Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

2 báo cáo tốt nghiệp: phân tích tài chính và kết quả kinh doanh tại công ty CP xây lắp đường ống bể chứa dầu khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.65 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG …………..

GVHD: …………..
SVTT: ………………y
Khoa: ………..ng
MSV: ………..
LỚP: …………………

TP. Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 4 năm 2012


Lời cảm ơn
Là học viên của trường khóa đầu tiên (niên học 2010 – 2012), thật
sự khi mới bước chân vào trường em rất bỡ ngỡ và lo lắng, đặc biệt là về
cơ sở vật chất và chất lượng đào tạo của Trường vì Trường mới thành
lập. Nhưng sau một thời gian học tập và sinh hoạt tại trường em cảm
thấy mình đã lựa chọn đúng. Trường có cơ sở vật chất hoàn thiện và
hiện đại, đội ngũ giảng viên có năng lực, nhiệt tình và giàu kinh nghiệm
thực tiễn đã truyền đạt cho chúng em những bài học chuyên môn và đạo
đức quý giá, làm hành trang quý báo cho bước chân vào đời lập nghiệp
của chúng em mai này. Vì vậy thơng qua bài báo cáo tốt nghiệp này em
xin được gởi đến ban giám hiệu, cán bộ, cơng nhân viên và tồn thể
giảng viên trường Trung cấp Bến thành lời cảm ơn chân thành và sâu
sắc nhất. Chúc nhà trường ngày càng phát triển cả về quy mô lẫn chất
lượng đào tạo để làm giàu hơn nguồn trí thức nước nhà.
Những phân tích, đánh giá và tìm hiểu trong bài báo cáo tốt nghiệp
dưới đây của em chỉ là một phần nhỏ trong công tác thẩm định tín dụng
ở các ngân hàng. Nhưng em hy vọng bài tiểu luận của em sẽ cung cấp
một phần thông tin quan trọng cho các bạn học sinh – sinh viên hoặc


những ai có nhu cầu tìm hiểu về thẩm định tín dụng, đặc biệt là thẩm
định tình hình tài chính của các doanh nghiệp.
Do còn hạn chế về mặt kiến thức, thông tin và tư liệu tham khảo
nên bài làm của em cịn nhiều sai sót. Em rất mong nhận được những
góp ý chân thành từ giáo viên hướng dẫn và bạn đọc để bài tiểu luận
được hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn đến bạn đọc đã quan tâm và tham
khảo bài tiểu luận này.
Lời sau cùng em xin chân thành gửi đến giáo viên hướng dẩn của
mình – Thầy Trần Hoa Quỳnh – đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bài
tiểu luận này, xin cám ơn thầy đã quan tâm chỉ dạy, truyền đạt kiến thức
và kinh nghiệm thực tế cho em, giúp em từng bước hoàn thiện kiến thức
và kỹ năng chuyên môn cho tương lai mai này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 4 năm 2012
Sinh viên thực tập

T.………….


KÝ HIỆU SỬ DỤNG TRONG BÀI
STT

Ký hiệu

Chú giải

1

CTCP

2


TS

3

HTK

Hàng tồn kho

4

VCSH

Vốn chủ sở hữu

Công ty Cổ phần
Tài sản

Tư liệu tham khảo
1. Tài liệu: Tín dụng và Thẩm định tín dụng Ngân hàng
– NXB lao động.
2.Hệ thống Website:
- www.psi.vn
- www.deloitte.com/vn


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 1
Chương I: Những vấn đề chung về thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp
1. Mục tiêu thẩm định...............................................................................................................3

2. Nội dung thẩm định..............................................................................................................3
2.1. Thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính

4

2.2. Phân tích các tỷ số tài chính..................................................................................... 5
2.3. Đánh giá chung tình hình tài chính của doanh nghiệp.............................................6

Chương 2: Thẩm định tình hình tài chính – phân tích kết quả hoạt động
kinh doanh của CTCP Xây lắp Đường ống bể chứa Dầu khí.
I. TỔNG QUAN VỀ CTCP XÂY LẮP ĐƯỜNG ỐNG BỂ CHỨA DẦU KHÍ............... 7
1. Thơng tin chung........................................................................................................... 7
2. Ngành nghề - lĩnh vực sản xuất kinh doanh................................................................ 7
II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2010..........................................................................9
1. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của PVC-PT...........................9
2. Một số chỉ tiêu chủ yếu:............................................................................................ 12
3. Phân tích đánh giá tình hình tài chính và kết quả hoạt động của cơng ty.................

Chương 3: Thuận lợi - Khó khăn – Giải pháp:
1. Những thuận lợi khi quyết định cho vay, đầu tư vào công ty...................................18
2. Rủi ro đầu tư vào công ty..........................................................................................18
3. Đề xuất, kiến ngị....................................................................................................... 19

PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................................. 20


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: …………….


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước ta được các tổ chức kinh tế trên thế giới đánh giá là một trong những nước đang
phát triển và có nhiều tiềm năng tăng trưởng và phát triển kinh tế ở khu vực Đông Nam Á. Từ
một nước thuần nông, lạc hậu, giờ đây nước ta đã xây dựng một nền kinh tế khá vững chắc.
Nhờ thực hiện theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước là cơ cấu, đổi mới lại nền
kinh tế, đưa Việt Nam trở thành một nước Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa trong tương lai mà
hàng loạt các khu cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp, cơng ty, xí nghiệp đã được thành lập, đa
dạng về qui mơ, loại hình và ngành nghề hoạt động. Đây là một bước chuyển biến tuyệt vời
của nền kinh tế Việt Nam.
Việc nước ta gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2007 đã tạo
nhiều cơ hội mới cũng như không ít những khó khăn và thử thách cho nền kinh tế nước ta. Để
đáp ứng được yêu cầu chung trong khối, tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường và thu hút
vốn đầu tư từ các tổ chức, nhà đầu tư trong và ngoài nước, các doanh nghiệp trong nước phải
tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc hiện đại, đổi mới kỹ thuật công
nghệ, mở rộng quy mô, nâng chất lượng sản phẩm và đa dạng ngành nghề hoạt động,…Tuy
nhiên, điều này trên thực tế vấp phải một trở ngại rất lớn là thiếu vốn đầu tư hoạt động. Do đó
các doanh nghiệp thường tìm đến nhờ sự trợ giúp từ phía các ngân hàng thương mại.
Ngân hàng là một tổ chức hoạt động mang tính chất lợi nhuận. Mọi hoạt động của ngân
hàng điều hướng đến hiệu quả kinh tế, tìm cách phân tán và giảm thiểu rủi ro. Vì vậy trước
mỗi phương án hoặc hồ sơ vay vốn của khách hàng, ngân hàng đều phải thẩm định xem khả
năng trả nợ của khách hàng trước khi quyết định cho vay thông qua việc thẩm định tư cách
pháp nhân của khách hàng, thẩm định năng lực quản lý của người điều hành doanh nghiệp,
thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp, thẩm định tính khả thi của phương án vay vốn
và thẩm định uy tín của khách hàng để đảm bảo rằng khách hàng (doanh nghiệp) có khả năng
trả nợ, lãi cho ngân hàng. Trong đó, thẩm định tình hình tài chính là bước đầu tiên và quan
trọng nhất để đảm bảo rằng khoản cho vay của ngân hàng đạt được ba tiêu chí cơ bản là: lợi
nhuận – an tồn – lành mạnh.
Trên thực tế, cơng tác thẩm định tình hình tài chính của các ngân hàng đối với các

doanh nghiệp xin vay vốn vẫn còn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp sử
dụng nguồn vốn cho vay bổ sung từ các ngân hàng khơng có hiệu quả, ngân hàng không thu
được vốn cho vay do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan.
Công ty Cổ phần Xây lắp đường ống bể chứa Dầu khí (PVC-PT) là một trong những
đơn vị hàng đầu cả nước về lĩnh vực xây lắp chuyên ngành Dầu khí, đứng đầu trong ngành
Dầu khí chuyên về lĩnh vực xây lắp đường ống và bể chứa hiện nay. Được sự quan tâm chỉ
đạo, đầu tư, hỗ trợ nhiều mặt của Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam, Tập đồn
Dầu khí Quốc gia Việt Nam cũng như sự hợp tác từ các đơn vị thành viên của PVN. Đây là
những lợi thế to lớn cho sự phát triển của Công ty. Tuy nhiên, để đáp ứng cho nhu cầu tăng
trưởng và phát triển trong tương lai của ngành dầu khí Việt Nam, thì cơng ty cần đầu tư và đổi
mới rất nhiều về lĩnh vực hoạt động, trang thiết bị công nghệ,… và đặc biệt là nguồn vốn lưu

SVTT: T……………

1


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: …………..h

động. Vì vậy cơng ty cần đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn từ các chủ đầu tư, các tổ chức và
đặc biệt là từ các Ngân hàng.
Để nâng cao hiệu quả thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp, em xin chọn đề
tài báo cáo tốt nghiệp “Thẩm định tình hình tài chính CTCP Xây lắp Đường ống bể chứa
Dầu khí (PVC-PT)”. Đề tài được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của .Giảng viên – ThS Trần
Hoa Quỳnh và một số tư liệu tham khảo.

2. Mục đích nghiên cứu:
Bài tiểu luận sẽ phân tích và luận giải về mặt lý luận và thực tiễn tình hình tài chính của

doanh nghiệp và cơng tác thẩm định tình hình tài chính của một doanh nghiệp.

3. Đối tượng và phạm vi thực hiện:
- Đối tượng: Công tác thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp
- Phạm vi: Thẩm định tình hình tài chính CTCP Xây lắp Đường ống bể chứa Dầu khí
(PVC-PT) trong hai năm 2009 – 2010.

4. Tên và kết cấu của bài tiểu luận:
- Đề tài: Thẩm định tình hình tài chính Cơng ty Cổ phần Xây lắp Đường ống bể chứa
Dầu khí.
- Kết của bài luận: ngoài phần mở đầu, phần phụ lục và phần kết luận, bài tiểu luận
gồm có 3 chương:
+ Chương 1: Những vấn đề chung về thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp.
+ Chương 2: Thẩm định tình hình tài chính – phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
của CTCP Xây lắp Đường ống bể chứa Dầu khí.
+ Chương 3: Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tình hình tài chính
doanh nghiệp.

SVTT: Tr……..

2


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: T…………..h

Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH TÌNH HÌNH
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1. Mục tiêu thẩm định:

Mục tiêu của việc thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp là nhằm đánh giá một
cách chính xác và trung thực khả năng thu hồi nợ đối với các khoản cho vay hoặc đầu tư của
ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp.

2. Nội dung thẩm định:
Tình hình tài chính doanh nghiệp lành mạnh là một trong những điều kiện cần thiết để
xem xét cho doanh nghiệp vay vốn hay đầu tư vào doanh nghiệp. biết được điều này nên khi
lập hồ sơ vay vốn hay đưa ra phương án vay vốn , các doanh nghiệp luông thể hiện tình hình
tài chính của mình lành mạnh và có khả năng tài chính đảm bảo tốt cho việc trả nợ. tuy nhiên
khơng thể đánh giá qua những gì doanh nghiệp thể hiện mà cần phải phân tích và thẩm định
mới đánh giá được. Vì vậy khi thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp cần tập trung vào 3
nội dung chính:
-

Thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính.

-

Phân tích các tỷ số tài chính

-

Đánh giá chung tình hình tài chính của doanh nghiệp.

2.1. Thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính.
- Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả
kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Nhưng khơng
phải doanh nghiệp nào cũng đủ năng lực để lập bốn loại báo cáo này, cho nên thường thì các
doanh nghiệp chỉ cung cấp hai loại báo cáo chính là Bảng cân đối kế tốn và Báo cáo kết quả
kinh doanh.

- Tuy nhiên các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp dùng cung cấp cho ngân hàng
thường khơng đảm bảo được mức độ tin cậy. Vì vậy việc thẩm định độ tin cậy của các báo cáo
tài chính là điều cần thiết. đới với những khoản vay có giá trị lớn của những khách hàng lớn,
do tính chất quan trọng của khoản vay, ngân hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các
báo cáo tài chính sau khi đã kiểm tốn. trong trường hợp này, cơ quan kiểm toán sẽ giúp ngân
hàng đánh giá và chịu trách nhiệm về mức độ tin cậy của số liệu trong các báo cáo tài chính.
- Trên thực tế thì đại đa số các trường hợp vay vốn khách hàng đều khơng thể cung cấp các
báo cáo tài chính đã qua kiểm tốn. Vì vậy khi thực hiện thẩm định mức độ tin cậy của các báo
cáo tài chính, các nhân viên tín dụng thường qua các bước sau:
+ Nghiên cứu kỹ các số liệu của các báo cáo tài chính
+ Sử dụng kiến thức kế tốn tài chính và kỹ năng phân tích để phát hiện những điểm
đáng nghi ngờ hay những bất hợp lý trong các báo cáo tài chính.
+ Xem xét bảng thuyết minh để hiểu rõ hơn về những điểm đáng nghi ngờ trong các
báo cáo tài chính.
SVTT: T………….

3


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: Trần…………h

+ Mời khách hàng đến thảo luận, phỏng vấn và yêu cầu giải thích về những điểm đáng
nghi ngờ phát hiện được.
+ Viếng thăm doanh nghiệp để quan sát và nếu cần tận mắt xem lại tài liệu kế toán và
chứng từ gốc làm căn cứ lập các báo cáo tài chính.
cấp.

+ Kết luận sau cùng về mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung


2.2. Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp:
Sau khi thẩm định và đánh giá mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính, bước tiếp theo
là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp. Do mục đích chính là phân tích tình hình tài
chính của doanh nghiệp, để xem tình hình tài chính của doanh nghiệp có thực sự lành mạnh
hay khơng? Hiệu quả hoạt động kinh doanh như thế nào? Thông qua việc phân tích đánh giá
các tỷ số tài chính. Các chỉ tiêu đánh giá gồm:
a. Tỷ số đánh giá khả năng thanh khoản:
- Tỷ số thanh khoản hiện thời: cho biết khách hàng có đủ tài sản lưu động để đảm bảo
trả các khoản nợ ngắn hạn (một đồng tài sản nợ ngắn hạn được đảm bảo hoàn trả bằng bao
nhiêu đồng tài sản lưu động). Tỷ lệ này > 1 là tốt.
Tỷ số thanh khoản lưu động = Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn/Tổng nợ ngắn hạn.
- Tỷ số thanh toán nhanh: Hệ số này cho biết khả năng huy động các nguồn tiền có thể
huy động nhanh và các chứng khốn có thể dễ dàng chuyển được thành tiền để trả nợ. Tỷ lệ
này > 0,5 là tốt.
Tỷ số thanh toán nhanh = (giá trị TS lưu động - HTK) / Nợ ngắn hạn
b. Tỷ số địn bẩy tài chính (tỷ số nợ):
- Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu: cho biết mức độ sử dụng nợ của công ty và đo lường
khả năng tự chủ tài chính của cơng ty. tỷ số này nằm trong khoảng biến động từ 0 đến dưới 1
là tốt nhất.
Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu = Tổng giá trị nợ/Giá trị VCSH
- Tỷ số nợ so với tổng tài sản: nhằm đánh giá mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho toàn bộ
tài sản của công ty. tỷ lệ này nằm từ 0 đến dưới 1 là tốt.
Tỷ số nợ so với tổng tài sản = Tổng giá trị nợ/Tổng tài sản
- Tỷ số nợ dài hạn = giá trị nợ dài hạn/giá trị nguồn vốn dài hạn.
c. Tỷ số đánh giá khả năng hoàn trả lãi vay:
Là loại tỷ số đo lường khả năng sử dụng lợi nhuận của công ty để thanh toán lãi vay,
phản ánh mối quan hệ giữa khả năng trang trải chi phí và chi phí tài chính công ty phải gánh
chịu.
Khả năng trả lãi = Lợi nhuận trước thuế và lãi/Chi phí lãi vay

SVTT: T………..

4


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: T…………

d. Tỷ số đánh giá hiệu quả hoạt động:
- Tỷ số hoạt động khoản phải thu: thể hiện chất lượng của khoản phải thu và hiệu quả
thu hồi nợ của công ty, được biểu hiện dưới dạng vịng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền
bình qn.
Vịng qua khoản phải thu = 365/Kỳ thu tiền bình qn.
Trong đó: Kỳ thu tiền bình qn = (Khoản phải thu x 365)/Doanh thu
- Tỷ số hoạt động khoản phải trả: đây là tỷ số đo lường uy tín của công ty trong việc
trả nợ đúng hạn. tỷ số này cũng được xác định bằng vòng quay khoản phải trả và kỳ trả tiền
bình qn.
Vịng quay khoản phải trả = 365/Kỳ trả tiền bình qn
Trong đó: Kỳ trả tiền bình quân = (Khoản phải trả x 365)/Doanh thu
- Tỷ số hoạt động tồn kho: là tỷ số đánh giá hiệu quả quản lý tồn kho của doanh
nghiệp. Được đo lường bằng chỉ tiêu số vòng quay HTK trong một năm hay số ngày tồn kho.
+ Vòng quay HTK = giá vốn hàng bán/ bình quân giá trị HTK
+ Số ngày tồn kho = số ngày trong năm (365)/số vòng quay HTK
- Tỷ số hoạt động tài sản: đánh giá hiệu quả hoạt động của tổng tài sản của công ty và
được đo lường bằng chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản. chỉ tiêu này cho biết bình quân mỗi đồng
giá trị tài sản của công ty tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần/Bình quân giá trị tổng tài sản
e. Tỷ số đánh giá khả năng sinh lợi:
- Khả năng sinh lợi so với doanh thu(ROS): Là tỷ số đo lường lượng lãi ròng trong

một đồng doanh thu thu được (còn gọi là lợi nhuận biến tế hay tỷ suất lãi gộp)
Tỷ số lãi gộp = (Doanh thu ròng – GVHB)/Doanh thu ròng
Hay: Tỷ số lãi ròng = Lợi nhuận ròng sau thuế/Doanh thu ròng
- Khả năng sinh lợi so với tài sản (ROA): cho biết mỗi đồng giá trị tài sản của công ty
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Là tỷ số đo lường hiệu quả sử dụng và quản lý nguồn tài sản
của doanh nghiệp. ( Đo lường suất sinh lời của cả vốn chủ sở hữu và của cả nhà đầu tư). Tỷ lệ
này càng cao thì càng tốt và ngược lại.
ROA = Lợi nhuận ròng sau thuế/Giá trị tổng tài sản
- Khả năng sinh lợi so với vốn chủ sở hữu (ROE): Là tỷ số đo lường hiệu quả sử dụng
vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp để tạo ra thu nhập và lãi cho các cổ đơng cổ phần phổ thơng.
Nói cách khác, tỷ số ROE đo lường thu nhập trên một đồng vốn chủ sở hữu được đưa vào SXKD, hay còn gọi là suất hoàn vốn đầu tư cho vốn chủ sở hữu. tỷ lệ này cảng cao càng tốt và ít
SVTT: T……………

5


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: T………..h

nhất phải cao hơn lãi suất vay trong kỳ (nhưng cần chú ý trong trường hợp khách hàng có vốn
chủ sở hữu q nhỏ thì tỷ số này có thể cao nhưng lại tiềm ẩn rủi ro lớn).
ROE = Lợi nhuận ròng sau thuế/ VCSH
 Việc tính tốn các chỉ số để đánh giá tình hình tài chính của khách hàng cần phải được
thực hiện qua nhiều năm (thơng thường là 2 năm) mới có thể đánh giá được xu hướng phát
triển của khách hàng. Ngoài ra, khi đánh giá, nhận xét về tình hình tài chính, khơng nên sa đà
vào nhận xét từ kết quả một chỉ số cụ thể mà cần có cái nhìn tổng thể các chỉ số và hiểu về
mối liên hệ giữa các chỉ số để việc đánh giá được chính xác và tồn diện.

2.3. Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp:

- Sau khi tính tốn và phân tích các tỷ số tài chính, cơng việc cuốc cùng của việc thẩm
định là đánh giá và đưa ra kết luận chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Muốn có sự đánh giá chính xác và trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp,
các bạn cần so sánh các tỷ số đã xác định với một số căn cứ để có thể rút ra kết luận chung về
tình hình tài chính của cơng ty. Các căn cứ so sánh bao gồm:
 So với 1
 So với các tỷ số của những thời kỳ trước
 So với các tỷ số của các công ty cùng ngành
 So với tỷ số bình quân ngành.
Kết quả của việc thẩm định là nhằm cung cấp thông tin và kết luận về khả năng trả nợ
của khách hàng để phục vụ cho việc ra quyết định cho vay. tuy nhiên các bạn cũng cần lưu ý
rằng kết quả của thẩm định chỉ giúp hình thành nên kỳ vọng hợp lý về khả năng trả nợ của
khách hàng chứ không phải là sự đảm bảo chắc chắn rằng khách hàng sẽ trả được nợ vay. vì
vậy, cơng tác thẩm định chỉ giúp làm giảm xác suất sai lầm chứ khơng thể lọa bỏ hồn tồn
được sai lầm. thực tế có thể khác biệt so với kỳ vọng và sự khác biệt này chính là rủi ro tín
dụng.

*****

SVTT: T…………………

6


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: T…………..

Chương 2: THẨM ĐỊNH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH –PHÂN TÍCH
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CTCP

XÂY LẮP ĐƯỜNG ỐNG BỂ CHỨA DẦU KHÍ.
I. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
1. Thông tin chung:
- Công ty Cổ phần Xây lắp đường ống bể chứa dầu khí (PVC-PT) trước đây là Công ty
TNHH một thành viên Xây lắp Đường ống bồn bể Dầu khí, được lập ngày 21/12/2007 trên cơ
sở sáp nhập Xí nghiệp xây lắp đường ống bồn bể và điện nước, Xí nghiệp sửa chữa các cơng
trình dầu khí và Ban Cù Lao Tào thuộc Tổng Cơng ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí.
- Ngày 26/11/2009, Cơng ty chính thức chuyển đổi sang hình thức hoạt động là Công ty
Cổ phần theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cơng ty cổ phần số 3500833615. Trụ sở
chính của Công ty đặt tại số 654, Đường Nguyễn An Ninh – Phường 8 – TP.Vũng Tàu.
- Vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 200 tỷ đồng, được chia thành 20.000.000 cổ phần phổ
thơng, mỗi cổ phần có mệnh giá là 10.000 VNĐ/cổ phần. Trong đó:
Cổ đơng

Theo giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh
VNĐ

- Tổng CTCP Xây lắp
Dầu khí Việt Nam
- Các cổ đơng khác
Tổng cộng

Vốn đã góp tại ngày

%

31/12/2010

31/12/2009


102.000.000.000

51%

102.000.000.000

50.000.000.000

98.000.000.000

49%

98.000.000.000

19.010.575.000

200.000.000.000 100% 200.000.000.000

69.010.575.000

- Tổng số nhân viên của cơng ty tính đến đầu năm 2011 là 719 nhân viên.

2. Ngành nghề - lĩnh vực sản xuất kinh doanh:
STT

Ngành nghề kinh doanh

1


Thi cơng các cơng trình đường ống, bồn bể chứa;

2

Lắp đặt các hệ thống thiết bị công nghệ, hệ thống thiết bị điều khiển, tự động hóa
cơng nghệ; lắp đặt các hệ thống đường dây tải điện và các hệ thống điện dân dụng
và công nghiệp khác;

3

Sửa chữa phương tiện vận tải thủy;

4

Khảo sát, duy tu, bảo dưỡng và sữa chữa các cơng trình khí (ngồi biển, đất liền),
các cơng trình thi công xây dựng và dân dụng cảng sông, cảng biển và các công


trình cơng nghiệp khác;
5

Kinh doanh đơ thị văn phịng, siêu thị và nhà ở;

6

Kinh doanh đơ thị văn phịng, siêu thị và nhà ở;

7

Đầu tư xây dựng các nhà máy chế tạo cơ khí thiết bị phục vụ ngành dầu khí;


8

Đầu tư xây dựng các nhà máy đóng tàu, vận tải dầu, khí, hóa chất, nhà máy đóng
giàn khoan;

9

Đầu tư xây dựng cảng sông, cảng biển;

10

Đầu tư xây dựng các khu công nghiệp;

11

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông;

12

Đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng, các cơng trình thủy lợi, đê, kè, bến cảng, cầu
đường, cơng trình dân dụng và cơng nghiệp khác;

13

Đầu tư khai thác mỏ ( cát, đá,…)

14

Đóng tàu vận tải dầu, khí, hóa chất;


15

Chế tạo thiết bị cơ khí phục vụ ngành dầu khí, đóng tàu và kinh doanh cảng sơng,
cảng biển;

16

Chế tạo, lắp đặt các chân đế giàn khoan, các kết cấu kim loại, các bồn bể chứa
(xăng, dầu, khí hóa lỏng, nước), bình chịu áp lực và hệ thống cơng nghệ;

17

Mua bán thiết bị xây dựng dầu khí;

18

Sản xuất các sản phẩm công nghiệp (kho chứa, nhiệt điện, thủy điện,…);

19

Vận chuyển dầu khí và khí hóa lỏng, hóa chất;

20

Kinh doanh vật liệu xây dựng.
Hoạt động chính của cơng ty : khảo sát thiết kế và xây dựng

SVTT: …………….


8


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: T…………………

II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH NĂM 2010:
1. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của PVC-PT đến
31/12/2010.

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
(Tại ngày 31 tháng 12 năm 2010)

ĐVT: VNĐ

TÀI SẢN
A

31/12/2010

31/12/2009

100

515.463.716.384

454.878.032.393


Mã số

TÀI SẢN NGẮN HẠN
(100 = 110+120+130+140+150)

I

Tiền

110

62.897.348.356

58.824.640.141

II

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

120

-

5.000.000.000

III

Các khoản phải thu ngắn hạn

130


289.061.958.387

209.753.609.343

1. Phải thu khách hàng

131

25.977.480.882

33.916.242.338

2. Trả trước cho người bán

132

24.220.579.559

17.479.422.876

3. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng

134

233.687.795.484

148.216.069.584

4. Các khoản phải thu khác


135

5.940.312.238

10.906.084.321

5. Dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn khó địi

139

(764.209.776)

(764.209.776)

IV

Hàng tồn kho

140

151.202.539.386

179.824.921.774

V

Tài sản ngắn hạn khác

150


12.301.870.255

1.474.861.135

1. Chi phí trả trước ngắn hạn

151

7.000.000

-

2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

152

10.209.551.372

-

3. Tài sản dài hạn khác

158

2.085.318.883

1.474.861.135

B


TÀI SẢN DÀI HẠN (200 = 220 + 260)

200

35.660.898.100

24.138.936.811

I

Tài sản cố định

220

28.968.281.936

21.085.885.305

1. Tài sản cố định hữu hình

221

27.201.043.953

21.085.885.305

Nguyên giá

222


51.704.871.711

46.335.507.862

Giá trị hao mòn lũy kế

223

(24.503.827.758) (25.249.622.557)


224

794.679.089

-

Ngun giá

225

894.013.973

-

Giá trị hao mịn lũy kế

226


(99.334.884)

-

3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

230

972.558.894

-

Tài sản dài hạn khác

260

6.692.616.164

3.053.051.506

1. Chi phí trả trước dài hạn

261

6.179.674.859

1.841.745.643

2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại


261

353.062.305

1.161.305.863

3. Tài sản dài hạn khác

268

159.879.000

50.000.000

270

551.124.614.484

479.016.969.204

2. Tài sản cố định thuê tài chính

II

TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200)

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Tiếp theo)
(Tại ngày 31 tháng 12 năm 2010)

ĐVT: VNĐ


NGUỒN VỐN

Mã số

31/12/2010

31/12/2009

A

NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330)

300

327.858.241.449

407.065.614.157

I

Nợ ngắn hạn

310

326.399.341.808

406.659.453.171

1. Vay và nợ ngắn hạn


311

17.027.080.000

66.139.049.288

2. Phải trả người bán

312

169.889.595.303

86.244.719.313

3. Người mua trả tiền trước

313

118.714.029.685

175.352.612.734

4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

314

3.554.588.047

10.314.538.383


5. Phải trả người lao động

315

8.126.103.060

7.880.361.510

6. Chi phí phải trả

316

3.637.059.565

27.593.303.158

7. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác

319

5.519.259.268

33.007.541.905

8. Quỹ khen thưởng phúc lợi

323

(68.373.120)


127.326.880

Nợ dài hạn

330

1.458.899.641

406.160.986

1. Vay và nợ dài hạn

334

701.771.220

-

II


2. Thuế thu nhập hỗn lại phải trả

335

277.347.582

-


3. Dự phịng trợ cấp mất việc làm

336

479.780.838

406.160.986

B

NGUỒN VỐN ( 400 = 410)

400

223.266.373.035

71.951.355.047

I

Vốn chủ sở hữu

410

223.266.373.035

71.951.355.047

1. Vốn điều lệ


411

200.000.000.000

69.010.575.000

2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

420

23.266.373.035

2.940.780.047

440

551.124.614.484

479.016.969.204

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400)

CÁC CHỈ TIÊU NGỒI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TỐN
Ngoại tệ các loại
- USD

31/12/2010
275,11

31/12/2009

288,31

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
ĐVT: VNĐ

CHỈ TIÊU

Mã số

2010

2009

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

01

576.840.310.680

528.618.290.504

2. Các khoản giảm trừ doanh thu

02

-

-

3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

(10 = 01 – 02)

10

576.840.310.680

528.618.290.504

4. Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp

11

531.004.985.556

497.000.252.835

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
(20 = 10 – 11)

20

45.835.325.124

31.618.037.669

6. Doanh thu hoạt động tài chính

21

2.442.829.111


461.474.882

7. Chi phí tài chính

22

5.766.107.256

1.755.145.624

23

2.853.489.978

1.752.695.644

8. Chi phí bán hàng

24

-

-

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp

25

15.208.585.554


18.294.168.004

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
( 30 = 20 + (21 – 22) – (24 + 25))

30

27.303.461.425

12.030.198.923

Trong đó: chi phí lãi vay


11. Thu nhập khác

31

1.564.556.804

2.034.213.418

12. Chi phí khác

32

1.374.089.759

1.798.215.408


13. Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32)

40

190.467.045

235.998.010

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40)

50

27.493.928.470

12.266.196.933

15. Chi phí thuê thu nhập doanh nghiệp hiện hành

51

6.082.744.341

3.240.808.905

16. Chi phí/(thu nhập) thuế TNDN hoãn lại

52

1.085.591.141


-.1.161.305.863

17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60 = 50 – 51 – 51)

60

20.325.592.988

10.186.693.891

18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu

70

1.099

2. Một số chỉ tiêu chủ yếu:
2.1. Tình hình hàng tồn kho, vật tư, công cụ chủ yếu:
TT

Hàng tồn kho

1

Nguyên liệu, vật liệu

2

Cơng cụ, dụng cụ


3

Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

4

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Giá trị thuần có thể thực hiện được của
hàng tồn kho

31/12/2010

ĐVT: VNĐ
31/12/2009

3.442.267.405

892.771.259

869.757.644

766.675.044

146.890.514.337

178.165.475.471

-


-

151.202.539.386

179.824.921.774

Trong tình hình biến động về giá cả như hiện nay, lượng hàng tồn kho của công ty là phù
hợp, đảm bảo cho công ty hoạt động liên tục.
2.2. Tài sản ngắn hạn khác:
TT

Tài sản ngắn hạn

1

Tạm ứng

2

Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn

3

Tài sản thiếu chờ xử lý
Tổng cộng

SVTT: …………….y

31/12/2010


ĐVT: VNĐ
31/12/2009

1.905.150.883

1.267.671.875

180.168.000

140.640.000

-

66.549.260

2.085.318.883

1.474.861.135

12


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: Tr……………..h

2.3. Vay và nợ ngắn hạn:
31/12/2010
- Vay ngắn hạn


17.000.000.000

- Nợ dài hạn đến hạn trả
Tổng cộng

ĐVT: VNĐ
31/12/2009
66.139.049.288

27.080.000
17.027.080.000

66.139.049.288

2.4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước:
31/12/2010
- Thuế thu nhập doanh nghiệp

ĐVT: VNĐ
31/12/2009

3.467.894.078

2.192.230.909

86.693.969

259.821.001


- Thuế giá trị gia tăng đầu ra

-

7.862.486.473

Tổng cộng

3.554.588.047

10.314.538.383

- Thuế thu nhập cá nhân

2.5. Chi phí phải trả:
31/12/2010
- Chi phí trích trước của các cơng trình xây
dựng

ĐVT: VNĐ
31/12/2009

3.014.545.856

26.600.640.367

- Kinh phí phải nộp cấp trên

622.513.709


992.662.791

Tổng cộng

3.637.059.565

27.593.303.158

2.6. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác:
31/12/2010
- Phải trả Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt
Nam

ĐVT: VNĐ
31/12/2009

3.759.915.542

32.060.094.578

- Phải trả tiền thuế thu nhập cá nhân thu hộ

613.787.232

-

- Kinh phí cơng đồn

494.808.770


629.167.848

- Phải trả khác

650.747.724

318.279.479

5.519.259.268

33.007.541.905

Tổng cộng

SVTT: T……………..

13


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: Tr……………..

3. Phân tích, đánh giá tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty:
 Hoạt động kinh doanh trong năm 2010:
- Tốc độ tăng trưởng doanh thu ở mức tương đối nếu so với các doanh nghiệp khác trong
ngành xây lắp. Doanh thu của công ty trong năm 2009 đạt trên 528 tỷ đồng, qua năm 2010 đạt
trên 576 tỷ đồng ( tăng 9,1% so với năm 2009), tuy mức tăng không nhiều nhưng cũng là dấu
hiệu tốt, cho thấy công ty hoạt động ổn định.

- Do lĩnh vực kinh doanh sản xuất chính của cơng ty (hoạt động xây lắp) nên giá vốn hàng
bán luôn chiếm tỷ trọng cao trên 90% tổng thu nhập của doanh nghiệp (năm 2009 chiếm 94%,
năm 2010 chiếm 92,1%) và trên 94% tổng chi phí, tỷ trọng này đang có xu hướng giảm. Tuy
nhiên giá vốn hàng bán là yếu tố tương đối khó kiểm sốt do phụ thuộc vào biến động giá cả
nguyên vật liệu đầu vào và giá cả thị trường.
- Các loại chi phí khác chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng doanh thu của cơng ty, nhưng lại có
xu hướng tăng tuy không đáng kể (năm 2009 là 4,3%, năm 2010 là 5,1%), chủ yếu là do tăng
chi phí tài chính.
- Lợi nhuận của công ty trong năm 2010 tăng cao so với năm 2009. Tuy giá vốn hàng bán
tăng với tốc độ thấp hơn so với doanh thu (chỉ tăng 6,8%) và lợi nhuận gộp của công ty chỉ
tăng 45% nhưng nhờ cơng ty đã giảm được đáng kể chi phí quản lý, chi phí bán hàng và chi
phí khác nên lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn tăng trưởng rất khả quan (109,3%), đạt
20,326 tỷ đồng. Lợi nhuận biến tế của công ty ở mức tương đối so với các cơng ty cùng ngành
(3,52%).
Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2010 tương đối tốt hơn
năm 2009 nhưng chỉ giữ ở mức ổn định.
 Chỉ tiêu về cơ cấu tài sản – nguồn vốn:
STT

Loại chỉ số

Năm 2009

Năm 2010

TB
Ngành

1


Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản

95%

93,5%

2

Tài sản dài hạn/ Tổng tài sản

5%

6,5%

3

Hệ số nợ/ Tổng nguồn vốn

85%

59,5%

62%

4

Hệ số nợ/ Vốn chủ sở hữu

565%


147%

335%

5

Vốn chủ sở hữu/ Tổng vốn

15%

41%

* Tài sản:
- Do ngành nghề của công ty là: công nghiệp, xây dựng và vật liệu công nghiệp nên ta
thấy tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản của Công ty (năm 2009 là
95% và năm 2010 là 93,5%). Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn thì hàng tồn kho và các khoản
phải thu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao (năm 2009 là 85,6%, năm 2010 là 85,4%). Có thể
SVTT: T………….

14


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: Tr…………………

do hàng tồn kho chủ yếu ở dạng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của các cơng trình mà
Cơng ty đang thi cơng, cịn các khoản phải thu đa số là phải thu theo tiến độ hợp đồng xây
dựng mà công ty ký kết.
- Trong khi tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Cơng ty thì tài sản dài

hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (năm 2009 là 5%, năm 2010 là 6,5%), chủ yếu là tài sản cố định như
các thiết bị máy móc, phương tiện vận tải phục vụ cho việc thi công xây lắp các công trình.
* Nguồn vốn:
- Nợ phải trả, chủ yếu là nợ ngắn hạn, trong năm 2010 ít hơn năm 2009 và chỉ chiếm
59,5% so với tổng nguồn vốn (năm 2009 tỷ lệ này là 85%). Cho thấy cơ cấu nguồn vốn năm
2010 của cơng ty đã được cải thiện và có sự phân bố hợp lý hơn so với năm 2009. Đặc biệt là
nợ phải trả năm 2010 đã giảm nhiều so với năm 2009 (2009 là trên 406 tỷ đồng, 2010 chỉ trên
327 tỷ đồng).
- Vốn chủ sở hữu của Công ty trong năm 2010 đã tăng lên rất nhiều, gấp 3,1 lần so với
năm 2009 (năm 2009 là trên 71 tỷ đồng, năm 2010 là trên 223 tỷ đồng) và chiếm 41% trong
tổng nguồn vốn, cho thấy công ty đang duy trì được cơ cấu vốn khá hợp lý và thu hút đầu tư
có hiệu quả, nguồn vốn này khơng những đảm bảo an tồn cho tài sản dài hạn mà còn đảm
bảo một phần nguồn vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Với nguồn vốn hợp lý này, cơng ty có thể tương đối tự chủ về tài chính và có điều kiện
thuận lợi để mở rộng sản xuất kinh doanh, tiết kiệm được chi phí lãi vay, từ đó làm tăng doanh
thu và lợi nhuận.
 Khả năng thanh toán:
STT

Loại chỉ số

Năm 2009

Năm 2010

TB
Ngành

1


Hệ số thanh toán ngắn hạn

1,12

1,58

1,20

2

Hệ số thanh toán nhanh

0,68

1,12

1,03

3

Chỉ số tiền mặt

0,14

0,19

0,30

4


Hệ số ngân lưu

0,096

0,14

Qua phân tích các tỷ số đánh giá khả năng thanh khoản, ta thấy: khả năng thanh toán của
công ty đang được đảm bảo ở mức tương đối an tồn với hệ số thanh tốn ngắn hạn ln lớn
hơn 1, hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 0.5 và cả hai chỉ tiêu này đều có xu hướng tăng. Đặc
biệt là năm 2010 có sự cải thiện tốt hơn so với năm 2009. Và nếu so với trung bình ngành thì
các chỉ tiêu này của cơng ty cũng ở mức an tồn.
Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ thì năm 2010 khả năng thanh khoản của công ty tăng chủ
yếu là do tăng các khoản phải thu ngắn hạn (năm 2009 là 209,753,609,343đ, còn năm 2010 là
289.061.958.387đ) trong khi đó vịng quay các khoản phải thu lại giảm xuống (năm 2009 là
3,02; năm 2010 là 2,0) đã làm cho kỳ thu tiền bình qn có xu hướng tăng lên ( năm 2009 là
145 ngày, năm 2010 là 183 ngày). Chỉ số tiền mặt của công ty trong năm 2010 có tăng lên so
với năm 2009, nhưng so với trung bình ngành thì hệ số này cịn thấp. Điều này cho thầy khả
năng thanh khoản của công ty trong năm 2010 có sự cải thiện nhưng chưa thật sự tốt.
SVTT: Trần……………….

15


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: T………………

 Năng lực hoạt động:
STT


Loại chỉ số

Năm 2009

Năm 2010

TB
ngành

1

Kỳ thu tiền bình qn

145

183

2

Vịng quay các khoản phải thu

3,02

2,0

3

Vòng quay các khoản phả trả

1,66


2,08

4

Vòng quay tổng tài sản

1,23

1,05

5

Vòng quay hàng tồn kho

2,76

3,51

6

Vòng quay tài sản cố định

22

16,2

7

Vòng quay tài sản ngắn hạn


1,16

1,12

0,35

8

Vòng quay vốn chủ sở hữu

7,3

2,6

1,17

0,24

Trong năm 2010, các chỉ tiêu về vòng quay hàng tồn kho và vịng quay các khoản phải
trả của cơng ty đều tăng so với năm 2009, đặc biệt là hệ số vòng quay hang tồn kho tăng cao
cho thấy khả năng chuyển đổi hàng tồn kho trong năm 2010 của cơng ty nhanh từ đó làm tăng
doanh thu hoạt động trong năm 2010.
Tuy nhiên, các chỉ tiêu về vòng quay các khoản phải thu, vòng quay tổng tài sản, vòng
quay tài sản cố định, vòng quay tài sản ngắn hạn và vịng quay vốn chủ sở hữu của cơng ty
trong năm 2010 lại có xu hướng giảm xuống. Và nếu có sự so sánh về tỷ lệ của doanh thu trên
vốn chủ sở hữu, ta thấy tỷ số của năm 2010 thấp hơn năm 2009 vì doanh thu năm 2010 tăng
không nhiều so với năm 2009, nhưng nguồn vốn chủ sở hữu thì lại tăng q cao, có thể nói hoạt
động của công ty trong năm 2010 chưa thật sự có hiệu quả và chưa tận dụng tốt nguồn vốn.
Nhìn chung, sự biến động của các chỉ tiêu về năng lực hoạt động của công ty trong 2 năm

(2009 và 2010) là khơng thật sự lớn và khơng q tích cực. Điều này cho thấy hoạt động của
công ty trong năm 2010 chỉ ở mức tương đối ổn định.
 Khả năng sinh lời:
STT

Loại chỉ số

Năm 2009

Năm 2010

TB
Ngành

1

EBIT/tổng tài sản

2,9%

5,5%

2

LN sau thuế/DT thuần (ROS)

1,93%

3,52%


12%

3

LN sau thuế/ VCSH (ROE)

14,2%

9,1%

17%

4

LN sau thuế/ Tổng tài sản (ROA)

2,13%

3,7%

5%

5

LN từ hoạt động SX-KD/ DT thuần

2,28%

4,73%


6

LN trước thuế/ DT thuần

2,32%

4,77%

SVTT: T………………

16%

16


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ……………….

Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của cơng ty trong năm 2010 đã có sự cải thiện nhiều so
với năm 2009. Tuy hầu hết các chỉ số đều có xu hướng tăng nhưng so với trung bình ngành thì
vẫn cịn ở mức khá thấp. Đặc biệt là chỉ số ROE có xu hướng giảm xuống, điều này có thể giải
thích vì vốn chủ sở hữu của năm 2010 đã tăng lên đáng kể (gấp 3,1 lần năm 2009), cho nên dù
lãi ròng năm 2010 có tăng so với năm 2009 (hơn 2 lần) thì chỉ số ROE vẫn giảm.
Từ đó cho thấy hoạt động của công ty chỉ đang trong giai đoạn ổn định với mức độ tăng
trưởng trung bình, khơng q lạc quan.
Tuy nhiên với việc công ty tăng cường năng lực tài chính trong năm 2010 (tăng vốn điều
lệ lên 200 tỷ đồng) thì dự kiến khả năng sinh lời của cơng ty trong những năm tiếp theo sẽ khả
quan hơn, hoạt động tốt hơn và mức độ tăng trưởng sẽ cao hơn.
 Kết luận:

Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây lắp đường ống bể
chứa Dầu khí trong năm 2010 tương đối ổn định và có chiều hướng phát triển tốt nhờ vào
việc chuyển đổi mơ hình hoạt động, đa dạng các hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng cường
năng lực tài chính.
Hiện cơng ty chỉ đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng, nếu tận dụng tốt
nguồn vốn, thu hút đầu tư và phân bổ các nguồn chi phí, hoạt động một cách hợp lý thì khả
năng phát triển trong tương lai của cơng ty là rất cao, vì tiềm năng phát triển của ngành dầu
khí ở nước ta cịn rất lớn. Đó là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp, công ty cung cấp sản phẩm,
vật liệu xây dựng, dịch vụ xây lắp phục vụ chuyên ngành dầu khí phát triển mạnh./.

SVTT: T…………………

17


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: …………

Chương III: THUẬN LỢI - KHÓ KHĂN - GIẢI PHÁP
1. Những thuận lợi khi quyết định cho vay, đầu tư vào cơng ty:
- Công ty CP Xây lắp Đường ống bể chứa Dầu khí (PVC-PT) là một trong những đơn
vị đứng đầu cả nước về lónh vực xây lắp chuyên ngành dầu khí, thương hiệu và uy tín của
Công ty đã được khẳng định trên thị trường. PVC-PT là đơn vị lớn nhất trong ngành dầu
khí chuyên về lónh vực xây lắp đường ống và bể chứa hiện nay. Công ty có năng lực tốt và
bề dày kinh nghiệm trong công tác thiết kế thi công đường ống, bồn chứa xăng dầu, bồn
chứa khí hóa lỏng, chế tạo giàn khoan, chân đế giàn khoan cũng như bảo dưỡng, sửa chữa
các công trình dầu khí.
- Công ty đã duy trì được thị trường tương đối vững chắc với một lượng khách hàng
đông đảo trong lónh vực xây lắp chuyên ngành dầu khí. Công ty có một thị trường rộng lớn

trên khắp cả nước, có quan hệ sâu rộng với một lượng khách hàng đông đảo sẵn có từ các
Công ty thành viên trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Đặc biệt là công ty được
sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư, hỗ trợ nhiều mặt của Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí
Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cũng như sự hợp tác từ các đơn vị thành
viên của PVN. Đây chính là những lợi thế giúp cho Công ty có điều kiện nâng cao năng
lực sản xuất, mở rộng quan hệ, ký các hợp đồng xây lắp, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng
doanh thu và lợi nhuận cho những năm tiếp theo.
- Hiện nay rào cản gia nhập ngành khá cao do tiêu chuẩn kỷ thuật khắt khe, trong khi đó
cơng ty đã tạo lập được vị thế cạnh tranh vững chắc. Các sản phẩm của công ty đều đáp ứng
được tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế nghiêm ngặt, được các cơ quan đăng kiểm quốc tế giám sát
và cấp chứng nhận. với lợi thế này công ty sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tốt trong
tương lai.
- Theo chiến lượt và kế hoạch phát triển của ngành dầu khí nước ta, trung bình mỗi năm
sẽ có hàng chục ngàn dự án trong linh vực khai thác, chế biến, lọc hóa dầu, vận chuyển và
phân phối khí đốt, nhiện liệu sinh học,… cơ hội để PVC-PT phát triển trong lĩnh vực chuyên
ngành của công ty là rất lớn cộng với tốc độ tăng trưởng doanh thu ở mức tương đối cao so
với các doanh nghiệp khác trong ngành xây lắp, tình hình tài chính của cơng ty ổn định là
những điều kiện thuận lợi và đảm bảo cho việc cho vay và đầu tư vào công ty.

2. Rủi ro đầu tư vào doanh nghiệp:
1. Sản xuất kinh doanh còn bó hẹp trong lónh vực xây lắp, chủ yếu là thi công các
hợp đồng của các Công ty thành viên trong Tập đoàn Dầu khí. Công tác xây lắp chuyên
ngành trong phạm vi hẹp dẫn tới khó đa dạng hóa lónh vực kinh doanh cũng như đối tượng
khách hàng. gặp nhiều rủi ro khi các dự án chuyên ngành dầu khí bị đình trệ .
2. Trang thiết bị, công nghệ tuy đã được đầu tư nhưng còn thiếu và chưa đồng bộ,
phần lớn đã cũ. Điều này một phần làm giảm chất lượng các công trình, ảnh hưởng tới

SVTT: T………………….



Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: T………………….

doanh thu, một phần làm gia tăng các chi phí đầu tư mới, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng tài
sản, từ đó ảnh hưởng tới lợi nhuận sau cùng của Công ty.
3. Rủi ro biến động giá cả nguyện vật liệu đầu vào: do nền kinh tế thế giới đang hồi
phục sau khủng hoảng dẫn đến sự biến động giá cả nguyên vật liệu đầu vào trong thời
gian gần đây có chiều hướng gia tăng đã đẩy chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tăng
cao. Đây cũng là một nhân tố gây ảnh hưởng đến lợi nhuận Công ty.
4. Rủi ro tiến độ thanh toán hợp đồng: công tác nghiệm thu, thanh toán các hợp đồng
trong lónh vực xây lắp thường bị kéo dài dẫn đến việc thu hồi vốn từ các công trình chậm,
gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty.

3. Đề xuất – kiến nghị:
- Mặt dù ngành dầu khí nước ta đang có xu hướng phát triển trong những năm gần đây,
nhưng tình hình hoạt động chỉ ở mức ổn định. Nguyên nhân là do hoạt động khai thác của ta
cịn phụ thuộc vào yếu tố nước ngồi (như chỉ khai thác dầu thô rồi đem xuất hoặc liên kết
khai thác với nước ngoài), trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện máy móc của ta cũng cịn nhiều
hạn chế (đa phần là nhập khẩu), đã làm cho các dịch vụ theo ngành dầu khí cũng gặp nhiều
khó khăn, từ đó dẫn đến hoạt động kinh doanh hạn chế kéo theo hoạt động tài chính của các
cơng ty cùng ngành xây dựng dầu khí (PVX) chỉ đạt ở mức tăng trưởng tương đối ổn định.
- Tuy nhiên không chỉ riêng ngành dầu khí, mà tình hình tài chính của rất nhiều doanh
nghiệp trong nước ta cũng còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là sự hoạt động khơng ổn định
của các ngân hàng, thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán do bị ảnh hưởng bởi
khủng hoảng kinh tế thế giới và tình trạng lạm phát trong nước đang gia tăng.
- Do đó, các doanh nghiệp cần cân đối lại nguồn tài chính (nguồn vốn) của mình một
cách hợp lý nhất bằng việc chú trọng đầu tư nhiều vào lĩnh vực hoạt động sản xuất – kinh
doanh chính của doanh nghiệp, giảm thiểu tối đa các chi phí khơng cần thiết và hạn chế đầu

tư vào q nhiều lĩnh vực khơng liên quan (để tránh tình trạng thua lỗ do đầu tư dàn trải), sử
dụng nguồn vốn tự có một cách hiệu quả nhất nhằm hạn chế thấp nhất chi phí lãi vay. Ngồi
ra các doanh nghiệp cũng nên đa dạng các hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng cường năng
lực tài chính bằng cách huy động, thu hút vốn đầu tư từ các đối tác trong và ngồi nước. Đặc
biệt là có thể chuyển đổi mơ hình hoạt động (thành cơng ty cổ phần hay công ty trách nhiệm
hữu hạn) để dễ dàng cho việc huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu (đối với cơng ty cổ
phần) hoặc nhận vốn góp từ các thành viên góp vốn (đối với cơng ty trách nhiệm hữu hạn),
điều này sẽ giúp các doanh nghiệp hạn chế tình trạng thiếu vốn hoạt động do thiếu nguồn vốn
huy động.
- Còn Đối với các ngân hành khi thực hiện thẩm định cho vay hoặc đầu tư vào các doanh
nghiệp cần phải thật sự chính xác và chặt chẽ nhằm hạn chế việc các doanh nghiệp sử dụng
nguồn vốn vay không hiệu quả, dẫn đến khả năng thu hồi nợ và lãi của các ngân hàng thấp, từ
đó làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của các Ngân hàng.

SVTT: ……………

19


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: T……………h

PHẦN KẾT LUẬN
 Qua việc thẩm định tình hình tài chính của Cơng ty Cổ phần Xây lắp Đường ống bể
chứa Dầu khí, ta thấy cơng tác thẩm định tình hình tài chính của một doanh nghiệp là rất quan
trọng đối với Ngân hàng khi ra quyết định cho vay hoặc đầu tư. Nhờ việc phân tích, đánh giá
các báo cáo tài chính của cơng ty, thơng qua việc thẩm định và phân tích các tỷ số tài chính
mà các ngân hàng tránh được những rủi ro nhất định và hạn chế được phần nào những sai lầm
trong cơng tác cho vay tín dụng đối với các khách hàng doanh nghiệp. Từ đó các ngân hàng ra

những quyết định đầu tư, cho vay đúng đắn , hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển và tăng
trưởng, góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh tế, tạo sự căng bằng và ổn
định cho nền kinh tế quốc gia.
 Nếu như nhiều gia đình hình thành nên một xã hội thì tình hình tài chính của các doanh
nghiệp trong một nước hình thành nên nền tài chính của nước đó. Tình hình tài chính của các
doanh nghiệp có thật sự lành mạnh và ổn định thì hoạt động tín dụng cho vay và đầu tư của
các ngân hàng mới đảm bảo an toàn và giảm thiểu được các rủi ro về tín dụng. Khi cả hai bên
cùng phát triển cân bằng và hiệu quả sẽ kéo theo sự phát triển ổn định của nền kinh tế nước
nhà. Do đó nhà nước cần xem xét và cân đối lại tình hình tài chính của các doanh nghiệp và
hoạt động cho vay, đầu tư của các ngân hàng nhằm tạo sự cân bằng và ổn định đối với các
ngành kinh tế, có sự quan tâm, quản lý chặt chẽ từ các khâu hoạt động, đầu tư (đối với các
doanh nghiệp nhà nước), sản xuất – kinh doanh của Doanh nghiệp, Ngân hàng, tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động thẩm định tín dụng của các Ngân hàng thương mại.
Bài tiểu luận của em đến đây là kết thúc, do tư liệu tham khảo và kiến thức chun mơn
cịn hạn chế về nhiều mặt nên bài tiểu luận của em cịn nhiều sai sót và mang nặng tính chủ
quan. vì vậy, em rất mong được sự tham khảo và góp ý chân thành từ giáo viên hướng dẫn và
bạn đọc để bài tiểu luận này được hoàn chỉnh hơn, dồng thồng điều này cũng giúp cho em
hoàn thiện hơn cho những bài tiểu luận về sau. Xin cảm ơn!

SVTT: T…………………..

20



×