Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Kỹ thuật trồng cây sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.15 KB, 8 trang )

Kỹ thuật trồng cây sở
I. Yêu cầu đất đai, khí hậu
1. Yêu cầu đất đai:
Sở là cây thuộc họ chè, cao 4-6m, sống lâu, có thể hàng trăm năm. Cây lớn,
ưa sáng, tái sinh chồi mạnh. ở nước ta sở mọc nhiều ở các tỉnh trung du, miền núi
phía Bắc. Sở tái sinh bằng hạt và tái sinh bằng chồi rất tốt. Những cây sở già cỗi
người ta có thể chặt sát gốc, cây lại nảy chồi, chăm sóc tốt vẫn cho ra quả.
- Độ dốc: dưới 200.
- Độ cao: dưới 800m là thích hợp nhất.
- Vĩ độ: từ 170 Bắc trở ra.
- Loại đất: Yêu cầu về đất đai khơng cao lắm, vì nó là lồi cây có tính thích
ứng lớn. Nhưng để sở có sản lượng hoa quả nhiều thì cần chọn nơi đất tốt, tầng đất
dày 50cm trở lên. Sở được trồng trên các loại đất feralit, trên các vùng đồi núi thấp
trung du và duyên hải, đất đỏ bazan, vùng đất cát cố định không đọng nước, song
tốt nhất là trên đất rừng mới khai phá có tầng đất sâu, tương đối giàu dinh dưỡng,
tơi xốp, thoát nước hoặc trên sườn núi thoải hoặc trên đất cát pha.
- Độ PH đất: Ưa đất hơi chua (pH: 4,5-5,0). Nơi đất kiềm sở khơng mọc
được.
2. Khí hậu thời tiết:
Cây Sở phù hợp với hầu hết các vùng khí hậu của miền Bắc Việt Nam, có thể
chịu đựng được sương giá ở các tỉnh biên giới phía Bắc hoặc khí hậu nắng nóng ở
các tỉnh miền Trung.
+ Nhiệt độ bình quân năm: 20-230C.
+ Nhiệt độ tối đa: 37-380C.
+ Nhiệt độ tối đa thấp: 10C.
+ Độ ẩm bình quân: 74-85%.
+ Lượng mưa bình quân năm: 1.500-2.000mm.
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam -1


2. Kỹ thuật gây trồng


a. Chọn giống:
Sở có rất nhiều chủng khác nhau cho nên trước khi trồng cần chọn chủng sai
quả. Có 2 loại sở là sở chè và sở vả (sở lã). Sở chè lá nhỏ, cành lá rậm rạp, sai quả
nhưng quả nhỏ, tỷ lệ dầu ít nhưng sai quả nên sản lượng lại cao. Còn sở vả lá to,
cành lá thưa hơn, quả to nhưng ít, tỷ lệ dầu cao song ít quả nên sản lượng thường
thấp. ở Nghĩa Đàn (Nghệ An) đã trồng sở được gần 20 năm. Kinh nghiệm cho thấy
khoảng 8kg hạt khô đem ép cho 1 lít dầu.
Sau khi trồng được 7-8 năm thì sở ra hoa, kết quả. Lấy quả làm giống nên
chọn những cây mẹ khỏe mạnh, từ 15 tuổi trở lên, cây sai quả để lấy giống. Sở ra
hoa tháng 10-11, quả chín vào tháng 9-10 năm sau. Khi quả chín vỏ quả từ màu
xanh chuyển sang màu vàng hoặc vàng xám là thu hái được. Quả lấy về đem hong
ở nơi thống gió 4-5 ngày quả sẽ tự tách để hạt rơi ra ngoài rồi thu lấy hạt. Cũng có
thể phơi quả dưới nắng nhẹ vào sáng sớm để quả chóng tách hạt, thu hoạch xong có
thể đem gieo ngay hoặc cất trữ.
Hạt sở được cất ẩm bằng cách trộn hạt với cát ẩm cất trong hàm ếch đào vào
sườn đồi khuất nắng; hoặc có thể trộn hạt + cát để dưới mái che nơi thống gió.
Hàng tuần cần kiểm tra giữ cho đống hạt không tăng nhiệt độ, cần đảo hạt thay cát,
phun nước giữ ẩm. Loại bỏ những hạt bị mốc, bị thối.
b. Thời vụ trồng:
+ Nếu gieo hạt thẳng thì có thể gieo vào vụ Đông tháng 11-12 hoặc vụ đầu
Xuân tháng 1-2.
+ Nếu trồng bằng cây con thì nên trồng vào đầu xuân.
+ Nếu trồng sở bằng cây con thì phải làm vườn ươm. Có thể gieo vào bầu,
thành phần ruột bầu gồm 90% đất đồi, 10% phân chuồng hoai, mỗi bầu gieo 1 hạt.
Cần bón thúc vào tháng 5 và tháng 7.
+ Nếu khơng gieo vào bầu thì cần chọn vườn ươm nơi đất thịt hoặc thịt nhẹ,
đất tốt, làm đất kỹ, bón lót đầy đủ 5kg phân chuồng cho 1m2, gieo hạt theo hàng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam -2



với cự ly 25-30cm, gieo xong lấp đất dày 2-3cm, trên rạch gieo phủ rơm rạ để giữ
ẩm.
Chăm sóc ở vườn ươm tương tự như những cây khác, cây ở vườn ươm
thường được ni một năm.
c. Khoảng cách:
Sở có thể trồng bằng cách gieo thẳng hạt ngoài đồi. Hố đào 40 x 40 x 40cm,
mỗi hố gieo 3-4 hạt, lấp đất nhỏ dày khoảng 3cm-4cm. Sau khoảng 2 tháng hạt mới
nảy mầm.
d. Mật độ trồng:
Mật độ có thể thay đổi từ 500 cây-1100 cây/ha tùy theo có canh tác nơng lâm
kết hợp hay không.
II. Chọn cây mẹ, thu hạt, gieo ươm tạo cây con
1. Chọn cây mẹ lấy giống
Cây mẹ lấy giống (hạt và hom cành) phải ở độ tuổi từ 15 tuổi trở lên khi cây
đã cho sản lượng quả ổn định. Cây khoẻ mạnh, tán lá phát triển cân đối, không bị
sâu bệnh, sai quả, sản lượng dầu ép từ hạt cao và ổn định trong nhiều năm. Khi có
điều kiện tính tổng trọng lượng quả và hạt và phân tích hàm lượng dầu, cây mẹ
được chọn lấyn giống phải đạt sản lượng tối thiểu là 0,5kg dầu.
Khi chọn cây trội để lấy giống và rừng giống, cần tuân thủ nghiêm ngặt các
quy định đã được ban hành trong Quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng giống và vườn
giống (QPN 15-93) và Quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng giống chuyển hoá (QPN
16-93).
Giống vùng nào nên ưu tiên thu hái và gây trồng tại vùng đó. Cần khảo
nghiệm giống mới trước khi đưa vào trồng đại trà.
2. Thu hái hạt giống
Quả gần chín vào tháng 10-11 nên cần thu hái vào dịp sương giá khi hạt chín
rộ, bóc vỏ quả thấy vỏ hạt có màu đen. Đem ủ quả vào chỗ râm mát cho hạt tách
khỏi quả. Tránh phơi quả và hạt trức tiếp dưới ánh nắng mặt trịi vì hạt chứa dầu
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam -3



làm mất sức nảy mầm.
Hạt có thể được gieo ngaysau khia thu hái. Trước khi gieo cần chọn các hạt
chắc, mẩy và ngâm vào nước lạnh, vớt những hạt chìm dưới nước để đen gieo. Mỗi
kg hạt trung bình có 500 hạt và thông thường số hạt biến động từ 330 hạt đến 1000
hạt/kg.
Trong trường hợp chưa có điều kiện gieo ngay sau khi thu hái, hạt Sở cũng
có thể được trộn với tỷ lệ cát ẩm (tỷ lệ 1:1) để bảo quản tạm thời sang tháng 1 năm
sau (mùa xuân), khi hạt bắt đầu nứt nanh trằng thì đem gieo.
3. Gieo ươm, tạo cây con:
Để tạo cây con trong túi bầu tại vườn ươm cần thực hiện các công việc sau:
– Chọn nơi đất bằng phẳng, gần nguồn nước tưới làm vườn ươm.
– Luống gieo hạt thường rộng 1m, dài 5-10m; được che bóng nhẹ (độ tàn che
khoảng 0,3-0,4) vào mùa hè.
– Bầu có kích thước 6 x 12 hoặc 8 x 18cm. Thành phần ruột bầu gồm:
* 90% đất đã được làm tơi nhỏ.
* 8-9% phân chuồng hoai.
* 1-2% super lân.
– Hạt được giải đều trên luống, được phủ một lớp đất mặt dày 0,5-1cm và
một lớp rơm rạ mỏng. Hạt được tưới ẩm thường xuyên, 2 lần/ngày vào sáng sớm và
chiều tối. Sau 1-2 tháng, hạt nảy mầm được cấy vào bầu. Cứ 2 hàng bầu cần dùng 1
hàng ràng ràng để che bóng.
– Cây con 1 năm tuổi là có thể đem trồng. Cây tiêu chuẩn đạt chiều cao 3040cm. Loại bỏ những cây cụt ngọn, cây cong queo sâu bệnh.
Nhân giống Sở bằng hom cành
4. Thời vụ giâm hom, tiêu chuẩn cành hom
Sở có thể trồng được bằng cây hom và hom cành Sở cho tỷ lệ ra rễ cao. Chỉ
thực hiện giâm hom trong những tháng từ cuối xuân tới đầu thu, tức là từ tháng 4
đến tháng 9 và tốt nhất là vào các tháng 4,5,6,7 đối với các tỉnh vùng núi phía Bắc.
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam -4



Hom cành phải được lấy từ cây mẹ đủ tiêu chuẩn, lấy vào cuối giai đoạn sinh
trưởng khi lá đã có màu xanh thẫm, song khơng q già. Sử dụng cả hom đầu cành
và hom chồi vượt.
Dùng dao sắc hay kéo cắt phần cành có sức sống tốt, vươn ra phía ánh sáng,
cắt vào sáng sớm và sử dụng ngay trong ngày. Hom được cắt với chiều di 7-12cm,
mỗi hom giữ lại 2-3 lá. Nếu lá to thì cắt từ 1/3 đến 1/2 mặt lá để giảm thoát hơi
nước. Loại bỏ các hom quá non, quá to ruột rỗng xốp. Cành được tưới nước khi vạn
chuyển, hom được tưới nước và để vào nơi râm mát trưoiức khi xử lý và giâm.
5. Xử lý thuốc
* Pha thuốc
Các chất kích thích ra rễ phải được hoà tan vào trong cồn (10mg thuốc cần 510 giọt cồn 960) hoặc bằng rượu trắng 400 (10mg thuốc cần 20-25 giọt rượu). Sau
khi thuốc tan, đo một lượng nước cần thiết đổ vào cốc thuỷ tinh có chứa thuốc hồ
tan, khuấy đều để có đúng nồng độ cần thiết.
Đối với ANA, 150mg thuốc được pha trong 1 lít nước cất, thời gian xử lý
hom 4 giờ vào các tháng 5-6, hoặc 150mg pha trong 1 lít nước, xử lý 4-8 giờ vào
các tháng 7-8.
Đối với AIA, 50mg thuốc pha trong 1 lít nước, thời gian xử lý 4 giờ.
Không nên sử dụng 2,4-D để xử lý ra rễ cho hom cành.
* Xử lý hom
Dung dịch thuốc đã pha đúng nồng độ được đựng vào các cốc thuỷ tinh hoặc
chậu sành. Phần gốc của hom được cắm sâu 1-1,5cm vào dung dịch thuốc đã pha
sẵn. Hom cành được ngâm trong thuốc ở nơi râm mát theo đúng thời gian quy định.
6. Giâm hom
Sau thời gian ngâm xử lý, hom được cắm vào giá thể cát hoặc túi bầu đất.
Hom cắm ngập vào giá thể từ 1/4 đến 1/3 chiều dài. Giá thể có thể là cát mịn trải
thành luống giâm hom hoặc đất đỏ tầng B, đất rừng tơi xốp thoát nước tốt, đất phù
sa v.v. được đóng vào túi bầu PE. Các túi bầu được xếp thành hàng trong nhà giâm
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam -5



hom, hàng cách hàng 5-6cm.
Cần phun mù nhiều lần trong ngày với thời gian ngắn. Ngày nắng thường 3060 phút phun một lần. Không để cho hom và giá thể bị khô hoặc bị úng nước, hom
bị thối. Nước tưới phải là nước giếng trong và sạch. Bảo đảm đủ ánh sáng và
thống khí cho nhà giâm hom.
Nếu giâm vào mùa hè, sau 2 tháng hom đã ra rễ và có thể cấy vào bầu mới
hoặc để nguyên bầu cho luyện hom. Nếu vào mùa thu, phải sau 3 tháng hom mới ra
rễ.
* Luyện hom
Nếu cây hom được cấy vào bầu mới, cần tưới giảm dần trong thời gian 20
ngày, sau đó đưa cây ra vườn ươm có giàn che. Nếu cây hom được giữ nguyên
trong bầu giâm hom, chỉ cần giảm tưới trong 2 tuần rồi đưa ra vườn ươm có giàn
che.
Giảm dần lượt tưới và giảm dàn che cho cây hom trong vòng 10-20 ngày cho
tới khi chỉ cần tưới 1 lần 1 ngày, Gặp thời vụ, cây hom có thể đem trồng.
III. Trồng rừng
1. Phương thức trồng rừng
Cây Sở có thể được trồng theo các phương thức sau đây:
– Trồng thuần loại.
– Trồng theo băng kết hợp với cây lâm nghiệp khác theo đường đồng mức:
băng Sở gồm 15-20 hàng Sở, băng cây lâm nghiệp gồm 2-3 hàng cây.
– Trên các dạng đất và địa hình cho phép, có thể trồng xen cây nơng nghiệp
trong 2-3 năm đầu. Trên đất xấu có thể gieo cốt khí (10kg hạt/ha) để che phủ đất.
– Đỉnh đồi cao có thể trồng xen cây lâm nghiệp; phần sườn đồi và chân đồi
trồng Sở.
2. Xử lý thực bì, làm đất cuốc hố
Sở có thể được trồng bằng phương thức gieo hạt thẳng, trồng bằng cây con
và cây hom. Các nguyên tắc cơ bản về xử lý thực bì, làm đất vuốc hố là:
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam -6



– Tuỳ theo dạng thực bì mà áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp: với dạng
thực bì thưa, cây bụi thấp khơng có khả năng chèn ép cây con thì để ngun khơng
cần xử lý; Thực bì cao, dày thì nên phát dọn rồi đốt.
– Cuốc hố dọc đường đồng mức, theo hình nanh sấu.
– Kích thước hốc: 30 x 30 x 30cm.
– Lấp hố trước khi trồng 20-30 ngày bằng lớp đất mặt.
– Nếu làm đất bằng cơ giới thì có thể áp dụng cày tồn diện, cày theo băng,
san bậc thang hoặc cày ngầm tuỳ theo điều kiện.
– Nên thực hiện bón lót 2-3kg phân chuồng hoặc 100g NPK hoặc 500g phân
vi sinh cho mỗi hố.
– Mật độ trồng: 1100 cây (hoặc hố gieo)/ha (cự ly 3x3m).
4. Trồng bằng phương pháp gieo hạt thẳng
– Mỗi hố gieo từ 2 đến 3 hạt, đặt hạt vào giữa hố, hạt nọ cách hạt kia từ 35cm, sau đó lấp một đất mịn phủ lên hạt với chiều dày 2-3cm.
– Sau một tháng phải kiểm tra hạt nảy mầm và dặm thêm nếu cần thiết.
– Sau 2-3 năm, cần tiến hành tỉa bỏ các cây xấu, cây sinh trưởng kém.
5. Trồng bằng cây con và cây hom
– Tiêu chuẩn cây con: cao 30-40cm, không cong queo sâu bệnh, không cụt
ngọn.
– Tiêu chuẩn cây hom: đã ra rễ và qua giai đoạn luyện hom ở vườn ươm.
– Cây được trồng vào những ngày trời mưa phùn (mùa xuân) hoặc đủ mưa
(mùa hè) ở các tỉnh phía Bắc hoặc mùa thu ở các tỉnh phía Bắc Trung bộ.
6. Chăm sóc bảo vệ
Thực hiện chăm sóc trong 4 năm đầu như sau:
– Năm thứ nhất: Cần tra dặm hạt (nếu là gieo hạt thẳng) hoặc cây con cho
các hố đã trồng. Tiền hành làm cỏ, vun gốc rộng 0,5m.
– Năm thứ 2,3 và 4: dọn thực bì, vun gốc cho cây, đường kính vun 0,5-0,6m
cho năm thứ và 3, và 1m cho năm thứ 4.
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam -7



– Bón thúc 3-5kg phân chuồng hoặc 100-200g NPK vào trước mùa mưa năm
thứ 3 cho mỗi hố trồng.
Bón thúc định kỳ, tỉa cành, tạo tán tròn đều cho cây trong những năm tiếp
theo.
Bảo vệ chống trâu bò phá hoại, đặc biệt là trong những năm đầu khi cây còn
nhỏ và sinh trưởng chậm. Chú ý phòng chống cháy rừng và sâu bệnh hại.

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam -8



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×