Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.37 KB, 3 trang )
Kỹ thuật trồng kểng lá trong môi trường thủy canh
Hiện nay, đời sống vật chất của người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày
càng đầy đủ hơn thì nhu cầu về giải trí ngày càng tăng, trong đó có thú chơi cây
kiểng. Đặc biệt là kiểng lá.
• Kiểng lá không đòi hỏi khắt khe về kỹ thuật trồng và chăm sóc giống như
một số loại cây trồng khác.
• Bộ lá của kiểng lá rất đẹp, nhiều màu sắc, tuổi thọ của lá dài, chưng bày
được quanh năm, phù hợp với việc trang trí trong nhà và phòng làm việc
Mặc khác, ở Thành phố, muốn trồng cây kiểng, bắt buộc người chơi phải
mua đất về để trồng, nhưng việc trồng kiểng trên môi trường là đất thường cĩ
những nhược điểm như sau: Việc tìm được đất để trồng cây ở thành phố là rất khó
khăn; Trồng trên đất thường khó di dời ( khối lượng lớn, trọng lượng nặng); Trong
quá trình chăm sóc, tưới nước và bón phân thường làm cho nhà cửa bị bẩn, hoen ố.
Đó là chưa kể đến việc quên tưới nước, dẫn đến cây kiểng sẽ chết; Việc bố trí ở
nhưng nơi như tủ, bàn … nơi làm việc rất khó khăn do quá nặng và bẩn (do việc
tưới nước gây ra) nên người ta ít chưng bày ở các vị trí đó dù rất muốn.
Nhằm khắc phục những nhược điểm mà kiểu trồng cây kiểng trong môi
trường đất gây nên, giúp những người chơi cây kiểng có phương pháp trồng tối
ưu, giảm công chăm sóc, giúp môi trường sống sạch đẹp. Xin chuyển giao kỹ thuật
trồng cây kiểng lá trong môi trường thủy canh như sau:
Bước 1: Cây giống giâm trong môi trường đất cho ra rễ (số lượng rễ càng
cành tốt)
Bước 2: Nhổ cây lên, rữa sạch không còn chất hữu cơ, đất, cắt bỏ những
rễ già, khô mục…cho vào nước lã (pH = 6.0 - 6.8), giữ cây trong môi trường nước
lã khỏang 7 – 10 ngày. Thường xuyên thay nước để chống trường hợp nước hôi
thối.
Bước 3: Pha dung dịch dinh dưỡng như Bảng số 1
Bước 4: Châm dung dưỡng từ từ theo tỷ lệ: Dinh dưỡng: nước lã = 1:10,