Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

Nghiên cứu thành phần các loài cá ở hồ Suoiy, huyện Champhone, tỉnh Savannakhet, Lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.72 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỒ HỒ CHÍ
MINH

Bounvisay Kongkham

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN CÁC LỒI CÁ
Ở HỒ SUOIY, HUYỆN CHAMPHONE,
TỈNH SAVANNAKHET, LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC


Thành phố Hồ Chí Minh - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỒ HỒ CHÍ
MINH

Bounvisay Kongkham

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN CÁC LỒI CÁ
Ở HỒ SUOIY, HUYỆN CHAMPHONE,
TỈNH SAVANNAKHET, LÀO
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số
: 8420120

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TỐNG XUÂN TÁM


Thành phố Hồ Chí Minh - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện
trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết và thực nghiệm. Các nội dung nghiên cứu và kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kì cơng trình
nghiên cứu nào trước đây.
Những thơng tin tơi thu thập để sử dụng làm tài liệu tham khảo được ghi rõ
trong danh mục tài liệu tham khảo.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 9 năm 2019
HỌC VIÊN

Bounvisay Kongkham


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Tống Xn Tám đã tận tình giúp đỡ và hướng
dẫn tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy/Cô của Trường, Phịng Sau đại học,
Khoa Sinh học, bộ mơn Sinh thái học, Động vật học - Trường Đại học Sư phạm TP.
Hồ Chí Minh và người dân địa phương ở khu vực hồ Suoiy đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi thực hiện luận văn này.
Qua đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Norsuvan Phusay - Hiệu
trưởng Trường trung học phổ thông Oudomvilay, tỉnh Savannakhet và Lãnh sự quán
Lào tại TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn này.

Cảm ơn các bạn học viên K28 chuyên ngành sinh thái học Khoa Sinh học
Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã ln động viên, giúp đỡ tơi.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 9 năm 2019
HỌC VIÊN

Bounvisay Kongkham


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các kí hiệu
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU

1

Chương 1. TỔNG QUAN 3

1.1. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU KHU HỆ CÁ Ở LÀO..................................................3
1.2. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CÁ................................................................................4
1.3. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VAI TRỊ CỦA HỒ SUOIY......................................5
1.3.1. Vị trí địa lí và lịch sử hình thành..................................................................5
1.3.2. Đặc điểm khí hậu.....................................................................................6
1.3.3. Đặc điểm thủy văn...................................................................................6
1.3.4. Vai trò của hồ Suoiy................................................................................6
1.4. CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC.....................................7

1.4.1. Các yếu tố thủy lí.....................................................................................7
1.4.2. Các yếu tố thủy hóa.................................................................................8
1.5. TÌNH HÌNH KHAI THÁC NGUỒN LỢI CÁ Ở HỒ SUOIY...............................10
1.5.1. Ngư cụ khai thác....................................................................................10
1.5.2. Sản lượng khai thác...............................................................................10
1.5.3. Biến động về ngư dân và sản lượng khai thác thủy sản.........................10
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU12

2.1. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU......................................12
2.1.1. Thời gian nghiên cứu.............................................................................12
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu.............................................................................12
2.1.3. Tư liệu nghiên cứu.................................................................................13
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁ...................................................................14
2.2.1. Ngoài thực địa.......................................................................................14


2.2.2. Trong phịng thí nghiệm........................................................................15
2.2.3. Phương pháp đánh giá mức độ gần gũi..................................................17
2.2.4. Phương pháp phân tích và đánh giá chất lượng môi trường nước..........17
2.2.5. Phương pháp điều tra.............................................................................18
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

19

3.1. MỘT SỐ CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở HỒ SUOIY................................19
3.2. THÀNH PHẦN CÁC LOÀI CÁ Ở HỒ SUOIY...................................................21
3.2.1. Danh sách các loài cá ở hồ Suoiy..........................................................21
3.2.2. Đặc điểm khu hệ cá ở hồ Suoiy.............................................................23
3.2.3. Phân bố cá theo mùa ở hồ Suoiy............................................................26
3.2.4. Tình hình các lồi cá trong Sách Đỏ Lào ở hồ Suoiy.............................30

3.2.5. So sánh thành phần loài cá hồ Suoiy và hồ khác...................................30
3.3. VAI TRỊ CỦA CÁC LOÀI CÁ Ở HỒ SUOIY....................................................36
3.3.1. Các lồi cá kinh tế có giá trị làm thực phẩm..........................................36
3.3.2. Các lồi cá kinh tế có giá trị làm cảnh..................................................36
3.3.3. Các lồi cá kinh tế có giá trị làm thuốc..................................................37
3.3.4. Các lồi cá có giá trị khác......................................................................37
3.3.5. Ý nghĩa khoa học...................................................................................37
3.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGUỒN LỢI CÁ...................................39
3.4.1. Bảo tồn đa dạng cá................................................................................39
3.4.2. Khai thác hợp lí nguồn lợi cá.................................................................40
3.4.3. Nâng cao năng suất sinh học cá.............................................................41
3.4.4. Tuyên truyền ý thức của người dân.......................................................43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ44
KẾT LUÂN

44

KIẾN NGHỊ

44

TÀI LIỆU THAM KHẢO

45

PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Các chỉ số đo hình thái cá.....................................................................PL1
Phụ lục 2. Hình các lồi cá ở hồ Suoiy, huyện Champhone...................................PL5
Phụ lục 3. Một số hình ảnh về sinh cảnh ở hồ Suoiy......................................….PL14



Phụ lục 4. Một số hình ảnh về phương pháp nghiên cứu.....................................PL20
Phụ lục 5. Nhãn cá dán trên lọ mẫu cá trưng bảng..............................................PL24
Phụ lục 6. Phiếu khảo sát dữ liệu ở hồ Suoiy......................................................PL25
Phụ lục 7. Danh sách phỏng vấn ngư dân khai thác thủy sản ở hồ Suoiy............PL27
Phụ lục 8. Loại cá trong Sách Đỏ Lào.................................................................PL29
Phụ lục 9. Các loài cá gặp trong đi thu mẫu mỗi đợt...........................................PL32
Phụ lục 10. Biểu mẫu phân tích cá......................................................................PL35
Phụ lục 11. So sánh thành phần loài cá ở hồ Suoiy với các khu hệ cá khác.........PL36
Phụ lục 12. Tổng hợp thành phần các loài cá ở Lào............................................PL45


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu
°C
DO
Ec
g
kg
km
KVNC
l
µ
m
mm
mg
pH
S‰
SL
°t


Chú giải
Độ Celsius
Dissolved oxyyen
Electrical conductivity
Gram
Kilogram
Kilometer
Khu vực nghiên cứu
Litre
Micro
Meter
Milimeter
Miligram
Power of hydrogen
Salinity - độ mặn
Số lượng
Temperature


MỤC CÁC B
Bảng 1.2. Sản lượng khai thác theo mùa mỗi năm của các ngư cụ giai đoạn năm
2014 - 2016.............................................................................................10
YBảng 2.1. Thời gian, địa điểm thu

mẫu…………………………………………….12
Bảng 2.2. Địa điểm thu mẫu ở hồ Suoiy…………………………………………... 12
Bảng 2.3. Phương pháp phân tích một số thơng số chất lượng nước……………… 18
YBảng 3.1. Chỉ tiêu nhiệt độ (oC) của nước ở hồ


Suoiy………………......................19
Bảng 3.2. Chỉ tiêu độ mặn (S‰) của nước ở hồ Suoiy……………………………. 19
Bảng 3.3. Chỉ tiêu độ dẫn điện (µS/cm) của nước ở hồ Suoiy……………………. 19
Bảng 3.4. Chỉ tiêu pH của nước ở hồ Suoiy………………………………………..20
Bảng 3.5. Chỉ tiêu hàm lượng oxygen hòa tan (mg/l) của nước ở hồ Suoiy………. 20
Bảng 3.6. Thành phần loài cá ở hồ Suoiy, huyện Champhone, tỉnh Savannakhet.... 21
Bảng 3.7. Tỉ lệ các họ, giống, loài trong những bộ cá ở KVNC…………………... 23
Bảng 3.8. Thành phần và tỉ lệ các giống, loài trong những họ cá ở KVNC………. 24
Bảng 3.9. Thành phần các loài cá thu được qua mùa mưa và mùa khô ở hồ Suoiy.. 26
Bảng 3.10. 3 loài cá trong Sách Đỏ Lào, 2008……………………………………..30
Bảng 3.11. Thành phần các loài cá ở hồ Suoiy, huyện Champhone, tỉnh Savannaket
so với các khu hệ cá sông xê Champhone….……………………….......31
Bảng 3.12. So sánh mức độ gần gũi về thành phần loài với khu hệ cá khác……….36
Bảng 3.13. Danh sách các loài cá có tầm quan trọng ở KVNC…………………….37

DANH MỤC CÁC HÌ
Hình 1.1. Bản đồ hồ Suoiy.........................................................................................5
YHình 2.1. Bản đồ hồ Suoiy và địa điểm thu mẫu ở hồ Suoiy……………………....
13
Hình 2.2. Sơ đồ chỉ dẫn các số đo ở cá xương (theo Rainboth, W.J., 1996).............16



1
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hồ Suoiy là một trong những hồ chứa nước lớn nhất của tỉnh Savannakhet,
Lào nằm ở huyện Champhone, bên cạnh mục đích chính là cung cấp nước cho nhà
máy nước và tưới tiêu cho các diện tích canh tác ở hạ du, cấp nước cho cơng nghiệp
và sinh hoạt. Hồ Suoiy cịn có nhiều lợi ích khác như cải thiện điều kiện mơi

trường, nơi du lịch và đặc biệt là phát triển nghề cá. Nơi đây hội tụ đủ điều kiện cho
sự trú ngụ của nhiều lồi cá nước ngọt như: có mặt nước rộng với diện tích ngập
nước cực đại lên tới 2.380 ha, hồ không quá sâu, đáy hồ tương đối bằng phẳng, chất
lượng nước bảo đảm, đây cũng là nền tảng cho sự phát triển nghề cá [1].
Hồ Suoiy có nhiều lồi sinh vật đa dạng và phong phú. Nó chiếm vị trí quan
trọng trong cuộc sống của người dân khu vực nơi đây, đặc biệt là dân chài để làm ăn
và buôn bán. Hồ Suoiy cung cấp nước tiêu dùng và nước làm nơng nghiệp. Ngồi
ra, hồ Suoiy cịn là nơi du lịch tự nhiên nổi tiếng của huyện Champhone, mỗi năm
có nhiều khách du lịch đi đến đây để tham quan [2].
Hàng năm, sản lượng cá khai thác ở hồ Suoiy khá lớn. Bên cạnh đó, người dân
nơi đây khai thác với các hình thức hủy diệt cho thấy tình trạng khai thác cá quá
mức. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến thành phần và số lượng các lồi cá
[1].
Cho đến nay, chưa có cơng trình nghiên cứu nào về thành phần các loài cá ở
hồ Suoiy. Do vậy, việc nghiên cứu thành phần các loài cá ở hồ Suoiy, huyện
Champhone tỉnh Savannakhet, Lào là cần thiết nhằm cung cấp các dẫn liệu khoa
học cho các nhà quản lí thủy sản. Đồng thời, kết quả của đề tài làm cơ sở đánh giá
tình hình nguồn lợi, nguyên nhân ảnh hưởng, từ đó đề xuất những biện pháp bảo vệ,
khai thác hợp lí, phát triển bền vững nguồn lợi cá ở nơi đây.
Xuất phát từ những lí do trên, đề tài “Nghiên cứu thành phần các loài cá ở hồ
Suoiy, huyện Champhone, tỉnh Savannakhet, Lào” được thực hiện.


2
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thành phần các loài cá ở hồ Suoiy, huyện Champhone, tỉnh
Savannakhet, Lào. Nhằm cung cấp các dẫn liệu khoa học để đánh giá tình hình
nguồn lợi, khai thác và bảo vệ hợp lí các loài cá ở nơi đây.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các loài cá và mẫu nước ở hồ Suoiy, huyện Champhone, tỉnh Savannakhet.

4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Thu thập các loài cá ở hồ Suoiy, huyện Champhone vào mùa mưa và mùa
khô.
- Định loại các loài cá và sắp xếp vào hệ thống phân loại.
- Thống kê danh sách các loài cá q hiếm các lồi cá có vai trị về kinh tế, y
học, làm cảnh và các vai trò khác.
- Phân tích một số chỉ tiêu chất lượng nước vào mùa mưa và mùa khô.
- So sánh mức độ gần gũi về thành phần loài cá ở hồ Suoiy, huyện Champhone
với hồ chứa khác ở Lào.
- Tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến biến động thành phần loài cá, đề xuất
các biện pháp sử dụng hợp lí, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi cá ở nơi đây.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Các mẫu cá và mẫu nước ở hồ Suoiy trong những đợt đi thu mẫu từ tháng
2/2019 đến tháng 7/2019.
- Vì thời gian và kinh phí có hạn nên đề tài chỉ khảo sát và thu mẫu ở một số
địa điểm và phân tích một vài thơng số thủy lí hóa của nước ở hồ Suoiy.


3
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU KHU HỆ CÁ Ở LÀO
Từ năm 1993 đến năm 1997, Baird, I.G.với cơng trình “Về thành phần các lồi
cá ở miền Nam của Lào” đã xác định 300 loài thuộc 46 họ và 15 bộ [3].
Năm 1998, Champasy, T.S. đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu thành phần các
lồi cá ở sơng Nhom” đã xác định được 144 loài thuộc 28 họ. Họ cá Chép
(Cyprinidae) chiếm nhiều nhất với 55 loài, tiếp đến là họ cá Chạch (Cobiidae) với
22 loài và họ cá Lăng (Bagridae) với 10 loài [4].
Kottelat, M. (2001) đã nghiên cứu khu hệ cá ở Lào từ năm 1996 - 1999, thực
hiện đề tài khảo sát cá ở Lào cho biết rằng sông Mekong và các chi lưu của nó ở
Lào rất phong phú về đa dạng lồi. Hơn 480 loài cá, 50 họ, 14 bộ [5].

Năm 2004, Hortle, K.G, Booth, S.J và Visser, T.A.M đã thực hiện đề tài “Phân
bố và sinh thái của một số loài cá quan trọng thuộc lưu vực sông Mekong ở Lào” đã
xác định 37 lồi, 10 họ, 6 bộ. Trong đó, nhiều nhất là họ cá Chép Cyprinidae với 14
loài và họ cá Tra Pangsiidae với 12 loài [6].
Năm 2010 - 2011, Koneouma Phongsa đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu cá ở
hạ lưu sông Mekong, sông Khan và sông Ou tỉnh Lung Pha Bang” đã thu được 92
loài, 60 họ, 21 bộ, gặp nhiều nhất là họ Cyprinidae 48 loài, họ gặp ít nhất là họ
Lươn Synbranchidae chỉ có 1 lồi [7].
Khoa học Tự nhiên và Khoa học Nông nghiệp Trường Đại học Quốc gia Lào
(2010) đã nghiên cứu đa dạng cá trong sơng Mekong đã xác định được 241 lồi,
trong đó có 14 lồi cá mới ở Lào [8].
Năm 2012, Phoiphet Soudthavong đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đa dạng
các lồi cá trong sơng Song huyện Văng Viêng, tỉnh Viêng Chăn” đã xác định được
90 loài, 21 họ, 9 bộ [9].
Saysuvanh Phasaysombat (2012) đã nghiên cứu đa dạng loài cá tự nhiên trong
khu vực huyện Văng Viêng, tỉnh Viêng Chăn đã xác định được 62 loài, 40 giống, 17
họ [10].


4
Uthai Simoung (2012) đã nghiên cứu đa dạng loài cá ở hồ Xuom huyện
Saythany thu đơ Viêng Chăn có 28 lồi, 12 họ, 24 giống. Họ nhiều nhất là
Cyprinidae có 14 giống [11].
Năm 2014, Sunantha Bodxakittilad thực hiện đề tài “Nghiên cứu cá ở hạ lưu
sông Đon” huyện ThaKhaek, tỉnh Kham muon đã xác định được 44 loài, 34 họ, 44
giống [12].
Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp tỉnh Savannakhet đã thực hiện đề tài “Các
lồi cá ở sơng Xe Champhone Ramsar Site” thu được 52 loài, 21 họ. [13].
Orlapin Norsuvah, Khamnang Sonvilay (2017 - 2018) thực hiện đề tài “Đa
dạng sinh học các loài cá thuộc họ Cyprinidae ở hồ Bung Va tỉnh Savannakhet” đã

thu được 18 loài 10 giống [14].
Thongluang Chanthalad, “Nghiên cứu đa dạng loài cá ở hồ chứa nước Xung,
huyện Nasaythong, thủ đô Viêng Chăn” đã thu được 48 lồi, 19 họ [15].
Thống kê các cơng trình nghiên cứu cho thấy thành phần loài cá ở Lào gồm
480 loài, xếp trong 50 họ và 14 bộ [5]. (xem phụ lục 12)
1.2. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CÁ
Hệ thống phân loại cá được sắp xếp như sau:
Giới (Regnum)
Ngành (Phylum)
Phân ngành (Subphylum)
Lớp (Classis)
Phân lớp (Subclassis)
Tổng bộ (Superordo)
Bộ (Ordo)
Họ (Familia)
Giống (Genus)
Loài (Species)
Hiện nay, trong nước và trên thế giới đang tồn tại song song hai hệ thống phân
loại cá của Rass & Lindberg, G.V. (1974) và hệ thống phân loại cá của Eschmeyer,
W.N. (2019) [16].


5
Đề tài chọn hệ thống phân loại cá của Eschmeyer, W.N. & Fong, J.D. (2019)
vì hệ thống này được sử dụng phổ biến hiện nay trên thế giới và trong nước. Đồng
thời, các tác giả này đã dựa trên những nghiên cứu mới nhất về giải phẫu, sinh lí,
sinh hóa, di truyền, phân tích DNA,… để sắp xếp các lồi cá vào hệ thống theo
thang bậc tiến hóa từ thấp đến cao. Chính vì thế, hệ thống phân loại cá này vừa
mang tính hiện đại, vừa có độ tin cậy cao hơn [16].
1.3. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VAI TRÒ CỦA HỒ SUOIY

1.3.1. Vị trí địa lí và lịch sử hình thành
Trong năm 1987, Lào đã xây dựng đê ngăn nước của hồ Suoiy. Hồ Suoiy nằm
ở làng Phonthong, làng Donyeng, làng Lamphan và làng Sakhun huyện Champhone
cách huyện khoảng 18 km ở phía bắc, cách tỉnh Savannakhet khoảng 50 km về phía
Đơng, diện tích mặt hồ là 2,380 ha. Chiều dài hồ là 5.000 m. Chiều rộng trung bình
7.000 m. Chiều sâu lớn nhất: 2,5 m. Thể tích nước 35.700.000 m3.Tại hồ cịn có các
hịn đảo nhỏ và các khu rừng bên cạnh hồ.
Hồ Suoiy bao gồm 3 dòng nước chảy suối Khao, suối nước kham khao và suối
Suoiy sau đó đổ vào Xê Champhone [2].

Hình 1.1. Bản đồ hồ Suoiy (Google Earth) [1]


6
1.3.2. Đặc điểm khí hậu
Khí hậu nhiệt đới, theo cách phân chia khí hậu, mang một chút đặc điểm của
khí hậu cận nhiệt đới do nằm ở 16,5° vĩ tuyến Bắc [2].
Thời gian nóng nhất trong năm vào tháng tư. Nhiệt độ trung bình là 29,5⁰C,
dao động từ 23,9⁰C đến 35,2⁰C và tháng lạnh nhất trong năm là tháng mười hai,
nhiệt độ trung bình vào khoảng 21,7⁰C với dải nhiệt độ bắt đầu từ 15,2⁰C cho đến
28,7⁰C [2].
Khí hậu được phân thành hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Sự biến
động nhiệt độ trong ngày lớn . Tháng khô nhất trong năm là tháng mười hai với
tổng lượng mưa bình quân là 2,0 mm, trong khi tháng mưa nhiều nhất trong năm
(tháng tám) có tổng lượng mưa bình qn lên tới 323,1 mm [2].
Khí hậu trong khu vực là khí hậu nhiệt đới vởi đặc trưng là có mùa mưa và
mùa khơ trong đó mùa mưa diễn ra hàng năm từ tháng 5 đến tháng 11, tiếp theo đó
là mùa khơ từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau [2].
1.3.3. Đặc điểm thủy văn
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5, song mùa lũ chính thức bắt đầu từ tháng 8, chậm

hơn so với mùa mưa khoảng hai tháng. Chính vì vậy, vào tháng 8 lượng nước ở hồ
Suoiy mới dâng cao. Về mùa lũ, nhất là các tháng đầu mùa mưa, nước sông rất đục,
độ đục đơn vị và hàm lượng phù sa rất lớn. Ngược lại, về mùa cạn, nước sơng
xuống thấp, vận tốc dịng nước nhỏ, nước trong có nơi nhìn thấy tận đáy, độ đục rất
nhỏ. Mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 10 hồ có nhiều nước. Nước hồ Suoiy được coi
là khá sạch [2].
Cho tới nay, hồ Suoiy đã hình thành một môi trường nước tương đối ổn định,
tạo nên mối quan hệ hữu cơ từ thủy sinh vật đến các thành phần thủy hóa. Chất
lượng nước hồ sau những biến động tự nhiên của sự phân rã thảm thực vật đã ổn
định, đủ tiêu chuẩn cho việc cấp nước sinh hoạt và các ngành kinh tế khác như thủy
lợi, thủy sản [1], [2].
1.3.4. Vai trò của hồ Suoiy
Hồ Suoiy rất quan trọng trong việc cung cấp nước uống sinh hoạt và tưới tiêu
cho các diện tích canh tác, cho cơng nghiệp. Hồ Suoiy cịn có nhiều lợi ích khác


7
như cải thiện điều kiện môi trường, nơi du lịch và đặc biệt là phát triển nghề cá, có
nhiều lồi sinh vật đa dạng và phong phú sống ở đây, hồ Suioy chiếm vi trí quan
trọng trong cuộc sống của con người khu vực đây đặc biệt là dân chài để làm ăn và
bn bán. Ngồi ra, hồ Suoiy cịn cung cấp nước tiêu dùng và nước làm nông
nghiệp, thủy nông, hồ Suoiy là nơi du lịch tự nhiên nổi tiếng của huyện Champhone
hàng năm có nhiều khách du lịch đi đến đây để tham quan.
Hồ Suoiy có mặt nước rộng, hồ không sâu, đáy hồ tương đối bằng phẳng, chất
lượng nước bảo đảm, hội đủ điều kiện cho nghề ni cá nước ngọt phát triển góp
phần tạo thêm cơng ăn việc làm, cải thiện thu nhập và sinh kế cho người dân các
khu vực lân cận, cùng với việc thả hàng triệu cá giống các loại.
Cải thiện môi trường: sự xuất hiện hồ nước thay thế cho một vùng đất, rừng
rộng lớn trước đây đã tạo nên một cảnh quan mới, kéo theo sự biến đổi các yếu tố
tiểu khí hậu, mặc dù sự biến đổi này chưa nhiều. Hồ Suoiy là nơi du lịch tự nhiên

nổi tiếng của huyện Champhone hàng năm có nhiều khách du lịch đi đến đây để
tham quan [2].
1.4. CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG MƠI TRƯỜNG NƯỚC
1.4.1. Các yếu tố thủy lí
 Nhiệt độ
Nhiệt độ mơi trường nước có sự ảnh hưởng lớn đến đời sống thủy sinh vật.
Nhiệt độ thay đổi làm thay đổi tốc độ trao đổi chất, rối loạn chức năng hô hấp, làm
mất cân bằng pH trong máu, làm thay đổi chức năng điều hòa áp suất thẩm thấu,
làm tổn thương bóng hơi của cá. Nhiệt trong mơi trường nước ảnh hưởng đến nhịp
độ sinh sản và phát triển của thủy sinh vật [17], [30].
 Độ mặn
Độ mặn (độ muối hay hàm lượng hòa tan của muối trong nước) được kí hiệu S
‰ (S viết tắt từ chữ salinity - độ mặn) là tổng lượng (tính theo gram) các chất hịa
tan chứa trong 1 kg nước [17], [30].
Độ mặn đóng vai trị quan trọng đối với các lồi sinh vật sinh trưởng dưới
nước vì ảnh hưởng tới các yếu tố khác như pH, nhiệt độ, hàm lượng oxy hòa tan,


8
các nguồn thức ăn,... đồng thời có vai trị xác định giới hạn phân bố của các loài
[17], [30].
Nước ngọt có độ mặn thấp hơn 0,6 ‰ trong khi nước biển có độ mặn trung
bình khoảng 35 ‰ [17], [30].
Căn cứ vào độ muối, năm 1934, Zernop đã phân chia giới hạn các loại nước tự
nhiên như sau:
-

Nước ngọt: S‰ = 0,02 - 0,5 ‰

-


Nước lợ: S‰ = 0,5 - 16 ‰

-

Nước mặn: S‰ = 16 - 47 ‰

-

Nước quá mặn: S‰ = trên 47 ‰

Sau này được Karpevits A.F, bổ sung và chi tiết hóa như sau:
-

Nước ngọt: 0,01 - 0,5 ‰ (các sông hồ, hồ chứa)
 Nước ngọt nhạt: 0,01 - 0,2 ‰
 Nước ngọt lợ: 0,2 - 0,5 ‰

-

Nước lợ: 0,5 - 30 ‰ (các hồ, biển nội địa, cửa sông)
 Nước lợ nhạt: 0,5 - 4 ‰
 Nước lợ vừa: 4 - 18 ‰
 Nước lợ mặn: 18 - 30 ‰

-

Nước mặn: > 30 ‰
 Nước biển: 30 - 40 ‰ (Đại dương, biển hở, biển nội địa, vịnh vũng,
cửa sông)

 Nước quá mặn: 40 - 300 ‰ (một số hồ, vịnh, vũng) [17], [30]
 Độ dẫn điện
Độ dẫn điện của nước liên quan đến sự có mặt của các ion trong nước. Các ion

này thường là muối của kim loại như muối NaCl, KCl và các ion SO 42– , NO3– ,
PO43,... Tác động ô nhiễm của nước có độ dẫn điện cao thường liên quan đến tính
độc hại của các ion hịa tan trong nước. Để xác định độ dẫn điện, người ta thường
dùng các máy đo điện trở hoặc cường độ dòng điện [17], [30].


9
1.4.2. Các yếu tố thủy hóa
 pH
pH là một trong những nhân tố mơi trường có ảnh hưởng lớn, trực tiếp và gián
tiếp đối với đời sống thủy sinh vật như sinh trưởng, tỉ lệ sống, sinh sản và dinh
dưỡng. pH thích hợp cho thủy sinh vật là 6,5 - 9,0 [17], [30].
Tác động chủ yếu của pH khi quá cao hay quá thấp sẽ làm thay đổi độ thẩm
thấu của màng tế bào dẫn đến làm rối loạn quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và mơi
trường ngồi. Do đó, pH là nhân tố quyết định giới hạn phân bố của các lồi thủy
sinh vật. pH có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của phôi, quá trình dinh dưỡng,
sinh trưởng và sinh sản của cá. Cá sống trong mơi trường có pH thấp sẽ chậm phát
dục, khơng đẻ hay đẻ rất ít [17], [30].
Ảnh hưởng của pH đến đời sống của cá được biểu hiện như sau [17]:

 Hàm lượng Oxygen hòa tan (Dissoved oxygen - DO)
DO của một nguồn nước là thông số biểu diễn hàm lượng oxygen hịa tan
trong nguồn nước đó và thường được đo bằng lượng oxygen có trong một đơn vị
thể tích (mg/l) [17], [30].
Oxygen là nguyên tố quan trọng đối với thủy sinh vật nên hàm lượng oxygen
hòa tan trong nước là một chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng nước. Nguồn

nước có hàm lượng oxygen hịa tan cao thì khả năng ơ nhiễm bằng nguồn nước có
hàm lượng oxygen hòa tan thấp. Ở nhiệt độ thường, độ hòa tan tới hạn của oxygen
trong nước đạt 8,0 mg/l. Khi DO giảm xuống khoảng 4 - 5 mg/l thì số lượng thì số
lượng lồi thủy sinh vật giảm mạnh [17], [30].


10
1.5. TÌNH HÌNH KHAI THÁC NGUỒN LỢI CÁ Ở HỒ SUOIY
1.5.1. Ngư cụ khai thác
Ngư cụ khai thác cá ở hồ Suoiy người ta sử dụng các cơng cụ tìm cá gồm có: lưới
rê lưới ba màng, lưới rê cá cơm tầng mặt, chài quăng, chài rê, câu giăng, vó, lưới
vây, lưới rùng kéo bãi, lưới sò, bộ lợp tép, bộ lợp bát quái, lưới đăng, tùy theo các
đối tượng khai thác, khu vực phân bố, kích thước khác nhau mà sử dụng các loại
ngư cụ khác nhau sao cho phù hợp và thu hoạch hiệu quả cao nhất theo kinh nghiệm
của ngư dân. Các ngư cụ đánh bắt ở các tầng nước khác nhau từ tầng mặt, tầng giữa
và tầng đáy cho nên cá được khai thác gần như toàn diện các tầng của nước (xem
phụ lục 7).
1.5.2. Sản lượng khai thác
Theo Bộ Nông lâm huyện ChamPhone cho thấy sản lượng khai thác cá ở hồ
Suoiy theo mỗi năm trong giai đoạn 2014 - 2016 được thể hiện qua bảng 1.1.
Bảng 1.1 Sản lượng khai thác theo mùa mỗi năm của các ngư cụ giai đoạn năm
2014 - 2016
Sản lượng khai thác (kg/mùa)
Mùa khô
Mùa mưa
Kg/Năm
2014
7.920
6.950
14.870

2015
7.032
6.613
13.645
2016
6.460
6.055
12.515
Sự biến động sản lượng khai thác giữa 3 năm cho biết rằng giữa hai mùa là do
vào mùa khô, mực nước hồ giảm mạnh, diện tích đạt diện tích mặt nước hữu hiệu
cho hoạt động khai thác thủy sản trên hồ là 2.380 ha. Tạo điều kiện thuận lợi cho
ngư dân dễ dàng khai thác vào mùa khô. Trong mùa mưa, lượng nước đầu nguồn đổ
về nhiều nên diện tích nước tự nhiên tăng lên, cũng là mùa sinh sản của cá nước
ngọt, do đó việc khai thác khơng được thuận lợi như mùa khô [1].
1.5.3. Biến động về ngư dân và sản lượng khai thác thủy sản
- Năm 2014 sản lượng khai thác là 14.870 kg, số ngư dân 30 người.
- Năm 2015 sản lượng khai thác là 13.645 kg, số ngư dân 30 người.
- Năm 2016 sản lượng khai thác là 12.515 kg, số ngư dân 28 người.
Từ năm 2014 đến 2016 khi số ngư dân không thay đổi sản lượng khai thác có
dấu hiệu giảm nhẹ, khi so sánh mỗi năm và số ngư dân cho biết rằng ngày càng


11
giảm, điều này chứng tỏ nguồn lợi thủy sản đã giảm sút do khai thác quá mức đang
diễn ra trên hồ và cho thấy tình trạng tự phát do thiếu quy hoạch trong quản lí hoạt
động khai thác nguồn lợi thủy sản trên hồ [1].


12
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1.1. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ tháng 2/2019 - 7/2019, bao gồm thời gian: nghiên cứu
tài liệu, thu mẫu 4 đợt vào mùa khô và mùa mưa của năm 2019, mùa khô 2 đợt
(2/2019 và 3/2019) và mùa mưa 2 đợt (6/2019 và 7/2019) được thể hiện qua bảng
2.1 phân tích mẫu cá, xây dựng cơ sở dữ liệu và viết bài báo cáo.
Bảng 2.1. Thời gian, địa điểm thu mẫu
Đợt

Thời gian

Số ngày

Mùa

Địa điểm

1

2/2019

3

Mùa khô

Hồ Suoiy

2

3/2019


3

Mùa khô

Hồ Suoiy

3

6/2019

3

Mùa mưa

Hồ Suoiy

3

Mùa mưa

Hồ Suoiy

4
7/2019
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

Thu mẫu cá và mẫu nước xung quanh 4 điểm trong bến cá hồ bao gồm: bến cá
làng Phonthong KVNC 1, bến cá làng Donyeng KVNC 2, bến cá làng Lamphan
KVNC 3 và bến cá làng Sakhun KVNC 4.

Mỗi vị trí thả lưới cách nhau khoảng 2 km, đi thu mẫu 12 lần/1 KVNC thu
mẫu trong mùa khô và mùa mưa.
Địa điểm thu mẫu cá, mẫu nước và điều tra phỏng vấn ở hồ Suoiy tại huyện
Champhone tỉnh Savannakhet được thể hiện qua bảng 2.2.
Phân tích mẫu cá tại Phịng thí nghiệm Động vật - Khoa Sinh học - Trường
Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
Bảng 2.2. Địa điểm thu mẫu ở hồ Suoiy
STT

Vị trí trên
bản đồ

Tọa độ địa lí

Địa chỉ

1

1

16°31'35.04"N
105°11'13.57"E

Bến cá làng Phonthong KVNC 1

2

2

16°31'25.42"N

105°12'02.78"E

Bến cá làng Donyeng KVNC 2


13
3

3

4

4

16°31'49.14"N
105°12'51.43"E
16°33'02.82"N
105°12'00.92"E

Bến cá làng Lamphan KVNC 3
Bến cá làng Sakhun KVNC 4

Hình 2.1. Bản đồ hồ Suoiy và địa điểm thu mẫu ở hồ Suoiy (Google Earth) [1].
Đề tài thu mẫu tại 4 địa điểm trên vì đây là 4 khu vực có bến cá lớn, mọi thuyền
bè đều tập trung bn bán tại đây.
Địa điểm phân tích: Phịng thí nghiệm Động vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học
Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
2.1.3. Tư liệu nghiên cứu
Mẫu cá trưng bày ở Phịng thí nghiệm Động vật, Khoa Sinh học, Trường Đại
học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

Nhật kí thực địa, phiếu điều tra, phỏng vấn, các biểu mẫu, hồ sơ cá, phim, hình
chụp ngồi thực địa và trong phịng thí nghiệm; hình chụp,… lồi cá và các tài liệu
khác có liên quan đến đề tài.


×