởi ơng nhìn thấy được sức mạnh của Nho giáo trong việc
giáo hóa và thu phục lịng người. Hơn nữa, thời đại ơng đang sống đặt ra yêu
cầu phải giải quyết những nhiệm vụ lịch sử, giữa lúc mà cả triều đình lẫn
nhân dân đều đang phải chống chọi với kẻ thù xâm lược. Mặt khác, ông nhận
thấy được Nho giáo là học thuyết mang tính tích cực trong việc xây dựng xã
hội trật tự, ổn định theo như khn mẫu có sẵn. Thời đại của ông tuy đã tiến
gần đến giai đoạn giao thời nhưng đâu đó vẫn cịn mang đậm màu sắc văn hóa
Nho giáo. Điều đó là hiển nhiên, bởi ơng là một trí thức Nho học và trưởng
thành từ “cửa Khổng sân Trình”.
Bên cạnh truyền thống Nho gia thì truyền thống yêu nước cũng là nhân
tố quan trọng góp phần hình thành con người nhà Nho chiến sĩ trong ông.
Như ta biết ngay từ buổi đầu lịch sử, người Việt phải thường xuyên đấu tranh
chống giặc ngoại xâm để giữ gìn, bảo vệ đất nước, chính vì thế chủ nghĩa u
nước đã hình thành và phát triển mạnh mẽ trong lịng dân tộc Việt Nam. Lòng
yêu nước ấy gắn liền với những giá trị cao cả như: lòng tự hào và lòng căm
thù, khí phách anh hùng, hiệp nghĩa, tình thương người… Tình cảm thương

u, lịng nhân đạo ăn sâu vào mỹ cảm của người Việt, trở thành lòng độ
lượng và tinh thần vị tha. Đó là những giá trị đạo đức cổ truyền nổi bật của
người Việt. Thế nhưng, chính những biến động sâu sắc của xã hội đã làm thức
dậy tinh thần yêu nước trong lòng dân tộc vốn đã có từ hàng nghìn năm lịch
sử. Truyền thống u nước của nhân dân ta được tôi luyện qua nhiều cuộc đấu
tranh chống giặc ngoại xâm nên nhân dân ta rất nhạy bén về cảm quan yêu


19
nước, sẵn sàng có giặc là đánh, khơng sợ hy sinh, khơng tiếc xương máu, tất
cả vì hịa bình và độc lập cho nước nhà. Lịch sử Việt Nam là những trang hào
hùng rực rỡ về lòng yêu nước của nhân dân ta và trên nền tảng vững chắc đó,
đến giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta trong
điều kiện mới của lịch sử thì truyền thống yêu nước trỗi dậy mạnh mẽ thể
hiện qua các phong trào chống Pháp sôi nổi rầm rộ khắp cả nước.
Trong thời cuộc ấy, Nguyễn Quang Bích đã thừa kế truyền thống tốt
đẹp của người nước Nam anh dũng, kiên cường, bất khuất. Là nhà khoa bảng
có tiếng tăm, thủ lĩnh của các phong trào chống Pháp đầy quả cảm, có uy tín
cao trong nhân dân, lịng yêu nước căm thù giặc của ông không lúc nào nguôi.
Con người yêu nước ấy tự nguyện hiến thân cho nghĩa lớn, tự nguyện tham
gia chiến đấu giết giặc. Cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh giành
lại hịa bình độc lập cho dân tộc Việt Nam.
Tóm lại, bối cảnh thời đại cùng với truyền thống Nho gia và mạch
nguồn yêu nước của dân tộc đã góp phần khơng nhỏ trong việc hình thành
nhân cách con người của nhà Nho – chiến sĩ Nguyễn Quang Bích. Trong ơng
ln có sự pha trộn giữa những gì thuộc về ý thức truyền thống bền chặt của
dân tộc với triết lý tư tưởng Nho gia mà một đời ông tu dưỡng, rèn luyện.
Nguyễn Quang Bích được biết đến với tư cách là một thi sĩ trong dòng văn
học yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX. Con đường đấu tranh giải phóng
dân tộc và con đường thơ ca song hành với nhau tạo nên những dấu ấn riêng

biệt trong con người của ông.
1.1.2. Con đường trở thành nhà Nho - thi sĩ
Nói đến người thi sĩ thì có thể nói sáng tác thơ ca là một hoạt động cao
quý, ở mỗi thời đại, mỗi tác giả khi tham gia sáng tác nên tác phẩm đều có
quan niệm của riêng mình. Với các nhà thơ thời trung đại, quan niệm chi phối
đến sáng tác của họ chính là “Thi dĩ ngơn chí”. Do đó, thơ của các họ chủ yếu


×