Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu SINH HÓA ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.87 KB, 8 trang )










SINH HÓA










RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA GLUCID

Rối loạn trong hấp thu, rối loạn trong vận chuyển, ở đây chỉ nghiên cứu một bệnh điển hình là bệnh
đái đường tụy.
1 - Hệ thống điều hòa đường máu
Bình thường: glucose trong máu từ 0,8 - 1,2 g/l. Sự ổn định đó là do có hệ thống điều hòa đường máu
(gan, các hormon)
1.1 - Gan
Gan giữ vai trò trong việc điều hòa đường máu. Khi glucose < 0,8 g/l, gan sẽ tăng thoái hóa glycogen
tạo glucose để đưa vào máu. Ngược lại khi glucose >1,2 g/l, gan sẽ tăng tổng hợp glycogen để giữ lại
glucose


1.2- Hormon:
* Hormon làm tăng đường máu gồm:
- Adrenalin và glucagon, hai hormon này tham gia vào giai đoạn phosphoryl hóa glycogen để tạo
glucose. Ngoài ra còn có các hormon khác:
- Thyroxin kích thích chuyển hóa cơ bản.
- Corticoid chuyển hóa đường: kích thích tạo glucid và protid.
- GH: ức chế enzym hexokinase làm glucose không phosphoryl hóa được gây tăng đường máu
* Hormon làm giảm đường máu:
- Insulin làm tăng hoạt động của enzym hexokinase (giải thoát ức chế của GH) làm tăng sự phosphoryl
hóa glucose gây giảm glucose máu.

2 - Hệ thống điều hòa đường máu
Do thiếu Insulin (mắc bệnh về tụy) glucose chậm phosphoryl hóa dẫn đến glucose máu tăng lên, khi
quá ngưỡng thận (1,7 g/l) sẽ xuất hiện glucose trong nước tiểu. Có những trường hợp glucose máu tăng từ
3-6 g/l và đường niệu rất cao.
2.1 - Cơ chế sinh bệnh:
Thể cetonic gồm 3 chất:
- Aceton: CH
3
- CO - CH
3
- Acetoacetic acid: CH
3
- CO - CH
2
- COOH
- β hydroxybutyric acid: CH
3
- CH - CH
2

- COOH
OH
Khi insulin bị giảm hoặc không có, GH sẽ phát huy tác dụng, nó ức chế hexokinase, khi đó glucose
không thoái hóa được sẽ tăng trong máu. Khi glucose quá ngưỡng thận (1,7 g/l) sẽ xuất hiện glucose niệu.
Vì chu trình pentose không có nên không cung cấp được NADPH
2
cho việc tổng hợp acid béo từ acetyl
CoA, acetyl CoA bị ứ đọng sẽ tạo thể cetonic, giai đoạn cuối của bệnh sẽ xuất hiện thể cetonic niệu, hơi
thở có mùi aceton. Sự rối loạn chuyển hóa glucid, lipid gây rối loạn chức năng, thoái hóa các tổ chức biểu
hiện bằng đục thủy tinh thể, tổn thương hệ mạch máu, xương, răng, nhiễm khuẩn da … gây trạng thái toan
chuyển hóa, toan hô hấp.
2.2 - Lâm sàng:
Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều, giai đoạn cuối hôn mê do toan chuyển hóa
2.3 - Xét nghiệm:
- Giai đoạn 1: Glucose máu tăng
- Giai đoạn 2: Glucose niệu (+)
- Giai đoạn 3: Cetonic niệu, pH máu giảm, dự trữ kiềm giảm, dự trữ kiềm giảm; bicarbonat chuẩn
(SB), kiềm đệm (BB): giảm nhiều; kiềm dư (BE): rất âm.

ĐỊNH LƯỢNG PROTEIN NIỆU
(Kỹ thuật so độ đục bằng bộ gam mẫu MESTREZAT)


1 - Nguyên tắc
Protein niệu tác dụng với acid tricloacetic cho tủa trắng, đem so độ đục với bộ gam mẫu có nồng độ biết trước
và cùng làm trong điều kiện tương tự như vậy.
2 - Chuẩn bị
2.1 Dụng cụ:
- Cốc có chân 250ml - Pipet bầu 10ml (2)
- Đĩa thủy tinh - Pipet bầu 5ml (2)

- Phễu lọc - Pipet bầu 2ml (2)
- Giấy lọc - Ồng nghiệm cùng cỡ (9)
- Ồng đong 100ml (1) - Parafin (nến)
- Bình định mức 500ml (1) - Bông mỡ
- Bình cầu >100ml (9) - Pipet 1ml (1)
- Pipet bầu 25ml (2) - Giá đựng ống nghiệm.
2.2 Thuốc thử
- Acid tricloacetic 30%
- Natriclorua 0,9%
- 3 lòng trắng trứng gà tươi.
2.3 Bệnh phẩm: nước tiểu buổi sáng sớm, nước tiểu trong (nếu không trong phải lọc)
3 - Thao tác kỹ thuật
1 - Chuẩn bị đủ dụng cụ, thuốc thử, bệnh phẩm.
2 - Hút chính xác 2 ml nước tiểu trong
3 - Hút chính xác 0,2 ml acid tricloacetic 30%
4 - Lắc đều để 10 phút, so độ đục với bộ gam mẫu Mestrezat (nếu đục quá bộ gam mẫu, phải pha loãng nước
tiểu bằng NaCl 0,9%). Khi tính kết quả phải nhân với độ pha loãng.
5 - Đọc kết quả trước một thang đen (quay lưng ra ánh sáng)
6 - Tác phong: sạch, gọn, đúng kỹ thuật, đúng thời gian (20-25 phút)
4 - Cách làm bộ gam mẫu
Lấy 3 lòng trắng trứng gà tươi không lẫn lòng đỏ, đong thể tích của 3 lòng trắng trứng, thêm vào cùng thể tích
bằng NaCl 0,9% đánh kỹ nổi bông. Thêm ba thể tích nữa (NaCl 0,9%) trộn đều, lọc lấy 23ml dịch trong, pha vừa đủ
500ml bằng NaCl 0,9%; dung dịch này chứa 1g/l albumin (pha trong bình định mức 500ml) dùng dung dịch này pha
gam mẫu, chọn 9 bình cầu giống nhau, hút vào bình theo bảng sau:
STT Các chất 1 2 3 4 5 6 7 8 9
1
2
3
Dung dịch albumin 1g/l (ml)
NaCl 0,9% (ml)

Nồng độ albumin (g/l)
5
95
0,05
10
90
0,1
13
87
0,13
17
83
0,17
22
78
0,22
28
72
0,28
36
64
0,36
46
54
0,46
60
40
0,6

Chọn 9 ống nghiệm cùng cỡ, cùng độ dày, không màu, trong suốt, cho vào mỗi ống 2ml dung dịch trên theo thứ

tự từ 1 đến 9, thêm vào cả 9 ống mỗi ống 0,2ml acid tricloacetic 30%, hàn kín bằng bông mỡ có gắn parafin hoặc
hàn kín như ống thuốc tiêm (có thể dùng ống nghiệm to nút lọ penicelin rồi hàn kín bằng parafin) dán nhãn, đánh
số, ghi rõ nồng độ albumin trên mỗi ống, bảo quản trong tối, sau 3 ngày có thể dùng được. Khi bộ gam mẫu ngả
màu vàng phải bỏ đi, mực nước ít đi cũng không dùng được (làm cho sai số tăng).
5 - Nhận định kết quả:
Bình thường lượng protein quá thấp không phát hiện được bằng phương pháp thông thường (lượng protein niệu
khoảng 30mg/l)
Bệnh lý: protein niệu có thể tới 3g/l hoặc hơn gặp trong thận hư nhiễm mỡ, viêm thận, u thận, lao thận, sỏi thận.
- Protein niệu không do thận: gặp trong sốt cao, nhiễm khuẩn, rối loạn tuần hoàn, bệnh cấp tính, thần kinh kịch
phát, bệnh tim.

ĐỊNH LƯỢNG PROTEIN TOÀN PHẦN TRONG HUYẾT THANH
(Phản ứng Biuret - kỹ thuật wendell caraway)

I - NGUYÊN TẮC
Protein tác dụng với đồng sunfat trong môi trường kiềm, cho phức chất màu tím bền vững. Trong điều
kiện xác định, đậm độ màu của phản ứng tỷ lệ thuận với nồng độ protein.
II - CHUẨN BỊ
1 - Dụng cụ
- Dụng cụ lấy máu tĩnh mạch - Giá ống nghiệm
- Ống nghiệm to, nhỏ - Quả bóp to nhỏ
- Pipet nhỏ giọt - Máy quang kế (bước sóng 530 - 560nm) cóng 1cm
- Pipet 10ml (1) - Máy li tâm
- Micropipet 0,1ml (1)
2 - Thuốc thử
2.1. Dung dịch Natrihydroxit bão hòa: (khoảng 18N) không lẫn carbonat:
- Natrihydroxit viên: 200g
- Nước cất: 200ml

Hòa tan, nút kín để lắng nhiều ngày, gạn lấy phần dung dịch trong, bảo quản trong lọ nút kín (lọ polyetilen)

2.2. Dung dịch Natrihydroxit 10% (theo thể tích) không lẫn carbonat.
- Dung dịch Natrihydroxit bão hòa: 42ml
- Nước cất đun sôi, để nguội (vừa đủ): 300ml
Lắc đều, bảo quản trong lọ polyetylen nút kín.
2.3. Thuốc thử Biuret (Biure) theo Gornall:
- Đồng sulfat (CuSO
4
.5H
2
O): 1,5g
- Natri Kalitactrat: muối seignette (NaKC
4
H
4
O
6
.4H
2
O): 6g
- Nước cất 500ml
Hòa tan rồi thêm:
- Kali Iodua: 1g
- Dung dịch NaOH 10%: 300ml
Vừa cho vừ lắc rồi hoàn thành vừa đủ 1000ml bằng nước cất, lắc kỹ bảo quản trong lọ màu, nút kín để
trong tối, bỏ đi khi có cặn. Tốt nhất là chỉ pha ít một để dùng. Nghĩa là để riêng dung dịch đồng sulfat và
dung dịch NaOH 10% khi cần mới trộn lẫn theo như công thức qui định.
3 - Bệnh phẩm:
Xét nghiệm trên huyết thanh không tan máu. Khi lấy máu bệnh nhân trước hết phải nằm nghĩ ít nhất
30 phút trước đó. Không được dùng dây garo vì máu ứ lại làm cho nồng độ protein tăng lên nhiều.
III - THAO TÁC KỸ THUẬT

1 - Tiến hành:
1 - Chuẩn bị đủ dụng cụ, thuốc thử.
2 - Lấy máu đúng kỹ thuật
3 - Lấy huyết thanh không vỡ hồng cầu, dùng 2 ống nghiệm to: ống thử (T), ống trắng (Tr)
4 - Mao dẫn chính xác 0,1 ml huyết thanh vào ống thử (T) (hoặc 0,05ml huyết thanh)
5 - Hút chính xác 8ml thuốc thử Biuret vào ống thử, ống trắng (hoặc 4ml thuốc thử)
6 - Hút tráng micropipet vào ống thử (lấy hết lượng huyết thanh)
7 - Lắc thật đều, để tiếp xúc 30 phút
8 - Đo máy quang kế (bước sóng 560nm) cóng 1cm, đối chiếu nước cất.
9 - Tính kết quả dựa vào biểu đồ mẫu, hệ số protein, hoặc ống mẫu
10 - Tác phong: vô khuẩn, gọn, đúng kỹ thuật, đúng thời gian (70-80 phút)
2 - Vẽ biểu đồ mẫu
3 - Tính kết quả: có 3 cách
- Tra trên biểu đồ mẫu: E thử thật (E
TT
) tra trên biểu đồ mẫu
- Dựa vào hệ số: C
T
= (E
T
- E
Tr
) x hệ số protein (thay đổi tùy máy)
- Dựa vào ống mẫu: ta có công thức: C
T =
E
T
(đậm độ màu tỉ lệ thuận với nồng độ protein)
C
M

E
M

Suy ra:

Nếu dùng mẫu 1 ta có:

Dựa vào ống mẫu là khách quan, chính xác nhất vì trong cùng điều kiện, so sánh giữa ống thử, ống
mẫu là tốt nhất (phải có mẫu chuẩn)
IV - NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
1. Trị số bình thường
Người lớn: 66 - 87 g/l

2. Bênh lý:
- Tăng:
trong bệnh u tủy, mất nước liên tục (nôn nhiều, ỉa chảy…), thiểu năng vỏ thượng thận (bệnh Addison)
-
Giảm: Thận nhiễm mỡ, suy dinh dưỡng, thoái hóa thận dạng tinh bột, viêm gan, xơ gan sau chọc
tháo nước nhiều lần, bệnh tao keo…
- Đề phòng tăng protein “giả” do cô đặc máu (nhiễm độc, say nắng…), giảm protein “giả” do hòa
loãng máu (truyền nước quá nhiều). Kiểm tra bằng cách xác định thể tích máu hoặc hematocrit.

























Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×