Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tài liệu CHƯƠNG VII: CHO THUÊ TÀI CHÍNH ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.63 KB, 7 trang )

CHƯƠNG VII: CHO THUÊ TÀI CHÍNH
• Mục tiêu: Chương này sẽ nghiên cứu nghiệp vụ cho thuê tàI chính bao gồm quy trình thực hiện
nghiệp vụ cho thuê và những nội dung phân tích đặc thù trong cho thuê tàI chính đối với khách hàng.
• Nội dung:
7.1. CHO THUÊ TÀI CHÍNH
7.1.1. Nguồn gốc ra đời và sự phát triển của các công ty cho thuê
Hoạt động cho thuê ra đời khá sớm, 2000 năm trước công nguyên ở Sumerians đối với dụng cụ nông
nghiệp và công cụ cầm tay. Cho thuê đất nông nghiệp xuât hiện trong nền văn minh Babylonia khoản 1800
năm TCN và ở Hy Lạp 370 năm TCN, sau đó tài snả cho thuê được mở rông ra nhiều loại khác như các thiết
bị, máy móc, tàu thuyền và súc vật. Đến thế kỷ 19, đã phát triển các loại tài sản cho thuê có giá trị lớn như
toa xe, đường ray, đầu máy xe lửa ở Anh năm 1884 và ở Hoa Kỳ cuối thế kỷ 19.
Mặc dù phát triển khá sớm nhưng hoạt động cho thuê chỉ trở thành ngành kinh doanh thật sự vào
giữa thế kỷ 20. công ty chuyên hoạt động cho thuê đầu tiên được thành lập vào 5/1952 ở Mỹ là Công ty cho
thuê Hoa Kỳ. Từ đó hoạt động cho thuê phát triển rộng rãi ở Mỹ và Châu Âu. Ơớ Châu Aù, Nhật là quốc gia
có ngành kinh doanh cho thuê ra đời sớm nhất, công ty cho thuê đầu tiên của Nhật là công ty Orient thành
lập 1963. Đầu những năm 70, hoạt động cho thuê mới xuất hiện ở Hàn Quốc, ấn Độ, Indonesia và đến đầu
những năm 80, hoạt động cho thuê mới phát triển hầu hết ở các nước Châu á.
ở Việt Nam, hoạt động cho thuê phát triển khá muộn, ngân hàng đầu tiên trong lĩnh vực này là ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam (thành lập công ty cho thuê năm 1994). Hiện nay, cả nước có 9 công ty cho
thuê tài chính bao gồm các công ty cho thuê trực thuộc các ngân hàng thương mại, công ty cho thuê liên
doanh, và công ty cho thuê 100% vốn nước ngoài.
Theo luật TCTD Việt Nam, cho thuê tài chính là chức năng của các công ty cho thuê tài chính, đây
là định chế tài chính phi ngân hàng.
7.1.2. Định nghĩa cho thuê
7.1.2.1. Định nghĩa cho thuê
Cho thuê (leasing) là một giao dịch hợp đồng giữa 2 chủ thể - bên chủ sở hữu tài snả và bên sử dụng tài
sản, trong đó, bên chủ sở hữu tài snả - bên cho thuê chuyển giao tài sản cho bên đi thuê sử dụng trong một
khoản thời gian nhất định và bên sử dụng tài sản phải thanh toán tiền thuê cho bên chủ sở hữu tài sản.
Từ định nghĩa này cho thấy, cho thuê có đặc điểm:
- Là sự thoả thuận giữa bên cho thuê và bên đi thuê làm phát sinh sự tách rời giữa quyền sở hữu và
quyền sử dụng tài sản trong thời hạn thuê.


- Bên đi thuê có nghĩa vụ thanh toán tiền thuê cho bên chủ sở hữu trong thời hạn thuê theo mức thoả
thuận.
- Khi kết thúc hợp đồng thuê, bên đi thuê phải trả lại tài sản cho bên chủ sở hữu.
Cho thuê có 2 loại: Thuê vận hành (operating leases) và Thuê tài chính (financial leases).
Cho thuê vận hành là loại cho thuê ngắn hạn, bên thuê có thể huỷ bỏ hợp đồng, bên cho thuê chịu trách
nhiệm bảo trì, đóng bảo hiểm và thuế tài sản
Cho thuê tài chính hay còn gọi là cho thuê vốn (capital leases) là loại cho thuê dài hạn, bên thuê
không được huỷ bỏ hợp đồng, chịu trách nhiệm bảo trì, đóng bảo hiểm và thuế tài sản.
Theo quy định của Uỷ ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế, bất cứ một giao dịch cho thuê nào thoả mãn ít
nhất 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đều được gọi là cho thuê tài chính.
- Quyền sở hữu tài sản được chuyển giao khi chấm dứt hợp đồng thuê.
- Hợp đồng thuê có quy định quyền chọn mua
- Thời hạn hợp đồng bằng phần lớn thời gian hoạt động của tài sản
- Hiện giá của các khoản tiền thuê lớn hơn hoặc gần bằng giá trị của tài sản.
Đối với Việt Nam (theo nghị định 16/2001/NĐ-CP, ngày 2/5/2001):
Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc thiết bị,
pưhưong tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê và bên
thuê. Bên cho thuê cam kết mua theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho
thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê.
Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê
theo các điều kiện đã thoả thuận. Tổng số tiền thuê một loại tài sản ít nhất phải tương đương với giá trị của
tài sản đó.
7.1.2.2. Lợi ích của tài trợ cho thuê
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hạn hẹp về ngân quỹ có được cơ sở vật chất cần thiết để sử dụng.
- Thời hạn cho thuê thường dài hơn so với thời hạn cho vay để mua tài sản.
- Giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro về tính lạc hậu, lỗi thời của tài sản.
- Giao dịch cho thuê thường thực hiện nhanh chóng và linh hoạt hơn đi vay.
- Bên cho thuê luôn có quyền quản lý, kiểm soát tài sản theo điều khoản của hợp đồng thuê.
- Đối tượng tài trợ được thực hiện dưới dạng tài sản cụ thể gắn với mục đích kinh doanh của bên
thuê nên mục đích sử dụng vốn được đảm bảo.

7.1.3. Các loại cho thuê tài chính
7.1.3.1. Các loại cho thuê tài chính cơ bản
- Cho thuê tài chính hai bên: theo phương thức này, trước khi thực hiện nghiệp vụ cho thuê, tài sản
cho thuê đã thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê (bên cho thuê đã mua hoặc đã xây dựng). Phương thức tài
trợ này thường do các công ty sản xuất máy móc thiết bị thực hiện, các tổ chức tài chính ít áp dụng phương
thức này.
- Cho thuê ba bên: theo phương thức này, bên cho thuê chỉ mua tài sản theo yêu cầu của bên thuê và
đã được 2 bên thoả thuận theo hợp đồng thuê. Phương thức tài trợ này còn được gọi là phương thức cho
thuê tài chính thuần, đây là phương thức cho thuê áp dụng phổ biến nhất vì nó có nhiều ưu điểm hơn so với
phương thức cho vay 2 bên.
7.1.3.2. Các loại cho thuê tài chính đặc biệt
- Tái cho thuê: hay còn gọi là bán và thuê lại là một dạng đặc biệt của phương thức cho thuê có sự
tham gia của 2 bên. Trong kinh doanh, có nhiều doanh nghiệp thiếu vốn lưu động để khai thác nên họ đã
bán 1 phần TSCĐ hiện có và thuê lại tài sản để sử dụng. Ngoài ra, các định chế tài chính cũng áp dụng
phương thức tài trợ này như là một biện pháp giải quyết nợ quá hạn thay vì dùng biện pháp thanh lý nợ.
- Cho thuê hợp tác: là phương thức cho thuê đặc biệt, biến tướng từ 2 phương thức cho thuê cơ bản ở
trên nhằm để phân tán rủi ro khi các tài sản thuê có giá trị lớn. Đó là công ty cho thuê hợp tác với một hay
nhiều bên cho vay để cùng tài trợ. Trong trường hợp này, bên cho thuê là trái chủ trong quan hệ cho thuê,
còn bên cho vay là trái chủ của bên cho thuê. Vốn tài trợ bao gồm 2 phần, một phần bên cho thuê, một phần
bên cho vay. Đối với hợp đồng thuê có giá trị lớn, bên cho thuê và cho vay cùng uỷ thác cho một tổ chức tài
chính đứng ra đảm nhiệm toàn bộ công việc. Trong cho thuê hợp tác, vốn vay thường chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng số tiền tài trợ (từ 60% đến 80%), khoảng cho vay được đảm bảo bằng chính tài sản cho thuê và
cam kết chuyển nhượng hợp đồng cho thuê và các khoản tiền thuê.
- Cho thuê giáp lưng: là phương thức cho thuê mà trong đó, thông qua sự đồng ý của bên cho thuê,
bên đi thuê thứ nhất cho bên đi thuê thứ hai thuê lại tài sản đó, bên đi thuê thứ nhất thực chất là bên trung
gian giữa bên cho thuê và bên thuê thứ hai. Khoảng tiền thuê bên thứ hai trả cho bên thuê thứ nhất cao hơn
sơ với khoảng tiền thuê bên thứ nhất trả cho bên cho thuê, khoảng chênh lệch đó là hoa hồng trách nhiệm.
Ngoài ra cho thuê giáp lưng cũng áp dụng trong trường hợp bên thuê thứ nhất đã thuê tài sản và đã sử dụng
nhưng sau đó không có nhu cầu sử dụng thì cho bên khác thuê lại với sự đồng ý của bên cho thuê.
7.2. CÁC NỘI DUNG PHÂN TÍCH TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CHO THUÊ

Đây là hoạt động tài trợ trung và dài hạn nên một số vấn đề cơ bản về quy trình tài trợ và nội dung phân
tích cũng tương tự như cho vay trung dài hạn. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý đến một số yếu tố đặc thù của
hình thức tài trợ này như sau:
7.2.1. Phân tích các vấn đề liên quan đến tài sản cho thuê
- Trong hồ sơ đề nghị tài trợ, bên đi thuê cần phải mô tả chi tiết các thông số kỹ thuật liên quan đến tài
sản, giá tài sản, nhà cung cấp và cách thức chuyển giao tài sản của các bên liên quan.
- Bên cho thuê là người sở hữu tài sản cho thuê nên cần phải thẩm định kỹ các yếu tố nêu trên nhất là
trình độ của thiết bị và giá cả nhằm hạn chế rủi ro liên quan đến tài sản và thanh toán của bên thuê sau này.
7.2.2. Phân tích bảo đảm trong giao dịch cho thuê
Về nguyên tắc trong giao dịch cho thuê, không cần phải có tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, trong một số
trường hợp, bên cho thuê cũng có thể yêu cầu bên thuê phải có các biện pháp bảo đảm thích hợp.
7.2.3. Phân tích nhà cung cấp và điều kiện chuyển giao tài sản
- Nhà cung cấp do bên đi thuê lựa chọn nhung bên cho thuê cần phải thẩm định kỹ năng lực của nhà
cung cấp. Nếu xét thấy nhà cung cấp không đủ năng lực thực hiện hợp đồng thì bên cho yêu cầu bên đi thuê
thay đổi nhà cung cấp khác có điều kiện tốt hơn.
- Đối với những thiết bị phức tạp, bên thuê cần phải thẩm định kỹ về trách nhiệm lắp đặt, bàn giao tài
sản, đào tạo công nhân và chuyển giao công nghệ, bảo hành và bảo dưỡng. Đây là điều rất cần thiết nhằm sử
dụng tài sản một cách hiệu quả, tạo điều kiện thanh toán tiền thuê đúng hạn.
7.2.4. Phân tích cách thức giám sát việc sử dụng và quản lý tài sản
Việc sử dụng và quản lý tài sản đúng quy trình kỹ thuật là một trong những nội dung cơ bản được quy
định trong hợp đồng cho thuê. Để kiểm tra việc thực hiện các điều khoản theo hợp đồng, bên cho thuê phải
giám sát định kỳ, hay đột xuất. Nội dung giám sát bao gồm:
- Kiểm tra quy trình bảo dưỡng tài sản của bên thuê và việc đóng bảo hiểm tài sản
- Kiểm tra môi trường vận hành tài sản và tình trạng hoạt động của tài sản, xem xét mức độ hư hỏng tài
sản có nằm trong giới hạn cho phép không.
- Kiểm tra cường độ sử dụng tài sản (trong hợp đồng thuê thường có quy định hạn mức sử dụng tối đa,
và bên thuê sẽ bị phạt nếu vi phạm).
Ngoài việc giám sát việc sử dụng và quản lý tài sản, bên cho thuê còn giám sát hiệu quả sử dụng vốn,
việc thanh toán tiền thuê như trong cho vay để có biện pháp hạn chế rủi ro về tài sản và rủi ro tín dụng.
7.2.5. Phân tích các phương pháp xử lý tài sản khi chấm dứt hợp đồng cho thuê

Thông thường tài sản cho thuê có thể xử lý khi chấm dứt hợp đồng theo hướng:
- Bên đi thuê được chuyển giao quyền sở hữu tài sản thuê (thể hiện ở hợp đồng)
- Bên đi thuê mua lại tài sản thuê: bên đi thuê được quyền lựa mua hay không mua tài sản thể hiện ở
hợp đồng, giá bán được tính toán trên cơ sở hiện giá (bán theo vốn gốc còn lại phải thu hồi).
- Cho thuê tiếp: : bên đi thuê được quyền lựa thuê tiếp tài sản thể hiện ở hợp đồng, tiền thuê trong thời
hạn này thường thấp hơn so với tiền thuê trước đây.
- Bên thuê trả lại tài sản: trong trường hợp hợp đồng thuê không có điều khoản thoả thuận cách thức xử
lý tài sản, có quy định quyền chọn mua hay thuê tiếp nhưng bên thuê từ chối lựa chọn quyền này. Bên cho
thuê có quyền định đoạt tài sản như thu hồi hay uỷ quyền cho bên thuê bán tài sản.
7.2.6. Phân tích tổng số tiền tài trợ, thời hạn tài trợ, số tiền thuê
* Số tiền tài trợ: Trong giao dịch cho thuê không cần phải có vốn đối ứng, bên cho thuê sẽ cung cấp
100% vốn để mua tài sản. Vì vậy, số tiền tài trợ bao gồm:
- Chi phí mua tài sản
- Chi phí vận chuyển
- Chi phí lắp đặt, chạy thử
- Các chi phí khác để hình thành nguyên giá tài sản.
* Thời hạn tài trợ: Là khoảng thời gian kể từ khi bên thuê nhận tài sản để sử dụng cho đến khi chấm
dứt quyền thuê theo hợp đồng. Nếu thời điểm thanh toán tiền mua và nhận tài sản của bên thuê khác nhau
thì bên cho thuê sẽ lựa chọn một trong 2 cách xử lý sau:
- Nếu thời hạn thuê tính từ lúc nhận tài sản thì trong chi phí thuê phải cộng thêm chi phí mà bên cho
thuê ứng trước để mua.
- Hai bên có thể thoả thuận thời hạn thuê kể từ khi bên cho thuê ứng vốn thanh toán việc mua tài sản.
Đối với một số hợp đồng, thời hạn cho thuê được chia 2 loại:
- Thời hạn cho thuê cơ bản: là thời hạn thoả thuận ghi trong hợp đồng cho thuê tài chính lần đầu, thời
hạn này hai bên không được huỷ ngang.
- Thời hạn gia hạn: là thời hạn sau khi hết thời hạn cơ bản và 2 bên thoả thuận một thời hạn để thuê tiếp
tài sản mà không cần mua hoặc trả lại tài sản. Trong thời hạn này, hợp đồng thuê có thể huỷ ngang, số tiền
thuê thấp hơn thời hạn trước.

×