Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

2. Đề án trồng rừng trình Ban Chấp hành gd 2021-2025 (cuối)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.43 KB, 14 trang )

ĐẢNG BỘ TỈNH KON TUM
HUYỆN ỦY SA THẦY
*

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Sa Thầy, ngày 18 tháng 5 năm 2021

Số 04 -ĐA/HU
ĐỀ ÁN
Trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc gắn với phát triển kinh tế nâng
cao đời sống nhân dân trên địa bàn huyện Sa Thầy giai đoạn 2021-2025
----Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Sa Thầy khóa XVII, nhiệm
kỳ 2020 - 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện xây dựng Đề án “Trồng rừng
phủ xanh đất trống, đồi núi trọc gắn với phát triển kinh tế nâng cao đời sống
nhân dân trên địa bàn huyện Sa Thầy giai đoạn 2021-2025” như sau:
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Huyện Sa Thầy nằm ở phía Tây nam tỉnh Kon Tum có diện tích tự nhiên
143.172,86 ha, trong đó đất lâm nghiệp khoảng 113.733.07 ha, đất nơng nghiệp
khoảng 27.000 ha, cịn lại là đất khác. Là huyện có tiềm năng, lợi thế về phát triển
nơng nghiệp, đây là thế mạnh để xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội, bảo đảm quốc phịng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, xã hội và là
động lực để thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển, nâng cao đời sống
nhân dân.
Xác định vai trị quan trọng của ngành nơng nghiệp, trong những năm qua
Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành và lãnh đạo,
chỉ đạo thực hiện nhiều nghị quyết, đề án phát triển nông nghiệp để tập trung
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất để tăng năng suất, sản lượng và giá trị trên một đơn vị diện tích. Do
vậy, ngành nông nghiệp đã đạt được những thành tựu nhất định, đến cuối năm 2020


tổng thu nhập ngành nông nghiệp của huyện là 1.001.898 triệu đồng, tăng 59,15%
so với năm 2016 (năm 2016 là 629.523 triệu đồng) và chiếm 29,52% trong cơ cấu
các ngành kinh tế; đặc biệt các diện tích cây công nghiệp (cao su, cà phê..) tăng
nhanh, chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập ngành nơng nghiệp, góp phần tạo thu
nhập ổn định, cải thiện đời sống cho nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, ngành nông nghiệp
của huyện vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế, chưa chú trọng đến
phát triển cây lâm nghiệp, phát triển kinh tế rừng. Trong khi diện tích rừng, đất
lâm nghiệp lớn, chiếm 78,9% diện tích tự nhiên và diện tích đất trống, đồi núi
trọc cịn nhiều, thời gian qua người dân sử dụng các diện tích này để trồng sắn,
lúa rẫy, gây hủy hoại đất, ảnh hưởng đến môi trường, cho thu nhập thấp và
không bền vững.


2

Từ thực trạng nêu trên, để triển khai đồng bộ, toàn diện và khai thác hiệu
quả tiềm năng đất đai, lao động nhằm nâng cao đời sống, tạo thu nhập ổn định,
bề vững cho người dân, gắn với công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ môi
trường sống và nâng cao độ che phủ rừng theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
huyện Sa Thầy khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đề ra thì việc xây dựng Đề
án “Trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc gắn với phát triển kinh tế
nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn huyện Sa Thầy giai đoạn 20212025” là hết sức cần thiết.
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Luật Đất đai năm 2013;
Luật Lâm nghiệp năm 2017;
Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, ngày 16/11/2018 của Chính Phủ về việc
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính
sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững

và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020;
Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết
cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ cơng ích đối với các Cơng ty nơng, lâm nghiệp;
Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn về ban hành định mức trồng rừng, khốn bảo vệ
rừng, chăm sóc rừng trồng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng;
Quyết định số 4227/QĐ-BNN-KHCN ngày 31/12/2007 của Bộ Nông
nghiệp & Phát triển nông thôn về việc ban hành các định mức tạm thời áp dụng
cho các chương trình khuyến lâm;
Thơng tư số 29/TT-BNNPTNT, ngày 16/11/2018 của Bộ Nông ngiệp và
Phát triển nông thôn quy định về các biện pháp lâm sinh;
Thông tư 02/2018/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng
dẫn thực hiện một số nội dung của Quyết định 38/2016/QĐ-TTg ngày
14/09/2016 của Thủ tướng Chính phủ;
Thơng tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung quản lý đầu tư cơng trình
lâm sinh;
Quyết định số 01/2008/QĐ-UBND ngày 09/01/2008 của UBND tỉnh Kon
Tum về việc phê duyệt điều chỉnh kết quả rà soát, quy hoạch 03 loại rừng và chi
tiết địa danh, diện tích quy hoạch đất lâm nghiệp theo chức năng 03 loại
rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum;
Quyết định số 891/QĐ-UBND ngày 31/10/2013 của UBND tỉnh Kon Tum
về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Sa Thầy đến
năm 2020, định hướng đến năm 2025;
Công văn 101/UBND-NNTN ngày 12/01/2021 của UBND tỉnh Kon Tum
về chỉ tiêu trồng rừng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum;


Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 30/7/2020 Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ

XVII nhiệm kỳ 2020- 2025.
Phần thứ hai
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỀ ÁN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý
Sa Thầy là huyện biên giới nằm phía Tây Nam, cách thành phố Kon Tum
khoảng 30km; có diện tích tự nhiên 143.172,86 ha. Phía Bắc giáp huyện Ngọc
Hồi, phía Đơng Bắc giáp huyện Đắk Tơ, phía Đơng (từ Bắc xuống Nam) lần
lượt giáp huyện Đắk Hà và thành phố Kon Tum, phía Nam giáp huyện Ia
H'Drai của tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai, phía Tây giáp với Vương quốc
Campuchia.
Sa Thầy là nơi đầu nguồn sinh thuỷ của một số hệ thống sơng, suối. Là
nơi có diện tích rừng phịng hộ đầu nguồn quan trọng nhất của thuỷ điện Ia Ly một trọng những cơng trình trọng điểm Quốc gia, có ý nghĩa vơ cùng to lớn
trong cung cấp điện, cải tạo môi trường sinh thái, phát triển du lịch, phát triển
nuôi cá lồng trên mặt hồ, là địa bàn chiến lược về an ninh, quốc phòng.
2. Địa hình
Huyện Sa Thầy nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, địa hình có hướng thấp
dần từ Bắc xuống Nam. Được chia làm các dạng chính:
+ Địa hình núi cao, độ dốc trung bình từ 600-1777m, độ dốc từ 25% trở
lên, diện tích này rất lớn chiếm >70% diện tích tự nhiên của huyện. Đây là phần
đất quy hoạch lâm nghiệp, đất này cần được bảo vệ, trồng và khai thác hợp lý
nhằm bảo vệ khu vực đầu nguồn các cơng trình thủy điện Quốc gia.
+ Địa hình cịn lại đồi lượn sóng, bát úp và các thung lũng hẹp đất bồi tụ,
thích hợp cho phát triển cây cơng nghiệp, cây lương thực thực phẩm và chăn
nuôi đại gia súc.
Như vậy, địa hình Sa Thầy phong phú, đa dạng, mang tính chất đặc thù
của tiểu vùng, những đặc điểm đó ảnh hưởng đến sự hình thành tiểu vùng khí
hậu và nó cũng thuận lợi làm các cơng trình thủy điện, tạo nên những hồ lớn, tạo
cảnh quan đẹp vùng Tây Nguyên. Diện tích đất lâm nghiệp lớn thuận lợi cho
phát triển rừng.

3. Khí hậu
Huyện Sa Thầy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, vĩ
độ tương đối thấp (140N), phổ biến 8.000-8.5000C. Nhiệt độ trung bình tháng
lạnh nhất 170C, tháng nóng nhất 240C, mùa lạnh từ các tháng 12 đến tháng 3,
thời gian còn lại là mùa mát, khơng có mùa nóng. Trong mùa mưa, lượng mưa
chiếm hơn 90,9% so với lượng mưa cả năm, tập trung vào tháng 4-10 hằng năm,
lượng mưa trung bình 1.800-1.900 mm (<2.000); số giờ nắng trong tháng trung
bình thấp đạt 4,5-5,5 giờ nắng/ngày, nhiệt độ trung bình 22-230C, độ ẩm 84%.


4

Vào mùa khô lượng mưa chiếm 9,1% lượng mưa cả năm, từ tháng 12-2 năm
sau, hầu như khơng có mưa, nhiệt độ trung bình 19-20 0C, số giờ nắng trên 230
giờ/tháng, trung bình 8-9 giờ/ngày; lượng bốc hơi tăng (gấp 5 lần lượng mưa)
gây nên tình trạng khơ hạn nghiêm trọng, biên độ nhiệt ngày đêm lớn, chủ yếu là
tháng 1- tháng 3.
Với đặc điểm khí hậu của huyện nêu trên phù hợp với các cây trồng nhiệt
đới, gồm cây công nghiệp cao su, cà phê…, cây lương thực nhiệt đới như lúa,
đậu đỗ và cây lâm nghiệp vùng nhiệt đới.
3. Thổ nhưỡng
Kết quả phân tích loại đất theo lài liệu nghiên cứu của Viện phát triển bền
vững thì Sa Thầy có 5 nhóm đất chính, đó là:
- Nhóm đất phù sa: Tập trung ở thung lũng, khe suối hình thành do sự bồi
tụ của các sông Pô kô, Sa Thầy, Đăk Sia và các khe suối nhỏ. Loại đất này thích
hợp với cây lương thực (lúa, đậu,…), rau, cây ăn quả.
- Nhóm đất mới biến đổi: Là loại đất có đặc tính phù sa và được hình
thành trên mẫu đất này, do q trình canh tác có sự biến đổi hình thành tầng đất
mặt, có màu đỏ vàng. Diện tích này <2% tồn huyện. Thuận lợi cho sản xuất lúa,
hoa màu.

- Nhóm đất xám: Chiếm 90% diện tích tồn huyện, bao gồm:
+ Đất xám cơ giới nhẹ, rất chua: Là loại đất được hình thành trên phù sa
cổ và đá macma axit, phân bố ở xã Mơ Rai. Tồn bộ đất có độ dốc 3-15 o, tầng
dày đất mịn trên 100cm. Tầng mặt 0-50cm có thành phần cơ giới cát pha. Đất có
độ no bazo rất thấp, dung tích cation trao đổi thấp. Tầng đất cái có tỷ lệ sét cao
hơn tầng mặt. Loại đất này phù hợp phát triển các loại cây hoa màu, cây ăn quả.
+ Đất xám cơ giới nhẹ, sỏi sạn nơng: Hình thành trên đá macma axit, phân
bố ở xã Mô Rai. Tầng mặt 0-50cm có thành phần cơ giới cát pha, trong tầng đất
0-50cm có tầng sỏi sạn, tỷ lệ >40%. Dung tích cation trao đổi thấp, độ no bazo
thấp. Toàn bộ diện tích đất có tầng dày <50cm, phân bố ở độ dốc 8-15 o. Loại đất
này có thể sử dụng trồng cây hoa màu, nhưng tốt nhất nên trồng rừng, khoanh
nuôi bao vệ rừng.
+ Đất xám, đỏ vàng: Đất phân bố ở tất cả các xã trong huyện trên đá
biến chất, macma axit và đá trầm tích. Đất có độ no bazo thấp, dung tích
cation trao đổi thấp. Tầng đất cái có màu đỏ vàng. Diện tích đất phân bố ở
độ dốc thấp (<15 o) và tầng dày >70cm, có thể sử dụng trồng các loại cây
hoa màu, cây ăn quả, chè. Trên diện tích có độ dốc >15 o nên khoanh nuôi
bảo vệ hoặc trồng mới rừng.
+ Đất xám giàu mùn: Đất được hình thành trên đá macma axit. Đất
có độ no bazo thấp, dung tích cation trao đổi thấp, hàm lượng mùn trong
tầng mặt 0-50cm cao.Tồn bộ diện tích đất có tầng dày đất mịn trên
100cm, nhưng phân bố ở độ dốc >25 o . Do vậy, loại đất này nên sử dụng
cho mục đích lâm nghiệp.
+ Đất xám giàu mùn, tích nhơm: Được hình thành trên đá macma axit.
Đất có độ no bazo thấp, dung tích cation trao đổi thấp, hàm lượng mùn trong


tầng mặt 0-50cm cao, trong tầng đất cái độ bảo hồ nhơm >50%. Tồn bộ
diện tích đất có tầng dày đất mịn trên 100cm, phân bố ở độ dốc >25 o. Do vậy,
loại đất này nên sử dụng cho mục đích lâm nghiệp.

+ Đất xám, sỏi sạn nơng, đỏ vàng: Đất phát triển trên đá mẹ biến chất và
đá macma axit, phân bố rải rác ở các xã trong huyện. Đất có độ no bazo thấp,
dung tích cation trao đổi thấp. Tầng đất sâu có màu đỏ vàng, ở độ sâu từ 0-50cm
có tầng sỏi sạn với tỷ lệ >40%. Tồn bộ diện tích đất có tầng dày chỉ <50cm.
Loại đất này nên sử dụng cho mục đích lâm nghiệp.
+ Đất xám, sỏi sạn sâu, đỏ vàng: Đất phân bố ở tất cả các xã trong huyện.
Đá mẹ chủ đạo là đá macma axit, có ít diện tích trên đá biến chất. Đất có độ no
bazo thấp, dung tích cation trao đổi thấp. Tầng đất sâu có màu đỏ vàng, ở độ sâu
từ >70cm có tầng sỏi sạn với tỷ lệ >40%. Đất có tầng dày trên 50cm, phân bố
chủ yếu ở độ dốc >15o. Đất có độ dốc <15o có thể sử dụng trồng hoa màu, cây ăn
quả, chè. Đất có dộ dốc trên 15o nên khoanh ni hoặc trồng rừng.
+ Đất xám tầng mỏng, giàu mùn: Phân bố ở xã Mô Rai trên đá mẹ chủ đạo
là macma axit. Tầng đất dày 50-55cm, nhiều đá mẹ xếp lớp ở đáy phẫu diện; Đất
có độ no bazo thấp, dung tích hấp thu thấp; hàm lượng mùn của 50cm tầng đất
mặt cao. Tồn bộ diện tích có độ dốc cao trên. Loại đất này nên bố trí khoanh
ni bảo vệ rừng hoặc trồng mới.
- Nhóm đất đỏ: Diện tích đất này chiếm tỷ lệ nhỏ so với diện tích của
huyện. Đất đỏ chua, tầng mặt giàu mùn, được hình thành trên đá bazan. Đất có
dung tích cation trao đổi rất thấp, tầng mặt 0-25cm màu sẫm, giàu mùn, trong
phẫu diện đất có sự rửa trơi sét tầng mặt và tích luỹ ở tầng sâu. Đất có tầng dày
trên 100cm, độ dốc <8o.Thích hợp trồng các loại cây hoa màu, cây ăn quả, cây
cơng nghiệp lâu năm.
- Nhóm đất bị xói mịn, trơ sỏi đá: Diện tích chiếm rất nhỏ, khoảng 0,05%
tổng diện tích đất tồn huyện, trên đá macma axit. Đất có tầng dày đất mịn <25cm,
có đá mẹ xếp lớp ở đáy phẫu diện, trong đất mịn độ bão hoà bazo thấp. Loại đất này
nên sử dụng cho mục đích lâm nghiệp hoặc khai thác vật liệu xây dựng.
Như vậy, theo tài liệu nghiên cứu trên, đất phù hợp phát triển lâm nghiệp
của huyện có tiềm năng rất lớn, phong phú. Nhưng chúng ta chưa có giải pháp
quyết liệt, phù hợp mà cứ theo kiểu canh tác như hiện nay, như việc phá rừng,
đốt rừng, đốt rừng, canh tác trên sườn dốc (trồng sắn, lúa rẫy,…), khơng có biện

pháp bảo vệ đất, làm cho đất xói mịn cả về quy mơ diện tích và mức độ hủy
hoại thì mức độ nghiêm trọng về môi trường ngày một lớn, không thể khôi phục
nhanh được, sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống của con người.
II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ- XÃ HỘI
1. Tổ chức hành chính
Tồn huyện có 11 đơn vị hành chính, bao gồm 10 xã: Sa Nhơn, Sa Sơn, Sa
nghĩa, Sa Bình, Ya Ly, Ya Tăng, Ya Xiêr, Hơ Moong, Rờ Kơi, Mo Rai và 01 thị
trấn (thị trấn Sa thầy). Huyện có 03 xã khu vực II và 07 xã khu vực III (xã đặc
biệt khó khăn), trong đó có 2 xã biên giới.
2. Cơ sở hạ tầng


6

- Các tuyến giao thông huyết mạch như: Đường từ huyện đi Sê San 3, từ
Sê San 3 đi Quốc lộ 14c, đường 675 đi Quốc lộ 14c, đường Tỉnh lộ 674 và các
đường liên thôn, liên xã đã được đầu tư cơ bản, thông suốt 2 mùa. Các tuyến này
đã tạo hệ thống giao thơng khép kín kết nối với tuyến Quốc lộ của tỉnh đến các
Cảng biển lớn Quy Nhơn, Đà Nẵng thuận lợi cho xuất khẩu và các khu cơng
nghiệp lớn trong và ngồi tỉnh.
- Khu cơng nghiệp của tỉnh đang được đầu tư mở rộng, chính sách tạo điều
kiện phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư phát huy hiệu quả. Các nhà máy chế
biến lâm sản, các sản phẩm từ lâm nghiệp đang được đầu tư và phát triển.
- Khu công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp của huyện đã được quy hoạch
và đang trong lộ trình đầu tư, sẽ góp phần kêu gọi, thu hút các nhà máy chế biến
lâm sản khi có nguyên liệu.
Đây là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển ngành lâm nghiệp của huyện.
3. Tình hình lao động, dân cư
- Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2019, nguồn lao động trong độ
tuổi lao động của huyện là 28.367 người, chiếm 56,8%. Cơ cấu lao động của

huyện có đặc trưng của nền kinh tế nơng nghiệp với 21.815 người hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm 76,9 %. Nhìn chung tốc độ chuyển dịch cơ cấu
lao động sang ngành công nghiệp, dịch vụ rất chậm, năng suất lao động cịn thấp,
đời sống cịn nhiều khó khăn, thu hút chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua
đào tạo, chưa qua tác phong cơng nghiệp.
- Tồn huyện có trên 57% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số và 9,97%
thuộc diện hộ nghèo đói, đa số chưa có việc làm thường xun, đời sống cịn
gặp nhiều khó khăn, nhất là các hộ dân được giao đất, giao rừng để quản lý bảo
vệ rừng và phát triển rừng, chưa thể sống dựa vào rừng.
- Toàn huyện có 1.279 hộ dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất lâm nghiệp với diện tích 11.637,1 ha.
Có thể nói , nguồn nhân lực của huyện tương đối dồi dào về số lượng, đa
số cần cù, chịu khó, thích nghi với thị trường để khai thác tiềm năng của huyện,
trong đó có tiềm năng về phát triển lâm nghiệp. Nhưng cũng còn hạn chế nhất
định về năng suất lao động, khơng có vốn và thiếu kinh nghiệm trong sản xuất.
III. THỰC TRẠNG ĐẤT TRỐNG, ĐỒI NÚI TRỌC TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN
Theo kết quả Kiểm kê rừng năm 2014 và kết quả cơng bố theo dõi
diễn biến rừng năm 2020 thì huyện Sa Thầy có diện tích rừng và đất lâm
nghiệp là 113.733,07 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 90.088,65 ha, gồm
rừng đặc dụng 41.842,99 ha, rừng phòng hộ 12.061,37 ha và rừng sản xuất
36.184,29 ha. Cũng theo kết quả này, diện tích đất dốc, đồi cao, canh tác
kém hiệu quả, xói mịn lớn, gây phá hủy mơi trường là 8.810,5 ha, trong
đó các doanh nghiệp quản lý 5.213,5 ha; hộ gia đình, cá nhân quản lý
548,4 ha và UBND xã, thị trấn quản lý 3.048,6 ha. Trừ đi diện tích khe
suối, đồi dốc lớn và diện tích đã triển khai trồng rừng giai đoạn 20162020 thì diện tích có khả năng phát triển cây trồng là 7.164,8 ha. Toàn bộ


diện tích trên về cơ bản là đất trồng sắn, lúa rẫy trồng trên đất dốc, giảm năng
suất hằng năm do sự phá hủy, tàn phá lớn, năng suất giảm mạnh, chi phí đầu tư

cao, cây trồng hiện khơng thể phát triển, thường 2 năm mới cho thu hoạch
và nhiều diện tích hiện nay người dân bỏ hoang. Tổng diện tích phân bố,
cụ thể như sau:
Cây

Tổng

Cây sắn

6.714,8

Lúa rẫy

450

Tổng

7.164,8

Thị
trấn
5
5

Sa
Nghĩa
142,8
142,8

Sa

Bình
595,5
595,5

Sa
Nhơn
95
95

Sa
Sơn
55
55

Ya
Xiêr
1.092

Ya
Ly
638

Ya
Tăng
850

1.994,5


Rai

867

24

5

40

130

251

1.116

643

890

2.124,5

1118

Rờ Kơi


Moong
380

Theo kết quả tính tốn hiệu quả đầu tư 1 ha sắn và 01 ha lúa rẫy đối với
vùng này rất thấp, người dân khơng có lãi, do chi phí đầu tư cao. Nếu tính chi

phí để đạt u cầu, thì 02 năm cho thu hoạch khoảng 20 triệu đồng/ha; khơng
tính nhân cơng thì cho lãi khoảng 6,9 triệu đồng/ha. Thực tế sản xuất người dân
chăm sóc khơng đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật nên hiệu quả kinh tế rất thấp,
khả năng hủy hoại đất ngày một nghiêm trọng.
Từ thực trạng về sử dụng đất kém hiệu quả, thiếu bền vững, hủy hoại tàn
phá môi trường đất lớn, nếu không giải quyết kịp thời thì sẽ hủy hoại đến tài
nguyên rừng, ảnh hưởng đến môi trường sống và hoạt động của các nhà máy
thủy điện trên địa bàn.
Do vậy, cần có sự chỉ đạo tồn diện của cả hệ thống chính trị và tổ
chức thực hiện tốt để phủ xanh diện tích trên, tiến tới tạo điều kiện cho một
số người dân của huyện sống và làm giàu bền vững trên diện tích rừng bị tàn
phá hiện nay.
Phần thứ ba
KẾT QUẢ TRỒNG RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
TRONG THỜI GIAN QUA VÀ LỰA CHỌN PHÁT TRIỂN
CÂY LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021-2025
I. KẾT QUẢ TRỒNG RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRONG
THỜI GIAN QUA
1. Kết quả đạt được
- Giai đoạn 2000 – 2010: Để thực hiện chương trình phủ xanh đất trống,
đồi núi trọc, nâng cao độ che phủ rừng, trên địa bàn huyện Sa Thầy được UBND
tỉnh cho các doanh nghiệp thuê 3.020,3 ha đất lâm nghiệp thực hiện Dự án trồng
rừng, trong đó:
+ Cơng ty TNHH MTV Ngun liệu giấy miền Nam là 2.497,4 ha;
+ Công ty TNHH MTV InnovGreen Kon Tum là 522,9 ha.
Qua theo dõi, diện tích rừng trồng của các doanh nghiệp những năm
qua sinh trưởng, phát triển tương đối tốt. Hiện nay, một số diện tích đã cho
thu hoạch.

380



8

- Giai đoạn 2015-2020, trên địa bàn huyện triển khai trồng mới được
627,29 ha rừng, trong đó: hỗ trợ nhân dântrồng rừng từ ngân sách nhà nước là
343,79 ha(1); các doanh nghiệp tham gia trồng rừng là 213,5 ha (2) và nhân dân
tự trồng được 70 ha. Các hộ dân tham gia trồng rừng sản xuất trên đất chống,
đồi núi trọc đã tích cực, hưởng ứng tham gia trồng rừng sản xuất, loài cây
trồng là Bạch đàn lai. Hiện tại cây sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt
trên 85%. Tuy nhiên, một số diện tích mật độ vẫn chưa đảm bảo theo yêu cầu kỹ
thuật. Nguyên nhân do người dân trồng xen lẫn với cây mì, khi thu hoạch cây
mỳ đã làm chết cây, cây trồng bị mối phá hoại, một số hộ trồng gặp thời tiết
nắng nóng làm chết cây,...
2. Hạn chế, khó khăn
Nhìn chung, việc trồng rừng, phát triển rừng trên địa bàn huyện trong thời
gian qua đã được quan tâm, triển khai. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được
vẫn còn những hạn chế, khó khăn sau:
- Diện tích rừng trồng cịn q ít, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế
về diện tích đất lâm nghiệp hiện có.
- Chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác
tham gia trồng rừng.
- Sự tham gia trồng rừng của người dân cịn rất hạn chế, trong khi đó diện
tích đất trống, đồi núi trọc trên địa bàn tương đối lớn.
3. Nguyên nhân
- Chu kỳ sản xuất của cây lâm nghiệp dài, lợi nhuận thấp, nhiều rủi ro, thị
trường đầu ra của sản phẩm gỗ rừng trồng chưa thuận lợi, tính cạnh tranh của
cây lâm nghiệp thấp hơn nhiều so với cây trồng khác nên chưa thu hút được
nguồn lực trong xã hội tham gia trồng rừng và phát triển rừng.
- Ngân sách huyện cịn gặp nhiều khó khăn chưa đảm bảo cân đối, đầu tư

cho phát triển rừng. Bên cạnh đó, Sa Thầy còn là huyện nghèo, trên 57% là
người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, đời sống, điều kiện kinh tế của người
dân cịn gặp nhiều khó khăn nên việc huy động nguồn lực trong nhân dân tham
gia trồng rừng còn rất hạn chế.
- Hệ thống cơ chế chính sách lâm nghiệp cịn bất cập, thiếu đồng bộ, chưa
phù hợp với chủ trương xã hội hóa nghề rừng và cơ chế thị trường, chưa bổ sung
kịp thời những cơ chế chính sách mới đầu tư cho phát triển rừng sản xuất, chế
biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ để tạo động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế
nhất là hộ gia đình, cộng đồng và tư nhân tham gia phát triển nghề rừng.
II. ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN PHÁT TRIỂN CÂY LÂM NGHIỆP GIAI
ĐOẠN 2021-2025
1. Đánh giá sự phù hợp của một số giống cây lâm nghiệp đã triển khai
trên địa bàn huyện
1 Trong đó, hỗ trợ nhân dân trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc và đất bạc màu theo Phương án được
UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 659/QĐ-UBND ngày 27/6/2019 là 293,79 ha và xây dựng mơ hình khuyến
nơng 50 ha.
2 Cơng ty TNHH MTV Tài Lộc trồng 30 ha; Công ty TNHH MTV InnoGreen: 77 ha;Vườn quốc gia
Chư Mom Ray: 53,5 ha; Công ty TNHH MTV LN Sa Thầy trồng 53,0 ha.


Trên địa bàn huyện, thời gian qua các doanh nghiệp và nhân dân đã triển
khai trồng một số loại cây lâm nghiệp, như sau:
- Cây thông: Đặc điểm của cây trồng này là phù hợp với các loại đất hình
thành từ đá mẹ macma chua và đá cát, có thành phần cơ giới nhẹ, độ xốp cao, dễ
thoát nước, mùn từ ít đến trung bình, pHKCl=4-4,5. Ưa khí hậu lạnh, nhiều nắng và
độ ẩm cao; phân bố ở độ cao 700-1500m so với mực nước biển, nhiệt độ khơng khí
bình qn năm 17-22oC, ẩm độ khơng khí >80%, mưa hàng năm 1000-1500mm.
Cây thông được Công ty TNHH MTV Nguyên liệu giấy miền Nam triển khai trồng
tại địa bàn các xã Rờ Kơi, Sa Nhơn, thị trấn Sa Thầy, Hơ Moong với diện tích
1.700 ha và Cơng ty TNHH MTV InnovGreen trồng tại địa bàn xã Sa Nghĩa với

diện tích 51,6 ha. Ưu điểm của loài cây này là cây gỗ lớn, có giá trị kinh tế cao, tái
sinh mạnh bằng hạt. Tuy nhiên, khả năng thích ứng với khí hậu khô hanh của
huyện rất hạn chế, đặc biệt là rất dễ cháy, khả năng phục hồi thấp, khơng có khả
năng tái sinh chồi và có chu kỳ kinh doanh dài, thời gian từ khi trồng đến khi cho
khai thác là 15 năm. Lợi nhuận thu được từ 5 – 6 triệu đồng/ha/năm.
- Cây keo lai: Thích hợp trồng ở những nơi có độ cao dưới 500m so với
mực nước biển, dốc dưới 25o. Nhiệt độ bình quân 21-27oC, lượng mưa 1400-2400
mm/năm. Số tháng mưa trên 100mm là 5-6 tháng tập trung trong mùa Hè. Đất
dày trên 50-60cm, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét nhẹ, chua pH KCl từ 3,55,0. Ưu điểm của cây keo lai là có sức sinh trưởng nhanh. Nhược điểm, chỉ thích
hợp ở độ cao dưới 500m, độ dốc dưới 25 0 và không có khả năng tái sinh bằng
chồi. Trên địa bàn huyện, cây keo lai được Công ty TNHH MTV Nguyên liệu
giấy Miền Nam triển khai trồng tại địa bàn xã Ya Tăng và xã Rờ Kơi với diện tích
63,99 ha, cây sinh trưởng, phát triển tương đối tốt. Tuy nhiên một số diện tích ở
độ cao trên 500m so với mực nước biển, cây sinh trưởng, phát triển ở mức trung
bình, đến giai đoạn năm thứ 3, thứ 4 cây bắt đầu héo ngọn, chết, dẫn đến năng
suất đạt thấp, trữ lượng gỗ trung bình đạt từ 130-143 m 3/ha/7 năm. Sau chu kỳ 67 năm cho khai thác, thu nhập thuần khoảng 4 triệu đồng/ha/năm.
- Cây Bạch đàn lai: Nhiệt độ thích hợp nhất từ 18-36 oC, lượng mưa bình
qn 1.400-1.800 mm/năm, độ cao so với mặt biển từ dưới 1.500 m; độ dày tầng
đất tối thiểu từ 50-100cm, nâu, vàng phù sa, thích hợp nhất là đất đỏ bazan bồi.
Ưu điểm của cây bạch đàn là phù hợp với khí hậu khơ hạn, đất đai khơ cằn,
nghèo nàn; sinh trưởng, phát triển nhanh, có trữ lượng và sinh khối lớn; đặc biệt
từ năm thứ 2 trở đi đạt độ cao 8-10m chịu được lửa, cháy không ảnh hưởng đến
cây trồng và có khả năng tái sinh bằng chồi, trồng 1 lần cho thu hoạch 3 lần, lần
2 năng suất cao hơn lần 1, thu hoạch sau 3 chu kỳ mới phải trồng lại. Nhược
điểm, năm đầu tiên cây dễ bị mối gây hại nên cần phòng trừ mối kịp thời; khơng
thích hợp với nhóm đất mặn, cát di động, đất phèn, mùn trên núi, xói mịn trơ
đá. Qua thực tế Công ty TNHH MTV InnovGreen triển khai trồng 182 ha tại địa
bàn xã Ya Tăng, cho thấy rất phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện, cây sinh
trưởng nhanh, ít sâu bệnh, năng suất cao, sau chu kỳ 10 năm trữ lượng gỗ đạt
240-260 m3/ha, sau khi trừ chi phí cho thu nhập thuần từ 13 - 15 triệu

đồng/ha/năm.


10

Như vậy, các cây lâm nghiệp đã triển khai trên địa bàn huyện trong thời
gian qua, mỗi cây trồng có những ưu điểm, nhược điểm nhất định, như đối với
Cây thơng là loại cây gỗ lớn, chịu gió tốt, thích nghi độ cao, giá trị kinh tế cao,
ngoài việc lấy gỗ cịn cho thu hoạch nhựa thơng, chi phí đầu tư hằng năm thấp.
Cây keo là loại cây cải tạo đất tốt, chi phí ban đầu thấp, thị trường hiện tại tiêu thụ
mạnh, chu kỳ khai thác ngắn. Cây Bạch đàn rất thích nghị với điều kiện đất đai,
khí hậu và độ cao của huyện, cây phát triển tốt, chu kỳ khai thác ngắn, năng suất
gỗ cao, có thể tái sinh bằng chồi (trồng một lần cho thu hoạch 03 lần), chống
được cháy nhưng chi phí đầu tư ban đầu lớn (giống, vật tư,…), khả năng bảo vệ
đất không bằng các loại cây khác.
2. Đề xuất lựa chọn phát triển cây lâm nghiệp giai đoạn 2021-2025
Căn cứ cơ sở nghiên cứu về mặt tự nhiên, thực tế phát triển lâm nghiệp trên
địa bàn huyện và xu thế, nhu cầu chung của thế giới và trong nước. Đề án đề xuất
lựa chọn cây Bạch đàn lai để triển khai trồng trên diện tích đất trống, đất bạc màu
giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, hàng năm đưa vào xây dựng mơ hình khuyến
nơng thử nghiệm một số cây lâm nghiệp khác có giá trị kinh tế, như: cây Gáo
vàng (Thiên ngân), Mắc ca, Keo lai,… nếu đem lại kết quả tốt sẽ nhân rộng.
Phần thứ tư
NỘI DUNG ĐỀ ÁN
I. QUAN ĐIỂM
Việc trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc nhằm tăng tỷ lệ độ che phủ của
rừng, hướng đến phát triển ngành lâm nghiệp bền vững và từng bước đem lại
nguồn thu nhập ổn định, cải thiện đời sống cho nhân dân. Để việc triển khai
trồng rừng có hiệu quả phải dựa trên cơ sở khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu
quả diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch cho lâm nghiệp. Đồng thời, phải

thực hiện đồng bộ các giải pháp từ khâu quy hoạch cho đến tổ chức trồng, chăm
sóc, khai thác và chế biến lâm sản; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động
nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội cho công tác phát triển rừng.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Tăng tỷ lệ độ che phủ rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững, nâng cao
hiệu quả sử dụng đất, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống
cho người dân và thu hút đầu tư trồng rừng, tái tạo rừng để phát triển kinh tế - xã
hội của huyện; đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống lũ bão, giảm nhẹ thiên tai,
bảo vệ mơi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu, điều hịa nguồn nước.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2025 trồng mới được trên 3.000 ha rừng, trong đó:
+ Hỗ trợ nhân dân trồng rừng 2.700 ha3.
3 Tại Công văn số 101/UBND-NNTN ngày 12/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho UBND
huyện Sa Thầy hỗ trợ nhân dân trồng rừng giai đoạn 2021-2025 là 2.700 ha.


+ Các chủ rừng tham gia đầu tư trồng rừng 300 ha4.
- Nâng tỷ lệ độ che phủ rừng từ 62,82% năm 2020 đạt trên 63,33% vào
năm 2025.
- Tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho người dân, đến năm
2025 thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt 60 triệu
đồng/người/năm.
III. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA, PHẠM VI VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC
HIỆN
1. Đối tượng tham gia
- Đối tượng tham gia: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có diện
tích đất trống, đồi núi trọc, đất bạc màu quy hoạch là đất lâm nghiệp (đất rừng
sản xuất) được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã sử dụng ổn định
trong vòng 03 năm trở lên khơng có tranh chấp. Ngồi ra, cịn diện tích bỏ

hoang do các xã, thị trấn đang quản lý đề nghị UBND tỉnh cho doanh nghiệp
thuê lại để trồng rừng.
2. Phạm vi và địa điểm thực hiện
Triển khai tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Sa Thầy.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Về tuyên truyền, vận động
- Đẩy mạnh cơng tác tun truyền về chủ trương, các chính sách của Đảng
và Nhà nước về hỗ trợ trồng rừng, phát triển rừng giai đoạn 2021-2025; vận động
nhân dân, các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp tích cực tham gia trồng rừng phủ
xanh đất trống, đồi núi trọc.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung của Đề án. Thường
xuyên đăng tin, bài, các chuyên mục về các mơ hình trồng rừng có hiệu quả; nêu
gương điển hình tiên tiến trong phong trào trồng rừng, làm giàu từ rừng trồng
trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết, học tập.
- Tổ chức tham quan, học hỏi kinh nghiệm các mơ hình trồng rừng có hiệu
quả trong và ngoài tỉnh để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động.
2. Về quy hoạch
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch lâm nghiệp, quản lý quy
hoạch theo hướng phát huy lợi thế sản phẩm của địa phương; đồng thời quản
lý tốt tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp và phát triển bền vững, thích ứng với biến
đổi khí hậu.
- Rà sốt, bổ sung, hồn thiện quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy
hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 gắn với
quy hoạch phát triển lâm nghiệp của tỉnh Kon Tum.
- Tăng cường công tác quản lý đất đai và rà soát lại quỹ đất hiện có, nhất là
diện tích trồng sắn, lúa rẫy ở vùng đất dốc, xói mịn, khó thâm canh để xây dựng
4 Tại Công văn số 101/UBND-NNTN ngày 12/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Vườn quốc
gia Chưmomray trồng rừng giai đoạn 2021-2025 là 300 ha



12

kế hoạch sử dụng đất hiệu quả. Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho nhân dân.
- Khuyến kích dồn đổi, tích tụ đất lâm nghiệp thơng qua hình thức góp vốn,
góp quyền sử dụng đất nhằm từng bước hình thành vùng sản xuất gỗ nguyên
liệu tập trung lớn để áp dụng khoa học công nghệ, giảm chi phí đầu tư, nâng cao
hiệu quả trong sản xuất.
3. Khoa học công nghệ và khuyến lâm
- Ứng dụng các đề tài nghiên cứu, trong đó chú trọng áp dụng tiến bộ kỹ
thuật về các loại giống cây lâm nghiệp mới, cây bản địa có giá trị kinh tế cao,
phù hợp với điều kiện của huyện và đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Đẩy mạnh hoạt động khuyến lâm, tổ chức chuyển giao kỹ thuật về trồng
rừng thâm canh; tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu
bệnh trên cây lâm nghiệp cho nhân dân. Đánh giá,tuyển chọn giống có năng suất
cao, phù hợp với điều kiện lập địa của từng địa phương để khuyến cáo cho
người dân trồng rừng.
4. Về cơ chế, chính sách
- Vận dụng, tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả các cơ chế, chính sách
khuyến khích phát triển kinh tế lâm nghiệp của Trung ương, của tỉnh trong giai
đoạn 2021-2025.
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính;
tạo mơi trường, hành lang pháp lý thuận lợi, thơng thống để kêu gọi, thu hút
đầu tư trồng rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn huyện.
- Hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp liên doanh liên kết với các hộ gia
đình để đầu tư trồng rừng theo phương thức: doanh nghiệp đầu tư vốn, khoa học
kỹ thuật, các hộ gia đình góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có sản phẩm khai
thác hưởng lợi theo tỷ lệ góp vốn, để hình thành chuỗi giá trị của sản phẩm lâm
nghiệp, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
5. Về vốn đầu tư

- Sử dụng và lồng ghép hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình, dự án của
Trung ương, của tỉnh để hỗ trợ cho phát triển lâm nghiệp của huyện.
- Tạo điều kiện thuận lợi để các hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp tiếp cận
được với các nguồn vốn vay ưu đãi từ các Tổ chức tín dụng, đặc biệt là vốn vay
trung hạn để đầu tư trồng rừng.
- Huy động, kêu gọi nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và
các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trồng rừng.
6. Về thị trường
- Tạo điều kiện kết nối thị trường, thông tin thị trường về giống, giá cả, thị
trường tiêu thụ gỗ rừng trồng,…để người dân kịp thời nắm bắt, có kế hoạch đầu
tư trồng rừng phù hợp.
- Kêu gọi, thu hút các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất lâm
nghiệp, chế biến các sản phẩm từ gỗ rừng trồng trên địa bàn huyện để tạo đầu ra
ổn định cho sản phẩm của nhân dân.


V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Nhu cầu vốn đầu tư
- Tổng nhu cầu kinh phí để thực hiện Đề án trong giai đoạn 2021-2025 là
59.053.397.400 đồng, trong đó:
+ Ngân sách nhà nước: 28.350.000.000 đồng.
+ Nguồn vốn của các doanh nghiệp, chủ rừng: 3.150.000.000 đồng
+ Vốn tự có, vốn vay đối ứng của nhân dân là (công lao động quy đổi
thành tiền): 27.553.397.400 đồng.
- Nguồn kinh phí thực hiện (ngân sách nhà nước): Từ các chương trình,
dự án, chính sách của Trung ương, của tỉnh hỗ trợ trồng rừng, phát triển rừng
trong giai đọan 2021-2025 và lồng ghép các nguồn kinh phí khác để thực hiện.
Ngồi ra, căn cứ khả năng ngân sách, hàng năm huyện cân đối, bố trí một phần
kinh phí để hỗ trợ nhân dân trồng rừng.
(Có Biểu 01 kèm theo)

2. Phân kỳ đầu tư (Phần ngân sách nhà nước)
Kinh phí thực hiện
Diện
tích
Năm
Ghi chú
Ngân sách nhà nước
Người dân tham gia
(ha)
(đồng)
(đồng)
2021
400
4.200.000.000
4.081.984.800
2022
500
5.250.000.000
5.102.481.000
2023
500
5.250.000.000
5.102.481.000
2024
700
7.350.000.000
7.143.473.340
2025
600
6.300.000.000

6.122.977.200
Tổng
2.700
28.350.000.000
27.553.397.400
VI. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN
1. Về kinh tế
- Khai thác, sử dụng hiệu quả tiềm năng đất đai để phát triển kinh tế của
địa phương.
- Sau chu kỳ từ 10 năm, 01 ha cho khối lượng sản phẩm trữ lượng gỗ đạt
220-240 m3/ha, sau khi trừ chi phí cho thu nhập thuần từ 14 - 15 triệu
đồng/ha/năm, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho người dân (Có Biểu 4 kèm theo).
2. Về xã hội
- Đề án góp phần tạo thu nhập, giải quyết được công ăn, việc làm cho lực
lượng lao động ở nông thôn, nhất là lao động nghèo. Đây là điều kiện để thực
hiện kế hoạch hành động về “nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn” góp phần tăng
giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp trên địa bàn.
- Đối với vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, việc trồng cây lâm
nghiệp sẽ góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo làm


14

giảm đi các tệ nạn xã hội ở nông thôn, góp phầnF đảm bảo an ninh, trật tự an
tồn xã hội trên địa bàn huyện.
3. Về môi trường
Đề án không những đem lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội mà cịn
đóng góp rất lớn trong cơng tác bảo vệ môi trường. Trồng rừng với mật độ hợp
lý, chăm sóc đúng kỹ thuật sẽ hạn chế xói mịn và bảo vệ nguồn nước. Thông
qua việc trồng rừng, đất đai, tiểu khí hậu và cảnh quan được cải thiện. Hiện nay

việc trồng rừng để giảm thiểu tác động thay đổi khí hậu được xem là một trong
những ưu tiên hàng đầu.
Phần thứ năm
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ủy ban nhân dân huyện xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án;
trên cơ sở các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ trồng rừng của Trung ương,
của tỉnh ban hành trong giai đoạn 2021-2025 và khả năng cân đối ngân sách địa
phương, hàng năm xây dựng Kế hoạch, dự toán kinh phí và trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt để triển khai thực hiện hiệu quả Đề án. Định kỳ hoặc đột xuất
(khi có u cầu) báo cáo tình hình, kết quả thực hiện gửi về Ban Thường vụ
Huyện ủy (qua Văn phòng Huyện ủy) để biết, chỉ đạo.
2. Các cơ quan tham mưu, giúp việc Huyện ủy; các chi bộ, đảng bộ trực
thuộc; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các đồn thể chính trị - xã
hộicó trách nhiệm phổ biến, quán triệt Đề án đến tồn thể cán bộ, đảng viên,
cơng chức, viên chức và nhân dân. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, vận động
nhân dân, các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp tích cực tham gia trồng rừng.
3. Ban Tuyên giáo Huyện ủy chủ trì, hướng dẫn Phịng Văn hóa – Thơng
tin, Trung tâm Văn hóa – Thể thao – Du lịch và Truyền thơng và các cơ quan,
đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến Đề án trên các phương tiện
thơng tin đại chúng.
4. Giao Văn phịng Huyện ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan tham mưu,
giúp việc Huyện ủy và các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, kiểm tra,
đôn đốc việc triển khai thực hiện Đề án. Định kỳ tham mưu Ban Thường vụ
Huyện ủy sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện theo quy định./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy,
- Thường trực Huyện ủy,
- Thường trực HĐND huyện,
- UBND huyện,
- Các ban xây dựng Đảng Huyện ủy,

- Các chi bộ, đảng bộ trực thuộc Huyện ủy,
- Các đồng chí Huyện ủy viên,
- Ủy ban mặt trận và các đoàn thể huyện,
- Lưu: Văn phịng Huyện ủy.

T/M HUYỆN ỦY
BÍ THƯ

Đã ký

Nguyễn Minh Tuấn



×