Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

So sánh đặc điểm câu văn trong truyện ngắn hồ anh thái và truyện ngắn nguyễn việt hà luận văn thạc sỹ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.69 KB, 112 trang )

1

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

Lê thị lan hơng

So sánh đặc điểm câu văn trong truyện
ngắn hồ anh thái và truyện ngắn
nguyễn việt hà
CHUYÊN NGàNH: NGÔN NGữ HọC
MÃ số: 60.22.01

LUậN VĂN THạC Sĩ NGữ VĂN
Ngời hớng dẫn khoa học:
gs. ts. đỗ thị kim liên

Vinh - 2011


2

Mục lục
Trang
Mở đầu............................................................................................................. 3
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 3
2. Mục đích, đối tợng, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................. 4
3. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 5
4. Phơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 9
5. Đóng góp của đề tài .................................................................................... 9
6. Bố cục luận văn ........................................................................................... 9


Chng 1. Gii thuyt xung quanh đề tài
1.1. Ngơn ngữ truyện ng¾n và truyện ng¾n ca H Anh Thỏi, truyn ngắn ca
Nguyn Vit Hà.............................................................................................. 11
1.2. Hồ Anh Thái – Ngun ViƯt Hµ tác giả - tỏc phm ............................... 16
1.3. Xung quanh vấn đề định nghĩa c©u ........................................................ 20
1.4. Quan niệm về câu đơn – câu ghép hiện nay ........................................... 24
1.5. Tiểu kết chương 1 .................................................................................. 25
Chng 2. So sỏnh đặc điểm cõu vn trong truyn ng¾n của Hồ Anh Thái
và truyện ng¾n của Nguyễn Việt H xét về cấu tạo
2.1. Thng kờ định lợng............................................................................... 27.
2.2. Đặc điểm câu văn trong truyện ngắn của Hồ Anh Thái xét về mặt cấu
tạo................................................................................................................... 29
2.3. Đặc điểm câu văn trong truyện ngắn của Nguyễn Việt Hà xét về mặt cu
to........................................ .......................................................................... 52
2.4. So sánh những điểm tơng ng v khác biệt về cấu tạo câu văn trong
truyện ngắn của Hồ Anh Thái và Nguyễn Việt Hà ....................................... 70
2.5. Tiểu kết chương 2 ...................................................................................75
Chương 3. So sánh đặc điÓm câu văn trong truyện ngắn của Hồ Anh Thái
và truyện ngắn của Nguyễn Việt Hà xét theo mục đích phát ngơn


3

3.1. Thống kê định lợng ............................................................................... 77
3.2. c im cõu văn trong truyện ngắn của Hồ Anh Thái xét theo mục đích
phát ngơn ....................................................................................................... 80
3.3. Đặc điểm câu văn trong truyện ngắn của Nguyễn Việt Hà xét theo mục
đích phát ngụn ............................................................................................. 101
3.4. So sánh những điểm tơng ng v khác biệt về mục đích phát ngơn trong
truyện ngắn của Hồ Anh Thái và truyện ngắn của Nguyễn Việt

Hà ......................................................................................................................
117
3.5. Tiểu kết chương 3 ................................................................................ 122
KÕt ln ...................................................................................................... 124
Tµi liƯu tham khảo ..................................................................................... 128

M ầu


4

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Hồ Anh Thái và Nguyễn Việt Hà là hai cây bút xuất hiện sớm, để
lại dấu ấn sâu đậm trong văn xuôi đương đại Việt Nam. Tuy mỗi người có
phạm vi đề tài khác nhau, thể loại và số lượng tác phẩm khác nhau song họ đã
đem đến cho văn học một luồng sinh khí mới với những tác phẩm được viÕt
bằng văn phong mới, cảm hứng mới và cả những nội dung mới.
Tìm hiểu truyện ng¾n của Hồ Anh Thái, ta có thể bắt gặp ở ơng một lèi
viÕt riªng, hay nói chính xác hơn ơng ®· tạo một dịng riêng giữa nguồn văn
xuôi đương đại. Hồ Anh Thái đã đi sâu vào khai thác diễn biến tâm lý nhân
vật, ngôn ngữ độc thoại xen lẫn ngôn ngữ đối thoại, lời tác giả lẫn vào lời
nhân vật. Với cách tổ chức câu văn phong phú và đa dạng, tác giả đã tạo dựng
hình ảnh của những cảnh người, kiếp người trong từng thời im khỏc nhau.
Bởi thế, chúng tôi tìm hiểu đặc điểm câu văn trong truyện ngắn Hồ Anh Thái
để khẳng định đóng góp của ông trong quá trình phát triển, đổi mới của văn
học nớc nhà, cũng nh sự đóng góp trên phơng diện ngôn ngữ.
Tỏc gi Nguyn Vit H bc vo vn hc vi mt lot truyn ngn đÃ
gây đợc tiếng vang trong dòng văn học đơng đại Việt Nam. Qua lối viết văn linh
hoạt, giàu tính hài hớc tác giả đà biểu hiện rõ những mặt trái chiều đang diễn ra
trong xà hội. Với cách tổ chức, sắp xếp những câu văn rất riêng, mô hình câu của

Nguyễn Việt Hà đà biểu hiện sự xâm nhập mạnh mẽ giữa các lĩnh vực của đời
sống xà hội. Tìm hiểu về đặc điểm câu văn trong truyện ngắn Nguyn Vit H để
góp phần khẳng định tác giả đà mang đến cho nền văn học hậu hiện đại một
tiếng nói riêng, một phong cách viết văn độc đáo, hấp dẫn.
1.2. T×m hiĨu ®Ỉc ®iĨm câu văn trong truyện ngắn của Hồ Anh Thỏi và
Nguyn Vit H l một công việc cần thiết chứa đựng những cái mới mẻ, độc
đáo, kh¸c biƯt ở hai nhà văn trẻ đầy tài năng này. Với lý do trên, chúng tôi
chọn đề tài “So sánh đặc điểm câu văn trong truyện ngắn Hồ Anh Thái và


5

trun ng¾n Nguyễn Việt Hà” với hy vọng góp thêm một cái nhìn khái qt
và tồn diện hơn về phong cách ngơn ngữ của hai tác giả.
2. Mục đích, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua kết quả khảo sát – miêu tả theo hướng so sánh câu văn trong
truyện ngắn Hồ Anh Thái và Nguyễn Việt Hà về cấu tạo và mục đích phát
ngơn, luận văn nhằm góp phần nêu ra những điểm tương đồng và khác biệt về
câu văn trong ngôn ngữ truyện ngắn của hai nhà văn trẻ này, đồng thời khẳng
định đóng góp của họ đối với sự phát triển ngơn ngữ truyện ngắn Việt Nam
đương đại.
2.2. Đối tượng nghiên cứu.
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi lựa chọn đối tượng khảo sát
nghiên cứu như sau:
a. 10 truyện ngắn tiêu biểu của Hồ Anh Thái được in trong tập Nói
bằng lời của mình do nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản năm 2007. (§ể tiện
theo dõi chúng tơi đánh số La Mã theo quy íc)
I(1) – Hå Anh Th¸i
I(2)- Ngun ViƯt Hµ

I(1)

Những cuộc kiếm tìm

II(1) Nói bằng lời của mình
III(1) Những cuộc săn đuổi
IV(1) Sao anh không đến
V(1)

Mảnh vỡ của đàn ông

VI(1) Cuộc đổi chác
VII(1) Đến muộn
VIII(1) Kiếp người đi qua.
IX(1)

Thi nhân.


6

X(1)

Tiếng thở dài qua rừng Kim Tước

b. 10 truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Việt Hà trong tập truyện
Của rơi – Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội, 2004 (trong khuôn khổ luận văn này,
các tác phẩm đợc chúng tôi đánh số trang theo tài liệu su tầm). Bao gm:
I(2) Người thi hộ
II(2) Mối tình đầu

III(2) Mùa xuân nấc thầm
IV(2) Mưa vào ngày cưới
V(2) Mãi không tới núi
VI(2) Của rơi
VII(2) Những trang báo ma quái
VIII(2) Biển lạ
IX(2) Mắt của mưa
X(2)

Thật bồ đoàn

2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đặt ra những nhiệm vụ sau:
a. Thống kờ, phân loại cõu vn trong truyn ngn H Anh Thỏi v
Nguyn Vit H từ đó đi sâu phân tích chóng về cấu tạo.
b. Phân tích, so sánh câu văn trong truyện ngắn Hồ Anh Thái và truyện
ngắn Nguyễn Việt Hà về mục đích phát ngơn.
c. Rút ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa câu văn truyện ngắn
của hai tác giả về cấu tạo vµ mục đích phát ngôn.
3. Lịch sử vấn đề
3.1. Lịch sử nghiên cứu về truyện ngắn Hồ Anh Thái và câu văn
trong truyện ngắn của tác giả
Hồ Anh Thái là một trong số những cây bút tiêu biĨu của dịng văn học


7

đương đại Việt Nam. Với những chiêm nghiệm chắt lắng của một cuộc đời
sau 30 năm cầm bút, những tác phẩm của ông thực sự đã thu hút được sự chú
ý của nhiều thế hệ bạn đọc. Bởi thế những bài viết, những cơng trình nghiên

cứu xoay quanh sáng tác của ông là đa diện.
Trong bài viết Giễu nhại những thị dân, tác giả Nguyễn Vĩnh
Nguyên khi bình luận về tập truyện ngắn Bèn lèi vào nhà cười của Hồ Anh
Thái nhận xét: “... Những dịng thác ngơn từ tn lên giấy ồ ạt không bị giới
hạn bởi những quy chuẩn mực thước (...), nét độc đáo đặc sắc đậm chất Hồ
Anh Thái trong việc lạ hoá cách diễn đạt trên 3 phương diện: Lối nói liệt kê,
bổ sung, tăng cấp, lèi nói nhấn mạnh và lèi nói bình dân thông tục. (...) Hồ
Anh Thái đang đùa nghịch với ngôn ngữ. Trong bàn tay anh ngôn từ trở nên
ngồn ngộn sức sống, linh hoạt và phong phú (Xem Giễu nhại những thị dân,
31, tr.221- 223)
Khi bàn về phong cách đa dạng của Hồ Anh Thái, tác giả Võ Anh
Minh đã nhận xét: “Qua giọng điệu trần thuật của Hồ Anh Thái, không chỉ
thấy thực tế đời sống được phơi bày, mà cịn thấy thái độ của anh trước đó,
giọng điệu hiện thực lạnh lùng là sự nghiêm khắc trước cái xấu, cái ác; giọng
điệu hài hước là sự cười cỵt để thức tỉnh nhiều thói xấu đáng chê cười; giọng
điệu tâm tình, cảm thương là tấm lịng đồng cảm sẻ chia trước những thân
phận, trước những nỗi đau và sau tất cả là những chắt lắng Hồ Anh Thái rút ra
từ đời sống qua giọng điệu triết lí đầy ưu tư với hạt nhân cơ bản của nó là
những vấn đề về con người”. (Vâ Anh Minh, Dòng chảy Hồ Anh Thái, 32,
tr.272-273).
Trong bài viết Hồ Anh Thái, người mê chơi cấu trúc, PGS Nguyễn
Đăng Điệp cho rằng “trong văn học, giọng điệu khơng tự nhiên mà có. Nó
phải là một hiện tượng nghệ thuật được tổ chức công phu chặt chẽ. Bản thân
giọng điệu là một tổ hợp trong một tổ hợp hoàn chỉnh lớn hơn là tác phẩm.


8

Việc tạo nên giọng điệu trong tác phẩm vì thế cũng phải tuân theo cách tổ
chức cấu trúc nghệ thuật của nhà văn. Sự thay đổi giọng điệu trong tác phẩm

của Hồ Anh Thái cho thấy anh là người không muốn lặp lại mình..” (30,
tr.345).
Ngồi ra, chóng ta cßn kể đến một số luận văn thạc sỹ, khoá luận tốt
nghiệp của các học viên cao học cũng như sinh viên đi vào nghiên cứu truyện
ngắn Hồ Anh Thái dưới góc độ ngôn ngữ như: Nguyễn Thị Diệp Anh (2009),
Đặc điểm ngữ nghĩa lời chuyển thuật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái; Hoàng
Thị Thúy Hằng (2007), Những cách tân trong văn xuụi H Anh Thỏi...
Nhng đề tài trên ó xem xột truyện ngắn Hồ Anh Thái trên bình diện
ngơn ngữ học, tuy nhiên vẫn chưa bao quát hết được các đặc điểm ngơn ngữ
trong truyện ngắn Hồ Anh Thái. V× vËy, chúng tơi mong muốn góp một cái
nhìn tồn diện hơn về ngơn ngữ truyện ngắn Hồ Anh Thái trên bình diện câu
văn xét cả về cấu tạo và mục đích nói, đặt trong sự đối sánh với câu văn trong
truyện ngắn của Nguyễn Việt Hà.
3.2. Lịch sử nghiên cứu về truyện ngắn và câu văn trong truyện
ngắn của tác giả Nguyễn Việt Hà
Nguyễn Việt Hà là cây bút xuất sắc thuộc thế hệ những người không trải
qua chiến tranh. Trên con đường sáng tác văn chương của mình, ơng ln tìm
kiếm một lối viết mới để tạo cho mình một diện mạo mới giữa lịng cơng chúng.
Bàn về phong cách của Nguyễn Việt Hà, nhà phê bình Nguyễn Chí
Hoan cho rằng: “Đó là một phong cách rõ ràng biểu hiện nổi bật trong hai đặc
thù về hình thức văn chương: Thứ nhất, đó là sự độc đáo của từng câu văn,
mỗi câu văn ở đây đều hiển nhiên mang một “bộ gen”của cái đặc thù phong
cách này, nghĩa là mỗi câu ở đây đều mang cái âm hưởng của giọng nói của
một con người cụ thể, các câu ở đây thực sự là các phần tử hình thành một
thiên truyện; đặc tính của các câu này như một nguyên tắc cấu trúc dÉn đến


9

đặc thù thứ hai là thuật kể chuyện cña tác giả đồng thời cũng là cấu trúc của

câu chuyện.....Toàn bộ những đặc tính cấu trúc trên đây là xuất phát từ / dựa
vào các câu văn, từng câu văn giống như thể con mắt của con chuồn chuồn
tạo nên bởi những con mắt nhỏ hơn sắp xếp bên trong một trật tự chặt chẽ...
Trong mơ hình câu của Nguyễn Việt Hà biểu hiện một đặc tính khác của thời
hiện đại: sự xâm nhập lẫn nhau ngày càng mạnh mẽ hơn giữa các lĩnh vực đời
sống xã hội. (Người Hà Nội, số 52, ngày 24/12/2004. http:// evan.vneps.net/
New/phe- b...4/12/3B9A446 ).
Văn chương của Nguyễn Việt Hà đã thực sự đổi mới không chỉ ở nội
dung mà ngay trong cách biểu hiện. Một nhà xuất bản nhận xét: “Văn chương
của Nguyễn Việt Hà hấp dẫn giới trẻ. Có lẽ, về mặt hình thức - cái vỏ ngôn từ
ấy mang lại ấn tượng cởi mở và hội nhập hiện đại. Mặt khác nội dung của nó
với những tấn kịch “tự lột mặt nạ” chứa đựng một mối mâu thuẫn cũng hiện
đại nốt. Mối mâu thuẫn giữa hình thức với nội dung (...) Tất cả, đó là một vẻ
đẹp phong phú và nhất quán mà hiếm hoi văn chương đã tạo dựng được trong
bối cảnh mà các chuyên gia mệnh danh là cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa
hiện đại”. (Người Hà Nội, số 52, ngày 24/12/2004. http:// evan.vneps.net/
New/phe- b...4/12/3B9A446 ).
Tác giả Mai Văn Phấn nhận xét: “Đọc Nguyễn Việt Hà ngỡ ơng ở
cạnh mình, nghe mình từng hơi thở, đọc được ý nghĩ, bóc mẽ đến tận cùng cái
khốn nạn của thằng người đang bập bềnh trong dịng đời ơ tạp, trơ lì đến mức
khơng thể trơ lì hơn. Tơi từng mất ngủ bởi những chi tiết tưởng chừng như vơ
tình thoảng qua trong trang viết của ơng. T«i thấy được an ủi, bị lục vấn, bị
hắt nước vào mặt...Tôi phải ngồi dậy, cởi bỏ mặt nạ, soi gương, thèm cười
vang, muốn thét lớn. Dù Nguyễn Việt Hà có quan niệm truyện ngắn là bản
nháp của tiểu thuyết nhưng những trang viết của ông là quan niệm thẩm mĩ


10

riêng biệt, những trải nghiệm đời sống chỉ ông mới có, khơng cố tình răn dạy,

khơng áp đặt..” ( Nguồn: Mai Van Phan. com)
Nhỡn chung, bài viết tìm hiểu truyện ng¾n Nguyễn Việt Hà chỉ mới
dừng lại ở những nhận định mang tính khái quát, hoặc đi sâu vào phân tích
nhân vật mµ chưa có một cơng trình nào đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm câu
văn cđa «ng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng các phương
pháp sau đây:
4.1. Phương phỏp thng kờ phõn loi: Chúng tôi đà thống kê đợc
1827 câu văn trong truyện ngắn Hồ Anh Thái và 1826 câu văn trong truyện
ngắn Nguyễn Việt Hà c dựng lm ng liu miêu tả.
4.2. Phng phỏp phõn tớch miờu t: Chúng tôi còn sử dụng phơng
pháp phân tích, miêu tả câu trong tiểu nhóm về cấu trúc và ý nghĩa.
4.3. Phng phỏp so sỏnh: Chúng tôi còn sử dụng phơng pháp so sánh
nhằm phát hiện ra những điểm tơng đồng và khác biệt trong cách sử dụng câu
văn của hai tác giả.
5. §ãng gãp của đề tài
§Ị tài So sánh đặc điểm câu văn trong truyện ngắn Hồ Anh TháiSo sánh đặc điểm câu văn trong truyện ngắn Hồ Anh Thái
và truyện ngắn Nguyễn Việt Hà l đề tài đầu tiên tìm hiểu tương đối đầy
đủ đặc điểm câu văn trong truyện ngắn Hồ Anh Thái và Nguyn Vit H. Qua
so sánh, đề tài ch ra s tương đồng và khác biệt giữa câu văn trong truyện
ngắn của hai tác giả về hình thức cấu tạo vµ mục đích phát ngơn.
6. Bố cục luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kÕt qu¶ cña luận
văn gồm 3 chương:
Chương I: Một số giới thuyết xung quanh đề tài


11


Chng II: So sỏnh đặc điểm cõu vn trong truyn ngắn Hồ Anh Thái
và truyện ngắn Nguyễn Việt Hà về mặt cấu t¹o
Chương III: So sánh đặc điểm câu văn trong truyện ngắn Hồ Anh Thái
và Nguyễn Việt Hà xét về mục đích phát ngơn.


12

Ch¬ng 1
NHỮNG GIỚI THUYẾT XUNG QUANH ĐỀ TÀI
1.1. Ngơn ngữ truyện ngắn
1.1.1. Khái niệm truyện ngắn
Bàn về truyện ngắn có nhiều hướng ý kiến khác nhau
Trong Từ điÓn văn học truyện ng¾n được định nghĩa: Hình thức tự sự
loại nhỏ, truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ hơn, tập trung
mô tả một mảng của cuộc sống, một biến cố hay vài biến cố xảy ra trong một
giai đoạn nào đó của đời sống nhân vật, thể hiện một khía cạnh nào đó của
vấn đề xã hội. Cốt truyện thường diễn ra trong một khoảng thời gian hạn chế.
Kết cấu của truyện ngắn cũng không chia thành nhiều tuyến phức tạp.
Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liỊn một mạch, đọc một hơi khơng nghỉ
nên đặc điểm của truyện ngắn là có tính ngắn gọn để thể hiện nổi bật tư
tưởng chủ đề, khắc họa nét tính cách nhân vật, viết truyện phải có trình độ
điêu luyện, biết mạnh dạn tỉa tót và dồn nén. Do đó trong khn khổ ngắn
gọn, những truyện ngắn thành cơng có thể đựợc biểu hiện những vấn đề xã
hội có tầm khái quát rộng lớn [26, tr. 10].
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, truyện ngắn được coi là “Tác
phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung thể loại truyện ngắn bao trùm hÇu hÕt các
phương diện của đời sèng, viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi
không nghỉ”. [11, tr. 134].
Trong Lớ lun vn hc, Trần Đình Sử cho r»ng: Truyện ng¾n là hình

thức ngắn của tự sự, khn khổ ngắn nhiều khi làm cho truyện ngắn có vẻ
gần gũi với các hình thức truyện kể dân gian như truyện cổ, truyện cười,
hoặc gÇn với những bài kí ngắn. Nhng thc ra khụng phi, nú gần vi tiu
thuyết hơn cả bởi là hình thức tự sự tái hiện cuộc sèng đương thời. Nội dung


13

thể loại truyện ngắn có thể khác nhau: Đời tư, thế sự hay sử thi nhưng cái
độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn có thể kể về cả cuộc đời hay một đoạn
đời, một sự kiện hay một chốc lát trong cuộc sống nhân vật, nhưng cái chính
của truyện ngắn không phải ở hệ thống sự kiện mà ở cái nhìn tự sự với cuộc
đời. [21, tr. 397].
NÕu truyện vừa là thể loại văn xi tự sự có dung lượng cỡ trung
bình, có vị trí đắc lực trong việc tái hiện các tấm gương anh hùng, các sự
kiện có ý nghĩa lớn của đời sống thì truyện ngắn là hình thức tự sự cỡ nhỏ.
Nội dung thể loại truyện ngắn có thể rất khác nhau: đời tư, thế sự hay sử thi
nhưng cái độc đáo của nó là dung lượng ngắn.
Truyện ngắn nói chung khơng phải vì truyện của nó ngắn, mà vì cách
nắm bắt cuộc sống của thể loại. Tác giả truyện ngắn thường hướng tới khắc
họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay
đời sống tâm hồn con người. Chính vì vậy trong truyện ngắn thường rất ít
nhân vật, ít sự kiện phức tạp.
Nếu nhân vật chính của tiểu thuyết thường là một thế giới thì nhân
vật truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới. Truyện ngắn thường không
nhằm tới việc khắc họa những tính cách điển hình có cá tính và nhiều mặt
trong tương quan với hồn cảnh. Nhân vật truyện ng¾n thường là hiện thân
cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của
con người. Do đó truyện ngắn lại có thể mở rộng diện nắm bắt các kiểu loại
nhân vật đa dạng của cuộc sống, những kiểu loại mà trong tiểu thuyết thường

hiện ra thấp thoáng trong các nhân vật phụ.
Là thể loại tự sự, truyện ngắn cũng như truyện vừa, truyện dài hiện đại
đều ít nhiều mang tính đặc tính tư duy tiểu thuyết. Tuy nhiên khác với truyện
vừa, truyện dài, vốn là những thể loại mà quy mơ cho phép chiếm lĩnh đời
sống trong sự tồn vẹn đầy đủ của nó, truyện ngắn thường khắc họa một hiện


14

tượng, một đặc tính trong quan hệ con người, hay đời sống tâm hồn con
người.
Cốt truyện của truyện ngắn có thể là nổi bật hấp dẫn nhưng chức
năng nói chung của nó là nhận ra một điều gì. Cái chính của truyện ngắn là
gây ấn tượng sâu đậm về cuộc đời và tình người. Kết cấu của truyện ngắn
khơng chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến mà thường được xây dựng trên
nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng. Bút pháp trần thuật của truyện ngắn
thường chấm phá. Yếu tố quan trọng nhất của truyện ngắn là các chi tiết cơ
đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý tạo cho tác phẩm
nhiều chiều sâu chưa nói hết. Truyện ngắn rất gần gũi với đời thường, xúc
tích, dễ đọc, có tác dụng ảnh hưởng kịp thời trong đời sống.
Tuy nhiên với truyện ngắn, mức độ dài ngắn chưa phải là đặc điểm
để phân biệt truyện ngắn với tác phẩm tự sự khác. Truyện ngắn thời trung đại
cũng rất ngắn gọn nhưng không phải là truyện ngắn như cổ tích, truyện
cười...Truyện ngắn hiện đại khác hẳn. Đó là kiểu tư duy khá mới, vì vậy nói
chung truyện ngắn đích thực xuất hiện muộn trong lịch sử văn học.
Từ ý kiến của những nhà nghiên cứu, chúng ta có thể tóm lược những
đặc điểm chính về truyện ngắn như sau:
- Truyện ngắn là hình thức tự sự cỡ nhỏ, có thể từ vài trang đến vài
chục trang.
- Truyện ngắn không nhằm phác họa một số tính cách điển hình, trọn

vẹn mà tập trung vào một biến cố, một sự kiện, một mảng đời nào đó và tất
cả được tập trung trong một khoảng không gian nhất định.
- Nhân vật truyện ngắn rất đa dạng về nghề nghiệp, hồn cảnh gia
đình và thường hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội
hoặc trạng thái tồn tại của con người.
- Cốt truyện của truyện ngắn có chức năng chính là gây ấn tượng sâu


15

đậm về tình đời, tình người.
- Bút pháp trần thuật thường là chấm phá. Yếu tố quan trọng nhất của
truyện ngắn là chi tiết có dung lượng lớn và hành văn mang ẩn ý tạo cho tác
phẩm chiều sâu chưa nói hết. Với những đặc điểm này thể loại truyện ngắn
đã có một vị trí quan trọng trong lịng cơng chúng. Truyện ngắn trở nên gần
gũi quen thuộc với nhiều thế hệ bạn đọc và có tác động khơng nhỏ n i
sng con ngi.
1.1.2. Đặc điểm ngụn ng truyn ngn
Nh văn Nga, M.Gorki phát biểu: “Muốn học viết phải bắt đầu từ
truyện ngắn, bởi viết truyện ngắn nó luyện cho tác giả phải biết tiết kiệm từ
ngữ, biết cách viết cô đọng”.
Ngôn ngữ truyện ngắn là ngôn ngữ nội tại tức là ngôn ngữ miêu tả và
đối thoại. Ngôn ngữ truyện ngắn chứa đựng nhiều giọng điệu, nhiều phong
cách khác nhau xen lẫn. Chúng thường không tồn tại riêng lẻ mà hòa hợp,
đan cài vào nhau. Mỗi từ, mỗi câu trong truyện ngắn phải tự mơ tả lấy mình,
phải đẹp, phải linh hoạt giống như một sinh thể phải sống, phải cựa quậy để
mà tồn tại. Đó là kiểu ngơn ngữ tự đối thoại, tự tranh luận hay nói cách khác
là ngôn ngữ lưỡng lự nước đôi khiến cho truyện ngắn hiện đại là truyện
ngắn của những khả năng.
Nhà văn Ma Văn Kháng nói: “Câu chữ tiêu dùng cho một truyện

ngắn là cả một sự nỗ lực to lớn và...như nó là yếu tố quyết định thành bại
của một truyện ngắn. Truyện ngắn hay ở văn. Ai đó đã nói và tơi nhận ra
đúng vậy. Bởi vì có những truyện ngắn, nội dung câu truyện hầu như khơng
có gì là quá ư đặc sắc mà sao đọc xong cứ mê li là thế. Nào! Câu chữ đã hút
hồn ta đấy”. Đặc điểm của truyện ngắn là xúc tích, dễ đọc, gần gũi với đời
sống hàng ngày. Có những câu truyện khơng có cốt truyện nhưng nó có sức
sống rất lâu trong suy nghĩ người đọc bởi chính khả năng sử dụng ngôn từ


16

của nhà văn, có những ngơn từ đã thực sù sống, cựa mình trong trang văn
ám ảnh người đọc, buộc họ phải trăn trở, day dứt, tìm tịi và khám phá.
Nhà văn Ngun Ngọc khi nói về ngơn ngữ truyện ngắn đã phát biểu:
“Truyện ngắn nào của Tsêkhôp cũng làm giàu đời sống tinh thần của ta vì
chúng đánh thức dậy ở ta ý thức ham muốn, “giác ngộ” về sự việc phân vân,
đắn đo hoặc nói như các nhà hiền triết Phương Đơng biết tìm cái có trong
cái khơng, cái khơng trong cái có”.
Ta có thể thấy rằng ngơn ngữ trong truyện ngắn dù là độc thoại hay
đối thoại thì khả năng mở của nó là rất lớn, với cách hành văn mang đầy ẩn
ý của nhà văn tạo cho tác phẩm có chiều sâu. Như Nguyễn Đình Thi khẳng
định: “Chữ trong văn xi cần có men”. Chính cái chất men càng độc đáo,
sáng tạo thì dư vị tác phẩm càng hấp dẫn. Bởi vậy mỗi nhà văn cần phải tạo
cái chất “men” cho riêng mình, để có thể tự làm mới mình trên những trang
viết.
Dưới cái nhìn về ngơn ngữ truyện ngắn ta có thể nhận thấy một số đặc
điểm cơ bản sau:
- Kết cấu truyện ngắn: Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ nên kết
cấu truyện ngắn không chia thành nhiều tầng tuyến, thường được xây dựng
trên nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng.

- Chủ đề truyện ngắn: Nội dung thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết
các phương diện của đời sống.
- Nhân vật trong truyện ngắn: Thường được miêu tả toàn diện từ ngoại
hình, nội tâm đến ngơn ngữ.
- Giọng điệu truyện ngắn: Giọng điệu truyện ngắn thường là lời văn kể
về một cái gì đó trong cuộc sống khách quan bên ngồi. Nhà văn đóng vai
trị là người chứng kiến kể lại nên lời văn thường dùng hình thức văn xi
có vần, có nhịp.


17

1.2. Hồ Anh Thái - Nguyễn Việt Hà tác giả, tác phẩm
1.2.1. Hồ Anh Thái – tác giả và tác phẩm
1.2.1.1. Vài nét về tác giả
Hồ Anh Thái sinh ngày 18-10-1960 nguyên quán ở Quỳnh Đôi Quỳnh Lưu, Nghệ An nhưng ông sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Ông theo bậc
đại học nghành quan hệ quốc tế. Sau khi tốt nghiệp, ông đã tham gia viết
báo và làm công tác ngoại giao ở nhiều quốc gia Âu – Mĩ, đặc biệt là Ấn
Độ. Ông là một nhà ngoại giao, một nhà nghiên cứu Ên Độ, một giảng
viên. Hiện nay ơng là tiến sỹ ngành văn hóa phương Đơng, công tác tại bộ
ngoại giao Việt Nam.
Hồ Anh Thái bắt đầu viết văn lúc 18 tuổi, trong 30 năm cày ải trên
cánh đồng chữ nghĩa, ơng đã có hàng trăm truyện ngắn trên báo chí, đã
xuất bản gần 30 tập truyện ngắn và tiểu thuyết. Sách của ông được phát
hành với số lượng lớn và được dịch ra trên 10 ngơn ngữ trong đó chủ yếu là
tiếng Anh, Pháp, Thụy Điển... Như vậy trong suốt 30 năm qua lúc nào ơng
cũng viết, điều đó khẳng định tính chun nghiệp trong con người nhà văn
Hồ Anh Thái.
Hồ Anh Thái hiện là chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội, ủy viên ban chấp
hành hội nhà văn Việt Nam. Ơng sống một mình trong căn nhà nhỏ, sống

trọn vẹn trên căn gác với bốn bề sách và băng đĩa. Sách Tiếng Anh, sách Ấn
Độ rất nhiều. Mảng đồ sộ là sách văn hóa Ên Độ trong đó lớn nhất là những
cuốn thơ cổ Ấn Độ. Trên trang Xã luận.com đã nhận xét về con người Hồ
Anh Thái: “Người đàn ông này không thuộc bất cứ đám đông nào. Và dường
như anh cũng không có cả cái thú vui nhậu nhẹt của đàn ơng. Anh u vẻ cơ
đơn đẹp đẽ của mình. Anh như một hịn đá chìm trong lịng suối sâu, phải
ngắm rất lâu ngày nước lặng mới gặp. Nhưng chỉ cần mỗi tác phẩm mới của
anh xuất hiện, ngay lập tức có những dư luận trái chiều. Người khen cũng


18

nhiều người chê cũng lắm. Nhưng tuyệt nhiên khơng có những lời nổi đóa
hay thanh minh. Im lặng sống, im lặng viết. Một mình. Chỉ có những con
chữ xơn xao...”
Khởi nghiệp viết văn Hồ Anh Thái nổi lên như một hiện tượng với
giọng trẻ trung, tươi mới về đời sống thanh niên, sinh viên với những cuộc
phiêu lưu, những khát khao khám phá đời sống. Hồ Anh Thái đã góp phần
tạo nên một động hình ngơn ngữ mới và giọng điệu văn xuôi khác hẳn so với
văn xuôi 1945 – 1975. Thông điệp Hồ Anh Thái mang đến không lộ liễu mà
tốt lên từ tình thế, qua các biểu tượng thấm đầy chất ảo.
Bước vào nghề viết văn với tuổi đời rất trẻ Hồ Anh Thái đã gặt hái
được nhiều thành công. Năm 24 tuổi, ông đạt được giải thưởng truyện ngắn
1983 – 1984 của báo văn nghệ với tác phẩm Chàng trai ở bến đợi xe. Năm
26 tuổi ông đạt giải thưởng văn xuôi 1986 – 1990 của Hội nhà văn Việt Nam
và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam với tiểu thuyết Người và xe chạy dưới
trăng. Năm 1995, Hồ Anh Thái đạt giải thưởng của Hội liên hiệp văn học
nghệ thuật Việt Nam với truyện ngắn Người đứng một chân. Năm 1996, ông
đạt giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam với tiểu thuyết Mười lẻ một đêm.
Năm 2002, Hồ Anh Thái lại xuất sắc nhận giải thưởng của Hội nhà văn Việt

Nam với tập truyện ngắn Tự sự 265 ngày.
Như vậy với tài năng quan sát cuộc sống và vốn kiến thức uyên thâm,
Hồ Anh Thái đã có những đóng góp khơng nhỏ cho văn học thời kì đổi mới.
1.2.1.2. Tác phẩm
Hồ Anh Thái có sở trường viết truyện ngắn với nhiều tập truyện nổi
tiếng đã được xuất bản như:
- Chàng trai ở bến đợi xe (truyện ngắn 1985)
- Những cuộc kiếm tìm (truyện ngắn 1988)
- Mảnh vỡ của đàn ông (truyện ngắn 1993)


19

- Người đứng một chân (truyện ngắn 1995)
- Tiếng thở dài qua rừng Kim Tước ( truyện ngắn 1998)
- Bốn lối vào nhà cười (truyện ngắn 2004)
- Sắp đặt và diễn (tập truyện ngắn 2007)
Bên cạnh những truyện ngắn nổi tiếng Hồ Anh Thái cũng rất thành
công với mảng tiểu thuyết tiêu biểu như:
- Vẫn chưa tới mùa đông (tiểu thuyết 1986)
- Người và xe chạy dưới trăng (tiểu thuyết 1987)
- Người đàn bà trên đảo (tiểu thuyết 1988)
- Trong sương hồng hiện ra (tiểu thuyết 1989)
- Cõi người rung chuông tận thế (tiểu thuyết 2002)
- Mười lẻ một đêm (tiểu thuyết 2006)
- Đức Phật, nàng Sivitri và tôi (tiểu thuyết 2007)
1.2.2. Nguyễn Việt Hà - tác giả và tác phẩm
1.2.2.1. Vài nét về tác giả
Nguyễn Việt Hà tên thật là Trần Quốc Cường, sinh ngày 12-7-1962 tại
Hà Nội. Hiện nay ông làm việc tại ngân hàng công thương. Nguyễn Việt Hà

xuất thân là một người con nhỏ bé của Hà Nội, với tuổi thơ phải nếm trải
những nhọc nhằn, thiếu hụt của cuộc đời hè phố. Bởi vậy trong sáng tác của
ơng có xuất hiện những âm thanh hỗn tạp của đô thị với những cảnh đời lam
lũ khác nhau.
Nguyễn Việt Hà là cây bút đặc sắc thuộc thế hệ những người không trải
qua chiến tranh. Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Việt Hà ln có cái nhìn
sắc sảo về thành thị, thanh niên và giới trí thức. Ln thường trực trong tâm
niệm của tác giả sự nỗ lực hàng đầu đó là khơng ngừng làm phong phú kĩ
thuật kể chuyện vượt lên trên cả nội dung và nghệ thuật để có thể đạt tới lối
viết như là chủ đề văn học. Nhân dịp một trong những tác phẩm của ông


20

được xuất bản bằng tiếng Pháp trong tuyển tập Tầng trệt thiên đường, trung
tâm văn hóa Pháp tổ chức một chương trình giao lưu với nhà văn này.
Trong cuộc gặp gỡ với Nguyễn Việt Hà, cơng chúng cịn được nghe
đọc bằng song ngữ tác phẩm Mãi khơng tới núi trích trong tập truyện ngắn
Của rơi và tác phẩm này đã được dựng thành bộ phim nhựa. Với sự thông
minh, cá tính của nhà biên kịch Nguyễn Việt Hà cùng với thủ pháp dàn dựng
phá cách của đạo diễn Vương Đức tác phẩm Của rơi đã trở thành “của hiếm”
của điện ảnh Việt Nam.
Nguyễn Việt Hà là cây bút trẻ sáng tạo độc đáo, ơng có đóng góp
khơng nhỏ cho sự phát triển của văn học đương đại Việt Nam. Đằng sau
những sáng tác của ông là một câu hỏi lớn về cuộc nhân sinh khiến con
người ta phải bàng hoàng, trăn trở và day dứt. Những mặt trái chiều của cuộc
sống, những góc khuất trong sâu thẳm tâm hồn con người được Nguyễn Việt
Hà tái hiện rất sinh động và tinh tế. Đó là khơng khí trì trệ nhàm chán ở một
số cơng sở, là những nhân vật trí trức có tài trong sáng nhưng bất cần, lập
dị... Trước những cái hỗn tạp của cuộc sống đời thường được thể hiện rất

thành cơng, Nguyễn Việt Hà cịn mang những giây phút trong trẻo, những
khát khao, ước vọng để con người ta tự nhìn lại chính mình và có thể tìm
thấy mình trong đó.
Xoay quanh những tác phẩm của Nguyễn Việt Hà có nhiều ý kiến đánh
giá khác nhau nhưng phải khẳng định một điều Nguyễn Việt Hà là cây bút có
tiềm năng sáng tạo lớn.
1.2.2.2. Tác phẩm
- Truyện ngắn: Tập truyện ngắn Của rơi gồm 19 tác phẩm, xuất bản năm
2004.
- Tiểu thuyết bao gồm: Cơ hội của chúa (1995); Khải huyền muộn (2005)



×