Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Ảnh hưởng của tôn giáo trong nền văn minh ai cập, lưỡng hà cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.34 KB, 13 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHĨM
MƠN

LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
Đề bài:
Ảnh hưởng của Tôn giáo trong nền văn minh Ai Cập,
Lưỡng Hà cổ đại

LỚP

:

NHÓM

:

Hà Nội - 202
1
1


BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ
KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHĨM
Nhóm số:

Lớp:

Tổng số thành viên của nhóm:


Có mặt: 10a
Vắng mặt:

Có lý do:

Khơng có lý do:

Đề tài nghiên cứu:
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập
nhóm mơn: Lịch sử văn minh thế giới
Kết quả như sau:
Stt

MSSV

HỌ VÀ TÊN

Đánh giá
Sinh
đánh giá của giáo
của sinh
viên ký
viên
viên
tên
A
B C
Điểm Điểm
số
chữ


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
NHÓM TRƯỞNG
Kết quả điểm bài viết: ............................

2
2


Giáo viên chấm thứ nhất: ………………
Giáo viên chấm thứ hai: .……………….
Kết quả điểm thuyết trình :…………….
- Giáo viên cho thuyết trình: …………….

Điểm kết luận cuối cùng: ………………
- Giáo viên đánh giá cuối cùng: …………

MỤC LỤC

3

3


MỞ ĐẦU
Trải qua bề dày của lịch sử, có thể nói, nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà là
một trong những nền văn minh cổ xưa, là nơi bắt nguồn cho những nền văn
minh khác trên thế giới. Với một giai đoạn lịch sử lâu dài văn minh Ai Cập và
văn minh Lưỡng Hà đã phát triển và đạt được những thành tựu vô cùng rực rỡ
trên tất cả các lĩnh vực như: chữ viết, văn học, tư tưởng tôn giáo… và đặc biệt là
sự phát triển rực rỡ của lĩnh vực tôn giáo, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các
lĩnh vực khác trong đời sống xã hội. Để tìm hiểu sâu hơn về sự ảnh hưởng này,
đặc biệt trên lĩnh vực chính trị, nghệ thuật kiến trúc, chữ viết, văn học, y học,
thiên văn học, xã hội, chúng em xin lựa chọn đề bài: “Ảnh hưởng của Tôn giáo
tỏng nền văn minh Ai cập, Lưỡng Hà cổ đại” làm bài tập nhóm.
NỘI DUNG
I.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NỀN VĂN MINH AI CẬP, LƯỠNG HÀ
CỔ ĐẠI

1. Ai Cập cổ đại

Ai Cập là vùng đồng bằng dài và hẹp, ở vùng đông bắc châu Phi, nằm dọc
theo vùng hạ lưu của lưu vực sông Nin. Sông Nin, bắt nguồn từ vùng xích đạo
châu Phi, là một trong những con sơng lớn nhất trên thế. Hàng năm từ tháng 6
đến tháng 11, nước sông Nin dâng cao đem theo một lượng phù sa rất phong
phú, bồi đắp cho vùng đồng bằng hai bên bờ ngày càng thêm màu mỡ. Mặt
khác, sông Nin cung cấp nguồn thực phẩm thuỷ sản dồi dào cho cư dân. Bên
cạnh đó, con sơng này là một trong những con đường giao thông quan trọng nhất
của vùng này. Do đó, nền kinh tế ở đây sớm phát triển. Nông nghiệp, ngư

nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đều phát triển từ rất sớm, tạo điều kiện
cho Ai Cập có thể bước vào xã hội văn minh sớm nhất thế giới. Nhờ có đất đai
màu mỡ, các loại hình thực vật như đại mạch, tiểu mạch, sen, cây papyrus... sinh
sôi nảy nở quanh năm. Bên cạnh đó, Ai Cập cịn có rất nhiều loại đá quý như đá
4
4


vôi, đá badan, đá hoa cương, đá mã não...; kim loại thì có đồng, vàng, cịn sắt thì
phải đưa từ bên ngoài vào.
2. Lưỡng Hà cổ đại

Giữa khu vực Tây Á có 2 con sơng lớn – Sơng Tigrơ và sông Ơphơrát – bắt
nguồn từ miền rừng núi Ácmêni chảy xi bên nhau, rồi cùng đổ ra vịnh
Pécxích (Vịnh Ba Tư). Vùng bình ngun nằm giữa 2 sơng đó – ở hạ và trung
lưu – thường được gọi là Mêdôpôtami (Mésopotamie) “miền đất giữa hai con
sông” (hay Lưỡng Hà). Giống như Sông Nin ở Ai Cập, hai sông Tigrơ và
Ơphơrát có vai trị rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của các
quốc gia ở khu vực Lưỡng Hà, tạo ra những con đường thương mại cầu nối giữa
vùng Hắc Hải – vịnh Ba Tư và giữa Địa Trung Hải với phương Đông, tạo nên
hành lang giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia Đơng – Tây. Khí hậu
Lưỡng Hà nóng và khơ. Lượng mưa hàng năm không đáng kể; do vậy nông
nghiệp chủ yếu được tiến hành trên những vùng đất đã được nước sông tưới tiêu
tự nhiên hay bằng sức lao động của con người.
II.

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA TƠN GIÁO ĐẾN NỀN VĂN
MINH AI CẬP, LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI

1. Trong lĩnh vực chính trị


Tơn giáo đã thần bí hóa vương quyền góp phần xác lập mơ hình qn chủ
chun chế. Paraong là vị người nắm giữ toàn bộ quyền lực tối cao của vương
quốc và ít nhất là trên lý thuyết sở hữu toàn bộ đất đai cùng tất cả các nguồn tài
ngun của nó. Dựa theo tín ngưỡng tơn giáo, thần mặt trời Ra là vị thần tối cao
nhất. Chính vì vậy, Pharaon, người trị vì, được coi là con của thần mặt trời Ra.
Với hình thức chính trị là qn chủ chuyên chế cổ đại, Pharaon cũng là người
được tôn thờ như con của thần. Vì vậy, Pharaon khơng chỉ nắm giữ vương quyền
mà thậm chícả thần quyền, chi phối mọi mặt của đời sống. Đứng đầu chính
quyền của nhà nước chỉ sau nhà vua là tể tướng, người đóng vai trò là đại diện
5
5


và quản lý toàn bộ đất đai, quốc khố, các cơng trình xây dựng hệ thống pháp
luật, và các tài liệu lưu trữ. Ở cấp độ khu vực, đất nước được chiathành 42 khu
vực hành chính gọi là các nome nằm dưới sự cai trị bởi một nomarch, những
người nằm dưới sự giám sát của tể tướng. Như vậy có thể thấy, hình thức chính
trị của Ai Cập được coi là một tiền đề để tiến đến hình thức quân chủ chuyên chế
trung ương tập quyền phong kiến, bởi nó tuy vậy, vẫn có những yếu tố như sử
dụng, và chiếm hữu nô lệ.
Người Lưỡng Hà tin rằng các vị vua và vương hậu của họ là hậu duệ từ
Thiên giới, nhưng không giống như người Ai Cập cổ đại, họ không bao giờ cho
rằng các vị vua của họ là các vị thần thực sự. [14] Hầu hết các vị vua tự xưng là
"vua của vũ trụ", hay "đại vương". Một tên gọi phổ biến khác là "người chăn
cừu", thể hiện các vị vua chăm nom thần dân của mình.
2.

Trong lĩnh vực văn học


Tơn giáo đã tạo nên dịng văn học tôn giáo Ai Cập cổ đại. Văn học cổ đại Ai
Cập, cũng như mọi nền văn học khác, gắn liền với đời sống xã hội và với hệ tư
tưởng của xã hội đó. Và bởi vì ở Ai Cập cổ đại, tơn giáo là hình thức tư tưởng
chủ đạo, nên khơng có gì lạ rằng văn học Ai Cập chịu ảnh hưởng chủ yếu của
tôn giáo, và nhiều tác phẩm của nền văn học này đã thấm nhuần thế giới quan
tơn giáo, biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên khơng nên từ đó
mà cho rằng văn học Ai Cập chỉ là những văn bản tôn giáo hay thần thoại.
Ngược lại, nó rất phong phú đa dạng về thể loại. Ai Cập cổ đại có một kho tàng
văn học khá phong phú và đa dạng, gồm có thơ ca trữ tình, tục ngữ, truyện thần
thoại... Những tác phẩm tiêu biểu là: “Nói Thật và Nói Láo”, “Sống sót sau vụ
đắm thuyền”, “Lời kể của Ipuxe”, “Nói chuyện với linh hồn của mình” ... Các
câu chuyện đều có ý nghĩa tích cực, mang tính chất răn đe, giáo huấn, dạy con
người phải sống sao cho tốt đẹp, đúng đạo lý và khuyến khích tinh thần vươn lên

6
6


của con người trong xã hội. Các tác phẩm còn phản ánh những biến động lớn
trong xã hội thời đó.
Ở Lưỡng Hà cổ đại dòng văn học sử thi ra đời từ thời Sumer, đến thời
Babylon chiếm một vị trí rất quan trọng. Nó chịu ảnh hưởng của tơn giáo rất
mạnh. Chủ đề là thường ca ngợi các vị thần. Thuộc về loại này, có các truyện
như “Khai thiên lập địa”, “Nạn hồng thủy” … Có thể nói văn học Lưỡng Hà cổ
đại đã đạt được những thành tựu đáng kể, có ảnh hưởng lớn với khu vực Tây Á.
Những truyện Khai thiên lập địa sáng tạo ra loài người, hay “Nạn hồng thủy” …
trong kinh thánh đều bắt nguồn từ nền văn học Lưỡng Hà.
3.

Trong lĩnh vực nghệ thuật kiến trúc


Tôn giáo đã ảnh hưởng tới kiến trúc và số lượng những cơng trình xây dựng
vì mục đích tơn giáo. Người Ai Cập cổ đại thường quan niệm rằng nếu xác chết
được đặt trong kim tự tháp, linh hồn sẽ được bất tử. Nhưng chỉ có các pharaoh
và hồng hậu mới có vinh dự được nằm trong kim tự tháp. Người dân tẩm ướp
xác chết, móc lấy não từ đầu mũi, lấy nội tạng ra ngoài, cho vào nhiều hũ bằng
gỗ hoặc vàng và tắm rửa sạch sẽ cho xác. Rồi họ bôi dầu thơm và sáp vào xác
pharaoh. Sau đó, người ta sẽ bọc xác bằng nhiều lớp vải lanh, rồi cho vào nhiều
lớp quan tài bằng gỗ hoặc vàng và lắp mặt nạ của họ vào đầu quan tài để trông
giống như người thật. Khi chôn cất, người ta còn mang theo châu báu, hương
hoa và đặt bẫy để những linh hồn xấu không quấy rầy vị pharaoh của họ. Kim tự
tháp được xây dựng trước khi các pharaoh chết và vào mùa hè, đó là khi nước
sông Nile dâng lên. Sau khi xây xong bằng các hòn đá tảng, kim tự tháp như một
cầu thang khổng lồ. Việc thờ cúng là một nghi lễ ở Ai Cập cổ. Sau khi chôn cất,
người dân mang đồ lễ, hương hoa, đèn, lương thực... đến đền thờ các vị thần và
đền thờ pharaoh để cầu phước cho mình được bất tử ở thế giới bên kia. Bằng
bàn tay và khối óc của mình, họ đã để lại cho văn minh nhân loại những cơng
trình kiến trúc vơ giá. Trải qua gần 5000 năm, các Kim tự tháp vẫn đứng sừng
7
7


sững trên sa mạc bất chấp thời gian và mưa nắng. Tượng và phù điêu của Ai Cập
cổ cũng là những thành tựu rất đáng chú ý. Các Pharaông thường sai các nghệ
nhân tạc tượng của mình và những người trong vương thất. Tượng thường được
tạc trên đá, gỗ hoặc được đúc bằng đồng. Bức tượng đẹp nhất là tượng nữ hồng
Nêfectiti. Cịn độc đáo nhất là tượng Nhân sư, những bức tượng mình sư tử đầu
người hoặc dê. Những tượng này thường được đặt trứơc cổng đền miếu nhằm
mục đích canh và giữ gìn sự bình n.


Hình ảnh Kim tự tháp Ai Cập cổ (Ảnh: Wikipedia)
Nghiên cứu về kiến trúc Lưỡng Hà cổ đại dựa trên các bằng chứng khảo cổ
học có sẵn, hình ảnh của các tịa nhà thể hiện trên cổ vật và các văn bản về việc
xây dựng. Văn học học thuật thường tập trung vào các đền thờ, cung điện, tường
thành và cổng, và các tịa nhà hồnh tráng khác, nhưng đơi khi người ta cũng tìm
thấy các tác phẩm nói về kiến trúc dân dụng. Khảo sát bề mặt khảo cổ cũng cho
phép nghiên cứu hình thái đơ thị ở các thành phố Lưỡng Hà thời đầu.

8
8


Hình ảnh Một đề xuất phục dựng hình ảnh của ziggurat Sumer (Ảnh: Wikipedia)
4. Trong lĩnh vực lĩnh vực khoa học tự nhiên: y học, thiên văn học
4.1 Thiên văn học
Từ rất sớm với những dụng cụ thô sơ như sợi dây, mảnh ván… các nhà thiên
văn học Ai Cập cổ đại thường ngồi trên nóc đền, miếu để quan sát bầu trời.
Quan niệm của người Ai Cập về vũ trụ gắn liền với đa thần giáo. Trung tâm của
thế giới là thần Geb, vị thần tượng trưng cho Trái Đất, người chị đồng thời là vợ
của Geb – thần Nut chính là bầu trời. Nut sinh ra thần Ra – thần Mặt Trời và các
vì sao cịn Ra sinh ra Thoth – thần Mặt Trăng. Do Nut cứ sáng ra lại nuốt hết các
vì tinh tú rồi đến đêm mới thả ra nên thần Shu, cha của bà, đã nâng bầu trời lên
khỏi mặt đất. Thần Ra ban ngày bơi trên sông Nile ở thượng giới, chiếu sáng
mặt đất cịn ban đêm lại du hành dưới sơng Nile chốn âm phủ và chiến đấu với
những thế lực đen tối để rồi sáng hơm sau lại xuất hiện phía chân trời. Trong
những nghiên cứu của Robert Bauval, ông nhận thấy rằng đường thơng hơi phía
Nam phịng Vua được xếp thẳng với sao Orion sao của thần Osiris. Đường thông
hơi từ phịng Hồng Hậu lại xếp thẳng với sao Sirius ngơi sao của thần Isis
(Osiris và Isis là anh em ruột và cũng là vợ chồng). Nữ thần Isis đại diện cho sao
Sirius, một ngôi sao rất quan trọng đối với người Ai Cập cổ.


9
9


Hình ảnh Biểu đồ từ lăng mộ của Senemut, triều đại thứ 18 cổ (Ảnh: Wikipedia)
4.2 Y học
Người Ai Cập tin rằng ở thế giới bên kia, các vị thần chờ những người đã mất
ở đó để đón lên thiên đàng hoặc đày xuống địa ngục. Khi qua thiên đường, phải
gặp thần Anubis, Anubis dẫn người chết đi đến chiếc cân trái tim, để cân xem
người đó ác hay tốt. Nếu anh ta nói dối, chứng tỏ anh ta là người xấu, sẽ
bị Ammit, con quái vật hình cá sấu ăn trái tim và bị đày đi địa ngục. Còn nếu trả
lời đúng, anh ta sẽ được tiếp đón hậu hĩnh bởi thần Osiris, thần âm phủ. Những
vị thần được tôn thờ với các nghi lễ và cầu nguyện, trong các ngơi đền địa
phương và đền thờ gia đình cũng như trong ngơi đền chính thức quản lý bởi các
giáo sĩ. Các vị thần khác nhau đã được nổi bật ở giai đoạn khác nhau của lịch sử
Ai Cập, và các huyền thoại liên quan đến họ thay đổi theo thời gian, do đó, Ai
Cập chưa bao giờ có một hệ thống thứ bậc các vị thần chặt chẽ hay một thần
thoại thống nhất. Dù vậy, trong tôn giáo Ai Cập có nhiều niềm tin bao quát.
Trong số đó có sự tôn thờ của pharaon - đã giúp thống nhất quốc gia về mặt
chính trị, và niềm tin phức tạp về một thế giới bên kia, mà đã dẫn đến việc gia
tăng tục chôn cất công phu của người Ai Cập. Người Ai Cập có những hiểu biết
rất rõ về cấu tạo của cơ thể người do tục ướp xác xuất hiện từ rất sớm. Nhờ đó, y
học có cơ hội phát triển mạnh.

10
10


Hình ảnh Ướp xác, một phong tục mai táng phức tạp của người Ai Cập cổ (Ảnh:

Wikipedia)
5. Trong những lĩnh vực khác: xã hội, chữ viết, …
5.1 Chữ viết
Chữ tượng hình đóng vai trị quan trọng trong việc thi hành nhiều cơng việc
của hồng gia, được các Pharaoh Ai Cập đầy quyền uy và những người ghi chép
(scribe) dùng để ghi lại những thành tựu trong triều đại của họ. Ngày nay, hàng
triệu chữ tượng hình cịn lưu lại trong các văn bản thiêng liêng, quan tài đá, lăng
mộ, và tượng đài là minh chứng cho một thời đại hoàng kim đã qua ở Ai Cập.
Chữ viết Ai Cập ra đời khi xã hội hình thành giai cấp. Đó là chữ tượng hình. Đối
với các khái niệm phức tạp và trừu tượng, người ta dùng phương pháp mượn ý.
Tuy nhiên, hai phương pháp này chưa đủ để ghi mọi khái niệm của cuộc sống
nên dần dần xuất hiện những hình vẽ biểu hiện âm tiết.
5.2 Xã hội
Người Ai Cập yêu thích tất cả các lồi động vật. Trong số đó, mèo là lồi
động vật thiêng liêng nhất, đóng vai trị quan trọng trong đời sống tâm linh của
người dân nơi đây trong suốt một thời gian dài. Sở dĩ như vậy là vì vị thần bảo
hộ Bastet mà người dân Ai Cập tơn thờ có hình dạng của một con mèo. Với
người Ai Cập, đôi mắt sáng của mèo trong đêm cũng giống như ánh trăng trong
đêm mù âm u. Và nếu như có hỏa hoạn xảy ra trong nhà thì mèo sẽ là đối tượng
ưu tiên hàng đầu được cứu. Khi một con mèo chết, mọi thành viên trong gia
11
11


đình sẽ để tang bằng cách cạo lơng mày của mình. Họ làm như vậy nhằm thể
hiện nỗi buồn đau khi con vật linh thiêng qua đời. Nếu ai đó giết chết một con
mèo, dù chỉ là vô ý, người đó cũng sẽ phải đối mặt với sự giận dữ của đám đơng
dân chúng Ai Cập. Theo đó, người này sẽ bị trừng phạt bằng cách bị ném xuống
một hố đầy rắn độc. Người Ai Cập cổ đại còn ướp xác và chôn cất mèo chết tại
một nghĩa trang dành cho loài mèo cùng với xác ướp của những con chuột.


Hình ảnh Mèo Ai Cập được khắc họa trong bức tranh cổ
KẾT LUẬN
Qua phần tìm hiểu nói trên, cho tha thấy được rằng Tơn giáo đã có sự ảnh
hưởng khơng hề nhỏ tới văn hóa – xã hội – chính trị Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại,
một trong những nền văn hoá cổ nhất và phát triển rực rỡ nhất của thế giới cổ
đại. Tơn giáo đã góp phần giúp Người dân Ai Cập đạt được những thành tựu vô
cùng to lớn trên các lĩnh vực của đời sống, bao gồm: chữ viết, chính trị, xã hội,
văn học, y học, nghệ thuật kiến trúc, … Những thành tựu đó có vai trò quan
trọng trong việc mở đường cho nền văn minh nhân loại. Cho đến nay, những
thành tựu văn hoá ấy vẫn làm cho chúng ta thán phục và ngạc nhiên trước sức
sáng tạo kì diệu của nhân dân Ai Cập, Lưỡng Hà thời cổ đại.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình Lịch sử văn minh thế giới, Đại học Luật Hà Nội;
12
12


2.

Phạm Thị Chính, Lịch sử mỹ thuật thế giới, NXB Đại học sư phạm, 2012;

3.

/>
4.

%C4%91%E1%BA%A1i;

/>
5.
6.

%A1p;
/> />
7.

9119/;
/>
8.

%C4%91%E1%BA%A1i;
/>
9.

%C4%91%E1%BA%A1i;;
/>
13
13



×