Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Mối quan hệ giữa chất lượng quản trị công ty, đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị và chính sách cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (911.87 KB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

NGUYỄN THẾ YÊN

MỐI QUAN HỆ GIỮA
CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ CƠNG TY
ĐA DẠNG GIỚI TÍNH TRONG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
VÀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC
CƠNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

NGUYỄN THẾ YÊN

MỐI QUAN HỆ GIỮA
CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ CÔNG TY
ĐA DẠNG GIỚI TÍNH TRONG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
VÀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC
CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng
Hướng Ứng Dụng
Mã số:8340201


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VŨ VIỆT QUẢNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Quản Trị Công
ty, Đa Dạng Giới Tính Trong Hội Đồng Quản Trị Và Chính Sách Cổ Tức Của Các
Công Ty Cổ Phần Niêm Yết Tại Việt Nam” này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân
tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Vũ Việt Quảng. Các số liệu,
thống kê được trình bày trong luận văn này hồn tồn trung thực. Tơi xin hồn tồn
chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả

Nguyễn Thế Yên


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
TÓM TẮT
ABSTRACT
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................6

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG ......................................................................1
1.1 Lý do thực hiện đề tài ........................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................3
1.4 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................4
1.5 Kết cấu của đề tài ...............................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÂY ............................................................................................................6
2.1 Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................6
2.1.1 Chất lượng quản trị công ty ( Corporate Governance) ..............................6
2.1.2 Sự đa dạng giới tính trong HĐQT (Board Gender Diversity) ...................8
2.1.3 Chính sách cổ tức (Corporate Dividend Policy) .......................................9
2.1.4 Chất lượng quản trị công ty và chính sách cổ tức ...................................11
2.1.5 Sự đa dạng giới tính trong HĐQT và chính sách cổ tức .........................12
2.2 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây .........................................13
2.2.1 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm quốc tế .....................................13


2.2.2 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trong nước ...............................16
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................21
3.1. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................21
3.2 Mơ tả các biến ..................................................................................................22
3.2.1. Biến phụ thuộc ........................................................................................22
3.2.2. Biến độc lập ............................................................................................22
3.2.3. Biến kiểm soát ........................................................................................24
3.3 Dữ liệu nghiên cứu ..........................................................................................25
3.4 Thống kê mô tả các biến ..................................................................................26
3.5 Ma trận tương quan..........................................................................................27
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH VÀ THẢO LUẬN .................................31
4.1. Hồi quy logistic với việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt ....................................31

4.2 Hồi quy OLS với tỷ lệ cổ tức được chia trên tổng tài sản ..............................34
4.3 Hồi quy OLS với tỷ lệ cổ tức mỗi cổ phần được chia .....................................36
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ......................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOIN

Board’s Independence – Sự độc lập của HĐQT

CEO

Chief Executive Officer – Sự giám đốc điều hành

HĐQT

Hội đồng quản trị

INOWN

Institutional Ownership – Sở hữu tổ chức

OWNCON

Ownership Concentration – Sự tập trung sở hữu

ROA


Return on Assets – Tỷ số lợi nhuận trên tài sản


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Thống kê mô tả các biến…………………………………………………26
Bảng 3.2 Ma trận tương quan giữa các biến……………………………………….28
Bảng 3.3 Tóm tắt kết quả tương quan giữa biến DIV_DUM và các biến độc lập và
kiểm soát……………………………………………………………………….......29
Bảng 4.1 Hồi quy Logistic biến DIV_DUM………………………………………32
Bảng 4.2 Kết quả hồi quy dữ liệu OLS biến DIV_TA………………………………34
Bảng 4.3 Kết quả hồi quy dữ liệu OLS biến DIV_E………………………………...36


TÓM TẮT
Nghiên cứu này xem xét tác động của chất lượng quản trị cơng ty”và“đa dạng
giới”tính trong hội đồng quản trị đối với“chính sách cổ tức”của doanh nghiệp với
mẫu nghiên cứu các doanh nghiệp cổ phần phi tài chính niêm yết trên sàn chứng
khoán HOSE trong giai đoạn 2009-2019.“Kết quả nghiên cứu cho thấy có tác động
tích cực của Sở hữu tổ chức (INOWN), Sự tập trung sở hữu (OWNCON) đến“chính
sách cổ tức”của doanh nghiệp.”Các biến Sự kiêm nhiệm vị trí chủ tịch hội đồng quản
trị và Giám đốc điều hành (CEO), Sự độc lập của hội đồng quản trị (BOIN) có tác
động tiêu cực đến“chính sách cổ tức”của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu tìm thấy
bằng chứng chỉ ra rằng sự đa dạng về giới tính trong hội đồng quản trị có liên quan
tiêu cực đến việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt.
Từ khóa
Chất lượng quản trị cơng ty, đa dạng giới trong hội đồng quản trị, phụ nữ trong hội
đồng quản trị, giám đốc nữ, chính sách cổ tức của doanh nghiệp.



ABSTRACT
“This study examines the impact of corporate governance quality and board
gender diversity on the corporate dividend policy for a set of all non-financial
companies listed on HOSE during the period 2009-2019.”The research results show
that there is a positive impact of Institutional Ownership (INOWN), Ownership
Concentration (OWNCON) on corporate dividend policy. The concurrent positions
Chief Executive Officer Duality (CEO), Board’s Independence (BOIN) have a
negative impact on the company's dividend policy. The research results find evidence
indicating that board gender diversity is negatively related to cash dividend payments.
Keywords
Corporate Governance Quality, Board Gender Diversity, Women on Boards, Female
Directors, Corporate Dividend Policy


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Lý do thực hiện đề tài
Mục tiêu kinh tế cuối cùng của các doanh nghiệp là làm ra lợi nhuận, và lợi
nhuận đó giữ lại để chi trả các chi phí hoạt động, tái đầu tư hoặc được phân phối cho
các cổ đơng dưới hình thức cổ tức, cổ tức đòi hỏi một sự đánh đổi giữa số tiền phải
trả và giá trị giữ lại (Almeida và cộng sự, 2015). Kamierska-jowiak (2015) cho
rằng“chính sách cổ tức”được coi là một vấn đề gây nhiều tranh cãi trong tài chính
doanh nghiệp, các quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và chi trả cổ tức được coi là
vấn đề chính của việc ra quyết định trong tài chính doanh nghiệp. Trong khi đó,
Jensen (1986) cho rằng xung đột lợi ích giữa các cổ đơng và các nhà quản lý có thể
tác động đến“chính sách cổ tức”của cơng ty bởi vì các nhà quản lý thích giữ lại lợi
nhuận thay vì phân phối lợi nhuận cho các cổ đơng dưới hình thức cổ tức. Ngược lại,
các cổ đơng thích cổ tức tiền mặt cao, đặc biệt là khi cơng ty ít có các cơ hội đầu tư
mang lại NPV dương.

Các vấn đề“đa dạng giới”tính trong HĐQT đã thu hút nhiều chú ý trong những
năm qua và bây giờ nhiều quốc gia thường xuyên rà soát sự cân bằng giới tính của
HĐQT của họ. Đặc biệt, các nước đã có các hành động khác nhau nhằm tăng các đại
diện là phụ nữ trong HĐQT và cấp quản lý cao nhất trong doanh nghiệp. Một số nước
quy định một hạn ngạch phụ nữ trong HĐQT và ban lãnh đạo bằng văn bản pháp luật.
Đa dạng giới tính trong HĐQT được coi là một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy
chất lượng quản trị công ty. Chất lượng quản trị công ty”tại các nước phát triển nhấn
mạnh tầm quan trọng của“đa dạng giới”tính để tránh những vấn đề phát sinh từ các
cá nhân có mục đích giống nhau và do đó nâng cao hiệu quả của HĐQT. Bộ luật chất
lượng quản trị công ty”của Vương quốc Anh (2016) nêu rõ rằng “Các vấn đề phát
sinh từ “tư duy nhóm” đã được phơi bày rõ ràng do hậu quả của cuộc khủng hoảng
tài chính. Một trong những cách khuyến khích tranh luận mang tính xây dựng là thơng
qua việc có đủ sự“đa dạng giới”tính trong các cuộc họp. Điều này bao gồm, nhưng
khơng giới hạn, giới tính và chủng tộc.” Quy tắc chất lượng quản trị công ty”của


2

Nhật Bản (2015) nêu trong “Nguyên tắc 2.4 Đảm bảo sự đa dạng, bao gồm sự tham
gia tích cực của phụ nữ: Các công ty nên nhận ra rằng sự tồn tại của sự“đa dạng
giới”tính tác động đến doanh nghiệp thơng qua các kinh nghiệm, kỹ năng mềm, và
các tính cách của phụ nữ, hỗ trợ cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững cho doanh
nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp nên thúc đẩy sự đa dạng về nhân sự, bao gồm cả sự
tham gia tích cực của phụ nữ.” Bộ luật chất lượng quản trị công ty”của Đức (2014)
quy định rằng “Khi bổ nhiệm HĐQT, ban kiểm soát cũng phải tôn trọng sự đa dạng
và đặc biệt là cân nhắc tỷ lệ phù hợp của phụ nữ.”
Trong những năm qua, đặc biệt là sau khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008,
đã có nhiều tiến bộ trong nghiên cứu về chất lượng quản trị công ty”và sự công nhận
nhiều hơn về tầm quan trọng của chính sách“quản trị doanh nghiệp”đối với sự phát
triển của doanh nghiệp. Số lượng các bài nghiên cứu được xuất bản hàng năm về

chính sách quản trị công ty đã tăng lên đáng kể, thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng
của giới học thuật đối với chủ đề này (Melsa Ararat, Stijn Claessens, B. Burcin
Yurtoglu, 2020).
Tại Việt Nam vấn đề cổ tức là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm
của giới nghiên cứu và các nhà đầu tư trên thị trường chứng khốn. Một trong những
khía cạnh nghiên cứu liên quan đến vấn đề cổ tức là sự tác động của chất lượng quản
trị cơng ty”đến chính sách cổ tức, tác động của đa dạng giới tính trong HĐQT đến
chính sách cổ tức. Nghiên cứu thực nghiệm này kiểm định những bằng chứng của
chất lượng quản trị công ty”và“đa dạng giới”trong HĐQT đến“chính sách cổ tức”của
doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư theo trường phái đầu tư nắm giữ cổ phiếu và nhận cổ
tức có thêm cái nhìn sâu hơn về việc lựa chọn doanh nghiệp để đầu tư. Nghiên cứu
này sẽ củng cố thêm bằng chứng thực nghiệm để các doanh nghiệp quan tâm hơn đến
vấn đề chất lượng quản trị công ty”và“đa dạng giới”trong HĐQT.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu sự tác động của
chất lượng quản trị công ty và sự đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị tác động


3

như thế nào đến chính sách cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết tại Việt Nam. Cụ
thể nghiên cứu này cần đạt đến 2 mục tiêu :
Thứ nhất, xác định sự tác động của chất lượng quản trị cơng ty”đến“chính sách
cổ tức của doanh nghiệp.
Thứ hai, xác định sự tác động của đa dạng giới”tính trong HĐQT đến“chính
sách cổ tức của doanh nghiệp.
Bài nghiên cứu được thực hiện với mong muốn cung cấp cái nhìn chuyên sâu
về các biến của chất lượng quản trị doanh nghiệp, các biến đa dạng giới tính trong
hội đồng quản trị để cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa chất
lượng quản trị cơng ty, sự“đa dạng giới”tính trong HĐQT và mức chi trả cổ tức của

doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó, phần nào đóng góp vào các bằng chứng thực nghiệm
về vấn đề này tại Việt Nam.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tác động của chất lượng quản trị công ty, “đa dạng
giới”tính trong HĐQT đến“chính sách cổ tức”của doanh nghiệp. Phạm vi dữ liệu
nghiên cứu là các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khốn Hose và
tập trung nghiên cứu những công ty này trong khoản thời gian từ năm 2009 đến năm
2019.
Các biến phụ thuộc gồm: DIV_DUM là một biến với giả thuyết tương đương
với 1 nếu một công ty trả cổ tức bằng tiền mặt và 0 nếu khác, DIV_TA biến đo lường
cổ tức được chia trên tổng tài sản, DIV_E biến đo lường cổ tức mỗi cổ phần được
chia.
Biến độc lập chất lượng quản trị công ty”gồm 4 biến: Sự tập trung sở hữu
(OWNCON), Sở hữu tổ chức (INOWN), Sự kiêm nhiệm vị trí chủ tịch HĐQT và
giám đốc điều hành (CEO), và Sự độc lập của HĐQT (BOIN).


4

Biến độc lập“đa dạng giới”tính trong HĐQT: Tỷ lệ phụ nữ trong HĐQT
(W_B), Tỷ lệ phụ nữ nằm trong ban giám đốc (W_EXE), Tỷ lệ cổ phần nắm giữ bởi
phụ nữ trong HĐQT (W_OWN), Tỷ lệ phụ nữ là cổ đơng lớn (WM_OWN).
Biến kiểm sốt: Quy mơ doanh nghiệp (FS), Địn bẩy tài chính (LVG), Tỷ
suất lợi nhuận trên tài sản ( ROA).
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu định lượng, tiến
hành thống kê mô tả các biến, chạy ma trận tương quan giữa các biến, hồi quy logistic
giữa biến giả DIV_DUM với các biến độc lập và biến kiểm sốt. Phân tích hồi quy
OLS hay còn gọi là phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất để kiểm định mối
quan hệ giữa biến phụ thuộc DIV_TA, DIV_E với biến độc lập và biến kiểm sốt

trong mơ hình.
Nghiên cứu tham khảo các nghiên cứu trên thế giới, các đề tài khoa học, các
bài đăng tạp chí, các bài nghiên cứu của những tổ chức cá nhân trong và ngoài nước
nhằm thu thập cơ sở lý thuyết cho các biến liên quan. Bài nghiên cứu trích dẫn đầy
đủ các nguồn tham khảo. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng kế thừa kết quả và tham khảo
một số đề tài trước nhằm mục đích tăng cường tính khoa học, giải thích hiểu biết cần
thiết phù hợp cho việc nghiên cứu.
1.5 Kết cấu của đề tài
Kết cấu của bài nghiên cứu cịn có những phần như sau:
Chương 1: Giới thiệu chung. Chương này trình bày về lý do thực hiện đề tài,
mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan về cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây. Chương
này tập trung nói về những cơ sở lý thuyết, những khái niệm có liên quan trong nghiên
cứu giúp làm rõ hơn mục tiêu nghiên cứu; những kết quả của nghiên cứu trước đây
có liên quan đóng vai trị là cơ sở cũng như góp phần đưa ra giả thiết cho bài nghiên
cứu, kết cấu đề tài.


5

Chương 3: Dữ liệu, phương pháp nghiên cứu. Sau khi đã nói về lý thuyết cũng
như tổng quan những nghiên cứu thực nghiệm trước đây, chương này sẽ đưa ra mơ
hình nghiên cứu, mơ tả các biến, phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu, mô tả
thống kê, ma trận tương quan các biến.
Chương 4: Kết quả và thảo luận. Chương này tiến hành hồi quy dữ liệu theo
logistic và hồi quy OLS, phân tích kết quả và thảo luận.
Chương 5: Kết luận, sau khi đưa ra kết quả nghiên cứu chương này tổng kết
nội dung của nghiên cứu, đưa ra kết luận nghiên cứu đồng thời nêu ra những hạn chế
của đề tài.



6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÂY
2.1 Cơ sở lý thuyết
Trong bài nghiên cứu này chủ yếu tìm hiểu và phân tích về sự tác động của
chất lượng quản trị công ty”và sự“đa dạng giới”tính trong HĐQT đến“chính sách cổ
tức”của 1 tập hợp các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn Hose trong giai
đoạn 2009-2019. Những cơ sở lý thuyết cùng những khái niệm liên quan đến vấn đề
chất lượng quản trị cơng ty,“đa dạng giới”tính“chính sách cổ tức”sẽ được trình bày
trong chương này. Ngồi ra cịn có lý thuyết về sự tác động của chất lượng quản trị
cơng ty”đến chính sách cổ tức, mối quan hệ của“đa dạng giới”tính trong HĐQT và
chính sách cổ tức. Những nghiên cứu thực nghiệm về chất lượng quản trị cơng ty,“đa
dạng giới”tính trong HĐQT và cổ tức được tổng quan và phân loại theo các nghiên
cứu trong nước, thế giới.
2.1.1 Chất lượng quản trị công ty”( Corporate Governance)
Chất lượng quản trị công ty đã thu hút sự quan tâm của tồn thế giới vì sự xuất
hiện của khủng hoảng tài chính tồn cầu” (Bai, Liu, Lu, Song, & Zhang, 2004;
Nguyen, THH, Ntim, CG, & Malagila, J, 2020). Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tế (OECD) đã định nghĩa chất lượng quản trị công ty”là “Một hệ thống các thiết chế,
chính sách, luật lệ nhằm định hướng, vận hành và kiểm soát doanh nghiệp.” “Chất
lượng quản trị công ty cũng bao hàm mối quan hệ giữa nhiều bên, không chỉ trong
nội bộ doanh nghiệp như các cổ đông, ban giám đốc điều hành, HĐQT mà cịn những
bên có lợi ích liên quan bên ngồi cơng ty như cơ quan quản lý nhà nước, các đối tác
kinh doanh và cả môi trường, cộng đồng, xã hội.” Mathiesen, H, (2002) định nghĩa
"Chất lượng quản trị công ty”là một lĩnh vực kinh doanh học nghiên cứu cách thức
khuyến khích q trình quản trị kinh doanh hiệu quả trong các doanh nghiệp cổ phần
bằng việc sử dụng các cơ cấu động viên lợi ích, cấu trúc tổ chức và quy chế - quy
tắc”.“Chất lượng quản trị công ty”thường giới hạn trong phạm vi câu hỏi về cải thiện

hiệu suất tài chính, chẳng hạn, những cách thức nào mà người chủ sở hữu doanh


7

nghiệp khuyến khích các giám đốc của họ sử dụng để đem lại hiệu suất đầu tư cao
hơn.
Về bản chất, chất lượng quản trị công ty”là một tập hợp các quy chế, điều lệ
và chính sách để hướng dẫn người kiểm sốt lợi ích của doanh nghiệp đưa ra những
quyết định nhằm mục đích tối đa hóa giá trị cho cổ đơng (Denis & McConnell, 2003).
Một doanh nghiệp có chất lượng quản trị công ty”tốt đảm bảo được lợi nhuận tốt cho
các nhà đầu tư của mình. Phần lớn các nghiên cứu về chất lượng quản trị cơng ty”bên
ngồi Việt Nam tập trung vào một số khía cạnh cụ thể của cấu trúc chất lượng quản
trị công ty”(Bhagat & Bolton, 2019), cấu trúc HĐQT (Harford và cộng sự, 2008), đặc
điểm của CEO (Malmendier và cộng sự, 2011), giới tính khác nhau của các giám đốc
điều hành (Greene, Intintoli, & Kahle, 2020), ban kiểm soát (Xie, Davidson III, &
DaDalt, 2003) và quyền sở hữu (Harford và cộng sự, 2008).
Chất lượng quản trị cơng ty”cịn được định nghĩa là “Hệ thống trong đó doanh
nghiệp được định hướng và kiểm sốt” (Cadbury, 1992). Các vấn đề về chi phí đại
diện được phát sinh từ việc tách quyền sở hữu khỏi quyền kiểm soát, và thông lệ
doanh nghiệp ban đầu xuất hiện để giảm thiểu các xung đột lợi ích giữa các nhà quản
lý và các cổ đông (Baydoun và cộng sự, 2012;. AlRahahleh, 2016). Nói cách khác,
chất lượng quản trị cơng ty”là thiết lập tổng thể về các quy định và các luật lệ mà xác
định một doanh nghiệp được vận hành như thế nào. Trong ý nghĩa rộng hơn, chất
lượng quản trị cơng ty”liên quan đến việc duy trì sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh
tế và xã hội, và giữa các mục tiêu riêng lẻ và mục tiêu chung. Khuôn khổ của chất
lượng quản trị cơng ty”là để khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn lực và hơn
nữa để địi hỏi trách nhiệm giải trình về trách nhiệm quản lý những nguồn lực này.
Mục tiêu là để cân bằng đến mức tốt nhất giữa lợi ích của các cá nhân, các doanh
nghiệp và xã hội (Cadbury, 2000)”.

Theo Hand, Isaaks và Sanderson (2004), “Chất lượng quản trị công ty”là sự
thiết lập các mối quan hệ giữa ban điều hành của doanh nghiệp, HĐQT, các cổ đơng
và những người có liên quan khác. Chất lượng quản trị công ty”cũng cung cấp cấu


8

trúc thơng qua đó các mục tiêu của doanh nghiệp được thiết lập, các điều kiện để đạt
được những mục tiêu này và việc giám sát kết quả được xác định”.
Rezaee (2009) định nghĩa chất lượng quản trị công ty”như “Một tiến trình
thơng qua đó các cổ đơng thuyết phục ban quản lý hành động vì lợi ích của các cổ
đông, cung cấp độ tin cậy cần thiết cho các thị trường vốn để hoạt động có hiệu quả”.
2.1.2 Sự đa dạng giới tính trong HĐQT (Board Gender Diversity)
Sự“đa dạng giới”tính trong HĐQT của các doanh nghiệp mang lại kết quả tích
cực, sự đa dạng tạo ra nhiều hơn các quan điểm và điều này nâng cao khả năng sáng
tạo và đổi mới trong HĐQT, phản ánh tích cực đến hiệu quả điều hành của HĐQT
(Byoun và cộng sự, 2015). Theo một số tác giả ( Croson & Gneezy, 2009); ( Faccio
và cộng sự, 2012 ); ( Huang & Kisgen, 2013 ); (Van Pelt 2013 ); (Van Uytbergen &
Schoubben, 2015 ), có sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới, nữ giới có xu hướng e
ngại rủi ro hơn nam giới, chính vì thế nữ giới sẽ chấp nhận sự lựa chọn chiến lược ít
mạo hiểm hơn và sẽ đầu tư vào các dự án bền vững hơn so với nam giới.
Joecks và cộng sự, (2013); Van Pelt, (2013) cho rằng khi tỷ lệ phụ nữ trong
HĐQT là nhỏ, điều này sẽ phản ánh tiêu cực tới hiệu quả của hoạt động doanh nghiệp.
Ngược lại, khi tỷ lệ này tăng lên sẽ phản ánh tích cực đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp, sự có mặt của phụ nữ trở thành một lợi thế trong hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp. Đặc biệt, mối tương quan hình chữ U cho rằng hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp sẽ đi xuống khi tỷ lệ phụ nữa trong HĐQT dưới 40% và đi lên khi
tỷ lệ phụ nữ trong HĐQT trên 40%. (Van Uytbergen & Schoubben, 2015 ) chỉ ra rằng
sự đa dạng về giới tính ảnh hưởng đến việc ra các quyết định của doanh nghiệp, đặc
biệt là sự hiện diện của phụ nữ trong ban giám đốc hoặc ở những vị trí quản lý có ảnh

hưởng đến vấn đề“quản trị doanh nghiệp”và chính sách của doanh nghiệp.Tương tự
như vậy, (Byoun và cộng sự, 2016) cho rằng sự đa dạng của HĐQT cả về giới tính
hoặc chủng tộc được coi là một yếu tố quan trọng góp phần vào việc“quản trị doanh
nghiệp”tốt hơn.


9

Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng các HĐQT có sự“đa dạng giới”sẽ thúc
đẩy HĐQT cơng ty hoạt động hiệu quả hơn (Adams và Ferreira, 2009 ; Gul và cộng
sự, 2011 ; Cumming và cộng sự, 2015). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ có thể
khác biệt đáng kể so với nam giới về đạo đức làm việc, đạo đức cá nhân, khơng thích
rủi ro và hành vi ra quyết định. Adams và Ferreira (2009) lưu ý rằng nữ giám đốc có
xu hướng siêng năng hơn và có tỷ lệ tham dự cuộc họp cao hơn so với nam. Các
nghiên cứu khác cho thấy phụ nữ có xu hướng tuân thủ các quy tắc và luật lệ hơn
(Bernardi và Arnold, 1997) và nhạy cảm hơn với các vấn đề đạo đức (Cumming và
cộng sự, 2015). C.R. Price (2012) cho rằng các nhà quản lý nữ thường e ngại rủi ro
hơn. Eckel và Fullbrunn (2015) lập luận rằng, thận trọng hơn và khơng thích rủi ro,
phụ nữ ít khi thể hiện sự tự tin thái quá. Các nghiên cứu khác lưu ý rằng phụ nữ dễ
dàng phát triển các mối quan hệ hợp tác, thúc đẩy các quyết định tạo nên sự cân bằng
hơn cho công ty. Adams và Kirchmaier (2016) cũng cho thấy rằng các kỹ năng giao
tiếp tốt hơn của các nữ giám đốc sẽ thúc đẩy hiệu quả của HĐQT. Ngồi ra, HĐQT
có sự“đa dạng giới”sẽ có nhiều quan điểm khác nhau và điều này có thể tăng cường
khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp của HĐQT. Nói chung, các nghiên cứu này
cho thấy rằng các HĐQT“đa dạng giới”tính có nhiều khả năng đưa ra các quyết định
hợp lý hơn và có xu hướng thúc đẩy sự quan tâm của cổ đông bằng cách giải quyết
các vấn đề mâu thuẫn và do đó có xu hướng thực hiện việc chia cổ tức và cả tỷ lệ chi
trả cổ tức cao hơn.
2.1.3 Chính sách cổ tức (Corporate Dividend Policy)
Chính sách cổ tức có thể được định nghĩa là chủ trương một doanh nghiệp sử

dụng để quyết định sẽ chi trả bao nhiêu cổ tức cho cổ đông (Ranti, 2013). Cổ tức
được coi là một tín hiệu thơng tin của hiệu quả hoạt động doanh nghiệp trong các thị
trường tài chính nơi cổ tức đều đặn là một chỉ số chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt
động tốt (Al-Amarneh &Yaseen, 2014). Tương tự như vậy, Naser và cộng sự (2013);
Abu Manneh (2014) cho rằng“chính sách cổ tức”được coi là tín hiệu quan trọng của
doanh nghiệp thể hiện sự ổn định và triển vọng tăng trưởng, và việc khơng chia cổ
tức là một tín hiệu của sự kém hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Nguyên tắc cổ


10

tức giả định rằng các doanh nghiệp phải chi trả tiền mặt được tạo ra cho các cổ đông,
tức cổ tức khi khơng có cơ hội đầu tư (Almeida et al., 2015). Tuy nhiên, thuyết dòng
tiền tự do cho rằng các nhà quản lý doanh nghiệp có xu hướng đầu tư các dịng tiền
tự do vào các dự án có NPV âm thay vì trả cổ tức bằng tiền cho các cổ đơng, cổ tức
trong thuyết dịng tiền tự do được định nghĩa là “dòng tiền còn lại sau khi doanh
nghiệp đã đầu tư vào các dự án NPV dương có sẵn “(Jensen, 1988; Lang & Walkling,
1991). Hơn nữa, (Sindhu, 2014) chỉ ra rằng thuyết dòng tiền tự do coi cổ tức là một
cách để ngăn các nhà quản lý đầu tư dòng tiền tự do vào các dự án có quy mơ tăng
nhưng khơng sinh lợi.
“Lý thuyết con chim trong tay” (The bird-in-hand theory) khẳng định rằng
trong thế giới của sự không chắc chắn và bất cân xứng thông tin nhà đầu tư thích cổ
tức hơn là lợi nhuận giữ lại (Al-Malkawi, 2007). Nội dung lý thuyết này cho rằng nhà
đầu tư thích nhận được tỷ lệ cổ tức tiền mặt cao, những nhà đầu tư đó thường đầu tư
vào những cổ phiếu có tỷ lệ chi trả cổ tức cao. Theo lý thuyết này thì cổ tức được chi
trả bằng tiền mặt ít rủi ro hơn lãi vốn kì vọng của cổ phiếu ở tương lai, với mức trả
cổ tức nhận được cao ở hiện tại sẽ làm giảm sự khơng chắc chắc về dịng tiền trong
tương lai."Trong thị trường khơng hồn hảo, bất cân xứng thơng tin, các nhà đầu tư
thường thích lựa chọn những doanh nghiệp có q khứ với chính sách chi trả cổ tức
cao.”Với quan điểm những nhà đầu tư này họ sẵn lòng giữ các cổ phiếu có cổ tức cao

mà đang có trong danh mục, thậm chí khi thị trường sụt giảm thì họ cũng sẵn sàng
mua vào các chứng khốn này đơn giản là vì dịng thu nhập cổ tức khá ổn định trong
khi giá chứng khoán giảm, giá giảm được xem là cơ hội tốt.“Xét ở cấp độ doanh
nghiệp, việc chi trả cổ tức có thể là một cách để doanh nghiệp phát tín hiệu, thể hiện
tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp mình.”Thơng thường ban“quản trị
doanh nghiệp sẽ không quyết định thực hiện chi trả cổ tức với mức cao nếu họ khơng
có cơ sở tin tưởng chắc chắn rằng dòng thu nhập của doanh nghiệp sẽ tăng trong
những năm đến.”Vì vậy, thơng báo chi trả cổ tức có thể sẽ tạo ra một số tín hiệu lạc
quan nhất định. Tương tự như vậy, (Van Uytbergen & Schoubben, 2015) đề xuất rằng
các nhà đầu tư khơng thích rủi ro, thích cổ tức hơn lãi vốn vì cổ tức là chắc chắn và


11

lãi vốn thì khơng. Trong khi đó, (Naser và cộng sự, 2013) chỉ ra rằng các cổ đông và
nhà đầu tư tiềm năng ấn tượng hơn về cơ hội đầu tư vào doanh nghiệp bằng cách
xem xét khả năng chi trả cổ tức.
Chi trả cổ tức đóng một vai trị quan trọng trong việc giải quyết xung đột lợi
ích giữa các nhà quản lý và các cổ đơng vì cổ tức có thể làm giảm vấn đề dịng tiền
tự do (Byoun và cộng sự, 2016). Vậy chất lượng quản trị cơng ty”có giảm thiểu các
vấn đề của HĐQT và sự đa dạng về giới tính trong HĐQT có góp phần nâng cao hiệu
“quản trị doanh nghiệp”hay không ?
2.1.4 Chất lượng quản trị cơng ty”và chính sách cổ tức
HĐQT được ủy quyền chi trả cổ tức và thiết lập chính sách chi trả cổ tức. Chất
lượng quản trị cơng ty”có thể ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức do việc chi trả
cổ tức bị ảnh hưởng một phần bởi xung đột lợi ích giữa những người quản lý và các
cổ đơng bên ngồi do HĐQT làm trung gian (Easterbrook, 1984; Jensen và cộng sự,
1992; La Porta và cộng sự , 2000). Trả cổ tức sẽ làm giảm dòng tiền tự do có sẵn để
tài trợ cho đầu tư, địi hỏi các nhà quản lý phải huy động vốn bên ngoài; điều này dẫn
đến sự quản lý của các nhà đầu tư bên ngồi sẽ có các quy định chặt chẽ hơn, do đó

giảm thiểu các vấn đề chi phí đại diện (DeAngelo và cộng sự, 2006). Bằng cách loại
bỏ dịng tiền tự do khỏi cơng ty, việc chi trả cổ tức cũng khiến các nhà quản lý thất
vọng, những người sẽ lạm dụng dòng tiền tự do mà họ kiểm sốt để theo đuổi lợi ích
cá nhân của họ với chi phí của các cổ đơng (Jensen, 1986). La Porta và cộng sự (2000)
lập luận rằng, ở các quốc gia có luật lệ tốt, việc bảo vệ cổ đơng sẽ được thực hiện bởi
các luật lệ này, làm giảm các vấn đề chi phí đại diện, tăng cường chất lượng quản trị
công ty”và tăng tỷ lệ chi trả cổ tức. Chae và cộng sự (2009) gợi ý rằng, khi các ràng
buộc về nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp không quá nghiêm trọng, việc tăng tỷ lệ
chi trả cổ tức có thể giảm thiểu các vấn đề về đại diện. Trong một phân tích về các
cơng ty trả cổ tức lần đầu tiên, Kale và cộng sự (2012) nhận thấy rằng các cơng ty có
nhiều vấn đề về chi phí đại diện thường có nhiều khả năng chi trả cổ tức hơn. Điều


12

này ngụ ý rằng chất lượng quản trị công ty”hiệu quả hơn sẽ thúc đẩy các chính sách
chi trả cổ tức cao hơn để giải quyết các vấn đề của đại diện.
2.1.5 Sự đa dạng giới tính trong HĐQT và chính sách cổ tức
Sự đa dạng về giới tính của HĐQT đã ảnh hưởng tích cực đến việc chi trả cổ
tức và xu hướng trả cổ tức (Pucheta-Martinez và Bel-Oms, 2015). Bằng chứng gần
đây từ Hoa Kỳ nhấn mạnh sự“đa dạng giới”của HĐQT giảm thiểu chi phí đại diện
bằng cách khuyến khích phân phối cổ tức (Chen và cộng sự, 2017; Byoun và cộng
sự, 2016). Quan điểm này phù hợp với quan điểm rằng“đa dạng giới”trong HĐQT có
thể giúp giảm thiểu các vấn đề mâu thuẫn của cổ đông và những người quản lý (Jurkus
và cộng sự, 2011). Mặt khác, trả cổ tức giúp giảm thiểu xung đột lợi ích bằng cách
để cho các công ty chịu sự giám sát thường xuyên hơn bởi thị trường vốn sơ cấp, bởi
vì khi trả cổ tức sẽ phải phát hành cổ phiếu phổ thông mới để huy động vốn khi cần
(Easterbrook, 1984). Giám đốc nữ có thể hiệu quả hơn trong việc quản lý và giám sát
so với các đồng nghiệp nam (Adams và Ferreira, 2009), và kết quả là hoạt động như
một cơ chế kiểm soát bằng cách yêu cầu các cơ chế quản trị công ty chặt chẽ hơn,

chẳng hạn như chi trả cổ tức lớn hơn và tăng mức trả cổ tức (Pucheta-Martinez và
Beloms, 2015).
Tuy nhiên, không phải tất cả các nghiên cứu trước đây đều cho ra rằng sự hiện
diện ngày càng nhiều của các nữ giám đốc trên HĐQT công ty đồng nghĩa với việc
nâng cao hiệu quả giám sát và các kết quả thuận lợi khác của cơng ty. Ví dụ, một số
nghiên cứu (Gregory-Smith và cộng sự, 2014; Carter và cộng sự, 2010; Rose, 2007;
Smith và cộng sự, 2006) không cho thấy rằng sự hiện diện cao của nữ trong HĐQT
tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Do tiêu chuẩn chất lượng quản trị công
ty”cao hơn ở Hoa Kỳ so với các khu vực khác trên thế giới, đặc biệt là các thị trường
mới nổi, mối liên hệ giữa thành phần giới trong HĐQT và“chính sách cổ tức”cũng có
sự khác biệt. Trong khi bằng chứng từ Hoa Kỳ có xu hướng chỉ ra mối liên hệ tích
cực giữa thành phần giới trong HĐQT và“chính sách cổ tức” (Chen và cộng sự, 2017),
bằng chứng từ các thị trường mới nổi cho thấy điều ngược lại (Saeed và Sameer,


13

2017) và (Elmagrhi và cộng sự, 2017), báo cáo mối liên quan tiêu cực giữa thành
phần giới trong HĐQT và“chính sách cổ tức”trong các cơng ty có chất lượng quản trị
công ty”yếu kém. Các tác giả nhấn mạnh ảnh hưởng của các nữ CEO đối với tỷ suất
cổ tức. Ye và cộng sự (2019) đã đánh giá mối tương quan giữa“đa dạng giới” trong
HĐQT và cổ tức bằng cổ phiếu. Kết quả cho thấy rằng HĐQT với sự đa dạng về giới
tính sử dụng cổ tức bằng cổ phiếu để giảm chi phí đại diện. Cụ thể, cả số lượng và tỷ
lệ thành viên nữ trong HĐQT đều ảnh hưởng đến chính sách cổ tức.
2.2 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây
2.2.1 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm quốc tế
Các nghiên cứu trước đây khẳng định rằng“chính sách cổ tức”là một trong
những chủ đề được tranh luận nhiều nhất trong tài chính. Tranh luận về điều gì thúc
đẩy các doanh nghiệp trả cổ tức vẫn là một câu hỏi quan trọng (Ranti, 2013). Một số
nghiên cứu thực nghiệm đã ghi nhận rằng chất lượng quản trị công ty”và sự hiện diện

của phụ nữ trong HĐQT được coi là yếu tố quyết định“chính sách cổ tức”của doanh
nghiệp. Về vấn đề này, (Mitton, 2004) đã nghiên cứu tác động của chất lượng quản
trị cơng ty”đối với“chính sách cổ tức”trên 365 doanh nghiệp từ 19 quốc gia, kết quả
cho thấy mối quan hệ tích cực giữa chất lượng quản trị cơng ty”và chính sách chi trả
cổ tức. Al ‐ Malkawi, (2007) đã nghiên cứu các yếu tố quyết định“chính sách cổ
tức”của doanh nghiệp trên tất cả các doanh nghiệp được niêm yết trên Sở giao dịch
chứng khoán Amman (1998 đến 2000). Kết quả cho thấy việc chi trả cổ tức bị ảnh
hưởng bởi quyền sở hữu cổ đông thiểu số và sở hữu nhà nước, chi phí đại diện. Hơn
nữa, kết quả cho thấy rằng quy mô doanh nghiệp, độ tuổi và khả năng sinh lời được
coi là các yếu tố quyết định của“chính sách cổ tức”của doanh nghiệp.
Kowalewski và cộng sự, (2008) đã nghiên cứu các yếu tố quyết định“chính
sách cổ tức”và liệu chất lượng quản trị cơng ty”có được coi là yếu tố quyết định“chính
sách cổ tức”của 110 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khoán Warsaw ở Ba Lan trong giai đoạn (1998-2004). Nghiên cứu đã sử dụng chỉ số
minh bạch và công bố thông tin (TDI) để đo lường chất lượng quản trị công ty”khi


14

kết quả cho thấy sự gia tăng TDI tăng tỷ lệ chi trả cổ tức. Setiawan và cộng sự, (2013)
đã kiểm tra tác động của chất lượng quản trị công ty”đến“chính sách cổ tức”cho một
mẫu gồm 248 doanh nghiệp sản xuất được liệt kê Sở giao dịch chứng khoán Indonesia
trong giai đoạn 2004-2006. Nghiên cứu cũng sử dụng tính minh bạch và công bố
thông tin (TDI) để đo lường chất lượng quản trị cơng ty”ở Indonesia. Kết quả cho
thấy“chính sách cổ tức”bị ảnh hưởng tiêu cực bởi chất lượng quản trị công ty.
Sawicki (2009) đã xem xét mối liên hệ giữa giám“quản trị doanh
nghiệp”và“chính sách cổ tức”trên năm quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 1994–
2003. Kết quả cho thấy mối tương quan ngược giữa chất lượng quản trị cơng
ty”và“chính sách cổ tức”trong suốt thời kỳ khủng hoảng trước đó. Tuy nhiên, kết quả
cho thấy“chính sách cổ tức”bị ảnh hưởng tích cực bởi chất lượng quản trị cơng

ty”trong suốt thời kỳ hậu khủng hoảng.
Van Pelt, (2013) đã nghiên cứu tác động của đặc điểm HĐQT đến“chính sách
cổ tức”cho một số mẫu của các doanh nghiệp thuộc S&P 500 trong giai đoạn 2008 2011. Đặc biệt, số lượng doanh nghiệp cuối cùng được đưa vào phân tích là 436 doanh
nghiệp với 1350 quan sát. Kết quả cho thấy mối liên hệ tích cực giữa quy mơ HĐQT
và chính sách cổ tức. Tuy nhiên, kết quả cho thấy tỷ lệ các giám đốc kiêm nhiệm, tỷ
lệ phụ nữ, quyền sở hữu của người nội bộ và nhiệm kỳ của giám đốc được thống kê
ảnh hưởng khơng đáng kể đến chính sách cổ tức.
Al-Amarneh & Yhoseen, (2014) đã kiểm tra mối liên hệ giữa chính sách quản
trị doanh nghiệp”và cổ tức của 47 doanh nghiệp trong ngành công nghiệp ở Jordan
được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Amman trong giai đoạn 2005-2011.
Chất lượng quản trị công ty”được đo lường dựa trên bốn yếu tố cụ thể là; cổ phần
nắm giữ của cổ đông là doanh nghiệp mẹ (Holding Company), cổ phần của tổ chức
tài chính, cổ đơng là người nội bộ nắm giữ và tỷ lệ nắm giữ của cổ đơng nước ngồi.
Trong khi“chính sách cổ tức”được đo lường dựa trên tỷ suất chi trả cổ tức. Kết quả
cho thấy mối liên hệ tích cực giữa tỷ lệ nắm giữ nội bộ và tỷ suất cổ tức. Ngược lại,


15

kết quả cho thấy mối liên quan tiêu cực giữa tỷ lệ nắm giữ của nước ngoài và tỷ suất
cổ tức.
Van Uytbergen & Schoubben (2015) đã nghiên cứu liệu sự“đa dạng giới”tính
trong HĐQT ảnh hưởng đến chính sách tài chính của các doanh nghiệp đối với một
số doanh nghiệp phi tài chính tại 14 quốc gia châu Âu trong giai đoạn 2008-2012.
Kết quả cho thấy các doanh nghiệp có sự“đa dạng giới”tính trong HĐQT ảnh hưởng
đến“chính sách cổ tức”khơng phải do sự e ngại rủi ro mà thông qua việc gia tăng hiệu
quả quản trị doanh nghiệp. Kiểm soát chất lượng quản trị công ty, kết quả cho thấy
quy mô HĐQT và quyền sở hữu nội bộ có tác động tích cực đến chính sách cổ tức.
Byoun và cộng sự (2016) đã nghiên cứu tác động của sự“đa dạng giới”tính của ban
giám đốc và“chính sách cổ tức”đối với một mẫu 2.234 doanh nghiệp với 13.325 quan

sát theo trong giai đoạn 1997-2008. Các kết quả chỉ ra rằng các doanh nghiệp có
HĐQT“đa dạng giới”tính có nhiều khả năng trả cổ tức hơn, đặc biệt là khi doanh
nghiệp tạo ra dòng tiền tự do lớn. Hơn nữa, kết quả cho thấy“đa dạng giới”tính HĐQT
đóng một vai trị tích cực trong việc tăng cường chức năng giám sát và kỷ luật của
HĐQT vì lợi ích của cổ đơng.
Pucheta-Martínez & Bel-Oms (2015) nghiên cứu hiệu ứng về sự“đa dạng
giới”tính đối với“chính sách cổ tức”ở các doanh nghiệp Tây Ban Nha. Kết quả cho
thấy tỷ lệ chi trả cổ tức bị ảnh hưởng tích cực bởi tỷ lệ nữ giám đốc và chất lượng
quản trị cơng ty. Sự đa dạng về giới tính của HĐQT và“chính sách cổ tức”của 91
doanh nghiệp do nữ giám đốc nắm giữ. Tuy nhiên, “chính sách cổ tức”bị ảnh hưởng
tiêu cực bởi tỷ lệ nữ giám đốc đến từ các tổ chức. Trong khi đó, tỷ lệ phần trăm sự
kiêm nhiệm của các giám đốc điều hành là nữ không ảnh hưởng đến việc chia cổ tức.
Yusof & Ismail, (2016) đã nghiên cứu các yếu tố quyết định“chính sách cổ tức”đối
với một mẫu gồm 147 doanh nghiệp niêm yết đại chúng ở Malaysia. Kết quả cho
thấy“chính sách cổ tức”bị ảnh hưởng tích cực bởi thu nhập, nợ, quy mơ và đầu tư.
Tuy nhiên, kết quả cho thấy“chính sách cổ tức”bị ảnh hưởng tiêu cực bởi nợ và các
cổ đông lớn.


16

Dezhu Ye, Jie Deng,Yi Liu, Samuel H. Szewczyk, Xiao Chen (2019) đã có
bài nghiên cứu: “Sự đa dạng về giới tính của HĐQT có làm tăng chi trả cổ tức khơng?
Phân tích bằng chứng tồn cầu.” Nghiên cứu sử dụng 63.464 quan sát của 8876 công
ty ở 22 quốc gia từ năm 2000 đến năm 2013, các tác giả đã tiến hành một loạt các
phân tích hồi quy. Kết quả cho thấy mối quan hệ tích cực đáng kể giữa sự“đa dạng
giới”tính và mức chi trả cổ tức. Các kết quả thực nghiệm xác nhận rằng sự đa dạng
về giới trong HĐQT tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản trị cơng ty và do đó thúc
đẩy chi trả cổ tức.
Abubakr Saeed, Muhammad Sameer (2017) trong nghiên cứu tác động của“đa

dạng giới”trong HĐQT đối với việc chi trả cổ tức: Bằng chứng từ một số nền kinh tế
mới nổi. Nghiên cứu cung cấp bằng chứng mới về vai trò của các HĐQT“đa dạng
giới”tính từ ba nền kinh tế mới nổi là Ấn Độ, Trung Quốc và Nga. Sử dụng tập dữ
liệu của 552 công ty, trong giai đoạn 2007–2014, ước tính hồi quy Tobit của 2 tác giả
cho thấy bằng chứng mạnh mẽ và chắc chắn rằng sự đa dạng về giới có liên quan tiêu
cực đến việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt ở cả ba thị trường mới nổi.
Mohamed H. Elmagrhi và các cộng sự (2017) trong nghiên “quản trị doanh
nghiệp”và chính sách chi trả cổ tức ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ được niêm yết tại
Vương quốc Anh : Ảnh hưởng của đặc điểm hội đồng quản trị công ty. Kết quả nghiên
cứu đã đưa ra bằng chứng mức sự đa dạng về giới của hội đồng quản trị có một mối
quan hệ tiêu cực đáng kể với mức chi trả cổ tức của doanh nghiệp.
2.2.2 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trong nước
Nghiên cứu của Đỗ Thị Bích (2013) , mối quan hệ giữa cơ chế quản trị doanh
nghiệp”và giá trị công ty – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, có sự tác động cùng chiều của Sở hữu tổ chức (INOWN), Sự độc lập
của HĐQT (BOIN) và Sự kiêm nhiệm vị trí chủ tịch HĐQT và giám đốc điều hành
(CEO) lên giá trị công ty, tuy nhiên chỉ có tác động của Sự kiêm nhiệm vị trí chủ tịch
HĐQT và giám đốc điều hành (CEO) là có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%.
Bên cạnh đó, khơng tìm thấy bằng chứng về tác động của Sự tập trung sở hữu


×