Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán QR code qua ứng dụng EMB tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh quận 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 99 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã Ngành: 52340201

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG
DỊCH VỤ THANH TOÁN QR -CODEQUA ỨNG DỤNG EMB
TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
CHI NHÁNH QUẬN 12

Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Thanh Ngọc
Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thụy Tường Vy

Mã số sinh viên:

030631151500

Lớp:

HQ03-GE03

TP.HCM, tháng 10 năm 2019


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
...............................................................................................................................................


...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
TP. HCM, ngày ….. tháng …. năm 20….
Giảng viên hướng dẫn

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu và hồn thành Khóa luận tốt nghiệp này, em
đã nhận được sự giúp đỡ cũng như động viên từ nhiều phía. Trước tiên, em xin gửi lời
cảm ơn chân thành nhất tới giảng viên hướng dẫn của em – TS. Lê Thanh Ngọc. Thầy là
người luôn luôn tận tâm, tận lực, nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt thời gian
nghiên cứu và thực hiện Khóa luận này. Ngồi ra, thơng qua Khóa luận này, em muốn
gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy giáo, cô giáo đang giảng dạy tại trường Đại học
Ngân Hàng Việt Nam, những người đã truyền lửa, truyền đam mê và kiến thức về kinh tế
từ những môn học cơ bản nhất, giúp em có được nền tảng về chun ngành tài chính ngân hàng như hiện tại, từ đó có thể hồn thành đề tài nghiên cứu này. Em xin chân thành
cảm ơn!

Sinh viên


ii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ
trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các cơng trình nghiên cứu của người khác.
Các dữ liệu thơng tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn
rõ ràng. Tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.

Sinh Viên

iii


ABSTRACT
In the Industrial revolution 4.0, the fast payment method on mobile phone is very
interested and the most prominent is QR Pay - payment, NFC platform... They will be
combined with electronic payment instead of only used to scan website information,
phone numbers, addresses, etc. of businesses like before. Consumers can buy properties
on websites, shop at shopping centers, convenience stores, etc. without using cash or
bank payment cards.
In the near future, mobile payment will become a trend of money transactions, it
not only brings benefits for economy but also for customers. In fact, for the market in Ho
Chi Minh City, this means of payment is no stranger to people and can be found in many
shops in the city but it is not really accepted and strong developed by the people.
Moreover, the deployment of this service in local region is not really effective, the
payment manustructure is not support enough for the customers. Moreover, goverment
not really focused in promotion and expansion of new installations. Besides, the fact that
the central bank does not know clearly about customers behavior to the new payment

method which is still a difficult issue that goverments is facing when it wants to expand
the scale of this type of service.
Therefore, the goal of the research is to build a model of factors that affect the
demand on using fast payment serive especially focus on the demand on using QR – code
by customer who is using EMB application and living in district 12nd.
Based on the theory of intentional role in behavior and factors affecting the
demand of using mobile payments, the study sent 200 surveys to local customers and
collected 176 surveys valid, to determine the factors affecting the demand of using
mobile payments by customers at Viet Nam.
The results of multivariate regression analysis identified. Demand on using QR Pay affected by 5 factors, ranked from strong to weak. In addition, the test results show

iv


that gender, age, education and income factors do not differ in the meaning of using
service among different target groups.
From the above analysis results, the research provides recommendations for
solutions to increase the use of fast payment method by mobille platform, therefore
developing non-cash payment field of Viet Nam and bringing more benefits for economy
and customer.
1.

Objectives of the research

Objectives of this research topic
-

Evaluate and analyze the factors affecting customer demand

for Quich Respond Code.

-

Proposing solutions to further improve the demand of using

this payment service of customers at Viet Nam.
2.


Object and scope of research

Research objects:

Factors affecting customer demand for payment by Military bank mobile
plasform in Ho Chi Minh City.


Research scope:

The content focuses mainly on fast payment by plasform with secondary
data for research conducted collected in the period 2015-2018 and primary data is
collected from May 2019.
3.

Contribution of the research

In terms of scientific value, the thesis confirms the theoretical value of the
model of factors affecting the demand on using QR - Pay in local community.
In terms of practical value, the thesis expects to contribute some solutions
and orientations to develop manustructure and find the way to increase the demand
of customer in public.

4.

The structure of research:

v


Besides the introduction, conclusion, list of abbreviations, list of tables,
list of references, appendices, content subject matter consists of 5 chapters:
Chapter 1: Introducing Research of Influential Factors To Demand Of
Customer On Using QR – Pay by EMB Platform
Chapter 2: Theoretical Framework of Research Model of Influential
Factors to Demand of Customer on Using QR – Pay by EMB Platform.
Chapter 3: Researching Influential Factors to Demand of Customer On
Using QR – Pay by EMB Platform.
Chapter 4: Research Results of Influential Factors to Demand Of
Customer On Using QR – Pay by EMB Platform.
Chapter 5: Discussing and Proposing Solutions to Demand Of Customer
On Using QR – Pay by EMB Platform.

vi


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Thanh tốn điện tử đang trở thành một xu thế của các giao dịch ngân hàng trong
tương lai, nó khơng những đem lại lợi ích cho các ngân hàng mà còn cho cả khách hàng.
Thực tế đối với thị trường ở Tp.HCM, phương tiện thanh toán này khơng cịn xa lạ với
mọi người và có thể thấy ở rất nhiều cửa hàng hiện nay trong thành phố nhưng lại chưa
thực sự được người dân đón nhận và phát triển mạnh. Vì thế, mục tiêu của nghiên cứu là
xây dựng mơ hình về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng sử dụng dịch vụ thanh

toán nhanh cũng như đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định sử dụng
của khách hàng.
Trên cơ sở lý thuyết về vai trò ý định đối với hành vi và các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định sử dụng sử dụng thanh toán điện tử, nghiên cứu đã gửi 200 bảng khảo sát đến đối
tượng đang là khách hàng của ngân hàng quân đội quận 12. Đặc biệt những người đã
từng sử dụng dịch vụ thanh toán QR – Code qua ứng dụng EMB của ngân hàng. Từ đó
thu được một mẫu gồm 176 biến dùng cho mơ hình nghiên cứu.
Phương pháp phân tích nhân tố đã được sử dụng đại diện cho 5 nhân tố độc lập. Qua
các bước phân tích độ tin cậy và phân tích tương quan, nghiên cứu đã loại bỏ 1 biến quan
sát khơng phù hợp và điều chỉnh mơ hình nghiên Kết quả hồi quy cho thấy cả 5 nhóm
nhân tố đều ảnh hưởng đến ý định sử dụng sử dụng dịch vụ thanh toán qua QR – Code .
Trong đó, tác động mạnh nhất đến ý định sử dụng là nhân tố Nhận thức sự hữu ích của
dịch vụ
Từ kết quả phân tích trên, nghiên cứu đưa ra những kiến nghị giải pháp nhằm tăng
cường sử dụng phương thức thanh tốn nhanh , qua đó phát triển mảng thanh toán qua
ứng dụng của ngân hàng để đem lại nhiều lợi ích cho các bên liên quan.

vii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ...................................................... xi
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................... xii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ xiii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN Ý ĐỊNH THANH TOÁN BẰNG QR – CODE QUA ỨNG DỤNG EMB CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH QUẬN 12 .. 1
1.1.

GIỚI THIỆU ............................................................................................................................... 1


1.1.1.

Đặt vấn đề ................................................................................................................................ 1

1.1.2.

Sự cần thiết của đề tài ............................................................................................................. 2

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................................... 2

1.3.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .......................................................................................................... 3

1.4.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................... 3

1.5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 3

1.6.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................................................... 4

1.7.


TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ....................................................................... 5

1.8.

BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH
SỬ DỤNG DỊCH VỤ THANH TOÁN QR – CODE ...................................................... 7
2.1.

Tổng Quan Về Dịch Vụ Thanh Tốn QR ................................................................................. 7

2.1.1.

Q Trình Phát Triển Dịch Vụ Mobile Banking Tại Việt Nam ......................................... 7

2.1.2.

Khái Quát Về Dịch Vụ QR – Pay .......................................................................................... 8

2.1.3.

Cách thức hoạt động của dịch vụ QR – PAY ....................................................................... 9

2.2.

Tổng Quan Lý Thuyết Về Ý định Sử Dụng Dịch Vụ ............................................................. 12

2.2.1.


Thuyết hành động hợp lý...................................................................................................... 13

2.2.2.

Thuyết hành vi dự định ........................................................................................................ 14

2.2.3.

Thuyết chấp nhận công nghệ ............................................................................................... 16

2.3.

Tổng quan các nghiên cứu liên quan ....................................................................................... 18

2.3.1.

Các nghiên cứu trong nước .................................................................................................. 18

2.3.2.

Các nghiên cứu nước ngoài .................................................................................................. 20

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 23
3.1.

Quy trình nghiên cứu................................................................................................................ 24
viii



3.1.1.

Mẫu nghiên cứu..................................................................................................................... 24

3.1.2.

Quy trình khảo sát ................................................................................................................ 24

3.1.3.

Mơ hình nghiên cứu, các biến và giả thiết nghiên cứu....................................................... 24

3.1.4.

Mô hình kết hợp TRA và TAM ........................................................................................... 25

3.1.5.

Mơ hình kết hợp TBP, TAM và các yếu tố khác ................................................................ 26

3.1.6.

Giá Trị Thương Hiệu ............................................................................................................ 27

3.1.7.

Nhận thức bảo mật ................................................................................................................ 28

3.1.8.


Mô hình nghiên cứu đề xuất................................................................................................. 28

3.2.

Dữ Liệu Nghiên Cứu ................................................................................................................. 29

3.2.1.

Xây dựng và mã hóa từng nhân tố trong mơ hình đề xuất................................................ 29

3.2.2.

Nhận thức sự hữu ích QR Pay (PU) .................................................................................... 29

3.2.3.

Nhận thức kiểm soát hành vi (HV) ...................................................................................... 30

3.2.4.

Chuẩn chủ quan (CQ)........................................................................................................... 31

3.2.5.

Giá trị thương hiệu (TH) ...................................................................................................... 32

3.2.6.

Nhận thức bảo mật ................................................................................................................ 32


3.3.

Xây dựng mơ hình hồi quy ....................................................................................................... 33

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ
DỤNG DỊCH VỤ THANH TOÁN QR – CODE QUA ỨNG DỤNG EMB TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH QUẬN 12 ... 36
4.1.
4.1.1.

Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội MB Bank...................................... 36
Quá trình hình thành và phát triển ..................................................................................... 36

4.1.2.
Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân
Đội – Chi Nhánh Quận 12 .................................................................................................................... 37
4.1.3.
Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Thuơng Mại Cổ Phần Quân Đội – Chi
nhánh quận 12 giai đoạn 2015 – 2019. ................................................................................................ 40
4.2.

Kết quả nghiên cứu ................................................................................................................... 44

4.2.1

Thống kê mô tả ...................................................................................................................... 44

4.2.1.1

Giới Tính ................................................................................................................................ 44


4.2.1.2

Độ tuổi .................................................................................................................................... 45

4.2.1.3

Học Vấn.................................................................................................................................. 45

4.2.2

Phân tích kết quả kiểm định ................................................................................................ 46

4.2.2.1

Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến độc lập.................................................................. 46

4.2.2.2

Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến phụ thuộc ............................................................. 48
ix


4.2.2.3

Thống Kê Mức Độ Đánh Giá ............................................................................................... 49

4.2.2.4

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)..................................................................................... 55


4.2.2.5

Mơ hình nghiên cứu sau kết quả phân tích nhân tố: ......................................................... 60

4.2.3

Phân tích kết quả hồi quy ..................................................................................................... 61

4.2.3.1

Phân tích tương quan Pearson ............................................................................................. 61

4.2.3.2

Mơ hình hồi quy .................................................................................................................... 62

CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHI CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý
ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ QR – PAY QUA ỨNG DỤNG EMB CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH QUẬN 12 ............. 67
5.1.

Thảo luận ................................................................................................................................... 67

5.2
Một số đề xuất nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán QR – Pay qua ứng
dụng EMB. ............................................................................................................................................. 68
5.2.1

Đề Xuất Với Nhân Tố “Nhận Thức Sự Hữu Ích” .............................................................. 69


5.2.2

Đề Xuất Với Nhân Tố “Nhận Thức Kiểm Soát Hành Vi” ................................................. 69

5.2.3

Đề Xuất Với Nhân Tố Chuẩn Chủ Quan ............................................................................ 70

5.2.4

Đề Xuất Với Nhân tố nhận thức bảo mật ........................................................................... 71

5.3.

Những hạn chế của nghiên cứu. ............................................................................................... 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 74

x


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu/ chữ viết tắt

Diễn giải

1.

ATM


Máy rút tiền tự động

2.

EFA

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá

3.

KMO

Chỉ số xem xét sự thích hợp của EFA

4.

Máy POS

Điểm bán hàng chấp nhận thẻ

5.

NHTM

Ngân Hàng Thương Mại

6.

PU


Nhận thức sự hữu ích

7.

HV

Nhận thức kiểm sốt hành vi

8.

CQ

Chuẩn chủ quan

9.

BE

Nhận thức bảo mật

10.

TH

Giá trị thương hiệu

11.

YD


Ý định sử dụng

12.

QR

Quick Response –Mã ma trận

13.

Stata

Phần mềm phân tích dữ liệu Stata

14.

TAM

Technology Acceptance Model –Mơ hình
chấp nhận cơng nghệ

15.

TPB

Theory of Planned Behavior–Thuyết hành
vi dự định

16.


TRA

Theory of Reasoned Action –Thuyết hành
động hợp lý

17.

VIF

Hệ số phóng đại phương sai

xi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Thang Đo Nhận Thức Sự Hữu Ích Của Qr Pay ................................................ 29
Bảng 3.2 Thang Đo Nhận Thức Kiểm Soát Hành Vi ....................................................... 30
Bảng 3.3 Thang Đo Chuẩn Chủ Quan .............................................................................. 30
Bảng 3.4 Thang Đo Giá Trị Thương Hiệu ....................................................................... 31
Bảng 3.5 Thang Đo Nhận Thức Bảo Mật......................................................................... 32
Bảng 3.6 Tổng Hợp Giả Thiết Nghiên Cứu ..................................................................... 33
Bảng 4.1 Kết Quả Kiểm Định Crobach’s Alpha Cho Biến Độc Lập ............................... 45
Bảng 4.2 Kết Quả Kiểm Định Cronbach’s Alpha Cho Biến Phụ Thuộc ......................... 47
Bảng 4.3 Kiểm Định Phương Sai Tổng Thể .................................................................... 54
Bảng 4.4 Hệ Số Tải Ma Trận Xoay .................................................................................. 54
Bảng 4.5 Kiểm Định Phương Sai Tổng Thể .................................................................... 55
Bảng 4.6 Hệ Số Tải Ma Trận Xoay .................................................................................. 56
Bảng 4.7 Ma Trận Xoay Các Nhân Tố ............................................................................. 57
Bảng 4.8 Kết Quả Kiểm Định Kmo ................................................................................. 57

Bảng 4.9 Kiểm Định Nhân Tố Cho Biến Phụ Thuộc ....................................................... 58
Bảng 4.10 Phân Tích Tương Quan ................................................................................... 59
Bảng 4.11 Kết Quả Mơ Hình Hồi Quy ............................................................................. 60
Bảng 4.12 Đánh Giá Độ Phù Hợp Của Mơ Hình ............................................................. 61
Bảng 4.13 Tổng Hợp Giả Thiết Nghiên Cứu ................................................................... 63

xii


DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG
Hình 2.1: Các Chủ Thể Tham Gia Tiềm Năng Trong Quá Trình .................................... 10
Hình 2.2: Quy Trình Thực Hiện Thanh Tốn Qr – Code ................................................. 12
Hình 2.3: Thuyết Hành Động Hợp Ý ............................................................................... 14
Hình 2.4 Thuyết Hành Vi Dự Định (TPB) ....................................................................... 15
Hình 2.5: Mơ Hình Chấp Nhận Cơng Nghệ Ngun Bản (TAM) ................................... 17
Hình 2.6: Mơ Hình Chấp Nhận Cơng Nghệ Thống Nhất ................................................. 18
Hình 2.7 Mơ Hình Nghiên Cứu Đê Xuất Trong Bài Nghiên Cứu ................................... 20
Hình 3.1 Mơ Hình Kết Hợp Tra – Tam ............................................................................ 24
Hình 3.2 Mơ Hình Kết Hợp TBP–TAM........................................................................... 25
Hình 3.3 Mơ Hình Đề Xuất .............................................................................................. 28
Hình 4.1 Sơ Đồ Tổ Chức Của Mb – quận 12 ................................................................... 36
Bảng 4.1 Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân
Đội Giai Đoạn 2016 – 2018 .............................................................................................. 39
Hình 4.2 Thống Kê Giới Tính Người Tham Gia Khảo Sát .............................................. 43
Hình 4.3 Thống kê độ tuổi của người tham gia khảo sát.................................................. 44
Hình 4.4 Thống Kê Độ Tuổi Của Người Tham Gia Khảo Sát ......................................... 45
Hình 4.5 Trung Bình Kết Quả Khảo Sát Biến Nhân Tố Sự Hữu Ích ............................... 48
Hình 4.6 Trung Bình Biến Nhận Thức Kiểm Sốt Hành Vi ............................................ 49
Hình 4.7 Trung Bình Biến Chuẩn Chủ Quan ................................................................... 50
Hình 4.8 Trung Bình Biến Nhận Thức Bảo Mật .............................................................. 51

Hình 4.9 Trung Bình Biến Giá Trị Thương Hiệu ............................................................ 52
Hình 4.10 Sơ Đồ Điều Chỉnh ........................................................................................... 59

xiii


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN Ý ĐỊNH THANH TOÁN BẰNG QR – CODE QUA ỨNG DỤNG EMB CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH QUẬN 12
1.1.

GIỚI THIỆU

1.1.1. Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế hiện đại hôm nay với cuộc cách mạng Cơng nghiệp 4.0, các
phương thức thanh tốn nhanh trên nền tảng điện thoại di động đang được quan tâm rộng
rãi, nổi bật nhất phải kể đến là thanh toán qua mã QR – thanh toán bằng cách quét mã QR
(Quick response code – Mã vạch ma trận, mã phản hồi nhanh). Mã QR sẽ được kết hợp
với thanh tốn điện tử thay vì chỉ được sử dụng để quét thông tin trang web, số điện
thoại, địa chỉ… như trước đây. Người sử dụng có thể mua hàng hóa cả online lẫn trực
tiếp tại cửa hàng, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện thanh tốn hóa đơn mà khong cần
phải sử dụng tiền mặt hay thẻ ngân hàng.
Thanh toán qua mã QR (QR Pay) đã khơng cịn xa lạ với nhiều nước trên thế giới
như Ấn Độ, Trung Quốc,… Tại Việt Nam tính đến cuối năm 2019 đã có hơn 20,000 điểm
chấp nhận thanh toán bằng mã QR thuộc rất nhiều lĩnh vực từ sản xuất đến dịch vụ như
nhà hàng, khách sạn, trung tâm mua sắm, siêu thị, các cửa hàng thực phẩm, taxi,...và hầu
hết các ngân hàng lớn như Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, VPBank,... đều
đã đồng loạt tích hợp giải pháp thanh tốn qua mã QR trên ứng dụng di động.
Bên cạnh đó với thực tế xã hội hiện nay khi tình hình dân trí ngày càng phát triển,
mức sống của người dân càng ngày càng cải thiện, dẫn đến ý định sử dụng về việc sử

dụng các dịch vụ hiện đại đang là ý định sử dụng cấp yếu của mỗi người. Theo thống kê
từ Ngân hàng Nhà nước, số lượng giao dịch tài chính qua kênh Internet trong 07 tháng
đầu năm 2019 là 226 triệu giao dịch, tăng 51.8% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, số
lượng giao dịch tài chính qua kênh điện thoại đạt gần 202 triệu giao dịch, con số này cho
thấy niềm tin rất lớn của khách hàng vào phương thức thanh tốn này và sự dịch chuyển
của làn sóng Fintech trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Với sự dịch chuyển này, dịch
vụ thanh tốn nhanh ứng dụng cơng nghệ như QR Pay sẽ là một trong những phân khúc

1


dịch vụ đầu tư tiềm năng trong tương lai có tính cạnh tranh cao, đồng thời khẳng định nỗ
lực đột phá của các ngân hàng để đưa các sản phẩm dịch vụ tới gần hơn với khách hàng.
1.1.2. Sự cần thiết của đề tài
Là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam, với
mục tiêu trở thành ngân hàng thuận tiện nhất đối với khách hàng. Ngân hàng TMCP
Quân Đội (MB) đang không ngừng mở rộng các chi nhánh trên khắp các tỉnh, thành phố
trong nước. Thấy được tiềm năng công nghệ số của thị trường Việt Nam, MB đã và đang
phát triển, đẩy mạnh các dịch vụ thanh tốn nhanh trong đó có dịch vụ thanh tốn qua mã
QR được tích hợp với dịch vụ Mobile Banking nhằm đáp ứng và cung cấp các dịch vụ tốt
nhất, hiện đại nhất cho khách hàng của mình.
Tuy nhiên, việc triển khai dịch vụ này ở MB – Chi nhánh Quận 12 chưa thực sự
hiệu quả, MB mới chỉ triển khai ký kết hợp đồng liên kết QR Pay với cổng thanh toán
trung gian VNPay-QR mà chưa thật sự chú trọng công tác quảng bá, mở rộng lắp đặt mới
và cũng chỉ sử dụng dịch vụ QR Pay trên nền tảng cơ bản mà chưa phát triển rộng thêm
các tiện ích mới của QR. Bên cạnh đó, việc chưa thực sự nắm bắt được tâm lý khách
hàng khi sử dụng loại hình thanh tốn mới này vẫn đang là vấn đề khó khăn mà MB đang
gặp phải khi muốn mở rộng quy mơ loại hình dịch vụ này.
Mong muốn đưa dịch vụ QR Pay tiếp cận nhiều hơn đến khách hàng, dần thay cho
thanh toán bằng tiền mặt và giúp Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Quận 12 có

những giải pháp thu hút khách hàng sử dụng QR Pay, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố
ảnh hưởng đến ý định sử dụng sử dụng dịch vụ thanh toán bằng mã QR qua app eMB
của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Quận 12” để làm đề tài
nghiên cứu của mình.
1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định của khách hàng khi sử dụng dịch vụ thanh tốn qua mã QR nói riêng và các hình
thức thanh tốn thơng qua ngân hàng nói chung. Từ đó thay đổi thói quen sử dụng tiền

2


mặt của người dân, hạn chế số lượng tiền trong lưu thơng nhằm giúp Ngân hàng Nhà
nước kiểm sốt tốt hơn hệ thống tiền tệ tại Việt Nam.
 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nghiên cứu này:
-

Làm rõ các nhân tố và mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng sử dụng dịch vụ thanh toán qua mã QR của khách hàng.

-

Đề xuất các giải pháp tác động nâng cao hơn nữa ý định sử dụng sử dụng dịch vụ
thanh toán này của khách hàng qua đó làm tăng khả năng cạnh tranh và tăng tính
hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh
Quận 12.


1.3.
-

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Các nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định sử dụng sử dụng dịch vụ thanh toán qua mã
QR của khách hàng?

-

Nhân tố nào ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán
bằng mã QR?

-

Đâu là các giải pháp để nâng cao ý định sử dụng sử dụng thanh toán QR Pay của
khách hàng tại MB Quận 12?

1.4.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

 Đối tượng nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng sử dụng dịch vụ thanh toán qua mã QR
của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Quận 12.
 Phạm vi nghiên cứu
Nội dung tập trung chủ yếu vào dịch vụ thanh toán nhanh qua mã QR tại MB
Quận 12 với dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu được tiến hành thu thập trong giai đoạn
2015 -2018 và dữ liệu sơ cấp được tiến hành thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 10
đến tháng 12 năm 2019.

1.5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tác giả sử dụng phương pháp chính là nghiên cứu định lượng làm nền tảng cơ sở

cho đề tài cụ thể như sau:

3


-

Thực hiện phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lý dữ liệu.

-

Phương pháp thống kê mô tả, lập bảng so sánh kết quả và rút ra kết luận.

-

Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý dữ liệu, với các phương pháp được sử dụng
sau:

 Thống kê mô tả: Sau khi thu thập các dữ liệu khảo sát tác giả sử dụng các công cụ
thống kê như tần số, tỷ lệ phần trăm nhằm tìm hiểu đặc điểm mẫu nghiên cứu.
Đồng thời sử dụng các thống kê: trung bình, độ lệch chuẩn để đánh giá phân bố và
mức độ đồng ý của khách hàng đối với các biến quan sát được.
 Tính tốn hệ số Cronbach’s Alpha: Nhằm loại bỏ các biến không phù hợp và hạn
chế các biến rác trong mơ hình nghiên cứu. Đồng thời hệ số này giúp đánh giá độ
tin cậy của thang đo.

 Phân tích nhân tố khám phá EFA: Được dùng để thu nhỏ số lượng biến ban đầu
thành tập hợp các biến cần thiết sử dụng cho nghiên cứu và tìm mối quan hệ giữa
các biến với nhau.
 Xây dựng mơ hình hồi quy tuyến tính và thực hiện các kiểm định: mơ tả hình thức
của mối liên hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc, qua đó giúp ta dự đốn được
mức độ của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập. Sau đó tiến hành
một số kiểm định: kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, kiểm định sự khác biệt của
các biến định tính.
Từ những kết quả phân tích nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng sử dụng của

-

khách hàng dẫn đến phân tích, thảo luận tìm ra những giải pháp và đưa ra kiến
nghị hướng đến nâng cao ý định sử dụng sử dụng dịch vụ của khách hàng.
1.6.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


Trình bày khung lý thuyết về mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định sử dụng sử dụng dịch vụ thanh toán bằng mã QR của khách hàng tại Ngân
hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Quận 12.



Nhận xét chủ quan các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng sử dụng dịch vụ
thanh toán qua mã QR tại MB Quận 12.

4





Xây dựng mơ hình về các nhân tố tác động đến ý định sử dụng sử dụng dịch vụ
thanh toán qua mã QR của khách hàng.



Đưa ra kết luận về những yếu tố ảnh hưởng mạnh đến ý định sử dụng sử dụng
dịch vu thanh toán trên của khách hàng để có định hướng phát triển hệ thống
thanh tốn qua QR code của Ngân hàng TMCP Quân Đội một cách hiệu quả.

1.7.

TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
Những năm gần đây, các nghiên cứu về hành vi, thói quen của người sử dụng để

đưa ra những yếu tố tác động đến việc sử dụng một sản phẩm khơng cịn xa lạ bởi những
ích lợi của những nghiên cứu này cho việc nâng cao chất lượng đời sống xã hội. Cụ thể,
qua nghiên cứu này, tác giả mong muốn đưa ra cái nhìn tổng quan về dịch vụ QR Pay vẫn
cịn khá mới mẻ với đại đa số người dân Việt.
 Bài nghiên cứu dựa trên cơ sở các nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng và ý
định sử dụng sử dụng dịch vụ, đề tài dựa trên những học thuyết nghiên cứu rất
quan trọng và đã được kiểm chứng qua hàng loạt nghiên cứu trước đó bao gồm:
thuyết hành động hợp lý, thuyết hành vi dự định và mô hình chấp nhận cơng nghệ.
Cụ thể:
 Thuyết hành động hợp lý Ajzen & Fishbein, 1975 được xem là nghiên cứu tiên
phong trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý. Theo bài nghiên cứu thì học thuyết hành
động hợp lý được xây dựng trên hai khái niệm cơ bản là thái độ của người tiêu
dùng và các chuẩn chủ quan của người tiêu dùng để giải thích hành vi của người

tiêu dùng trong xã hội. Trong đó thái độ của một người được đo lường bằng niềm
tin và sự đánh giá kết quả của một hành vi bất kì, bên cạnh đó chuẩn chủ quan
được định nghĩa là nhận thức của những người bị ảnh hưởng sẽ tác động lên một
cá nhân nào đó nên hay khơng nên thực hiện một hành vi bất kì.
Học thuyết hành động hợp lý có những giới hạn trong việc dự đoán về nhận thức
thực hiện các hành vi và chuẩn chủ quan không đủ để giải thích cho hành động của người
sử dụng
 Thuyết hành vi dự định do Ajzen nghiên cứu và ra đời năm 1991 là nghiên cứu bổ
sung cho thuyết nghiên cứu hành động hợp lý của chính ơng trước đó. Theo ông
5


thuyết hành vi dự định được xuất phát từ giới hạn của hành vi mà con người có ít
sự kiểm soát, bổ sung trong bài nghiên cứu này là nhân tố nhận thức kiểm sốt
hành vi có tác động đến ý định, hành vi của một cá nhân bất kỳ. Nhận thức kiểm
soát hành vi sẽ phản ảnh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi và việc
thực hiện hành vi đó có bị kiểm sốt hay hạn chế hay khơng.
 Mơ hình chấp nhận cơng nghệ do Teo, T., Su Luan, W., & Sing, C.C. nghiên cứu
và xuất bản năm 2008. Đây là một trong những nghiên cứu nổi bật trong thời đại
mới khi giải thích hành vi ý định chấp nhận sử dụng một sản phẩm dịch vụ công
nghệ mới của khách hàng. Cụ thể trong bài nghiên cứu phát biểu thái độ và ý định
sử dụng sản phẩm của khách hàng được quyết định bởi nhận thức sự hữu ích và
nhận thức tính dễ sử dụng của sản phẩm.
1.8.

BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng biểu,
danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung đề tài bao gồm 5 chương:
 Chương 1: Giới thiệu về nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng dịch vụ thanh toán bằng QR – Code qua ứng dụng EMB của ngân hàng

TMCP quân đội – chi nhánh quận 12
 Chương 2: Xây dựng khung lý thuyết cho mơ hình nghiên cứu
 Chương 3: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng ý định sử dụng dịch vụ thanh
toán bằng QR – Code qua ứng dụng EMB của ngân hàng TMCP quân đội –
chi nhánh quận 12.
 Chương 4: Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng
dịch vụ thanh toán bằng QR – Code qua ứng dụng EMB của ngân hàng
TMCP quân đội – chi nhánh quận 12.
 Chương 5: Thảo luận và kiến nghị các giải pháp giúp nâng cao tính hiệu quả
của việc nâng cao ý định sử dụng dịch vụ thanh toán bằng QR – Code qua
ứng dụng EMB của ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh quận 12

6


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH
SỬ DỤNG DỊCH VỤ THANH TOÁN QR – CODE
2.1.

Tổng Quan Về Dịch Vụ Thanh Toán QR

2.1.1. Quá Trình Phát Triển Dịch Vụ Mobile Banking Tại Việt Nam
Trên thế giới quá trình phát triển ngân hàng điện tử bước đầu phát triển vào cuối thế kỉ
19 và có những bước tiến nhảy vọt về quy mô cũng như chất lượng vào đầu những năm
2000. Theo tài liệu khái quát về xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử (Mobille
Banking – Global Trends and their Impact on Bank) của KPMG (2015) cho định nghĩa
tổng quan về loại hình dịch vụ này là việc thực hiện các giao dịch ngân hàng thông qua
các thiết bị di động bao gồm điện thoại, máy tính bảng hoặc thiết bị thơng minh có kết
nối mạng. Trong những năm đầu tiên phát triển thì số lượng những dịch vụ vẫn cịn khá ít
và bị hạn chế nhiều về phạm vi chức năng, cụ thể khách hàng chỉ có thể sử dụng dịch vụ

ngân hàng điện tử để lưu chuyển một số lượng tiền nhất định trong phạm vi nội bộ ngân
hàng. Tuy nhiên ở những năm sau này nhờ sự phát triển nhanh chóng của điện thoại
thơng minh và các thiết bị ngoại vi tại các nước phát triển tạo nên động lực để thúc đẩy
loại hình dịch vụ này một cách vượt bậc. Hiện nay thì dịch vụ ngân hàng điện tử có thể
được sử dụng trong mọi mặt của cuộc sống từ thanh tốn hàng hóa dịch vụ trực tuyến cho
đến việc thanh toán tại các điểm bán lẻ.
Việc phát triển các hình thức ngân hàng trực tuyến tại Việt Nam khá trễ so với các
nước trên thế giới, từ năm 1994 Ngân hàng ngoại thương (Vietcombank) đưa ra dịch vụ
Home – Banking đây là sản phẩm ngân hàng điện tử đầu tiên trên tồn hệ thống. Tiếp sau
đó là hàng loạt các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử của các tổ chức tài chính khác
nhau ra đời nhằm bắt kịp xu hướng phát triển công nghệ của thế giới nói chung cũng như
phát triển dịch vụ ngân hàng nói riêng. Với các ứng dụng nổi bật có thể kể đến như: dịch
vụ Phone banking ( thanh toán chuyển tiền thông quan các cuộc gọi) của ngân hàng Á
Châu (ACB), HSBC, CitiBank … Cho đến năm 2008 kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế
thế giới hệ thống ngân hàng đã có hàng loạt những cải cách, thay đổi để phát triển tình
hình kinh doanh của mình nhằm hạn chế những rủi ro đến từ việc mở rộng tín dụng, cho
vay đồng thời việc phát triển hệ thống core banking của mỗi ngân hàng trở thành một
7


điều tất yếu của mỗi ngân hàng nhằm mục tiêu phát triển doanh nghiệp một cách bền
vững.
Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng điện tử là sự phát triển của các hình
thức thanh tốn điện tử bao gồm nhiều loại hình khác nhau như: Thanh tốn qua nền tảng
NFC, QR – Code … tuy nhiên trong phạm vi bài nghiên cứu này tác giả tập trung nghiên
cứu về hình thức thanh tốn qua QR – code do ngân hàng TMCP Quân Đội cung cấp.
2.1.2. Khái Quát Về Dịch Vụ QR – Pay
Mã QR (QR –Code) được phát triển đầu tiên tại Nhận Bản vào năm 1994 và được sử
dụng trong ngành công nghiệp ô tô nhằm mục đích theo dõi tình hình và q trình sản
xuất ơ tơ. Sau đó dần được phát triển ở nhiều loại hình ngành nghề khác nhau tuy nhiên

sự bùng nổ việc sử dụng QR – code trong thanh toán là ở Trung Quốc và Đài Loan thông
qua ứng dụng We chat do tập đoàn Tencein cung cấp.
Tại Việt Nam, việc sử dụng QR- code cũng như các hình thức thanh tốn xuất hiện khá
muộn so với các nước trong khu vực, vào năm 2013 QR – Code xuất hiện lần đầu tiên với
mục đích cung cấp cơng cụ hỗ trợ tra cứu thông tin về sản phẩm cho người dùng thông
qua việc qt hình ảnh những ma trận vng. Theo đó, một mã QR sẽ cung cấp cho
người dùng thông tin cá nhân, địa chỉ mail hay một chương trình khuyến mãi nào đó từ
một nhà cung cấp nào đó. Tại thời gian này, những công cụ hỗ trợ cho nền tảng này còn
khá hạn chế trong điều kiện số lượng người dùng thưa thớt dẫn đến những khó khăn nhất
định trong việc phát triển và mở rộng sản phẩm đến toàn xã hội. Tuy nhiên đến năm 2017
mã QR – code lần đầu tiên được sử dụng trong các phương thức thanh tốn tài chính do
một số định chế tài chính cung cấp: đi đầu trong lính vực này phải nhắc đến ví điện tử
MoMo khi cho phép người dùng thanh toán trực tiếp tại hàng loạt cửa hàng, hệ thống của
các đối tác với tổ chức này trên toàn quốc. Tiếp theo đó là sự kế thừa từ những định chế
tài chính khác bao gồm các NHTM và các cơng ty tài chính cho đến hiện nay việc thanh
tốn bằng QR – code đã xuất hiện trên hầu hết các nền tảng ứng dụng khác nhau.
Kể từ khi bắt đầu phát triển hệ thống thanh toán qua QR – code cho đến nay, thì sản
phẩm này nhận được sự đón nhận khá tích cực từ phía khách hàng cũng như những nhà
cung cấp dịch vụ thanh toán. Theo thống kê của VN – Pay vào năm 2019 ghi nhận số
8


lượng tổ chức tài chính cung cấp sản phẩm sử dụng thanh toán QR – code lên đến hơn 20
đơn vị, đồng thời số lượng điểm giao dịch chấp nhận thanh toán thường xuyên phát sinh
giao dịch lên đến hơn 20,000 điểm. Hiện nay các sản phẩm chủ yếu khách hàng sử dụng
dịch vụ QR – code để thanh toán là mua sắm tại các trung tâm thương mại, các cửa hàng
ăn uống và mua sắp trực tuyến, ngoài ra vào đầu năm 2019 khách hàng có thể thanh tốn
hóa đơn điện nước, truyền hình internet thơng qua hệ thống QR Pay của các ngân hàng
môt cách dễ dàng.
Đối tượng khách hàng mà sản phẩm hướng đến đa phần là bộ phận giới trẻ có những

hiểu biết nhất định về công nghệ thông tin đồng thời sẵn sàng trải nghiệm những dịch vụ
mới. Nếu nắm bắt được số lượng khách hàng tiềm năng này, thì xu hướng thanh tốn chủ
yếu trong xã hội sẽ có khả năng thay đổi theo hướng tích cực trong thời gian sắp tới . Một
trong những tác động tích cực có thể kể đến là tăng khả năng kiểm sốt lưu lượng tiền
trong lưu thơng của ngân hàng nhà nước nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát cũng như tiết
kiệm một lượng lớn ngân sách quốc gia cho việc in ấn phát hành tiền mới, thay vào đó sử
dụng nguồn lực trên để phát triển những vấn đề khác trong xã hội như y tế, giáo dục …
2.1.3. Cách thức hoạt động của dịch vụ QR – PAY
Cơng nghệ thanh tốn qua hình thức QR code được phát triển dựa trên công nghệ mã
vạch (Barcode) thường được sử dụng để tra cứu thông tin cụ thể về một loại sản phẩm
nào đó. Mã QR được gia tăng số lượng các mã vạch theo chiều ngang và chiều sâu, trong
khi mã vạch – Barcode chỉ có thể chứa một số lượng nhất định dữ liệu thì mã QR có thể
chứa một khối lượng thơng tin lớn hơn một cách đáng kể, đi kèm với đó là tính chất bảo
mật cao nên có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Mã QR thường hiển thị dưới
hình thức ơ vng màu đen trên nền trắng, bên trong có chứa nhiều ký tự chồng chéo
được mã hóa và được quét bởi một máy đọc mã vạch hoặc điện thoại thơng minh
(Young-Sil Lee, Hoonjae Lee (2010).
Ngồi ra việc sử dụng cơng cụ thanh tốn qua QR code cũng như một số loại hình
thanh tốn điện tử khác có những điểm khác biệt so với việc thanh toán trực tiếp bằng
tiền mặt. Theo đó người sử dụng dịch vụ phải trải qua một quá trình truy cập và chuyển
nhượng quyền thanh tốn bởi một tổ chức tài chính mà khách hàng đã đăng kí dịch vụ
9


trước đó. Trong q trình này hàng loạt những chủ thể tiềm năng đóng vai trị nhất định
bao gồm cả trực tiếp lẫn gián tiếp để có thể hồn thành một giao dịch bất kì. Theo nghiên
cứu “Mobile Payment Market and Research” của Tomi Dahlberg1 và các cộng sựnhững
chủ thể có những vai trị nhất định trong q trình này bao gồm:
Nhà Cung
Cấp Sản Phẩm

Dịch Vụ
Ngân Hàng,
Tổ Chức Tài
Chính

Người Dùng

Nhà Cung
Cấp Dịch Vụ
Thanh Toán

Thiêt Bị
Ngoại Vi

Nhà Cung
Cấp Dịch Vụ
Bảo Mật

Nhà Cung
Cấp Dịch Vụ
Mạng

Hình 2.1: Các Chủ Thể Tham Gia Tiềm Năng Trong Q Trình
Thanh Tốn Điện Tử
Trên thị trường hiện nay có hàng loạt định chế đóng vai trị là nhà cung cấp sản phẩm
dịch vụ thanh tốn, thơng thường khách hàng thường sử dụng các sản phẩm do chính các
ngân hàng và tổ chức tài chính phát hành có thể kể đển như BIDV Smart Banking, MB
mobile banking, ... Tuy nhiên bên cạnh những sản phẩm này, thì các loại hình ví điện tử
là những nhà cung cấp dịch vụ độc lập có thể giúp cho khách hàng những tiện ích tương
tự nhưng được phát triển một cách hiệu quả hơn: những sản phẩm nổi bật như MoMo,

Zalo Pay.

1

Dahlberg, T., Mallat, N., Ondrus, J., & Zmijewska, A. (2008). Past, present and future of mobile payments research: A
literature review. Electronic commerce research and applications, 7(2), 165-181.

10


Mặc dù có nhiều nhà cung cấp dịch vụ thanh toán khác nhau tuy nhiên trên thị trường
Việt Nam hiện nay chỉ có một nhà cung cấp dịch vụ bảo mật duy nhất là thơng qua cổng
thanh tốn điện tử VietNam (Napas) do chính phủ cung cấp nhằm mục đích kiểm sốt
tính an tồn của từng giao dịch cũng như kiểm sốt tính minh bạch của việc lưu chuyển
tiền tệ qua kênh ngân hàng điện tử. Đây cũng là một điểm hạn chế khi phát triển thị
trường thanh toán điện tử tại Việt Nam khi mà cơ sở hệ thống bảo mật của cổng thanh
toán điện tử quốc gia theo không kịp với tốc độ phát triển về công nghệ của những sản
phẩm thanh toán do các tổ chức tài chính cung cấp.
Về cách thức thực hiện thanh tốn qua QR – code thì khách hàng có thể dễ dàng sử
dụng khi sở hữu một thiết bị di động thông minh bất kì (Smart phone, máy tính bảng … )
và có cài đặt ứng dụng cung cấp dịch vụ thanh tốn như ví điện tử, ngân hàng điện tử hay
thậm chí internet banking có tích hợp với QR Pay, sau đó sử dụng camera của thiết bị
quét mã QR được cung cấp bởi nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ. Đối với mỗi giao dịch
thanh toán mã QR sẽ cung cấp những thông tin giao dịch cần thiết như số hóa đơn, số
tiền, thơng tin ngân hàng và các thơng tin giao dịch cần thiết. Cơng nghệ này có thể cung
cấp sự bảo mật một cách tối đa vì dữ liệu cá nhân của khách hàng sẽ không được cung
cấp hoặc lưu trữ bởi các nhà cung cấp dịch vụ từ đó có thể đảm bảo được việc mất trộm
thơng tin cá nhân người dùng sẽ không bị bắt nguồn từ nhà cung cấp.
Việc sử dụng thanh toán qua QR code có nhiều ưu điểm khơng chỉ mang tính vi mơ
mà cịn mang nhiều lợi ích mang tính vĩ mơ. Trong phạm vi của những doanh nghiệp tổ

chức sử dụng dịch vụ này sẽ không phải đầu tư quá nhiều về cơ sở hạ tầng cũng như thiết
bị ngoại vi mà vẫn có thể đảm bảo khả năng mở rộng dịch vụ của khách hàng.

11


×