Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

Tình huống đề nghị và đáp lời đề nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.17 KB, 83 trang )

1

MỤC LỤC
Trang
Muc luc.......................................................................................................................... 1
Danh muc các cum từ viết tắt.........................................................................................4
Danh muc các bảng........................................................................................................5
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Giao tiếp............................................................................................................ 12
1.1.2. Tình huống .......................................................................................................13
1.1.3. Lý thuyết về hành vi ngôn ngư..........................................................................16
1.1.4. Hành vi đề nghị ................................................................................................23
1.1.5. Kỹ năng sử dung hành vi đề nghị và đáp lời đề nghị........................................25
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Muc đích nghiên cứu thực trạng........................................................................26
1.2.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian khảo sát thực trạng..........................................27
1.2.3. Nội dung nghiên cứu thực trạng........................................................................28
1.2.4. Các phương pháp sử dung để nghiên cứu thực trạng.........................................28
1.2.5. Tiêu chuẩn và thang đánh giá............................................................................28
1.2.6. Kết quả nghiên cứu thực trạng..........................................................................28
1.3. Ý nghĩa của việc rèn kỹ năng sử dung hành vi đề nghị, đáp lời đề nghị trong
chương trình Giáo duc Tiểu học...................................................................................32
1.3.1. Hình thành kỹ năng sử dung hành vi đề nghị và đáp lời đề nghị gắn với việc
hình thành và phát triển nhân cách...............................................................................33


2


1.3.2. Giáo duc kỹ năng sử dung hành vi đề nghị và đáp lời đề nghị tạo nên giá trị sống
tích cực cho học sinh Tiểu học.....................................................................................34
1.3.3. Giáo duc kỹ năng sử dung hành vi đề nghị và đáp lời đề nghị giúp học sinh tạo
lập mối quan hệ tốt đẹp trong c̣c sớng......................................................................34
1.4. Tiểu kết.................................................................................................................35
Chương 2
XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN
KỸ NĂNG SỬ DỤNG HÀNH VI ĐỀ NGHỊ, ĐÁP LỜI ĐỀ NGHỊ
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
2.1. Cách thức tạo lập bảng hệ thống tình huống giao tiếp...........................................37
2.2. Một số tình huống rèn luyện kỹ năng sử dung hành vi đề nghị, đáp lời đề nghị. . .38
2.2.1. Một số tình huống rèn luyện kỹ năng sử dung hành vi đề nghị.........................38
2.2.2. Một số tình huống rèn luyện kỹ năng sử dung hành vi đáp lời đề nghị.............50
2.3. Mẫu câu, từ và cum từ xuất hiện trong hành vi đề nghị, đáp lời đề nghị...............61
2.4 Tiểu kết..................................................................................................................63
Chương 3
THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Nhưng vấn đề chung.............................................................................................65
3.1.1. Muc đích thử nghiệm.......................................................................................65
3.1.2. Đối tượng thử nghiệm......................................................................................65
3.1.3. Phạm vi thử nghiệm.........................................................................................65
3.1.4. Thời gian thử nghiệm.......................................................................................66
3.1.5. Nội dung thử nghiệm.......................................................................................66
3.2. Qui trình thực hiện thử nghiệm sư phạm...............................................................67


3

3.2.1. Chuẩn bị thử nghiệm........................................................................................67
3.2.2. Tổ chức thử nghiệm.........................................................................................67

3.2.3. Chọn lớp thử nghiệm.......................................................................................68
3.2.4. Phương án thử nghiệm.....................................................................................68
3.3. Các tiêu chí đánh giá kết quả thử nghiệm.............................................................68
3.4. Phân tích kết quả thử nghiệm................................................................................68
3.5. Đánh giá chung kết quả thử nghiệm......................................................................70
3.6. Tiểu kết.................................................................................................................70
KẾT LUẬN................................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................75
PHỤ LỤC ..................................................................................................................76


4

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
GV

:

Giáo viên

HS

:

Học sinh

HSTH

:


Học sinh Tiểu học

TP.HCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

SGK

:

Sách giáo khoa

Sp1

:

Người nói (hoặc người viết)

Sp2

:

Người nghe (hoặc người đọc)


5

DANH MỤC CÁC BẢNG

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Tên bảng
Bảng 1.2.a. Mức độ nhận thức của GV về ý nghĩa của việc dạy học các
tình huống rèn kỹ năng sử dung hành vi đề nghị và đáp lời đề nghị
Bảng 1.2.b. Mức độ quan tâm của GV với các yếu tố khi rèn kỹ năng
sử dung hành vi đề nghị và đáp lời đề nghị cho HS Tiểu học
Bảng 1.2.c. Hệ thống bài tập GV sử dung để rèn kỹ năng sử dung
hành vi đề nghị và đáp lời đề nghị cho HS Tiểu học
Bảng 1.2.d. Khả năng của HS về kỹ năng sử dung hành vi đề
nghị và đáp lời đề nghị vào tình huống cu thể.
Bảng 2.2.1.1. Một số tình huống rèn luyện kỹ năng sử dung
hành vi đề nghị đối với người lớn tuổi hơn.
Bảng 2.2.1.2. Một số tình huống rèn luyện kỹ năng sử dung
hành vi đề nghị đối với bạn bè.
Bảng 2.2.1.3. Một số tình huống rèn luyện kỹ năng sử dung
hành vi đề nghị đối với người nhỏ tuổi hơn.
Bảng 2.2.2.1. Một số tình huống rèn luyện kỹ năng đáp lời đề
nghị đối với người lớn tuổi hơn.
Bảng 2.2.2.2. Một số tình huống rèn luyện kỹ năng đáp lời đề

nghị đối với bạn bè.
Bảng 2.2.2.3. Một số tình huống rèn luyện kỹ năng đáp lời đề
nghị đối với người nhỏ tuổi hơn

Trang
29
29
30
31
38
43
47
50
54
58

11

Bảng 3.1. Đối tượng thử nghiệm

63

12

Bảng 3.4.1. Mức độ tin cậy của tình huống giao tiếp

67

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Giao tiếp là hoạt động thường nhật, xảy ra liên tuc, mọi lúc mọi nơi, là cầu nới
giưa người nói và người nghe. Đó cịn là mợt quá trình đặc biệt nhằm hình thành và


6

phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách của con người, nó thể hiện, diễn đạt tâm tư, tình
cảm, suy nghĩ và mong ước của mọi người, mọi thế hệ. Chúng ta sinh ra, trưởng thành
và bước vào đời trong nhưng mỗi quan hệ, không ai dám chắc bản thân mình lúc nào
cũng làm vừa lòng người khác bằng nhưng lời hay ý đẹp, thỉnh thoảng ta cũng làm
người khác buồn vì nhưng lời nói vô tâm hay kém phần tế nhị của bản thân. Vì vậy,
việc rèn luyện và sử dung hành vi ngôn ngư trong giao tiếp là hết sức quan trọng. Đặc
biệt là phải rèn luyện từ nhưng cấp học nhỏ nhất. “Giao tiếp là một kỹ năng bạn có thể
học. Nó cũng giống như đi xe đạp hay tập đánh máy. Nếu bạn sẵn sàng nhọc công vì
nó, bạn có thể nhanh chóng cải thiện chất lượng của mọi phần trong cuộc sống của
mình” (Brian Tracy). Hình thành nhưng thói quen lễ phép: chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi
khi cần thiết… cho học sinh là nhưng điều mà nhà trường và toàn xã hội đang quan
tâm. Làm thế nào để học sinh vừa là một công dân có tri thức vừa có nhân cách cao
đẹp, có lối ứng xử văn minh, lịch sự là một việc không phải dễ nhất là trong thời đại
khoa học công nghệ ngày càng phát triển khiến con người dần trở nên xa cách như hiện
nay.
Điển hình của việc lịch sự khi giao tiếp là nói đề nghị và đáp lời đề nghị với
người khác. Trong cuộc sống hằng ngày, việc đề nghị người khác làm một việc gì đó có
thể xảy ra thường xuyên, một lời đề nghị lịch sự không chỉ làm người được đề nghị
cảm thấy vui vẻ, mà chúng cịn làm cho mới quan hệ giưa con người với con người trở
nên gần gũi, ấm áp hơn. Thực tế, học sinh tiểu học (HSTH) luôn gặp khó khăn trong
việc sử dung hành vi ngôn ngư nói chung và kỹ năng sử dung hành vi đề nghị nói
riêng. Trẻ luôn bị rặp khuôn bởi lý thuyết trong nhưng tình huống cố định trong sách
giáo khoa (SGK) mà thiếu đi sự linh hoạt trong các tình huống khác nhau xảy ra xung
quanh cuộc sống của các em. Điều đó khiến các em bối rối trong việc đưa ra hành vi

ngôn ngư phù hợp. Như vậy, có thể khẳng định rằng việc rèn luyện nhưng kỹ năng giao
tiếp cơ bản cho HSTH là một điều hết sức cần thiết và có ý nghĩa. Tuy nhiên, chương


7

trình Giáo duc Tiểu học hiện nay chưa thật chú trọng vào việc hình thành các năng lực,
kỹ năng cần thiết cho học sinh. Và điều trăn trở nhất là chúng ta vẫn chưa tạo được
nhưng điều kiện thuận lợi để học sinh có thể tiếp xúc với nhưng tình huống thực tế
giúp các em có nhưng ứng xử phù hợp, lịch sự khi giao tiếp.
Xuất phát từ lý luận và thực tế nêu trên để góp phần giúp GV có thêm ngư liệu và
phương pháp rèn luyện cho học sinh có được nhưng kỹ năng, hành vi ngôn ngư phù
hợp với nội dung, yêu cầu của giao tiếp nói chung và môn Tiếng Việt trong chương
trình Tiểu học nói riêng, tôi đã quyết định lựa chọn và thực hiện đề tài: Xây dựng tình
huống để rèn luyện kỹ năng sử dụng hành vi đề nghị, đáp lời đề nghị cho học sinh
Tiểu học.

2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này nhằm làm rõ nhưng vấn đề lý luận và thực tiễn rèn luyện
kỹ năng sử dung hành vi đề nghị, đáp lời đề nghị của HSTH, để từ đó:
- Xây dựng một số tình huống để rèn luyện kỹ năng sử dung hành vi đề nghị,
đáp lời đề nghị cho HSTH.
- Xác định các phương pháp để vận dung hiệu quả các tình huống góp phần
vào việc rèn luyện kỹ năng sử dung hành vi đề nghị, đáp lời đề nghị cho HSTH, phát
triển tư duy, năng lực sử dung ngôn ngư trong hoạt động giao tiếp của HS.
- Hệ thống các tình huống sẽ được xây dựng dựa trên nội dung của SGK và lời
ăn tiếng nói hằng ngày của HSTH.


8


- Sản phẩm đề tài dưới dạng là báo cáo toàn văn có thể dùng làm tài liệu học
tập trong quá trình đào tạo GV Giáo duc Tiểu học của Khoa và làm tài liệu tham khảo
cho GV Tiểu học hiện nay.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tìm hiểu cách thức xây dựng tình huống để rèn
luyện kỹ năng sử dung hành vi đề nghị, đáp lời đề nghị cho HSTH.
Khách thể nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các giáo viên, học sinh ở bậc Tiểu học.
4. Giả thuyết khoa học
Xây dựng tình huống để rèn luyện kỹ năng sử dung hành vi đề nghị, đáp lời đề
nghị cho HSTH nhằm trang bị cho HSTH kỹ năng sử dung hành vi đề nghị, đáp lời đề
nghị trong nhưng tình huống khác nhau và góp phần hoàn thành muc tiêu, nhiệm vu
của phân môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học, giúp cho học sinh biết cách nói
lời đề nghị và đáp lời đề nghị trong cuộc sống hàng ngày.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài.
Khảo sát việc vận dung kỹ năng sử dung hành vi đề nghị, đáp lời đề nghị của
HSTH hiện nay thông qua việc xây dựng hệ thống các tình huống phù hợp với lứa tuổi
của HSTH dựa trên nội dung SGK và lời ăn tiếng nói hàng ngày các em, so sánh đối
chiếu với kết quả thực nghiệm sư phạm.
Xác định nhưng giá trị chủ yếu của hành vi đề nghị, đáp lời đề nghị trong giao
tiếp (đặc biệt là giá trị văn hóa).


9

Nghiên cứu cách thức tăng cường khả năng sử dung hành vi đề nghị, đáp lời đề
nghị trong giao tiếp cho HSTH.

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu về kỹ năng sử dung hành vi đề
nghị, đáp lời đề nghị của HSTH và cách thức xây dựng tình huống để rèn luyện kỹ
năng sử dung hành vi đề nghị cho HSTH, không nghiên cứu nhưng kỹ năng sử dung
hành vi ngôn ngư khác.

7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dung các phương pháp nghiên cứu sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phân tích, tổng hợp các văn bản, chủ trương chính sách có liên quan đến đề tài.
- Phân tích, tổng hợp các tài liệu khoa học sách, báo, tạp chí... có liên quan đến đề
tài để nắm vưng cơ sở lý luận, lý thuyết, hiểu rõ được vấn đề nghiên cứu để từ đó có cơ
sở xây dựng các tình huống để rèn luyện kỹ năng sử dung hành vi đề nghị cho HSTH
sao cho phù hợp với nội dung, kiến thức và yêu cầu đối với học sinh bậc Tiểu học.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm
Quan sát quá trình học tập và giao tiếp của trẻ ở nhà trường, gia đình và ngoài xã
hội nhằm đánh giá thực trạng rèn luyện kỹ năng sử dung hành vi đề nghị, đáp lời đề
nghị của HSTH trong nhưng tình huống khác nhau.


10

Khảo sát chương trình SGK, tình huống có liên quan trong thực tế nhằm xây
dựng tình huống để rèn luyện kỹ năng sử dung hành vi đề nghị, đáp lời đề nghị cho
HSTH.
7.2.2. Phương pháp lựa chọn, phân tích
Lựa chọn số lượng tình huống phù hợp để đưa vào phiếu điều tra.
7.2.3. Phương pháp điều tra giáo duc

Điều tra bằng bảng hỏi nhằm muc đích khảo sát các nhóm đối tượng là giáo viên
trực tiếp giảng dạy và học sinh.
Phương pháp điều tra bằng trắc nghiệm để đánh giá hiện trạng sử dung hành vi đề
nghị, đáp lời đề nghị của HSTH đối với từng tình huống cu thể.
7.2.4. Phương pháp phỏng vấn
Trao đổi với các giáo viên, học sinh để thu thập thông tin trực tiếp mang tính
khách quan, xác thực từ các đối tượng phỏng vấn làm sơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên
cứu.
7.2.5. Phương pháp thống kê tốn học
Sử dung phương pháp thớng kê tốn học nhằm xử lý các số liệu thu thập để đảm
bảo tính khoa học của đề tài.
8. Dự kiến cấu trúc nội dung của khóa luận tớt nghiệp
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, nội dung của khóa luận gồm ba chương:
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận.


11

1.2. Cơ sở thực tiễn.
1.3. Ý nghĩa của việc rèn kỹ năng sử dung hành vi đề nghị, đáp lời đề nghị
trong chương trình Giáo duc Tiểu học.
1.4. Tiểu kết.

Chương 2: XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
SỬ DỤNG HÀNH VI ĐỀ NGHỊ, ĐÁP LỜI ĐỀ NGHỊ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
2.1. Cách thức tạo lập bảng hệ thống tình huống giao tiếp.
2.2 Một số tình huống rèn luyện kỹ năng sử dung hành vi đề nghị, đáp lời đề
nghị.
2.3. Tiểu kết.

Chương 3: THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Nhưng vấn đề chung.
3.2. Quy trình thực hiện thử nghiệm sư phạm.
3.3. Các tiêu chí đánh giá kết quả thử nghiệm.
3.4. Phân tích kết quả thử nghiệm.
3.5. Đánh giá chung kết quả thử nghiệm.
3.6 Tiểu kết.
Sau cùng là kết luận và tài liệu tham khảo.


12

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Giao tiếp
Giao tiếp là đặc trưng quan trọng nhất trong hành vi con người. Giao tiếp là hoạt
động có từ khi loài người hình thành và gắn liền với sự tồn tại của loài nguời. Nó được
xem như một phương tiện thiết lập các mối quan hệ, trao đổi thông tin, nó giúp cho
quan hệ giưa người với người ngày càng tốt đẹp hơn… Giao tiếp tốt sẽ tạo sự đoàn kết,
các mối quan hệ gần gũi, thân mật. Giao tiếp tốt là một trong nhưng yếu tố quan trọng
giúp con người thành công. Trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên
cứu về giao tiếp trên nhiều khía cạnh khác nhau.
Giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi thông tin giưa người nói và người
nghe nhằm đạt được một muc đích nào đó. Thông thường, giao tiếp trải qua ba trạng
thái: trao đổi thông tin, tiếp xúc tâm lý; hiểu biết lẫn nhau; tác động và ảnh hưởng lẫn
nhau.
Với nhưng góc độ và muc đích nghiên cứu khác nhau, người ta đã đưa ra nhiều
quan niệm khác nhau về giao tiếp.
Theo phương diện ngôn ngư học, W.C Himstreet định nghĩa: “Giao tiếp là một

q trình trao đổi thơng tin giữa các cá nhân thông qua một hệ thống bao gồm các ký
hiệu, dấu hiệu và hành vi. Giao tiếp cũng có thể hiểu là các hình thức biểu lộ tình cảm,
trị chuyện, diễn thuyết, trao đổi thư tín, thơng tin”
Trong học thuyết về giao tiếp ở người, Tiến sĩ Jurgen Ruesh cho rằng: “Công
việc của giao tiếp là làm thế nào để xoá đi những khoảng cách trong suy nghĩ giữa
người này với người khác thông qua việc dùng ngôn ngữ”.
Tác giả Bùi Tiến Quý cũng định nghĩa: “Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin
để nhận biết và tác động lẫn nhau trong quan hệ giữa người với người để đạt được


13

mục đích nhất định. Vì vậy phải là q trình hai chiều tức là người phát tin không bao
giờ chỉ muốn một mình mà khơng chú ý tới tiếp nhận thông tin phản hồi của người
nhận tin”.
Để thiết lập giao tiếp giưa người – người cần nhưng yếu tố sau đây:
- Người nói (người gửi thông điệp)
- Người nghe (người nhận thông điệp)
- Thông điệp (hành vi ngôn ngư)
- Hoàn cảnh giao tiếp (tình huống, ngư cảnh giao tiếp)
- Sự cản trở trong giao tiếp (nhiễu).
Hoàn cảnh giao tiếp
Người nói

Thông điệp

Người nghe

(mã hóa)


(mã)

(giải mã)

Sự cản trở giao tiếp
Với cách tiếp cận về khái niệm giao tiếp như trên, tôi muốn trình bày giao tiếp
như là một nhu cầu thiết yếu của con người, việc sử dung hành vi ngôn ngư trong giao
tiếp là điều hết sức quan trọng, nó chịu sự chi phối của hoàn cảnh giao tiếp. Và đây
cũng là cơ sở để tôi đi sâu tìm hiểu về việc Xây dựng tình huống để rèn luyện kỹ
năng sử dụng hành vi đề nghị, đáp lời đề nghị cho học sinh Tiểu học.
1.1.2. Tình huống
Tình huống là hoàn cảnh có trong xã hội hay trong Tiếng Việt mà người nói sử
dung ngôn ngư để thể hiện một hành vi nào đó.


14

Tình huống giao tiếp là trạng thái trực tiếp do tác động tổng hợp của các nhân tố
giao tiếp trong một cuộc giao tiếp cu thể mà có. Ví du, cuộc giao tiếp diễn ra trong tình
huống mà nhân vật giao tiếp rảnh rỗi, cần thư giãn, đang vui vẻ hay cáu kỉnh, cuộc giao
tiếp diễn ra đã lâu hay mới bắt đầu, giưa môi trường ầm ĩ tiếng xe cô hay yên tĩnh,…
Có thể chia tình huống thành hai loại chính là tình huống khái quát và tình huống
cu thể. Tình huống khái quát mô tả rộng và bao quát hơn tình huống cu thể nên tính
trừu tượng của tình huống khái quát cao hơn tình huống cu thể. Do đó, trong việc xây
dựng hệ thống tình huống để rèn kỹ năng sử dung hành vi đề nghị và đáp lời đề nghị
cho học sinh, tôi chọn cách xây dựng tình huống cu thể để dễ dàng truyền tải nội dung
của tình huống sử dung lời và đáp lời đề nghị đến học sinh.
Tình huống là một tổng thể những hợp phần sau đây:
a. Nhân vật giao tiếp
Nhân vật giao tiếp là nhưng người tham gia vào một cuộc giao tiếp bằng ngôn

ngư, dùng ngôn ngư để tạo ra các lời nói, các diễn ngôn qua đó mà tác động vào nhau.
Đó là nhưng người tương tác bằng ngôn ngư.
Nhân vật giao tiếp bao gồm tất cả các đối tượng tham gia giao tiếp: người nói
(viết), người nghe (đọc).
+ Một người nói - một người nghe: Song thoại.
+ Nhiều người nói luân phiên vai nhau: Hội thoại.
+ Người nói và nghe đều có một “vai” nhất định, đều có đặc điểm khác nhau về
lứa tuổi, nghề nghiệp, cá tính, địa vị xã hội,... Nhưng yếu tố khác nhau đó sẽ chi phối
đến việc lĩnh hội hành vi ngôn ngư của cá nhân khi tham gia đối thoại.


15

b. Hồn cảnh giao tiếp
- Hoàn cảnh giao tiếp rợng: bao gồm nhưng hiểu biết về xã hội, lịch sử, địa lý,
phong tuc tập quán, thời đại, kinh tế chính trị... của cộng đồng ngôn ngư trong đó cuộc
giao tiếp đương diễn ra.
- Hoàn cảnh giao tiếp hẹp: bao gồm nhưng hiểu biết và cách ứng xử về thời gian,
nơi chốn, tình huống cu thể trong đó cuộc giao tiếp đang diễn ra như trong chùa, trong
lớp học, ở quán nước,…
c. Hiện thực được nói tới
Hiện thực được nói tới đó là nhưng hiện thực trong thực tế khách quan bên ngoài
con người hoặc nhưng hiện thực thuộc con người, thuộc nội tâm con người, kể cả nội
tâm vai nói, vai nghe. Nó cũng có thể là chính ngôn ngư và các hành động ngôn ngư
hay bản thân cuộc giao tiếp bằng ngôn ngư.
Cũng nên phân biệt hiện thực có thực và hiện thực hư cấu, bao gồm hiện thực ảo
tưởng trong các truyện cổ tích, thần thoại hay các huyền thoại hiện đại.
d. Hệ thống tín hiệu
Cần chú ý đến đặc tính của kênh giao tiếp: kênh thính giác, thị giác, xúc giác,
khứu giác qua đó mà các tín hiệu được truyền đi. Trong trường hợp ngôn ngư thì hiểu

biết về phong cách ngôn ngư và thể loại (văn xuôi hay văn vần,…) cũng ảnh hưởng
không nhỏ đối với ngôn bản. Có nhưng lối dùng từ, đặt câu chỉ chấp nhận được khi ta
biết nó thuộc lối nói thông thường hay là lối nói nghệ thuật, thuộc thơ hay văn xuôi.
e. Ngôn cảnh
Ngôn cảnh, đối với một câu hay một đơn vị nào đó là nhưng câu tiền văn và hậu
văn. Cịn đới với cả văn bản là nhưng văn bản khác có trước và có sau nó. Còn đối với


16

lời nói trong một cuộc hội thoại thì ngôn cảnh là nhưng lời nói trược một lời đang xem
xét.
Vì chúng ta xem văn bản là biến thể dạng viết của ngôn bản cho nên có thể dùng
thuật ngư văn cảnh chỉ ngôn cảnh của một đơn vị trong văn bản. Văn cảnh là một biến
thể dạng viết của ngôn cảnh.
Nói chung, các nhân tố có trong tình huống luôn tác động lẫn nhau, điều chỉnh lẫn
nhau và cùng tác động đến ngôn bản cả về hình thức và nội dung. Ngôn bản không chỉ
do vai nói quyết định (kể cả các nhà văn khi sáng tác) mà chịu ảnh hưởng sâu sắc, có
khi không ý thức của tình huống. Các nhân tố này không giư nguyên, bất biến trong
quá trình giao tiếp.
1.1.3. Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ
1.1.3.1. Khái niệm hành vi ngôn ngữ (hành động ngôn ngữ)
Trong giao tiếp con người thực hiện rất nhiều các hoạt động khác nhau bằng cách
sử dung ngôn ngư. Các hoạt động này tuy được thể hiện hết sức đa dạng nhưng đều
được gọi chung là hành vi ngôn ngư. Mối liên hệ giưa ngôn ngư và hành vi con người
là hiển nhiên trong nghiên cứu ngư dung học, loại hành vi này không thể bỏ qua.
Theo các nhà nghiên cứu, người đầu tiên xây dựng nên lý thuyết hành vi ngôn
ngư là nhà triết học người Anh John Austin, trong cuốn sách được công bố sau khi ông
qua đời How to do things with words. Người phát triển lý thuyết này là nhà triết học
John Rogers Searle với công trình Speech Acts.

Dựa trên cơ sở lí luận trong công trình nghiên cứu của Austin và Searle, các nhà
nghiên cứu ngôn ngư học Việt Nam đã trình bày khái niệm “hành vi ngôn ngư” như
sau:


17

Theo tác giả Đỗ Hưu Châu: “Khi chúng ta nói năng là chúng ta hành động,
chúng ta thực hiện một loại hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ. Một hành
động ngôn ngữ được thực hiện khi một người nói (hoặc viết) Sp1 nói ra một phát ngơn
U cho người nghe (hoặc người đọc) Sp2 trong ngữ cảnh C” [1, tr.88].
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp gọi hành vi ngôn ngư là hành động ngôn từ, ông cho
rằng: “Các hành động được thực hiện bằng lời là hành động ngơn từ... Hành động
ngơn từ chính là ý định về mặt chức năng của một phát ngôn” [7, tr.337-338].
Tác giả Nguyễn Đức Dân lại quan niệm: “Khi thực hiện một phát ngơn trong
một tình huống giao tiếp cụ thể, qua cung cách phát ngơn và cấu trúc của nó người
nói đã thực hiện những hành vi ngôn ngữ nhất định và người nghe cảm nhận được
điều này. Xảy ra hiện tượng đó vì các hành vi ngơn ngữ mang tính chất xã hội, được
ước chế bởi xã hội” [5, tr.220].
Trong “Từ điển giải thích thuật ngư ngôn ngư học”, hành vi ngôn ngư được các
nhà nghiên cứu định nghĩa là: “Một đoạn lời nói có tính mục đích nhất định được thực
hiện trong những điều kiện nhất định, được tách biệt bằng các phương tiện tiết tấu ngữ điệu và hoàn chỉnh, thống nhất về mặt cấu âm - âm học mà người nói và người
nghe đều có liên hệ với một ý nghĩa như nhau trong hoàn cảnh giao tiếp nào đó” [3,
tr.107].
Như vậy, “hành vi ngơn ngư” chính là một hành động sử dung ngôn từ nhằm tác
động đến người tiếp nhận lời trong giao tiếp; nó gắn liền với hoạt động nói năng của
con người và mang tính chất xã hội.
Khi người nói (người viết) ra một phát ngôn cho người nghe (người đọc) trong
một ngư cảnh nhất định là người nói (người viết) đã thực hiện một hành vi ngôn ngư.
Hành vi ngôn ngư có khả năng thay đổi trạng thái, tâm lý, hành động của người nói,



18

thậm chí của cả người nghe. Do vậy, hành vi ngơn ngư có vai trị rất lớn trong hoạt
đợng giao tiếp của con người.

1.1.3.2. Phân loại hành vi ngôn ngữ
Austin cho rằng hành động ngôn ngư có ba loại hành vi lớn là acte locutoire, acte
perlocutoire, acte illocutoire, mà tác giả Đỗ Hưu Châu đã dịch là: hành vi tạo lời, hành
vi mượn lời và hành vi ở lời.
Hành vi tạo lời: là hành động sử dung các yếu tố của ngôn ngư như ngư âm, từ,
các kiểu kết hợp từ thành câu...theo nhưng quy tắc ngư pháp của ngôn ngư để tạo ra
nhưng thông điệp, nhưng ngôn bản có nghĩa và hiểu được.
Hành vi mượn lời: là hành vi người nói mượn các phát ngôn để gây ra nhưng
hiệu quả ngoài ngôn ngư, đó là nhưng hiệu quả tâm lí hay vật lí ở người tiếp nhận
ngôn bản hoặc ở chính người nói.
Ví du 1: Đầu giờ học, khi cô giáo đến lớp, lớp trưởng hô: “Nghiêm”. Cả lớp tự
động đứng dậy và nói: “Chúng em chào cô ạ!” Như vậy lớp trưởng nói “Nghiêm” đã
thực hiện một hành vi mượn lời.
Hành vi ở lời: là nhưng hành vi được thực hiện bằng chính lời nói, ngay trong lời
nói và gây ra được một phản ứng ngôn ngư tương ứng với chúng của người tiếp nhận.
Khác với hành vi mượn lời, hành vi ở lời có đích để phân biệt được các hành vi ở lời
với nhau. Nếu đích ở lời được thoả mãn thì ta có hiệu quả ở lời. Hiệu quả ở lời được
thể hiện bằng lời hồi đáp của người tiếp nhận phát ngôn hoặc là một hành vi mượn lời.
Tóm lại, khi thực hiện một phát ngôn, người nói thực hiện ba loại hành vi này,
tuy nhiên hành động ở lời được các nhà ngư dung học quan tâm nhất, đồng thời đây là


19


loại hành động tạo nên sắc thái giao tiếp phong phú, chính vì vậy với đề tài Xây dựng
tình huống để rèn luyện kỹ năng sử dụng hành vi đề nghị, đáp lời đề nghị cho học
sinh Tiểu học, ở khóa luận này chúng tôi chỉ đi sâu vào phân tích, khảo sát đối tượng
nghiên cứu dưới góc độ hành vi ở lời.
1.1.3.3. Điều kiện thực hiện các hành vi ở lời
Theo tác giả Đỗ Hưu Châu định nghĩa: “Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời là
những điều kiện mà một hành vi ở lời phải đáp ứng để nó có thể diễn ra thích hợp với
ngữ cảnh của sự phát ngơn ra nó” [1, tr.111].
Theo Austin, điều kiện sử dung các hành vi ở lời là các điều kiện “may mắn”,
nếu chúng được đảm bảo thì hành vi mới “thành công”, đạt hiệu quả.
Sau khi điều chỉnh và bổ sung vào nhưng điều kiện may mắn của Austin, Searle
đã gọi chúng là nhưng điều kiện sử dung hay điều kiện thoả mãn. Ơng cho rằng có bớn
điều kiện sử dung các hành vi ở lời sau:
a. Điều kiện nội dung mệnh đề chỉ ra bản chất nội dung của hành vi. Nội dung
mệnh đề có thể là một mệnh đề đơn giản (đối với các hành vi khảo nghiệm, xác tín hay
miêu tả) hay một hàm mệnh đề (đối với câu hỏi khép kín, tức nhưng câu hỏi chỉ có hai
khả năng có hoặc không; phải, không phải…) với các câu hỏi khép kín. Nội dung
mệnh đề có thể là một hành động của người nói (hứa hẹn) hay một hành động của
người nghe (ra lệnh, yêu cầu).
b. Điều kiện chuẩn bị là nhưng hiểu biết của người nói về năng lực, lợi ích, trách
nhiệm, ý định của người nghe. Đồng thời, điều kiện chuẩn bị cũng gồm cả quyền lợi,
trách nhiệm, năng lực và quyền lực của người nói đối với hành vi ở lời mà họ đưa ra.
Ví du khi ra lệnh, người nói phải tin rằng người nhận lệnh có khả năng thực hiện hành


20

động quy định trong lệnh; hoặc khi hứa hẹn, giưa người hứa hẹn và người nhận hứa
hẹn đã ràng buộc vào một trách nhiệm sẽ thực hiện được dự định ở tương lai.

c. Điều kiện chân thành chỉ ra các trạng thái tâm lý tương ứng của người phát
ngôn. Xác tín, khảo nghiệm đòi hỏi niềm tin vào điều mình xác tín; lệnh địi hỏi lịng
mong ḿn; hứa hẹn địi hỏi ý định của người nói…. Tức là, khi đưa ra một phát
ngôn, người thực hiện hành động ngôn ngư phải thực lòng làm việc đó; chẳng hạn, khi
hỏi phải thực lịng ḿn hỏi, chân thành mong đợi hiệu quả của hành vi ở lời mà họ
thực hiện.
d. Điều kiện căn bản là điều kiện đưa ra trách nhiệm ràng buộc người nói cũng
như người nghe khi hành vi ở lời đó phát ra. Trách nhiệm có thể rơi vào hành động sẽ
được thực hiện (lệnh, hứa hẹn) hoặc đối với tính chân thực của nội dung (một lời xác
tín buộc người nói phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của điều được nói ra).

1.1.3.4. Hành vi ở lời trực tiếp và hành vi ở lời gián tiếp
a. Hành vi ở lời trực tiếp
Theo tác giả Đỗ Hưu Châu, hành vi ở lời trực tiếp được hiểu là: “...các hành vi
ngơn ngữ chân thực, có nghĩa là các hành vi được thực hiện đúng với các điều kiện sử
dụng, đúng với các đích ở lời của chúng” [1, tr.256].
George Yule thì quan niệm: “Chừng nào có mối liên hệ trực tiếp giữa một cấu trúc
và một chức năng, thì ta có một hành động nói trực tiếp” [6, 110].
Cùng quan điểm với Yule, tác giả Nguyễn Thiện Giáp nhận định: “Hành động ngôn
từ trực tiếp là hành động ngôn từ được thực hiện ở những phát ngơn có quan hệ trực
tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng” [7, tr.390].


21

Tác giả Nguyễn Thị Lương (Câu tiếng Việt) cho rằng: “Hành động nói trực tiếp là
hành động mà người nghe có thể nhận diện ra đích ở lời dựa vào chính câu chữ biểu
thị chúng (khơng phải suy ý, khơng phải dựa vào ngữ cảnh). Trong trường hợp này,
hình thức từ ngữ và mục đích nói có sự thống nhất”.
Ví du 2: “Lan ơi! Chiều nay mình học nhóm nhé!”

Phát ngôn này là câu với hàm ý đề nghị thực hiện hành vi ở lời trực tiếp.
Hành vi ở lời trực tiếp là các hành vi được dùng đúng với điều kiện sử dung, đúng
với các đích ở lời của chúng.
Sử dung hành vi ngôn ngư trực tiếp sẽ hạn chế được hiện tượng mơ hồ về nghĩa,
song trong cuộc sống không phải lúc nào người ta cũng có thể nói thẳng ra ý định của
mình. Chính vì vậy người ta hay mượn hành vi ngôn ngư này để biểu đạt hiệu quả ở
lời của một hành vi ngôn ngư khác.

b. Hành vi ở lời gián tiếp
Hành vi ở lời gián tiếp là các hành vi được dùng để đạt tới đích của một hành vi ở
lời khác.
Hành vi ở lời gián tiếp tồn tại trong thực tế giao tiếp như một tất yếu của đời sống
ngôn ngư. Vấn đề này đã được Austin đề cập đến, về sau được Searle và nhiều nhà
ngôn ngư trên thế giới đặc biệt quan tâm nghiên cứu và làm sáng tỏ hơn.
Thuật ngư hành vi ở lời gián tiếp là do Searle đặt ra. Theo ông, “... một hành vi ở
lời được thực hiện gián tiếp thông qua một hành vi ở lời khác sẽ được gọi là một hành
vi gián tiếp” [4, tr.60].


22

Theo George Yule: “Chừng nào có một mối liên hệ gián tiếp giữa một cấu trúc
và một chức năng, thì ta có một hành động nói gián tiếp” [6, 110].
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp cũng nhận định: “Hành động ngôn từ gián tiếp là
hành động ngôn từ được thực hiện ở những phát ngơn có quan hệ gián tiếp giữa một
chức năng và một cấu trúc” [7, tr.390].
Tác giả Nguyễn Đức Dân lại cho rằng: “Một hành vi ngôn ngữ được gọi là gián
tiếp khi dạng thức ngôn ngữ của hành vi tại lời không phản ánh trực tiếp mục đích của
điều muốn nói” [5, tr.229].
Hành vi ở lời gián tiếp được tác giả Đỗ Hưu Châu quan niệm như sau: “Trong

thực tế giao tiếp, một phát ngôn thường không phải chỉ có một đích ở lời... Hiện tượng
người giao tiếp sử dụng trên bề mặt hành vi ở lời này nhưng lại nhằm hiệu quả của
một hành vi ở lời khác được gọi là hiện tượng sử dụng hành vi ngôn ngữ theo lối gián
tiếp. Một hành vi được sử dụng gián tiếp là một hành vi trong đó người nói thực hiện
một hành vi ở lời này nhưng lại nhằm làm cho người nghe dựa vào những hiểu biết
ngơn ngữ và ngồi ngơn ngữ chung cho cả hai người, suy ra hiệu lực ở lời của một
hành vi khác” [1,tr.145-146].
Một hành vi gián tiếp có thể được thực hiện qua nhưng hành vi ở lời khác nhau và
cùng một hành vi ở lời có thể tạo ra nhưng hành vi gián tiếp khác nhau. Điều đó cho thấy
việc sử dung ngôn từ trong giao tiếp không nhưng không cứng nhắc mà còn rất linh hoạt
và mềm dẻo.
Ví du 3: (1) “Phải chi có ai đó dẫn mình đi chơi nhỉ?”
(2) “Con có biết bây giờ là mấy giờ rồi không?”


23

Ví du trên là trường hợp cùng một hành vi ở lời có thể tạo ra nhưng hành vi gián
tiếp khác nhau. Cả hai phát ngôn đều là hành vi hỏi nhưng mang hai đích ở lời khác
nhau: (1) là lời rủ rê, (2) là lời trách cứ.
Cách nói gián tiếp nhiều khi mang lại hiệu quả cho muc đích giao tiếp hơn là
cách nói trực tiếp. Khi tham gia hội thoại, người sử dung ngôn ngư có thể nhận ra
đích ở lời của một hành vi ở lời gián tiếp nhờ vào mẫn cảm giao tiếp của bản thân, dù
khả năng ngôn từ của họ chưa nhiều lắm.
Ví du 4: Mẹ nói với con trai “Tóc con dài rồi đấy!” thay cho cách nói “Con đi cắt
tóc đi”.
Cách nói gián tiếp vừa góp phần tạo nên sự phong phú của ngôn ngư hội thoại,
vừa là môi trường để hành vi ngôn ngư bộc lộ các khả năng vốn có. Tuy vậy, không thể
tùy tiện dùng mọi hành vi ở lời trực tiếp để tạo ra mọi hành vi ở lời gián tiếp. Giống
như hành vi ở lời trực tiếp, hành vi ở lời gián tiếp cũng có các quy tắc sử dung riêng

của mình.
Tóm lại, việc lựa chọn phương thức thể hiện hành vi ngôn ngư trực tiếp hay gián
tiếp là tùy thuộc vào người nói sao cho đạt hiệu quả trong giao tiếp. Dùng phương thức
gián tiếp nhưng làm sao để người nghe tri nhận được hiệu lực ở lời. Điều này phu
thuộc vào các nhân tố tâm lý xã hội của vật tham gia giao tiếp cũng như điều kiện giao
tiếp cu thể. Theo Đỗ Hưu Châu thì: “…có nhiều hiệu lực tại lời giao tiếp đã trở thành
quy ước, trở thành một nghi thức phi ngôn ngữ” mà người Việt sử dung. Như khi hỏi
về thời gian, giờ giấc người Việt thường dùng câu “Anh có đeo đồng hồ khơng?”
hoặc hỏi mượn tiền thì “Anh có đem theo tiền không?”… không nhằm xác định xem
người nghe có hoặc không đeo đồng hồ/ tiền mà để người nghe hiểu được đay là lời
yêu cầu hãy cho tôi biết Bây giờ là mấy giờ? và Hãy cho tôi mượn tiền!...


24

1.1.4. Hành vi đề nghị (hành vi cầu khiến)
Hành vi cầu khiến là một loại hành vi ngôn ngư được người nói sử dung với
muc đích để người nghe thực hiện theo chủ ý của mình hoặc cho phép mình thực hiện
hành vi nào đó.
Các loại hành vi cầu khiến:
Nhưng hành vi cầu khiến chủ yếu là: ra lệnh, sai bảo, yêu cầu, đề nghị, kêu gọi,
mời mọc, xin phép, khuyên răn. Và khi đặt nó vào trong mối quan hệ có tính lịch sự thì
cầu khiến là loại hành vi có mức độ đe dọa thể hiện cao, hành động cầu khiến có nhưng
tác động tiêu cực (làm lợi) hay tiêu cực (gây thiệt) ở mức độ khác nhau cho cả hai phía
người nói và người nghe.
Dựa vào lý thuyết hành vi ngôn từ và quan niệm lịch sự (bù đắp nhưng tởn hao,
thiệt thịi mà hành vi câu khiến gây ra cho người đối thoại) của Austin thì hành vi cầu
khiến chủ yếu xét vào hai loại: cầu khiến cạnh tranh và cầu khiến hịa đờng.
Cầu khiến cạnh tranh
Cầu khiến cạnh tranh là loại hành vi cầu khiến với lợi ích của việc được thực

hiện thường thuộc về người nói hoặc trung hịa hoặc khơng tḥc về người nghe. Đó là
nhưng hành vi như: ra lệnh, thỉnh cầu, nhờ vả, xin phép,..
Xét về vị thế giao tiếp cầu khiến cạnh tranh có thể được phân thành hai loại sau:
1. Người nói có vị thế giao tiếp cao hơn người nghe (hành vi ra lệnh)
2. Người nói có vị thế giao tiếp thấp hơn hoặc ngang bằng với người nghe (hành vi
thỉnh cầu, nhờ vả, xin phép,…)
Đối với nội dung của khóa luận, tơi chỉ đề cập đến hành vi cầu khiến cạnh
tranh ở loại 2
Hành vi thỉnh cầu: là đưa ra lời yêu cầu người nghe thực hiện hành động nêu lên
trong câu (vượt qua khả năng của người nói), thể hiện ước mơ, nguyện vọng của người
nói được thực hiện.


25

Hành vi xin phép: là hành vi xin được sự thỏa thuận, cho phép, đồng ý của ai đó,
cơ quan, tổ chức nào đó cho người nói/ người viết thực hiện một hành vi nào đó.
Hành vi nhờ vả: là hành vi được đưa ra để nhờ vảo sự giúp đỡ người khác, làm
phiền người khác.

1.1.5. Kỹ năng sử dụng hành vi đề nghị và đáp lời đề nghị
1.1.5.1. Ngôn ngữ
Khi đề nghị:
Ngôn ngư biểu đạt ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nghe, lịch sự, tránh mơ hồ, tối
nghĩa, phù hợp với từng đối tượng, hoàn cảnh và muc đích giao tiếp.
Chú ý nhấn mạnh bằng các từ cảm thán nhằm thể hiện được sự chân thành của
bản thân khi đề nghị người khác.
Ví dụ: “Chị ơi! Chiều chị đến đón em đúng giờ nhe!”.
Khi đáp lời đề nghị: dù đồng ý hay từ chối lời đề nghị cũng phải đưa lời đáp với
ngôn ngư ngắn gọn, nhẹ nhàng, lịch sự để người nghe cảm thấy vui vẻ, thoải mái. Khi

đáp lời đề nghị cần kèm theo lời cảm ơn hoặc xin lỗi.
Ví dụ: Mình cảm ơn các bạn đã tin tưởng mình, nhưng mình thấy mình chưa đủ
khả năng làm lớp trưởng. Các bạn đề nghị bạn khác nhé!

1.1.5.2. Cử chỉ


×