Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tài liệu tập huấn khuyến nông Kỹ thuật trồng đậu nành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.65 KB, 14 trang )

SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG TỈNH VĨNH LONG

TÀI LIỆU TẬP HUẤN KHUYẾN NÔNG

KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU NÀNH
(Ban hành theo Quyết định số 280/QĐ-TTKN, ngày 24/5/2017
của Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long)

1

VĨNH LONG, THÁNG 5/2017


KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU NÀNH
Biên soạn: Ths. Trương Thị Mỹ Lộc
Phịng Khuyến nơng Trồng trọt - TTKN
I. Tổng quan về đậu nành
1. 1 Giới thiệu chung
Đậu nành có tên khoa học là Glycine max L., thuộc họ Đậu (Fabaceae), còn
được gọi là đậu tương, hạt đậu nành có giá trị dinh dưỡng và kinh tế rất cao. Ở
miền Nam đậu nành được trồng 3 vùng chính gồm: vùng Đơng Nam Bộ, đồng
bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.
Đậu nành là loại cây thân thảo, hằng năm. Thân cây mảnh, cao từ 0,8m đến
0,9m, có lơng, cành hướng lên phía trên. Lá mọc cách có ba lá chét hình trái xoan,
mũi gần nhọn, khơng đều ở gốc. Hoa có màu trắng hay tím xếp thành chùm ở nách
cành. Quả thõng, hình lưỡi liềm, gân bị ép, trên quả có nhiều lơng mềm màu vàng,
thắt lại giữa các hạt. Các hạt thứ 2, 3, 5 gần hình cầu, các hạt cịn lại hình thận dài,
có màu vàng rơm nhạt.

1.2 Đặc điểm hình thái


Đậu nành là cây hai lá mầm có rễ cọc, rễ tập trung ở tầng đất mặt 30 – 40
cm, độ ăn lan khoảng 20 – 40 cm. Trên rễ có các nốt sần cố định đạm do vi khuẩn
cộng sinh Rhizobium japonicum; Thân đậu nành có màu xanh hoặc tím ít phân
cành, có từ 14-15 lóng, chiều cao cây trung bình từ 0,5 – 1,2 m; Tùy theo từng thời
kỳ sinh trưởng, phát triển của cây mà có các dạng lá: lá mầm, lá đơn và lá kép có 3
lá chét.
Hoa đậu nành thuộc hoa cánh bướm, mọc thành chùm trung bình mỗi chùm
có từ 7 – 8 hoa, hoa có màu tím hoặc trắng. Khi kết trái, đậu nành thuộc loại quả
2


nang tự khai, mỗi trái trung bình có từ 2 – 3 hạt, có khi có 4 hạt có hình trịn, bầu
dục, trịn dẹp, có màu vàng, vàng xanh hoặc nâu đen.
1.3 Đặc điểm sinh thái
Đậu nành có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau: đất đỏ, đất xám, đất
phù sa, đất giồng cát. Nhưng để trồng đậu nành có hiệu quả phải trồng trên đất có
thành phần cơ giới nhẹ, pH từ 6,0-6,5. Nhiệt độ sinh trưởng và phát triển thích hợp
từ 24-300C;
II. Kỹ thuật trồng đậu nành
2.1 Thời vụ trồng
Đậu nành là cây công nghiệp ngắn ngày, nên có thể bố trí vào các mơ hình
ln canh, xen vụ để tăng vòng quay của đất, nâng giá trị kinh tế cho người sử
dụng, đồng thời hạn chế nguồn sâu bệnh lưu tồn qua mùa vụ canh tác. Đậu nành có
thể trồng được quanh năm nhưng với mỗi thời vụ canh tác khác nhau sẽ có ảnh
hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng, tình hình sâu bệnh, năng suất, phẩm chất hạt, chi
phí sản xuất. Tại vùng Đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL), thời vụ canh tác thích
hợp nhất là Đông Xuân (xuống giống tháng 11 – 12 dl và thu hoạch vào tháng 2-3
dl) và Xuân Hè (xuống giống tháng 2-3 dl và thu hoạch vào tháng 5-6 dl). Vụ Hè
Thu thì phải quản lý nước tốt.
2.2 Giống

Tại ĐBSCL, các giống đậu nành có năng suất cao, phù hợp thổ nhưỡng và được
trồng phổ biến là: MTĐ 176, Giống đậu nành Nhật 17A – 7, MTĐ 760-4, BC 19…
Các giống đậu nành triển vọng: HLĐN 29, HLĐN 910…
Trước khi gieo, phơi lại hạt giống dưới nắng nhẹ trên từ 2- 3giờ; Không
được phơi trên nền xi măng, sân gạch và không phơi dưới nắng gắt từ 10 giờ sáng
đến 2 giờ chiều.
2.3 Làm đất
Tại đồng bằng sông Cửu Long, đậu nành có thể trồng thích hợp trên các loại
đất như đất phù sa, đất nhiễm phèn nhẹ…Đối với những loại đất có thành phần cơ
giới nặng có thể sử dụng thêm phân hữu cơ.
2.3.1 Cách trồng có làm đất
Ngay sau khi thu hoạch lúa xong tiến hành cắt gốc rạ. Dùng máy cắt gốc rạ
rải đều trên mặt ruộng. Nên cắt gốc rạ trước gieo hạt, cắt trước khi gieo cũng thuận
lợi cho việc gieo hạt bằng cơng cụ sạ hàng.
Cày đất lúc có ẩm độ vừa phải, sau đó xới lại 10 cm, tránh cày đất lúc cịn
q ướt.
Trường hợp đất q khơ, phải chủ động cho nước vào, rút nước ra và chờ
đến khi đất có đủ độ ẩm thích hợp thì mới cày.
3


Nếu khơng cày thì xới 20 cm cho tơi xốp, để hệ thống rễ cây đậu phát triển
tốt, tránh làm đất quá tơi, khi gặp mưa, dễ bị đóng váng, cản trở việc hút nước,
dinh dưỡng của cây, cây sinh trưởng yếu, các nốt sần ít và nhỏ. Đường kính đất
cày vừa phải (4 – 5cm).
* Ưu điểm
- Diệt cỏ dại.
- Nâng cao độ tơi xốp của tầng đất mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống
rễ phát triển mạnh trong giai đoạn đầu.
- Hạn chế việc bốc phèn (xì phèn) lên lớp đất mặt do mao dẫn.

* Nhược điểm
- Tốn thời gian làm đất, do đó kéo dài thời vụ trồng đậu nành. Có thể ảnh
hưởng đến cây trồng vụ sau.
- Tốn chi phí làm đất, tưới nước (vì muốn làm đất, phải để đất tương đối
khơ, sau khi gieo, phải tưới nhiều nước) dẫn đến lợi nhuận bị giảm một phần.
Do đó việc áp dụng làm đất chỉ nên áp dụng đối với những trường hợp đất
quá khô, nhiều cỏ dại.
2.3.2 Cách trồng không làm đất
Trồng trên chân đất ruộng ngay sau khi thu hoạch lúa, nếu ruộng có nhiều cỏ
hoặc gốc rạ cịn tươi phải cắt hoặc phun thuốc để diệt cỏ và gốc rạ. Sau vài ngày cỏ
và gốc rạ chết, tiến hành cắt gốc rạ. Trường hợp lượng rơm chuẩn bị khơng đủ thì
gốc rạ đã được cắt và phơi khơ có thể được sử dụng để đậy tủ cho ruộng đậu.
* Ưu điểm
- Tranh thủ thời vụ, vì khơng phải chờ đợi thời gian làm đất.
- Giảm được chi phí trong khâu làm đất nên hiệu quả kinh tế hơn .
- Tận dụng được độ ẩm trong đất sau khi thu hoạch lúa, tiết giảm chi phí
tưới nước.
* Nhược điểm
- Sâu bệnh phát triển nhiều hơn.
- Gặp trở ngại trong việc ứng dụng phân bón, nhất là các loại phân địi hỏi
phải trộn hoặc lấp xuống đất như phân lân, phân hữu cơ, vôi, ...
Tuy nhiên cả 2 phương pháp này đều phải lưu ý:
* Do biện pháp tưới cho đậu nành sau này là tưới tràn, nên hệ thống thủy lợi
nội đồng phải bảo đảm đưa nước vào và rút ra nhanh, khơng được đọng vũng, vì
đậu là cây trồng cạn rất dễ bị chết do úng nước.
4


* Theo thực tế canh tác nhiều năm qua, tại ĐBSCL đa số nông dân áp dụng
phương pháp không làm đất do tính chủ động, cách thức thực hiện đơn giản mà

năng suất thu được không chênh lệch với phương pháp có làm đất.
2.3.3 Xẻ rãnh trên ruộng
Đậu nành là cây trồng cạn nên rất dễ bị chết do úng nước, do vậy cần phải
đào rãnh dẫn và thoát nước. Tùy độ cao, độ bằng phẳng mặt ruộng, vị trí ruộng xa
hay gần kênh rạch và hình dạng thửa ruộng mà bồ trí rãnh thốt nước dầy hay thưa,
theo chiều dọc hay chiều ngang thửa ruộng; Ruộng trủng thấp nằm xa kênh rạch thì
bố trí rãnh khít hơn ruộng gị cao gần kênh rạch; Trung bình cách 2,5m – 3m đào 1
rãnh thốt nước kích thước bằng 1 lưỡi giá (sâu 25cm, ngang 20cm).
2.4 Gieo hạt
2.4.1 Mật độ và khoảng cách trồng
Tùy theo chiều cao cây của giống, mùa vụ và độ phì của đất. Lượng hạt
giống: 60-100 kg/ha. Tuy nhiên nguyên tắc chung để xác định mật độ là:
* Giống cao cây phân cành nhiều thì trồng thưa.
* Đất tốt, thâm canh trồng thưa hơn đất xấu và đất ít thâm canh.
* Mùa nắng trồng dầy hơn mùa mưa.
2.4.2 Các phương pháp gieo hạt
Thời điểm gieo thích hợp nhất là lúc đất cịn đủ ẩm, có thể in dấu chân
nhưng khơng lún. Trường hợp đất q khơ, có thể tưới tràn, sau đó tháo nước ra,
ngày hơm sau gieo hạt. Có 2 phương pháp gieo hạt thường được áp dụng:
* Tỉa, gieo theo hàng: Áp dụng tỉa hoặc gieo hàng với khoảng cách 40 cm x
10 cm, mỗi lỗ 2-3 hạt, lượng hạt giống sử dụng 60 – 80 kg/ha. Nếu gieo hạt bằng
cách tỉa lỗ, nên sử dụng chày có đường kính 2 cm, có đầu dẹp nhọn tránh làm dẽ
đất khi xôm lỗ với độ sâu: 2,5cm; Lấp hạt bằng đất hoặc phân chuồng hoai mục
hoặc tro trấu.
* Sạ lan: Lượng hạt giống sử dụng 80 – 100 kg/ha. Có 2 cách sạ đậu là sạ
trước khi rãi rơm và sau khi rãi rơm:
- Trường hợp rãi rơm trước khi sạ đậu: cần lưu ý phải gieo trước lúc trời tối
để tránh sương xuống làm rơm bị thấm ướt, khi đó hạt giống gieo sẽ nằm trên rơm,
không tiếp xúc được với đất, làm hạn chế khả năng nẩy mầm hoặc sẽ làm ảnh
hưởng đến sự phát triển của cây con. Sạ hạt xong cho nước vào ruộng, thời gian từ

khi bắt đầu đưa nước vào ruộng đến khi rút ra hết không quá 10 giờ.
III. Kỹ thuật chăm sóc
3.1 Tủ rơm

5


Sau khi gieo cần phải rãi rơm hoặc rãi thêm rơm tủ cho ruộng đậu để giữ độ
ẩm, hạn chế cỏ dại, giảm cơng tưới và hạn chế xì phèn. Lượng rơm cần tủ cho
1.000 m2 đậu là từ 1.500 - 2.000 m2 rơm.
3.2 Tỉa dặm
Sau khi xuống giống từ 5-7 ngày cây đã lên khỏi mặt đất (cây được 1 - 2 lá
thật) cần quan sát nhổ cây con chổ dầy, dặm lại những nơi cây không lên để đảm
bảo mật độ trồng, nên dặm vào buổi chiều mát.
3.3 Làm cỏ
Làm cỏ có thể kết hợp với các lần bón phân và vun gốc đậu. Trước hoặc sau
khi xuống giống 1 - 2 ngày làm cỏ bằng tay hoặc sử dụng các loại thuốc trừ cỏ diệt
mầm như: Dual Gold, Dual…Sau đó, từ 14-18 ngày sau khi gieo nếu có cỏ (từ 3-6
lá), nên sử dụng các loại thuốc trừ cỏ hậu diệt mầm như: Onecide, Targa Super,
Select… Chú ý những giai đoạn sau không nên sử dụng các loại thuốc trừ cỏ, chỉ
làm cỏ bằng tay.
3.4 Quản lý dinh dưỡng
Do thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất sinh vật cao, nên đậu nành cần
nhiều dinh dưỡng kể cả đạm, lân và kali. Tuy nhiên đậu nành có khả năng tự tổng
hợp được chất đạm từ nitơ của khí trời do có vi khuẩn nốt sần cộng sinh ở rễ, do
đó, việc bón quá nhiều lượng phân đạm cho cây đậu nành là không cần thiết, chỉ
cần chú ý đến việc bón thêm phân Lân và Kali để cân đối N-P-K.
Phân Đạm nên bón vào đầu của giai đoạn tăng trưởng, để kích thích bộ lá
phát triển trước khi vi khuẩn nốt sần ở rễ lấy được đạm từ khí quyển để ni cây.
Ngồi ra, cây đậu nành rất cần các nguyên tố trung lượng khác như Canxi, Magiê.

Do đó, cũng cần bón tập trung vào giai đoạn đầu của thời kỳ sinh trưởng.
Nhưng lưu ý rằng trên những đất mới trồng đậu nành lần đầu hoặc đất luân
canh với lúa, nếu không áp dụng chủng vi khuẩn nốt sần thì đậu nành sẽ khơng
hoặc có rất ít nốt sần. Vì vậy, để cây đậu nành phát triển tốt cần bón thêm 100-150
kg urê/ha.
3.4.1 Liều lượng phân và thời điểm bón
Tùy theo từng loại đất, loại giống, mùa vụ,… mà sử dụng lượng phân bón
cho thích hợp. Có thể áp dụng các cơng thức phân bón cho 1 ha như sau:
* Công thức 1: 80 – 100 kg Urea + 120 – 150kg DAP + 60kg KCl
+ Bón thúc lần 1 (7-10 ngày sau khi gieo): 30 - 35kg Urea + 40 – 50 kg DAP.
+ Bón thúc lần 2 (20-25 NSKG): `40 - 50kg Urea + 50 - 70kg DAP + 30kg KCl.
+ Bón thúc lần 3 (35-40 NSKG): 10 - 15kg Urea + 30kg DAP + 30kg KCl
* Công thức 2: 105kg Urea+ 300kg Super lân + 50kg DAP + 60kg KCl
+ Bón lót tồn bộ phân Super lân 300 kg
6


+ Bón thúc lần 1 (7-10 ngày sau khi gieo): 25kg Urea + 50kg DAP
+ Bón thúc lần 2 (20-25 NSKG): 40kg Urea+ 30kg KCl
+ Bón thúc lần 3 (35-40 NSKG): 40kg Urea + 30kg KCl.
* Lưu ý: Nếu có đều kiện, bón 5- 6 tấn phân hữu cơ/ha vào giai đoạn trước
khi tỉa hạt (bón lót). Trên đất phèn, tùy vào pH đất, có thể bón lót thêm 30-100kg
vơi bột/1.000m2, có thể sử dụng phân tự ủ;
* Phương pháp ủ phân hữu cơ
Để có thể tận dụng các nguồn phụ phẩm, dư thừa của động/thực vật như
rơm rạ, phân chuồng... sẵn có để tạo ra nguồn phân hữu cơ cần thiết cho cây trồng
nói chung và cây đậu nành nói riêng thì chúng ta có thể tự ủ phân ủ cơ tại nhà.
Có thể ủ với nấm đối kháng Trichoderma: để hạn chế nấm bệnh, nhất là các
bệnh do tác nhân Phytophthora sp. gây ra.
Cách ủ như sau: xác bả thực vật (rơm rạ, lục bình, lá cây, cỏ,…), phân động

vật, nấm TRICÔ-ĐHCT (20 - 30 g/m3), tro bếp 1 – 2 kg/m3 , phân ure, bạt để phủ
lên giữ ẩm. Lượng ure pha tưới cho đống ủ như sau:
Xác bả thực vật
(kg)

Phân động vật
(bao 40 kg)

Phân ure
(g/m3)

200

8 bao

0

250

4 bao

50-75 g

300

2 bao

100-150 g

450


0

200-250 g

Nên làm đống ủ đáy 2 m, cao 1,2-1,5 m, dài tùy ý. Xác bả thực vật nên làm
ẩm trước ngày ủ 1 ngày để mềm.
Nền làm đống ủ nên cao hơn xung quanh hoặc có đào rãnh xung quanh
nhằm tránh đọng nước.
Chất 1 lớp xác bả thực vật, tưới nước đạp dẻ thành 1 lớp 0,2 m, rải tro bếp
lên; tưới ure; kế đến lớp phân động vật; tưới Trico-ĐHCT; tiếp tục đến lớp xác bả
thực vật; và tiếp tục đến khi đạt chiều cao như mong muốn. Nước tưới chỉ vừa đủ
ẩm (nắm chặt vừa rịn nước). Tưới nước bổ sung hàng tuần để đủ ẩm. Đảo đống ủ
sau 3 tuần. Đống ủ hoai sau 6-8 tuần. Sử dụng phân này bón cho các cây rau, màu
và ăn trái rất tốt.
Chú ý: Các nguyên liệu hữu cơ được gom lại, có thể trộn với vôi để xử lý
một số mầm bệnh trong đống ủ. Để gia tăng tiến trình phân hủy, có thể trộn thêm
phân lân và phân đạm làm thức ăn cho vi sinh vật.
7


3.4.2 Cách bón
Bón lót thì vùi phân vào đất hoặc trộn với tro trấu, phân hữu cơ, thuốc ngừa
sâu bệnh sau đó lấp hạt lại. Đối với các lần bón thúc, có thể pha nước tưới hoặc
bón cách hàng đậu 5cm. Trong điều kiện ở Vĩnh Long chủ yếu canh tác theo kiểu
sạ lan thì nên đưa nước vào cho đất ướt rồi rút nước ra để rải phân đều cho phân
tan. Ngồi ra, trong điều kiện thiếu nước có thể sử dụng các loại phân bón lá phun
qua lá.
3.5 Tưới nước
Sau khi sạ, tủ rơm xong đưa nước vào ruộng (tưới tràn) ngập hạt đậu ít nhất

5cm trong vịng 8 tiếng rồi rút cạn nước. Trước mỗi đợt rải phân 1 ngày nếu đất
khô nên đưa nước vào ruộng đậu vừa xấp mặt đất rút ra hôm sau rải phân.
Trong mùa nắng, trung bình 7-10 ngày tưới 1 lần. Giai đoạn đậu ra hoa đậu
trái cần tưới đầy đủ, trong trường hợp có mưa lớn, cần thăm ruộng thường xuyên
để tiêu úng. Cần tránh hiện tượng đất bị ngập úng và đóng váng.
Khi áp dụng phương pháp tưới tràn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Trên những ruộng không được bằng phẳng, nếu muốn áp dụng phương
pháp tưới này thì cần phải xẻ các rãnh thốt nước để tránh gây úng cục bộ sau khi
tưới, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của đậu nành.
- Không nên để nước lấp xấp mặt ruộng, nhất là các chân đất nhiễm phèn vì
khi rút nước ra, phèn sẽ còn bám lại trên đất và ở gốc và rễ đậu có thể gây chết cây
con hoặc làm cho cây sinh trưởng và phát triển kém.
- Vào mùa nắng, ở những chân đất phèn nên tưới định kỳ 7-10 ngày/lần,
không nên để ruộng quá khô mới tưới (giữa 2 lần tưới cách nhau ≥01 tháng) sẽ dễ
xảy ra xì phèn, gây ảnh hưởng xấu đến ruộng đậu (đậu vàng lá; sinh trưởng kém;
khơng ra trái, hạt và có thể chết).
3.6 Phòng trừ sâu bệnh hại
3.6.1 Sâu hại
3.6.1.1 Sâu xám
Đặc điểm
Sâu xám tên khoa học là Agrotis ipsilon, thuộc họ Ngài đêm (Noctuidae), bộ
Cánh vảy (Lepidoptera). Con trưởng thành màu xám hoặc màu đen nâu, thân dài
16– 24 mm, gần đầu mép cánh có 3 vệt nhỏ hình tam giác. Trứng hình trái bí ngơ,
mới đẻ màu trắng sữa, gần nở có màu xám đen. Sâu non có 5 tuổi, màu xám nâu
hoặc nâu bóng, đầu màu nâu sẫm có 2 điểm trắng, có đường kẻ màu nâu nhạt ở
giữa và sọc đen ở 2 bên, khi đẫy sức dài tới 37 – 47 mm. Nhộng dài 20 – 24 mm,
màu cánh gián.

8



Triệu chứng, tác hại do sâu gây nên:
- Sâu tuổi 1 sống trên mặt đất hoặc quanh gốc cây ăn khuyết lá; Từ tuổi 2 trở
đi, sâu sống trong đất, ban đêm mới chui lên hoạt động. Từ tuổi 4, 5 sâu bắt đầu
phá mạnh, cắn ngang thân làm cụt thân cây. Sâu xám phá hại gây mất khoảng làm
giảm năng suất đậu nành.
- Sâu xám là một trong những loại sâu gây hại chính trên cây đậu nành. Sâu
có thể phát sinh, phát triển và gây hại ở tất cả các vụ đậu nành, ở tất cả các vùng và
trong suốt thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây đậu nành trên đồng ruộng. Tuy
nhiên, sâu thường gây hại nặng nhất ở thời kỳ đầu khi hạt nhú mầm và thời kỳ cây
còn non.
Các biện pháp phòng trừ:
- Cho nước vào ruộng ngâm để diệt sâu non, nhộng: Cho nước vào
ngậpruộng, ngâm khoảng 1 ngày đêm sau đó tháo cạn, để ráo ruộng trước khi
gieo trồng.
- Làm bã chua ngọt diệt trưởng thành : Bả gồm: 4 phần mật + 4 phần giấm
+ 1 phần rượu + 1 phần nước và 1 ít thuốc trừ sâu theo tỷ lệ 1/100 (có thể thay
giấm bằng nước gạo để chua hoặc khoai lang nấu chín để lên men). Sau đó đem
mồi bả vào chậu để ngoài ruộng vào buổi tối, nơi thống gió có độ cao 1 mét so
với mặt đất.
- Ngắt tiêu huỷ ổ trứng: Sử dụng đoạn que dài 1 – 1,2m gạt cho lộ mặt sau
lá. Quan sát mặt sau lá, tìm các ổ trứng, thu gom và tiêu hủy.
- Bắt sâu non bằng tay: Tiến hành vào lúc mờ sớm hoặc ban đêm khi sâu
mò lên cắn hoặc dùng que gạt nhẹ đất xung quanh gốc để diệt sâu.
- Cắt thấp gốc cây khi thu hoạch: Trên ruộng đậu nành vào giai đoạn thu
hoạch. Cắt sát gốc (cách mặt đất 1 – 2cm); Phơi khô, tách hạt, vò nát thân để tiêu
diệt sâu non, nhộng trong thân cây.
- Xử lý, tiêu hủy tàn dư: Sau khi thu hoạch, ủ đống thân cây, vỏ trái hoặc
phơi đốt để diệt trứng.
- Luân canh với cây trồng nước.

- Sử dụng thuốc hoá học: Lựa chọn một số loại thuốc hoá học đặc hiệu gốc
phenylpyrazol, cartap, sử dụng theo hướng dẫn của từng loại thuốc.
3.6.1.2 Sâu đục thân
Đặc điểm
Tên khoa học: Ophiomyza phaseoli (Tryon), con trưởng thành là loại ruồi
rất nhỏ, màu đen, dài từ 1,9- 2,2mm, có màu đen. Con cái dùng ống nhọn ở cuối
bụng để đẻ từng trứng vào trong mỗi lỗ đục trên mặt lá.
+ Trứng: sau khoảng 2 ngày thì trứng nở
9


+ Sâu non (giịi) hình ống, đầu nhỏ, cuối bụng lớn hơn, màu trắng sữa, kích
thước thay đổi tuỳ theo tuổi. Sâu non có 3 tuổi và thời gian phát triển làm hại cây
đậu khoảng 7-10 ngày. Sâu phát triển tối đa dài 3- 4mm, rộng 0,8- 1mm. Sâu non
đục thành đường hầm ngoằn ngoèo trên mặt lá rồi đục qua cuống để vào thân và
đục xuống gốc để làm nhộng trong phần vỏ của gốc cây con.
+ Nhộng hình bầu dục hơi cong về phía lưng, màu nâu bóng, dài 1,42,5mm, rộng 0,5- 1,2mm; Sau khoảng 7 ngày thì nhộng vũ hóa.
Triệu chứng, tác hại do sâu gây nên:
Sâu non đục từ ngọn xuống thân làm ngọn đậu nành héo, ở giai đoạn cây
còn nhỏ (2 lá đơn). Sâu non tiếp tục đục xuống gốc làm cây chết gây mất
khoảng, giảm mật độ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất. Nên chú ý phòng
trị lúc sâu non.
Biện pháp phòng trừ:
- Gieo trồng đúng thời vụ, chăm sóc tốt giai đoạn cây con để cây đậu nành
sinh trưởng khỏe có khả năng chống chịu tốt.
- Phát hiện sớm, kịp thời hủy bỏ những cây chết ngọn để diệt trừ sâu.
- Phịng trừ bằng thuốc hố học khi cần thiết như sử dụng thuốc gốc
Deltamethrin. Bắt đầu phun khi cây có 2 lá đơn, khi bị sâu phá mạnh thì phun kép
2 - 3 lần.
- Cách phịng trị thơng thường là rải thuốc trừ sâu dạng hạt vào lúc tỉa đậu,

chung với phân bón và tro trấu để bảo vệ cây con trong vòng 2 tuần đầu là đủ.
3.6.1.3 Sâu đục trái
Đặc điểm
Tên khoa học: Etiella zinkenella Treitschke. Họ: Phycitidae; Bộ
Lepidoptera.
- Con trưởng thành dài 10-12mm, toàn thân màu nâu tro, mắt kép trịn màu
đen. Râu đầu hình sợi chỉ, cánh trước dài hẹp, màu nâu tro pha trộn màu nâu đậm,
màu vàng và trắng.
- Trứng hình bầu dục dài 0,49mm, rộng 0,37mm. Trứng khi mới đẻ màu
trắng sữa, sau sang màu nâu đỏ, trước khi nở 1 ngày có màu vàng nhạt.
- Sâu non khi mới nở màu hoa vàng cúc, sau chuyển thành trắng xanh.
- Nhộng màu vàng nâu, trước khi vũ hố nhộng có màu nâu đậm.
Triệu chứng, tác hại do sâu gây nên:
Sâu non đục khoét vỏ trái để ăn hại hạt, gặm khuyết hoặc rỗng hạt. Sâu non
đục trái đậu nành cịn có khả năng đục phá thân cây đậu nành làm cho cây sinh
10


trưởng kém hoặc chết khơ. Hạt bị hại nhẹ thì giảm khối lượng, sức nẩy mầm giảm
hoặc mất sức nẩy mầm.
Biện pháp phòng trừ:
- Đất phải được cày bừa kỹ. Gieo trồng đúng thời vụ để tạo điều kiện cho
đậu nành sinh trưởng phát triển thuận lợi tăng được sức chống chịu.
- Luân canh cây đậu nành với cây trồng khác không phải là ký chủ của sâu
đục trái.
- Khi cần thiết, dùng các loại thuốc có thành phần Lufenuron để phịng trị.
Cách dùng theo chỉ dẫn trên bao bì.
2.6.2 Bệnh hại
2.6.2.1 Bệnh rỉ sắt
Tác nhân: Bệnh do nấm Phakopsora pachyrhizi Sydow gây nên

Triệu chứng, tác hại do bệnh gây nên:
- Lá rụng sớm, giảm khả năng quang hợp ảnh hưởng đến năng suất. Lá cịn
non có sức chống chịu bệnh cao hơn các lá già. Lá, thân và trái đều bị nhiễm bệnh,
nhưng bệnh xuất hiện chủ yếu trên các lá già.
- Trên lá, vết bệnh mới xuất hiện là những đốm trịn nhỏ, có nhiều màu sắc
khác nhau: xanh nhạt, nâu vàng hoặc nâu xám, lấm tấm như đầu kim, rải rác đều
trên mặt lá. Sau đó vết bệnh phát triển rộng ra khoảng 1mm, có dạng trịn hoặc
dạng có góc cạnh hoặc bất dạng, có màu nâu vàng hoặc nâu đỏ như màu rỉ sắt hoặc
nâu đen. Đặc tính về màu sắc và kích thước vết bệnh thường thay đổi khác nhau,
chủ yếu là do khả năng gây bệnh của nấm, giống đậu nành và điều kiện thời tiết.
- Bệnh có thể tấn cơng từ khi cây có hai lá kép cho đến lúc trái chín. Bệnh
phát triển chậm vào giai đoạn từ cây con đến trước khi ra hoa, nhưng sau đó bệnh
sẽ phát triển nhanh và nặng hơn.
- Triệu chứng điển hình của bệnh là vết bệnh nhô lên ở hai mặt lá, thường
nhô cao ở mặt dưới lá. Đây là do đặc tính thích nghi môi trường của nấm bệnh: ở
mặt dưới của lá có ẩm độ và nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển. Khi bệnh nặng,
các vết bệnh liên kết lại với nhau, làm cho lá bị khô cháy từng mãng hoặc cả lá, lá
rụng nhiều, cây mất dần khả năng quang hợp. Nếu bệnh nặng vào giai đoạn cây
chưa ra hoa, kết trái, sẽ làm thất thu hoàn toàn.
Biện pháp phòng trừ:
- Dùng giống kháng bệnh:
- Gieo trồng đúng thời vụ: Đây là phương pháp phòng bệnh rất hiệu quả. Tại
các vùng trồng đậu nành ở nước ta, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long, không
riêng bệnh rỉ mà đối với đa số các bệnh do nấm và vi khuẩn, đậu nành được trồng
ở vụ Đông Xuân thường bị nhiễm bệnh nhẹ hơn ở vụ Hè Thu.
11


- Biện pháp kỹ thuật canh tác:
+ Mật độ gieo trồng: Cần bảo đảm mật độ gieo trồng hợp lý tuỳ thuộc từng

giống, thời vụ cho từng vùng canh tác. Nếu gieo sạ dày quá sẽ tạo điều kiện thích
hợp cho bệnh phát triển; ngược lại, gieo sạ thưa thì lãng phí đất, cỏ dại sẽ phát triển
mạnh, năng suất thấp.
+ Nước tưới: Áp dụng chế độ tưới nước đầy đủ không để ruộng bị khô hạn
hoặc bị úng nước. Bảo đảm nguồn nước tưới không chứa mầm bệnh.
+ Phân bón: Bón phân đầy đủ và cân đối, khơng bón quá nhiều phân đạm,
tăng cường phân lân và kali cho những ruộng thường xuyên bị nhiễm nặng.
- Vệ sinh đồng ruộng:
+ Làm đất kỹ, nếu có điều kiện nên phơi khô đất để diệt bớt nguồn bệnh
hoặc khử trùng đất bằng thuốc trừ bệnh trước khi gieo trồng.
+ Sau mỗi vụ nên gom các xác bã cây và cỏ dại để thiêu đốt hoặc chôn sâu,
nhất là ở những ruộng đã nhiễm bệnh nặng.
- Xử lý hạt giống bằng các loại thuốc trừ bệnh: Nguồn lây lan quan trọng
của bệnh này là các bào tử của nấm bệnh bám trên hạt giống, nên việc xử lý hạt
giống trước khi gieo là rất cần thiết để bảo vệ cây ở giai đoạn cây cịn nhỏ. Có thể
xử lý hạt giống bằng nước “ba sôi - hai lạnh“ (khoảng 520C) trong 15 phút, hoặc
bằng nước muối 5%, hoặc thuốc xử lý hạt giống 0,1% - 0,2 %.
- Dùng thuốc trị bệnh:
+ Cần phát hiện bệnh sớm và sử dụng thuốc kịp thời. Phun thuốc khi bệnh
mới xuất hiện; Dùng các loại thuốc theo hướng dẫn của cơ quan BVTV. Có thể
dùng các loại thuốc có thành phần Difenoconazole, Propiconazole.
+ Nên thăm đồng thường xuyên để phát hiện kịp thời.
2.6.2.2 Bệnh sương mai
Tác nhân: do nấm Peronospora manshuric gây nên
Triệu chứng, tác hại:
- Bệnh còn được gọi là bệnh đốm phấn, rất phổ biến ở các vùng có khí hậu
ẩm. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, bệnh thường nặng vào vụ Hè Thu và có thể
thành dịch khi gặp điều kiện thuận lợi, ngay cả trong vụ Đơng Xn. Điều kiện khí
hậu ở nước ta rất thích hợp cho bệnh này phát triển.
- Bệnh tấn công chủ yếu trên lá, trái và hạt cũng bị nhiễm khi bệnh nặng.

Đầu tiên, mặt trên lá có những đốm nhỏ màu vàng hoặc xanh nhạt, mặt dưới lá có
những cụm nấm giống như phấn màu trắng xám. Đây là tập hợp các đính bào đài
và các đính bào tử của nấm gây bệnh. Đốm bệnh sẽ chuyển sang màu xám sậm
hoặc nâu sậm, lá khô và rụng sớm. Nấm bệnh cũng có khả năng xâm nhập vào lớp
12


vỏ trái rồi vào hạt. Hạt bị phủ bởi một lớp bụi trắng với nhiều noãn bào tử. Bệnh
nặng, trái và hạt khơng phát triển.
Biện pháp phịng trừ:
- Chọn hạt giống ở những ruộng không bệnh, sàng sẩy hạt trước khi cất trữ
hoặc trước khi gieo; Dùng giống kháng bệnh.
- Chọn thời vụ thích hợp, tăng cường bón thêm phân lân và kali. Áp dụng
biện pháp canh tác và vệ sinh đồng ruộng giống như ở bệnh rỉ sắt, khử hạt giống
bằng thuốc hóa học trước khi gieo.
- Phun thuốc có hoạt chất Metalaxyl (Mataxyl 500 WP), Mancozeb (Dithane
M-45 80 WP)
IV. Thu hoạch và bảo quản
4.1 Các giai đoạn chín của đậu nành
- Thời kỳ chín sinh lý: Khi đậu có 50% số lá chuyển sang vàng.
- Thời kỳ chín hoàn toàn: Khi hầu hết lá trên cây đã rụng. Khoảng 95% số
trái trên cây chuyển sang nâu xám là thích hợp thu hoạch. Khơng nên để chín q,
trái đậu sẽ nổ làm thất thoát hạt.
4.2 Xử lý rụng lá trước thu hoạch
Đậu nành khi chín vẫn cịn rất nhiều lá đeo bám trên cây nên thu hoạch sẽ
tốn nhiều cơng. Vì vậy, cần làm rụng lá đậu nành trước khi thu hoạch. Khi có 75 –
80% lá trên cây đậu chuyển vàng bắt đầu xử lý rụng lá.
- Trước khi thu hoạch 1 tuần bà con pha 0,3-0,5kg phân kali (KCl) trong
bình phun 10 lít, phun kỹ trên mặt lá, chỉ sau 3-5 ngày lá sẽ rụng hết là có thể nhổ
hoặc cắt cây đem phơi khơ, đập lấy hạt dễ dàng. Dùng phương pháp này đem lại

nhiều lợi ích là đỡ được công thu hoạch, bốc vác, công phơi và phần lớn lá đậu
nành rụng xuống đất đã để lại cho đất lượng phân hữu cơ rất lớn.
- Đối với đậu giống thì để rụng lá tự nhiên.
4.3 Thu hoạch và bảo quản đậu nành
Khi thu hoạch, cắt cây về phơi khô và ra hạt. Nên thu vào lúc nắng ráo, phơi
khô, đập ngay; hoặc đập sau ủ 1 -2 ngày. Sàng sẩy, loại bỏ rác, tạp chất, hạt xanh
non, hạt nhỏ, phơi hạt tới khi khơ giịn (cắn giịn khơng dính răng), thì đưa vào bảo
quản. Khơng được phơi hạt giống trên sân gạch, sân xi - măng.
Hiện nay, chủ yếu nông dân trồng đậu dùng máy tuốt lúa để ra hạt đậu nành.
Khi cây đậu già, toàn bộ lá sẽ chuyển sang màu vàng và rụng dần từ dưới lên, 95%
số trái trên cây có vỏ trái chuyển vàng, khơ thì có thể thu hoạch được. Đậu sau khi
thu về phơi cho khơ hết tồn bộ cây, trái, phơi càng khơ thì tỷ lệ hạt ra theo vỏ
càng thấp và hạt càng sạch, sau đó cắt bó gom và đưa vào máy suốt ra hạt.
13


Bảo quản sau khi hạt được tách có thể đem phơi trên sân; Loại bỏ các hạt
sâu, mốc, tạp chất … phơi sấy đạt ẩm độ 12 – 13% là được; không được phơi trên
nền xi măng, sân gạch và không phơi dưới nắng gắt. Để chủ động khi thời tiết xấu,
đồng thời đảm bảo chất lượng hạt cho bảo quản nên sử dụng máy sấy hạt./.

14



×