Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi tại các tỉnh phía Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.57 KB, 7 trang )

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi
I. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
1. Nhiệt độ: Nhiệt độ cần cho sự sinh trưởng của cây cam quýt từ 12 - 39 oC
nhiệt độ thích hợp nhất từ 23 - 29oC, nơi có nhiệt độ bình qn năm là 150C là trồng
được cam, quýt.
2. Nước: Lượng mưa hàng năm 1000 - 1500mm và phân bố đều là trồng
cam, quýt tốt.
3. Ánh sáng: Cam ưa ánh sáng đầy đủ, thiếu ánh sáng cây sinh trưởng kém,
khó phân hố mầm hoa, ít quả, dẫn đến năng suất thấp. Cường độ ánh sáng thích
hợp 10.000 - 15.000 lux.
4. Đất đai: Vùng có tầng đất dày > 1m, thốt nước tốt trong mùa mưa và có
mực nước ngầm thấp, độ PH 4 - 8 tốt nhất 5,5,- 6,5.
II. Kỹ thuật trồng
1. Thời vụ, chuẩn bị đất và trồng cây chắn gió.
a. Thời vụ trồng và cách trồng cây
- Thời vụ trồng:
Cây có có múi thường được trồng vào tháng 8 hoặc 9 khi đã lập thu cho đến
hết tháng 4 sang năm, tuy nhiên cũng có thể trồng được quanh năm nếu chủ động
nguồn nước tưới.
b. Chuẩn bị đất trồng:
Đất cần được phát quang, bừa nhỏ và phẳng, làm sạch cỏ dại, có thể trộn tro
trấu, phân chuồng hoai mục, xử lý đất bằng Carbofuran, Diazinon để trừ côn trùng
và vôi để ngừa bệnh.
c. Trồng cây chắn gió và che mát:
Cây có múi thích hợp ánh sáng tán xạ, do đó phải trồng cây che mát cho
cam, quýt bưởi , trồng cây chắn gió như xồi, các loại cây lấy gỗ xung quanh khu

Viện Nghiên cứu Giống cây trồng ĐH. Nông nghiệp 1 – Hà Nội - 1


vực trồng... để hạn chế sự thiệt hại do gió bão, sự lây lan của côn trùng, nấm bệnh.


2. Khoảng cách trồng và bón lót.
a. Khoảng cách trồng:
- Kích thước hố rộng 50 x 50 cm, sâu 40 cm. Đất xấu cần đào rộng hơn.
Có thể trồng dày để khai thác ở những năm đầu, khi cây giao tán thì tiến
hành đốn tỉa.
b. Bón lót:
- Bón phân lót cho 1 hố:
+ Phân chuồng: Từ 15 - 20 kg (Hoặc từ 3 - 5 kg phân vi sinh);
+ Vôi bột: 1 kg;
+ Lân (supe): Từ 1 - 1,5 kg;
+ Không sử dụng đạm cho thời kỳ trồng ban đầu.
Tất cả các loại phân trên trộn đều với lớp đất mặt bón xuống đáy tới ¾ hố.
Đất cịn lại lấp phủ trên mặt hố cao hơn mặt hố khoảng từ 10 - 20 cm để quá trình
tưới nước đất nén chặt bằng mặt hố là được. Cơng việc đào hố và bón lót phải làm
xong trước khi trồng khoảng 10 - 15 ngày.
3. Chăm sóc vườn cam quýt.
a. Chăm sóc sau khi trồng:
Tủ gốc, giữ ẩm: Rễ hấp thu dinh dưỡng đa số mọc cạn, mùa nắng nhiệt độ
cao sẽ ảnh hưởng xấu đến rễ, do đó cần tủ gốc giữ ẩm bằng rơm rạ, cỏ (cách gốc ít
nhất 20 cm). Ngồi ra, trong vườn cần duy trì thảm cỏ có rễ ăn cạn như rau trai để
giữ ẩm trong mùa nắng, làm thơng thống đất trong mùa mưa và giảm thiệt hại cho
cây trong mùa lũ. Nếu cỏ mọc cao nên cắt cỏ bớt (không xới gốc). Thường xuyên
giữ ẩm trong vịng 20 - 30 ngày để cây hồn tồn bén rễ và phục hồi. Sau đó tùy
thời tiết nắng mưa để chống hạn và chống úng cho cây. Mỗi lần bón phân phải tưới
nước để phân có thể hịa tan tạo điều kiện cho cây hấp thụ tốt hơn.
b. Cắt tỉa tạo hình:
Thường xuyên cắt tỉa cành già, cành vượt, cành sâu bệnh, cành mọc từ gốc
Viện Nghiên cứu Giống cây trồng ĐH. Nông nghiệp 1 – Hà Nội - 2



ghép để vườn cây thơng thống hạn chế sâu bệnh phát triển. Việc cắt tỉa cần được
tiến hành ngay từ khi trồng để có được hình dạng hợp lý (hình bán cầu) và thực
hiện theo quy trình sau:
+ Tạo cành cấp 1: Khi cây con đạt chiều cao từ 45 - 50 cm cần bấm ngọn để
tạo cành cấp 1. Chỉ để lại 3 - 4 cành cấp 1 phân bố tương đối đều về các hướng.
Các cành cấp 1 này phải chọn cành khỏe và thẳng, cách nhau 7 - 10 cm trên thân
chính và tạo với thân một góc từ 450 - 600 để khung tán đều và thoáng.
+ Tạo cành cấp 2: Khi cành cấp 1 dài từ 25 - 30 cm thì bấm ngọn để tạo
cành cấp 2. Thông thường trên mỗi cành cấp 1 ta chỉ giữ lại 3 cành cấp 2 phân bố
hợp lý về góc độ và hướng.
+ Tạo cành cấp 3: Khi cành cấp 2 dài từ 25 - 30 cm thì bấm ngọn để tạo
cành cấp 3. Đây chính là những cành tạo và mang quả cho những năm sau. Các
cành này phải khống chế để chúng không giao nhau và xắp xếp theo các hướng
khác nhau nhằm giúp cây quang hợp được tốt.
c. Bón phân:
- Thời điểm bón:
Tùy theo đất, giống và tình trạng dinh dưỡng của cây mà quyết định lượng
phân bón thích hợp, cần cung cấp đầy đủ đạm, lân, kali; bổ sung thêm phân hữu cơ
và vi lượng để cây đạt năng suất cao.
Giai đoạn mới trồng, có điều kiện cứ khoảng 15 ngày thì phun phân bón qua
lá 1 lần , chủ yếu là giai đoạn ra đọt và mang lá non. Cây từ 1 - 3 năm sau khi trồng
(cây chưa có quả - giai đoạn kiến thiết cơ bản) mỗi năm bón phân 4 lần vào tháng
2, tháng 5, tháng 8 và tháng 11.
+ Đợt bón tháng 2: Bón 100% phân hữu cơ + 40% phân đạm + 40% kali;
+ Đợt bón tháng 5: Bón 20% phân đạm + 20% kali;
+ Đợt bón tháng 8: Bón 20% phân đạm + 20% kali;
+ Đợt bón tháng 11: Bón 20% phân đạm + 20% kali + 100% lân + 100% vôi
bột.
Viện Nghiên cứu Giống cây trồng ĐH. Nông nghiệp 1 – Hà Nội - 3



Lượng bón phân mỗi cây
Năm trồng

Phân hữu cơ

Đạm Sunfat

Lân Supe

Kali

Vơi bột

(kg)

(gam)

(gam)

(gam)

(kg)

Năm thứ 1

30

350


500

500

1

Năm thứ 2

30

700

800

400

1

Năm thứ 3

50

800

1.200

600

1


- Cách bón phân cho cây:
+ Bón phân hữu cơ: Hằng năm, cần bón thêm phân hữu cơ hoai mục cho cây
nhằm vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây, vừa giúp đất tơi xốp, giúp bộ rễ cây phát
triển tốt. Đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng 30
- 40 cm, sâu 20 - 25 cm. Rải phân, lấp đất và tưới nước giữ ẩm. Hoặc có thể đào 3
rãnh theo hình vành khăn xung quanh tán để bón, năm sau bón tiếp phần cịn lại.
+ Bón phân vô cơ: Khi đất ẩm cần dải phân lên mặt đất theo hình chiếu của
tán cánh xa gốc từ 20 - 30 cm. Sau đó tưới nước để hịa tan phân cho cây hấp thụ.
Để cung cấp thêm vi lượng cho cây, có thể bón thêm phân qua lá như HVP,
Komix... vào giai đoạn cây ra lá non và khi trái bắt đầu phát triển nhanh, mỗi lần
phun cách nhau 10-15 ngày, phun 4-5 lần/vụ.
Cần bón vơi hàng năm với lượng 200-500kg/ha/năm có thể bón đến 1
tấn/ha/năm.
4. Kỹ thuật xử lý ra hoa.
Dùng biện pháp xiết nước để kích thích cây ra hoa:
- Sau thu hoạch, cắt tỉa cành bị sâu bệnh, cành vơ hiệu và bón phân để cây
phục hồi sau mùa cho quả.
- Rút khô nước trong mương vườn và ngưng nước để tạo “sốc” cho cây.

Viện Nghiên cứu Giống cây trồng ĐH. Nông nghiệp 1 – Hà Nội - 4


- Thời gian xiết nước kéo dài khoảng 3 tuần đến khi thấy lá hơi héo thì cho
nước vào mương cách mặt đất 20-30cm trong 12 giờ, sau đó rút bớt nước ra cịn
cách mặt liếp 50-60 cm để khơng làm rễ cây bị tổn hại.
- Tưới nước, bón phân đầy đủ thúc cây sớm ra đọt và nụ hoa. Nếu dùng thêm
KNO3 (0,5-1%) kết hợp với Atonik, thời gian xiết nước sẽ rút ngắn hơn.
Lưu ý: Chỉ nên xiết nước đối với vườn cây trên 3 năm tuổi và thời gian xiết
nước không quá 20 ngày để kéo dài tuổi thọ và thời kỳ kinh doanh của cây có múi.
5. Phòng trừ sâu bệnh hại cho cam, quýt:

* Sâu vẽ bùa:
Sâu vẽ bùa phá hại quanh năm nhất là khi xuất hiện các dợt lộc từ tháng 4
đến tháng 10. Sâu non phá hại lá non và tạo điều kiện cho bệnh loét cam xâm
nhập.
- Phòng trừ:
Phun cho các đợt lộc của cây từ 1 - 2 lần bằng thuốc Sumisizin0,1%, Decis
0,1%, Sherpa0,1%, Padan 0,1 - 0,2%.
* Nhện đỏ:
Hoạt động quanh năm, nhiều nhất là mùa đông và mùa xuân phá hại cành lá
non và quả.
- Phòng trừ:
Dùng Lưu huỳnh vôi (vụ hè thu: 0,2 - 0,3 0 Bô mê, Vụ xuân 0,5 - 10 Bô mê,
Kentan 0,1%, Danitol - S 50EC 0,1%) .
* Sâu đục cành:
Sâu bắt đầu phá từ cuối tháng 5 và tháng 6, trên một cây có thể có hàng chục
con sâu đục cành, nếu 2 - 3 năm liền bị hại thì cây sẽ mau chết.
- Phòng trừ :
+ Diệt trưởng thành: Dùng vợt để bắt khi chúng bắt đầu vũ hoá, dùng rơm rạ,
Ofatox 0,1% quấn chặt thân cây và cành cây to, khi xén tóc chui ra gặp thuốc sẽ
chết.
Viện Nghiên cứu Giống cây trồng ĐH. Nông nghiệp 1 – Hà Nội - 5


+ Trừ sâu non: Căn cứ vào lỗ đùn phân dùng dây kẽm hoặc dây mây luồn
vào diệt sâu non trong lỗ, hoặc dùng ống tiêm bơm thuốc Ofatox hoặc Simisizin
pha nồng độ 1/200 hoặc 1/100 vào đường hầm của sâu non rồi dùng đất sét bịt kín
lỗ lạị
* Rầy chổng cánh:
Đây là môi giới truyền bệnh vàng lá cam, một bệnh nguy hiểm trong sản xuất
cam quýt hiện naỵ

- Phòng trừ:
Dùng Bassa 50EC (0,2%), Appland - Mipcin (0,2%), Shreol (0,2%0 phun
cho các đợt lộc của cây, mỗi đợt lộc 2 lần (lần đầu khi cây phát lộc, lần 2 khi lộc ra
rộ).
* Bệnh loét:
Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas Citri gây rạ Gây hại lá, cành, quả, gaị Lá bị
loét nặng sẽ mau rụng, quả bị bệnh có thể bị rụng , nhưng phần lớn các quả bị bệnh
dễ thốị
- Phòng trừ:
+ Làm vệ sinh vườn ươm, vườn sản xuất cam, cắt bỏ các cành bị bệnh đem
đốt. + Diệt sâu vẽbùa trong các tháng mùa hè để tránh vi khuẩn xâm nhiễm theo vết
đục của sâu non.
+ Phun thuốc Boocđơ 1%, Zineb 0,5 - 1%.
+ Ngồi ra cam qt cịn có một số loại sâu bệnh hại khác như: Sâu nhớt,
nhện trắng, bọ xít xanh vai nhọn, ngài chích hút, sâu xanh cuốn lá, châu chấu, sâu
hại hoa, các loại rệp, rầy xám, ruồi vàng...
Bệnh hại cam quýt có bệnh sẹo cam, quýt, bệnh thối nâu, bệnh thâm quả,
bệnh muội đen, bệnh Virút./.
6. Thu hoạch và bảo quản.
Cam, quýt từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 8-10 tháng, tùy theo giống,
phương pháp nhân giống, tuổi cây, tình trạng sinh trưởng,…thời gian thu hoạch
Viện Nghiên cứu Giống cây trồng ĐH. Nông nghiệp 1 – Hà Nội - 6


phải có nắng khơ ráo, khơng nên thu quả sau mưa hoặc có mù sương nhiều vì trái
dễ bị ẩm thối. Quả thu xong cần dể nơi thống mát, khơng nên tồn trữ quá 15 ngày
sẽ giảm giá trị thương phẩm.
Lưu ý:
1. Năng suất, chất lượng của cây phụ thuộc vào chế độ chăm sóc của bà con.
2. Khi gặp thời tiết bất lợi có thể sẽ gây ra một số hiện tượng không mong muốn

làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
3. Để tăng hiệu quả khinh tế, bà con nên trồng xen canh với 1 số loại cây như: đu
đủ, cây họ đậu, rau màu.

Viện Nghiên cứu Giống cây trồng ĐH. Nông nghiệp 1 – Hà Nội - 7



×