Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tài liệu tập huấn khuyến nông Kỹ thuật trồng bắp nếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.49 KB, 14 trang )

SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG TỈNH VĨNH LONG

TÀI LIỆU TẬP HUẤN KHUYẾN NÔNG

KỸ THUẬT TRỒNG BẮP NẾP
(Ban hành theo Quyết định số 611/QĐ-TTKN, ngày 09/12/2016
của Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long)

VĨNH LONG, THÁNG 12/2016

KỸ THUẠT TRỒNG BẮP NẾP
1


KỸ THUẬT TRỒNG BẮP NẾP
Biên soạn: Kỹ sư Trần Văn Phúc
Trạm Khuyến nơng huyện Trà Ơn, TTKN
PHẦN 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÂY BẮP
I. Đặc điểm thực vật học
1. Hệ thống rễ
Bắp giống như các cây hịa thảo khác có hệ rễ chùm. Căn cứ vào hình
thái vị trí và thời gian phát sinh có thể chia rễ bắp thành 3 loại:
a. Rễ mầm
Rễ mầm (còn gọi là rễ mộng, rễ tạm thời, rễ hạt): phát triển từ rễ sơ sinh của
phôi. Rễ mầm thứ cấp thường khoảng 3 - 4 cái và tồn tại trong khoảng thời gian
ngắn trong đời sống cây bắp (từ nảy mầm đến khi bắp 4 -5 lá).
Rễ mầm gồm có 2 loại: rễ mầm sơ sinh và rễ mầm thứ sinh.
Rễ mầm sơ sinh (rễ chính) là cơ quan đầu tiên xuất hiện sau khi hạt bắp
nảy mầm.
Rễ mầm thứ sinh cũng được gọi là rễ phụ hoặc rễ mầm phụ. Rễ này xuất


hiện từ sau sự xuất hiện của rễ chính và có số lượng khoảng từ 3 đến 7.
b. Rễ đốt
Rễ đốt (còn gọi là rễ phụ cố định) phát triển từ các đốt thấp của thân nhất
nằm dưới mặt đất 3 -4cm, mọc vòng quanh các đốt dưới mặt đất bắt đầu lúc bắp
được 3 - 4 lá. Rễ đốt làm nhiệm vụ cung cấp nước và các chất dinh dưỡng suốt
thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây bắp.
c. Rễ chân kiềng
Rễ chân kiềng (rễ neo, rễ chống): là loại rễ đốt được mọc ở đốt gần sát trên
mặt đất (thường mọc ở 2 hay 3 đốt cuối). Rễ chân kiềng ngồi nhiệm vụ chống
đổ cho cây cịn hút nước và chất dinh dưỡng.
Độ sâu của rễ và sự mở rộng của nó phụ thuộc vào giống, độ phì nhiêu và
độ ẩm của đất. Trong điều kiện thích hợp rễ bắp có thể mở rộng và đâm sâu
khoảng 60 cm sau 4 tuần trồng. Nếu làm cỏ, xới, xáo quá mức ở giai đoạn cuối
làm đứt rễ có thể gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và hạn chế năng suất bắp.
* Sự phát triển của rễ
Hạt bắp mới nảy mầm, rễ mầm ra trước. Hai ngày sau từ rễ mầm sẽ mọc
ra nhiều rễ con. Khoảng 7 – 10 ngày sau lớp rễ đốt đầu tiên xuất hiện và 16 – 17
ngày sau có 2 -3 lớp rễ đốt và sau đó cứ 5 – 7 ngày ra thêm được một lớp rễ
dưới. Theo thứ tự các lớp rễ đốt phát sinh dần từ dưới lên trên tạo nên một hệ rễ
chùm.

2


Bộ rễ phát triển tốt trong điều kiện đất tơi xốp, thống khí, đủ ẩm (khoảng
60 đến 80% độ ẩm tương đối) và giàu chất dinh dưỡng.

2. Thân
Thân bắp đặc, đường kính khoảng 2 - 4 cm tùy thuộc vào giống, mơi trường
sản xuất và trình độ thâm canh. Thân bắp có thể cao từ 2 -4m. Chiều dài của các

lóng khác nhau và nó được xem xét như một đặc điểm có giá trị trong việc phân
loại các giống bắp.
Qua các thời kỳ thân phát triển với tốc độ khác nhau. Thời kỳ đầu thân
phát triển chậm về sau nhanh dần biểu hiện rõ rệt trong hai pha của giai đoạn
sinh trưởng, sinh dưỡng. Khi hoa đực phơi màu, bắp phun râu cây vẫn tiếp tục
lớn tuy tốc độ rất chậm. Sau khi thụ tinh cây bắp ngừng sinh trưởng.
3. Lá
Sau khi bao lá mầm nhú lên khỏi mặt đất, những lá bắt đầu mọc theo thứ tự
thời gian. Căn cứ vào hình thái và vị trí trên thân có thể chia làm 4 loại lá.
- Lá mầm: là lá đầu tiên khi cây còn nhỏ, chưa phân biệt được phiến lá
với vỏ bọc lá.
- Lá thân: là những lá có mầm nách ở kẽ chân lá hay những lá mọc trên
những đốt thân.
- Lá ngọn: là những lá ở phần trên của bắp trên cùng hay những lá mọc ở
trên các đốt ngọn, khơng có mầm nách ở kẽ lá.
- Lá bi: là những lá bao bắp
4. Hoa
a. Hoa đực
Hoa tự đực (bông cờ) bao gồm các hoa đực sắp xếp theo kiểu chùm bông
được gọi là bông cờ gồm một trục chính. Trên trục chính phân làm nhiều nhánh
và trên mỗi nhánh và cả trên trục chính có nhiều giá (hay bơng nhỏ, bơng chét,
nhánh nhỏ)
3


b. Hoa cái
Hoa tự cái (bắp được sinh ra từ nách lá phần giữa thân. Bắp gồm các bộ
phận chính như cuống bắp và lõi bắp.
5. Hạt
Hạt bắp thuộc loại quả dính gồm các bộ phận chính: vỏ hạt, lớp alơron, phơi,

phơi nhũ và mũ hạt, phía dưới của hạt cịn có gốc hạt gắn liền hạt với lõi bắp.
II. Yêu cầu sinh thái của cây bắp
1. Nhiệt độ
Cây bắp có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, nhưng qua quá trình trồng trọt,
chọn lọc và thuần hóa ngày nay bắp có thể trồng trên nhiều vùng khí hậu khác
nhau.
Phần lớn bắp được trồng ở những miền ấm hơn của những vùng có khí
hậu ơn đới và cận nhiệt đới ẩm, và khó phát triển ở những vùng bán khơ hạn.
Nhiệt độ có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của bắp. Trong cả đời sống
cũng như từng thời kỳ cây bắp cần một lượng tích nhiệt nhất định. Dù lượng nhiệt
độ cây mới sinh trưởng, phát triển bình thường. Tùy giống mà lượng tích nhiệt
yêu cầu khác nhau. Giống càng chín muộn, yêu cầu tích nhiệt càng cao.
2. Nước
Nước là yếu tố môi trường quan trọng đối với đời sống của cây bắp, vì vậy
nhu cầu nước đối với bắp là rất lớn. Ở những vùng nóng, nơi có bốc hơi và thoát
nước cao, nhu cầu nước của cây bắp lại càng cao. Các nhà khoa học đã tính ra là
một cây bắp có thể bốc thốt từ 2 - 4 lít nước/ngày.
Tuy vậy, bắp là cây trồng cạn có bộ rễ phát triển mạnh, nên cây có khả năng
hút nước từ đất rất khỏe, khỏe hơn nhiều loài cây trồng khác.
3. Chế độ khơng khí trong đất
Để thu hoạch sản lượng bắp cao, ngoài việc cung cấp nước và chất dinh
dưỡng... cịn phải chú ý đến chế độ khơng khí trong đất. Chế độ khơng khí ảnh
hưởng gián tiếp thông qua nhiều khâu khác như vi sinh vật, quá trình biến đổi
hóa học trong đất.
Cây bắp, đặc biệt rễ bắp thích hợp phát triển trong mơi trường háo khí.
Nếu đất bị nén chặt, rễ phát triển kém, ăn nông, ít lơng hút, khả năng hút
khống kém, dẫn đến tình trạng thiếu chất dinh dưỡng.
4. Ánh sáng
Chế độ ánh sáng là yếu tố quan trọng cho sự sống của thực vật. Bắp là
loại cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới thuộc nhóm cây ngày ngắn. Nghiên cứu

phản ứng của cây bắp đối với độ dài ngày cho thấy cây bắp hình thành các kiểu
hình thái khác nhau với độ dài ngày khác nhau.

4


PHẦN 2: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SĨC
1. Thời vụ
Có thể trồng bắp quanh năm, nhưng có 3 vụ chính: Đông Xuân, Xuân Hè,
Hè Thu. Tốt nhất nên trồng trong vụ Đơng Xn, gieo tháng 11-12 dl, vì điều kiện
thời tiết thuận lợi cho bắp sinh trưởng và phát triển. Vụ Hè Thu gieo tháng 4-5 dl,
nên trồng trên đất liếp, đất cao ráo, thoát nươc tốt. Vụ Xuân hè, gieo tháng 1-2 dl,
ở những nơi có đủ nguồn nước tươi.
2. Sửa soạn đất
Cây bắp khơng kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Nhưng
để cây bắp phát triển tốt, đạt được năng suất cao nên trồng trên các loại đất: phù sa
ven sông, đất thịt, đất thịt pha cát; nguồn nước tưới có độ pH từ 5,5 – 6,5.
Cần cày đất với độ sâu 15-20 cm để lớp đất mặt xốp giúp cây con dễ phát
triển. Tuy nhiên, có một số nơi nơng dân trồng bắp không cần cày bừa đất nên
năng suất không đạt cao.
Lên luống: Lên luống đôi rộng 65-70 cm, cao 15-20 cm. Làm rảnh rộng 20
x 20 cm để thoát nước và tưới nước cho ruộng bắp khi cần thiết.
Vệ sinh đất trồng, làm sạch cỏ dại. Tiêu diệt côn trùng phá hại tiềm ẩn trong
đất, trứng, ấu trùng và ký chủ phụ của nó.
3. Chọn giống
Một số giống bắp thích nghi điều kiện sản xuất ở địa phương:
3.1 MX 10 (của Cơng ty giống Cây trồng Miền Nam): giống có các đặc tính:
- Sinh trưởng mạnh, chống chịu bệnh khơ vằn, đốm lá, rỉ sắt rất tốt.
- Năng suất trái tươi còn vỏ đạt 18 – 19 tấn/ha, độ đồng đều cây và trái rất
cao.

- Thu hoạch tập trung, tỷ lệ trái loại 1 cao trên 95%, dạng trái hơi nù, hạt
trắng sữa, ăn tươi ngon, mềm, dẻo, ngọt, thơm đặc trưng.
3.2 Milky 30 (của Công ty giống Chánh Nông):
Đây là giống lai đơn có nguồn gốc từ Mỹ, được sản xuất tại Thái Lan.
Giống ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng ngon, ăn nguội vẫn dẻo, có vị đậm,
thơm đặc trưng.
- Cây có chiều cao trung bình 170 – 180cm, cây cứng, thân mập, chống đổ
ngã tốt trong mùa mưa. Sinh trưởng khoẻ, bộ rễ chân kiềng khoẻ, phun râu đều, tập
trung, bắp to dài, kín lá bi, khơng hở đuôi chuột.
- Năng suất bắp tươi đạt 18-20 tấn/ha, độ đồng đều bắp rất cao, tỷ lệ bắp loại
1 cao, trên 90%. Thời gian từ gieo đến thu hoạch bắp tươi 62 – 65 ngày. Chống
chịu sâu bệnh tốt, chịu hạn và chịu rét tốt, khả năng thích ứng rộng. Bắp dài 18 –

5


20 cm, trọng lượng bình quân 350 – 380gr/bắp, dạng bắp to dài múp hạt, lá bi bao
kín bắp.
- Chất lượng bắp ăn tươi rất ngon, dẻo mềm, ngọt và có hương thơm đặc
trưng, có thể kéo dài thời gian thu hoạch từ 2 – 3 ngày mà chất lượng ăn vẫn ngon,
được người trồng, người thu mua, người tiêu dùng chấp nhận.
3.3 WAX 48
- Cây sinh trưởng mạnh,thích ứng nhiều mùa vụ và vùng sinh thái khác
nhau.
- Chiều cao cây 2-2,2m, cây mập
- Thời gian sinh trưởng 58-60 ngày
- Trọng lượng bắp trung bình 300-350 gram, hạt đóng phủ cùi.
- Kháng rất tốt bệnh thối thân,rỉ sắt, cháy lá và kháng đổ ngã.
- Chất lượng: mềm, dẻo.
4. Gieo và xử lý giống

- Lượng giống cần gieo: 15-20 kg/ha. Phải đảm bảo hạt giống có độ nẩy
mầm cao, trên 90%. Có thể xử lý hạt bằng thuốc sát khuẩn. Hạt xử lý xong thường
được gieo khô. Nhưng thường nông dân ngâm và ủ hạt trước khi gieo. Ngâm hạt
trong nước ấm từ 5-6 giờ, sau đó đãi sạch nước chua đem ủ cho nứt nanh sau đó
đem trồng theo khoảng cách: hàng cách hàng 80 cm và cây cách cây trên hàng là
25-30 cm tùy theo đặc tính giống.
- Cách gieo: Gieo theo hốc: 1 hạt/hốc.
5. Chăm sóc
- Tỉa, dặm: khoảng 4-6 ngày sau khi gieo (cây con được 1 lá) phải dặm lại
những nơi cây chết hoặc không mọc. Nhổ bỏ những cây yếu, chừa lại đúng số
cây/hốc đã định
- Tưới, tiêu: không nên để bắp bị hạn, hoặc ngập úng. Khi bắp trên 30 ngày
có thể tưới theo các cách:
+ Tưới tràn: trên đất cây có vun gốc, đất bằng phẳng, có độ dốc và đất tơi
xốp.
+ Tưới thấm: ln ln duy trì mực nước trong mương tạo thành mực thủy
cấp tạm thời để cây phát triển, chỉ áp dụng trên ruộng bắp có lên liếp rộng 4-5 m.
Với các biện pháp tưới trên sẽ giảm bớt chi phí sản xuất. Giai đoạn 20 ngày
trước và sau khi bắp phun râu, nếu thiếu nước sẽ làm giảm năng suất đáng kể.
- Quản lý cỏ dại:
Cỏ dại không chỉ cạnh tranh chất dinh dưỡng, nước và phần nào ánh sáng,
mà cỏ dại còn là nơi trú ngụ cho nhiều loại dịch hại khác như sâu, bệnh, chuột…
để từ đó chúng lây lan sang cho cây bắp.
6


Để hạn chế tác hại của cỏ dại trên ruộng bắp, ngồi những biện pháp canh
tác, thủ cơng như thu gom sạch cỏ dại trước khi làm đất đưa ra khỏi ruộng đốt tiêu
hủy, cày bừa kỹ để chôn vùi hạt cỏ xuống tầng đất sâu, thường xuyên nhổ những
cây cỏ cịn sống sót sau khi đã áp dụng các biện pháp diệt cỏ khác, không để những

cây cỏ này ra hoa kết trái rụng hạt xuống tích lũy trong đất… có thể sử dụng biện
pháp hóa học. Khi sử dụng thuốc hóa học, lưu ý:
- Phun sớm sau khi làm đất lần cuối hoặc sau khi gieo hạt từ 0-3 ngày (lúc
này cỏ mới mọc và đang mọc).
- Hoặc phun sau khi gieo 10 - 15 ngày.
Chọn sử dụng thuốc chun dùng có tính chọn lọc thơng minh, tiêu diệt tốt
các loại cỏ trên ruộng mà vẫn đảm bảo an tồn cho cây bắp.
6. Bón phân
6.1 Dinh dưỡng cho cây bắp
* Chất đạm (N)
- Chất đạm rất cần cho cây phát triển. Đủ chất đạm, tuổi thọ lá được lâu hơn.
Chất đạm cần nhiều nhất vào lúc 10 ngày trước khi cây trổ cờ và 25 ngày sau khi
trổ.
- Thiếu đạm, các lá phía dưới vàng đi ở chóp lá và lan dần dọc theo gân lá
chính. Thiếu đạm sẽ làm chết cây con, trái nhỏ và hạt lép. Nên phát hiện sớm để
khắc phục bằng cách bón N.
* Chất lân (P)
- Cần cho sự phát triển của rễ, tạo cây cứng cáp và giúp cho cây trổ cờ phun
râu tập trung hơn, trái thụ phấn tốt hơn. Tuy nhiên, càng thừa lân cây bắp càng cho
trái thu hoạch sớm.
- Thiếu lân : Thường xảy ra trong thời kỳ cây con, lá có màu đỏ tím, làm cây
sinh trưởng kém, trái nhỏ, méo mó và hạt lép, bắp chín muộn.
Đầu vụ, nếu trong điều kiện nhiệt độ thấp, đất khô quá hay ẩm ướt quá dẫn
đến hiện tượng thiếu lân, ngay cả khi lân trong đất đủ để cung cấp cho cây. Vì vậy
cần có biện pháp cải thiện lý tính đất, tạo cho đất tơi xốp thơng thống, đủ ẩm để
bộ rễ phát triển bình thường.
* Chất Kali
- Giúp cây chống chịu sâu bệnh được tốt hơn và tạo hạt tốt hơn, giúp cân
bằng dinh dưỡng giữa chất đạm và chất lân.
- Khi thiếu kali, đầu tiên thấy dọc theo mép các lá dưới có màu vàng hoặc

nâu và lan dần vào gân lá và lên các lá trên. Khi cắt dọc thân cây sẽ thấy các đốt
phía trên bên trong có màu nâu đậm.
- Thiếu kali: ít ảnh hưởng đến kích thước như thiếu N hoặc P, nhưng các hạt
ở đầu mút không phát triển. Nước là một yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả
sử dụng kali. Do đó khi bị khơ hạn sẽ khơng cung cấp đủ kali cho cây.
7


* Thiếu các chất dinh dưỡng khác
Ngoài N, P và K, sự thiếu các chất dinh dưỡng khác xảy ra ít hơn nhưng là
những yếu tố rất quan trọng làm hạn chế năng suất.
- Thiếu lưu huỳnh (S): Các lá trên có màu xanh nhạt và cây chậm phát
triển, thường xảy ra trên đất cát hoặc đất nghèo chất hữu cơ, có thể sử dụng các loại
phân có chứa lưu huỳnh để bón cho cây.
- Thiếu đồng (Cu): Các lá trên sẽ khô đi và xoăn lại
- Thiếu kẽm (Zn): ở các lá non sẽ xuất hiện các sọc màu vàng và song song
với gân, cây có lóng ngắn và kém phát triển.
- Thiếu Bo: Thân cây cằn cỗi, hạt bị lép.
- Thiếu vôi: Đất chua sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự hấp thu dinh dưỡng của
cây trồng và có thể gây ra hiện tượng thiếu dinh dưỡng cho cây mặc dù đã được
bón phân đầy đủ. Do đó cần phải thử nghiệm đất thường xuyên để xác định độ pH
để có chế độ bón vơi cải tạo đất hợp lý.
6.2 Bón phân cho bắp
Cây bắp cần lượng phân khá lớn về đạm, lân và kali. Nếu cung cấp không
đầy đủ, cây sẽ bị giảm năng suất.
Nếu có bón lót phân hữu cơ, cần bón thêm phân vơ cơ khác. Tùy theo độ
màu mỡ của đất, thời vụ trồng, cơ cấu mùa vụ,…mà số lượng, cách bón và thời
gian bón có khác nhau. Với thời gian sinh trưởng từ gieo đến thu hoạch: 58 - 62 ngày,
có thể bón theo cách sau:
- Lượng phân cho 1ha: 5 - 10 tấn phân hữu cơ (phân chuồng hoai), 250 kg

Urê, 450 – 500 kg Super Lân, 100-120 kg KCl được chia làm các đợt bón như sau:
+ Bón lót: 5- 10 tấn phân chuồng, toàn bộ phân chuồng và phân lân lúc làm
đất
+ Bón thúc 1: 10 ngày sau gieo bón 50kg Urê, 20-25kg KCl.
+ Bón thúc 2: 20 ngày sau gieo bón 100kg Urê, 40-50kg KCl.
+ Bón thúc 3: 35-40 ngày sau gieo bón tồn bộ lượng phân cịn lại.
Đối với phân lân, có thể thay thế bằng phân DAP nhưng vẫn đảm bảo nhu
cầu dinh dưỡng.
Khi bắp lớn có thể bón phân rãi theo hàng và lấp đất lại là hữu hiệu nhất, bón
thúc giữa hàng cây con cách gốc 20 cm.

8


PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI TRÊN CÂY BẮP
1. Sâu đục thân (Ostrinia nubilalis)
1.1. Đă ̣c điể m hin
̀ h thái
- Trưởng thành cái dài khoảng 13 – 15 mm, sải cánh rộng khoảng 30 – 35
mm, cánh trước màu vàng nhạt, trưởng thành đực nhỏ hơn, màu nâu đến nâu vàng.
Chúng hoạt động về đêm, ban ngày thường ẩn nấp trong bẹ lá hay trong nõn lá
non.
- Sâu mới nở thân trắng đục đầu to màu đen, khi lớn dọc thân có 4 sọc nâu.
- Nhộng màu nâu, thn dài nằm trong thân bắp.

1.2 Đă ̣c tính sinh ho ̣c và gây ha ̣i
- Vịng đời trung bình 35 – 40 ngày, trong đó thời gian trứng 5 – 6 ngày, sâu
non 20 – 25 ngày, nhộng 7 – 10 ngày, bướm đẻ trứng 1 – 2 ngày.
- Sâu thường hại đọt cây, thân, bông cờ, trái bắp. Cây bị hại kém phát triển,
hạt bị lép, làm giảm năng suất và chất lượng hạt:

1.3 Biện pháp phòng trừ
- Vệ sinh đồng ruộng, dùng giống cứng cây, bón phân đầy đủ và cân đối N,
P, K. Dùng thuốc: Diazinon (Vibasu 10GR; Diazan 10GR) xử lý đất trước khi gieo
hoặc rắc vào cạnh nách lá lúc bắp 7-8 lá.
- Thu gom thân bắp bị hại nặng tiêu hủy để diệt nhộng.
2. Sâu xám (Agrotis ypsilon)
2.1Đặc điểm hình thái
- Trứng hình cầu dẹt, lúc mới đẻ có màu trắng sữa, khi gần nở có màu tím
sẫm.
9


- Sâu non màu xám hay đen bóng, đầu màu nâu sẫm, dài từ 37-47mm.
- Nhộng màu cánh gián, dài 18-24mm.
- Bướm màu nâu tối, thân dài 16-23mm, cánh trước màu xám có 6 chấm,
giữa cánh có vân hình quả thận, hình trịn, hình gậy.

Sâu xám
(Agrotis ipsilon)

55

2.2 Đặc tính sinh sống, gây hại
- Sâu non tuổi 1 gặm lá non làm thủng lỗ chỗ hoặc khuyết mép lá. Từ tuổi 2
sâu sống dưới đất, đêm chui lên phá cây. Tuổi 2 - 3 gặm quanh thân cây. Tuổi 4 trở
lên cắn đứt thân cây.
- Sâu non có tính giả chết ban ngày ẩn náu dưới đất, đêm chui lên cắn ngang
gốc cây con (khi cây có 3-5 lá), và cắn phá rễ làm cây héo.
- Sâu hóa nhộng trong đất.
2.3 Biện pháp phòng trừ

- Cày bừa đất kỹ, dọn sạch tàn dư cây trồng trước khi gieo trồng để diệt
trứng, sâu và nhộng.
- Khi xuất hiện sâu xám gây hại dùng: Imidacloprid (Map – Jono 700WP,
Gaucho 70WS) phun vào gốc cây hoặc xới nhẹ quanh gốc bắt sâu bằng tay.
3. Rệp muội (Aphis maydis)
3.1 Đă ̣c điể m hin
̀ h thái
- Rệp trưởng thành có hai loại, có cánh và không cánh dài 1,5 - 2,3 mm, màu
vàng nhạt hoặc xanh xám, cơ thể hình bầu dục, thân mềm. Chân và tuyến tiết sáp
ngắn, màu xanh đen. Rệp cái có cánh có đầu, ngực màu đen và bụng màu xanh.
- Rệp non màu xanh sáng, chân và tuyến tiết sáp giống như trưởng thành có
màu đen. Rệp non trải qua 7 - 10 lần lột xác mới thành rệp trưởng thành

10


3.2 Đă ̣c tính sinh ho ̣c, gây ha ̣i
- Ban đầu, rệp cái có cánh từ các cây ký chủ dại bay tới các ruộng bắ p, sinh
sản và gây hại.
- Chúng thường gây hại từ khi cây bắ p 8, 9 lá đến khi thu hoạch. Rệp bám
trên lá, trong nõn, bẹ lá, lá bi, hoa cờ v.v… chích hút nhựa các bộ phận làm cây cịi
cọc, bắp nhỏ, năng suất và chất lượng bắ p giảm.
- Rệp phát triển nhanh và gây hại mạnh khi nguồn thức ăn đầy đủ, nhất là
những ruộng bắ p gieo dày, ẩm độ khơng khí trong ruộng cao hoặc ruộng bắ p bị
hạn.
- Đến cuối vụ khi cây bắ p đã già, khơng cịn thức ăn nữa thì các con rệp có
cánh di chuyển sang các ruộng bắ p non hơn hay cây ký chủ khác và duy trì trên các
cây ký chủ này cho tới vụ bắ p sau.
- Rệp cịn là mơi giới truyền virus gây bệnh khảm lá, đốm lá bắ p.
3.3. Biện pháp phòng trừ

Khi rệp mới phát sinh có thể ngắt bỏ các ngọn non có ổ rệp và diệt hết rệp,
khi rệp phát triển nhiều thì dùng thuốc phịng trừ như:
- Abamectin + Azadirachtin (Goldmectin 36EC)
- Abamectin + Emamectin benzoate (Emalusa 20.5EC)
- Abamectin + Matrine (Tinero 36.1EC)
- Emamectin benzoate + Petroleum oil (Emamec 250EC).
4. Bệnh gỉ sắt (Puccinia sorghi Schw)
4.1 Triệu chứng
- Trên lá xuất hiện những chấm nhỏ màu nâu nhạt sau đó chuyển sang nâu
đậm. Vết bệnh hơi nổi gờ, nhiều vết bệnh liên kết làm cho lá bắp có chiều hướng
co lại dày lên. Bệnh nặng trên vết bệnh có 1 khối bột màu nâu đỏ hoặc vàng gạch
non.
- Bệnh thường xuất hiện trong giai đoạn bắp trỗ cờ
11


Triệu chứng bệnh gỉ sắt
4.2 Nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh
- Bệnh gỉ sắt do nấm Puccinia sorghi Schw gây ra.
- Bào tử nấm tồn tại trên tàn dư cây bệnh, trên hạt tiếp tục lây nhiễm cho vụ
sau. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết mát mẻ, ẩm độ cao hoặc có
mưa.
4.3 Biện pháp phòng trừ
- Sau thu hoạch dọn sạch tàn dư cây bệnh đem tiêu hủy.
- Xử lý đất bằng cách ngâm hoặc phơi ải.
- Chăm sóc cây khỏe để tăng sức chống chịu bệnh của cây.
- Khi bệnh xuất hiện có thể phun lên cây bằng thuốc: Azoxystrobin
+ Difenoconazole (Amistar top 325SC); Propineb (min 80%) (Antracol 70WP;
Newtracon 70 WP; Doremon 70WP).
5. Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Kuhn)

5.1Triệu chứng
- Vết bệnh xuất hiện trước tiên trên bẹ lá gần mặt đất sau phát triển dần lên
lá, trái và ăn sâu vào thân gốc, vết bệnh loang lổ.
- Lúc đầu là những vết loang màu hồng, sau chuyển sang màu xám nâu, làm
thân cây bị nâu đen, cây héo gãy ngang và chết. Lá bi và hạt bị thối.

12


5.2 Nguyên nhân và điề u kiêṇ phát sinh, phát triể n
- Bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra.
- Nấm này có phổ ký chủ rất rộng (lúa, bắ p, khoai tây, thuốc lá, lạc, cà chua,
bông, cải bắp, đậu đỗ, bèo tây,....)
Nguồn bệnh tồn tại chủ yếu trên tàn dư cây bệnh, trong đất ở dạng hạch nấm
có sức sống lâu dài trên một năm.
Bệnh thường xảy ra khi trời ẩm ướt và mưa nhiều, nhất là trên những ruộng
trồng dày, bón phân khơng cân đối, bón thừa phân đạm, bệnh lây lan nhanh, ảnh
hưởng lớn đến năng suất.
5.3 Biện pháp phịng trừ
- Vệ sinh đồng ruộng, bón phân đầy đủ và cân đối N, P, K.
- Sử dụng một trong các loại thuốc sau: Carbendazim (Bavistin
50FL), Difenoconazole + Propiconazol e(Tilt Super 300EC), Hexaconazole (Anvil
5SC), Propineb (Antracol 70WP), Validamycin (Valivithaco 3SC, Validan 3SL).
- Sau thu hoạch nên gom thân cây bị bệnh đem đốt tiêu hủy.
6. Bệnh bạch tạng (Sclerospora maydis Butller)
6.1 Triệu chứng
Bệnh hại từ khi cây nhỏ đến khi cây trỗ cờ nhưng hại chủ yếu khi cây còn
nhỏ khoảng 2-3 lá. Cây bị bệnh nhỏ hơn cây bình thường, rễ ít, lá hẹp. Cây bị bệnh
không ra hoa làm bắp được.
Vết bệnh xuất hiện trên lá, lúc đầu màu trắng xanh, sau thành vệt dài và lan

ra tồn phiến lá. Nhìn cây bệnh có màu bạc trắng, cây cằn cỗi, các đốt ngắn lại
vàng khô và cây chết, nếu gặp trời ẩm ướt thường mọc một lớp mốc trắng trên vết
bệnh ( ở mặt dưới lá).
6.2 Nguyên nhân
Bệnh do nấm Sclerospora maydis Butller gây ra. Nấm có thể tồn tại trên hạt,
lá mầm là nơi bị nhiễm bệnh đầu tiên. Bê ̣nh phát triể n trong điề u kiêṇ trời âm u,
nhiệt độ từ 20 - 240C, ẩm độ khơng khí từ 80%. Đặc biệt khi trời âm u, sương mù
hoặc xen mưa phùn, những vùng đất phù sa ven sông bệnh phát triển mạnh. Tất cả
các giống đều có thể bị nhiễm bệnh.
6.3 Biện pháp phòng trừ
- Diệt nguồn bệnh trên ruộng bằng cách đốt tiêu hủy tàn dư cây bệnh.
- Luân canh với cây rau, lúa.
- Khi mới bị bệnh có thể dùng các loại thuốc sau: Dimethomorph (Phytocide
50WP; Insuran 50WG); Metalaxyl (min 95%) (Mataxyl 500WP; Vilaxyl 35 WP).
7. Bệnh cháy lá (Helminthosporium turcicum, Helminthosporium maydis)
7.1 Triệu chứng
13


- Bệnh cháy lá lớn (Helminthosporium turcicum Pas ): Vết bệnh lúc đầu xuất
hiện trên lá những vệt nhỏ màu nâu nhạt sau lớn dần tạo nên hình thoi màu nâu,
nhiều vết bệnh liên kết với nhau làm lá bị cháy và rách, bệnh xuất hiện lá dưới
trước rồi lan lên lá trên, nếu gặp trời ẩm ướt trên vết bệnh phía mặt dưới của lá
xuất hiện lớp nấm mốc màu đen.
- Bệnh cháy lá nhỏ (Helminthosporium maydis Nisikado ):
7.2 Nguyên nhân
- Bê ̣nh cháy lá lớn do nấ m Helminthosporium turcicum Pas gây ra.
- Bê ̣nh cháy lá nhỏ do nấ m Helminthosporium maydis Nisikado gây ra.
- Nấm gây bệnh cháy lá nhỏ thường phát triển ở điều kiện thời tiết nóng ẩm,
cây sinh trưởng kém. Nấm gây bệnh cháy lá lớn thường phát triển khi ẩm độ cao

và nhiệt độ tương đối thấp.
- Bệnh lây lan bằng bào tử, xâm nhập vào cây qua vết thương xây xát. Bào
tử nấm tồn tại ở tàn dư cây bệnh, hạt giống, trong đất.
- Nơi thâm canh không tốt, đất xấu dễ đóng váng bệnh phát triển.
7.3 Biện pháp phịng trừ
- Chủ yếu bằng biện pháp thâm canh đúng kỹ thuật để cây bắp sinh trưởng,
phát triển tốt hạn chế được sự gây hại của nấm bệnh.
- Đất trồng cần có hệ thống tưới tiêu tốt, không để mưa làm ngập úng. Đất
trồng phải khơ thống, tránh đọng nước.
- Khi thu hoạch để giống cần chọn những bắp ở cây không bị bệnh.
- Thu hoạch xong thu gom cây bệnh tiêu hủy diệt nguồn bệnh.
- Có thể dùng thuốc Boocđơ 1% phun phòng bệnh khi cây được 3-4 lá.
- Khi bệnh xuất hiện có thể phun thuốc: Carbendazim (Vicarben
50WP), Mancozeb (Dizeb - M45 80WP, Tungmanzeb 800WP), Propineb
(Antracol 70WP), Cytokinin (Geno 2005 2SL).
8. Thu hoạch
Giống bắp nếp thu trái tươi khoảng sau khi phun râu 18 – 20 ngày (58 – 65
ngày sau khi gieo, tùy giống).
Có thể bán tại ruộng (nguyên đám) cho thương lái, hoặc tự thu hoạch.
Gần đến thời gian thu hoạch, cần kiểm tra thu hái bắp khi trái bắp đã phát
triển hết độ lớn, hạt căng, hạt trên đầu trái bắp đầy đặn, không bị cứng.
Năng suất trái tươi trung bình: 15-20 tấn/ha.

14



×