Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.2 KB, 1 trang )
NÊN HIỂU ĐÚNG VỀ TỤC ĐÂM TRÂU
Đâm trâu là một nghi lễ được xuất hiện trong một số lễ hội của hầu hết các dân tộc thuộc nhóm
ngữ hệ Môn- Khơme như M'nông, Bahnar, Xê đăng, Giẻ-Triêng, Mạ, Cơ Tu, Xtiêng, Bru-vân
Kiều,H'rê, Tà Ôi...Dân tộc Gia Rai, Chăm-H'roi, Ê đê M'dhur, tuy thuộc ngữ hệ khác (Mã Lai - Đa
Đảo) nhưng cũng có tục đâm trâu. Đây là một hiện tượng văn hóa gây nhiều tranh cãi, bàn luận :
tốt hay xấu, nên hay không nên duy trì. Được chứng kiến "ăn trâu" ở buôn làng và gần đây là "lễ
hội ăn trâu" được tổ chức quy mô ở Phước Sơn nhân ngày lễ kỷ niệm 30 năm chiến thắng Khâm
Đức, chúng tôi xin góp những ý kiến trao đổi về lễ tục này.
Con trâu không được đồng bào miền núi coi như "đầu cơ nghiệp", không được dùng để kéo cày
phục vụ sản xuất nông nghiệp như người Kinh, nhưng nó có ảnh hưởng rất sâu sắc đến cuộc
sống vật chất và tinh thần của nhiều cư dân sống ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên mà không
có con vật nào sánh bằng. Con trâu là con vật nuôi gắn bó thân thiết đến mọi lĩnh vực của cuộc
sống, từ tín ngưỡng, phong tục, lễ hội, vai trò của con trâu được coi trọng nhất. Nó là con vật
hiến sinh mang ý nghĩa thiêng liêng, là nguồn thực phẩm dồi dào được đồng bào ưa chuộng, là
món ăn chính yếu trong ngày hội. Cho nên nhiều lễ hội quan trọng, nhất là các lễ hội có liên quan
đến sản xuất nông nghiệp lúa rẫy như mừng mùa bội thu, đồng bào thường tổ chức đâm trâu
hay còn gọi là "ăn trâu". Đây là một trong những nghi lễ cổ xưa nhất, xuất phát từ tín ngưỡng
nguyên thủy vẫn còn tồn tại trong cuộc sống hiện nay của đồng bào thiểu số miền núi.
Đồng bào "ăn trâu" để tạ ơn thần linh, cầu cho thóc lúa đầy kho, dân làng khoẻ mạnh vạn vật
sinh sôi, mưa thuận gió hòa. Đây là dịp để đồng bào được vui chơi, nghỉ ngơi, chuẩn bị bước
vào mùa rẫy mới. Qua lễ hội này toát lên đầy đủ nhất những sắc thái của nền văn hóa tộc người.
Người tham dự được chứng kiến những lễ nghi kỳ thú, được đánh chiêng, múa hát, uống rượu
cần, ăn bữa ăn "cộng cảm", cùng vui chơi một cách hồn nhiên và say sưa trong hơi ấm cộng
đồng. Dân làng càng được gắn bó với nhau hơn trong tình cảm, tăng cường sự cố kết cộng
đồng. Những vốn văn hóa truyền thống của dân tộc như nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật diễn
xướng dân gian, những thuần phong mỹ tục được trân trọng, bộc lộ và thăng hoa.Vì có nghi thức
đâm trâu nên nhiều người quen gọi là "lễ hội đâm trâu". Cách gọi này không chính xác, vì thực
ra, đâm trâu chỉ là một nghi thức trong nhiều nghi thức của một quá trình tổ chức lễ hội. Ví dụ,