Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Bài tập lớn biển đảo việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.79 KB, 36 trang )

Phần 1:MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
- Vấn đề chủ quyền lãnh thổ quốc gia đang là vấn đề quan trọng của tất cả
các quốc gia trên thế giới.Các quốc gia trên thế giới dù quốc gia mang nền chính
trị XHCN,TBCN,hay chế độ qn chủng thì quốc gia nào cũng coi chủ quyền
lãnh thổ là thiêng liêng,là bất khả xâm phạm của quốc gia dân tộc mình.
- Đối với Việt Nam thì việc xây dưng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là nội
dung quan trọng trong bảo vệ Tổ quốc.chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng,là bất
khả xâm phạm của dân tộc Việt Namnhất là trong tình hình hiện nay,khi vấn đề
biển Đơng đang là tâm điểm của báo đài,là vấn đề nóng và hết sức nhạy
cảm,luôn nhận được sự quan tâm rất lớn của các nước trên thế giới.bởi cùng một
vùng biển mà có tới ba tên gọi khác nhau.Việt Nam gọi là biển Đông,Trung
Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa,Philippin gọi là biểnTây Philippin.Dẩn đến
tình trạng chồng lấn,giao thoa,về đặc quyền kinh tế giữa các quốc gia.
- Tranh chấp gay gắt nhất là chồng lấn về đặc quyền kinh tế giữa Việt Nam và
Trung Quốc nhất là nhữn hành động gây hấn vi pham chủ quyền nước ta trên
biển Đông
Tóm lại, Biển Đông đang là vấn đề được dư luận quan tâm nhiều nhất,
đang là vấn đề bức xúc của các nước. Nó là vấn đề khó giải quyết của toàn khu
vực, nó là mầm móng của chiến tranh nếu các nước không chịu ngồi vào bàn
đàm phán, không chịu thương lượng, không chịu giải quyết các vấn đề tranh
chấp bằng biện pháp hịa bình..
Chính sự cần thiết này mà tôi sẽ đề cập trong khn khổ bài tập lớn này.
II.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1. Mục đích nghiên cứu
- Nhận thức sâu sắc đầy đủ,đúng đắnvề chủ quyền biển đảo và những
quan điểm chỉ đạo của nhà nước.
- Làm nền tảng để đánh giá xem xét,phân tích và hiểu rõ các sự kiện có liên

1



quan về chủ quyền biển đảo.Từ đó giúp điều chỉnh hành vi của bản thân nói
riêng và công dân Việt Nam nói chung.
- Hiểu rõ góp phần đấu tranhchống lại các thế lực thù đich kích động,lợi
dụng vấn đề liên quan chủ quyền lãnh thổ để gây phức tạp tới chủ quyền an ninh
quốc gia.
- Bác bỏ luận điệu xảo trá của Trung Quốc,khẳng định chủ quyền hai quần
đảo Hoàng Sa và Trương Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam
- Đề ra giải pháp góp phần xây dựng,bảo vệ vững chắc chủ quyền biển
đảo Việt Nam trong tình hình hiện nay.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ vai trò của biển trong tương lai
- Những căn cứ,chứng cứ để ta bảo vệ chủ quyền biển.
+ Luật biển quốc tế 1982
+ Dựa vào lịch sử->phản bác lí luận sảo trá của Trug Quốc
- Đường lối của Đảng phương hướng giải quyết vấn đề biển đảo
III. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
1. Cơ sở lí luận
- Chủ nghĩa Mac-Lênin,Tư tưởng Hồ Chí Minh,Đường lối chủ trương của
Đảng và chính sách của Nhà nước
- Kế thừa cơng trình nghiên cứu có liên quan
2. Phương pháp nghiên cứu
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng
- Trừu tượng,lơ gic.tổng hợp, phân tích, so sánh
- Kết hợp,sử dụng các tư liệu lịch sử
VI. Giới hạn nghiên cứu
Những sự kiên liên quan đến 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỉ
thử XVI đến năm 2011

2



Phần 2:NỘI DUNG
I. Vai trò tầm quan trọng của biển trong thời kì hiện nay.
1. Vị trí địa lí
Việt Nam nằm cạnh biển Đông. Riêng phần biển của Việt Nam đã có tới
khoảng 3.000 đảo lớn nhỏ trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, các đảo
Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ, đặc biệt xa hơn có Hoàng Sa và Trường Sa là
hai quần đảo lớn nhất biển Đơng, nằm giữa biển, phía Tây Nam và phía Nam có
các nhóm đảo như Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu thuộc chủ quyền của Việt
Nam.Biển Đông là tuyến hàng hải quan trọng thông thương giữa Ấn Độ Dương
và Thái Bình Dương. Hầu hết các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình
Dương đều có các hoạt động thương mại hàng hải rất mạnh mẽ trên Biển Đông.
Cho nên, Biển Đông được coi là con đường huyết mạch chiến lược để giao
thông thương mại và vận chuyển quân sự quốc tế. Trong 10 tuyến đường biển
quốc tế lớn nhất thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua Biển Đông hoặc có liên
quan đến Biển Đông. Trong lịch sử, Biển Đông nhiều lần là trọng điểm của
những cuộc tranh chấp quốc tế gay go, quyết liệt.
2. Ý nghĩa tù vị trí địa lí của biển ,đảo nước ta
Biển, đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của
Tổ quốc, cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển đời đời của
dân tộc ta. Lấn biển để dựng nước và thông qua biển để giữ nước là một nét độc
đáo Việt Nam trong quá khứ. Đó cũng chính là nét độc đáo của bản sắc văn hóa
Việt Nam, cần được giữ vững và phát huy hơn nữa trong kỷ nguyên mới - kỷ
nguyên của khoa học kỹ thuật, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Càng tự
hào và trân trọng di sản quá khứ, chúng ta càng phải khai thác, khơi dậy nguồn
sức mạnh của bao thế hệ người Việt Nam trong sự nghiệp giữ vững chủ quyền
vùng biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc, thực hiện tốt lời dạy của
Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày,
có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp. Ta phải biết giữ gìn lấy nó".Biển có vai

trị rất quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của các nước có biển nói riêng
3


và của thế giới nói chung. Một số nước và vùng lãnh thổ đã lợi dụng thế mạnh
về biển đạt trình độ phát triển kinh tế rất cao. Do tầm quan trọng của biển, từ lâu
cuộc chạy đua trong sự phát triển kinh tế biển cũng như triển khai lực lượng
quân sự trên biển và sự tranh chấp trên biển diễn ra rất gay gắt.
Thế kỷ XXI được các nhà chiến lược xem là ''Thế kỷ của đại dương'', bởi cùng
với tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên,
nhất là tài nguyên không tái tạo được trên đất liền, sẽ bị cạn kiệt sau vài ba thập
kỷ tới. Trong bối cảnh đó, các nước có biển, nhất là các nước lớn đều vươn ra
biển, xây dựng chiến lược biển, tăng cường tiềm lực mọi mặt để khai thác và
khống chế biển. Riêng trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, các nước, nhất là các
nước lớn đều có thiên hướng bảo tồn tài nguyên trên đất liền và vùng biển của
mình, vươn ra điều tra, khai thác tài nguyên trên đại dương.
Do ý nghĩa và vai trò quan trọng của biển nên sự hợp tác quốc tế về biển
cũng không ngừng được mở rộng, bao gồm việc xây dựng khuôn khổ pháp lý
mà tập trung nhất là Công ước biển năm 1982 của Liên Hợp quốc, hình thành
các cơ chế, tổ chức hợp tác toàn cầu và khu vực. Việt Nam nằm trên các tuyến
hàng hải và hàng không huyết mạch giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương,
nối liền châu Âu, Trung Cận Đơng với Đơng Á và bờ biển phía Tây châu Mỹ.
Điều này vừa tạo thuận lợi cho nước ta vươn ra biển, nâng cao vị trí địa - chính
trị và địa - kinh tế của Việt Nam, vừa đặt ra những phức tạp, thách thức do sự
cạnh tranh giữa các nước lớn ở khu vực trọng yếu này. Vừa qua ở nước ta diễn
ra tuần lễ Biển va Hải Đảo từ ngày 1/6 - 8/6 hàng năm và hưởng ứng Ngày Đại
dương thế giới có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là sự kiện thường niên với quy mô
cấp quốc gia nhằm tuyên truyền sâu rộng trong các cấp, các ngành và các tầng
lớp nhân dân về vị trí, vai trò, tiềm năng của biển và hải đảo Việt Nam trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Năm nay, với chủ đề “Trí tuệ Việt Nam,

Tuổi trẻ Việt Nam cho sự phát triển bền vững biển, đảo Tổ quốc”, Tuần lễ Biển
và Hải đảo Việt Nam đã và đang thu hút mạnh mẽ người dân.

4


Về kinh tế, chính trị - xã hội, biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên
phong phú, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt và các nguyên liệu chiến lược khác, đảm
bảo cho an ninh năng lượng quốc gia, cho đất nước tự chủ hơn trong phát triển
kinh tế trong bối cảnh hiện nay. Cùng với đất liền, vùng biển nước ta nằm ở nơi
tiếp giáp giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, một khu vực giàu
tài nguyên thiên nhiên, một thị trường có sức mua khá lớn, một vùng kinh tế
nhiều thập kỷ phát triển năng động. Đó là nơi rất hấp dẫn các thế lực đế quốc,
bành trướng nhiều tham vọng và cũng là nơi rất nhạy cảm trước các biến chuyển
trong đời sống chính trị thế giới.
Về quốc phịng - an ninh. Biển nước ta là một không gian chiến lược đặc
biệt quan trọng đối với quốc phòng - an ninh của đất nước. Với một vùng biển
rộng lớn, bờ biển dài, địa hình bờ biển quanh co, khúc khuỷu, có nhiều dãy núi
chạy lan ra biển, chiều ngang đất liền có nơi chỉ rộng khoảng 50 km (tỉnh Quảng
Bình), nên việc phịng thủ từ hướng biển ln mang tính chiến lượcHệ thống
quần đảo và đảo trên vùng biển nước ta cùng với dải đất liền ven biển thuận lợi
cho việc xây dựng các căn cứ quân sự, điểm tựa, pháo đài, trạm gác tiền tiêu,
hình thành tuyến phịng thủ nhiều tầng, nhiều lớp, với thế bố trí chiến lược hợp
thế trên bờ, dưới nước, tạo điều kiện thuận lợi để bảo vệ, kiểm soát và làm chủ
vùng biển của nước ta. Đồng thời, đây cũng là những lợi thế để bố trí các lực
lượng, vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng hoạt động trên biển, ven biển
phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trên bờ, tạo thành thế liên hoàn biển đảo - bờ trong thế trận phòng thủ khu vực.
Vùng biển nước ta nằm trên tuyến giao thông đường biển, đường không thuận
lợi, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Vậy trước vai trị vơ cùng to
lớn của biển đảo và tình hình phức tạp trên biển,đảo như hiện nay để bảo vệ chủ

quyền biển,đảo ta cần phải làm gì và dựa vào cái gì?
II. Những căn cứ của nước ta để bảo vệ chủ quyền biển đảo
1. Dựa vào luật công ước quốc tế(1982)

5


Điều 121 Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 quy định về
đảo và quy chế pháp lý của đảo. Các đảo thuộc quần đảo cũng theo quy chế đó.
Đảo và quần đảo nào thuộc chủ quyền của một quốc gia ven biển thì các
đảo đó được coi như lãnh thổ đất liền. Có nghĩa là nếu ở lãnh thổ đất liền tính
theo thứ tự từ bờ biển ra có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa thì mỗi đảo cũng có đủ cả năm vùng như vậy tính từ bờ
đảo ra. Thí dụ: đảo Trường Sa lớn ở phía tây quần đảo Trường Sa hiện còn thuộc
chủ quyền của Việt Nam thì tính từ bờ đảo đó (đường cơ sở) ra không quá 12 hải
lý là lãnh hải, ra không quá 200 hải lý là thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa của Việt Nam. Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn đối với vùng lãnh hải,
có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa. Thực tế trên thế giới cho thấy đã có đảo rộng chỉ hơn 20 km2 mà vùng
đặc quyền kinh tế của họ tính ra tới hơn 230 ngàn km2.
Tuy nhiên, muốn được hưởng quyền chủ quyền như nói trên, các hòn đảo
phải đúng nghĩa là đảo; nghĩa là phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn đảo theo định
nghĩa của luật quốc tế (khoản 1 Điều 121 Công ước về Luật Biển năm 1982):
“Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này
vẫn ở trên mực nước”. Hơn nữa, đảo ấy còn phải hội đủ điều kiện có người sinh
sống như quy định tại khoản 3 Điều 121: “Những đảo đá nào khơng thích hợp
cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì khơng có vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa”. Nói vậy có nghĩa là do điều kiện khách quan,
đảo nào khơng có người ở thì chỉ có lãnh hải 12 hải lý bao quanh đảo đó mà
thôi.

Đó là nói về các đảo, quần đảo ở ngoài khơi xa bờ. Còn đối với các đảo ở
ven bờ đất liền thì luật quốc tế cho phép kéo một đường thẳng gãy khúc đi qua
các điểm ngoài cùng của các đảo ấy để vạch đường cơ sở thẳng cho nước ven
biển. Từ đó định ra bề rộng của lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
của quốc gia đó.Quốc hội nước ta đã phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về
Luật biển 1982 vào ngày 23/6/1994. Công ước này bắt đầu có hiệu lực từ ngày
6


16/11/1994. Nhà nước ta đã chính thức hóa cơ sở pháp lý quốc tế về phạm vi các
vùng biển và thềm lục địa, tạo cơ sở pháp lý vững chắc trong cuộc đấu tranh bảo
vệ chủ quyền vùng biển và thềm lục địa, bảo vệ lợi ích quốc gia trên các vùng
biển, đảo. Đồng thời, thể hiện quyết tâm của Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế
xây dựng một trật tự pháp lý cơng bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác
trên biển. Ngày 18/12/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số
161/2003/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới biển gồm 5 chương, 37 điều quy định hoạt động của người, tàu thuyền Việt Nam, tàu thuyền nước ngoài
trong khu vực biên giới biển nhằm quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên biển,
duy trì an ninh trật tự an tồn xã hội trong khu vực biên giới biển.
2. Dựa vào lịch sử
Theo công ước quốc Quốc tế mới là chồng lấn nhưng quốc gia nào có
chính quyền trước thi thuộc quốc gia đó.Vậy thì quần đảo Hồng Sa của Việt
nam hay Trung Quốc là thuộc về lịch sử
a.Tờ lệnh góp phần khẳng định: từ xa xưa Việt Nam đã thực hiện chủ
quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tờ lệnh Ngày 15 tháng 4 năm Minh Mệnh thứ 15 (1834) của quan Bố
chánh, Án sát tỉnh Quảng Ngãi gồm có bốn trang, mỗi trang dài 36cm, rộng
24cm. Tờ lệnh có nội dung: “Theo tờ tư (một loại hình văn bản hành chính) của
Bộ Binh nhận được tháng trước có đoạn trình bày: Vâng theo sắc lệnh, Bộ đã tư
cho tỉnh chuẩn bị điều động trước 3 chiếc thuyền lớn, cho tu sửa chắc chắn đợi
tại kinh, Phái viên (người của triều đình được cử đi thực hiện cơng vụ) và Biền

binh(chức quan võ cấp thấp trong quân đội thời phong kiến) thủy quân đến
trước để hiệp đồng nhanh chóng đi khảo sát các xứ của Hoàng Sa.
Tuy chỉ vỏn vẹn có 04 trang nhưng Tờ lệnh chứa đựng nhiều thông tin
quý, góp thêm một bằng chứng rằng đã từ lâu (từ trước năm 1834) Hoàng Sa đã
thuộc phạm vi cai quản của Việt Nam. Tờ lệnh nêu rõ danh tính, quê qn của
từng binh thuyền vâng mệnh triều đình đi lính Hồng Sa khơng chỉ riêng ở
huyện đảo Lý Sơn mà còn ở các vùng quê ven biển khác tại Quảng Ngãi,
7


Tờ lệnh cịn xác thực thêm những thơng tin ghi chép trong các bộ chính
sử của triều Nguyễn về ơng Võ Văn Hùng, là người có cơng đi Hồng Sa trong
nhiều năm. Văn bản còn thể hiện về cách thức tổ chức của đội Hoàng Sa, thủy
quân Hoàng Sa, phiên chế, cách tuyển chọn, thời gian xuất hành...
Tờ lệnh còn giúp khẳng định rằng mỗi năm vua Minh Mệnh đều có điều
bao nhiêu thuyền và lính ra Hồng Sa. Đó là việc rất quan trọng, được phối hợp
hoạt động chặt chẽ từ trung ương đến địa phương trong việc lập bản đồ, cắm
mốc chủ quyền, trồng cây và bảo vệ quần đảo Hoàng Sa. Nó kéo dài suốt nhiều
năm và rất nhiều hải đội người Việt đã nối tiếp nhau có mặt ở Hoàng Sa. Họ
thường đi trên ghe bầu rộng khoảng 3m, dài 12m, chở được 8 - 12 người, mang
theo lương thực đủ dùng trong sáu tháng và cả nẹp tre để bó thi thể khi hi sinh.
Trước khi đi, địa phương đã làm lễ tế sống họ. Nhiều hải đội đã anh dũng ra đi
không trở về mà chứng tích hiện vẫn cịn lưu lại nhiều ở các địa phương ven
biển đặc biệt là ở Lý Sơn.
Tờ lệnh này đã bổ sung vào kho tư liệu lịch sử, pháp lý khẳng định chủ
quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và kết nối
logic với hệ thống tư liệu quý cùng nhiều di tích liên quan đến hải đội Hồng Sa,
quần thể mộ lính Hồng Sa, Lễ khao lề thế lính Hồng Sa... chứng tỏ từ nhiều
thế kỷ trước tổ tiên người Việt Nam đã giong thuyền ra Biển Đông để cắm bia
khẳng định chủ quyền và bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.

c..Chủ quyền biển đảo Việt Nam khắc trên Cửu đỉnh Huế
Theo sách “Đất nước Việt Nam qua Cửu đỉnh Huế. Đặc biệt, trong 9 đỉnh và
153 hình ảnh có 3 đỉnh vua Minh Mạng cho khắc hình tượng về biển để thể hiện bao quát về
biển đảo Đại Việt. Ông đã cho khắc 3 vùng biển của Tổ quốc ta lên 3 đỉnh: Biển Đông ở Cao
đỉnh; biển Nam ở Nhân Đỉnh và biển Tây ở Chương đỉnh, là 3 cái đỉnh to cao nhất và quan
trọng nhất.

8


Hình ảnh biển đảo Việt Nam trên cửu đỉnh Huế
Đơng Hải (Biển Đông) là tên gọi từ ngàn năm nay để chỉ vùng biển nằm
phía Đơng, thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Trong biển Đơng có quần đảo Hồng Sa và Trường Sa. Ở vùng biển này
từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 11 hằng năm, thường có gió bão mạnh, nhất là
khu vực quần đảo Trường Sa, nên còn gọi là quần đảo Bão Tố.
Hình ảnh Nam Hải (vùng biển Nam) khắc ở Nhân đỉnh, tượng trưng cho
lòng Nhân ái (thụy của vua Minh Mạng là Thánh tổ Nhân Hoàng đế). Trên một
số đảo này có nhiều loại cây mọc tự nhiên cho dược liệu quý. Ngoài ra,ta được
các bạn nước ngoài như Tây Ban Nha cung cấp một số tư liệu về chủ quyền ta ở
“Bãi cát vàng” và quần đảo Trường Sa, Tây Ban Nha là những người truyền đạo
vào Việt Nam rất sớm đồng thời cũng cung cấp cho chúng ta những chứng cứ
lịch sử xác định cho chúng ta ở Trường Sa và Hồng Sa.
c. Lí lẽ nguỵ biện của Trung Quốc
Bằng chứng của chúng ta đưa ra từ thế kỷ XVI còn Trung Quốc khẳng
định chủ quyền của họ vào thời điểm nhà Mãn Thanh ( 1906 – 1908 ) rõ ràng về
mặt lịch sử theo luật quốc tế thì 2 quần đảo Hồng Sa và Trường Sa thuộc chủ
quyền hoàn toàn của Việt Nam. Và điều đó là điều không cần phải tranh cãi.

9



Hiện nay Trung Quốc họ vẫn tuyên bố là vì họ đang chiếm giữ một phần
Hoàng Sa và Trường Sa và đảo chìm của Trường Sa VIệt Nam. Họ đang chiếm
giữ nên họ mới giám tuyên bố là chủ quyền của họ.
Vậy họ lấy một phần của 2 quần đảo đó khi nào và vì sao họ lấy tại sao ta
lại để mất. Nhiều câu hỏi đặt ra trong nhân dân trong quần chúng. Và nhiều dư
luận thổi phồng lên nói một số vị lãnh đạo của chúng ta đã bán đi cả 2 quần đảo
này. Nhưng xem xét thực chất đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu sự việc thì khơng
có một nhà lãnh đạo Việt Nam nào có quyền bán lãnh thổ Việt Nam.
Vậy Trung Quốc chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào
giai đoạn nào và vì sao Trung Quốc lại lợi dụng được mà ta không can thiệp
được.
- Năm 1954 – 1956 giai đoạn chúng ta đang có chỉ thị chuẩn bị chiến dịch
Điện Biên Phủ buộc Pháp phải ký hiệp định Giơnevơ, Trung Quốc bất ngờ dùng
hải quân chiếm 1 phần quần đảo Hoàng Sa lúc này đang do người Pháp quản lý.
Do ở Hồng Sa dân là người Việt nhưng chính quyền là người Pháp. Trung
Quốc không lấy trong tay của cộng sản của người Việt mà họ lấy trong tay quân
đội Pháp.
Đầu năm 1974 bộ chính phủ ta ra nghị quyết giải phóng Miền Nam trong
2 năm 1975 – 1976. Khi bộ chính trị ta vừa có nghị quyết giải phóng miền nam
thì năm 1974 hải quân Trung Quốc đánh phần cịn lại trong quần đảo Hồng Sa
từ tay chính quyền ngụy quyền Sài Gòn ( chế độ Việt nam dân chủ cộng hịa )
chứ khơng phải từ tay nhân dân Việt Nam.
=> Đường đứt khúc 9 đoạn dưới góc độ luật pháp quốc tế
Với công hàm ngày 7/5/2009 có kèm bản đồ đường chữ U, có vẻ như
Trung Quốc địi hỏi cộng đồng quốc tế phải thừa nhận “tính chất lịch sử của
đường lưỡi bị, coi biển Đơng như một vịnh lịch sử”. Đường này sẽ được ngộ
nhận là đường biên giới quốc gia trên biển của Trung Quốc.
Họ cũng rất khéo kết hợp con đường này với các khái niệm đặc quyền

kinh tế và thềm lục địa của luật biển quốc tế hiện đại bằng tuyên bố dưới dạng
10


Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi với các vùng nước phụ cận của
quần đảo Nam Sa (Trường Sa theo tên Việt Nam). Như vậy toàn bộ biển Đông
sẽ trở thành “ao hồ” của Trung Quốc.
Dễ đưa ra, khó chứng minh!
Theo luật pháp quốc tế, một vịnh hay một vùng nước được coi là lịch sử,
căn cứ vào tập quán và các phán quyết của Tòa án và Trọng tài quốc tế phải thỏa
mãn ít nhất hai điều kiện:
1. Tại đó quốc gia ven biển thực hiện một cách thực sự chủ quyền của
mình một cách liên tục, hịa bình và lâu dài;
2. Có sự chấp nhận cơng khai hoặc sự im lặng không phản đối của các
quốc gia khác, nhất là các quốc gia láng giềng và có quyền lợi tại vùng biển này.
Về điều kiện thứ nhất, Trung Quốc phải chứng minh được các chính
quyền của họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ biển Đơng này một cách thực
sự, liên tục và hịa bình trong thời gian dài. Điều này thật khó bởi vì:

11


- Các văn kiện chính thức của nhà nước phong kiến Trung Quốc, như Đại
Nguyên nhất thống chí (1294), Đại Minh Nhất thống chí (1461), Đại Thanh
Nhất thống chí (1842) trước năm 1909 đều khẳng định “cực Nam của lãnh thổ
Trung Quốc là Nhai huyện, đảo Hải Nam”.
- Trung Quốc đã không đưa ra được các bằng chứng nào có sức thuyết
phục về việc họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển rộng lớn này một
cách liên tục, hịa bình từ thời xa xưa. Các sách Hán văn cổ đều ghi nhận các
hoạt động của dân đánh cá và dân buôn Ả Rập, Ấn Độ, Malay, Việt, và vùng

Vịnh trong vùng biển này, không có một bằng chứng nào cho thấy biển Đơng
hồn tồn là “ao hồ Trung Quốc”.
Về điều kiện thứ hai, Trung Quốc chưa bao giờ cơng bố chính thức u
sách biển Đơng theo đường ranh giới gồm 9 đoạn không liền nhau này. Theo
luật pháp quốc tế, các hành vi mà quốc gia thể hiện phải mang tính cơng khai ý
chí thực thi chủ quyền trên lãnh thổ đó. Các hành vi này phải chính danh như
những hành vi bình thường của một quốc gia. Những hành vi bí mật khơng thể
tạo nên cơ sở cho quyền lịch sử; ít nhất các quốc gia khác phải có cơ hội để biết
được cái gì đang diễn ra.
Hơn nữa, việc các nước tham gia hội nghị San Francisco năm 1951 đã bác
bỏ đề nghị của Liên Xơ trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hồng Sa và
Trường Sa và thực tế tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc về chủ quyền đối
với hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa cũng như địi hỏi của Phi-líp-pin, Malai-xi-a đối với hầu như tồn bộ hoặc một bộ phận của quần đảo Trường Sa cho
thấy không thể nói đường ranh giới 9 đoạn trên biển Đông mà Trung Quốc vạch
ra đã được các nước khác công nhận. Trong các hội nghị quốc tế như Hội nghị
kiềm chế các xung đột tiềm tàng trong Nam Trung Hoa tổ chức hàng năm theo
sáng kiến của In-đô-nê-xi-a, các đại biểu Trung Quốc luôn lảng tránh khi bị chất
vấn về cơ sở pháp lý và lịch sử của con đường này.
- Trong lập luận của mình, các học giả Trung Quốc đã viện dẫn một số
trường hợp yêu sách vùng nước lịch sử trong thực tiễn quốc tế như yêu sách của
12


Liên Xô cũ ngày 20/7/1957 tại vịnh Pierre Đại đế,[12] yêu sách của Lybi ngày
11/10/1973 tại vịnh Sidra.[13] Theo họ, các ví dụ này chứng tỏ rằng trong thực
tiễn quốc tế, luật về các vịnh lịch sử đã có được một quy chế pháp lý riêng biệt
và như vậy yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc là hợp pháp.
Lập luận này dựa trên cơ sở 15 trường hợp yêu sách quá đáng vùng nước
lịch sử mà luật pháp quốc tế ln phê phán. Các trường hợp ít ỏi này không tạo
ra được một opinion juris (ý thức pháp luật) và một thực tiễn pháp lý không đổi

nên chúng không bao giờ được luật quốc tế chấp nhận như một quy tắc tập quán.
Vùng nước nằm trong đường 9 đoạn chiếm 80% diện tích biển Đơng mà Trung
Quốc cho là “vùng nước lịch sử” là không có cơ sở pháp lý. Luật quốc tế không
hề biết đến một vùng nước lịch sử lớn đến như vậy.
Yêu sách “đường lưỡi bò” đi ngược lại với học thuyết các vùng nước lịch
sử. Cộng đồng quốc tế chưa bao giờ ghi nhận một yêu sách như vậy và sẽ không
chấp nhận một khoảng không gian rộng lớn như biển Đông - biển lớn nhất, nhì
thế giới - nằm dưới quyền tài phán của duy nhất một nước.
3. Trung Quốc gây hấn với Việt Nam ở quần đảo Hoàng sa và Trường
Sa trong thời gian gần đây
Trung Quốc tranh chấp với Việt Nam là rất mạnh mẽ. Nó được biểu hiện
bàng các hành động gây hấn vơi nước ta quanh quần đảo Trường Sa và Hồng
Sa. Xét về khía cạnh luật pháp quốc tế, hành động này là sự vi phạm hết sức
ngang ngược, trắng trợn Công ước về luật biển 1982 mà Trung Quốc và Việt
Nam đều là thành viên. Vùng biển này hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền ven
biển của Việt Nam, khơng liên quan gì tới vùng chồng lấn hay tranh chấp.
Trong suốt những năm qua, các tàu ngư chính của Trung Quốc đã liên tục bắt
giữ, đánh đập và đòi tiền chuộc đối với ngư dân Việt Nam tại vùng biển Hoàng
Sa, Trường Sa. Nhưng với sự kiện ngày 26/5, Trung Quốc đã leo thang từ bắt
giữ tàu thuyền ngư nghiệp của Việt Nam tại các vùng nước xa bờ đến tấn cơng
tàu khảo sát địa chấn trong chính vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

13


Vào ngày 26/5, Trung Quốc đã ngang nhiên tấn công tàu Bình Minh 02
của Việt Nam ngay tại vùng biển của Việt Nam (12 độ 48’25” vĩ bắc, 111 độ
26’48” kinh đơng), trong vịng 200 hải lý kể từ đường cơ sở, tức hồn tồn
khơng dính dáng gì đến các tranh chấp ngoài xa hơn là Hoàng Sa và Trường Sa.


Vị trí tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp địa chấn. Ảnh: Bộ Ngoại giao.

Sự kiện này diễn ra ngay sau chuyến thăm các nước Singapore, Indonesia
và Philippines (từ 15/5) của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang
Liệt. Trước đó, ngay trước chuyến thăm Mỹ của Tham mưu trưởng Trung Quốc
Trần Bỉnh Đức (16/5), Trung Quốc cũng đã đơn phương ban bố lệnh cấm đánh
bắt cá trong biển Đông có hiệu lực từ ngày 16/5 đến ngày 1/8/2011, trên vùng
biển mà Việt Nam có chủ quyền…
Mục đích của chúng:Thái độ ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế,
bất chấp những gì mà chính phủ Trung Quốc đã cùng ký kết và cam kết tại các

14


hội nghị từ trước đến nay, bất chấp văn minh ứng xử của cộng đồng các quốc gia
văn hiến, cho thấy một số tín hiệu phát đi của giới làm chính sách Trung Quốc.
Thứ nhất, giới quân đội có tinh thần dân tộc cực đoan Trung Quốc đang cố
chứng tỏ với ASEAN và cộng đồng thế giới rằng Trung Quốc sẽ sẵn sàng phủ
nhận các văn bản mà chính mình đã ký kết và kiên trì cách tiến xuống vùng biển
Đơng bằng chính sách vừa lấn vừa đàm. Những sự kiện nêu trên cho thấy các
văn bản ký kết với các nước ASEAN có ít giá trị ràng buộc.
Thứ hai, Trung Quốc đang tiến đến cô lập và uy hiếp Việt Nam hơn nữa
sau chuyến thăm Mỹ và ASEAN của giới quân sự nước này, bất chấp những
động thái ôn hòa hơn của giới ngoại giao; đồng thời phát một tín hiệu đến Việt
Nam và các nước ASEAN khác rằng họ đang tìm cách vừa làm thân với Mỹ và
các cường quốc có lợi ích quốc gia về hàng hải tại khu vực, vừa cách ly Việt
Nam với các quốc gia ASEAN.
Thứ tư, Trung Quốc đang chuyển hướng lưu ý của dư luận ra bên ngoài nhằm
hạ nhiệt dư luận đối với các khó khăn xã hội trong nước. Các cuộc đình cơng
của giới xe tải tại Thượng Hải vào cuối tháng 4/2010 và các cuộc đánh bom tại

Giang Tây trong tuần vừa qua đã nói lên phần nào lý do thái độ gây hấn của
Trung Quốc vừa qua.
Thứ năm, tại Trung Quốc, các nhà nghiên cứu về biển của Trung Quốc
được sự tài trợ của chính phủ đã liên tiếp cho ra nhiều sách và xuất bản phẩm
đưa thông tin sai lệch về chủ quyền lịch sử của Trung Quốc trên các quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa. Và lần này họ cũng đang tạo một tiền đề cho các học
giả Trung Quốc “bảo vệ” hành động của các tàu hải giám, để dành cho những
ngụy biện về sau.
Thứ sáu, Trung Quốc dùng sự kiện này để răn đe các nước khác có tranh
chấp với Trung Quốc như Nhật, nước hiện có kế hoạch triển khai quân ra đảo
Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư)

15


Với cách làm đó có thể thấy Trung Quốc đang tính tốn những bước tiếp
theo để biến tham vọng chiếm 80% diện tích biển Đơng thành vùng biển của họ,
theo đúng cái mà họ đưa ra bằng "bản đồ đường lưỡi bị". Trung Quốc tham gia
Cơng ước và ln nói rằng tôn trọng Công ước, đàm phán trên cơ sở Công ước.
Tuyên bố như vậy nhưng trong thực tế họ lại làm ngược lại. Họ lý luận rằng, họ
căn cứ Công ước, vận dụng văn bản này với xuất phát điểm là Hoàng Sa,
Trường Sa (mà họ gọi là Tây Sa, Nam Sa) thuộc quyền của họ. Vì thế họ có
quyền mở rộng vùng biển quanh các quần đảo này. Rõ ràng về mặt luật biển thì
đây là sự vận dụng sai lầm, đầy tham vọng chủ quan.
III.Phương hướng giải quyết
1. Đường lối của Đảng giải quyết vấn đề biển đảo
Theo Tuyên bố Jakarta, các đại biểu dự hội thảoHội thảo quốc tế
"Triển vọng hợp tác, những vấn đề hội tụ và động lực ở Biển Đông" diễn ra tại
Indonesia kết thúc chiều 31/5 đã ra Tuyên bố Jakarta, cho rằng duy trì hịa
bình và ổn định ở Biển Đơng là cần thiết cho tồn bộ khu vực, vì lợi ích

chung của các nước ven biển và các nước liên quan.
Các đại biểu nhất trí Biển Đơng là vấn đề đa phương, từ việc duy trì
hịa bình, ổn định cho đến đảm bảo tự do đi lại trên biển và triển khai
Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã được ASEAN
và Trung Quốc ký tháng 10/2002.
Tuyên bố khẳng định việc Trung Quốc đòi chủ quyền lãnh hải với
"Đường 9 điểm" trên bản đồ (đường lưỡi bị) chiếm tới 80% diện tích Biển
Đơng là khơng phù hợp và đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích.
Theo đó các bên liên quan cần duy trì cam kết giải quyết tranh chấp
lãnh thổ và pháp lý ở Biển Đơng thơng qua thương lượng hịa bình, trên cơ
sở tuân thủ các nguyên tắc, luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp
Quốc về Luật biển năm 1982 và 5 ngun tắc chung sống hịa bình, tăng
cường các nỗ lực xây dựng lòng tin, hợp tác đa phương về an toàn biển,

16


nghiên cứu khoa học, chống tội phạm và hướng tới ký kết Bộ Quy tắc về
ứng xử ở biển Đông (COC).
Tuyên bố cho rằng việc hướng tới ký COC là nỗ lực chung của cả
ASEAN và Trung Quốc, thể hiện bước tiến tích cực hướng tới hịa bình và
ổn định trong khu vực. Không chỉ các nước trong khu vực mà cả các cường
quốc bên ngoài khu vực như Mỹ, Australia, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn
Quốc cũng có vai trị hữu ích trong việc duy trì tình trạng hiện nay, cần tiếp
tục ủng hộ DOC.
Một là,. Nước ta kiên quyết đấu tranh giành lại chủ quyền của các đảo và
quần đảo Cụ thể của các hành động đó la: Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển,
đảo Việt Nam là trách nhiệm thiêng liêng không chỉ đối với lịch sử dân tộc, mà
còn là nhân tố quan trọng bảo đảm cho dân tộc và đất nước ta phát triển bền
vững. Đó là ý chí quyết tâm sắt đá khơng gì lay chuyển nổi của dân tộc Việt

Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Quan điểm tư tưởng cơ bản về bảo vệ chủ
quyền biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới được thể hiện trong các Nghị
quyết của Đảng, tập trung chủ yếu ở Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc
và Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Trước hết, cần phát huy sức mạnh
tổng hợp, giữ vững độc lập chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, toàn
vẹn lãnh thổ, lãnh hải, vùng trời Tổ quốc. Phát huy sức mạnh tổng hợp là quan
điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta, nhằm động viên, quy tụ, phát huy cao độ
sức mạnh của các nhân tố chính trị, tinh thần, tư tưởng, văn hóa, quốc phịng, an
ninh, kinh tế, đối ngoại; sức mạnh khối đại đoàn kết tồn dân và cả hệ thống
chính trị, tạo ra sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc để bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ
XI của Đảng chỉ rõ: “Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vện lãnh thổ; giữ vững chủ quyền
biển, đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ
XHCN…”. Để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, cần kết hợp
chặt chẽ các nhân tố cơ bản của sức mạnh quốc phòng gồm: Lực lượng, tiềm
17


lực, thế trận quốc phòng gắn với lực lượng, thế trận an ninh nhân dân trên các
vùng biển, đảo; xây dựng biên chế tổ chức lực lượng phù hợp, bảo đảm chất
lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nâng cao tiềm lực, củng cố thế trận quốc
phịng tồn dân gắn với lực lượng và thế trận an ninh trên các vùng biển, đảo;
chăm lo xây dựng thế trận lòng dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, thực
hiện “quân với dân một ý chí”; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đẩy mạnh
phát triển kinh tế biển, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân
dân, hạn chế tiêu cực, tạo sự đồng thuận xã hội... Tận dụng mọi tiềm năng, thế
mạnh của biển, đảo, động viên, thu hút mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, tăng
cường quốc phòng, an ninh trên biển; cả nguồn lực trong nước và nguồn lực
ngoài nước, vừa hợp tác vừa đấu tranh, giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định

để phát triển kinh tế biển và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo. Tính chất
nhất quán của quốc phịng Việt Nam là: Tự vệ, chính nghĩa, quốc phịng hịa
bình, dựa vào sức mạnh của cả hệ thống chính trị và của tồn dân, LLVT làm
nịng cốt, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu
vực hiện nay đòi hỏi phải tập trung xây dựng các lực lượng: Hải qn, Phịng
khơng-Khơng qn, Pháo binh, Cảnh sát biển, Biên phòng, Dân quân tự vệ
biển... có số lượng hợp lý, chất lượng cao; trong đó, các binh chủng kỹ thuật
chiến đấu được trang bị ngày càng hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý,
bảo vệ biển, đảo, là chỗ dựa vững chắc cho các hoạt động phát triển kinh tế biển
trong thời bình, đồng thời đáp ứng nhiệm vụ tác chiến trên biển trong chiến
tranh bảo vệ Tổ quốc.
Hai là, kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp chính trị, ngoại giao,
pháp lý, kinh tế, quốc phòng trong quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo. Nguyện
vọng và cũng là lợi ích cao nhất của dân tộc Việt Nam là giữ vững mơi trường
hịa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển… Trước tình hình tranh chấp chủ
quyền biển, đảo trên Biển Đông diễn ra phức tạp, đặt ra yêu cầu cao phải tăng
cường tổ chức lực lượng và phát huy sức mạnh của toàn dân, đấu tranh toàn
diện, bằng các hình thức, biện pháp linh hoạt, thơng qua chủ trương, kế hoạch
18


chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao,
pháp lý, kinh tế, quốc phòng. Sự kết hợp đó phải được tổ chức thực hiện trong
từng lực lượng, bộ, ngành và giữa các bộ, ngành, từ Trung ương đến địa phương,
kết hợp cả trong nước và ở ngoài nước. Để kết hợp đấu tranh hiệu quả, cần xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật biển, làm cơ sở cho việc xác lập chủ
quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia; triển khai chặt chẽ việc phân
vùng, bố trí dân cư ven biển với tổ chức các lực lượng bảo vệ chủ quyền biển
đảo; ban hành chính sách khuyến khích mạnh mẽ nhân dân định cư sinh sống ổn
định lâu dài trên đảo và làm ăn trên biển dài ngày. Các địa phương có biển, đảo

cần có chủ trương, giải pháp, kế hoạch phù hợp, nhằm tăng cường nghĩa vụ,
trách nhiệm của các doanh nghiệp và nhân dân trong quản lý bảo vệ, khai thác
các lợi ích từ biển. Trên cơ sở các văn bản pháp lý công bố rộng rãi trong nước
và quốc tế, cần kiên trì đấu tranh ngoại giao, đàm phán với các nước láng giềng,
các nước có tranh chấp thềm lục địa, vùng chồng lấn, phân chia vùng biển lịch
sử và đảo; xây dựng vùng biển hịa bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển.
Ba là, phát triển kinh tế biển phải gắn với quản lý vùng trời, bảo vệ biển,
đảo, xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân
vững chắc trên biển. Nghị quyết Đại hội X của Đảng chỉ rõ: "Phát triển kinh tế
biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, sớm đưa nước ta trở thành quốc gia
mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng-an ninh (QPAN) và hợp tác quốc tế”; Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam, xác định:
“Chiến lược biển phải kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội
với bảo đảm quốc phòng, an ninh…”. Phát triển kinh tế biển phải gắn với quản
lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo, xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân gắn với
thế trận an ninh nhân dân, thực chất là quan điểm chỉ đạo: Kết hợp kinh tế với
QP-AN, tăng cường sức mạnh QP-AN bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình
hình mới. Mục đích kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng, giữa xây dựng thế trận
quốc phòng với thế trận an ninh là làm cho kinh tế và quốc phịng đều mạnh,
khơng làm cản trở nhau, tạo ra sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi mục tiêu
19


Chiến lược biển Việt Nam mà Đảng ta đã xác định. Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011 tại Đại hội
XI của Đảng) chỉ rõ: “Kết hợp chặt chẽ kinh tế với QP-AN; QP-AN với kinh tế
trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế-xã hội
và trên từng địa bàn”. Như vậy, nội dung của sự kết hợp đó phải được triển khai
tổ chức thực hiện cụ thể ở tất cả các cấp: Trong quy hoạch tổng thể của quốc gia,
kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, kế hoạch tăng cường lực lượng, tiềm lực, thế
trận QP-AN, trong nhiệm vụ, trong phương án, kế hoạch tác chiến và đấu tranh

bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Trong quy hoạch xây dựng các vùng biển, đảo ở địa
bàn chiến lược, các phương án bảo vệ cần làm tốt ngay từ khâu thẩm định các
khu công nghiệp, kinh tế tập trung, các dự án ven biển, trên đảo; quy hoạch, xây
dựng kết cấu hạ tầng gắn với xây dựng thế trận QP-AN, bao gồm các tuyến
đường giao thông, hệ thống các sân bay, bến cảng, kho, hệ thống thơng tin...
khơng để ảnh hưởng đến thế bố trí quân sự, thế trận QP-AN. Làm tốt công tác
tuyên truyền, nhằm tạo sự chuyển biến thực sự trong nhận thức của các cấp,
ngành và trong nhân dân về vị trí vai trò chiến lược của biển; làm cho tư duy về
biển được thể hiện đậm nét, trước hết là trong các chủ trương, chính sách phát
triển của các ngành có liên quan và các địa phương có biển. Cần xây dựng, hoàn
thiện cơ chế phối kết hợp hoạt động bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tập
trung, thống nhất, nhất là trong xử lý các tình huống phức tạp trên vùng biển,
đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam.
Bốn là, giải quyết các bất đồng, tranh chấp thơng qua thương lượng hịa
bình, tơn trọng nhau, bình đẳng cùng có lợi. Đây là nguyên tắc cơ bản trong
quan hệ quốc tế, được ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật
biển năm 1982. Đó là thành quả đấu tranh chung của các dân tộc trên thế giới,
trong đó có dân tộc Việt Nam. Đối với các bất đồng, tranh chấp trên Biển Đông,
chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là: Không sử dụng hoặc đe dọa
sử dụng vũ lực, giải quyết mâu thuẫn thơng qua thương lượng hịa bình trên cơ
sở tơn trọng độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ, phù hợp với luật pháp quốc
20


tế, đặc biệt là Công ước về Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc, Tuyên bố về
cách ứng xử của các bên ở Biển Đơng (DOC), nhằm sớm tìm kiếm giải pháp cơ
bản và lâu dài, đáp ứng lợi ích chính đáng của các bên, tiến tới xây dựng Biển
Đơng thành vùng biển hịa bình, hợp tác và phát triển. Biển, đảo Việt Nam là
một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, cấu thành phạm vi chủ quyền
thiêng liêng của quốc gia… Nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển, đảo của

Tổ quốc rất nặng nề, đòi hỏi phải thường xuyên quán triệt, nắm vững các quan
điểm tư tưởng của Đảng, tổ chức triển khai thực hiện chủ động, sáng tạo trong
thực tiễn ở mọi cấp, ngành và tồn dân; phát huy cao nhất vai trị nòng cốt của
các LLVT nhân dân, tạo sức mạnh tổng hợp bảo vệ vững chắc chủ quyền biển,
đảo của Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới. Cần phải kết hợp các xu
hướng, phương hướng xây dựng và phát triển kinh tế Biển với bảo vệ chủ quyền
quốc gia như: Xây dựng các trung tâm kinh tế biên nó là các khu đô thị nằm trên
các vùng ven biển, các hải đảo quan trọng có dân số và nguồn lực, bao gồm cả
cơ sở vật chất, kỹ thuật và lao động nghề biển có khả năng vận dụng nguồn lực
để khai thác có hiệu quả tài nguyên biển, ven biển và hải đảo. Vì thế, chúng ta
phải : “Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, tạo thành các trung tâm kinh tế biển mạnh,
tạo thế tiến ra biển”. Xây dựng hệ thống các khu kinh tế, khu công nghiệp và các
cảng biển: Hệ thống các khu kinh tế, khu công nghiệp và các cảng biển là những
cơ sở quan trọng, chủ yếu để tạo ra cơ sở vật chất – kỹ thuật cho kinh tế biển
như: Đóng tàu, các phương tiện vật tư, kỹ thuật phục vụ cho khai thác, đánh bắt
hải sản; phục vụ khai khác tiềm năng du lịch, vận tải biển; và là nơi chung
chuyển, chế biến các sản phẩm được khai thác từ biển. Vì thế, Nghị quyết Đại
hội Đảng lần thứ XI cũng đã nhấn mạnh: “Xây dựng hợp lý hệ thống cảng biển,
các khu công nghiệp, khu kinh tế, đô thị ven biển gắn với phát triển công nghiệp
đóng và sửa chữa tàu, khai thác, chế biến dầu khí, vận tải biển, du lịch biển,...".
Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp, đóng tàu, chế biến và dịch vụ kinh tế
biển: Các ngành công nghiệp, đóng tàu, chế biến và dịch vụ kinh tế biển có thể
coi là một trong những ngành có tiềm năng, là mũi nhọn và là động lực quan
21


trọng của kinh tế biển Việt Nam. Trong những năm vừa qua, các ngành kinh tế
nêu trên cũng đã có bước tiến quan trọng nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm
năng kinh tế biển nước ta. Vì thế, Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng cũng
đã nhấn mạnh: “Phát triển nhanh một số khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển,

ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp năng lượng, đóng tàu, xi măng, chế
biến thủy sản chất lượng cao... gắn với phát triển đa dạng các ngành dịch vụ,
nhất là các ngành có giá trị gia tăng cao như dịch vụ xuất, nhập khẩu, du lịch,
dịch vụ nghề cá, dịch vụ dầu khí, vận tải... Phát triển cảng biển, dịch vụ cảng và
vận tải biển, sông - biển; phát triển các đội tàu, công nghiệp đóng mới và sửa
chữa tàu biển... Phát triển kinh tế đảo phù hợp với vị trí, tiềm năng và lợi thế của
từng đảo”.
Chúng ta cần luôn luôn tận dụng chữ ký của Trung Quốc tại Công ước của
Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS 1982) và tại Tuyên bố năm 2002 giữa
ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC 2002) cũng
như có những biện pháp để ASEAN có ý kiến, vì đây là một vi phạm nghiêm
trọng đến thể diện, lợi ích và những cam kết hịa bình mà ASEAN đã theo đuổi.
Chúng ta cũng cần có cách thức tác động đến nhân dân Trung Quốc là
những giới bị thiếu thông tin trong vấn đề biển Đơng và Hồng Sa, Trường Sa.
Họ đang ngày càng xa rời sự thật khách quan khi nhận nhiều thông tin có tính
dân tộc cực đoan và bóp méo hiện trạng cũng như lịch sử từ giới quân sự.
Nhân dân Việt Nam cũng cần lên tiếng từ các hội đoàn, người Việt ở cả
trong và ngoài nước. Đây cũng là lúc mà sự đoàn kết trong và ngoài nước sẽ có
giá trị lớn để vượt qua khủng hoảng. Người Việt sẽ tiếp tục sử dụng những cách
thức ơn hịa và văn minh để vượt qua thách thức này của đất nước.
Sau cùng, ngoài việc bảo vệ đất nước bằng ngoại giao, chúng ta có lẽ
cũng cần tính đến việc buộc phải sử dụng cách thức bất khả kháng, khi có những
tình huống xấu hơn nữa, mà khơng rơi vào tình thế bị động. Hành động xâm lấn
không phải chỉ có thể xảy ra ở bờ biển nước nhà, khi người láng giềng lại tiếp
tục leo thang với những hành động không thể biện minh được như vừa qua.
22


Tóm lại, sự việc 26/5 nghiêm trọng ở chỗ sự xâm lấn ngày càng sâu dần
vào lãnh thổ hợp pháp của Việt Nam, thách thức và thăm dò lòng tự trọng của

nhân dân Việt Nam. Đã đến lúc chúng ta cần có những giải pháp tổng thể trên
nhiều phương diện để tìm giải pháp cho Hồng Sa, Trường Sa và biển Đông.
Các giải pháp hiện nay cần tiến hành đồng bộ, đồng loạt và đi sâu vào nhiều
tầng lớp nhân dân Việt Nam.
2. Những ý kiến phát biểu của các vị lãnh đạo: Nguyễn Tấn Dũng, Đô
đốc Hải quân, Nguyễn Phú Trọng
Chúng ta kiên quyết không chấp nhận yêu sách “đường lưỡi bò” đầy phi
lý cũng như đòi hỏi cùng khai thác trong phạm vi đặc quyền kinh tế 200 hải
lý mà Trung Quốc cho là vùng tranh chấp. Những địi hỏi hết sức vơ lý
trên đã đi trái với những quy định về chủ quyền của công ước Liên Hợp Quốc về
Luật Biển năm 1982 và của DOC.
Việt Nam tỏ rõ quan điểm với các bên liên quan, khẳng định giải quyết
các vụ việc bằng nhiều hình thức khác nhau, có lý, có tình ở tất cả các cấp, song
phương và đang phương, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền lãnh hải của các
bên. Tại các diễn đàn, hội nghị của cả khu vực và thế giới, Việt Nam ln kiên
trì giải quyết các vụ việc va chạm trên biển bằng biện pháp hịa bình theo luật
pháp quốc tế và nguyên tắc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn hịa bình, ổn định
trên Biển Đơng và giữ mối quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng. Đồng thời
Việt Nam luôn mong muốn những sự việc tương tự không tái diễn.
Tại các cuộc tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII, các
đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng khẳng định quan điểm, lập trường nhất
quán của Việt Nam về chủ quyền biển đảo.
Phát biểu với cử tri Thủ đô ngày 10/8, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
khẳng định, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là thiêng liêng,
phải quyết tâm bảo vệ, giữ vững. Chủ trương chiến lược của Đảng, Nhà nước ta
là giữ vững hịa bình, ổn định để phát triển, khai thác tiềm năng, phát triển mạnh
kinh tế biển để làm giàu cho đất nước; thực hiện phương châm đa dạng hóa, đa
23



phương hóa các quan hệ quốc tế, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Tại điểm bắt đầu trên bản đồ hình chữ S của Tổ quốc (ngày 7/6/2011),
đồng chí Nguyễn Minh Triết đã khẳng định:
“Việt Nam luôn mong muốn hịa bình, hữu nghị. Nhưng Việt Nam cũng sẽ
khơng nhu nhược và lùi bước khi buộc phải bảo vệ mỗi tấc đất của Tổ quốc mà
ngàn đời cha ông từ thời Bà Trưng, Bà Triệu đến Lý Thường Kiệt, Trần Hưng
Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... đã hi sinh xương máu để giữ vững bờ cõi”.
Phát biểu tại Lễ mít tinh nhân Ngày Đại dương Thế giới và Tuần lễ Biển
và Hải đảo Việt Nam năm 2011 tại Nha Trang (Khánh Hịa), tối ngày 8/6/2011,
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh: Nhân dân Việt Nam,
đất nước Việt Nam có đủ ý chí, quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc
để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình.
Thủ tướng khẳng định, chúng ta kiên trì chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển
Đơng bằng các biện pháp hịa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên
Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và 5 ngun tắc chung sống hịa bình; đồng thời phản đối
mạnh mẽ và kiên quyết đấu tranh với các hoạt động vi phạm chủ quyền và lợi ích chính đáng
trên biển của Việt Nam.

- Một là, tiếp tục khẳng định mạnh mẽ và thể hiện ý chí quyết tâm cao
nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền

24


chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển và hải đảo của Tổ
quốc.
Từ bao đời nay, tiếp nối liên tục qua rất nhiều thế hệ, ông cha ta đã đổ biết
bao công sức và cả máu xương để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo
thiêng liêng của Tổ quốc. Ngày nay, chúng ta cần vận dụng sáng tạo những bài

học lịch sử kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nêu cao chính
nghĩa, lẽ phải, phát huy nội lực đi đơi với tranh thủ sự đồng tình của cộng đồng
quốc tế để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo và các hoạt động kinh tế biển.
Tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền
của Việt Nam đối với các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
theo Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc. Nhân dân Việt Nam, đất
nước Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để
giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình. Chúng ta kiên trì chủ trương
giải quyết các tranh chấp ở Biển Đơng bằng các biện pháp hịa bình trên cơ sở
luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc;
đồng thời phản đối mạnh mẽ và kiên quyết đấu tranh với các hoạt động vi phạm
chủ quyền và lợi ích chính đáng trên biển của chúng ta.
Trong khi kiên trì phấn đấu tìm kiếm một giải pháp cơ bản và lâu dài, Việt
Nam yêu cầu các bên liên quan kiềm chế, không có các hoạt động làm phức tạp
thêm tình hình ở Biển Đơng, tn thủ cam kết giải quyết các tranh chấp bằng các
biện pháp hịa bình, trên cơ sở các ngun tắc của luật pháp quốc tế, Công ước
Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và 5 ngun tắc chung sống hịa bình,
tăng cường các nỗ lực xây dựng lòng tin, hợp tác đa phương về an toàn biển,
nghiên cứu khoa học, chống tội phạm; cùng nhau nghiêm chỉnh thực hiện Tuyên
bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa một bên
là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và một bên là Trung Quốc,
hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử (COC), để Biển Đông thực sự là vùng

25


×