I .PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm) (35 phút) Đọc bài
sau và trả lời câu hỏi:
CHIM HỌA MI HÓT
Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi
tầm xuân ở vườn nhà tơi mà hót.
Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời
mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót
có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh
mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.
Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu
vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.
Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào
nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót
xong, nó xù lơng rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài
con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.
(Theo Ngọc Giao)
Câu 1: (1 điểm) Con chim họa mi từ đâu bay đến?
A. Từ phương Bắc.
B. Từ phương Nam.
C. Từ trên rừng.
D. Không rõ từ phương nào.
Câu 2: (0,5 điểm) Những buổi chiều, tiếng hót của chim họa mi như thế nào?
A. Trong trẻo, réo rắt.
B. Êm đềm, rộn rã.
C. Lảnh lót, ngân nga.
D. Buồn bã, nỉ non.
Câu 3: (0,5 điểm) Chú chim họa mi được tác giả ví như ai?
A. Nhạc sĩ tài ba.
B. Nhạc sĩ giang hồ.
C. Ca sĩ tài ba.
D. Ca sĩ giang hồ.
Câu 4: (0,5 điểm) Hãy miêu tả lại cách ngủ của chim họa mi?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Câu 5: (0,5 điểm) Vì sao buổi sáng con chim họa mi lại kéo dài cổ ra mà hót?
A. Vì nó muốn khoe khoang giọng hót của mình.
B. Vì nó muốn đánh thức mn lồi thức dậy.
C. Vì nó muốn luyện cho giọng hay hơn.
D. Vì nó muốn các bạn xa gần lắng nghe.
Câu 6: (1 điểm) Nội dung chính của bài văn trên là gì?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Câu 7: (0,5 điểm) Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ tĩnh mịch?
A. im lặng
B. thanh vắng
C. âm thầm
D. lạnh lẽo
Câu 8: (1 điểm) Dịng nào dưới đây có các từ in đậm là từ nhiều nghĩa?
A. Nó khơng biết tự phương nào bay đến / Cậu ấy đánh bay mấy bát cơm.
B. Nó từ từ nhắm hai mắt / Quả na đã mở mắt.
C. Con họa mi ấy lại hót / Bạn Lan đang hót rác ở góc lớp.
D. Nó xù lơng rũ hết những giọt sương / Chú mèo nằm ủ rũ ở góc bếp.
Câu 9: (0,5 điểm) Hai câu: “Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót
vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu
đó lắng nghe.” được liên kết với nhau bằng cách nào?
A. Liên kết bằng cách lặp từ ngữ .
B. Liên kết bằng cách thay thế từ ngữ.
C. Liên kết bằng từ ngữ nối.
Câu 10: (1 điểm) Gạch chân dưới bộ phận vị ngữ trong câu văn sau:
Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng
chào nắng sớm.
II. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
1. Chính tả nghe – viết (2 điểm, 15 – 20 phút ) : Bài “Buổi sáng ở thành phố Hồ Chí Minh”
(TV5 – Tập 2 / Tr.132). Viết đoạn: “Mảng thành phố…òa tươi trong nắng sớm“
2. Tập làm văn (8 điểm, 30 – 35 phút): Hãy chọn một trong các đề sau:
Đề 1: Hãy tả con vật em yêu thích
Đề 2: Hãy tả trường em trước buổi học
Đề 3: Hãy tả cô giáo ( hoặc thầy giáo) đã từng dạy em và để lại cho em nhiều tình cảm tốt đẹp.
I. Em đọc thầm bài “Chim hoạ mi hót” (Tiếng Việt 5, Tập 2, trang 123).
CHIM HỌA MI HÓT
Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi
tầm xuân ở vườn nhà tơi mà hót.
Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời
mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót
có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh
mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.
Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu
vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.
Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào
nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót
xong, nó xù lơng rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài
con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.
II. Bài tập (Đánh dấu x vào chỗ trống trước câu trả lời đúng)
1. Chi tiết nào cho em biết con chim hoạ mi đến đậu trong bụi tầm xuân mà hót hàng ngày ?
….. a) Chiều nào cũng vậy
….. b) Hót một lúc lâu
….. c) Rồi hơm sau
2. Tác giả cảm nhận tiếng hót của chim hoạ mi rất hay qua chi tiết :
….. a) Hót vang lừng chào nắng sớm.
….. b) Khi êm đềm, khi rộn rã.
….. c) Làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ.
3. Khi phương Đơng vừa vẩn bụi hồng, chim hoạ mi làm gì ?
….. a) Tìm vài con sâu ăn lót dạ.
….. b) Cù lơng rũ hết những giọt sương.
….. c) Hót vang lừng chào nắng sớm.
Từ đồng nghĩa với từ “hình như” là :
….. a) Như
….. b) Tưởng như
….. c) Tựa hồ.
4. Gạch dưới các quan hệ từ có trong các câu sau và cho biết chúng thể hiện quan hệ gì của các
vế câu ?
a) Vì gió đập mạnh nên lũy tre xơ xác.
………………………………………………………………………………..
b) Ở vùng này, hễ mưa to thì sấm sét dữ tợn.
………………………………………………………………………………..
c) Bởi hoa nguyệt quế thơm ngào ngạt nên ong bướm kéo đến dập dờn.
………………………………………………………………………………..
6. Nêu tên gọi các cặp từ (gạch dưới) nối các vế câu ghép dưới đây :
a) Vua An Dương Vương cưỡi ngựa chạy đến đâu, Mỵ Nương rắc lông ngỗng đến đấy.
b) Trời càng nắng gắt, hoa phượng càng đỏ rực.
7. Điền vế câu cịn thiếu vào chỗ trống để hồn chỉnh các câu ghép sau :
a) Mưa càng lâu,…………………………………………………………………………
b) Tôi chưa kịp nói gì,………………………………………………………………….
c) Nam vừa bước lên xe bt,……………………………………………………….
d) Các bạn đi đâu thì……………………………………………………………………
III. Tập làm văn
Đề bài : Hãy tả một con vật mà em yêu thích.
Đề kiểm tra số 2 Tiếng Việt lớp 5
I.Học sinh đọc thầm bài “Chiếc kén bướm” và trả lời các câu hỏi.
CHIẾC KÉN BƯỚM
Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ.
Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thốt mình ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta
thấy mọi việc khơng tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm khơng thể cố được nữa. Vì thế, anh
ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng
thốt ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đơi cánh thì nhăn nhúm. Cịn
chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại
và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả ! Sự thật là
chú bướm phải bò loanh quanh suốt qng đời cịn lại với đơi cánh nhăn nhúm và thân hình
căng phồng. Nó sẽ khơng bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên khơng hiểu :
cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thốt ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy
luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thốt ra ngồi.
Đơi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng
lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể
bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin
rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.
Nơng Lương Hoài
II. Bài tập (Đánh dấu x vào chỗ trống trước câu trả lời đúng nhất)
1. Chú bướm nhỏ cố thoát ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để :
….. a) Khỏi bị ngạt thở.
….. b) Nhìn thấy ánh sáng.
….. c) Trở thành con bướm thật sự trưởng thành.
2. Chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi kén bằng cách :
….. a) cắn nát chiếc kén để thốt ra.
….. b) Có người đã làm lỗ rách to thêm nên chú thoát ra dễ dàng.
….. c) Dùng vòi và cánh chọc thủng cái kén rồi chui ra ngồi.
3. Điều gì xảy ra với chú bướm khi thốt ra ngồi kén :
….. a) Đơi cánh chú nhăn nhúm, thân hình sưng phồng nên suốt đời chỉ bị loanh quanh, khơng
bay được.
….. b) Dang rộng đơi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng chú bay vút đi tìm mật.
….. c) Tuy lúc đầu đơi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng nhưng mấy hơm sau chú đã
bay lên được.
4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?
….. a) Đừng bao giờ gắng sức làm điều gì, mọi chuyện tự nó sẽ đến.
….. b) Phải tự mình nỗ lực vượt qua khó khăn, khó khăn giúp ta trưởng thành.
….. c) Đừng bao giờ giúp đỡ ai, vì chẳng có sự giúp đỡ nào có lợi cho mọi người.
5. Gạch dưới câu dưới đây có từ kén là danh từ. Câu cần gạch là :
….. a) Cơng chúa đang kén phị mã.
….. b) Một hơm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ.
….. c) Tính hắn là hay kén lắm.
6. a) Tìm trong đoạn cuối bài một câu ghép :
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
b) Xác định các vế câu của câu ghép và chủ ngữ của các vế câu ấy :
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
c) Các vế của câu ghép nối với nhau bằng :……………………………….
7. Tìm 2 từ ghép với tiếng “truyền” có nghĩa là trao lại cho người khác.
Trả lời :
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
8. Xếp các từ sau thành nhóm từ đồng nghĩa : Sợ hãi, quạnh quẽ, kinh hãi, yên lặng, khiếp sợ,
im ắng, vắng lặng, hãi hùng, kinh khiếp, tĩnh mịch, hiu quạnh.
*…………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………..
*…………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………..
9. Chuyển câu sau thành câu hỏi, câu cảm, câu khiến.
Nam học bài.
– Câu hỏi :…………………………………………………………….
– Câu cảm :……………………………………………………………
– Câu khiến :…………………………………………………………
10. Tìm các cặp từ trái nghĩa trong những câu sau :
a) Kẻ đứng người ngồi.
……………………………………………………………………………..
b) Chân cứng đá mềm.
……………………………………………………………………………..
c) Yếu trâu còn hơn khỏe bị.
……………………………………………………………………………..
d) Kẻ khóc người cười.
……………………………………………………………………………..
e) Nói trước qn sau.
……………………………………………………………………………..
11. Đặt dấu hai chấm vào chỗ thích hợp :
a) Dây đàn bầu có thể gợi dậy trong lịng ta u, ghét, buồn vui, giận hờn và hi vọng.
b) Ngẫm nghĩ một lát, quan ơn tồn bảo
– Hai người đều có lí nên ta xử thế này tấm vải xé đơi, mỗi người một nửa.
c) Thầy nói “Các em hãy cố gắng học tập chăm chỉ”.
d) Nam đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập bút, thước, sách vở.
III. Tập làm văn
Đề bài : Tả cảnh trường em trước buổi học.
Đề kiểm tra số 3 Tiếng Việt lớp 5
I. Em đọc thầm bài “Hoa học trò” rồi trả lời câu hỏi và làm các bài tập sau.
HOA HỌC TRÒ
Hoa phượng khơng phải là một đố, khơng phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một
vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi; người ta quên
đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn x ra như mn ngàn con bướm
thắm đậu khít nhau.
Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông
phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành
như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần x ra cho gió đưa đẩy. Lịng cậu học trị
phơi phới làm sao ! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một
hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm : Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi,
cậu học trị ngạc nhiên trơng lên : Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy ?
Bình minh của hoa phượng là màu đỏ cịn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân
dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hồ nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng
mạnh mẽ kêu vang : Hè đến rồi ! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán
câu đối đỏ.
Theo Xuân Diệu
II. Bài tập (Đánh dấu x vào chỗ ….. trước câu trả lời đúng nhất).
1. Ở đoạn 1, em hãy tìm những từ ngữ nói lên số lượng của hoa phượng rất lớn.
….. a) Cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực.
….. b) Một phần tử của cái xã hội thắm tươi.
….. c) Chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn.
2. Tác giả so sánh hoa phượng với gì ?
….. a) Hoa hồng.
….. b) Con bướm.
….. c) Con ong.
3. Tác giả dùng những từ ngữ nào để tả vẻ đẹp của lá phượng ?
….. a) Xanh um, mát rượi.
….. b) Ngon lành như lá me non.
….. c) Xoè ra cho gióđưa đẩy.
….. d) Câu a và b.
4. Lá phượng được so sánh với gì ?
….. a) Lá điệp.
….. b) Lá cây mắc cỡ.
….. c) Lá me non.
….. d) Cả ba ý trên.
5. Câu văn sau có mấy vế câu ?
Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần.
….. a) Một vế câu (vì nó là câu đơn).
….. b) Hai vế câu.
….. c) Ba vế câu.
6. Dấu phẩy trong câu “Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me ” có tác dụng gì ?
….. a) Ngăn cách các vế câu.
….. b) Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.
….. c) Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
7. Các vế trong câu ghép “Đến giờ chơi, học trị ngạc nhiên nhìn trông : hoa nở lúc nào mà bất
ngờ dữ vậy ?” được nối với nhau bằng cách nào ?
….. a) Nối bằng từ “mà”.
….. b) Nối trực tiếp (không dùng từ nối).
….. c) Không nối bằng cả hai cách trên.
8. Có thể đặt dấu hai chấm vào chỗ nào trong câu văn sau : Bố dặn bé Lan “Con phải học xong
mới được đi chơi đấy !”.
………………………………………………………………………………………
Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trông : truyền ngôi, truyền cảm, truyền
khẩu, truyền thống, truyền thụ, truyền tụng.
a) Cô giáo………………………. kiến thức cho học sinh.
b) Nhân dân……………………….. cơng đức của các bậc anh hùng.
c) Vua………………………. cho hồng tử.
d) Kế tục và phát huy những………………………… tốt đẹp.
e) Bài vè được phổ biến trong quần chúng bằng……………………………
g) Bài thơ có sức………………………… mạnh mẽ.
III. Tập làm văn
Đề bài : Tả một khu vui chơi, giải trí mà em thích.
Đề kiểm tra số 4 Tiếng Việt lớp 5
I. Em đọc thầm bài “Hai bệnh nhân trong bệnh viện” để làm các bài tập sau.
HAI BỆNH NHÂN TRONG BỆNH VIỆN
Hai người đàn ông lớn tuổi đều bị ốm nặng và cùng nằm trong một phịng của bệnh viện. Họ
khơng được phép ra khỏi phịng của mình. Một trong hai người được bố trí nằm trên chiếc
giường cạnh cửa sổ. Cịn người kia phải nằm suốt ngày trên chiếc giường ở góc phía trong.
Một buổi chiều, người nằm trên giường cạnh cửa sổ được ngồi dậy. Ông ấy miêu tả cho người
bạn cùng phịng kia nghe tất cả những gì ơng thấy ở bên ngoài cửa sổ. Người nằm trên giường
kia cảm thấy rất vui vì những gì đã nghe được : ngồi đó là một cơng viển, có hồ cá, có trẻ con
chèo thuyền, có thật nhiều hoa và cây, có những đơi vợ chồng già dắt tay nhau đi dạo mát
quanh hồ.
Khi người nằm cạnh cửa sổ miêu tả thì người kia thường nhắm mắt và hình dung ra cảnh tượng
tuyệt vời bên ngồi. Ơng cảm thấy mình đang chứng kiến những cảnh đó qua lời kể sinh động
của người bạn cùng phịng.
Nhưng rồi đến một hơm, ơng nằm bên cửa sổ bất động. Các cô y tá với vẻ mặt buồn đến đưa đi
và ông ta qua đời. Người bệnh nằm ở giường trong đề nghị cô y tá chuyển ông ra nằm ở giường
cạnh cửa sổ. Cô y tá đồng ý. Ông chậm chạp chống tay để ngồi lên. Ơng nhìn ra cửa sổ ngồi
phịng bệnh. Nhưng ngồi đó chỉ là một bức tường chắn.
Ơng ta gọi cô y tá và hỏi tại sao người bệnh nằm ở giường này lại miêu tả cảnh đẹp đến thế. Cô
y tá đáp :
“- Thưa bác, ông ấy bị mù. Thậm chí cái bức tường chắn kia, ơng ấy cũng chẳng nhìn thấy. Có
thể ơng ấy chỉ muốn làm cho bác vui thôi !”
Theo NVD
II. Bài tập (Đánh dấu x vào chỗ ….. trước ý trả lời đúng)
1. Vì sao hai người đàn ông nằm viện không được phép ra khỏi phịng ?
….. a) Vì họ phải ở trong phịng để chữa bệnh.
….. b) Vì họ ra khỏi phịng thì bệnh sẽ nặng thêm.
….. c) Vì cả hai người đều bị mắc bệnh rất nặng.
….. d) Vì cả hai người đều lớn tuổi và bị ốm nặng.
2. Người nằm trên giường cạnh cửa sổ miêu tả cho người bạn cùng phịng thấy được cuộc sống
bên ngồi cửa sổ như thế nào ?
….. a) Cuộc sông thật ồn ào, náo nhiệt.
….. b) Cuộc sơng thật vui vẻ, thanh bình.
….. c) Cuộc sống thật yên ả, tĩnh lặng.
….. d) Cuộc sống thật nhộn nhịp, tấp nập.
3. Vì sao qua lời miêu tả của bạn, người bệnh nằm giường phía trong lại cảm thấy rất vui ?
….. a) Vì ơng được nghe những lời văn miêu tả bằng từ ngữ rất sinh động.
….. b) Vì ơng được nghe giọng nói dịu dàng, tràn đầy tình cảm của bạn.
….. c) Vì ơng cảm thấy đang chứng kiến cảnh tượng tuyệt vời bên ngồi.
….. d) Vì ơng cảm thấy đang được động viên để mau chóng khỏi bệnh.
4. Khi được chuyển ra nằm gần cửa sổ, người bệnh nằm giường phía trong thấy ngạc nhiên về
điều gì ?
….. a) Ngoài cửa sổ chỉ là một bức tường chắn, khơng có gì khác.
….. b) Cảnh tượng bên ngồi cịn đẹp hơn lời người bạn miêu tả.
….. c) Cảnh tượng bên ngồi khơng đẹp như lời người bạn miêu tả.
….. d) Ngồi cửa sổ chỉ là khoảng đất trống khơng có bóng người.
5. Theo em, tính cách của người bệnh mù có những điểm gì đáng q ?
….. a) Thích tưởng tượng bay bổng, có tâm hồn bao la rộng mở.
….. b) Có tâm hồn bao la rộng mở, thiết tha yêu quý cuộc sống.
….. c) Yêu quý bạn, muốn đem niềm vui đến cho bạn cùng phòng.
….. d) Lạc quan yêu đời, muốn đem niềm vui đến cho người khác.
6. Dòng nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ “tuyệt vời” ?
….. a) Tuyệt trần, tuyệt mĩ, tuyệt đối
….. b) Tuyệt mĩ, tuyệt diệu, diệu kì
….. c) Tuyệt diệu, tuyệt trần, tuyệt tác
….. d) Tuyệt trần, tuyệt diệu, đẹp đẽ.
7. Câu văn nào trong bài đọc dưới đây là câu ghép ?
….. a) Một buổi chiều, người nằm trên giường cạnh cửa sổ được ngồi dậy.
….. b) Nhưng rồi đến một hôm, ông nằm bên cửa sổ bất động.
….. c) Các
cô y tá với vẻ mặt buồn đến đưa ơng đi và ơng ta qua
đời.
….. d) Ơng ta gọi cô y tá và hỏi tại sao người bệnh nằm ở giường này lại miêu tả cảnh đẹp đến
thế.
8. Câu thứ ba của đoạn 2 (“Người nằm trên giường kia cảm thấy rất vui… dắt tay nhau đi
dạo.”) lá câu ghép có các vế câu được nối theo cách nào ?
….. a) Nối trực tiếp (không dùng từ nối).
….. b) Nối
bằng một quan hệ từ.
….. c) Nối bằng một cặp quan hệ từ.
….. d) Nối bằng một cặp từ hô ứng.
9. Câu thứ hai của đoạn 1 (“Họ không được phép ra khỏi giường của mình.”) liên kết với câu
thứ nhất bằng cách nào ?
….. a) Bằng từ ngữ nối.
….. b) Bằng cách lặp từ ngữ.
….. c) Bằng cách thay thế từ ngữ (dùng đại từ).
….. d) Bằng cách thay thế từ ngữ (dùng từ ngữ đồng nghĩa).
10. Các vế trong câu ghép “Các cô y tá với vẻ mặt buồn đến đưa ông đi và ông ta qua
đời” được nối theo cách nào ?
….. a) Nối trực tiếp (không dùng từ nối).
….. b) Nối bằng một quan hệ từ.
….. c) Nối bằng một cặp quan hệ từ.
….. d) Nối bằng một cặp từ hô ứng.
III. Tập làm văn
Đề bài : Mỗi ngày ở trường học tập, ngoài Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và giáo viên dạy
dỗ trên lớp, em cịn được sự hướng dẫn, giúp đỡ, chăm sóc của nhiều người (như thầy cô Tổng
phụ trách Đội, phụ trách thư viện, bảo mẫu, các cơ chú ở phịng y tế, bảo vệ…)
Hãy tả một trong nhiều người ấy đã để lại cho em một kỉ niệm đáng nhớ.
Đề kiểm tra số 6 Tiếng Việt lớp 5
I. Em đọc thầm bài “Trạng nguyên Nguyễn Kỳ”
TRẠNG NGUYÊN NGUYỄN KỲ
Nguyễn Kỳ thuở nhỏ có tên là Nguyễn Thời Lượng, người trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện
Văn Giang, tỉnh Hưng Yên).
Bố mẹ Thời Lượng rất nghèo, ăn ở hiền lành, tuổi đã ngồi tứ tuần mà vẫn chưa có con. Có
người biết tướng số trong vùng bảo rằng : Ông bà sẽ sinh quý tử nhưng số ông bà phải hầu cửa
Phật. Từ đấy, ông bà họ Nguyễn sớm hôm lên chùa dâng hoa, đèn nhang thờ Phật. Sau đấy hai
năm thì sinh ra Thời Lượng.
Khi Thời Lượng lên ba, bố mẹ gửi cậu vào chùa cho làm con nuôi sư thầy. Thời Lượng lớn
nhanh và thông minh. Mới bốn tuổi, chỉ nghe sư thầy đọc kinh mà thuộc lòng kinh tụng niệm
hằng ngày. Sư thầy thấy vậy yêu quý cậu như con và cho cậu đi học. Thời Lượng học một biết
mười. Vừa học giỏi lại chuyên cần, ngoan ngoãn nên được thầy yêu, bạn mến. Đêm nào cũng
vậy, vì khơng có tiền mua dầu thắp đèn nên cậu bé cắp sách vào Tam bảo ngồi dưới chân tượng,
học bài nhờ ánh sáng cây nến. Khi nến tắt hết mới đi ngủ. Sư thầy thấy vậy bèn sửa những cây
nến dài hơn để cho cậu học.
Đến kì thi Đình, sư thầy nằm mơ thấy có người tên là Nguyễn Kỳ đỗ Trạng nguyên, bèn đổi tên
Nguyễn Thời Lượng ra Nguyễn Kỳ. Quả nhiên khoa thi Đình năm ấy, Thời Lượng đỗ Trạng
ngun, lúc đó ơng mới 21 tuổi.
Ngày vinh quy, tân Trạng ngun đề nghị dân làng đón ơng tại chùa để ơng tạ ơn Phật và sư
thầy đã có cơng dưỡng dục mình thành tài, sau ơng mới về thăm tổ tiên, cha mẹ. Biết tin, nhà
vua khen ông là người tận trung, tận hiếu và bổ ông vào làm việc ở Viện Hàn lâm để có điều
kiện giúp vua, giúp nước
Theo Mai Hồng
(Các Trạng nguyên nước ta)
II. Bài tập (Đánh dấu x vào chỗ trống trước ý trả lời đúng)
1. Thời gian nào bố mẹ Nguyễn Thời Lượng gửi cậu vào chùa cho làm con nuôi sư thầy ?
…… a) Lúc cậu vừa mới sinh ra.
…… b) Lúc cậu lên 3 tuổi.
…… c) Lúc cậu lên 4 tuổi.
2. Chi tiết nào cho thấy Nguyễn Thời Lượng chăm chỉ học hành ?
…… a) Mới 4 tuổi, cậu chỉ nghe sư thầy đọc kinh mà đã thuộc lòng.
…… b) Cậu học một biết mười.
…… c) Cậu học bài đến khi nến tắt hết mới đi ngủ.
3. Nội dung chính của bài là gì ?
…… a) Cậu bé Nguyễn Thời Lượng nhờ được đổi tên thành Nguyễn Kỳ mà đỗ đạt thành Trạng
nguyên.
…… b) Cậu bé Nguyễn Thời Lượng sống nương nhờ cửa Phật, do sáng dạ, chăm chỉ đèn sách,
đã đỗ đạt thành Trạng nguyên.
…… c) Cậu bé Nguyễn Thời Lượng sống nương nhờ cửa Phật, do nhà nghèo, ăn ở hiền lành
nên đã đỗ đạt thành Trạng nguyên.
4. Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây khuyên ta : “Khi được sung sướng hưởng thành quả, phải
nhớ đến người đã có công gây dựng nên.”
…… a) Uống nước nhớ nguồn.
…… b) Có cơng mài sắt có ngày nên kim.
…… c) Học thầy không tày học bạn.
5. Từ nào đồng nghĩa với từ “thông minh” ?
…… a) chăm chỉ.
…… b) sáng dạ.
…… c) cần cù.
6. Hai câu “Thời Lượng lên 3 tuổi, được gửi vào chùa cho làm con nuôi sư thầy. Cậu lớn
nhanh và thông minh.” liên kết với nhau bằng cách nào ?
…… a) Bằng cách thay thế từ ngữ.
…… b) Bằng cách lặp từ ngữ.
…… c) Bằng cả hai cách thay thế và lặp từ ngữ.
7. Trong câu “Bố mẹ Thời Lượng rất nghèo, ăn ở hiền lành, tuổi đã ngồi tứ tuần mà chưa có
con. “ có mấy quan hệ từ ?
…… a) Một quan hệ từ. (Đó là các từ :………………………………………….. )
…… b) Hai quan hệ từ. (Đó là các từ :………………………………………….. )
…… c) Ba quan hệ từ. (Đó là các từ :……………………………………………. )
8. Tìm chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu trong câu ghép dưới đây :
“Thời Lượng vừa học giỏi, chuyên cần, ngoan ngoãn nên cậu được mọi người quý mến.”
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
9. Gạch dưới cặp từ hô ứng trong các câu sau :
a) vừa mới tối mà gà đã lên chuồng.
b) Trời chưa sáng các bác nông dân đã ra đồng.
c) Lan vừa học giỏi, bạn vừa hát hay.
d) Anh ta bảo sao thì tơi biết vậy.
e) Cô giáo giảng bài đến đâu, em hiểu ngay đến đó.
III. Tập làm văn
Đề bài : Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học
(hoặc được đọc).
Bài làm
……………………………………………………………………
Đề kiểm tra số 7 Tiếng Việt lớp 5
I. Em đọc thầm bài “Cây lá đỏ”
CÂY LÁ ĐỎ
Ở góc vườn nhà Loan có một cái cây, chẳng hiểu là cây gì. Hồi cịn ở nhà, chị Phương gọi
nó là “cây lá đỏ” vì cứ vào dịp gần Tết là lá cây ấy lại đỏ rực lên như một đám lửa đêm.
Đã mấy lần ơng định chặt cây đó đi vì quả của nó khơng ăn được, nhưng chị Phương nhất
định không muốn cho ông chặt.
Một lần, Loan láng máng nghe thấy ông bàn với bố mẹ là định trồng cây nhãn Hưng Yên
nhưng vườn chật quá, có lẽ phải chặt “cây lá đỏ” đi. Loan lo quá, liền nhắn tin cho chị Phương
biết. Ba hôm sau, Loan nhận được thư của chị Phương. Chị viết : “Chị phải viết thư ngay cho
em kẻo khơng kịp. Loan ơi, em nói với ông và bố mẹ hộ chị là đừng chặt “cây lá đỏ” đi, em
nhé. Cây đó tuy quả của nó không ăn được nhưng chị rất quý, em ạ. Em cịn nhớ chị Dun
khơng ? Chị bạn thân nhất của chị ấy mà ! Sau khi học hết lớp mười, chị học Sư phạm, còn chị
Duyên đi thanh niên xung phong. Một lần, chị Duyên đem về cho chị một nắm hạt cây lá đỏ.
Chị Duyên bảo ở vùng rừng núi nơi chị làm việc có nhiều thứ cây đó lắm. Cứ trông thấy cây ấy
là chị Duyên lại nhớ đến chị, đến những kỉ niệm của thời học sinh, đến những mùa lá đỏ của
cây bàng, cây dã hương Hà Nội… Sau lần gặp ấy trở về thì chị Duyên hi sinh giữa lúc đang lấp
hố bom cho xe qua, em ạ! Chắc bây giờ thì em hiểu vì sao chị yêu chị quý “cây lá đỏ ấy” rồi
chứ?…”.
Loan đọc lá thư của chị Phương giữa một buổi chiều mưa. Ngồi bên cửa sổ nhìn ra, em
bỗng thấy “cây lá đỏ” đẹp hơn bao giờ hết, dường như màu đỏ của nó cũng tươi thắm hơn bao
giờ hết.
Theo Trần Hồi Dương
II. Bài tập (Khoanh trịn vào chữ cái trước câu trả lời đúng)
1. Vì sao ơng của Loan mấy lần định chặt cây lá đỏ ?
A. Vì vườn chật quá.
B. Vì lá cây đỏ như đám lửa đêm.
C. Vì quả cây đó khơng ăn được.
D. Vì khơng biết cây đó là cây gì.
2. Khi nghe tin ơng định chặt cây lá đỏ, chị Phương đã làm gì ?
A. Chị viết thư ngay cho Loan hỏi thăm về cây lá đỏ.
B. Chị viết thư cho ông và bố mẹ xin đừng chặt cây lá đỏ.
C. Chị nghỉ phép về nhà xin ông và bố mẹ đừng chặt cây lá đỏ.
D. Chị viết thư ngay cho Loan nhờ em thuyết phục ông và bố mẹ đừng chặt cây lá đỏ.
3. Lí do chị Phương rất yêu quý cây lá đỏ trong vườn nhà mình là gì ?
A. Cứ vào dịp gần Tết là lá cây ấy lại đỏ rực lên như một đám lửa đêm.
B. Cây lá đỏ gợi nhớ về chị Duyên – người bạn thân nhất của chị đã hi sinh.
C. Cây lá đỏ gợi cho chị nhớ đến những kỉ niệm của thời học sinh, đến những mùa lá đỏ của
cây bàng, cây dã hương Hà Nội…
D. Vùng rừng núi nơi chị Duyên làm việc có nhiều cây lá đỏ.
4. Vì sao sau khi đọc thư của chị Phương, Loan “bỗng thấy cây lá đỏ đẹp hơn bao giờ hết” ?
A. Vì Loan nhìn thấy những nét đẹp của cây lá đỏ mà trước đó chưa thấy.
B. Vì khi con người dành tình cảm cho cây, cây trở nên đáng u hơn.
C. Vì Loan thuyết phục được mọi người khơng chặt cây lá đỏ.
D. Vì Loan thấy sức sống của cây lá đỏ trong buổi chiều mưa.
5. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện ?
A. Phải ghi nhớ công lao những liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc.
B. Cây nào cũng đáng quý đáng yêu.
C. Con người phải bảo vệ thiên nhiên.
D. Trong cuộc sống, những kỉ niệm bạn bè là đáng trân trọng.
6. Dấu ngoặc kép trong câu sau có tác dụng gì ?
Hồi cịn ở nhà, chị Phương gọi nó là “cây lá đỏ” vì cứ vào dịp gần Tết là lá cây ấy lại đỏ rực
lên như một đám lửa đêm.
A. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.
B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
C. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
D. Đánh dấu phần chú thích trong câu.
7. Câu nào dưới đây là câu ghép ?
A. Loan lo quá, liền nhắn tin cho chị Phương biết.
B. Sau khi học hết lớp mười, chị học Sư phạm, còn chị Duyên đi thanh niên xung phong.
C. Loan đọc lá thư của chị Phương giữa một buổi chiều mưa.
D. Một lần, chị Duyên đem về cho chị một nắm hạt cây lá đỏ.
8. Câu “Cây đó tuy quả của nó khơng ăn được nhưng chị rất q, em ạ. “ có mấy quan hệ từ ?
A. Một quan hệ từ.
B. Hai quan hệ từ.
C. Ba quan hệ từ.
D. Bốn quan hệ từ.
9. Hai câu “Một lần, chị Duyên đem về cho chị một nắm hạt cây lá đỏ. Chị Duyên bảo ở vùng
rừng nú nơi chị làm việc có nhiều thứ cây đó lắm. “ được liên kết với nhau bằng cách nào ?
A. Bằng cách lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.
B. Bằng cách lặp từ ngữ.
C. Bằng cách thay thế từ ngữ.
D. Bằng từ ngữ nối và bằng cách thay thế từ ngữ.
10. Đặt một câu ghép có sử dụng cặp từ “chưa … đã”.
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
III. Tập làm văn
Đề bài : Hãy kể lại kỉ niệm mà em nhớ nhất về tình bạn hoặc tình thầy trò trong thời gian
học dưới mái trường Tiểu học.
Bài làm
Đề kiểm tra số 8 Tiếng Việt lớp 5
I. Em đọc thầm bài “Bình nước và con cá vàng”
BÌNH NƯỚC VÀ CON CÁ VÀNG
I-ren Giô-li-ô Quy-ri sinh ra trong một gia đình khoa học. Mẹ bà là Ma-ri Quy-ri hai lần
được Giải thưởng Nô-ben (1903, 1911). Bố của bà là Pi-e Quy-ri được Giải thưởng Nô-ben
năm 1903 cùng vợ. Bản thân I-ren sau này cũng trở thành một nhà khoa học nổi tiếng của nước
Pháp. Bà và chồng là Phê-đơ-rích Giô-li-ô Quy-ri cùng được giải thưởng Nô-ben năm 1935.
Những thành tựu đó khơng phải ngẫu nhiên có được mà là kết quả của cả một quá trình rèn
luyện từ nhỏ.
Hồi đi học, I-ren đã có tính độc lập rất cao. Một lần thầy giáo nêu cho lớp I-ren câu hỏi :
– Nếu tôi thả một con cá vàng vào vại nước đầy, nước sẽ như thế nào ?
– Nước sẽ trào ra ! – Lũ trẻ đồng thanh đáp.
– Bây giờ tơi đem số nước trào ra đó đổ vào một chiếc cốc, sẽ thấy lượng nước đó nhỏ hơn
thể tích con cá vàng. Vì sao lại như vậy ?
– Lạ nhỉ ! Cũng có thể là cá vàng uống mất một ít nước ? Hoặc nước rót ra ngồi cốc chăng
? – Lũ trẻ bàn tán rất hăng.
I-ren im lặng suy nghĩ. Ai cũng biết khi một vật bị dìm trong nước, nước sẽ dềnh lên đúng
bằng thể tích của vật đó. Thế mà hơm nay thầy lại nói như vậy. Thầy là một nhà khoa học, chả
lẽ lại nói sai ?
Về nhà, I-ren tự mình làm thí nghiệm. Cô bắt một con cá vàng thả vào cốc nước rồi quan
sát. Kết quả, thể tích nước trào ra và thể tích con cá hồn tồn như nhau.
Ngày hơm sau, I-ren kể lại thí nghiệm của mình cho thầy nghe. Thầy giáo mỉm cười :
– Không phải nhà khoa học nói gì cũng đúng. Chỉ có sự thật mới đáng tin cậy. Ai chịu khó
tìm tịi sự thật, người ấy sẽ thành cơng.
Nhờ chịu khó suy nghĩ, tìm tịi, sau này, I-ren đã trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
Theo Vũ Bội Tuyền
II. Bài tập (Đánh dấu x vào ô chỗ trống trước ý trả lời đúng)
1. Gia đình I-ren có những ai đã nhận giải Nơ-ben ?
…… a) Bố, mẹ và I-ren.
…… b) Bà Ma-ri Quy-ri và I-ren.
…… c) Ông Pi-e Quy-ri và I-ren.
…… d) Bố, mẹ và vợ chồng I-ren.
2. Vì sao bà I-ren đã đạt được giải Nô-ben ?
…… a) Bà sinh ra trong một gia đình khoa học.
…… b) Bố mẹ bà chỉ cho bà cách nghiên cứu khoa học.
…… c) Bà chịu khó suy nghĩ, tìm tịi trong học tập nghiên cứu.
…… d) Bà u thích mơn khoa học để nghiên cứu chứ khơng cần học.
3. Cơ sở khoa học nào đã khiến I-ren băn khoăn về vấn đề mà thầy nêu cho cả lớp ?
…… a) Bỏ cá vào vại nước, lượng nước trào ra nhỏ hơn thể tích con cá.
…… b) Bỏ cá vào vại nước, lượng nước trào ra ít hơn thể tích con cá vì cá đã uống bớt nước.
…… c) Một vật khi dìm trong nước, nước sẽ dềnh lên đúng bằng thể tích của vật đó.
…… d) Cả ba ý trên đều đúng.
4. I-ren đã làm gì sau giờ học ?
…… a) Tin lời thầy vì thầy là một nhà khoa học.
…… b) Tự làm thí nghiệm để tìm ra sự thật.
…… c) Băn khoăn nhưng khơng làm gì hết.
…… d) Cứ suy nghĩ khơng biết thầy nói có đúng khơng.
5. Câu thành ngữ, tục ngữ nào đúng với cách học của I-ren ?
…… a) Không thầy đố mày làm nên.
…… b) Học đi đôi với hành.
…… c) Học thầy không tày học bạn.
6. Chọn cách giải nghĩa đúng cho cụm từ “Giải thưởng Nô-ben” trong bài đọc này.
…… a) Giải thưởng Khoa học lớn của thế giới.
…… b) Giải thưởng Nghệ thuật lớn của thế giới.
…… c) Giải thưởng Vì hồ bình của thế giới.
7. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “tràn” ?
…… a) Trào.
…… b) Dâng.
…… c) Dềnh.
8. Câu được gạch dưới trong đoạn : “Không phải nhà khoa học nói gì cũng đúng. Chỉ có sự
thật mới đáng tin cậy. Ai chịu khó tìm tịi sự thật, người ấy sẽ thành công.“ được nối với câu
trước bằng cách nào ?
…… a) Bằng những từ có tác dụng nối.
…… b) Bằng cách lặp từ ngữ.
…… c) Bằng cách thay thế từ ngữ.
9. Dấu phẩy trong câu : “Ai cũng biết khi một vật bị dìm trong nước, nước sẽ dềnh lên đúng
bằng thể tích của vật đó.” có tác dụng ngăn cách :
…… a) Các vế trong câu ghép.
…… b) Trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
…… c) Các từ có cùng chức vụ trong câu.
10. Em rút ra được bài học gì qua bài đọc “Bình nước và con cá vàng” ?
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
III. Tập làm văn
Đề bài : Suốt năm học này, gắn bó với em là những đồ dùng học tập thân thiết, em hãy tả
lại một đồ dùng học tập mà em nhận thấy nó đã góp phần tốt nhất vào kết quả học tập của
mình.
Bài làm