Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

Nhân vật nữ trong truyện nguyễn nhật ánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.66 KB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

TĂNG HUỲNH THANH TRANG

NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN
••

NGUYỄN NHẬT ÁNH

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

Người hướng dẫn: TS. LÊ NHẬT KÝ


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng
bố trong bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào.
Tác giả luận văn

Tăng Huỳnh Thanh Trang


MỤC LỤC
••
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (bản sao)



Trang


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nội dung

NXB

Nhà xuất bản

TP.

Thành phố

Tr.

Trang


5

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Viết cho thiếu nhi, viết về thiếu nhi là một thử thách, đồng thời
cũng là hứng thú đối với khơng ít nhà văn. Bởi vậy, trong văn học
Việt Nam, mảng văn học thiếu nhi ln có nhiều cây bút xuất sắc đã
định hình phong cách qua các tác phẩm có giá trị, thu hút đơng đảo

bạn đọc nhỏ tuổi như: Tơ Hồi, Võ Quảng, Phạm Hổ, Trần Đăng
Khoa...
Trong những năm gần đây, bạn đọc thiếu nhi Việt Nam, nhất là các em
tuổi mới lớn, tiếp tục được thưởng thức món ăn tinh thần bằng sách viết cho
lứa tuổi mình một cách đều đặn. Đề cập đến những nhà văn được xem là đều
tay và có sức sáng tạo dồi dào trong mảng văn học thiếu nhi hiện đại không thể
không nhắc đến Nguyễn Nhật Ánh. Những trang viết giàu sức hấp dẫn, lôi
cuốn người đọc đã khiến nhiều tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh trở nên nổi
tiếng, trở thành hiện tượng best-seller.
1.2. Sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh rất đa dạng về thể loại: từ thơ đến
truyện ngắn, truyện dài và cả tạp văn. Dù ở thể loại nào, ông cũng ghi
dấu ấn trong lịng người đọc. Ơng tiếp cận bạn đọc nhỏ tuổi chủ yếu
bằng các tác phẩm truyện ngắn và truyện dài. Ở đó, trẻ thơ và những
ai từng là trẻ thơ đều thấy bóng dáng mình trong những con chữ.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Bích Thu, “với trẻ thơ, đọc Nguyễn
Nhật Ánh, gánh nặng tâm lí của các em sẽ được giải tỏa, và các em
sẽ được trở về với lứa tuổi của mình, với cuộc sống đích thực của
tuổi thơ, của một thời trong trẻo, đẹp như “cổ tích”. Bởi “truyện của
Nguyễn Nhật Ánh đã mở ra cho các em một chân trời của trí tưởng
tượng, một sân chơi với những “phát kiến” đầy thú vị, là những trò


6

chơi tập làm người lớn như một kiểu “giễu nhại” dễ thương mà
khơng gây tổn thương vì trẻ thơ bao giờ cũng có cái lý của chúng”
[66, tr.134].
Tiếp xúc với sáng tác Nguyễn Nhật Ánh, ấn tượng đậm sâu trong tôi là
thế giới nhân vật nữ rất phong phú. Mỗi khi lần giở những trang văn ấy, tôi
luôn cảm thấy có “chiếc vé vàng về lại tuổi thơ” [80, tr.351] để “dễ dàng tìm

thấy hình bóng của mình, nỗi niềm của mình, câu chuyện của mình...trong câu
chuyện mà nhà văn kể lại” [56, tr.316]. Có thể nói: “Thế giới ấy tuy là riêng
của trẻ em, với những vẻ đẹp và quy tắc riêng có, nhưng khơng đối lập với thế
giới người lớn” [35, tr.270-271].
Chọn đề tài Nhân vật nữ trong truyện Nguyễn Nhật Ánh để nghiên
cứu, chúng tôi dựa trên nhận thức khoa học và niềm yêu thích cá nhân nói trên.
Chúng tơi mong muốn qua việc thực hiện đề tài này sẽ góp phần có cái nhìn
sâu rộng hơn về một mảng nhân vật trong sáng tác của ông, đồng thời đi tìm và
khám phá những nét riêng nổi bật của tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh trong bối
cảnh văn học thiếu nhi đương đại.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Nhà nghiên cứu Văn Giá cho rằng: “Nguyễn Nhật Ánh đã đến lúc
trở thành một trường hợp khơng thể khơng tính đến của lịch sử văn
học đương đại” [17, tr.9]. Đúng vậy, văn chương Nguyễn Nhật Ánh
đã trở thành đối tượng bàn luận, nghiên cứu của độc giả, của báo chí
và các nhà nghiên cứu. Theo tìm hiểu của chúng tơi, những bài viết
và các cơng trình nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh khá nhiều, được
tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau.
Ở góc độ bạn đọc, đó là những bài viết mang tính chất thu hoạch về tác
phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Các bài này chủ yếu của học sinh, sinh viên viết
khi tham gia cuộc thi viết về văn chương Nguyễn Nhật Ánh do NXB Trẻ phát


7

động, năm 2013. Kết quả cuộc thi được in thành cuốn Nguyễn Nhật Ánh và tôi
(2014) gồm 42 bài viết thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người đọc trẻ về các
sáng tác cụ thể của nhà văn. Những bài viết ấy cho thấy tác phẩm Nguyễn
Nhật Ánh có ảnh hưởng sâu sắc đến người đọc. Độc giả Lê Mạnh Tân, người
đoạt giải nhất cuộc thi cho biết: “Nhờ những câu chuyện của chú, tơi đã vượt

qua được chính mình. Những lời tôi viết bây giờ là những lời tận đáy lịng. Có
lẽ chẳng ai có thể biết được cả. Vì nó đã qua lâu lắm rồi. Nhưng tơi khơng thể
quên được” [54, tr.107-108]. Theo nhà văn Trần Quốc Toàn, thành viên Ban
giám khảo cuộc thi, đây là thành công lớn nhất của Nguyễn Nhật Ánh khi tác
giả đã tạo nên được sự “gắn kết giữa trang sách với cuộc đời, gắn kết thời cuộc
với văn chương, gắn kết tuổi thơ đã có của ai đấy, với chính buổi xế chiều cần
an ủi của người ấy. Gắn kết để tạo cảm thông và động lực phát triển” [54, tr.7].
Ở phương diện truyền thơng, đó là các bài được đăng trên các báo như
Thanh niên, Thể thao & Văn hóa, VnExpress, Đại đồn kết, Dân trí, Người lao
động, Văn nghệ Đà Nẵng, Văn nghệ cơng an... Nhìn chung, các bài viết chủ
yếu giới thiệu sơ lược về nội dung tác phẩm và các hoạt động giới thiệu sách
mới của nhà văn như họp báo, kí tặng đọc giả. Trong số đó, bài viết Bộ sách
đậm chất học trò của Nguyễn Nhật Ánh của Vô Thường đã đưa ra một số nhận
xét về các nhân vật trong truyện của nhà văn: “Những trị nghịch ngợm trẻ con
đơi khi gây ra mâu thuẫn, nhưng trên tất cả đó là những đứa trẻ ham học, giàu
lòng nhân ái và biết quan tâm đến bạn bè. Cảm thơng với hồn cảnh của nhau,
từng bạn nghĩ ra cách giúp đỡ bạn mình theo khả năng để tình bạn ấy lớn dần
theo năm tháng”. Và, “mỗi người có một số phận, một hồn cảnh nhưng ở họ
vẫn tốt lên một sức sống mãnh liệt, một tình u vô bờ giữa những con người
với nhau” [70]. Bên cạnh đó là các bài phê bình báo chí, chẳng hạn như:
Nguyễn Nhật Ánh như một ví dụ (Văn Hồng).
Ở mảng ấn phẩm sách chân dung nhà văn, có thể kể tới cuốn Nguyễn


8

Nhật Ánh - Hoàng tử bé trong thế giới tuổi thơ do Lê Minh Quốc biên soạn,
Nxb Trẻ ấn hành, năm 2012. Cuốn sách đã khắc họa chân dung nhà văn
Nguyễn Nhật Ánh, người chuyên viết cho thiếu nhi.
Ở góc độ nghiên cứu khoa học, đó là các luận văn thạc sĩ như: Thế giới

trẻ thơ qua cách nhìn của Nguyễn Nhật Ánh trong bộ truyện Kính vạn hoa
(Phạm Thị Bền, 2005), Thế giới nghệ thuật truyện Nguyễn Nhật Ánh (Vũ Thị
Hương, 2009), Thế giới trẻ thơ trong truyện Nguyễn Nhật Ánh (Nguyễn Thị
Thuý Hằng, 2012), Nhân vật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh viết cho trẻ em
(Lê Thị Hồng Vân, 2012), Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh (Phạm Thị Vân,
2013), Nhân vật tuổi mới lớn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh (Bùi Thị Thu
Thủy, 2015)...
Gần đây, Trung tâm nghiên cứu văn học và nghệ thuật trẻ em thuộc
Trường Đại học sư phạm Hà Nội đã tổ chức Hội thảo Nguyễn Nhật Ánh - hành
trình chinh phục tuổi thơ vào giữa tháng 9 năm 2015. Kết quả Hội thảo đã
được in thành sách Nguyễn Nhật Ánh - hiệp sĩ của tuổi thơ (NXB ĐHQG Hà
Nội, 2015).
Các tài liệu này đã đề cập tới nhiều vấn đề khác nhau trong hoạt động
sáng tác, quan niệm nghệ thuật và giá trị văn chương của nhà văn Nguyễn
Nhật Ánh. Trong đó, vấn đề nhân vật nữ cũng đã được đề cập đến.
2.2. Nhìn chung, các ý kiến về nhân vật nữ trong truyện Nguyễn Nhật
Ánh chưa nhiều. Hầu hết chỉ là những nhận định ngắn gọn, chưa có
những nghiên cứu sâu về đối tượng.
Bài viết có tiêu đề Nguyễn Nhật Ánh - Nhà văn ni dưỡng tâm hồn trẻ
thơ của một tác giả có bút danh Thihipi đã đưa ra nhận xét về thế giới nhân vật
trong truyện Nguyễn Nhật Ánh. Trong đó, tác giả nói về các nhân vật nữ như
sau: “Nói chung hình ảnh những cô bé trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, bé nào
cũng thật dễ thương. Nhà văn rất trìu mến các nhân vật bé gái của mình. Mỗi
bé gái mỗi vẻ, dịu hiền và ngoan. Nhà văn hay đệm Út hoặc Nhỏ trước tên các


9

em khiến nhân vật trở nên thân thương ”[64].
Lê Thị Hồng Vân, tác giả luận văn Nhân vật trong truyện Nguyễn Nhật

Ánh viết cho trẻ em nhận thấy, trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, “các bạn nữ đôi
lúc là động lực, đôi lúc lại là ngọn nguồn của những suy tư và tổn thương của
các chàng trai” [77].
Trong quyển Nguyễn Nhật Ánh hiệp sĩ của tuổi thơ, ở bài viết Nguyễn
Nhật Ánh và truyện thiếu nhi, Lê Huy Bắc khẳng định: “Thế giới truyện của
Nguyễn Nhật Ánh, nếu xét theo tiêu chí “giới” thì phụ nữ chiếm một vị trí áp
đảo. Phải chăng hình tượng nữ phù hợp hơn với tâm lí và nhận thức thiếu nhi,
nơi cảm xúc trẻ ln chiếm ưu thế?”[10, tr.43].
Ngoài những ý kiến kể trên, đến nay, chưa có cơng trình nào nghiên cứu
chun sâu về thế giới nhân vật nữ của Nguyễn Nhật Ánh.
Các ý kiến trên, đặc biệt là ý kiến của Lê Huy Bắc cho chúng tơi niềm tin
về vị trí, sự cần thiết phải nghiên cứu sâu hơn, hệ thống hơn về nhân vật nữ
trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nhân vật nữ trong truyện của
Nguyễn Nhật Ánh.
3.2.Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các truyện của nhà văn Nguyễn Nhật
Ánh viết cho tuổi mới lớn. Cụ thể, đó là: Cịn chút gì để nhớ (1988), Cơ gái
đến từ hơm qua (1989), Nữ sinh (1989), Thiên thần nhỏ của tôi (1990), Phòng
trọ ba người (1990), Mắt biếc (1990), Thằng quỷ nhỏ (1990), Hoa hồng xứ
khác (1991), Hạ đỏ (1991), Bong bóng lên trời (1991), Bồ câu không đưa thư
(1993), Những chàng trai xấu tính (1993), Trại hoa vàng (1994), Út Quyên và
tôi (1995), Đi qua hoa cúc (1995), Buổi chiều windows (1995), Quán gò đi lên


10

(1999), Những cô em gái (2000), Ngôi trường mọi khi (2001), Tôi thấy hoa

vàng trên cỏ xanh (2010), Lá nằm trong lá (2011), Ngồi khóc trên cây (2013),
Bảy bước tới mùa hè (2015), Ngày xưa có một chuyện tình (2016).
4. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau: phương
pháp nghiên cứu tác giả văn học, phương pháp nghiên cứu nhân vật văn học,
phương pháp phân tích - tổng hợp.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn nghiên cứu hệ thống về nhân vật nữ trong sáng tác của nhà văn
Nguyễn Nhật Ánh. Trên cơ sở giới thiệu kết quả thống kê, phân loại, luận văn
sẽ tập trung làm rõ đặc điểm hệ thống nhân vật nữ của Nguyễn Nhật Ánh trên
hai phương diện nội dung, ý nghĩa và phương thức nghệ thuật.
Luận văn cũng cố gắng xem xét đối tượng trong sự vận động chung của
văn học thiếu nhi Việt Nam nhằm xác định chỗ tiếp nối và phát triển của nhà
văn Nguyễn Nhật Ánh ở một đề tài mà ông không phải là người khởi đầu.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung
luận văn gồm có 3 chương được triển khai cụ thể như sau:
Chương 1: Nguyễn Nhật Ánh và nhân vật nữ
Chương 2: Nhân vật nữ trong truyện Nguyễn Nhật Ánh - nhìn từ
phương diện nội dung

Chương diện
phương
3: Nhân
hình
vật
thức
nữ trong truyện Nguyễn Nhật Ánh - nhìn từ



Chương 1
NGUYỄN NHẬT ÁNH VÀ NHÂN VẬT NỮ
••
1.1.

Nguyễn Nhật Ánh, nhà văn tiêu biểu thời kì đương đại

1.1.1.

Hành trình sáng tác và thành tựu văn chương

Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 ở xã Bình Quế, huyện
Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Năm 1973, Nguyễn Nhật Ánh chuyển vào sống
tại Sài Gòn, theo học ngành sư phạm. Tốt nghiệp khoa Văn Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh năm 1976, Nguyễn Nhật Ánh tham gia thanh niên
xung phong. Trước khi đến với công việc viết văn, ông đã có thời gian viết
báo, làm cơng tác Đồn thanh niên và dạy học. Trong vai trị một phóng viên,
Nguyễn Nhật Ánh thường được biết đến với các bút danh: Chu Đình Ngạn,
Anh Bồ Câu, Lê Duy Cật, Đơng Phương Sóc, Sóc Phương Đơng.
Con đường văn chương của Nguyễn Nhật Ánh bắt đầu bằng tập thơ
Thành phố tháng Tư (1984) in chung với Lê Thị Kim. Sau đó, ơng lần lượt cho
ra đời các tập thơ như: Đầu xuân ra sơng giặt áo (1986), Thơ tình Nguyễn
Nhật Ánh (1988), Lễ hội của đêm đen (1994) và Tứ tuyệt cho nàng (1994). Một
số bài thơ của ông đã được phổ nhạc như: Thành phố, tình yêu và nỗi nhớ
(Phạm Minh Tuấn), Như là cổ tích (Vũ Hồng)...
Khởi nghiệp bằng thơ ca, nhưng càng về sau, tài năng văn học của
Nguyễn Nhật Ánh càng lộ rõ ở lĩnh vực văn xuôi - nhất là văn xuôi cho thiếu
nhi. Ở thể loại này, nhà văn đã gặt hái được nhiều thành công to lớn. Chính
những trang văn xi ấy đã kết nối Nguyễn Nhật Ánh với bạn đọc trẻ tuổi, trở
thành nhà văn yêu thích nhất của thiếu nhi ở cả trong lẫn ngoài nước.

Nguyễn Nhật Ánh bắt đầu viết cho thiếu nhi vào năm 1985 với hai tác
phẩm văn xi: Trước vịng chung kết (NXB Măng non) và Cú phạt đền (NXB
Kim Đồng). Những năm tiếp theo, Nguyễn Nhật Ánh đều đặn ra sách. Danh


mục tác phẩm ngày càng kéo dài với Bàn có năm chỗ ngồi, Chú bé rắc rối,
Thằng quỷ nhỏ... Từ đó đến nay, nhà văn liên tục cho ra đời nhiều tác phẩm
văn xi có quy mơ và sức hấp dẫn lớn.
Nguyễn Nhật Ánh đến với văn học thiếu nhi vừa rất tự nhiên song cũng
hết sức đặc biệt. Nó xuất phát từ niềm đam mê con chữ và những trăn trở, lo
lắng đối với sự phát triển của nền văn học thiếu nhi nước nhà.
Năm 1987 đánh dấu hiện tượng sách chép tay độc hại xuất hiện trong
nhà trường. Trong khi đó, sách văn học dành cho thiếu nhi, nhất là với tuổi mới
lớn đang ngày một trở nên khan hiếm. Nhằm đẩy lùi hiện tượng sách “đen” nói
trên, Thành Đồn thành phố Hồ Chí Minh - mà cơ quan trực tiếp là Nhà xuất
bản Trẻ - có đề nghị một số nhà văn viết về đề tài tuổi mới lớn để phục vụ cho
đối tượng này. Nguyễn Nhật Ánh cùng một số nhà văn khác đã nhập cuộc. Ơng
cho biết: “Hưởng ứng lời kêu gọi, tơi viết Cịn chút gì để nhớ"” (Báo Tuổi
Hồng số 58 -1-1996). Song, sáng tác cho đối tượng này là điều không đơn
giản. Vì vậy, “nhiều nhà văn khác cũng thử sức nhưng rồi họ dần bỏ cuộc nửa
chừng. Nguyễn Nhật Ánh lại khác, anh vẫn “một mình một ngựa” đến nay, vẫn
rong ruổi trên hành trình đem lại cái đẹp cho tuổi mới lớn” [60, tr.49]. Đó như
là cơ duyên và trở thành niềm đam mê của nhà văn.
Trong năm 1987, Nguyễn Nhật Ánh xuất bản ba tác phẩm: Bàn có năm
chỗ ngồi (NXB Kim Đồng, 1987), Chuyện cổ tích dành cho người lớn (NXB
Trẻ, 1987), Trị chơi lãng mạn của tình yêu (NXB Trẻ, 1987). Sang năm 1988,
nhà văn hoàn thành và xuất bản tác phẩm Cịn chút gì để nhớ theo đơn đặt
hàng của NXB Trẻ. Đến năm 1989, cùng lúc tác giả xuất bản bốn đầu sách
gồm một tập truyện ngắn: Bí mật của một võ sĩ (NXB Phú Khánh, 1989) và ba
truyện dài: Cô gái đến từ hôm qua (NXB Trẻ, 1989), Chú bé rắc rối (NXB Trẻ,

1989) và Nữ sinh (NXB Trẻ, 1989). Với số lượng tác phẩm như vậy, ông đã
chứng tỏ khả năng sáng tạo phong phú của một người cầm bút.
Sáng tác dành cho lứa tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh đã trở thành


hoạt động liên tục và bền bỉ. Tính đến nay, số lượng tác phẩm viết cho tuổi mới
lớn của Nguyễn Nhật Ánh đã hơn 20 đầu sách. Hầu như lần xuất bản nào, sách
của ông cũng nhận được sự háo hức đón đợi của bạn đọc. Trong các ấn phẩm
dành cho lứa tuổi này, ông đặc biệt quan tâm đến những rung động đầu đời,
những nét tâm lí nhạy cảm và tinh tế của các em. Người đọc có thể thấy hình
ảnh những cơ cậu học sinh cấp ba hay các bạn sinh viên xuất hiện trong khá
nhiều tác phẩm như: Cịn chút gì để nhớ, Cơ gái đến từ hơm qua, Nữ sinh,
Phịng trọ ba người, Mắc biếc, Thằng quỷ nhỏ, Hoa hồng xứ khác, Hạ đỏ, Bồ
câu không đưa thư, Trại hoa vàng, Đi qua hoa cúc, Buổi chiều windows...
Bên cạnh những trang viết dành cho tuổi mới lớn, Nguyễn Nhật Ánh
còn sáng tác cho lứa tuổi bé hơn, thường là học sinh cấp hai. Trong tác phẩm,
nhà văn chủ yếu khai thác những chuyện bài vở, trường lớp và những mối
quan hệ với bạn bè, thầy cô và mọi người xung quanh.
Từ 1995 đến 2010, Nguyễn Nhật Ánh đã hồn thành bộ truyện Kính vạn
hoa. Với 54 tập, bộ truyện Kính vạn hoa trở thành tác phẩm viết cho thiếu nhi
đạt nhiều kỉ lục nhất của Nguyễn Nhật Ánh: bộ truyện có nhiều tập nhất (54
tập), có tổng số bản in nhiều nhất (hơn một triệu bản), tái bản nhanh nhất (chỉ
chưa tới một năm sau), có nhiều nhân vật nhất (khoảng 200 nhân vật), được tác
giả ký tặng nhiều nhất (trên 1.000 lần ký tặng tại chỗ).
Đối với bạn đọc lứa tuổi nhi đồng, Nguyễn Nhật Ánh cũng có những
trang viết hết sức thú vị. Bộ truyện tranh nhiều tập Bim và những chuyện kì thú
với sự minh họa của nghệ sĩ Mai Rừng thể hiện rõ nhất những quan tâm nhất
định của nhà văn với các em. Tuy số lượng đầu sách không nhiều nhưng dấu
ấn ngòi bút Nguyễn Nhật Ánh vẫn rất đậm nét.
Sau Kính vạn hoa, nhà văn khởi viết Chuyện xứ Lang Biang (năm 2003)

theo phong cách kì ảo. Bộ truyện đã hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc bởi nhà văn đã
tạo ra thế giới pháp thuật của các phù thủy cùng những chuyến phiêu lưu kì bí.
Nó gồm 28 tập, được NXB Kim Đồng in thành bốn tập lớn. Tác phẩm được ví


như một Harry Potter của Việt Nam. Nó ghi dấu sự đổi mới trong cách viết
của nhà văn, khi lần đầu tiên, Nguyễn Nhật Ánh viết một bộ truyện hoàn tồn
dựa trên trí tưởng tượng về hai cậu bé lạc vào thế giới phù thủy.
Bước sang thế kỉ XXI, Nguyễn Nhật Ánh liên tiếp ra mắt bạn đọc hàng
loạt tác phẩm văn xuôi giá trị như: Ngôi trường mọi khi (2001), Tôi là Bêtô
(2007), Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2010), Đảo mộng mơ (2010), Lá nằm
trong lá (2011), Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ (2012), Ngồi khóc trên cây
(2013), Bảy bước tới mùa hè (2015), Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng (2016)...
Gần đây nhất là tác phẩm Ngày xưa có một chuyện tình (2016). Nguyễn Nhật
Ánh ngày càng khẳng định tên tuổi và bút lực của mình. Dẫu đã qua tuổi lục
tuần nhưng sức sáng tạo của nhà văn vẫn rất dồi dào.
Không chỉ viết truyện cho thiếu nhi, tháng 4 năm 2012, Nguyễn Nhật
Ánh làm bạn đọc bất ngờ khi thể hiện tài năng ở thể loại tạp văn. Cuốn Người
Quảng đi ăn mì Quảng là ấn phẩm đầu tiên của ông được viết theo thể loại này.
Cuốn sách thể hiện những trải nghiệm và đúc kết của Nguyễn Nhật Ánh qua
cuộc đời làm báo của mình. Ở thể loại này, ơng cũng đã xuất bản 2 ấn phẩm
nữa, đó là: Sương khói quê nhà (2012), Thương nhớ Trà Long (2014).
Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh khơng chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà
cịn có sức ảnh hưởng ở ngồi nước. Năm 2012, Tiến sĩ Maxim Syunnerberg người biên soạn Từ điển Nga - Việt đề nghị nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cho
phép đưa tác phẩm Cô gái đến từ hôm qua vào giáo trình giảng dạy tiếng Việt
tại Đại học Moscow và tất cả các trường đại học khác ở Nga. Đến nay, cuốn
sách giáo khoa này đã được xuất bản và lưu hành, phục vụ cho việc giảng dạy
tiếng Việt cho sinh viên ở các trường đại học nước này. Năm 2014, tác phẩm
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh xuất bản tại Mỹ, dịch giả
William Naythons chuyển ngữ sang tiếng Anh, NXB The Overlook Press phát

hành. Năm 2015, tác phẩm này được chọn vào danh sách tác phẩm đọc ngoài
giờ của học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 của nhiều trường trung học tại Thái Lan


và được đưa vào danh sách các tác phẩm sinh viên năm thứ 2 khoa Ngữ văn
trường Đại học Chulalongkorn (Bangkok) có thể chọn làm tiểu luận cuối khóa.
Trước đó, tác phẩm Mắt biếc cũng được dịch giả Kato Sakae dịch sang tiếng
Nhật, NXB Terrainc ấn hành. Có thể thấy, tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh đã
vượt ra khỏi phạm vi địa lí quốc gia, góp phần đưa văn học hiện đại Việt Nam
giao lưu với văn học thế giới.
Đánh giá vị trí của Nguyễn Nhật Ánh trong dịng văn học nước nhà, nhà
thơ Lê Minh Quốc cho rằng: “Với dòng văn học dành cho thiếu nhi và tuổi
mới lớn, hiện nay anh đang giữ một vị trí đặc biệt. Khó có người thay thế. Khi
liệt kê tên tuổi và tác phẩm của một thế hệ nhà văn, hội đồng làm văn học sử
có thể nhớ đến người này và quên béng người kia. Có thể chọn người này bỏ
sót người kia. Nhưng với Nguyễn Nhật Ánh, người ta không thể dù cố tình hay
vơ tâm” [60, tr.51]. Điều này được khẳng định khi Nguyễn Nhật Ánh đã nhận
được rất nhiều giải thưởng trong sự nghiệp văn chương của ông. Đó là: Giải
văn học Trẻ hạng A (1990) do Trung ương Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh cho truyện dài Chú bé rắc rối; Giải nhà văn có sách bán chạy nhất (1998)
của Nhà xuất bản Kim Đồng; Giải thưởng văn học (2002) của Hội Nhà văn
Việt Nam cho bộ Kính vạn hoa; Huy chương Vì thế hệ trẻ (2003) của Trung
ương Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Giải Cuốn sách hay nhất
(2007) do bạn đọc báo Người Lao Động bình chọn, Giải thưởng văn học của
Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh (2008) cho cuốn Tôi là Bêtô; Giải thưởng
của Hội Nhà văn Việt Nam (2009), Giải Vàng Sách hay của Hội xuất bản Việt
Nam (2009) và Giải thưởng văn học ASEAN (2010) cho tác phẩm Cho tôi xin
một vé đi tuổi thơ; Giải thưởng FAHASA (2014)...
Nguyễn Nhật Ánh trở thành một trong những nhà văn best-seller của
Việt Nam. Mỗi lần Nguyễn Nhật Ánh ra sách, tác phẩm của ông đều là hiện

tượng nổi bật tạo được sự thu hút mạnh mẽ, được bạn đọc đón nhận nồng
nhiệt. Nhiều tác phẩm của ơng đã tái bản nhiều lần. Với thành quả lao động


sáng tạo nghệ thuật của mình, năm 1995, Nguyễn Nhật Ánh được bầu chọn là
nhà văn được yêu thích nhất, giai đoạn 1975 - 1995. Đây là kết quả cuộc trưng
cầu ý kiến bạn đọc về những gương mặt tiêu biểu của thành phố do Thành
đồn Hồ Chí Minh và Báo Tuổi trẻ tổ chức. Ông cũng được Hội Nhà văn thành
phố Hồ Chí Minh bầu chọn là một trong hai mươi nhà văn trẻ tiêu biểu trong
hai mươi năm (1975 - 1995). Mười năm sau, năm 2005, một lần nữa, Nguyễn
Nhật Ánh lại được Thành đồn Hồ Chí Minh vinh danh với tư cách nhà văn
được u thích nhất.
Có thể thấy, những giải thưởng trên là minh chứng cho sự thừa nhận của
công chúng và các tổ chức xã hội đối với những đóng góp của Nguyễn Nhật
Ánh trong lĩnh vực văn học. Nó góp phần khẳng định vai trị, vị trí của Nguyễn
Nhật Ánh trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại.
Với tài năng và tâm huyết sáng tác cho thiếu nhi, hơn 30 năm qua,
Nguyễn Nhật Ánh đã thể hiện rõ tác phong của một cây bút chuyên nghiệp.
Nhà văn đã rất linh hoạt nhưng cũng thật chắc chắn trong vấn đề đổi mới cách
viết một cách liên tục. Nhà nghiên cứu Lê Nhật Ký có cơ sở khi nhận định
rằng, “những thành quả sáng tạo trong 30 năm vừa qua đã đủ khẳng định tầm
vóc một cây bút giàu khả năng sáng tạo, đầy cá tính và rất linh hoạt trong việc
tiếp cận thế giới tâm hồn tuổi thơ. Với những phẩm chất như vậy, Nguyễn Nhật
Ánh thực sự đem lại cho văn học thiếu nhi Việt Nam thời kì đổi mới, hội nhập
những bứt phá hết sức thú vị, ngoạn mục” [55, tr.108]. Điều đó hứa hẹn rằng
ơng sẽ gặt hái nhiều thành cơng hơn nữa trong những năm tiếp theo.
Có được sự thành cơng hơm nay, ngồi tài năng và niềm đam mê thì
Nguyễn Nhật Ánh là một nhà văn có trách nhiệm và chuyên tâm với công việc
viết văn. Sáng tác về tuổi học trò, Nguyễn Nhật Ánh đã đến những lớp học ban
đêm dành cho các thiếu niên cơ nhỡ thất học. Ơng trị chuyện, đùa nghịch với

các em. Qua đó, ông hiểu các em nhiều hơn và hình thành vốn kiến thức phong
phú để viết về lứa tuổi này. Nguyễn Nhật Ánh cũng không ngần ngại ôm vở đi


học lớp anh văn ban đêm và chỉ thôi học khi bị cơ giáo phát hiện ra học trị là
nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Nguyễn Nhật Ánh cịn dày cơng sưu tầm các loại
sách giáo khoa từ lớp một đến lớp mười hai về đọc để nắm sát chương trình
phổ thơng hiện nay.
Chính vì thế, thế giới học đường trong những câu chuyện của ông thật
gần gũi với bạn đọc tuổi mới lớn từ kiến thức học tập đến những mối quan hệ
với thầy cơ, bạn bè. Bên cạnh đó nhà văn cũng thường trị chuyện, tâm tình với
con gái ông và bạn của con để nắm bắt tâm tư, tình cảm của tuổi mới lớn. Điều
này lí giải vì sao, dù đã qua lứa tuổi học trò nhưng những trang văn của tác giả
vẫn gần gũi, sức hấp dẫn, thu hút được độc giả tuổi hoa đến vậy.
Bên cạnh đó, yếu tố quê hương và tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh cũng
giữ vai trị khơng nhỏ trong sự thành công của nhà văn.
Nguyễn Nhật Ánh tâm sự rằng, Đo Đo là nơi ông sinh ra và lớn lên
trong quãng thời gian đầu đời. Năm ơng lên tám, gia đình ông dời về Cẩm Lũ
sau đó dời ra huyện lỵ Hà Lam. Suốt thời thơ ấu, Nguyễn Nhật Ánh gắn bó sâu
đậm với “chợ Đo Đo”, “qn Gị đi lên”. Vùng quê Đo Đo đã trở thành tình
yêu, nỗi nhớ nhung day dứt trong lịng nhà văn. Vì thế, nơi “chôn rau cắt rốn”
ấy cứ trở đi trở lại trong các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh sau này.
Nhà văn chỉ thực sự gắn bó với làng Đo Đo trong khoảng tám năm. Dù
ngắn ngủi nhưng miền ấu thơ gắn với quê hương đã trở thành một nỗi nhớ xứ
sở vẹn nguyên trong lòng nhà văn. Nguyễn Nhật Ánh vẫn nhớ như in những kỉ
niệm trong tám năm đầu đời ấy: “Tám năm, một khoảng thời gian không dài,
tôi lại cịn ở độ tuổi q nhỏ, nhưng khơng hiểu sao rất lâu về sau này, tôi vẫn
nhớ như in những kỉ niệm ở ngơi làng đơn sơ đó” [68, tr.18].
Bởi xa quê, xa gia đình từ rất sớm nên nỗi nhớ xứ sở ln thường trực
trong lịng nhà văn. Nguyễn Nhật Ánh cũng trải lịng mình bằng những dịng

tâm sự đầy xúc động: “Đến bây giờ, tôi vẫn băn khoăn tự hỏi: có phải đó là
nguyên nhân sâu xa khiến tôi trở thành nhà văn chuyên viết cho tuổi thơ - một


thế giới lung linh mà một kẻ tha hương không ngi nhớ đến và tìm mọi cách
tái tạo trong những trang viết của mình?” [68, tr.18]. Khi nhà văn cầm bút sáng
tác thì cũng là lúc những kỉ niệm tuổi thơ ùa về, dạt dào xúc cảm. Đó là lí do
mà Nguyễn Nhật Ánh viết như một sự giãi bày tâm tư tình cảm, một sự sẻ chia
chân thành.
Như vậy, quê hương và tuổi thơ đã nuôi dưỡng, làm giàu tâm hồn nhà
văn. Đó chính là nguồn cảm hứng vơ tận để Nguyễn Nhật Ánh chuyên sâu về
đề tài thiếu nhi với những câu chuyện tuổi thơ xúc động lòng người. Theo nhà
nghiên cứu Lã Thị Bắc Lý, có hai yếu tố để lí giải mối lương duyên gắn kết
Nguyễn Nhật Ánh với thiếu nhi: “Chính những kỉ niệm tuổi thơ phong phú và
giàu có về quê hương là nguồn cảm hứng vô tận, tạo nên “cái tạng” hợp với trẻ
con, gắn bó với trẻ em của anh. Anh thực sự có duyên với những tác phẩm viết
cho lứa tuổi còn ngồi trên ghế nhà trường” [55, tr.14].
Trong giai đoạn trưởng thành, Nguyễn Nhật Ánh chịu nhiều vất vả,
thăng trầm, có lúc tưởng chừng bế tắc. Năm cuối đại học, ông thậm chí phải
bán gia tài cuối cùng là chiếc xe đạp cũ để vượt qua khó khăn. Rời trường đại
học, môi trường thanh niên xung phong đã rèn luyện cho Nguyễn Nhật Ánh cái
nhìn yêu đời lạc quan - một đặc điểm xuyên suốt trong những tác phẩm của
nhà văn sau này. Đúng như ông đã từng tâm sự: “Môi trường thanh niên xung
phong đã rèn luyện cho tôi một con người biết vượt khó, có nghị lực, ln u
đời. Nó giúp cho con người sáng tác của tơi có một niềm tin và cái nhìn trong
trẻo với cuộc sống” [68, tr.20]. Chính những trải nghiệm thực tế đã làm giàu
thêm vốn sống cho Nguyễn Nhật Ánh. Nhà văn thực sự đã tìm được con đường
vượt qua những khó khăn, thử thách, dần dần khẳng định tên tuổi và vị trí của
mình trong dịng chảy văn học thiếu nhi Việt Nam đương đại.
Có thể thấy, hoạt động sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh diễn ra vào thời

kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Đây cũng là lúc văn học thiếu nhi nước nhà
gặp vơ vàn khó khăn trên con đường phát triển. Cơ chế thị trường đã đặt nhà


văn vào thế cạnh tranh bình đẳng. Bạn đọc bị phân tán do sự thu hút của các
trò chơi trực tuyến và sách truyện nước ngoài xâm nhập mỗi lúc một nhiều.
Văn học thiếu nhi đã có lúc rơi vào tình trạng khủng hoảng, gây nên những
quan ngại sâu sắc cho xã hội, nhất là với người sáng tác.
Trước tình trạng đó, Nguyễn Nhật Ánh đã ln trăn trở về việc làm sao
thu hút được bạn đọc trở lại với văn học Việt Nam, yêu thích đọc truyện chữ
nhiều hơn truyện tranh. Để giành lại vị trí trên sân nhà, giải pháp duy nhất là
nhà văn phải viết thật nhiều tác phẩm hay cho các em nhằm hạn chế dần ảnh
hưởng của sách ngoại, nhất là với những cuốn có nội dung không phù hợp.
Công việc này không hề dễ dàng, bởi sách truyện nước ngoài vốn giàu khả
năng hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc. Nhưng Nguyễn Nhật Ánh đã làm được điều
đó. Nhà văn thật xứng đáng là một “Hoàng tử bé trong thế giới tuổi thơ” (Lê
Minh Quốc), “người đã gánh sứ mệnh lịch sử - Người giữ lửa cho văn học
thiếu nhi Việt Nam suốt thời kì Đổi mới và hội nhập” [55, tr.17].
1.1.2.

Quan niệm viết cho thiếu nhi

Với sức lao động bền bỉ, khối lượng tác phẩm đã in của Nguyễn Nhật
Ánh nếu xếp thành một chồng thì đến nay đã bằng xấp xỉ chiều cao 1,6m của
tác giả. Nhà văn thuyết phục bạn đọc bằng chính lịng u nghề và sự say mê
sáng tạo của mình. Là một cây bút dành nhiều tâm huyết, Nguyễn Nhật Ánh có
những phát biểu thể hiện quan niệm viết cho thiếu nhi rất tích cực, thực tiễn.
Thứ nhất, nhà văn quan niệm được sống bằng nghề văn, viết cho thiếu
nhi là một hạnh phúc: “Sống được bằng nghề văn - cái nghề mà mình u thích
từ thuở bé - một cách lương thiện, với tôi là một niềm hạnh phúc, lớn lắm” [55,

tr.17]. Trên thực tế, Nguyễn Nhật Ánh đã có niềm vui trọn vẹn khi mưu sinh
bằng niềm đam mê của mình. Ơng ln tâm niệm: “Sáng tác cho thiếu nhi
không chỉ là hạnh phúc của người viết truyện được sống lại lần thứ hai tuổi thơ
của mình mà còn là hạnh phúc của trẻ em, là hạnh phúc của những người đọc
lớn tuổi nhớ về tuổi thơ của mình” [68, tr.28-29].


Thứ hai, Nguyễn Nhật Ánh quan niệm sáng tác cho thiếu nhi là nhà văn
đã góp một phần vào việc giáo dục con người: “Nhà văn viết cho thiếu nhi bao
giờ cũng đồng thời là một nhà giáo dục; cùng với bố mẹ và thầy cô, họ là một
trong những trụ đỡ tinh thần quan trọng của các em” [55, tr.18]. Với các cây
bút viết cho thiếu nhi, đây quả là điều khơng đơn giản. Nếu thực hiện vai trị
giáo dục ấy khơng khéo léo, nhà văn sẽ trói văn học vào cái khung “văn dĩ tải
đạo”.
Nguyễn Nhật Ánh đã thành cơng khi thực hiện vai trị giáo dục này.
Bằng sự trải nghiệm của mình, nhà văn ln biết cách xây dựng những tình
huống giáo dục hấp dẫn và thu hút để từ đó các em nhận ra những bài học sâu
sắc. Chính những mảng kí ức ngọt ngào về thời ấu thơ giúp Nguyễn Nhật Ánh
mang đến cho bạn đọc nhiều câu chuyện thú vị. Vì thế, trên từng trang sách,
bạn đọc và nhà văn luôn gần gũi, đồng cảm với nhau. Bước vào thế giới truyện
Nguyễn Nhật Ánh, các em thiếu nhi được sống trong môi trường phù hợp với
lứa tuổi, cịn người lớn thì thêm một lần được trở về tuổi thơ.
Hơn nữa, trong thời kì hội nhập “các em chơi nhiều hơn đọc, đọc truyện
tranh nhiều hơn truyện chữ, đọc truyện dịch nhiều hơn trong nước” [55, tr.19].
Nguyễn Nhật Ánh đã quan niệm viết cho thiếu nhi nhà văn phải cố gắng viết
làm sao để thu hút các em đến với truyện chữ, đến với văn học Việt Nam. Có
thể thấy, đây là một cuộc chiến đấu khơng cân sức. Điều đó trở thành thử thách
lớn đối với tinh thần trách nhiệm của người cầm bút. Khi báo chí phỏng vấn về
vấn đề này, ơng trả lời rằng: “Tôi muốn đem lại nhiều tác phẩm cho trẻ em khi
trào lưu truyện dịch ở nước ta đang nở rộ. Trách nhiệm và tự ái của một nhà

văn nội khơng cho phép mình chịu thua” [53, tr.11].
Trên tinh thần đó, Nguyễn Nhật Ánh địi hỏi viết cho các em: “Phải viết
sao cho hay, cho hấp dẫn mà vẫn đảm bảo tính logic, đặc biệt khi tình tiết q
nhiều, quá rắc rối. Mặt khác truyện phải vui vẻ, nhẹ nhàng, không nhiều yếu tố
gây sốc và không đi chệch khỏi yêu cầu giáo dục” [55, tr.19]. Nhà văn hãy để


các em đến với tác phẩm với tâm thế thật tự nhiên, gần gũi, cởi mở qua những
trang viết giản dị mà sâu sắc, không tạo khoảng cách với độc giả.
Với lối văn giản dị, xoay quanh những câu chuyện đời thường, Nguyễn
Nhật Ánh đã đề cập đến rất nhiều vấn đề liên quan đến thiếu nhi. Bằng chất
nghịch ngợm, hài hước vốn có, Nguyễn Nhật Ánh thường tạo nên những chi
tiết ngộ nghĩnh, các tình huống gây cười bất ngờ, độc đáo. Ông viết một cách
tự nhiên như cậu học trị ngồi kể chuyện đời mình. Nhà văn đã nói được tiếng
nói, nghĩ được cách nghĩ của lứa tuổi học trị. Chính thế mạnh đó, nhà văn đã
lơi cuốn các em đến với sách, đến với truyện chữ Việt Nam.
Thứ ba, Nguyễn Nhật Ánh luôn xác định sáng tác cho thiếu nhi là một
cơng việc địi hỏi sự nghiêm túc. Khi cầm bút viết cho các em, nhà văn không
dám qua loa, viết đại khái cho xong. Bởi lẽ, bao giờ Nguyễn Nhật Ánh “cũng
có cảm giác những đơi mắt vơ hình của bạn đọc đang nhìn vào trang viết của
mình” [55, tr.20]. Ơng hiểu rõ độc giả là người thẩm định cuối cùng của tác
phẩm, người quyết định chỗ đứng của nhà văn trong cõi văn chương. Để đem
đến cho thiếu nhi những tác phẩm có giá trị nhất, Nguyễn Nhật Ánh đã cháy
hết mình với cơng việc, dốc hết tâm trí và sự khát khao sáng tạo từng con chữ.
Nguyễn Nhật Ánh đã thành công khi lôi cuốn bạn đọc vào trang sách.
Ông trở thành hiện tượng của văn học thiếu nhi cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI.
Những quan niệm viết cho thiếu nhi nói trên chứng tỏ Nguyễn Nhật Ánh là
người có suy nghĩ sâu sắc, có triết lí đúng đắn về nghề cầm bút. Điều này phù
hợp với quan niệm chung, nhất là với các nhà văn tên tuổi như Tơ Hồi, Võ
Quảng, Phạm Hổ...

Thiếu nhi là đối tượng được Nguyễn Nhật Ánh quan tâm nhiều nhất
trong những sáng tác của mình. Đây là lứa tuổi đã để lại trong lòng nhà văn
nhiều xúc cảm mãnh liệt. Vì thế, ơng ln dành cho các độc giả nhỏ tuổi tình
cảm và thái độ tơn trọng đặc biệt. Tất cả những điều đó hình thành nên nguyên
tắc viết, tạo nguồn năng lượng sáng tạo dồi dào, giúp Nguyễn Nhật Ánh thành


công trong việc chiếm lĩnh trái tim người đọc.
Nguyễn Nhật Ánh đến với thiếu nhi như một người bạn đồng hành đáng
tin cậy. Ơng ln thu hút đơng đảo bạn đọc vào những trang truyện của mình
bởi quan niệm rõ ràng, đúng đắn khi viết cho tuổi nhỏ. Bằng lòng yêu con trẻ
vô bờ bến, Nguyễn Nhật Ánh luôn “sống mãi tuổi 15” để đi cùng các em trong
mọi cuộc vui bất tận. Nhà văn xứng đáng là “hiệp sĩ của tuổi thơ”.
1.2.

Nhân vật nữ trong thế giới nhân vật của Nguyễn Nhật Ánh

1.2.1.

Thế giới nhân vật trong sáng tác c ủ a Nguy ễ n Nhật Ánh

Truyện là một thể loại văn học tự sự, không thể thiếu nhân vật. Bởi, nhân
vật chính là linh hồn của sáng tác, là nơi để nhà văn thể hiện tất cả ý đồ tư
tưởng của mình. M.Gorki đã có lần khun một nhà văn trẻ: “Anh hãy bỏ nghề
viết đi. Đấy không phải là việc của anh, anh có thể thấy rõ như thế. Anh hồn
tồn khơng có khả năng miêu tả con người cho sinh động, mà đấy lại là điều
chủ yếu”[69, tr.39]. Miêu tả con người đó chính là cơng việc xây dựng nhân
vật của nhà văn.
Khi viết truyện cho thiếu nhi, Nguyễn Nhật Ánh đã xây dựng thế giới
nhân vật rất phong phú, sinh động và đa dạng. Nhà văn tiếp cận thế giới trẻ thơ

ở nhiều góc độ, nhiều phương diện khác nhau. Vì thế, trên những trang sách
của ơng, các nhân vật hiện lên mn dáng hình, mỗi người một vẻ. Các nhân
vật ấy đã tạo nên thế giới nhân vật đa sắc màu trong sáng tác của Nguyễn Nhật
Ánh.
Tiếp cận trang sách của ông, người đọc nhận thấy các nhân vật của
Nguyễn Nhật Ánh ở nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần xã hội khác nhau.
Nhân vật chính trong các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh thường là trẻ
em. Nhân vật trẻ em trong truyện của ông có thể ở lứa tuổi nhi đồng hoặc tuổi
thiếu niên. Đó là những đứa trẻ lên tám, lên mười như Mùi, Hải cị, Tủn, Tí sún
trong Cho tơi xin một vé đi tuổi thơ; như Tin, Bảy và Thắm trong Đảo mộng


mơ. Lớn hơn một chút là các nhân vật như Nghi, An trong Chú bé rắc rối; là
Huy, Bảy, Quang, Hiền và Đại trong Bàn có năm chỗ ngồi.
Ở mảng sáng tác cho tuổi mới lớn, nhân vật tuổi mới lớn trở thành trung
tâm của tác phẩm, xuất hiện xuyên suốt trên những trang sách viết của Nguyễn
Nhật Ánh. Đó là bộ ba Xuyến, Thục, Cúc Hương trong các truyện Nữ sinh, Bồ
câu không đưa thư, Buổi chiều windows; Chương, Quỳnh, Trâm, Kim Dung
trong Cịn chút gì để nhớ; Hà Lan, Ngạn, Trà Long trong Mắt biếc; Nga và
Quỳnh trong Thằng quỷ nhỏ; Khoa, Gia Khanh trong Hoa hồng xứ khác;
Trường, Ngà trong Đi qua hoa cúc... Những nhân vật này thường là học sinh
trung học phổ thông hay là sinh viên.
Nguyễn Nhật Ánh chủ trương khơng lí tưởng hóa nhân vật. Vì vậy,
những nhân vật trẻ em trong sáng tác phẩm của ơng khơng phải là những hình
mẫu lí tưởng. Các nhân vật trẻ em của nhà văn được mô tả với đầy đủ những
ưu điểm và nhược điểm. Khoa trong Những cô em gái học giỏi nhưng lười;
Chuẩn trong Trại hoa vàng học khá tốn nhưng “mít đặc” mơn văn; Huy trong
Bàn có năm chỗ ngồi vừa kém tốn vừa có tật làm biếng...
Dù là viết cho các em nhi đồng hay tuổi mới lớn, trên trang viết của
Nguyễn Nhật Ánh ln có nhân vật người lớn. Nhân vật người lớn trong sáng

tác của nhà văn là những người già, tuổi cao hoặc lớp người ở lứa tuổi trung
niên. Ngồi ra cũng có những nhân vật ở lứa tuổi thanh niên.
Đa phần nhân vật lớn tuổi là những người thân trong gia đình của các em
thiếu nhi. Họ là người bà, người ơng của các em. Đó là bà nội của Ngạn trong
Mắt biếc; ông nội của Trường Trong đi qua hoa cúc; bà của Quý ròm, bà của
Đỗ Lễ trong Kính vạn hoa; ơng bà của Rùa trong Ngồi khóc trên cây...
Trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh, những nhân vật ở độ tuổi trung
niên thường giữ vai trị là phụ huynh của các cơ bé, cậu bé. Những nhân vật ba,
mẹ này có thể là những bậc phụ huynh tuyệt vời như ba mẹ của Tóc Bím trong
Ngơi trường mọi khi, ba nhỏ Hạnh trong Kính vạn hoa, ba của Nghi trong Chú
bé rắc rối... Họ luôn bên cạnh, là bạn, là người tư vấn tốt cho con.


Ngoài ra, thế giới nhân vật truyện Nguyễn Nhật Ánh cũng xuất hiện
những nhân vật ba mẹ là nỗi sợ của các em. Hình ảnh họ ám ảnh tâm trí trẻ bởi
thái độ và cách hành xử của họ với trẻ. Ba của Chuẩn trong Trại hoa vàng, ba
của Ngạn trong Mắt biếc... ln sử dụng địn roi để giáo dục con cái.
Bên cạnh nhân vật người lớn là ông bà, bố mẹ, thế giới nhân vật truyện
Nguyễn Nhật Ánh cịn có những nhân vật ở độ tuổi thanh niên. Họ có thể là
những người họ hàng gần gũi cũng có thể là những người hàng xóm hay các
thầy cơ giáo của trẻ. Họ như những người bạn lớn của các em. Đó là anh
Thoảng trong Hạ đỏ; chú Đàn, chị Vinh trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh;
cô Mười, cô Hiền trong Lá nằm trong lá...
Thế giới nhân vật truyện Nguyễn Nhật Ánh không chỉ đa dạng về độ tuổi
mà còn phong phú về ngành nghề và việc làm. Ngồi nhóm nhân vật tuổi mới
lớn là những cơ cậu học sinh hay các bạn sinh viên, Nguyễn Nhật Ánh cịn đề
cập đến những nhân vật có địa vị xã hội khác nhau. Mẹ Hồng Hoa trong Thiên
thần nhỏ của tơi bán cháo lịng. Ơng của Trường trong Đi qua hoa cúc là một
thầy thuốc. Ở tác phẩm Trại hoa vàng, ba mẹ Cẩm Phô kinh doanh tiệm thuốc
tây. Thầy giáo Điền là ơng của Rùa trong Ngồi khóc trên cây. Dì Sáu của

Chương trong Hạ đỏ sống bằng nghề làm ruộng. Ba của chị Ni trong Tôi là
Bêtô là một nhà văn...
Viết về thiếu nhi, Nguyễn Nhật Ánh còn đề cập tới cả nhân vật khiếm
khuyết về ngoại hình. Nhân vật Bảy ở tác phẩm Bàn có năm chỗ ngồi và nhân
vật Mẫn trong Phòng trọ ba người bị khuyết tật ở chân từ nhỏ. Nhân vật
Quỳnh trong Thằng quỷ nhỏ có đơi tai lừa hay ve vẫy. Chú Đàn trong Tôi thấy
hoa vàng trên cỏ xanh bị cụt một tay...
Ngồi ra, Nguyễn Nhật Ánh cịn viết về các con vật. Đó là những con
chó, con mèo, con heo, con gà... Nhân vật loài vật xuất hiện trong các sáng tác
như: Tơi là Bê Tơ, Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ, Chúc một ngày tốt lành,
Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng... Nhân vật lồi vật cũng góp phần làm đa


dạng thế giới nhân vật truyện Nguyễn Nhật Ánh.
Như vậy, trong những trang viết cho thiếu nhi, thế giới nhân vật truyện
Nguyễn Nhật Ánh thật đông đảo và đa dạng. Nó vừa có nét riêng độc đáo vừa
mang tính khái quát cao. Qua đó, nhà văn giúp độc giả có sự tiếp cận đầy đủ
hơn về đời sống của bọn trẻ. Khi đi vào thế giới nhân vật ấy, người đọc nhận ra
cuộc sống của các em rất phong phú hơn những gì họ cảm thấy ở hiện thực.
Bằng mảng kí ức tuổi thơ và khả năng am hiểu tâm lý trẻ em, Nguyễn Nhật
Ánh đã tạo nên những nhân vật rất thật. Những nhân vật ấy thể hiện tư tưởng,
quan niệm của nhà văn về cuộc sống về con người, nhất là về giới trẻ.
1.2.2.

Vị trí nhân vật nữ trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh

Có thể thấy, đối tượng ơng hướng đến trong sáng tác của mình trải dài từ
lứa tuổi nhi đồng đến lứa tuổi mới lớn. Khảo sát truyện của Nguyễn Nhật Ánh,
chúng ta nhận thấy có sự hiện diện của các nhân vật nữ.
Ngay trong những tác phẩm đầu tiên như: Trước vòng chung kết, Bàn có

năm chỗ ngồi, Cịn chút gì để nhớ, nhân vật nữ đã xuất hiện, góp phần tạo nên
vẻ riêng trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh. Ở tác phẩm gần đây nhất, Ngày
xưa có một chuyện tình, nhân vật nữ là nhân tố quan trọng giữ vai trò dẫn dắt
mạch truyện của tác phẩm. Ngay cả trong các câu chuyện về loài vật, nhân vật
nữ cũng hiện diện trên nhiều trang sách của nhà văn.
Trong thế giới nhân vật của mình, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã xây
dựng nên một hệ thống hình tượng nhân vật nữ phong phú, đa dạng. Người đọc
có thể bắt gặp nhân vật nữ của ông ở nhiều độ tuổi, nhiều nghề nghiệp, nhiều
số phận khác nhau.
Đối với các em đang cắp sách đến trường, nhà văn miêu tả nhân vật nữ ở
nhiều lứa tuổi. Độ tuổi tiểu học, nhân vật nữ là các bé nhi đồng như: nhỏ Thúy
trong Trước vòng chung kết; con Tí sún, con Tủn trong Cho tơi xin một vé đi
tuổi thơ. Lớn hơn một chút là các em nữ học trường cấp hai như: nhân vật
Hiền trong Bàn có năm chỗ ngồi, nhỏ Hạnh trong Kính vạn hoa...


×