Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.86 KB, 2 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC NINH

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC: 2020 - 2021
Môn: Ngữ văn - Lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (2,0 điểm)

Đọc câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
a, Câu tục ngữ trên thuộc nhóm chủ đề nào?
b, Giải thích nghĩa của câu tục ngữ?
c, Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu vừa được giải thích ở trên?
Câu 2. (3,0 điểm)

a, Thế nào là rút gọn câu? Mục đích của rút gọn câu?
b, Tìm câu rút gọn và nêu thành phần được rút gọn trong phần trích sau:
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong
tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo
trong rương, trong hịm”.
(Hồ Chí Minh - Tinh thần u nước của nhân dân ta)
Câu 3. (5,0 điểm)

Lâu nay một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn
để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta khơng chịu khó học tập thì lớn lên ta sẽ
chẳng làm được việc gì có ích.
===== Hết =====



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC NINH

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC: 2020 - 2021
Môn: Ngữ văn - Lớp 7

Câu
Yêu cầu
Điểm
a. Câu tục ngữ nằm trong chủ đề : Tục ngữ về con người và xã hội
0,5
1
b. Giải thích nghĩa: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
+ Nghĩa đen: Khi ăn quả, hưởng thụ những trái ngọt thì chúng ta cần phải nhớ tới
0,5
cơng lao của người trồng trọt và chăm bón cho cây để cho ta quả ngọt.
+ Nghĩa bóng: Khi được hưởng thành quả do người khác mang lại, ta phải biết ơn,
0,5
nhớ ơn với người có cơng lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả đó.
c. Câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự: Uống nước nhớ nguồn.
0,5
a,- Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu tạo thành câu rút
0,5
2
gọn.
- Mục đích của việc rút gọn câu:
+ Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất
0,5

hiện trong câu trước.
+ Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là cả chung mọi người
0,5
b, Câu được rút gọn là:
- Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
0,5
- Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hịm
0,5
*Thành phần được rút gọn của cả 2 câu là: Chủ ngữ
0,5
3
Yêu cầu chung:
- Học sinh biết vận dụng văn chứng minh cho nhận định; so sánh, đối chiếu, mở rộng
vấn đề, chỉ ra được ý nghĩa của vấn đề với với học sinh ở mọi lứa tuổi.
- Biết cách lập luận chặt chẽ, mạch lạc, có dẫn chứng tiêu biểu để khẳng định và làm
rõ vấn đề vừa chứng minh.
- Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng.
1. Mở bài: - Dẫn dắt và đưa ra nhận định: Việc học tập trong cuộc sống là vô cùng
quan trọng. Đây là việc cần thực hiện khi còn trẻ và trong suốt cuộc đời sau này. Ít
lâu nay, một số bạn trong lớp em có phần lơ là học tập: Nếu khi trẻ ta khơng chịu
0,5
khó học tập thì lớn lên ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích.
2. Thân bài:
* Lí lẽ:
- Giải thích từ học tập là vừa tiếp thu kiến thứ dưới sự hướng dẫn của thầy cô vừa
luyện tập… (liên hệ với từ “học hỏi”, “học hành” …)
0,5
- Nêu đặc điểm khái quát tình hình của lớp thời gian qua có nhiều bạn lơ là học tập,
say mê vào các trò chơi như: điện tử, cờ bạc, chat, điện thoại di động…
* Chứng minh cho các bạn thấy: Nếu khơng chịu khó học tập từ khi cịn trẻ, thì sẽ có

nhiều cái hại:
+ Sẽ khơng có thời gian để bổ sung kiến thức
+ Khơng có kiến thức để làm việc sau này
2,0
+ Bị tụt hậu so với sự phát triển của xã hội nói chung
+ Ảnh hưởng đến gia đình và xã hội sau này
* Những tấm gương tự học từ lúc trẻ trở thành tài năng nổi tiếng thế giới đồng thời
phê phán của nhứng bạn trẻ ham chơi, không để ý đến việc học hành, tu dưỡng:
1,5
+ Ngày xưa (Trạng nguyên Nguyễn Hiền, Chủ tịch Hồ chí Minh…);
+ Ngày nay: trong nước thầy Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả 2 tay…); ở nước ngồi (Nick
Vujicic… Khơng có chân tay vậy mà tự học, miệt mài học từ lúc còn nhỏ đã trở thành
người nổi tiếng thế giới từng đến Việt Nam diễn thuyết truyền cảm hứng …)
+ Nếu khơng chịu khó học sau này trở thành gánh nặng cho gia đình, đất nước và
nhân loại.
3. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề vừa nêu. Động viên các bạn tập trung việc học.
0,5



×