Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Giáo trình Kinh tế vận tải hàng không: Phần 1 - TS. Nguyễn Hải Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.51 MB, 139 trang )

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

KHOA VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
^ _____________




TS. N gu yễn H ải Q uang (Chủ biên)
TS. Chu H oàng Hà - TS. Trương Q uang D ũng

Giáo trình

KINH TẾ VẬN TẢI HÀNG KHƠNG


HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

TS. Nguyền Hải Quang (Chủ biên)
TS. Chu Hoàng Hà - TS. Trương Quang Dũng

GIÁO TRÌNH

KINH TÉ
VẬN TẢI HÀNG KHƠNG

NHÀ XT BAN THÉ GIỚI - N ă m 2012


Giảo trình


KINH TÉ VẬN TẢI HÀNG KHƠNG
TS. Nguyễn Hải Quang (Chú biên)
TS. Chu Hoàng Hà
TS. Trưcmg Quang Dũng

NHÀ XUẮT BẢN THÉ GIỚI


*
'
_
Bản quyên thuộc vê tác giả năm 2012

Bản quyền tác phẩm được bảo hộ. Mọi hình thức xuất bản, sao
chụp, phân phối dưới dạng in ấn, hoặc chế bản điện từ, đặc biệt là
việc phát tán trên mạng Internet mà khơng có sự cho phép bằng văn
bản của Nhà xuất bản là vi phạm pháp luật và làm tổn hại đến
quyền lợi của Nhà xuất bản và tác giả. Không úng hộ, khuyến khích
nhưng hành vi vi phạm bản quyền. Chỉ mua bán bản in họp pháp.


HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG V ỆT NAM
KHOA VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
Cơ sở 1: 104 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận,
TP. Hồ Chí Minh
Cơ sở 2: 18A Cộng Hịa, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh


Lời mở đầu


Vận tải hàng không là một trong các phương thức vận
tải trong nền kinh tế quốc dân, góp phần thỏa mãn nhu cầu đi
lại của con người và thực hiện chức năng phân phối các
nguồn lực, sản phẩm như hệ tuần hoàn trong nền kinh tế
quốc dân. Vận tải hàng khơng cịn là cầu mối quan trọng
trong q trình hội nhập kinh tế thế giới. Đe hoạt động vận
tải hàng khơng được an tồn, hiệu quả và liên tục người ta
phải biết kết họp các yếu tố và nguồn lực, đồng thời phải có
nhũng kiến thức kinh tế để sử dụng có hiệu quả các yếu tố và
nguồn lực đó. Vì vậy nhùng kiến thức về kinh tế trong hoạt
động vận tải hàng không là rất cần thiết.
Mục tiêu của cuốn sách này là cung cấp nhũng kiến
thức và phương pháp căn bản để phân tích hoạt động kinh tế
trong vận tải hàng không, làm kiến thức phục vụ công tác
quản lý hoạt động vận tải hàng không và học tập các môn
chuyên ngành về quản trị kinh doanh hàng không. Đe thực
hiện được mục tiêu trên, giáo trình được kết cầu gồm 7
chương.
10


Chương 1: Giới thiệu khái quát vê hoạt động vận tải
hàng không, các yếu tố cấu thành của hoạt động vận tải hàng
không.
Chương 2: Nghiên cứu về thị trường vận tải hàng
không, các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường vận tải hàng
không.
Chương 3: Nghiên cứu về cung, cầu và cơ chế cân bằng
cung - cầu trên thị trường vận tải hàng không.
Chương 4: Nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá kết quả

vận chuyển hàng không và xây dựng kế hoạch vận chuyển
hàng khơng
Chương 5: Nghiên cứu về chi phí, giá thành, các yếu tố
cấu thành nên chi phí và phân tích các chỉ tiêu đánh giá chi
phí, giá thành vận tải hàng không.
Chương 6: Nghiên cứu về giá, doanh thu vận tải hàng
không, các yếu tố cấu thành nên doanh thu và các chỉ tiêu
đánh giá doanh thu vận tải hàng khơng.
Chương 7: Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả tài chính và
hiệu quả kinh tế-xã hội của hoạt động vận tải hàng không.

11


Đê hồn thành giáo trình này nhóm tác giả đă nghiên
cứu và hệ thống từ các tài liệu liên quan, đồng thời nghiên
cứu tình huống, quan sát để khái quát hóa thành lý luận.
Nhóm tác giả xin chân thành cảm on Học viện hàng không
Việt nam (HKVN), Cục HKVN, Tổng công ty HKVN đã
giúp đỡ, hồ trợ và cung cấp tài liệu để hồn thành giáo trình
này.

Hiện nay những kiến thức về ngành hàng khơng nói
chung và hoạt động kinh tế vận tải hàng khơng nói riêng là
rất rộng, phức tạp và thay đối nhanh. Vì vậy giáo trình
khơng thế tránh khỏi những hạn chế nhất định. Nhóm tác giả
rất mong tiếp tục nhận được sự đóng góp ý kiến của các độc
giả để giáo trình ngày càng hồn thiện.

TẬP THẾ TÁC GIẢ


12


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIÉT TẮT

AOC

Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay (Aircraft
Operator Certificate)

AS

Ghế cung ứng (Available of Seat)

ASK

Ghế-km cung ứng (Available of Seat-Kilometer)

AT

Tấn cung ứng (Available of Ton)

ATK

Tấn-km cung ứng (Available of Tone-Kilometer)

BH

Giờ của chuyến bay (Block Hour)


c

Ghế hạng thương gia (Business Class)

CM

Số dư đảm phí (Contribution Margin)

DS

Cầu về ghế (Demand of Seat)

DSK

Cầu về ghế-km (Demand of Seat-Kilometer)

DT

Cầu về tải tính bằng tấn (Demand of Ton)

DTK

Cầu về tấn-km (Demand of Ton-Kilometer)

DVA

Giá trị gia tăng trong nước (Dometstic Value Added)

E


Hệ số co dãn (Elasticity)

FC

Chi phí cố định (Fixed Cost)

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

GNP

Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product)

HKDD Hàng không dân dụng
13


HKVN Hàng không Việt Nam
I

Lãi tiền vay (Interest)

IATA

Hiệp

hội


vận tải

hàng không Quốc tế (The

International Air Transport Association)
ICAO

Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (International
Civil Aviation Organization)

K

Quãng đuờng vận chuyển tính bằng Km

LF

Hệ số sử dụng ghế/tải (Load Factor)

MS

Thị phần (Market Share)

MTOW Trọng tải cất cánh tối đa (Maximum Take Off Weight)
NVA

Giá trị gia tăng quốc dân (National Value Added)

p

Giá (Price)


Pax

Hàng khách (Passenger)

PPK

Hành

khách-km

luân

chuyển

(Performed

of

Passenger-Kilometer)
PTK

Tấn-km luân chuyển (Performed of Ton-Kilometer)

Q

Sản lượng (Quantity)

R


Doanh thu (Renenue)

ROA

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (Return o f Asset)

ROE

Tỷ suất lợi nhuận trên \ốn chủ sở hữu (Return of Equity)

ROR

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (Return of Revenue)

ss

Giá trị thặng dư xã hội (Social Surplus)
14


TA

Phần chuyển ra nước ngồi (Transfer Abroad)

TC

Tổng chi phí (Total Cost)

VAS


Trị giá ghế cung ứng (Value Available of Seat)

VAT

Trị giá tải (tấn) cung ứng (Value Available of Ton)

VC

Chi phí biến đổi (Variable Cost)

VDS

Trị giá cầu về ghế (Value Demand of Seat)

VDT

Trị giá cầu về tải (tấn) ( Value Demand of Ton)

w

Thu nhập của người lao động (Wage)

Y

Ghế hạng phổ thông (Economic Class)

z

Giá thành


15


DANH MỤC CÁC BẢNG

Báng 1.1: Các loại dịch vụ

19

Bảng 1.2: Sự khác biệt giữa hàng hóa và dịch vụ

20

Bảng 3.1: Dữ liệu về cầu thị trường theo thời gian

83

Bảng 3.2: So sánh các chỉ tiêu về cung, cầu

102

Bảng 4.1: Bảng mẫu kế hoạch vận chuyển hàng không

136

Bảng 4.2: Tổng hợp kế hoạch vận chuyển hàng không

138

Bảng 5.1: Các biến liên quan đến chi phí


151

Bảng 5.2: Phân loại chi phí vận tải hàng khơng

155

Bảng 5.3: Các mức chi phí

159

Bảng 5.4: Chi phí cho mồi chuyến bay

160

Bảng 5.5: Chi phí cho mỗi đường bay

161

Bảng 6.1: Tỷ lệ mở bán và giá của ví dụ

177

Bảng 6.2: Các khoản doanh thu vận tải hàng khơng

178

Bảng 6.3: Kết quả vận chuyển và giá bình qn

182


Bảng 6.4: Doanh thu vận chuyển hàng không

183

Bảng 6.5: Dừ liệu về cung ứng và vận chuyến

187

Bảng 6.6: Bảng tính thu trên đơn vị

188

Bảng 7.1: Lợi nhuận trên các đường bay

194

Bảng 7.2: Lợi nhuận theo đơn vị trên các đường bay

197

Bảng 7.3: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

199

Bảng 7.4: Lượng khách và số chuyến bay hòa vốn

207

Bảng 7.5: Hệ số ghế hòa vốn


209
16


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỊ THỊ

Hình 1.1: Yếu tố chính cấu thành vận tải hàng khơng

34

Hình 1-.2: Q trình phân tích kinh tế vận tải hàng khơng

41

Hình 2.1: Đường

bay điểm tới điểm

55

Hình 2.2: Đường

bay điểm nối điểm

56

Hình 2.3: Đường bay trục nan

57


Hình 2.4: Đường bay hành trình

57

Hình 3.1: Đường cầu vận tải hàng khơng

67

Hình 3.2: Đường cầu vận tải hàng khơng theo giá

68

Hình 3.3: c ầ u thị trường hàng khơng theo tầm bay

70

Hình 3.4: c ầ u thị trường hành khách theo đối tượng

71

Hình 3.5: c ầ u thị trường hàng hóa theo đối tượng

72

Hình 3.6: Đường cưng vận tải hàng khơng theo giá

91

Hình 3.7: Mua và sử dụng dịch vụ vận tảihàng khơng


107

Hình 7.1: Điểm hịa vốn

201

17


Chương 1
Hoạt động vận tải hàng không

1. Khái quát về ngành vận tải

ỉ. ỉ. Khái niệm và vai trò của ngành vận tải
Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con
người nhằm thay đổi vị trí của hàng hóa và bản thân con
người từ nơi này đến nơi khác thông qua các phương tiện
vận tải. Vận tải là một ngành dịch vụ trong nền kinh tế quốc
dân, mang tính hữu hình liên quan đến cả con người và vật
chất (xem Bảng 1.1). Hoạt động vận tải bao gồm vận tải
hành khách và vận tải hàng hóa. Theo nhiệm vụ, người ta
chia hoạt động vận tải thành vận tải công cộng phục vụ
chung cho lĩnh vực lưu thông và dân cư, vận tải chuyên dùng
trong nội bộ ngành sản xuất và vận tải dùng riêng cho cá
nhân.
Hoạt động vận tải có vai trị quan trọng trong việc phát
triển kinh tế quốc dân. Nó phân bổ các nguồn lực, các sản
phẩm và thực hiện chức năng như hệ tuần hoàn trong nền

18


kinh tê quôc dân, đảm bảo môi liên hệ giữa các ngành, các
lĩnh vực của hệ thống kinh tế - xã hội.

Bảngo 1.1: Các loại
dịch
vụ•


/
Đơi tượng
Vật chất

Con người

Hành động

Hữu hình

Dịch vụ liên quan đến Dịch vụ liên quan đến hàng
thể chất con người
hóa và các vât
• chất
- Chăm sóc sức khoé

- Vận chuyển hàng hóa

- Vận chuyển hành khách


- Bào trì và sửa chữa thiết bị

- Chăm sóc sắc đẹp

- Bảo trì cao ổc

- Tập thể dục thẩm mỹ

- Chăm sóc cây cảnh, vật

- Nhà hàng, cắt tó c ...

ni giặt ủi...

V ơ hình

Dịch vụ liên quan đến trí Dịch vụ liên quan đến tài
sản vơ hình
tuệ con người
- Giáo dục

- Ngân hàng

- Truyền hình

- Tư vấn pháp luật

- Thơng tin


- Ke toán

- Nhà hát

- Bào vệ an ninh

- Nhà bảo tàng...

- Bào hiểm...

1.2. Đặc điếm của ngành vận tải
Vận tải là một ngành dịch vụ nên nó có những đặc
trưng chung của ngành dịch vụ như: Tính vơ hình, tính
khơng đồng nhất, q trình sản xuất đồng thời là quá trình
tiêu thụ, dễ hỏng... (xem Bảng 1.2)
19


Bảngo 1.2: Sự• khác biệt
giữa hàng
hóa và dịch
vụ•

n
o

Đặc điêm
hàng hóa
Hữu hình


Đặc điếm
dịch vụ
Vơ hình

Được tiêu Khơng
chn hóa đồng nhất

Q trình
sản xuất
tách rời
quá trình
tiêu thụ

Hàm ý đối với dịch vụ
-

-

Đồng thời
vừa sản
xuất vừa
tiêu thụ

Không dề
Dề hỏng
hỏng

-

Không lưu kho được

Không được cấp bản quyền
Không được trung bày sẵn
Chất lượng dịch vụ và sự thóa màn cua
khách hàng tuỳ thuộc vào nhân viên và
nhiều yếu tố khơng kiếm sốt được
Khơng có gì đảm bảo dịch vụ cung úng
đến khách hàng khớp với nhùng gì đã lên
kế hoạch và quảng bá
Khách hàng tham gia vào và ảnh hưởng
đến tiến trình giao tiếp
Nhân viên phục vụ ảnh hướng đến kết quả
của dịch vụ
Sản xuất đại trà rất khó
Làm đúng ngay từ đầu
Khó đồng nhất hóa về cung và cẩu đối với
dịch vụ
Dịch vụ không thê hoàn trả lại hoặc tái bán

Trong ngành vận tải, giá trị sử đụng của dịch vụ vận tải
là sự thay đổi về mặt không gian của đối tượng được vận
chuyến. Người ta cần đến dịch vụ vận tải khi và chỉ khi cần
vận chuyên bản thân hoặc hàng hoá nào đó từ một địa điếm
này đến một địa điểm khác. Vì vậy sản phẩm vận tải khơng
20


có san phẩm tồn kho mà nó là việc thực hiện đồng thời giữa
sản xuất tiêu thụ. Điều đó cũng có nghTa là những sản phấm
vận tải được tạo ra nhung khơng được tiêu thụ ngay trong
q trình tạo ra nó thì sản phẩm này cũng mất đi mà khơng

giúp ích gì cho bất kỳ ai. Đó là ghế, tải cung úng nhung
khơng được sử dụng thì sẽ bị mất đi mà không thể lưu kho
được.

1.3. Các phương thức vận tải

1.3.1. Vận tải đường bộ
Vận tải đường bộ là loại hình vận tải hành khách và
hàng hóa bàng phương tiện có bánh trên đường bộ. Vận tải
đường bộ có ưu điểm là tính cơ động và linh hoạt rất cao, tốc
độ giao hàng nhanh, vốn đầu tư xây dụng thường thấp. Tuy
nhiên nhược diêm của vận tải đường bộ là giá thành cao,
trọng tải nhỏ nên phù hợp với quãng đường vận tải ngắn.
Vận tái đường bộ là phương thức vận tải ra đời rất sớm. Nó
giữ vai trị quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, trong
dây chuyền cung ủng dịch vụ giao nhận kho vận hàng hóa và
hồ trợ cho các phương tiện vận tải khác như: đường sắt,
đương thuỷ, đường hàng khơng... Tính chung tồn thế giới,
21


khối lượng luân chuyên hàng ho á bằng đường bộ đã bàng Vi
khối lượng luân chuyển bằng đường sắt. Ở nhiều nước phát
triển, khối lượng luân chuyển hàng hoá bằng đường bộ đã
vượt khối lượng luân chuyển hàng ho á bằng đường sắt.
Nước với địa hình dài và hẹp, địa hình phức tạp nên
đường bộ là một phương thức vận tải quan trọng. Hiện nay
chúng ta có khoảng gồm hơn 77.300 km đường bộ nối liền
giữa các vùng, các địa phương với nhau. Trong những năm
tới, Nhà nước tiếp tục có kế hoạch đầu tư phát triển mạng

giao thơng trên bộ đáp ứng sự phát triển của kinh tế đất
nước, kể cả các trục bộ liên Á.

] .3.2.

Vận

tải đường

thúy

Vận tải đường thủy là loại hình vận tải hành khách và
hàng hóa bằng phương tiện dưới nước. Vận tải đường thủy
bao gồm vận tải đường sông và vận tải đường biến. Vận tải
đường thủy ra đời khá sớm và cũng có vai trò rất lớn trong
trong đời sống kinh tế - xã hội và phát triển của các quốc gia.
Hiện nay, ngành vận tải đường thủy đám nhiệm tới 3/5 khối
lượng luân chuyển hàng hoá của tất cả các phương thức vận
tải trên thế giới. Các tưyến đường vận tải thủy hầu hết là
những tuyến đường giao thông tự nhiên nên chi phí đầu tư
22


thấp và khả năng lưu thông cao. Do vậy ưu điếm nổi bật của
vận tải đường thủy là năng lực chuyên chở rất lớn và giá
thành rất thấp, đặc biệt là vận tải đường biển. Tuy nhiên hạn
chế của vận tải đường thúy là tốc độ chậm và các tuyến
đường phụ thuộc vào hệ thống cảng.
Nước ta có khoảng 41.000 km sông kênh nối giừa các
địa phương và 3.200 km bờ biển theo dọc chiều dài đất nước

với 92 cảng đang hoạt động. Vì vậy, vận tải đường thủy
cũng giữ một vai trò rất quan trọng trong ngành vận tải ớ
Việt nam. Trong những năm tới Nhà nước cũng có kế hoạch
nâng cấp hệ thống cảng thủy nâng cao năng lực tiếp nhận các
loại tàu chở hàng và chở khách.

1.3.3.

Vận

tải đường sắt

Vận tải đường sắt là loại hình vận tải hành khách và
hàng hóa bàng phương tiện vận tải có bánh được thiết kế đế
chạy trên loại đường riêng là đường ray. Trong cùng khoảng
thời gian, hai làn đường sắt đặt có thể vận chuyền nhiều
hàng hóa và hành khách hơn so với một con đường bốn làn
xe. Vận tải đường sắt có ưu điếm là sức chở lớn, tốc độ
tương đối cao, ít phụ thuộc vào điều kiện khí hậu thời tiết,
giá thành tương đổi thấp. Tuy nhiên vận tải đường sắt có
23


nhược điêm là chỉ hoạt động được trên các tuyên đường cơ
định (có sằn đường ray). Do vậy chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng
cho đường sắt rất cao để lắp đặt đường ray và xây dựng hệ
thống nhà ga, kế cả có đội ngũ cơng nhân viên lớn để vận
hành, đồng thời tính cơ động linh hoạt thấp.
Ngày nay, tốc độ và sức vận tải của ngành đường sắt đã
tăng lên nhiều nhờ các đầu máy chạy bàng dầu (điêden) và

chạy điện. Các toa tàu khách ngày càng tiện nghi và các loại
toa chuyên dụng ngày càng phát triến đa dạng. Đường ray
khố rộng và khổ tiêu chuẩn thay thế các đường ray khổ hẹp.
Nhiều quốc gia ngày nay đã phát triển thành những

tuyến

đường sắt hiện đại với đốc độ siêu tốc tới 250 - 300 km/h
hay có thế đạt tốc độ 500 km/h đối với tàu chạy trên đệm từ.
Vì vậy vận chuyến đường sắt đang trớ thành loại hình vận
chuyển cơng cộng phố biến ở rất nhiều quốc gia, đặc biệt là
các quốc gia phát triến và là phương thức vận tải thay thế
cạnh tranh đáng gờm nhất của vận tải hàng khơng.
Việt nam hiện có khoảng 3.150 km đường theo trục
Bắc - Trung - Nam và mạng đường sắt nội vùng phía Bắc.
Vận tải dường săt của chúng ta cũng giữ một vai trò quan
trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên

24


hệ thống đường sắt của Việt nam hiện nay vẫn thuộc loại
tương đối lạc hậu. Song những năm tới, chúng ta đang có kế
hoạch xây dụng đường sắt cao tốc Bắc — Nam, phát triển
đường sắt đô thị và đầu tư phát triển trục đường sắt khu vực
nối các nước ASEAN với Trung quốc và hòa mạng với
đường sắt liên Á đế đảm bảo đồng bộ với các phương thức
vận tải khác.

1.3.4.


Vận

tải

đường hàng khơng

Vận tải đường khơng là loại hình vận tải hành khách và
hàng hóa bàng tàu bay ở trên trời. Vận tải đường không là
ngành giao thông vận tải trẻ tuổi, ra đời sau những phương
thức vận tải khác, nhưng đã phát triển với tốc độ nhanh, sử
dụng có hiệu quả những thành tim mới nhất của khoa học
kỳ thuật. Ngày nay, các chuyến bay vận tải hành khách, hàng
hóa đã nổi liền gần như tất cả các nước và các vùng trên thế
giới. Do vậy ngcày nay vận tải hàng khơng đóng vai trị rất
quan trọng đời sống kinh tế - xã hội và phát triến kinh tế, đặc
biệt là vận tải hành khách quốc tế.
Vận tải đường khơng có ưu điếm là tốc độ vận chuyển
nhanh, rút ngắn thời gian, độ an toàn cao, chất lượng dịch vụ
tốt, lưu thông cao. Tuy nhiên vận tải đường khơng có nhược
25


điểm là chi phí đầu tư và khai thác rất lớn, các tuyến đường
phụ thuộc vào hệ thống cảng hàng không, trọng tải thấp nên
giá thành vận chuyển rất cao. Vì vậy vận tải đường khơng
thường phù hợp với qng đường vận chuyển dài và yêu cầu
vận chuyên nhanh.
Đến năm 2011 Việt nam đã có 22 cảng hàng khơng
khai thác phục vụ các hoạt động dân dụng với 39 đường bav

trong nước từ 3 trung tâm chính là Hà Nội, Đà Nằng và TP. Hồ
Chí Minh tới đến 23 tỉnh thành và 54 đường bay quốc tế đến
22 quốc gia và vùng lãnh thố. Vận tải hàng không ở Việt
nam ngày càng giữ vai trị quan trọng trong cơng cuộc đối
mới và phát triển đất nước, đặc biệt là cầu nối quan trọng để
giao lưu và hội nhập với thế giới.

Ị.Ỉ.5. Vận tải đường ổng
Vận tải đường ống là loại hình vận tải hàng hóa bàng
ống và là một loại hỉnh vận tải rất trẻ. Tất cả các đường ống
trên thế giới chi mới được xây dựng trong thế kí XX và
khoảng một nửa chiều dài đưịìig ống được xây dựng sau
năm 1950. Sự phát triển của ngành vận tải đường ống gắn
liền với nhu cầu vận chuyển dầu mò, các sản phẩm dầu mo
và khí đốt nên hệ thống các đường ống chủ yếu được xây
26


dụng đế nối các khu khai thác dầu khí đến các hải cảng và
các khu vực tiêu thụ lớn.
Khác với các phương thức vận tải khác, phương tiện
vận tai đường ống chỉ là các đường ống và các trạm bơm
thuỷ lực, khơng chuyển dịch trong q trình vận tải nên giá
thành vận tải rất rẻ. Tuy nhiên phương thức vận tải này chi
phù hợp với vận chuyên những loại hàng hóa đặc biệt như
xăng dầu, chất khí.
Cùng với sự phát triến của cơng nghiệp dầu khí, chiều
dài đường ống trên thế giới không ngừng tăng lên, nhất là ở
Trung Đông, liên bang Nga, Trung Quốc, Hoa Kì và các
nước xuất khấu dầu mỏ. Ớ nước ta hiện nay, hệ thống đường

ống đang được phát triển với khoảng 150 km đường ống dẫn
dầu ớ các khu vực dầu mở, 244 km đường ống dần dầu từ
cảng dầu B12 (Quảng Ninh) đến các tình đồng bằng sơng
Hồng, hơn 170 km đường ống dần khí đồng hành từ mỏ
Bạch Hổ và gần 400 km đường ống dẫn khí của dự án khí
Nam Cơn Sơn...

1.3.6. Vận

tải đa phương thức

27


Vận

tải

đa

phương thức là việc
vận chun hàng hóa
bằng

ít

nhất

hai


phương thức vận tải
khác nhau trên cơ sở
hợp đồng vận tải đa
phương thức. Trong đó hợp đồng vận tải đa phương thức là
hợp đồng được giao kết giữa người gửi hàng và người kinh
doanh vận tái đa phương thức. Theo đó người kinh doanh
vận tải đa phương thức đảm nhận thực hiện dịch vụ vận
chuyển hàng hóa để thu tiền cước cho tồn bộ quá trình vận
chuyến, từ địa điểm nhận hàng đến địa điểm trả hàng cho
người nhận hàng.
Vận tải đa phương thức bao gồm vận tải đa phương
thức quốc tế và nội. Vận tải đa phương thức quốc tế là vận
tải đa phương thức từ nơi người kinh doanh vận tải đa
phương thức tiếp nhận hàng hóa ở nước mình đến một địa
diêm được chỉ định giao trả hàng ứ nước khác và ngược lại.
Vận tải đa phương thức nội địa là vận tải đa phương thức
được thực hiện trong phạm vi lãnh thố của quốc gia.

28


Việt nam hiện co một hệ thông giao thông với đây đủ
các phương thức vận tải, bao gồm: đường không, đường bộ,
đường sắt, đường thủy và đường ống. Chúng ta đang đặt nền
móng cho việc xây dựng các nút giao thông đa phương tiện
“Đường bộ - Đường sắt - Đường khơng”. Việc phát triển hợp
lý, cân đối và có sự hồ trợ qua lại giữa các phương thức vận
tải một mặt vừa nâng cao khả năng cạnh tranh, một mặt tạo
ra hệ thống giao thông vận tải đa phương thức để hồ trợ nhau
ớ nhũng thị trường mục tiêu mà mỗi phương thức vận tải có

lợi thế riêng.

2. Đặc điểm và vai trị của vận tải hàng khơng

2.1. Đặc điểm của vận tải hàng khơng
Vận tải hàng khơng có những điếm đặc trimg so với các
phương thức vận tải khác về tuyến đường bay, tầm vận
chuyến, công nghệ sử dụng, tốc độ, mức độ an tồn, tiện
nghi và chi phí.
- Các tuyến đương vận tải hàng không hầu hết là các
đường thẳng nối hai điếm vận tải với nhau. Các điếm này
phái có cảng hàng khơng hoặc sân bay đế tàu bay có thể cất

29


×