Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động tại công ty TNHH Samsung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.46 KB, 17 trang )

Đề tài : Tìm hiểu về An tồn vệ sinh lao động tại một doanh nghiệp ?

Mục Lục
A. Lời Mở Đầu
B. Tổng Quan Nghiên Cứu
I. Các khái niệm cơ bản
1.
2.
3.
4.
5.
6.
1.
2.
3.
4.
5.
1.
2.

Điều kiện lao động
An tồn lao động
Vệ sinh lao động
Cơng tác An tồn – Vệ sinh lao động
Văn hố lao động
Bảo hộ lao động
II. Giới thiệu SAMSUNG
Lịch sử hình thành
Hoạt động sản xuất, kinh doanh của Samsung
Đánh giá hoạt động sản xuất, kinh doanh của Samsung
Điều kiện lao động của Samsung


Tổ chức bộ máy An toàn- Vệ sinh lao động của Samsung
III. Thực trạng An toàn- Vệ sinh lao động của Samsung
Các yếu tố nguy hiểm và biện pháp đảm bảo an toàn lao động
Các yếu tố nguy hiểm và biện pháp đảm bảo vệ sinh lao động

C. Giải Pháp Và Kiến Nghị
1. Giải pháp
2. Kiến nghị


A. Lời Mở Đầu
Lao động là hoạt động quan trọng và cần thiết của con người vì nó tạo
ra của cải vật chất và giá trị kinh tế của xã hội. Do đó lao động chính là sự
tiến bộ của con người. Trong quá trình lao động và sản xuất con người sẽ
phải tiếp cận với những máy móc, thiết bị , cơng cụ lao động... Đây cũng
chính là q trình phát sinh ra những rủi ro và mối hiểm họa trong quá trình
lao động. Một câu hỏi được đặt ra: Cơng tác huấn luyện,tun truyền về an
tồn,vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp hiện nay như thế nào ? Đây là
câu hỏi được tất cả chúng ta quan tâm và tìm kiếm câu trả lời vì nó liên quan
đến cuộc sống , sự sống của mỗi cá nhân người lao động, gia đình và tồn xã
hội.
Cơng ty TNHH Samsung Electronics là công ty sản xuất các thiết bị
điện tử khác nhau như: điện thoại , máy tính, ti vi,...Do đặc thù ngành nghề
sản xuất kinh doanh liên quan đến các yếu tố độc hại, nguy hiểm nên vấn đề
Bảo hộ lao động nói chung và cơng tác huấn luyện AT-VSLĐ luôn được
công ty coi trọng và quan tâm.
Do đó, nhóm 7 chúng em lựa chọn đề tài “ Tìm hiểu về cơng tác ATVSLĐ tại cơng ty TNHH Samsung” làm đề tài tiểu luận mơn “An tồn - vệ
sinh lao động” nhằm giúp chúng em có cái nhìn thực tế hơn về công tác này
trong một doanh nghiệp hiện nay cũng như có thể đưa ra một số kiến nghị,
đề xuất để cơng ty có thể thực hiện tốt hơn công tác quan trọng này.



B.Tổng Quan Nghiên Cứu
I.

Các khái niệm cơ bản
1. Điều kiện lao động
- Điều kiện lao động( ĐKLĐ) là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao
động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, mơi trường và văn hố xung quanh con người
nơi làm việc. ... Như vậy các quá trình lao động khác nhau sẽ tạo nên mơi
trường lao động rất khác nhau, và do đó mức độ tác động của chúng đến
người lao động cũng sẽ khác nhau.
- 5 yếu tố cấu thành ĐKLĐ; Q trình cơng nghệ; Môi trường lao động; Công
cụ , phương tiện; Đối tượng lao động.
- Các yếu tố của ĐKLĐ
+ Các yếu tố của sản xuất kinh doanh : Máy,thiết bị,công cụ ; Nhà xưởng; Năng
lượng,
nguyên
nhiên
v/
/
.ật liệu ; Đối tượng lao động, người lao động.
+ Các yếu tố liên quan đến sản xuất kinh doanh : Yếu tố tự nhiên ; Yếu tố kinh
tế-xã hội ; Quan hệ, hồn cảnh gia đình liên quan đến tâm lý người lao động.
2. An toàn lao động
- An toàn lao động là các giải pháp được đưa ra nhằm loại bỏ các yếu tố nguy
hiểm đến sức khỏe, thương tật, mạng sống của người lao động, đồng thời giúp
giảm thiểu hư hại vật chất, ô nhiễm môi trường xung quanh.
- Yếu tố nguy hiểm trong sản xuất:
+ Nhóm yếu tố nguy hiểm cơ học

+ Nhóm các yếu tố nguy hiểm về điện
+ Nhóm các yếu tố nguy hiểm về hóa chất
+ Nhóm yếu tố nguy hiểm về cháy nổ
+ Nhóm yếu tố nguy hiểm về nguồn nhiệt
+ Nhóm yếu tố nguy hiểm về nhiệt


3. Vệ sinh lao động
- Vệ sinh lao động là chỉ việc ngăn ngừa bệnh tật do những chất độc hại tiếp
xúc trong quá trình lao động gây ra đối với nội tạng hoặc gây tử vong cho
người lao động.
- Các yếu tố có hại ( Mơi trường làm việc ): Khí hậu; Tiếng ồn ; Rung động;
Bức xạ tử ngoại; Trường điện từ; Phóng xạ; Ánh sáng; Bụi; Hóa chất nguy hại;
Hơi, khí độc ; Yếu tố sinh học.
4. Cơng tác An tồn- Vệ sinh lao động
- An tồn- Vệ sinh lao động (AT-VSLĐ) là các hoạt động đồng bộ trên các mặt :
Pháp luật, tổ chức quản lý, kinh tế xã hội, khoa học công nghệ nhằm cải thiện
ĐKLĐ , bảo đảm AT-VSLĐ, phịng ngừa khơng xảy ra thương tật, tử vong đối
với người lao động.
5. Văn hoá lao động
- Văn hóa an tồn là quyền được hưởng một mơi trường làm việc an tồn và
được các cấp tôn trọng.
6. Bảo hộ lao động
- Bảo hộ lao động được coi là hành động nhằm cải tiến điều kiện lao động của
người lao động trong tất cả các lĩnh vực nhằm:
+ Bảo vệ sức khỏe cũng như tính mạng của người lao động
+ Tăng năng suất lao động và chất lượng của sản phẩm
+ Bảo vệ môi trường lao động và mơi trường sinh thái. Từ đó góp phần
nâng cao đời sống cho người lao động cả về vật chất lẫn tinh thần.
II.


Giới thiệu về SAMSUNG
1. Lịch sử hình thành
- Samsung Electronics (hãng điện tử Samsung) được thành lập năm 1969, là
bộ phận lớn nhất của Tập đoàn Samsung, và là một trong những công ty điện
tử lớn nhất thế giới. Được sáng lập tại Daegu, Hàn Quốc, hãng điện tử
Samsung hoạt động tại 58 nước và có khoảng 280.000 công nhân.
2. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của SAMSUNG


-Samsung phát triển và mở rộng các sản phẩm chiến lược thuộc ngành hàng
Điện Tử Tiêu Dùng, củng cố vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực TV và Màn Hình
Hiển Thị. Sáng tạo và phát triển không ngừng trong ngành hàng Thiết Bị Gia
Dụng Số để tạo ra những sản phẩm cao cấp và thiết kế vượt bậc.
-Samsung đã chứng minh được vị thế và sự phát triển vượt bậc trong ngành
công nghệ thiết bị thông minh. Với số lượng hơn 400 triệu thiết bị di động được
bán ra hàng năm trên toàn thế giới, giải pháp 4G và thiết bị viễn thơng cũng
đang được mở rộng tồn cầu.
-Tại Samsung, con người là yếu tố nền tảng cho mọi sự đổi mới, hướng đến một
cuộc sống tiện ích, văn minh và hiện đại. Thông qua việc ứng dụng công nghệ
kỹ thuật số vào các sản phẩm điện gia dụng. Samsung hướng đến một cuộc
sống hiện đại, dễ dàng quản lý mọi thiết bị tại một nơi cho người dùng.
-Hiện tại, Samsung có 16 sản phẩm nổi bật trên thị trường thế giới, bao gồm:
DRAM, TV màu sử dụng ống catốt (CPT, CDT), SRAM, TFT-LCD glass
substrates, TFT-LCD, STN-LCD, tuner, thiết bị cầm tay sử dụng CDMA, TV
màu (CTV), màn hình, bộ nhớ flash, LCD Driver IC (LDI), PDP module, PCB
for handheld (mobile phone plates), Flame Retardant ABS, và Dimethyl
Formamide (DMF).
-Khả năng nghiên cứu và phát triển : Samsung đặt R&D làm tâm điểm cho tất
cả những việc mình thực hiện. Samsung coi việc chú trọng đầu tư vào việc

nghiên cứu và phát triển là một phương cách quan trọng để đối đầu với môi
trường kinh doanh đầy mạo hiểm và thương trường kinh doanh ngày càng khốc
liệt. Mỗi năm công ty đầu tư ít nhất 9% lợi nhuận từ bán hàng cho những hoạt
động của viện R&D.
-Từ một nhãn hiệu quê kệch, rẻ tiền và chỉ được bán tại các cửa hàng giảm giá,
nhưng với những chiến lược kinh doanh hiệu quả và những bước đột phá, khiến
Samsung vươn lên thành một trong những thương hiệu có giá trị tăng nhanh
nhất gần đây.
Điều đó có thể giải thích cho việc Samsung ln giữ vị trí dẫn đầu về tiêu chuẩn
cơng nghệ và bảo mật tài sản trí tuệ ngồi nhằm nâng cao tay nghề và trau dồi
kiến thức trong khu vực, tạo điều kiện cho tất cả các nhân viên tham gia vào các
khóa học đào tạo tiên tiến nhất ở cả trong và ngoài .
3. Đánh giá hoạt động kinh doanh của Samsung:
Tại Việt Nam : Theo khảo sát các thương hiệu hàng đầu Việt Nam năm 2010 do
Nielsen thực hiện, - Samsung đứng thứ 3 trong lĩnh vực điện thoại di động, thứ
7 trong mảng máy tính và thứ 3 trong các thương hiệu về hàng gia dụng. Kết
quả này đạt được là do hoạt động kinh doanh của Samsung đã được thực hiện


rất hiệu quả, ngồi ra Samsung cịn được miễn thuế nhập khẩu toàn bộ nguyên
liệu, vật tư bán thành phẩm, linh kiện và các bộ phận phụ trợ mà trong nước
chưa sản xuất được cho hoạt động sản xuất, lắp ráp điện thoại di động trong
vòng 5 năm, kể từ tháng 4/2009.
Hoạt động của Samsung tại Việt Nam gồm 2 hoạt động: Công ty điện tử
Samsung Vina - chuyên sản xuất các mặt hàng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong
nước có nhà máy đặt tại Tp Hồ chí minh và công ty TNHH Samsung
Electronics việt Nam (SEV) chuyên sản xuất mặt hàng điện thoại di động nhằm
phục vụ xuất khẩu có nhà máy đặt tại Bắc Ninh.
4. Điều kiện lao động của SAMSUNG
Do điều kiện đặc thù của ngành lắp rắp các thiết bị điện tử, nên môi trường làm

việc của lao động thường làm việc trong phịng kín với hệ thống điều hịa ln
có sự chênh lệch so với ngoài trời từ 5- 12 độ. Mặc dù, qua kiểm tra bằng
phương pháp đặc biệt để xác định hơi hóa chất ở khu vực lắp ráp, kết quả xác
định được là: các dạng hơi axit và hơi dung môi hữu cơ toluen, xylen, các hợp
chất benzene... đều nhỏ hơn tiêu chuẩn VSCP. Nhưng việc các lao động thường
xuyên làm việc ở mơi trường đó trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe
của người lao động. Chính vì thế, công tác ATVS luôn được chủ doanh nghiệp
coi trọng. Công ty đã thành lập hội đồng bảo hộ lao động tiến hành xây dựng kế
hoạch bảo hộ hàng năm, với cán bộ làm cơng tác bảo hộ. Từ đó, công tác
ATVSLĐ – PCCN được quan tâm, kiểm tra thường xuyên, chấn chỉnh kịp thời
những sai phạm, bảo đảm an tồn cho người lao động. Cơng ty thực hiện
nghiêm việc đăng ký, kiểm định máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có u cầu
nghiêm ngặt về an tồn lao động với cơ quan chức năng. Xây dựng nội quy, quy
trình an tồn các máy móc và thường xun đo kiểm tra môi trường làm việc.
5. Tổ chức bộ máy an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp samsung:
5.1.Bộ phận an toàn – vệ sinh lao động:
* Nhiệm vụ:
_ Phối hợp với các bộ phận có liên quan trong Công ty tiến hành các công việc
sau:
+ Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ, phịng
chống cháy nổ trong cơng ty
+ Quản lí theo dõi việc đăng kí, kiểm định các máy, thiết bị, vật tư,..


+ Xây dựng kế hoạch ATVSLĐ hàng năm và đôn đốc, giám sát việc thực hiện
kế hoạch; đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng phó khẩn cấp;
+ Tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định về
ATVSLĐ của Nhà nước, của công ty trong phạm vi công ty
+Tổ chức huấn luyện về an toàn – vệ sinh lao động cho người lao động
_ Đề xuất tham gia kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn – vệ sinh

lao động
_ Đề xuất với người sử dụng lao động biện pháp khắc phục các tồn tại về an
toàn- vệ sinh lao động.
* Quyền hạn
_ Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ cơng việc hoặc có
thể quyết định việc tạm đình chỉ cơng việc( trong trường hợp khẩn cấp) khi phát
hiện các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động.
_ Đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị khơng đảm bảo an tồn hoặc đã hết hạn
sử dụng.
_ Tham gia điều tra, thống kê, báo cáo và quản lí các vụ tai nạn lao động theo
quy định pháp luật hiện hành.
_ Tham dự các buổi họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất
kinh doanh và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch an toàn-vệ sinh lao động.
_Tham gia ý kiến vào việc thi đua, khen thưởng, tổng hợp, đề xuất khen
thưởng, xử lý kỹ luật đối với tập thể, cá nhân trong công tác bảo hộ lao động,
ATVSLĐ.
5.2. Bộ phận y tế
* Nhiệm vụ :
_ Thực hiện công tác khám chữa bệnh thơng thường tại cơ sở lao động.
_Quản lý tình hình sức khỏe của người lao động, bao gồm: Tổ chức khám sức
khỏe định kỳ; khám bệnh nghề nghiệp, lưu giữ và theo dõi hồ sơ sức khỏe...
_Quản lý cơ số trang thiết bị thuốc men phục vụ sơ cấp cứu trong công ty.
_ Xây dựng các nội quy về vệ sinh lao động,các yếu tố nguy cơ gây bệnh nghề
nghiệp và các biện pháp dự phòng để người lao động tham gia phịng tránh.
_ Xây dựng có tình huống sơ cấp cứu thực tế tại cơ sở, chuẩn bị sẵn sàng các
phương án và tình huống cấp cứu tai nạn lao động.
_ Định kì hàng năm tổ chức huấn luyện cho người lao động các bệnh liên quan
đến yếu tố nghề nghiệp; các biện pháp sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động thông
thường tại nơi làm việc
_ Hàng năm kiểm tra, giám sát môi trường lao động; quản lí hồ sơ vệ sinh lao

động của cơ sở; đề xuất các khuyến nghị và biện pháp cải thiện điều kiện lao
động và nâng cao sức khỏe người lao động.
*Quyền hạn


_ Tham dự các cuộc họp về xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, lập và
duyệt các đề án thiết kế, thi công, nghiệp thu và tiếp nhận đưa vào sử dụng nhà
xưởng, máy, thiết bị để tham gia ý kiến về lĩnh vực ATVSLĐ
_Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ cơng việc hoặc có
thể quyết định việc tạm đình chỉ cơng việc khi có dấu hiệu vi phạm hoặc các
nguy cơ gây ảnh hưởng sức khỏe, bệnh tật, ốm đau cho người lao động, đồng
thời phải báo cáo giám đốc công ty về tình trạng này;
_ Đình chỉ việc sử dụng các chất không đảm bảo quy định về vệ sinh lao động
5.3. Mạng lưới an toàn vệ sinh
* Cơ cấu tổ chức
_ Mạng lưới an toàn- vệ sinh gồm những người lao động trực tiếp, có am hiểu
về nghiệp vụ, nhiệt tình, gương mẫu trong việc chấp hành các quy định về công
tác ATVSLĐ và được người lao động trong tổ bầu ra. Để đảm bảo tính khách
quan trong hoạt động, an tồn vệ sinh khơng được là tổ trưởng.
_Mỗi phịng, tổ sản xuất phải bố trí ít nhất một an toàn- vệ sinh .
_ ATVS hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban chấp hành cơng đồn
cơ sở, trên cơ sở “Quy chế hoạt động của mạng lưới ATVS ”
* Nhiệm vụ
_ Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ, phòng chấp hành nghiêm
chỉnh các quy định về ATVSLĐ
_ Giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy trình, nội quy
ATVSLĐ, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về ATVSLĐ của người lao động
trong tổ, phòng, phát hiện những trường hợp mất an toàn của máy, thiết bị.
_ Tham gia xây dựng kế hoạch ATVSLĐ, các biện pháp phương án làm việc
ATVSLĐ trong phạm vi tổ, phong; tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an

toàn đối với người lao động mới đến làm việc ở tổ, phòng
_ Kiến nghị với tổ trưởng sản xuất hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ,
biện pháp đảm bảo ATVSLĐ và khắc phục kịp thời những hiện tượng thiếu
ATVS của máy, thiết bị và nơi làm việc.
* Quyền hạn
_ Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của
ATVSLĐ
_ Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp
đảm bảo ATVSLĐ, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động.
_ Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, phương
pháp hoạt động do cơng đồn và người sử dụng lao động phối hợp tổ chức.
5.4. Hội đồng Bảo hộ lao động Công ty
* Cơ cấu tổ chức


_Hội đồng bảo hộ lao động là tổ chức phối hợp, tư vấn về các hoạt động
ATVSLĐ ở công ty và để đảm bảo quyền được tham gia và kiểm tra giám sát về
công tác bảo hộ lao động, ATVSLĐ của tổ chức cơng đồn.
_ Số lượng thành viên Hội đồng bảo hộ lao động phải đảm bảo các quy định sau
+ Đại diện Ban Chấp hành Cơng đồn cơ sở làm phó Chủ tịch Hội đồng
+ Đại diện lãnh đạo phòng Tổ chức- Nhân sự làm Ủy viên thường trực, kiêm
Thư ký Hội đồng.
+ Các Ủy viên khác là cán bộ Phụ trách y tế, cán bộ kỹ thuật, cán bộ lao độngtiền lương hoặc các thành viên khác có liên quan nhưng số lượng khơng được
vượt q 9 người.
* Nhiệm vụ và quyền hạn
_ Tham gia, tư vấn với người sử dụng lao động và phối hợp các hoạt động trong
việc xây dựng quy chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch ATVSLĐ và
các biện pháp ATVSLĐ, cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp của Công ty.
_ Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện cơng tác ATVSLĐ theo định kỳ 6 tháng

và một năm. Trong kiểm tra, nếu phát hiện nguy cơ mất an tồn, có quyền u
cầu người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp loại trừ nguy cơ đó.
III. Thực trạng an tồn- vệ sinh lao động tại SAMSUNG
1. Các yếu tố nguy hiểm và biện pháp đảm bảo an toàn lao động của doanh
nghiệp.
1.1. Các yếu tố nguy hiểm
+ Các bộ phận truyền, chuyển động :
+ Các bộ phận và cơ cấu máy công cụ : các bộ phận, cơ cấu chuyển động( quay
hay tịnh tiến ), các trục chuyển động, khớp nối, đồ gá,... dễ bị cán, kẹp... khiến
người lao động bị thương.
+ Các mảnh vỡ, mảnh văng của các dụng cụ, vật liệu gia công: mảnh dụng cụ
cắt gọt, mảnh đá mài, phôi liệu, chi tiết,...văng bắn vào người lao động gây tổn
thương bên ngoài về da và mắt.
1.2.Nguồn nhiệt : ở các lị nung vật liệu, kim loại nóng chảy, nấu ăn, hơi nước
nóng, thiết bị nung, khí nóng,... tạo nguy cơ bỏng, nguy cơ cháy nổ
1.3.Nguồn điện : Theo từng mức điện áp và cường độ dòng điện tạo nguy cơ
điện giật, điện phóng, điện từ trường, cháy do chập điện...; làm tê liệt hệ thống
hô hấp, tim mạch
1.4. Vật rơi, đổ, sập: Thường là hậu quả của trạng thái vật chất không bền vững,
không ổn định gây ra như rơi thiết bị hay hộp đựng thiết bị ...
1.5. Hóa chất :Các chất độc cơng nghiệp.
Các chất lỏng hoạt tính. Các axit và chất kiềm ăn mịn, ...
1.6.Nổ


– Nổ vật lý: Trong thực tế sản xuất có thể nổ khi áp suất của môi chất trong các
thiết bị chịu áp lực, bình chứa khí nén, khí thiên nhiên lỏng vượt quá giới hạn
bền cho phép của vỏ bình hoặc do thiết bị bị rạn nứt, phồng móp, bị ăn mòn do
thời gian sử dụng lâu. Khi thiết bị nổ sẽ sinh công rất lớn làm phá vỡ các vật
cản và gây tai nạn cho mọi người xung quanh.

– Nổ hóa học: Các chất có thể gây nổ hóa học bao gồm các khí cháy và bụi khi
chúng hỗn hợp với khơng khí đạt đến một tỷ lệ nhất định kèm theo có mồi lửa
thì sẽ gây nổ.
1.7.Nhóm yếu tố gây nguy hiểm khác
- Làm việc trên cao khơng đeo dây an tồn
-Độ bền của chi tiết máy khơng được đảm bảo gây sự cố trong q trình làm
việc .
=> Các yếu tố trên ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhóm lao động sản xuất linh kiện
điện tử và nhóm lao động lắp ráp do :
+Họ phải tiếp xúc trực tiếp với nhiều hóa chất độc ,bụi kim loại , hơi khí độc,
tiếng ồn ,ánh sáng , phóng xạ ,tia cực tím ..
+ Tư thế làm việc và cường độ lao động căng thẳng .
+Các con chip siêu nhỏ gắn bằng kính hiển vi đơi mắt người lao động phải kéo
sát linh kiện gây căng cơ, thị giác căng thẳng.
2. Biện pháp
-Doanh nghiệp cần quản lý, giám sát, kiểm tra chặt chẽ và thường xuyên các
vấn đề liên quan đến an tồn lao động. Đây khơng chỉ là phần việc của 1 cá
nhân cụ thể mà cần có sự tham gia của nhiều cấp ngành khác nhau từ quản lý
cho đến nhân viên.
-Tổ chức các lớp tập huấn về an toàn lao động để giúp các thành viên trong
xưởng sản xuất có thể nắm rõ được các biện pháp và kỹ năng bảo đảm an toàn.
Cụ thể :
Tổ chức lớp huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động
+ Đối tượng huấn luyện: Giám đốc, phó giám đốc; trưởng phó phịng, ban
phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc, phó quản đốc;
cán bộ chuyên trách, ban chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động; người
trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động; người làm các cơng việc có
u cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; người làm các nghề, công
việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
+ Thời gian, địa điểm huấn luyện: Đảm bảo thời gian huấn luyện ít nhất là

16 giờ, kết thúc khoá huấn luyện sẽ được ghi lại hoặc cấp chứng nhận đã
được huấn luyện. Khố học được tổ chức ít nhất 1 lần/ năm. Tổ chức ngay
tại công ty do Bộ Lao Động-Thương Binh Và Xã Hội phụ trách huấn luyện.


-Người lao động cần được đi khám sức khỏe định kỳ và có chế độ chăm sóc
phù hợp.Cụ thể:
+ Đối với những người làm cơng việc bình thường thì mỗi năm được khám
sức khỏe định kỳ 01 lần. Đối với những người làm các công việc nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm thì mỗi năm được khám sức khoẻ định kỳ 02 lần, nghĩa
là 6 tháng phải được khám sức khỏe định kỳ 01 lần. Đây là quyền mà người
lao động được hưởng. Đồng thời, đây cũng là nghĩa vụ của người lao động.
Khi người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động,
người lao động có nghĩa vụ phải tham gia khám sức khỏe đầy đủ để người sử
dụng lao động lập hồ sơ sức khỏe.
+ Tổ chức khám sức khoẻ miễn phí ngay tại cơng ty .
-Cần có những biển báo nguy hiểm phù hợp tại những nơi có khả năng xảy ra
tai nạn lao động cao để mọi người có sự chú ý, đề phòng và nâng cao cảnh giác.
- Doanh nghiệp cần đầu tư cho người lao động trang phục và dụng cụ bảo hộ
mới , phù hợp .Cụ thể:
+ Tất cả công nhân viên đều phải mặc quần áo bảo hộ khi làm việc tại công
ty
+ Quần áo bảo hộ được cấp phát đầy đủ và miễn phí hồn tồn
-Thường xun bảo dưỡng , kiểm nghiệm kiểm tra định kì máy móc.Cụ thể:
+ Bộ phận lập kế hoạch bảo trì: vai trị kiểm định, kiểm tra thiết bị, lập kế
hoạch, phân công nhiệm vụ bảo trì.
+ Bộ phận thực thị: bao gồm nhân viên chuyên trách thực hiện bảo trì và
nhân viên vận hành máy móc. Nhiệm vụ của họ là báo cáo khi thiết bị có sự
cố, thực hiện việc bảo trì, sửa chữa thiết bị, báo cáo kết quả phân cơng cơng
việc.

+ Cơng việc bảo trì , kiểm tra máy móc diễn ra 1 tháng 1 lần.
- Thiết kế bổ sung các phương tiện che chắn an toàn với các bộ phận chuyển
động, vùng nguy hiểm ,điện áp cao , bức xạ mạnh . Cụ thể:
+ Để ngăn ngừa các tai nạn và bệnh về mắt có thể sử dụng các loại kính an
tồn, các loại mặt nạ cầm tay và mặt nạ hoặc mũ mặt nạ liền với đầu… tùy
từng trường hợp cụ thể, chẳng hạn dùng tấm chắn bảo vệ bao phủ cả trán và
mặt tới điểm dưới quai hàm nhằm chống lại việc bắn toé bất ngờ các chất
lỏng nguy hiểm; kính trắng kháng được hóa chất khi xử lý các hóa chất
dạng hạt nhỏ, bụi….
- Tổ chức nơi làm việc hợp lý bố trí máy móc thiết bị phù hợp với thao tác làm
việc của người lao động.


- Cơng khai các loại hóa chất được sử dụng nhằm đảm bảo quyền tiếp cận thông
tin của người lao động .
- Tăng cường các giải pháp kĩ thuật vệ sinh để giảm thiểu tác hại của các hóa
chất độc hại .Cụ thể:
+Biện pháp tốt nhất trong việc ngăn chặn các rủi ro phát sinh từ việc sử
dụng các hóa chất nguy hiểm là loại trừ khỏi môi trường làm việc những hóa
chất đó. Tuy nhiên, điều này khơng phải ln thực hiện được. Vì vậy, điều
quan trọng tiếp theo là cách ly nguồn phát sinh các hóa chất nguy hiểm,
hoặc tăng thêm các thiết bị thơng gió và dùng phương tiện bảo vệ cá nhân.
Đầu tiên, cần xác định được các hóa chất nguy hiểm và đánh giá đúng mức
độ độc hại, nguy hiểm của chúng, kiểm soát chặt chẽ việc thống kê, các q
trình vận chuyển, chuyển rót và cất giữ hóa chất, các hóa chất thực tế đang
sử dụng và cả chất thải của chúng.
+Mặt nạ phòng độc để che mũi và mồm người lao động, ngăn chặn sự thâm
nhập của hóa chất vào cơ thể qua đường hô hấp.
+Quần áo bảo vệ, găng tay, tạp dề, ủng được dùng để bảo vệ cơ thể ngăn
không cho hóa chất thâm nhập qua da. Các loại này phải được làm bằng

những chất liệu không thấm nước hoặc không bị tác động phá hoại bởi hóa
chất tiếp xúc khi làm các công việc tương ứng. Sử dụng găng tay là một yêu
cầu bắt buộc khi làm việc với hóa chất đậm đặc, có tính ăn mịn cao. Những
hóa chất này thường thấm xuyên qua da và gây tổn thương cho da qua việc
làm bỏng hoặc cháy da. Găng tay phải dầy ít nhất 0,4mm và đủ mềm để làm
những công việc đơn giản bằng tay. Tùy thuộc vào loại hóa chất và thời gian
tiếp xúc mà sẽ dùng loại găng tay cụ thể. Ví dụ găng tay làm bằng ni lon
hoặc bằng da là thích hợp cho việc bảo vệ tay từ bụi, trong khi đó găng tay
làm bằng cao su là thích hợp cho việc chống lại các chất ăn mịn và việc pha
chế hóa chất với dung môi hữu cơ .

2. Các yếu tố nguy hiểm và biện pháp đảm bảo vệ sinh lao động tại doanh
nghiệp.
2.1. Các yếu tố nguy hiểm
-Samsung Việt Nam không chỉ cam kết đồng hành cùng sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, mà cịn ln nỗ lực để xây dựng văn hóa an tồn mới. Các
hoạt động ngăn ngừa sự cố được thực hiện một cách liên tục. Họ cũng chú trọng


đầu tư nâng cao sức khỏe cho nhân viên và cải tiến môi trường lao động sạch sẽ
nhằm nâng cao chất lượng làm việc, luôn hướng tới mục tiêu kiến tạo mơi
trường làm việc lành mạnh an tồn.
-Các thiết bị máy móc phải làm việc thường xuyên hàng ngày , sẽ khơng tránh
khỏi rị rỉ, hư hỏng gây khó khăn trong q trình vận hành làm việc
-Thiết bị máy móc làm việc công suất lớn , âm thanh ồn ào gây ù tai , áp lực
căng thẳng cho công nhân
-Vệ sinh không sạch sẽ nơi làm việc khiến cho vi khuẩn tích tụ nhiều ảnh hưởng
đến sức khỏe cơng nhân, hơn nữa làm việc trong môi trường nhiều bụi bặm
cũng gây ho khó thở cho họ
-Các dụng cụ , hóa chất để vệ sinh máy móc cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến
người làm vệ sinh nếu không sử dụng đúng cách đúng quy trình,

-Việc vệ sinh thiết bị máy móc khơng đúng cách gây hỏng hóc cũng ảnh hưởng
đến q trình làm việc, cũng có thể gây mất an tồn cho người làm việc
2.2 . Biện pháp
-Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động như quần áo bảo hộ, giầy, mũ, găng tay
cho công nhân. Khi đã được trang bị bảo hộ lao động, công nhân nào không
sử dụng sẽ bị phạt nặng về kinh tế, từ đó tạo sự đồng bộ trong chấp hành nội
quy, quy định ATVSLĐ.
-Các thiết bị hoạt động đều được bịt kín, tuy nhiên khơng khí trong phịng
sản xuất của xí nghiệp chứa nhiều vi sinh vật, các sản phẩm do hoạt động
của chúng, những tiểu phần của các chất dinh dưỡng dạng bụi, cũng như ẩm,
khí, hơi, nhiệt, các chất bay hơi dễ nổ và các chất độc. Thơng gió sẽ làm
giảm tối thiểu nồng độ các chất trên.Cụ thể:
+ Hệ thống thơng gió chung cịn được hiểu là hệ thống làm lỗng nồng
độ hóa chất. Nó hoạt động dựa trên nguyên tắc làm lỗng khơng khí có
bụi hoặc hơi hóa chất thơng qua việc mang khơng khí sạch từ ngồi vào
và lấy khơng khí bẩn từ nơi sản xuất ra. Có thể thực hiện điều này bằng
các thiết bị vận chuyển khí (máy bơm, quạt …) hoặc đơn giản chỉ là nhờ
việc mở cửa sổ, cửa ra vào tạo sự luân chuyển tự nhiên của khơng khí.
Việc bố trí những luồng khí này phải được thực hiện ngay từ khâu thiết


kế tồ nhà. Phương pháp thơng gió cưỡng bức bằng máy có ưu điểm hơn
thơng gió tự nhiên là có thể kiểm sốt được nồng các hóa chất nguy hiểm
có trong khơng khí bơm vào và thải ra. Bởi chỉ làm loãng độc chất thay
cho việc loại bỏ chúng trong môi trường làm việc, nên hệ thống này chỉ
khuyến nghị dùng cho những chất ít độc, khơng ăn mịn và với số lượng
nhỏ.
-Việc chiếu sáng các phòng sản xuất cũng đóng một vai trị quan trọng. Khi
chiếu sáng phù hợp sẽ loại trừ được sự căng thẳng mắt, đảm bảo sự phân biệt
được các đối tượng xung quanh trong hoạt động sản xuất của công nhân.Cụ

thể :
+ Là hệ thống chiếu sáng riêng cho những nơi cần độ rọi cao như: chiếu
sáng các chi tiết gia công trên máy công cụ, chiếu sáng nơi lắp ráp, kiểm
tra chất lượng sản phẩm .
-Để tổ chức mỗi một vị trí làm việc cần phải có những số liệu về các chất
độc, năng lượng bức xạ khí, bụi trong khu vực của vị trí làm việc, những số
liệu về việc tồn tại tiếng ồn, rung động; cần biết kích thước cơ bản của thiết
bị, các phương pháp nạp nguyên liệu
-Thường xuyên tổ chức tổng vệ sinh nơi làm việc , tránh sự rò rỉ của các loại
thiết bị máy móc, tạo ra một môi trường sạch sẽ, vệ sinh đảm bảo cho người
lao động.Cụ thể :
+ Yêu cầu công nhân vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc của mình cuối ca làm
việc hằng ngày.
+ Tổng vệ sinh chung 1 lần/ tháng.


C. Giải Pháp Và Kiến Nghị
1. Giải pháp
1.1. Nâng cao trách nhiệm của Nhà nước, của NSDLĐ, NLĐ và mở rộng
tham gia của các đối tác xã hội khác với nhiều phương thức và mơ hình linh
hoạt để chia sẻ trách nhiệm xã hội trong việc xây dựng và thực hiện các
chính sách ATVSLĐ nhằm hiện thực hố các biện pháp phòng ngừa, khắc
phục giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, duy trì khả năng lao
động cho NLĐ.
1.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao
nhận thức của doanh nghiệp, người lao động về ATVSLĐ trong đó tập trung
vào các ngành, nghề có nguy cơ cao về mất ATVSLĐ. Triển khai công tác
huấn luyện cho người sử dụng lao động, người làm công tác ATVSLĐ,
người lao động theo đúng quy định.
1.3. Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học về ATVSLĐ; chỉ

đạo và tổ chức rà soát lại các tiêu chuẩn kỹ thuật ATVSLĐ hiện hành để sửa
đổi, bổ sung và xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với
trình độ cơng nghệ, thiết bị mới; thực hiện giao các đề tài khoa học trên cơ
sở đặt hàng của các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực ATVSLĐ; Xây
dựng hồn thiện chương trình, giáo trình và tài liệu huấn luyện về ATVSLĐ
để đưa vào giảng dạy trong các trường đại học kỹ thuật, cao đẳng trung học
chuyên nghiệp và dạy nghề; tiêu chuẩn hóa giáo viên giảng dạy về ATVSLĐ
1.4. Kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ làm công tác ATVSLĐ phù
hợp, đáp ứng nhiệm vụ công tác. Trước mắt cần tập trung giải quyết biên chế
cho cơ quan thanh tra lao động phù hợp với số lượng các doanh nghiệp ở địa
phương để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra ATVSLĐ.
Nghiên cứu đề xuất việc thành lập thanh tra chuyên ngành về ATVSLĐ hoặc
giao chức năng thanh tra chuyên ngành ATVSLĐ cho các cơ quan quản lý
Nhà nước về lĩnh vực này.
1.5. Chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc
trách nhiệm quản lý, đặc biệt là các ngành, nghề có nguy cơ cao về mất
ATVSLĐ, phải xây dựng các quy trình, biện pháp làm việc bảo đảm
ATVSLĐ;tăng cường tự kiểm tra, rà soát và chấn chỉnh ngay việc thực hiện


pháp luật lao động về ATVSLĐ; bố trí đủ cán bộ và tổ chức tốt việc huấn
luyện ATVSLĐ cho người lao động theo quy định.
1.6. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm
về ATVSLĐ, trong đó lưu ý trách nhiệm của người sử dụng lao động và cán
bộ quản lý, tập trung vào các ngành, nghề có nguy cơ cao về mất ATVSLĐ.
Kiên quyết đình chỉ những cơ sở vi phạm nghiêm trọng.
1.7.Xác định mơi trường làm việc có vai trị quan trọng đối với người lao
động, thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống điện, nước, máy móc thiết
bị… thực hiện các phương án cải tạo phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả và
hạn chế các tai nạn, sự cố có thể xảy ra tại nơi làm việc. Thực hiện nghiêm

túc quy định về quản lý chất thải, thu gom, phân loại và vận chuyển về khu
chứa rác kịp thời, không để rác ứ tồn lâu ngày gây ơ nhiễm khơng khí, ô
nhiễm môi trường làm việc.
1.8. Chăm sóc sức khỏe người lao động. Theo đó,người sử dụng lao động
phải dựa vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại nghề, công việc và
kết quả khám sức khỏe để sắp xếp công việc phù hợp cho người lao động.
Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một
năm một lần cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; đối với
người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc
biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Kiến nghị
- Luật ATVSLĐ yêu cầu hằng năm người sử dụng lao động phải lập kế hoạch
ATVSLĐ. Đây là một hoạt động rất quan trọng trong việc thực hiện các biện
pháp đảm bảo ATVSLĐ. Bởi thông qua hoạt động này, người sử dụng lao
động nhận diện, phân tích nguy cơ, đánh giá rủi ro và tác hại của các yếu tố
nguy hiểm, yếu tố có hại để từ đó lập các phương án xử lý xử cố kỹ thuật
trong trường hợp xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, hiện
nay khơng có chế tài xử phạt khi doanh nghiệp không lập kế hoạch
ATVSLĐ.
- Theo quy định quản lý sức khỏe người lao động, người sử dụng lao động có
trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ sức khỏe của người lao động, hồ sơ sức
khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay trong quy định xử
phạt vi phạm hành chính về ATVSLĐ, chỉ xử phạt cho hành vi “người sử
dụng lao động không lập hồ sơ riêng biệt cho người lao động bị bệnh nghề
nghiệp”. Vì vậy, cần bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính khi


người sử dụng lao động không lập hồ sơ sức khỏe của người lao động cho
phù hợp với quy định về quản lý sức khỏe người lao động. Bởi, việc lập hồ
sơ cho những người làm công việc không phải là công việc nặng nhọc, độc

hại để làm cơ sở cho người lao động có những bệnh tật có liên quan tới q
trình lao động hay khơng.
- Cần phải quy định “người lao động không thuộc danh mục nghề, công việc
đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành, nhưng đang làm việc trong
mơi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại
không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn
gây bệnh truyền nhiễm” thì vẫn được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện
vật. Bởi lẽ, khi người sử dụng đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật, tăng cường
các thiết bị vệ sinh lao động để cải thiện điều kiện lao động vẫn không thể
loại trừ, khắc phục được hết các yếu tố nguy hiểm, độc hại thì phải tổ chức
bồi dưỡng bằng hiện vật. Việc bồi dưỡng bằng hiện vật nhằm để thải độc do
các yếu tố nguy hiểm, độc hại gây ra, tăng sức đề kháng, cũng như ngăn
ngừa bệnh tật, bảo đảm sức khỏe cho người lao động.
- Cần có hành lang pháp lí rõ ràng và đầy đủ để các ban ngành có căn cứ quản
lí vấn đề này và người lao động có được sự đảm bảo hợp pháp. đặc biệt khâu
tuyên truyền trên các thông tin đại chúng cần được đẩy mạnh nhằm cho tất
cả người lao động được biết và hiểu rõ về việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao
động.
- Việc xử phạt hành chính về TNLĐ cũng cần thay đổi. Hiện nay, mức xử phạt
rất thấp chưa đủ tính răn đe, ngăn chặn sự vi phạm của người sử dụng lao
động.



×