Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Môn văn (THCS) ôn thi công chức giáo viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 62 trang )

MÔN: VĂN

TIẾT 1 : KHI CON TU HÚ (Tố Hữu)
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức:
Giúp HS :
- Cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ
cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những hình ảnh gợi
cảm và thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết.
- Hiểu được sức truyền cảm mạnh mẽ, rộng rãi của bài thơ nói riêng và của thơ Tố Hữu nói
chung, một phần do đã tiếp thu tinh hoa của nền thơ dân tộc và làm phong phú thêm những
tinh hoa truyền thống đó.
- Tích hợp với phần Tập làm văn, Tiếng Việt và kiến thức môn Lịch sử, Giáo dục công dân,
Âm nhạc...
2. Kỹ năng :
- Đọc diễn cảm thơ lục bát.
- Phát hiện từ ngữ, hình ảnh và ý nghĩa của nó.
- Cảm nhận được cảnh và tình trong mỗi đoạn thơ.
- Liên hệ mở rộng vấn đề.
3. Thái độ : Rèn luyện cho HS :
- Hiểu, cảm thơng với hồn cảnh, cuộc đời của người chiến sĩ cách mạng và quý trọng họ.
- Có lòng yêu sự sống, biết quý trọng tự do.
- Yêu ngôn ngữ dân tộc, thể thơ lục bát (thể thơ dân tộc) mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt.
4. Phát triển các năng lực cho HS:
- Giao tiếp tiếng Việt
- Giải quyết vấn đề, Hợp tác
- Tự quản bản thân
- Sáng tạo, Cảm thụ thẩm mĩ...
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên :
- Giáo án, sách giáo khoa.


- Tài liệu tham khảo.
- Máy chiếu, máy tính.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Học sinh:
- Đọc các tài liệu tham khảo.
- Vở soạn, vở ghi, sách giáo khoa đầy đủ
III. Phương pháp dạy học
Giáo viên kết hợp các phương pháp dạy học : nêu vấn đề, tạo tình huống, thảo luận
nhóm, phân tích, bình giảng, đàm thoại...
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức (1phút)
2. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động dẫn vào bài mới (1-2 phút)
GV có thể dẫn từ bài thơ “Lượm” (lớp 6) hoặc một số bài thơ của các chiến sĩ cách mạng
trong tù (lớp 8) để giới thiệu vào bài “Khi con tu hú” của Tố Hữu.


HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HĐ CỦA HS

Hoạt động 2:(8 phút)
Hướng dẫn HS đọc và tìm
hiểu chung văn bản

I, Đọc – Tìm hiểu chung

- Yêu cầu HS trình bày - 1 HS đại diện trình
những nét chính cuộc đời bày.
và sự nghiệp của nhà thơ - HS khác nhận xét,

Tố Hữu.
bổ sung(nếu cần).
- GV nhận xét, chiếu sơ đồ - Quan sát, lắng
tư duy, kết hợp giới thiệu nghe, ghi nhớ kiến
thêm về đặc điểm thơ Tố thức.
Hữu.

- Chiếu hướng dẫn cách
đọc:
+ 6 câu đầu: giọng vui,
náo nức, phấn chấn.
+ 4 câu sau: giọng bực
bội, chú ý nhấn mạnh các
động từ, từ ngữ cảm thán.
- Gọi 1 HS đọc diễn cảm
bài thơ.
- GV nhận xét.
- GV giao cho các tổ vẽ sơ
đồ tư duy: tìm hiểu khái
quát về văn bản.
- GV nhận xét và chiếu
hình ảnh nhà lao Thừa Phủ,
giới thiệu thêm về tập thơ
“Từ ấy”.

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

1. Tác giả: Tố Hữu

a. Cuộc đời:

- (1920 - 2002)
- Quê: Thừa Thiên Huế.
- Sớm giác ngộ lí tưởng cách
mạng.
- Sau cách mạng: giữ nhiều
chức vụ quan trọng, đồng thời
vẫn sáng tác thơ.
b. Sự nghiệp:
- Các chặng đường thơ gắn
liền với những chặng đường
cách mạng.
- Đặc điểm thơ:
+ Chất trữ tình chính trị
+ Đậm bản sắc dân tộc.
2. Tác phẩm

- 1 HS đọc hướng
dẫn cách đọc, các
HS khác quan sát,
lắng nghe.

- 1 HS đọc diễn cảm
- HS khác nghe và
nhận xét
- Đại diện lên trình a, Hồn cảnh sáng tác, xuất xứ
bày.
- Sáng tác 7/1939, khi nhà thơ
bị giam trong nhà lao Thừa Phủ
- HS khác nhận xét (Huế).
- Lắng nghe kết hợp

quan sát và ghi nhớ - Trong tập thơ “Từ ấy”.
kiến thức.
b, Thể thơ, phương thức biểu
đạt:
- Thể thơ: lục bát
- Phương thức biểu đạt: Biểu
cảm kết hợp với miêu tả


HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HĐ CỦA HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT
c, Nhân vật trữ tình: người tù
cách mạng.
d, Bố cục: 2 phần
+ 6 câu đầu: bức tranh thiên
nhiên vào hè trong tâm tưởng
người tù cách mạng.
+ 4 câu sau: tâm trạng người
tù cách mạng.
II, Tìm hiểu chi tiết văn bản

Hoạt động 3: (25-26 phút)
Hướng dẫn HS tìm hiểu
chi tiết văn bản
- GV gọi HS đọc 6 câu thơ. - Đọc diễn cảm sáu
(Có thể GV đọc cho HS câu thơ đầu.
nghe)

- GV: Tố Hữu đã làm bài
thơ này khi đang bị giam
trong nhà lao Thừa Phủ,
chỉ có một chút liên hệ
với khơng gian tự do qua
“rào ô cửa nhỏ”
- Hỏi : Trong hồn cảnh
đó, tại sao người tù cách
mạng lại biết được mùa hè
đang đến?
- GV chốt kiến thức trên
máy
( “Tu hú gọi bầy”: tín hiệu
của mùa hè.)
Tiếng chim tu hú khơng
chỉ là tín hiệu của mùa hè.
Tiếng chim đồng quê ấy
lọt qua song sắt nhà tù, tác
động đến cả tâm hồn
người tù cộng sản, gợi ra
trong tâm tưởng anh một
thế giới thiên nhiên vào hè
thật sống động.
- GV gọi HS đọc 6 câu thơ.

- Lắng nghe

- Phát hiện, trả lời
cá nhân.
-Lắng nghe,ghi nhớ.


- Đọc diễn cảm sáu
câu thơ đầu.

1. Bức tranh thiên nhiên vào hè
trong tâm tưởng người tù cách
mạng.


HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HĐ CỦA HS

- Hỏi: Trong đoạn thơ, tác - Phát hiện, trả lời
giả đã sử dụng biện pháp
tu từ nào?
- GV chốt kiến thức.
- GV cho HS thảo luận - Thảo luận nhóm.
nhóm
+ Tổ 1: Tìm những từ ngữ - Trình bày kết quả.
miêu tả màu sắc, đường
nét. Em có nhận xét gì về
các màu sắc đó?
+ Tổ 2: Tìm những từ ngữ
miêu tả âm thanh. Em có
nhận xét gì về những âm
thanh đó?
+ Tổ 3: Tìm những từ ngữ
miêu tả hương vị. Em có
nhận xét gì về các hương

vị đó?
+ Tổ 4: Những khơng gian
nào được gợi nhắc trong
đoạn thơ? Em có nhận xét
gì về các khơng gian đó?

- Hỏi: Nêu nhận xét của
con về bức tranh thiên
nhiên vào hè được miêu tả
trong 6 câu đầu?
(Khuyến khích HS trình
bày những suy nghĩ, cảm
nhận cá nhân)

- Trình bày theo
cảm nhận cá nhân.
(HS có thể ấn tượng
về:
+ Sự sống động của
bức tranh.
+ Tình yêu thiên
nhiên, yêu cuộc
sống của người tù
cách mạng.
+ Chất chiến sĩ và
tâm hồn thi sĩ.
+ Khát vọng sống,
khát vọng tự do...)

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

- Biện pháp liệt kê

+ Màu sắc:
( Vàng: lúa – đang chín,
bắp – vàng hạt
Hồng: nắng – đầy sân
Xanh: vườn râm,
bầu trời
Đỏ: trái chín)
→ Rực rỡ, tươi sáng
+ Âm thanh:
( Tiếng chim tu hú gọi bầy
Tiếng ve ngân
Tiếng sáo diều)
→ Rộn ràng, náo nức, tưng
bừng, rộn rã.
+ Hương vị:
(Trái chín – ngọt dần
Thơm - lúa chín, bắp phơi...)
→ Ngọt ngào, đang độ ngon
ngọt nhất.
+ Khơng gian:
(Cánh đồng
Vườn
Sân phơi
Trời rộng-cao)
→ Rộng lớn, khống đạt.


HOẠT ĐỘNG CỦA GV


HĐ CỦA HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

- GV chốt kiến thức, bình - Lắng nghe, cảm
giảng mở rộng:
thụ, ghi bài.
+ Bức tranh thơ thật sống
động vì nó được vẽ ra
bằng tâm tưởng của người
tù cách mạng. Nó khơng
chỉ có các sắc màu, khơng
gian, mà cịn rộn ràng âm
thanh và ngọt ngào hương
vị. Dường như, người tù
cách mạng đang huy động
các giác quan và rộng mở
cả tâm hồn mình để đón
nhận thế giới thiên nhiên
phong phú ấy...
+ Khơng những thế, trong
mỗi sự vật được miêu tả,
ta nhận ra sức sống căng
tràn... Nó đánh thức tình
u thiên nhiên, u cuộc
sống trong tâm hồn người
tù cách mạng....

=> Bức tranh mùa hè sống

động, vui tươi, chan hòa ánh
sáng, rực rỡ sắc màu, rộn rã âm
thanh, ngọt ngào hương vị...
=> Tình yêu thiên nhiên, yêu
cuộc sống thiết tha của người tù
cách mạng...

GV : chuyển ý
Nếu sáu câu thơ đầu cho ta - Lắng nghe.
ấn tượng về cảnh thiên
nhiên vào hè thì bốn câu
thơ sau là tâm trạng của
người tù cách mạng.
- Gọi 1 HS đọc diễn cảm
- Đọc diễn cảm 4
bốn câu thơ cuối.
câu thơ cuối.

2. Tâm trạng người tù cách
mạng

- Hỏi: Theo em, câu thơ
“Ta nghe hè dậy bên
lịng”muốn nói điều gì?
- GV chốt kiến thức trên
máy:
“Ta nghe hè dậy bên
lịng”
→ khơng khí mùa hè sơi
động, gợi cuộc sống tự do.

→ ý thức về hoàn cảnh -

- Suy nghĩ, trả lời cá
nhân.

- Quan sát, ghi nhớ.


HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HĐ CỦA HS

đang bị giam cầm, mất tự
do.
=> nghịch lí, bi kịch đầy
đau xót.
- GV: Câu 8,9 tập trung
thể hiện trực tiếp tâm trạng
người tù cách mạng.
- Hỏi: Phát hiện cách - Đại diện trình bày.
ngắt nhịp, sử dụng từ ngữ - HS khác nhận xét,
trong câu thơ 8,9? Qua đó, bổ sung (nếu có).
em cảm nhận được tâm
trạng gì của người tù cách
mạng?
- GV chốt kiến thức,
bình giảng.
Với niềm tin và say mê
hoạt động cách mạng,
những ngày bị giam cầm

với Tố Hữu là “Cô đơn
thay là cảnh thân tù”.
Người thanh niên giàu
nhiệt huyết ấy cảm thấy
đau khổ vì bị cách biệt với
thế giới bên ngồi, với
cuộc sống rộng lớn, với
bầu trời tự do nên “chân
muốn đạp tan phịng, hè
ơi!”.
Người tù cộng sản muốn
phá tan đi “bốn bức tường
vôi khắc khổ”, phá tan đi
“sà lim, manh ván ghép
sầm u” để đến với thế giới
tự do, hịa mình vào thiên
nhiên đất trời, để hoạt
động cùng anh em đồng
chí, để đập tan chế độ nhà
tù thực dân tàn bạo.
- GV: Kết thúc bài thơ là
âm thanh tiếng chim tu hú
“Con chim tu hú ngoài trời
cứ kêu!”
- Hỏi: Âm thanh tiếng chim - Suy nghĩ, trả lời cá

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

- Ngắt nhịp:
Mà chân muốn đạp tan phịng,

hè ơi! →Nhịp 6/2
Ngột làm sao, chết uất thôi.
→ Nhịp 3/3
- Từ ngữ mạnh: đạp tan, ngột,
chết uất
- Từ ngữ cảm thán: ôi, thôi,
làm sao
→ Cảm giác ngột ngạt, uất hận
cao độ
=> Niềm khao khát cháy bỏng
muốn thoát ra khỏi cảnh tù
ngục, trở về cuộc sống tự do
bên ngoài.


HOẠT ĐỘNG CỦA GV
tu hú lặp lại ở cuối bài thơ
là biểu hiện của kiểu kết
cấu đặc biệt nào?Kết thúc
như vậy có ý nghĩa gì?
- GV chốt:
-> Kết cấu đầu cuối tương
ứng
-> Gây ấn tượng về âm
thanh tiếng chim tu hú. Nó
gợi mở cảm xúc của tồn
bài và tạo nên cái kết mở,
cảm xúc cứ ngân nga, vang
vọng mãi…
- GV cho HS trả lời trực

tiếp hoặc chuyển thành bài
tập về nhà với câu hỏi:
Chỉ ra điểm giống nhau
và khác nhau về ý nghĩa
của tiếng chim ở câu đầu và
câu cuối bài thơ?
- Giống nhau: Ở cả hai câu,
tiếng chim tu hú như tiếng
gọi tha thiết của tự do, của
thế giới sự sống đầy quyến
rũ đối với nhân vật trữ tìnhngười tù cách mạng trẻ
tuổi.
- Khác nhau:
+ Tiếng tu hú gọi bầy ở đầu
bài thơ gợi cảnh đất trời
bao la, tưng bừng sự sống.
+ Tiếng chim tu hú cứ kêu:
gợi niềm chua xót đau khổ,
tâm trạng u uất, bực
bội…càng khao khát được
tự do, trở về đấu tranh…
Hoạt động 4: (3 phút)
GV chuyển ý tổng kết
GV hướng dẫn HS tổng
kết đặc sắc nghệ thuật và
giá trị nội dung của bài
- GV cho HS khái quát
nghệ thuật và nội dung bài
thơ bằng cách hoàn chỉnh
sơ đồ.


HĐ CỦA HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

nhân.

- HS trả lời trực tiếp
(nếu có thời gian)
hoặc về nhà làm vào
vở soạn.

III, Tổng kết

- Hoàn chỉnh sơ đồ.

1. Nghệ thuật
- Thể thơ lục bát mềm mại,
uyển chuyển, linh hoạt.
- Giọng điệu tự nhiên, chân


HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HĐ CỦA HS

- Chiếu sơ đồ hoàn chỉnh - Quan sát, ghi nhớ.
trên máy.

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

thành, tha thiết.
- Ngơn ngữ bình dị, có giá trị
gợi hình, gợi cảm.
2. Nội dung
- Tình yêu cuộc sống
- Niềm khát khao tự do cháy
bỏng của người chiến sĩ cách
mạng trong cảnh tù đày.
IV. Luyện tập

Hoạt động 5: (5 phút)
GV hướng dẫn HS luyện
tập.
GV cho HS chơi trị chơi ơ - Tham gia trị chơi Trị chơi ơ chữ
chữ. Qua việc trả lời các ô chữ. Qua việc trả
câu hỏi, khắc sâu kiến thức lời các câu hỏi, khắc
bài học và kiến thức liên sâu một số kiến
quan.
thức.
Hoạt động 6. Dặn dò HS: (1 phút)
- Học thuộc bài thơ, nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật.
- Tập viết đoạn văn cảm thụ về từng đoạn thơ.
- Soạn bài: “Tức cảnh Pác Bó”.


TIẾT 2: ƠNG ĐỒ - VŨ ĐÌNH LIÊN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài này, HS sẽ:
1. Về kiến thức
 Hiểu được niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ như ông đồ và nỗi nhớ tiếc

cảnh cũ người xưa, lịng u nước thầm kín của nhà thơ.
 Nhận thức được vẻ đẹp của hình tượng ơng đồ  biểu tượng cho cả một thời đại, cho những giá trị văn
hóa tốt đẹp đã lùi xa vào dĩ vãng.
 Chỉ ra được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: thể thơ ngũ ngơn bình dị mà cô đọng, ngôn
ngữ giản dị mà đầy cảm xúc, kết cấu chặt chẽ.
2. Về kĩ năng
 Rèn kĩ năng đọc diễn cảm.
 Rèn kĩ năng đọc hiểu một bài thơ mới.
3. Về thái độ
 Trân trọng, cảm thương số phận của những ông đồ xưa.
 Yêu quý, giữ gìn nét đẹp văn hóa của dân tộc.
4. Định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh
 Năng lực giao tiếp, năng lực cảm thụ thẩm mĩ
 Năng lực hợp tác, năng lực làm việc cá nhân
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1. Giáo viên
 SGK, SGV, giáo án
 Tư liệu liên quan đến tác giả và bài thơ
 Máy chiếu, máy tính, phiếu học tập, 3 tờ giấy A1 kẻ sẵn sơ đồ, nam châm, bút dạ (xanh  đỏ)
2. Học sinh
 SGK, vở ghi, vở soạn
 Vẽ tranh và chép hai khổ thơ đầu, hai khổ thơ giữa và khổ cuối.
 Tổ 3 thuyết trình về tác giả Vũ Đình Liên và khái quát về văn bản.
 HS mang tranh chữ ở nhà đi.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Bài mới
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS


Hoạt động 1: Khởi động
 Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS nhập tâm vào bài học.
 Định hướng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ

Nội dung cần đạt


 Phương pháp: thuyết trình
GV hỏi:

1 HS mang tranh chữ ở nhà đi, HS tạo tâm thế vào bài học.

 Con có bức tranh này khi nào? Ai giới thiệu cho các bạn nghe về
mua tranh cho con? Lúc mua tranh, chữ, ý nghĩa của chữ trong bức
con có để ý hình ảnh ơng đồ ngồi tranh.
viết chữ khơng? Trơng ơng như thế HS nói về hồn cảnh mua
nào?

tranh/xin tranh và chia sẻ cảm

 GV dẫn vào bài từ hình ảnh ơng nhận của mình về hình ảnh ơng đồ
đồ nay => ông đồ xưa.

nay.
HS lắng nghe, cảm nhận, định
hướng nội dung bài học.

Hoạt động 2: Hƣớng dẫn HS hình thành kiến thức mới
 Mục tiêu:

+ Phân tích được hình ảnh ơng đồ xưa và nay, từ đó hiểu được sự trân trọng cũng như nỗi nuối tiếc của
nhà thơ trước sự mai một của nét đẹp văn hóa dân tộc.
+ Chỉ ra được đặc sắc nghệ thuật của bài.
+ Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, đọc hiểu thơ mới.
+ Thái độ cảm thương trước hình ảnh ơng đồ xưa, nâng niu, trân trọng những giá trị văn hóa cổ truyền của
dân tộc.
 Định hướng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực thuyết trình, năng lực làm việc nhóm.
- Phương pháp: phân tích  bình giảng, thuyết trình nhóm, vấn đáp, bình giảng.
2.1. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu những nét khái quát về tác giả, văn bản (7')
GV chốt những thơng tin chính,  Nhóm 3 thuyết trình về tác giả I. Đọc – tìm hiểu chung
bình mở rộng về thơ Vũ Đình Vũ Đình Liên và những nét khái 1. Tác giả: Vũ Đình Liên (1913 –
Liên và hồn cảnh sáng tác của quát về văn bản bằng máy chiếu.
bài thơ.

1996)

 Hai nhóm còn lại lắng nghe,  Là một trong những nhà thơ lớp
quan sát và nhận xét, bổ sung.

đầu tiên của phong trào Thơ mới.

 Ghi những thơng tin chính về  Cảm hứng thơ: mang nặng lòng
tác giả, văn bản sau khi GV chốt.

thương người và niềm hoài cổ.

2. Văn bản
 Xuất xứ, HCST:
+ In lần đầu trên báo Tinh hoa
năm 1936.



+ Trong khi nền Hán học suy tàn
 Thể thơ: ngũ ngôn => đều đặn
như nhịp bước của thời gian.
 Đọc, giải nghĩa từ khó
 Bố cục: (3 phần)
+ Phần 1: Tình cảm của nhà thơ
với hình ảnh ơng đồ thời hƣng
thịnh (khổ 1,2).
+ Phần 2: Tình cảm của nhà thơ
với hình ảnh ơng đồ thời tàn
(khổ 3,4).
+ Phần 3: Tình cảm của nhà thơ
khi ơng đồ vắng bóng (khổ 5)
2.2. Hướng dẫn HS đọc – hiểu chi tiết văn bản (25')
GV chốt sơ đồ của học sinh.

 3 HS lên điền vào sơ đồ về ba II. Đọc – hiểu chi tiết
bức tranh trên giấy A1

1. Tình cảm của nhà thơ với

 Cả lớp theo dõi và nhận xét sơ hình ảnh ơng đồ thời hưng thịnh
đồ của ba bạn trên bảng, bổ sung
hoàn thiện ba bức tranh.
 HS: Khung cảnh Tết đến xuân  Khung cảnh: hoa đào nở => mùa
 Xung quanh ông đồ, khung về tươi vui, rực rỡ với phố đông, xuân tƣơi vui, rực rỡ
cảnh ngày xuân hiện lên như thế với những sắc màu tươi tắn của
nào?


hoa đào, của mực tàu giấy đỏ và
ơng đồ ngồi viết chữ trên hè phố.
 HS: Ơng đồ là hình ảnh trung
tâm của bức tranh ngày xuân.  Hình ảnh ơng đồ:

 Hình ảnh ơng đồ trong bức Ông xuất hiện khi mùa xuân đến, + lại thấy ơng đồ già => tín hiệu
tranh mùa xn hiện lên như thế hoa đào nở như một tín hiệu quen quen thuộc khơng thể thiếu của
nào qua hình ảnh so sánh?

thuộc. Hình ảnh so sánh những mùa xuân
nét bút của ông đồ như "phượng + hoa tay thảo những nét như
múa rồng bay" cho thấy sự tài phượng múa rồng bay (so sánh)
hoa, phóng khống và tài năng => những nét chữ tài hoa,
của ông đồ đã đạt đến mức nghệ phóng khống gợi vẻ đẹp cao
thuật tinh xảo, điêu luyện.

quý, sang trọng, thiêng liêng, kết

 HS: "Tấm tắc" là trầm trồ, xuýt đọng giá trị của cả một nền văn
xoa, hết lời ngưỡng mộ, thán hóa.


 Em hiểu thế nào là "tấm tắc" phục. Từ "tấm tắc cho thấy"  Những người thuê viết: tấm tắc
khen? Từ "tấm tắc cho thấy thái những người thuê viết nâng niu, ngợi khen => trân trọng, ngƣỡng
độ của những người thuê viết với trân trọng, thán phục, ngưỡng mộ mộ, thán phục.
ông đồ như thế nào?

tài hoa, tâm hồn, nhân cách cao
đẹp của ông đồ.

 HS: Qua những hình ảnh so
sánh, qua bức tranh mùa xuân

 Em cảm nhận được điều gì về tươi vui, tác giả thể hiện niềm
tình cảm, thái độ của tác giả với vui, niềm tự hào về ơng đồ  hình  Niềm tự hào của tác giả về
hình ảnh ơng đồ trong hai khổ ảnh biểu tượng cho những giá trị một nét đẹp văn hóa của dân tộc.
thơ đầu?

văn hóa tốt đẹp. Tác giả như hịa
vào đám đơng th viết, cũng
nâng niu, trân trọng, ngưỡng mộ
tài năng, tâm hồn, nhân cách của
ơng đồ.

GV bình về cảm xúc của tác giả
trước hình ảnh ông đồ thời hưng
thịnh và chuyển ý
 Các con cảm nhận được tình HS: Những người thuê viết "mỗi 2. Tình cảm của nhà thơ với
cảm, thái độ của những người năm mỗi vắng", "Người thuê viết hình ảnh ông đồ thời tàn
thuê viết với ông đồ thời kì này nay đâu?", họ đã dần vắng bóng,  Những người thuê viết:
như thế nào qua điệp từ "mỗi"?

thờ ơ trước sự tồn tại của ông đồ.

+ điệp từ: mỗi năm mỗi vắng =>

 Khổ thơ thứ ba đã sử dụng câu - HS: Câu "Người thuê viết nay dần vắng bóng, thờ ơ với sự tồn
hỏi tu từ. Đó là câu hỏi tu từ đâu?" là câu hỏi tu từ. Tác giả hỏi tại của ông đồ
nào? Câu hỏi đó cho em cảm mà để khẳng định: những người + câu hỏi tu từ => tác giả buồn,
nhận được điều gì về tình cảm, th viết khơng cịn nữa. Câu hỏi thảng thốt

thái độ của tác giả?

tu từ giúp người đọc cảm nhận

GV bình về tình cảm của nhà được nỗi buồn, sự xót xa, thảng
thơ.

thốt của nhà thơ khi vắng bóng
những người th viết, thú chơi
chữ khơng cịn được chuộng,
những nét đẹp văn hóa bị mai
một.

 Em hiểu hai câu thơ Giấy đỏ - HS: Giấy mực là những vật
buồn không thắm/ Mực đọng dụng quen thuộc để ông đồ viết
trong nghiên sầu như thế nào? chữ nhưng nay khơng ai th ơng  Tình cảnh của ơng đồ:


Hai câu thơ sử dụng biện pháp tu đồ viết nữa, giấy đỏ lâu không + Giấy buồn, nghiên sầu (nhân
từ gì? Tác dụng của biện pháp tu dùng đến nên bạc màu khơng cịn hóa) => nỗi sầu tê tái
từ đó trong việc thể hiện cảm xúc thắm tưởng như đang buồn, mực
thơ?

để lâu kết đọng lại trong nghiên

GV bình về vẻ đẹp của hai câu như chất chứa bao sầu tủi. Biện
thơ.

pháp nhân hóa đã khiến mực,
nghiên cũng biết buồn, biết sầu,

như nói hộ nỗi sầu tê tái của lịng
người.
 HS: Ơng đồ vẫn tồn tại, vẫn

 Ơng đồ "vẫn ngồi đấy" nhưng

ngồi bên lề đường viết chữ mà

"qua đường không ai hay". Em

không ai để ý đến sự tồn tại của

cảm nhận được điều gì về tình

ơng. Ông cô đơn, lạc lõng, bị bỏ

cảnh của ông đồ?

quên giữa dịng đời xi ngược + Ơng đồ vẫn ngồi đấy >< khơng

GV bình về hình ảnh ơng đồ.

thật đáng thương. Người ta đã ai hay => cô đơn, lạc lõng, bị
lãng quên ông khi ông vẫn đang lãng quên.
tồn tại, vẫn muốn đem tài năng,
tâm huyết của mình làm đẹp cho
đời.

 Khung cảnh thiên nhiên được  HS: Ông đồ ngồi đó trong một
gợi lên qua hai dịng thơ Lá vàng


ngày mưa bụi, không gian lạnh + Lá vàng rơi => sự tàn lụi, mưa

rơi trên giấy/ Ngoài giời mưa

lẽo để mặc cho lá vàng rơi trên bụi => lạnh lẽo, ảm đạm =>

bụi bay? như thế nào? Khung

giấy. Hình ảnh lá vàng gợi sự khung cảnh tàn tạ, thê lƣơng,

cảnh đó gợi lên tâm trạng gì?

phai nhạt, lụi tàn cịn hình ảnh hoang phế

GV bình về hình ảnh ông đồ thời

mưa bụi gợi sự lạnh lẽo, ảm đạm.

tàn.

Lá vàng cứ rơi trên giấy trong
một ngày mưa bụi, chẳng ai buồn
nhặt, khung cảnh tàn tạ, thê
lương gợi lên nỗi buồn đau, xa
xót, thương cảm.
 HS: Những người thuê viết đã  Tác giả ngậm ngùi, xót xa,

 Em cảm nhận được tình cảm


lãng qn ơng, dịng người xi thƣơng cảm

của tác giả như thế nào trước

ngược đã lãng quên nhưng chỉ có

hình ảnh ơng đồ thời tàn?

mình nhà thơ là để ý đến ơng đồ.
Tác giả xót xa, buồn thương,
ngậm ngùi cho tình cảnh của ơng
đồ, cho những giá trị văn hóa dần


GV bình về tình cảm, thái độ của

bị mai một...

tác giả và chuyển ý.
 Em đọc lại khổ cuối và cho biết  HS đọc lại khổ thơ và chỉ ra 3. Tình cảm của tác giả khi ơng
những hình ảnh nào đã xuất hiện hình ảnh hoa đào và hình ảnh ơng đồ vắng bóng
ở khổ thơ đầu lại được nhắc tới đồ lại được nhắc tới.

 Khung cảnh: đào lại nở (kết cấu

trong khổ thơ này?

đầu  cuối tương ứng) => mùa

 So sánh hai hình ảnh này trong  Hoa đào vẫn nở "Năm nay đào xuân lại tiếp diễn, tuần hoàn

hai lần xuất hiện ở khổ đầu và lại nở". Khổ thơ đầu và khổ thơ  Ơng đồ: khơng thấy ơng đồ xưa
khổ cuối bài thơ? GV chốt.

cuối đều có từ lại nhưng nếu như (kết cấu tương phản còn >< mất,
từ lại ở khổ 1 gắn với hình ảnh nở >< tàn, cảnh >< người) =>
ơng đồ - tín hiệu quen thuộc của hồn tồn vắng bóng.
mùa xn thì từ lại ở khổ thơ
cuối lại gắn với hình ảnh hoa đào
- gợi sự tuần hoàn, vĩnh hằng của
thời gian. Khung cảnh vẫn thế,
thời gian vẫn vĩnh hằng, chỉ có
ơng đồ xưa là hồn tồn vắng
bóng. Ơng khơng cịn hiện hữu
nữa, chỉ cịn lại trong kí ức, hồi
niệm về một thời đã xa.
 HS: Câu hỏi tu từ đã thể hiện

 Câu hỏi tu từ ở cuối bài thơ cho nỗi xót xa, thương cảm của nhà
em cảm nhận được nỗi niềm của thơ trước hình ảnh ơng đồ hồn  Tình cảm của nhà thơ day dứt
nhà thơ như thế nào?

tồn vắng bóng. Đồng thời, nhà qua câu hỏi tu từ Hồn ở đâu bây

GV bình về tình cảm của nhà thơ thơ cũng ngậm ngùi nuối tiếc về giờ?
qua hai dòng thơ cuối bài.

một thời đại trong quá khứ, cũng + Cảm thƣơng, xót xa => giá trị

GV hướng dẫn HS phát hiện là nuối tiếc những giá trị văn hóa nhân đạo sâu sắc.
mạch cảm xúc của bài.


tốt đẹp bị mai một.

+ Niềm hồi cổ, nỗi nhớ tiếc =>

GV bình về lịng yêu nước thầm  HS nhìn lại mạch cảm xúc của ý nghĩa nhân văn và tinh thần
kín của Vũ Đình Liên, liên hệ với tồn bài để thấy được sự vận dân tộc đáng trân trọng.
các nhà thơ mới đương thời.

động của hình tượng thơ qua ba
giai đoạn.

Hoạt động 3: Hƣớng dẫn HS tổng kết
 Em hãy khái quát lại những HS khái quát những nét đặc sắc

III. Tổng kết

nét đặc sắc về nghệ thuật và nội về nghệ thuật và nội dung của bài 1. Nghệ thuật
dung của bài thơ?
GV chiếu phần Tổng kết bằng sơ

thơ.

 Thể thơ ngũ ngơn bình dị mà
hàm súc.


đồ tư duy trên slide.

HS vẽ nhanh sơ đồ tư duy vào  Kết cấu chặt chẽ.

vở.

 Ngôn ngữ giàu cảm xúc.
2. Nội dung
Từ tình cảnh của ơng đồ, tác giả
thể hiện niềm cảm thƣơng chân
thành đối với cả một lớp ngƣời
đang tàn tạ và hoài niệm về
những cả một nền văn hóa đẹp
đẽ một thời, về những giá trị tốt
đẹp lùi xa vào dĩ vãng.

GV yêu cầu HS đọc phần Ghi HS đọc Ghi nhớ.
nhớ (sgk)
Hoạt động 4: Liên hệ, mở rộng
 Theo em, ngày nay chúng ta Mỗi HS viết ra giấy màu một
cần làm gì để bảo tồn những giá việc mình nên làm để gìn giữ
trị văn hóa tốt đẹp ấy?

những giá trị văn hóa tốt đẹp của
dân tộc sau đó cả lớp sẽ gắn lên
bảng.

Hoạt động 5: Hƣớng dẫn HS tự học
GV hướng dẫn HS tự học.

HS ghi vào vở.
 Học thuộc bài thơ.
 Viết đoạn văn cảm nhận về hình
ảnh ơng đồ.

 Chuẩn bị bài tiếp theo.

Hoạt động 5: Kết thúc bài học (3')
GV bình, kết thúc bài học.

HS nghe bài ngâm thơ Ơng đồ
của nghệ sĩ Quốc Anh.

IV. Liên hệ, mở rộng


TIẾT 3: QUÊ HƢƠNG
Tế Hanh
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua bài này, HS cần:
- Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ
và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả.
- Thấy được những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích các hình ảnh thơ đặc sắc.
- Tích hợp với phần Tiếng Việt và Tập làm văn.
B. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Giáo án, SGK, Chân dung Tế Hanh, Bài hát “Quê hương”.
- Học sinh: Học bài cũ, soạn bài, SGK, vở ghi.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra
Nêu giá trị nội dung bài thơ “Nhớ rừng” (Thế Lữ)
III. Bài mới
Giới thiệu bài: Mỗi chúng ta ai cũng có quê hương để mà thương, mà nhớ.
“Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”
(Đỗ Trung Quân)
Với nhà thơ Tế Hanh, tính cảm đối với q hương trong lịng nhà thơ vơ cùng sâu nặng. Để rồi khi xa
quê, nhớ tới những hình ảnh thân thương, trái tim yêu thương của nhà thơ lại rung lên cho hồn thơ được chắp
cánh, làm nên một tiếng thơ “Quê hương” ngân nga, tha thiết…

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG
CỦA HS

KIẾN THỨC CẦN ĐAT


HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG

KIẾN THỨC CẦN ĐAT

CỦA HS
I. Tìm hiểu chung
? Nêu những nét chính về tác giả Tế Hanh.

- Trả lời
1. Tác giả, tác phẩm
a) Tác giả
- (1921-2009)

- Tên khai sinh: Trần Tế Hanh.
- Quê: Quảng Ngãi.
- Xuất hiện ở chặng cuối trong phong trào
Thơ mới và là một trong những cây bút tiêu
biểu của thơ ca cách mạng.

- Giới thiệu chân dung Tế Hanh.
Quê Tế Hanh ở xã Bình Dương, Huyện
Bình Sơn, Quảng Ngãi, nơi có dịng sông Trà
Bồng trong xanh, êm đềm chảy bốn mùa.
Con sông ấy “trước khi đổ ra biển, dịng
sơng lượn vịng ơm trọn làng quê” của nhà
thơ.
Cái làng chài ven biển có dịng sơng bao
quanh này ln trở đi trở lại trong nhiều bài
thơ của của ông. Ngay từ những sáng tác đầu
tay, hồn thơ lãng mạn của Tế Hanh đã gắn
bó thiết tha với làng quê (Quê hương, Lời
con đường quê…). Những sáng tác viết về
quê hương của ông chan chứa cảm xúc và sự
gắn bó sâu nặng.
b) Tác phẩm
? Nêu xuất xứ của bài thơ “Quê hương”

- Dựa vào chú
thích, nêu xuất
Năm 1939, Tế Hanh 18 tuổi, đang là một xứ bài thơ
cậu học trò xa quê. Bài thơ được viết trong
cảm xúc nhớ nhà, nhớ quê da diết với tấm
lòng trong trẻo, thuần hậu.


- Trong tập: “Nghẹn ngào” (1939).

- Hướng dẫn cách đọc.

2. Thể thơ và bố cục

(Giọng đọc nhẹ nhàng, thiết tha, trong
sáng)
- Nhận xét cách đọc của HS.

- Đọc bài thơ


HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG

KIẾN THỨC CẦN ĐAT

CỦA HS
? Bài thơ được viết theo thể thơ gì.

- Căn cứ số
tiếng trong một
Thể thơ tám chữ trong thơ mới với vần dòng thơ, xác
điệu nhịp nhàng, đều đặn đã được Tế Hanh định thể thơ
sử dụng để diễn tả phong phú, sâu sắc tình
cảm, cảm xúc của nhà thơ đối với quê
hương.


- Thể thơ: 8 chữ.

? Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là
phương thức gì.
(Biểu cảm)
? Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai. (tác
giả)
? Có thể chia bài thơ làm mấy phần. Xác - Nêu cách
đinh giới hạn và nội dung khái quát từng chia bố cục
phần.

- Bố cục: 2 phần
+ P1: 3 khổ đầu
(Bức tranh làng chài)
+ P2: khổ cuối

Phần chính, đặc sắc nhất của bài thơ là tái
hiện hình ảnh con người và cuộc sống làng
chài quê hương.

(Nỗi nhớ quê hương)
II. Phân tích
1. Bức tranh làng chài

Yêu cầu Hs đọc diễn cảm phần 1.

Đọc diễn cảm
a) Giới thiệu chung.


Mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương để
mà thương mà nhớ. Quê hương, nói như nhà
thơ Đỗ Trung Quân “là chum khế ngọt”, “là
con diều biếc”, “là con đò nhỏ”, “là đêm
trăng tỏ”… là những gì gần giũ, thân thương,
gắn bó thân thương với ta từ thủa ấu thơ.
? Với Tế Hanh, quê hương của nhà thơ
được giới thiệu như thế nào. (2 câu đầu)
? Từ “vốn” trong câu thơ đầu ý nói điều gì.
(nghề chài lưới là nghề chính, truyền thống
lâu đời).
Là miền sơng nước, từ bao đời nay những

- Trả lời

- vốn làm nghề chài lưới.
- nước bao vây cách biển nửa ngày sông.


HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG

KIẾN THỨC CẦN ĐAT

CỦA HS
người dân nơi đây đã gắn bó với nghề chài
lưới. Nơi ấy “cách biển nửa ngày sơng”.
Cách tính khoảng cách ở đây thật thú vị,
không phải là độ dài cụ thể mà tính theo

quan niệm của những người đi biển.
? Em có nhận xét gì về lời giới thiệu quê
hương của Tế Hanh.

- Trình
bày
→ Lời giới thiệu tự nhiên, mộc mạc, độc
nhận xét
đáo.

? Lời giới thiệu đó cho em hiểu gì về miền
quê của nhà thơ

→ Là làng chài lưới ven biển.

Hai câu thơ đầu thuần túy là lời tự giới
thiệu về quê hương của Tế Hanh. Đó là miền
quê bát ngát sơng nước. Con sơng q “trước
khi đổ ra biển, dịng sơng lượn vịng ơm
trọn” làng của nhà thơ.
? Cảnh đồn thuyền ra khơi được miêu tả - Trả lời
vào thời điểm nào.

? Hình ảnh thơ gợi khơng gian như thế nào.

b) Cảnh ra khơi đánh cá.
- Thời điểm: trời trong, gió nhẹ, sớm mai
hồng
→ Khơng gian cao rộng, trong trẻo, tươi
mới, nhuốm ánh hồng bình minh.


Khơng gian và thời gian ấy đối lập với
cảnh ra khơi đánh cá được Huy Cận miêu tả
trong bài “Đoàn thuyền đánh cá”:
“Mặt trời xuống biển như hịn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đồn thuyền đánh cá lại ra khơi..”
? Trong “sớm mai hồng” đẹp trời ấy, hình
ảnh những người dân chài hiện lên như thế
nào.

- Trả lời

? Em hiểu “trai tráng” nghĩa là gì.

- Dân chài: dân trai tráng.

→ Khỏe mạnh, tràn đầy niềm tin và sức
trẻ.

Cảnh ra khơi là những hình ảnh lãng mạn.
Thiên nhiên và con người hiện lên phơi phới
sức sống, niềm vui, như hứa hẹn một chuyến
ra khơi nhiều may mắn.
? Trong khung cảnh ấy, hình ảnh con
thuyền được miêu tả qua chi tiết nào.

- Trả lời

- Thuyền:

+ nhẹ nhàng như con tuấn mã.


HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG

KIẾN THỨC CẦN ĐAT

CỦA HS
+ phăng - mạnh mẽ vượt.
? Miêu tả hình ảnh con thuyền, tác giả đã
sử dụng nghệ thuật gì.

- So sánh, đảo ngữ, những tính từ và động
từ mạnh.

? Phép so sánh cùng cách sử dụng từ ngữ
đó có tác dụng gợi tả như thế nào.

- Gợi vẻ đẹp dũng mãnh của con thuyền.

Hình ảnh so sánh ấn tượng “Chiếc thuyền
nhẹ...” và một loạt các từ: hăng, phăng, mạnh
mẽ, vượt... diễn tả thật ấn tượng cái khí thế
tới dũng mãnh của con thuyền ra khơi, làm
toát lên một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp
hùng tráng đầy hấp dẫn.
Bốn câu thơ vừa là phong cảnh thiên nhiên
tươi sáng vừa là bức tranh lao động đầy

hứng khởi và dạt dào sức sống. Sức mạnh
của con thuyền hay chính là sức mạnh của
con người chinh phục tự nhiên.
? Hình ảnh cánh buồm được miêu tả qua - Phát hiện,
câu thơ nào.
đọc câu thơ

- Cánh buồm:
+ giương to như mảnh hồn làng
+ rướn thân trắng bao la thân góp gió.

? Em hình dung như thế nào về hình ảnh - Hình dung trả
cánh buồm.
lời
(Cánh buồm no căng gió, căng phồng lên
đầy gợi cảm)
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả
trong hai câu thơ.
? Em có cảm nhận gì về hình ảnh cánh
buồm qua phép so sánh và nhân hóa.
Cánh buồm vốn vơ tri nhưng với nghệ
thuật nhân hóa nó đã trở thành một sinh thể
biết cử động, rất có hồn. Cánh buồm vốn là
một thực thể hữu hình được ví với “mảnh
hồn làng” vốn trừu tượng, vơ hình. Đó là lối
ví von độc đáo, ấn tượng, giàu ý nghĩa khiến
hình ảnh cánh buồm trắng căng gió khơi trở
nên lớn lao, thiêng liêng và rất thơ mộng.
Với bút pháp lãng mạn hóa, nhà thơ vừa vẽ
chính xác cái hình vừa cảm nhận được cái


- Nhận xét

→ so sánh, nhân hóa
Cánh buồm căng gió là biểu tượng đẹp,
đầy sức sống của làng chài.


HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG

KIẾN THỨC CẦN ĐAT

CỦA HS
hồn của sự vật.
Con thuyền ra khơi mang theo một mảnh
hồn quê. Những người dân chài là máu thịt,
là một phần linh hồn của làng.
Dường như mỗi một vùng quê sinh sống
lâu đời bao giờ cũng mang hồn vía riêng. Và
người xa quê, yêu quê thường cảm nhận
được cái hồn vía ấy.
? Chỉ với 6 câu thơ, tác giả đã phác họa
được cảnh ra khơi đánh cá như thế nào.

- Nhận xét

→ Cảnh ra khơi đầy khí thế, hào hứng,
sổi nổi


Bức tranh ra khơi tươi sáng, hùng tráng là
một dự cảm tốt đẹp cho một thành quả lao
động.
c, Cảnh trở về
? Không khí làng chài đón đồn thuyền - Phát hiện,
đánh cá trở về được miêu tả qua câu thơ nào. đọc câu thơ

- khơng khí ồn ào, tấp nập

? “ồn ào”, “tấp nập” thuộc từ loại gì, có ý
nghĩa như thế nào.
→ từ tượng thanh, tượng hình: gợi sự
đơng vui, náo nhiệt, đầy ắp sự sống.

Hai câu thơ giản dị nhưng mang chiều sâu
tâm lí cộng đồng, tiêu biểu cho cuộc sống
tâm linh của một làng chài. Đối với người đi
biển, mỗi lần ra khơi là một lần đối mặt với
thủy thần, sự sống của họ rất mong manh.
Khi đó, nơi làng chài, những người thân,
người mẹ, người vợ ngày đêm lo lắng, âm
thầm khấn nguyện cho họ bình an trở về
cùng khoang thuyền nặng cá. Hiểu như thế
mới thấy được niềm vui sướng của người trở
về và người ra đón, mới thấy khơng khí rạo
rực trên bến đỗ.
? Thành quả lao động mà những người dân
chài ra khơi đạt được đã được miêu tả như
thế nào.


- Trả lời

- Cá đầy ghe, tươi ngon thân bạc trắng

? Theo em, đây là một thành quả như thế
nào.

→ thành quả lao động tốt đẹp

? Trong suy nghĩ của những người dân
chài, thành quả đó đạt được là nhờ đâu.

- Nhờ ơn trời


HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG

KIẾN THỨC CẦN ĐAT

CỦA HS
? Em có suy nghĩ gì về câu thơ đặt trong
ngoặc kép

→ Lời cảm tạ đất trời chân thành và niềm
tin thánh thiện

Đối với những người dân chài, thiên nhiên

là yếu tố quyết định cho mỗi chuyến ra khơi.
Vì thế, câu thơ chính là lời thầm cảm tạ đất
trời thốt lên tự đáy lịng của những người
dân chài và chính tác giả.
Và dường như trong niềm vui thu hoạch là
dịp để ngắm nhìn những người đi biển trở
về.

? Hình ảnh những người dân chài sau - Phát hiện,
chuyến ra khơi được đặc tả qua câu thơ nào. đọc câu thơ
? Nhận xét hình ảnh miêu tả trong hai câu
thơ. Qua đó em cảm nhận được vẻ đẹp gì của
người dân chài.

- Dân chài lưới:
+ Da ngăm rám nắng
+ Nồng thở vị xa xăm
→ Hình ảnh vừa chân thực vừa lãng
mạn, vẻ đẹp khỏe khoắn, rắn giỏi, tầm vóc
phi thường.

Những người dân chài là những sinh thể
tách ra từ cuộc sống đại dương. Họ là những
đứa con của biển, làn da nhuộm nắng,
nhuộm gió của đại dương và cơ thể nhuốm vị
mặn mịi của biển cả, nồng tỏa vị xa xăm của
biển khơi.
? Hình ảnh con thuyền lúc này có gì khác
so với lúc ra khơi


? Hai câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật


- Nhận xét

- Thuyền:
+ im, mỏi, nằm

? Con thuyền trở về trong trạng thái như
thế nào.

+ nghe chất muối thấm dần
→ nhân hóa, ẩn dụ

- Trả lờI

→ trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn.


HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG

KIẾN THỨC CẦN ĐAT

CỦA HS
Sau một ngày vật lộn với sóng gió biển khơi,
con thuyền trở về với trạng thái thật đặc biệt.
Tác giả không chỉ thấy con thuyền nằm im
trên bến mà còn cảm thấy sự mệt mỏi và còn

cảm thấy con thuyền đang lắng nghe, cảm
nhận vị muối biển đang lan tỏa râm ran
trong từng thớ vỏ của nó. Con thuyền vơ tri
đã trở nên có hồn- một tâm hồn tinh tế. Cũng
như dân trai tráng, con thuyền thấm đậm vị
muối mặn của biển khơi, là một thành viên
của làng chài.
Khơng có một tâm hồn tinh tế, tài hoa và
nhất là khơng có tấm lịng gắn bó sâu nặng
với con người, với cuộc sống lao động làng
chài q hương thì khơng thể có câu thơ xuất
thần như vậy.
? Em có cảm nhận gì về bức tranh làng - Trình
chài qua các khổ thơ.
cảm nhận

bày

→ Bức trannh cuộc sống bình dị mà tươi
vui, mộc mạc mà đầy sức sống.

Bức tranh ấy được phác họa bằng một ngịi
bút tài hoa, một tình u thiết tha, một tâm
hồn nhạy cảm, tinh tế, biết lắng nghe cả sự
sống âm thầm trong những sự vật quen thuộc
của quê hương.

2. Nỗi nhớ quê hương
? Nhớ về quê hương, Tế Hanh nhớ về
những hình ảnh gì.


- Trả lời

- Ln tưởng nhớ: màu nước xanh, cá
bạc, buồm vôi
- Thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

? Diễn tả hình ảnh quê hương trong nỗi
nhớ, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì.
? Qua đó em cảm nhận gì về nỗi nhớ của
nhà thơ
? Nghĩ về quê hương, nhà thơ nhớ nhất
điều gì.
( cái mùi nồng mặn quá)
? Em có cảm nhận như thế nào về “cái mùi

- Trả lời

→ Liệt kê, câu cảm thán

→ Nỗi nhớ da diết, cồn cào


HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG

KIẾN THỨC CẦN ĐAT

CỦA HS

nồng mặn quá”.

- Trả lời

( Mùi nồng mặn:
+ vừa nồng nàn, nồng hậu lại mặn mà đằm
thắm
+ là sự kết đọng của nắng, của gió, của vị
muối biển, của tình q...)
? Tại sao Tế Hanh lại nhớ cái mùi nồng
mặn đến thế.
(Mùi đặc trưng riêng của quê hương)
Cái hương vị riêng ấy được lưu lại bằng
tấm tình trung hiếu của một người con xa
quê.
? Cách bộc lộ tình cảm của tác ở đây có gì
khác so với các khổ trên.
- Ba khổ trên: tình cảm bộc lộ gián tiếp qua
những kỉ niệm.
- Khổ cuối: tình cảm bộc lộ trực tiếp.

? Qua lời biểu cảm trực tiếp, em cảm nhận
- Trình bày
→ Tình u q hương tha thiết, gắn bó
được tình cảm gì của nhà thơ với quê hương. cảm nhận
thủy chung, sâu sắc.
Từ đầu đến cuối bài thơ là nỗi lòng yêu
nhớ q hương của chàng trai thuần hậu. Đó
là một tình cảm sâu sắc, một nỗi nhớ đau đáu
khơn ngi. Vì vậy, hình ảnh q hương

trong bài thơ khơng buồn bã, hắt hiu như
nhiều bài thơ mới cùng đề tài, mà thật tươi
sáng, khỏe khoắn, mang hơi thở nồng ấm của
lao động, của sự sống.
Với Tế Hanh, hình ảnh làng chài nhỏ bé
kia đã ăn sâu vào tiềm thức, trở thành nguồn
thi hứng không bao giờ cạn.
III - Tổng kết
1. Nghệ thuật:
? Nhận xét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.

- Khái quát
- Thể thơ tám chữ với phương thức trữ
các đặc sắc tình.


HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG

KIẾN THỨC CẦN ĐAT

CỦA HS
nghệ thuật, nội
dung bài thơ

- Ngơn ngữ trong sáng, bình dị.
- Hình ảnh thơ đẹp, lãng mạn.
- Nghệ thuật nhân hóa, so sánh, ẩn dụ độc
đáo, ấn tượng.

2. Nội dung:

? Nêu khái quát nội dung bài thơ.

- Bức tranh tươi sáng, sinh động về làng
quê miền biển, trong đó nổi bật lên là vẻ
đẹp khỏe khoắn và cuộc sống sinh hoạt lao
động làng chài.
- Tình quê hương trong sáng, thiết tha.

- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ (SGK)

- Đọc ghi nhớ

IV. Củng cố
Giáo viên cho học sinh nghe bài hát “Quê hương” (Thơ: Đỗ Trung Quân
Nhạc: Giáp Văn Thạch)
V. Hƣớng dẫn
1. Học bài, sưu tầm câu thơ, bài thơ hay viết về quê hương.
2. Soạn bài: Khi con tu hú (Tố Hữu)


×