Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Phân tích đầu tư chứng khoán (Bài 1) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.91 KB, 6 trang )

Phân tích đầu tư chứng khoán (Bài 1)


Khi nói tới chứng khoán thi ai cũng liên tưởng tới 1 canh bạc lớn nhiều người
tham gia, thành công có, thất bại có, kiếm chác tí đỉnh có...
Vậy là 1 nhà đầu tư chứng khoán thứ cấp hay xa hơn đầu tư chiến lược, ta cần phải
biết những thông số gì, phân tích ra sao để có thể lựa chọn 1 mục tiêu chiến lược
đúng đắn nhất, trong 1 thời điểm nền kinh tế đi từ khủng hoảng tài chính tới khủng
hoản kinh tế thực rồi càng tiếp diễn.
Tôi xin trình bày phương pháp phân tích thị trường chứng khoán theo trường
phái phân tích kỹ thuật:
Cơ sở của phân tích kỹ thuật là lý thuyết Dow. Bản thân Charler H. Dow, cha đẻ
của lý thuyết Dow lúc khởi đầu không coi lý thuyết của mình là công cụ để dự báo
thị trường cổ phiếu hoặc là công cụ hướng dẫn cho các nhà đầu tư, mà chỉ xem xét
chúng như là một hàn thử biểu về xu thế chung của thị trường. William
P.Hamilton, người kế nghiệp, đã biên soạn lại thành lý thuyết Dow hiện đại ngày
nay. Thuật ngữ xu thế chung của thị trường được hiểu là chỉ số giá trung bình của
một số cổ phiếu đại diện.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT-LÝ THUYẾT DOW
Lý thuyết Dow đưa ra các tiền đề cơ bản sau:
a. Chỉ số trung bình phản ánh tất cả các hành vi của thị trường. Nó phản ánh toàn
bộ hoạt động thị trường gộp lại của tất cả các nhà đầu tư, nó bao gồm những người
có cái nhìn sâu sắc và có thông tin tốt nhất về xu thế và các sự kiện, nó trung bình
hoá lại tất cả các biến động từng ngày, tất cả những cái gì diễn ra và các điều kiện
tác động lên cung và cầu các cổ phiếu, kể cả những quyết định đầu tư bất ngờ
không dự đoán được cũng được phản ánh vào chỉ số trung bình.
b. Ba xu thế thị trường
Xu thế dài hạn của giá các cổ phiếu được gọi là xu thế cấp một. Xu thế này biểu
thị sự đi lên, đi xuống kéo dài trong một hoặc vài năm và kết quả là có sự tăng
hoặc giảm giá 20%. Trên đường diễn biến xu thế cấp một xuất hiện các giai đoạn
bị ngắt quãng bởi xu thế cấp hai đi ngược với xu thế cấp một, nó là các phản ứng


hoặc các điều chỉnh khi xu thế cấp một tăng hoặc giảm quá mức trong một gai
đoạn nào đó. Xu thế cấp hai lại bao gồm các xu thế cấp ba, thường là các biến
động ngày này qua ngày khác, là xu thế không có vai trò quan trọng đối với thị
trường.
c. Xu thế cấp một
Đó là xu thế chung về sự đi lên hoặc đi xuống kéo dài trong một hoặc thậm chí vài
năm. Mỗi đợt giá tăng mới lại đạt mức cao hơn đợt giá tăng lần trước và cứ mỗi
đợt phản ứng giá reaction, xu hướng giảm giá vẫn ở mức cao hơn đợt phản ứng giá
lần trước, nhưng xu thế cấp một vẫn là xu thế tăng giá. Xu thế cấp một này được
gọi là thị trường con bò tót. Ngược lại, mỗi đợt mới giá giảm lại đạt mức thấp hơn
đợt giá giảm lần trước và mỗi đợt tăng giá tiếp theo không đủ sức đưa mức giá trở
về mức tăng giá đợt trước thì xu thế cấp một là xu thế giảm giá. Xu thế cấp một
này được gọi là thị trường con gấu.
d. Xu thế cấp hai
Đó là các phản ứng làm ngắt quãng quá trình tăng hoặc giảm của xu thế cấp một.
Chúng là các đợt giảm hoặc điều chỉnh trung gian xảy ra trên thị trường con bò tót
hoặc các đợt tăng giá phản nghịch hoặc hồi phục trung gian trên thị trường con
gấu. Thường thì xu thế này kéo dài từ ba tuần đến vài tháng. Chúng thường đảo
chiều giá trị khoảng 1/3 đến 2/3 đối với các đợt tăng giảm lần trước trong quá trình
diễn biến của xu thế cấp một. Trong thị trường con bò tót giá tính theo chỉ số bình
quân ngành công nghiệp có thể tăng đều đặn, có sự ngắt quãng nhỏ, với việc tăng
giá khoảng 30% so với đợt điều chỉnh của xu thế cấp hai lần trước. Sự điều chỉnh
này có thể đưa đến kết quả giảm giá 10 điểm đến 20 điểm trước khi đợt tăng giá
trung gian mới của thị trường con bò tót lại bắt đầu.
Như vậy, chúng ta có hai tiêu chuẩn để nhận biết xu thế cấp hai. Bất kỳ sự diễn
biến giá cả đi ngược lại với xu thế cấp một và kéo dài trong ba tuần và đưa đến
giảm giá trên 1/3 của đợt giảm giá lần trước trong xu thế cấp một được coi là xu
thế cấp hai.
e. Xu thế cấp ba
Đó là các biến động nhỏ thường thì trong 6 ngày, ít khi kéo dài trên 3 tuần và đối

với các nhà lý thuyết Dow thì chúng không có tầm quan trọng. Thường thì trong
các đợt trung gian, trong xu thế cấp hai hoặc giữa hai xu thế cấp hai có khoảng 3
đợt sóng nhỏ có thể phân biệt được. Xu thế cấp ba chỉ là một trong ba xu thế và
chúng dễ bị thao túng.
f. Thị trường con bò tót
Xu thế cấp một tăng giá được chia thành ba giai đoạn ba đợt.
Giai đoạn một là giai đoạn tích tụ, trong thời gian này người đầu tư có tầm nhìn sẽ
cảm nhận được rằng tình hình thị trường tuy đang bị đè nén và bi quan nhưng sẽ
đảo chiều, và họ sẵn sàng mua tất cả các cổ phiếu được chào bán bởi các nhà đầu
tư đang có tâm lý bi quan. Họ sẽ tăng giá chào mua từ từ một khi khối lượng cổ
phiếu chào bán giảm. Các báo cáo tài chính vẫn phản ánh tình hình tồi tệ của thị
trường trong giai đoạn này. Hoạt động thị trường ở mức trung bình nhưng bắt đầu
các đợt tăng giá đợt tăng giá nhỏ.
Giai đoạn hai là giai đoạn tăng giá mạnh và hoạt động thị trường cũng tăng lên do
có các thông tin tốt lành về tình hình kinh doanh và do có xu thế tăng thu nhập
trên một cổ phiếu của công ty, gây nên sự chú ý của công chúng. Chính là trong
giai đoạn này các nhà phân tích kỹ thuật thu hoạch được lợi nhuận cao nhất.
Giai đoạn ba là khi thị trường cháy bỏng và công chúng lao vào sàn giao dịch. Tất
cả các tin tức tài chính đều tốt đẹp, giá tăng đột biến và các tin tức giá cả được đưa
lên trang đầu của báo chí. Số cổ phiếu các đợt phát hành mới được đưa ra hàng
loạt. Đến giai đoạn này người ta nghĩ rằng thị trường đã tăng trong hai năm và đã
đến lúc phải đặt lại câu hỏi: có nên bán cổ phiếu đi không? ở giai đoạn sôi động
này khối lượng giao dịch vẫn tăng, giá các cổ phiếu ít giá trị trước đây tăng đột
ngột, nhưng giá các cổ phiếu độ tín nhiệm cao lại không tăng nữa.
g. Thị trường con gấu
Xu thế cấp một giảm giá này được chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn một gọi là
giai đoạn phân phối nó bắt đầu từ giai đoạn ba của thị trường con bò tót trước đó.
ở giai đoạn này người đầu tư có tầm nhìn cảm nhận được rằng lợi nhuận đã đạt
mức đặc biệt cao và bắt đầu bán cổ phiếu mình nắm giữ. Khối lượng giao dịch vẫn
cao nhưng có xu hướng giảm trong đợt tăng giá, công chúng vẫn sôi động nhưng

đã bắt đầu có dấu hiệu chập chờn vì hy vọng về lợi nhuận bắt đầu tắt dần.
Giai đoạn hai là giai đoạn hoảng loạn
Số người mua giảm đi đáng kể, còn những người bán thì mất bình tĩnh. Xu hướng
giảm giá gia tăng đột ngột, trong khi khối lượng giao dịch tăng không bình
thường.
Sau giai đoạn hoảng loạn là một giai đoạn tương đối lâu của xu thế cấp hai hồi
phục hoặc củng cố, và sau đó là đến giai đoạn ba.
Giai đoạn ba đặc trưng bởi việc bán bắt buộc của những người nắm giữ cổ phiếu
trong giai đoạn hoảng loạn, hoặc đã mua trong giai đoạn hoảng loạn vì giá cổ
phiếu lúc đó có vẻ là rẻ so với mấy tháng trước đó. Các tin tức về tình hình kinh
doanh bắt đầu xấu đi. Ở giai đoạn ba này việc giảm giá cổ phiếu không đột ngột
như ở giai đoạn hoảng loạn, nhưng vì còn có những người phải bán bắt buộc vì họ
cần tiền cho các nhu cầu khác. Các cổ phiếu có độ tín nhiệm cao giảm giá từ tốn
hơn, và trong giai đoạn cuối này thị trường con gấu tập trung sự chú ý vào các cổ
phiếu này.
Thị trường con gấu kết thúc khi mọi khả năng về các tin tức xấu đã được đón nhận
hết, và thị trường kết thúc trước khi các tin tức xấu chấm dứt.
Cần chú ý rằng thị trường con bò tót lần sau không giống hoàn toàn thị trường con
bò tót lần trước, cũng vậy đối với các thị trường con gấu, vì chúng có thể không
qua tất cả các giai đoạn nêu trên.

×