Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Văn hóa tộc người Dao đối với sự phát triển du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.16 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

BỘ MÔN DU LỊCH
--------------------------------

TIỂU LUẬN
Học kỳ 2 năm học 2019 - 2020
Học phần: Văn hóa tộc người Việt Nam
Tên bài tiểu luận: Văn hóa tộc người Dao đối với
sự phát triển du lịch
Giảng viên:
Sinh viên:
Mã:
Lớp:
Nhóm:

Giảng viên Chấm 1

Nguyễn Đức Khoa

Nguyễn Đức Khoa
Nguyễn Phương Thảo
A32281
Văn hóa tộc người.2
3

Giảng viên chấm 2

Phùng Đức Thiện



HÀ NỘI, tháng 03 năm 2020


MỤC LỤC
PHẦN 1. GIÁ TRỊ VĂN HÓA TỘC NGƯỜI DAO.......................................1
1.1.

Tổng quan về người Dao.......................................................................1

1.1.1.

Tên...................................................................................................1

1.1.2.

Nhóm...............................................................................................2

1.1.3.

Dân số..............................................................................................4

1.1.4.

Nguồn gốc lịch sử phát triển...........................................................5

1.1.5.

Phân bố ở Việt Nam.........................................................................7

1.2.


Các giá trị văn hóa của người Dao........................................................7

1.2.1.

Văn hóa vật chất..............................................................................8

1.2.2.

Văn hóa phi vật chất......................................................................20

PHẦN 2. VẬN DỤNG VĂN HÓA NGƯỜI DAO TRONG HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH 23
2.1.

Vận dụng văn hóa tộc người Dao với vai trị là tài nguyên du lịch.....23

2.1.1.

Tài nguyên du lịch.........................................................................23

2.1.2.

Hoạt động khai thác.......................................................................24

2.2.

Vận dụng văn hóa tộc người Dao với vai trị dịch vụ du lịch..............25

2.2.1.


Dịch vụ lưu trú..............................................................................25

2.2.2.

Dịch vụ ăn uống............................................................................26

2.3.

Vận dụng văn hóa tộc người Dao trong ứng xử du lịch......................26

2.3.1.

Khách du lịch.................................................................................26

2.3.2.

Cư dân...........................................................................................28

2.3.3.

Người làm du lịch..........................................................................31

PHẦN 3. KẾT LUẬN.....................................................................................33


PHẦN 1. GIÁ TRỊ VĂN HÓA TỘC NGƯỜI DAO
1.1. Tổng quan về người Dao
1.1.1. Tên
 Người Dao

 Các tên gọi khác: Mán (bắt nguồn từ chữ Man), Đơng, Trại, Dìu Miền,
Kim Miền, Lù Gang, Làn Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc
Mùn, Sơn Đầu v.v
Sự thiếu xác định đó khơng chỉ phổ biến trong dân gian à cịn thấy ngay
trên sách báo và các văn bản của nhà nước.
Người Dao tự gọi là Dìu miền hay Kiềm miền. Qua tìm hiểu: tên Mán là
bắt nguồn từ chữ Man. Các tộc người sinh tụ ngoài địa bàn cư trú của Hán tộc từ
lưu vực Trường Giang trở xuống phương Nam đều bị phong kiến Hán gọi là
Man. Tên này chỉ là một tên phiếm định nhưng dần về sau đã hàm ý khinh miệt
(lạc hậu, mọi rợ). Người Dao chỉ là một tộc người trong nhiều tộc có tên là Man,
do đó tên Man hay Mán khơng thể là tên gọi riêng của người Dao. Tên Động,
Trại, Xá cũng đều là những tên gọi không đúng với tên tự gọi của người Dao và
ít nhiều đều có ý khinh thị. Tên Dạo là gọi chệch từ tên Dao, cũng như người
Mèo được gọi là Mẹo.
Còn tên tự nhận của người Dao là Kiềm miền hay Kim Mùn đều có nghĩa
là người ở rừng núi (Kiềm, Kềm, Kìm = rừng; miền, mần, mùn= người). Tên
này cũng là tên phiếm xưng. Ngoài tên Kiềm miền, người Dao cịn có tên Dìu
miền, phát âm theo tiếng Hán- Việt là Dao nhân tức là người Dao. Tên này được
nhắc đến trong các câu chuyện truyền miệng hoặc trong các tài liệu cổ của người
Dao: trong truyện quả bầu, trong Qủa sơn bảng văn (Bình hồng hốn diệp),
trong bản trường thi thất ngơn nói về cuộc di cư của người Dao Tiền và Dao
Quần chẹt từ Quảng Đông vào Việt Nam hồi nhà Lý,…. Sử sách cổ Trung Quốc
cũng nói tới tên Dao như: sách Tùy thư địa lý chí, sách Thuyết man, sách Quế
Hải ngu hành chí, sách Lĩnh ngoại đại đáp,… như vậy, Dao là tên tự nhận của
1


người Dao, nó gắn với lịch sử hình thành dân tộc Dao, nó gắn với lịch sử hình
thành dân tộc Dao, nó được người Dao thừa nhận và nay đã là tên gọi chính thức
của dân tộc này.

1.1.2. Nhóm
* Nhóm ngơn ngữ
Người Dao thuộc nhóm Ngơn ngữ Mơng - Dao (Do xưa kia, các tộc người
sinh tụ ngoài địa bàn cư trú của người Hán từ lưu vực sông Trường Giang trở
xuống phương Nam đều rất gần với ngôn ngữ Mơng vì vậy được xếp cùng
nhóm)
Những người Dao ở Việt Nam, đứng về mặt ngơn ngữ mà xét thì họ có
thể chia thành hai nhóm lớn, ứng với hai phương ngữ. Thuộc phương ngữ thứ
nhất có hai nhóm lớn: Dao Đại Bản và Dao Tiểu Bản. Thuộc phương ngữ thứ 2
cũng có 2 nhóm lớn: Dao Quần trắng và Dao Làn Tẻn. Nhưng đứng về mặt
phong tục, tập quán về những đặc trưng của trang phục mà xét, 4 nhóm lớn lại
bao gồm nhiều nhiều nhóm nhỏ cùng với nhiều tên gọi khác nhau. chúng ta có
thể xem bảng phân loại sau đây:
Nhóm theo
phương ngữ

Nhóm I.
(Kiềm miền)

Nhóm II
(Kim mùn)

Nhóm
lớn

Nhóm nhỏ với các tên gọi khác nhau

- Đại bản, Dao Đỏ, Dao Coóc ngáng, Dao Sừng,
Dao Dụ lạy (Quế Lâm)
- Dao Cc mùn, Dao Lơ gang (Ơ gang, Lù gang),

Đại bản Dao Thanh phán (Thanh phán lớn+ Thanh phán
con.)
- Dao Quần Chẹt, Dao Sơn Đầu, Dao Tam Đảo,
Dao Nga hoàng, Dao Ba tiêu.
Tiểu
Dao tiền, Dao đen tiền
bản
Quần - Dao quần trắng
trắng - Dao họ
- Dao Làn Tiẻn (Lam Đĩnh), Dao thanh y, Dao
Làn
Tuyển.
Tẻn
- Dao áo dài, Dao Binh đầu, Dao Slan chi
2


Tất cả các nhóm Dao đều nói chung một thứ tiếng là tiếng Dao, ngôn ngữ
Dao rất gần với ngôn ngữ Mèo, hợp với ngơn ngữ Mèo thành nhóm ngơn ngữ
Mèo- Dao. Hiện nay, việc xác định vị trí của ngôn ngữ Mèo- Dao trong hệ thống
phân loại ngôn ngữ thế giới cịn có ý kiến khác nhau. Có người xếp ngôn ngữ
Mèo - Dao vào ngữ tộc Hán - Tạng, có người lại chủ trương ngơn ngữ Mèo Dao thuộc ngữ hệ Nam Á.
Sự khác nhau về tiếng nói giữa các nhóm Dao ở Việt Nam khơng đáng kể,
chỉ ở một số ít từ vị cơ bản và thanh điệu, cịn cấu tạo ngữ pháp khơng có gì thay
đổi.
* Nhóm trong tộc người:
Người Dao có nhiều nhóm khác nhau phân biệt theo vùng. Tên gọi các
nhóm Dao dựa vào nhiều yếu tố không chỉ là phong tục, tập quán mà còn dựa
trên trang phục và những đặc điểm truyền thống bên ngoài, như:









Dao Đỏ (Dao Sừng, Dao Đại Bản…);
Dao Quần Chạt (Dao Sơn đầu, Tam Đảo, Nga Hoàng…);
Dao Lo Ga (Thanh Phán, Cóc Mun);
Dao Tiền (Dao deo tiền, tiểu bản);
Dao Quần trắng (Dao Họ);
Dao Thanh Y;
Dao Làn Tẻn (ở Tuyên Quang mặc Áo Dài)
Người Dao còn chia ra thành nhiều nhóm khác nhau, với những nét riêng

về phong tục tập quán, mà biểu hiện rõ rệt nhất là trên trang phục của họ. Trang
phục của người phụ nữ Dao thường là áo, yếm, chân quấn xà cạp, cùng các đồ
trang sức vàng bạc, khăn vấn đầu... Trang phục của nam giới, thường là chiếc áo
ngắn, xẻ ngực, cài cúc trước ngực.
Tiến sỹ Võ Mai Phương, Viện bảo tàng Dân tộc Việt Nam, cho biết:
 Nhóm Dao Đỏ khi nhìn vào bộ quần áo trang phục là có thể nhận thấy
ngay vì màu sắc nổi bật là màu đỏ. Màu đỏ chiếm hầu hết trăng phục của
họ. từ áo quần váy đến khắn, thắt lưng trên trng phục nữ thì màu đỏ
3


chiếm màu chủ đạo. Vậy khi nhìn Dao Đỏ là có thể nhìn nhận qua trang
phục.
 Nhóm Dao Tiền thì là nhóm Dao duy nhất mặc váy trong 7 nhóm Dao.

Những nhóm khác thường mặc quần áo. Trên trang phục nữ nười Dao
tiền thì in sáp ong. Khi in trên váy hiển thị rõ nhất là hoa văn đồng tiền.
 Nhóm Dao quần chạt (Sơn Đầu) ở có đặc điểm riêng biệt đó là đầu
người phụ nữ cạo trọc và sơn đầu và họ dùng những khăn truyền thống.
 Nhóm Dao quần Trắng, nhóm dân tộc Dao này chỉ sử dụng quần màu
trắng trong trang phục của họ.
1.1.3. Dân số
Tại Trung Quốc người Dao là một trong số 56 dân tộc thiểu số ở được
công nhận, (tiếng Hán: 瑶 瑶 , Pinyin: Yáo zú, nghĩa là Dao tộc) với dân số là
2.637.000 người. Người Dao cũng là một dân tộc thiểu số ở Lào, Myanma, Thái
Lan.
Người Dao là một trong số 54 dân tộc tại Việt Nam, với số dân là 751.067
người (2009). Ở Việt Nam, người Dao tuy có dân số không đông nhưng các bản
làng của họ trải rộng tại các miền rừng núi phía Bắc (Cao Bằng, Hà Giang, Lào
Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang,...) đến một số tỉnh trung du như: Phú
Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình và miền biển Quảng Ninh (người Dao Thanh Y)
1.1.4. Nguồn gốc lịch sử phát triển
Về lai lịch của người Dao, đến nay trong nhân dân Dao vẫn còn lưu
truyền rộng rãi câu chuyện Bàn Hồ. Truyện Bàn Hồ có nhiều yếu tố huyễn hoặc
nhưng là câu chuyện giải thích nguồn gốc của người Dao. Gạt bỏ những chi tiết
mơ hồ quái dị đi, ít ra chúng ta cũng thấy được sự hình thành các nhóm Dao và
q trình di thực của nhóm này trên đất nước Trung Quốc xưa.

Những người Dao ở Việt Nam thì khơng nghi ngờ gì, họ vốn gốc ở Trung
Quốc. Do sự đàn áp tàn khốc của phong kiến Hán, Ngô,… hoặc do chiến tranh
liên mien, hạn hán, mất mùa liên tiếp nhiều năm,…. Tổ tiên người Dao phải di
4


cư dần về miền núi phía Nam và một bộ phận nhỏ đã vào đất Việt Nam. Q

trình đó có thể diễn ra từ thời Tùy, Đường đến Minh, Thanh và cho tới đầu thế
kỷ này vẫn còn tiếp tục. Người Dao vào Việt Nam qua nhiều thời kỳ, bằng nhiều
đường và nhiều nhóm khác nhau. Qua gia phả của một số dịng họ người Dao,
chúng ta có thể thấy sơ bộ như sau:
 Dao Quần trắng vào Việt Nam khoảng thế kỷ XIII, họ từ Phúc Kiến tới
Quảng Yên ngược Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên rồi mới tới Tuyên
Quang. Một bộ phận nhỏ của nhóm này lạ từ Tuyên Quang xuôi về Đoan
Hùng rồi ngược sông Hồng lên Yên Bái và Lào Cai. Bộ phận này tên là
Dao Họ.
 Dao Quần Chẹt và Dao Tiền, hiện có mặt ở Phú Thọ, Hịa Bình, Hà
Giang, Tun Quang là từ Quảng Đông vào và phân tán tới các địa điểm
trên. Sự kiện này được viết thành một cuốn sử thi với nhiều tình tiết khá
lâm li, thống thiết nay vẫn lưu truyền trong nhân dân Dao. Hai nhóm này
vào Việt Nam có thể là từ thế kỉ 15.
 Dao Thanh Y đến Việt Nam vào khoảng cuối thế kỷ XVII, họ từ Quảng
Đơng vào Móng Cái qua Lục Ngạn (nay cịn một bộ phận ở Lục Nam),
tới sơng Đuống rồi ngược lên Tuyên Quang. Một bộ phận khác lại lên
Yên Bái và Lào Cai, về sau có tên là Dao Tiền.
 Dao Đỏ và Dao Tiền ở Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà
Giang, Tuyên Quang là từ Quảng Đông và Quảng Tây đến, cũng vào
khoảng cuối thế kỷ 18. Riêng nhóm Dao Lơ gang vào Việt Nam muộn
hơn cả, khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỉ 20.
Như đã nói, do nhiều biến cố lịch sử đã làm cho khối Dao ở Trung Quốc
phân tán thành nhiều nhóm nhỏ và rời khỏi cái nơi của mình là đất Châu Dương
và Châu Kinh, tản mát đi các nơi để sinh sống; trong đó có 1 số nhóm đã vào
Việt Nam. Trên đường di cư, các nhóm nhỏ đã tiếp thu thêm các yếu tố văn hóa
của các tộc người khác, đồng thời những yếu tố văn hóa mới cũng được nảy sinh
mà hình thành những tính cách riêng, những tên gọi khác nhau. Mặc dù vậy, cả
5



nhóm vẫn ln nhận rõ mối quan hệ giữa họ với nhau là có cùng một nguồn gốc,
cùng một số phận lịch sử, đặc biệt là cịn duy trì được tiếng nói chung.
Trải qua q trình phát triền lịch sử của mình trên đất nước Việt Nam, các
nhóm Dao vẫn cịn trong tình trạng khơng ổn định vì phải sống du canh, du cư.
Và, có lẽ nữa là họ vào Việt Nam qua nhiều đợt khác nhau, bằng các con đường
và các nhóm khác nhau, do đó q trình tập hợp, q trình xích lại gần nhau để
hình thanh dân tộc đã diễn ra rất chậm chạp. Điều này được chứng tỏ là những
yếu tố văn hóa địa phương (thể hiên ở các nhóm) cịn được bảo lưu rất đậm nét.
Chính tình trạng này đã làm cho khó thấy cái chung, cái thống nhất của toàn
khối Dao, và cũng làm cho việc xác định các nhóm Dao trở nên vơ cùng phức
tạp. Chỉ gần đây vấn đề này mới được làm sáng tỏ.
Trên đường di cư, các nhóm Dao này đã tiếp thu thêm những yếu tố văn
hóa của các tộc người khác, đồng thời các yếu tố văn hóa mới cũng được nảy
sinh và hình thành những tính cách riêng, những tên họ khác nhau. Mặc dù vậy,
các nhóm vẫn luôn luôn nhận rõ mối quan hệ giữa họ với nhau là có cùng một
nguồn gốc, cùng một số phận lịch sử, đặc biệt là cịn duy trì được tiếng nói
chung.
1.1.5. Phân bố ở Việt Nam
Dân tộc Dao cư trú chủ yếu Dọc biên giới Việt - Trung, Việt - Lào; Một số
tỉnh trung du và ven biển Bắc Bộ. Trong đó, phía Bắc, tập trung chủ yếu ở các
tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc
Kạn, Lai Châu, Lạng Sơn, Thái Nguyên, sơn La, Hịa Bình, Phú Thọ. Phía Nam
là các tỉnh như: Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Nơng và miền
Đơng Nam bộ như: Đồng Nai, Bình Phước Tại Việt Nam, dân số người Dao theo
điều tra dân số năm 1999 là 620.538 người.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Dao ở Việt Nam có
dân số 751.067 người, cư trú tại 61 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố.
Người Dao cư trú tập trung tại các tỉnh:
6



 Hà Giang (109.708 người, chiếm 15,1% dân số toàn tỉnh và 14,6% tổng
số người Dao tại Việt Nam),
 Tuyên Quang (90.618 người, chiếm 12,5% dân số toàn tỉnh và 12,1%
tổng số người Dao tại Việt Nam),
 Lào Cai (88.379 người, chiếm 14,4% dân số toàn tỉnh và 11,8% tổng số
người Dao tại Việt Nam),
 Yên Bái (83.888 người, chiếm 11,3% dân số toàn tỉnh và 11,2% tổng số







người Dao tại Việt Nam),
Quảng Ninh (59.156 người, chiếm 5,2% dân số toàn tỉnh),
Bắc Kạn (51.801 người, chiếm 17,6% dân số toàn tỉnh),
Cao Bằng (51.124 người, chiếm 10,1% dân số toàn tỉnh),
Lai Châu (48.745 người, chiếm 13,2% dân số toàn tỉnh),
Lạng Sơn (25.666 người),
Thái Nguyên (25.360 người)

1.2. Các giá trị văn hóa của người Dao
Người Dao có nền văn hóa lịch sử phong phú và lâu đời
1.2.1. Văn hóa vật chất
* Ẩm thực

 Món ăn

 Món ăn chế biến từ lương thực:
 Xôi: Giống như một số tộc người anh em, người Dao cũng thường
xuyên đồ xôi để ăn trong những ngày Tết và lễ như: lễ vào nhà mới,
lễ cưới hoặc trong những ngày gia đình nhờ anh em giúp cây ruộng,
gieo trồng ngô lúa, làm chuồng trại gia súc. Đặc biệt, trong Tết
Thanh minh nhiều nhà cịn đồ xơi nhiều màu.
 Ngồi cơm và xơi, đơi khi người Dao cũng ăn cháo, ăn các loại củ tự
gieo trồng hoặc tìm kiếm từ trong rừng.
 Quà bánh: Các loại quà bánh của người Dao cũng khá đa dạng như:
bánh chưng, bánh dầy, bánh rán, bánh gio, bánh trôi, bánh chay, bánh
đúc, bánh sừng bò… Trước đây, trong các ngày Tết Nguyên Đán và
7


Tết 14 tháng 7 âm lịch người Dao làm nhiều bánh chưng đế đành ăn
dần. Khơng ít gia đình trong suốt tháng giêng hoặc tháng 7 đều có
bánh ăn.
 Món chế biến từ thịt và thủy sản
 Món xào:
 Khi thịt gà, thịt lợn, thịt dê, thịt bò người Dao thường đem sào gừng
và nghệ. Đối với thịt lợn, thịt gà khi chế biến món sào đều cho một ít
nước và thường cho thêm gừng.
 Một số món như thịt bị, thịt trâu cịn tươi cũng được đem xào chín
với gừng.
 Chỉ có lịng gan lợn. thịt chim, thịt chuột đồng, nhộng được xào khô
và cho thêm hành, gừng hoặc lá chanh thái nhỏ và cho một ít rượu.
 Trường hợp xào cho nhiều người ăn còn nêm thêm một số hương vị
như thảo quả, quế, gừng sả…
 Món luộc:
 Để làm món thịt luộc, rửa sạch thịt và cắt thành miếng to bằng bàn

tay. Sau đó bỏ vào nồi hoặc chảo, cho nước vừa đủ rồi bắc lên bếp
lửa đun sôi, dùng đũa lật và chọc vào thịt để kiểm tra, nếu thấy chín
đều thì vớt ra.
 Nước luộc thịt được đem nấu canh với rau cải, cải bắp hoặc với rau
ngót, mồng tơi.
 Trước khi ăn, thịt luộc chín được đem thái hoặc chặt thành miếng
nhà xếp vào bát, đĩa hay đổ thịt ra lá dong, lá chuối.
 Món hầm:
 Thịt hầm cũng được người Dao ưa thích.
 Món thịt hầm thường phải có thêm những thứ bơ trợ như đu đủ,
khoai sọ, măng khô, giá đậu tương, su hào…
8


 Tuỳ theo đặc điểm của món thịt hầm, họ có cho thêm một số gia vị
như rượu, hành, hồ tiêu, củ sả, riềng, gừng…
 Món nấu (o khấu):
 Trong các món ăn của người Dao, nếu so sánh với các món xào, luộc
và hầm thì các món nấu từ thịt cũng khơng phải là ít.
 Họ rất thích ăn thịt lợn nạc nấu hoặc rim, nhất là thịt gà nấu canh
gừng. Nhiều khi đậu phụ, trứng gà cũng được đem nấu canh.
 Ngồi ra, họ cịn hay nấu canh thịt lợn nạc với phở hoặc miến dong,
nấu xương lợn với bí đao… Khi bắt được những con cá to họ cũng
hay đem nấu canh với gia vị.
 Nhìn chung, trong những ngày Tết hoặc lễ thường thấy xuất hiện
nhiều món thịt nấu. Với ốc đồng hoặc ốc suối, họ thường đem rửa
sạch, chặt đuôi rồi nấu canh nghệ, khi ăn thì mút lấy thịt bỏ vỏ.
 Món rán:
 Món rán được chế biến khá đơn giản.
 Khi thấy chảo nóng thì cho mỡ vừa đủ, sau đó đập trứng hoặc cho

đậu phụ hay cá xuống rán cho đến khi chín thì vớt ra, người chế biến
món rán phải biết điều chỉnh ngọn lửa cho phù hợp và lật đồ rán cho
khỏi bị cháy.
 Món nướng:
 Trước đây khi thịt lợn, người Dao có thói quen lây ít gan có cả mật
và thịt nạc đem ướp muối rồi dùng tre gắp lại, đặt cạnh than hồng để
nướng.
 Khi chín gan được thái từng miếng, mật thì cho vào bát rượu, sau đó
chia cho mọi người cùng ăn, thịt nướng thái ra bát cho trẻ con ăn.
 Món ăn chế biến từ rau
9


 Món rau nấu canh: Trong các món thức ăn hàng ngày, món rau nấu
canh mặn hoặc nhạt là món chính. Bất kể loại rau nào cũng được
người Dao đem nấu canh, chẳng hạn như rau cải, cà chua, bắp cải, đu
đủ, su su, rau bí, rau rền, măng, mướp, bầu, bí, khoai sọ….
 Món rau xào: Các loại rau như: mùi khai, ngọn khoai lang, lá non
của cây sắn, rau cải làn, rau đớn thường được sào, ít dùng nấu canh.
Tuy gọi là rau xào nhưng vẫn phải cho một ít nước để đun cho rau
chín, tức là tránh cho rau bị cháy. So với món nấu thì món xắn
thường cho muối mặn hơn.
 Món hầm: Nhìn chung, món rau hàm thường phải có thịt hoặc xương
hay cá thì mới ngon. Với người Dao, những món hầm bằng rau, củ
hay quả thường ít cho các gia vị như hành, tỏi, gừng, lá tía tơ…
 Món luộc: Trước đây, người Dao ở Vĩnh Phúc ít ăn món rau luộc,
ngun nhân có thể lúc đó nước mắm chưa được phổ biến. Hiện nay,
đã ảnh hưởng từ văn hoá của người Việt láng giềng nên người Dao
cũng ưa thích món rau luộc. Rất nhiều loại rau như rau cải, bắp cải,
su hào, rau rền…được họ đem luộc ăn với nước chấm.


 Thức uống
Người Dao có tập quán uống rượu từ lâu đời. Tuy vậy, chỉ có đàn ơng Dao
là hay uống rượu, nhất là khi nhà có khách. Cịn nữ giới chỉ uống rượu thuốc để
chữa bệnh hoặc trong dịp lễ Tết cũng như lúc có bạn bè.
Nước uống của người Dao là nước lã đun sôi với một loại rễ, lá cây rừng
hoặc hạt vối vừa mát vừa bổ. Hiện nay, nhiều gia đình người Dao đã tự trồng
chè nên nước chè xanh cũng là đồ uống phổ biến của họ.

 Ứng xử trong ăn uống
Theo tập quán, cứ đến bữa ăn chính, tất cả các thành viên trong gia đình
đều phải ngồi vào mâm cùng ăn uống. Về vị trí ngồi, hàng được gọi là phía trên
10


là nơi ngồi của đàn ơng, cịn hàng phía dưới hoặc tiếp giáp bếp là chỗ ngồi của
phụ nữ và trẻ con. Việc chia ra thành nhiều mâm để ăn uống thường chỉ xảy ra
khi trong nhà có khách hoặc các thành viên quá đông, không đủ chỗ ngồi ăn
cùng mâm. Tuy vậy, hiện nay cũng có một số gia đình thích chia ra thành 2 mâm
để ăn uống cho thuận tiện. Khi đó, mâm trong gian bếp có bà, mẹ cùng con dâu
và các cháu nhỏ, còn mâm trong gian khách có ơng, bố cùng các con trai và các
cháu trai lớn tuổi.
Trong ăn uống của người Dao, khi mọi người ngồi vào mâm phải chờ cho
đủ cả gia đình mới được cầm bát đũa. Người Dao có thói quen trong bữa ăn mời,
nhường nhịn và gắp thức ăn cho nhau. Bố mẹ gắp cho ông bà và con cái, ông bà
gắp cho các cháu nhỏ. Khi thịt gà dù to hay bé đều đành bộ gan cho ông bà, đùi
chân cho những đứa trẻ bé nhất, còn đầu cánh để cho những đứa lớn hơn. Trong
bữa ăn, nếu có khách chủ nhà cũng khơng qn mời và ln tay gắp miếng ăn
ngon cho khách.
Đúng theo tập quán trước kia, người Dao vừa ăn cơm vừa uống rượu,

khách thường nhấc chén uống rượu mỗi khi chủ nhà nâng chén mời nhưng
không chạm chén. Do vậy, khách cần dựa theo khả năng của mình mà uống
nhiều hay ít mỗi khi nhấc chén uống rượu. Khi uống cạn chén khách cứ tụ nhiên
để cho chủ nhà rót rượu xuống. Nếu cảm thấy khơng muốn uống nữa thì lấy tay
đẩy nhẹ miệng chai lên mỗi khi thấy chủ nhà định rót rượu xuống chén của
mình.
Khi ăn cơm xong hoặc đang ăn khơng được để đũa lên miệng bắt, bởi vì
họ quan niệm rằng chỉ trong những ngày ma chay hoặc xới cơm cúng vong hồn
người chết mới được để đũa như vậy.

 Đối với các nghi lễ
Đối với các nghi lễ của người Dao như đám cưới, vào nhà mới, đám ma,
có một số món ăn thường được chế biến theo chuẩn mực đã được tập quán cộng
đồng quy định.
11


Chẳng hạn, trong đám cưới thường phải có các món như: xôi, thịt lợn
luộc, thịt gà thiến, xương lợn nấu với một số món như măng, đậu tương hầm…
Nhìn chung, nếu đám cưới to thì có khá nhiều món và được chế biến như trong
những ngày Tết Nguyên đán. Trong lễ cấp sắc, họ thường ăn thịt lợn, thịt gà
cùng với một số món như cá suối và thịt sóc để cúng lễ. Cịn trong đám ma có
thịt lợn luộc, thịt lợn xào, rau cải nấu, nhất thiết phải có món đu đủ nấu hoặc bi
chuối rừng nấu với xương lợn.
Về cách sắp xếp số lượng người ngồi ăn trong mâm cũng tuỳ theo từng
nghi lễ. Cịn vị trí ngồi, được xếp theo giới, ngơi thứ, vị thế trong dịng họ, theo
tuổi tác và địa vị của khách. Tuy vậy, vị trí ngồi cịn phải tuỳ theo sự quy định
của từng loại nghi lễ.
* Trang phục truyền thống
Một bộ trang phục hoàn chỉnh của người Dao gồm: áo, yếm, xà cạp, cùng

đồ trang sức vàng bạc, khăn vấn đầu... tất cả đều làm nổi bật trang phục phụ nữ
Dao giữa đại ngàn núi rừng Tây Bắc.

 Trang phục truyền thống của nữ giới
Trước đây thì người Dao tự dệt vải để may trang phục của mình nhưng
ngày nay thì cịn rất ít người tự dệt lấy mà hầu như là dùng vải mua rồi mang về
thêu hoa văn trang trí vào bộ trang phục. Trang phục phụ nữ Dao thường có áo
dài yếm kết hợp với quần.
Theo quan niệm của người Dao, trong bộ y phục của người phụ nữ quan
trọng nhất là chiếc áo được thiết kế dài đến gần đầu gối. Cổ áo được thiết kế
theo hình chữ V có thêu hoa văn. Sau lưng áo của phụ nữ Dao cũng có phần
thêu hoa văn. Ở phần thêu này, người Dao cho rằng sẽ làm chiếc áo thêm đẹp,
thêm độc đáo và để dễ phân biệt dân tộc Dao với các dân tộc khác.
Áo người Dao có hai tà và phần cầu kỳ nhất để làm nên sự độc đáo trong
chiếc áo của phụ nữ Dao chính là những nét hoa văn được thêu ở phần đuôi áo.
Người Dao cho rằng, nhìn áo để biết người phụ nữ khéo hay khơng, nhìn áo để
12


biết người phụ nữ có đảm đang hay khơng chính là nhìn vào cách thêu hoa văn
ở phần đi áo mà người phụ nữ mặc.
Trong khi đó, quần của phụ nữ Dao được thêu ở đoạn cuối ống giống với
phần thêu trên áo để tạo ra một bộ trang phục mang vẻ đẹp thẩm mỹ và rất tinh
tế. Kiểu quần thường mặc là quần chân què, cát hình lá tọa, đũng rộng có thể cử
động thoải mái trong mọi tư thế lao động. Đồng bào thường đeo thắt lưng được
dệt bằng vải thủ công, rộng khoảng 40cm gấp làm tư, chiều dài đủ quấn quanh
thân người hai vòng, buộc lại ở phía sau, để bng dải đi xuống sau lưng.
Những hoa văn trên áo phụ nữ Dao được thêu sặc sỡ với nhiều họa tiết
phong phú như hình cỏ cây, hoa lá hay bất kỳ vật dụng nào mà người dân nơi
đây cảm thấy gần gũi trong sinh hoạt hàng ngày. Cùng ý tưởng đó nhưng trên

mỗi bộ trang phục, hoa văn khơng giống nhau bởi mỗi người có một cách làm
và gửi vào tác phẩm của mình những nỗi niềm khác nhau.
Điểm nhấn quan trọng trong bộ trang phục của phụ nữ Dao chính là khăn
vấn đầu. Khăn quấn đầu dài hơn 1 mét được thêu nhiều hoa văn sặc sỡ góp
phần làm nổi bật trang phục của người phụ nữ Dao. Khăn có 3 loại: khăn
vng, khăn chữ nhật và khăn dài. Ngồi trang phục chính, người phụ nữ Dao
còn ưa dùng đồ trang sức làm cho bộ trang phục của mình thêm sang trọng:
vịng cổ, nhẫn, túi ăn trầu, các đồ trang sức bằng bạc hình bán cầu, hình sao 8
cánh. Có những cơ gái Dao đeo 10 chiếc vòng cổ, 12 chiếc nhẫn, cùng những
chiếc khuy bạc đường kính 6-7cm, nổi bật trên màu áo chàm.

 Trang phục truyền thống của nam giới
Trang phục phụ nữ Dao đặc sắc và cầu kỳ bao nhiêu thì trang phục nam
giới lại đơn giản bấy nhiêu. Đó là những chiếc áo ngắn, xẻ ngực, cài cúc trước
ngực và thường cài 5 cúc. Quần rất rộng đũng, có thể cử động trong mọi tư thế.
Trang phục đàn ông Dao khá đơn giản.
 Áo có hai loại: áo ngắn và áo dài
 Thường ngày họ mặc áo ngắn, áo ngắn có bốn kiểu sau:
13


 Áo ngắn
 Áo năm thân
 Áo cánh (giống như nông dân Kinh) màu chàm, nâu.
 Áo cổ truyền dân tộc: xẻ trước ngực, cổ thấp. Thân bên trái có thêm
một nếp từ cổ áo xuống gần gấu. Nẹp áo, cửa tay áo, sau lưng áo hay
giữa hai bả vai được thêu rất cơng phu. Có người đính thêm nhiều
mảnh bạc tròn, sao 8 cánh rộng khoảng 1,5cm lên nẹp áo. Khuy áo
nhỏ làm bằng bạc hay đồng.
 Áo dài: Trong các dịp hội hè, tết lễ hay cưới xin, đi chơi xa đàn ông

Dao mới mặc áo dài.
 Quần:
 Quần của đàn ông Dao được may bằng vải chàm, cắt kiểu “chân
què”, cạp “lá tọa”, nhuộm chàm hay để trắng.
 Ngày nay, thanh niên Dao thích mặc quần âu như người Kinh. –


Đồ đội: Về đồ đội có nón lá và ơ. Nón có khung đan bằng giang, nứa

kiểu “mắt cáo” ngoài lợp bằng lá cọ non.
 Nhiều đàn ông đeo đồ trang sức như nhẫn, vòng tay, vòng cổ bằng bạc
hoặc đồng. Những ai nhà hiếm hoi còn cho con trai đeo vịng tai.
 Đàn ơng làm nghề thầy cúng có trang phục riêng. Thầy cúng từ bảy đèn
trở lên có 3 bộ quần áo cúng để mặc trong những dịp cấp sắc, làm chay.
Khi cúng Bàn Vương họ mặc thêm một cái váy chàm thêu hoa văn dưới
gấu.

 Trang phục truyền thống của người dao đỏ
Trang phục truyền thống của người Dao Đỏ ở Việt Nam gồm khăn, mũ,
áo, quần, thắt lưng, xà cạp quấn chân và giày dép. Để tạo thành bộ trang phục
đẹp phải có năm màu cơ bản, nhưng chủ yếu là màu đỏ. Người Dao Đỏ sống
xen kẽ, quần tụ ở khắp các địa phương trên vùng miền núi phía bắc. Một trong
14


những sắc thái độc đáo tạo nên những nét riêng cho người Dao Đỏ ở đây chính
là bộ trang phục truyền thống.
Trong trang phục của người Dao Đỏ quan trọng nhất là chiếc áo dài. Theo
phong tục, phụ nữ Dao Đỏ không mặc áo ngắn mà chỉ mặc áo dài. Áo tứ thân
màu chàm hoặc đen, không khoét nách mà tay đấu thẳng vào thân. Nẹp cổ liền

với nẹp ngực được thêu kín các họa tiết trang trí bằng chỉ màu đỏ. Hai đầu của
nẹp ngực đính nhiều chuỗi hạt cườm và tua đỏ.
Cửa tay áo, nẹp xung quanh tà áo trước và sau đều được thêu bằng chỉ
màu đỏ và trắng. Riêng ở gấu vạt trước và sau người ta thêu hai nẹp tách rời
nhau, trông xa như hai áo mặc lồng nhau, áo ngoài ngắn hơn áo trong.
Bên trong của chiếc áo dài, phụ nữ Dao Đỏ còn mặc áo con, giống như cái
yếm, mặc bên trong che kín cả ngực và bụng, cổ trịn mở sau gáy, có những
đường thêu bằng chỉ trắng và vàng. Khoảng giữa thân áo mỗi bên đính một dải
vải nhỏ để làm dây buộc ra phía sau lưng.
Nam giới Dao Đỏ mặc hai áo: ngắn và dài. Hoa văn trên áo ngắn tập trung
chủ yếu ở phần ngực, cổ và lưng áo để khi mặc áo dài trùm bên ngồi, những
nơi đó không bị che lấp, các họa tiết hoa văn tinh tế sẽ được phơ ra ngồi. Hoa
văn được trang trí trên ngực áo ngắn là cách đính cúc hoa bạc theo chiều dọc ở
giữa áo, áo ngắn mặc trong, áo dài mặc ngồi, hàng hoa bạc giữa hai hàng quả
bơng len đỏ. Khi mặc, các hoa văn được kết hợp rất hài hòa, đẹp mắt.
Khăn đội đầu được người Dao Đỏ trang trí hình vết chân hổ, cây vạn hoa,
hình cách đoạn... Hoa văn ở trên khăn từ ngoài vào có năm lớp, được bao khn
vng ở trung tâm của khăn. Khi đội lên đầu, các hoa văn họa tiết của năm lớp
văn sẽ phơ ra ngồi, làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc khăn.
Hoa văn trang trí trên dây lưng tập trung ở hai đầu gồm các họa tiết hình
dấu chân hổ, hình cây thơng, hình người mặc váy... Khi thắt dây lưng phải cuốn
từ 3-4 vòng và buộc chặt ở phía sau.

15


Hoa văn trang trí trên quần được thêu thùa tỉ mỉ hơn. Họa tiết ở nửa dưới
của hai ống quần là các họa tiết hình vng, hình chữ nhật màu đỏ-vàng-trắng,
hình cây thơng, hình chữ vạn, hình quả trám... Khi mặc, quần phần trên màu
đen khơng có hoa văn, quấn bằng dây, thắt lưng; phần dưới của hai ống quần

với các hoa văn, họa tiết đã tạo nên sự cân đối hài hịa cho tồn bộ y phục.
Trang phục của người Dao Đỏ khơng chỉ biểu hiện tính cần cù, nhẫn nại
và bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng phong phú cùng với con mắt thẩm mỹ mà
về nghệ thuật còn rất tinh tế trong việc sử dụng màu sắc, bố cục cân đối hài hịa,
vui tươi, trong sáng, góp phần tơ điểm thêm cho bản sắc riêng vốn có của dân
tộc Dao Đỏ.

 Trang phục người dân tộc Dao tiền
Trong ngày hội, ngày chợ chị em phụ nữ Dao Tiền rất duyên dáng, nhã
nhặn trong trang phục truyền thống như những cánh bướm của núi rừng hồn
nhiên và trong sáng. Tuy nhiên các cơng đoạn để hồn thành một bộ trang phục
của người Dao Tiền rất công phu và tỉ mỉ.
Khác với trang phục Dao Đỏ, trang phục truyền thống của người Dao Tiền
lấy 2 màu sắc chủ đạo là chàm và đen để trang trí. Đây là hai màu sắc tinh tế,
nhã nhặn và hài hòa, khi kết hợp với hoa văn trên vải, tạo nên một bộ trang
phục độc đáo và khác biệt.
Người Dao Tiền thường mặc kiểu dáng áo không cổ, 4 thân, xẻ ngực, xẻ
tà khoảng 30cm, gồm 5 cúc, 1 cúc bạc tô và 4 cúc bạc nhỏ, là dạng khuy, cúc
giả. Xung quanh mép gấu áo thêu chỉ mầu, tà sau lưng cố 4 - 5 viền chỉ các màu
trắng, xanh, hồng và trong cùng là hoa văn, 2 tà trước phần thêu ở gấu áo ln ít
hơn tà sau 1 viền chỉ trắng, cổ tay áo cũng thêu các viền chỉ màu trắng, xanh,
đỏ.
Trên áo người Dao Tiền nhất thiết phải thêu các hoa văn hình trám, hình con
chó, hình nhện và hoa (thêu ở 2 bên phía sau) cũng là đặc điểm riêng của trang
phục. Các hình thêu chó, nhện là cả câu chuyện dài của dân tộc Dao Tiền.
16


 Kết luận
Cả nam, nữ và trẻ con người Dao đều thích đeo trang sức như vịng cổ,

chân, tay. Ngồi việc làm đẹp thì chúng cịn mang giá trị nhân văn, tín ngưỡng.
Theo truyền thuyết kể lại, người dân đeo trang sức bằng bạc thì sẽ trừ tà ma,
tránh gió và thậm chí là được thần linh phù hộ. Ngày nay, trang phục của người
Dao đã bị mai một do tác động của kinh tế thị trường và quá trình giao lưu văn
hóa. Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, các cơ quan chức
năng đã có nhiều biện pháp tích cực, đặc biệt là tổ chức các cuộc thi “Trang
phục dân tộc” để người dân gìn giữ những gì mà cha ơng đã để lại.
* Kiến trúc nhà ở truyền thống
Nhà truyền thống của người Dao là loại nhà nửa sàn, nửa đất (tiếng Dao
gọi là gẳn pằng gẳn thin). Sống ở miền núi, trong mơi trường tự nhiên có rừng
cây đồng bào người Dao đã dùng các loại cây gỗ, tre nứa, lá để làm nhà ở. Đây
là các loại cây mọc tự nhiên trong rừng nơi nào cũng sẵn đồng bào chỉ việc vào
rừng lấy về, gia công thành cột, kèo, xà rồi dựng thành nhà ở.

 Cấu trúc ngôi nhà và mặt bằng sinh hoạt
Nhà truyền thống người Dao là nhà nửa sàn, nửa đất tiếng Dao gọi là
“gẳng pằng gẳng thin’’. Nhà nửa sàn, nửa đất được làm trên nền đất dốc, phổ
biến là nhà ngỗm nên vì kèo đơn giản.
Về cấu tạo, khi xưa cịn khó khăn về kinh tế và do tập quán sống du canh
du cư, phần lớn nhà ở của người Dao Quần Chẹt ở đây đều thuộc dạng nhà cột
ngoãm, 3 gian nhưng cũng đạt tới trình độ vì ngỗm hay cịn gọi là vì kèo. Nhà
có 12 cột 4 vì ngỗm, 2 mái. Mỗi vì ngỗm có 3 cột (1 cột cái ở giữa, 2 cột quân
ở 2 bên), 1 quá giang và 1 bộ kèo đơn. Loại nhà cột ngỗm có đặc điểm là tất cả
các cột đều chôn sâu xuống đất. Trong mỗi vì ngỗm 2 đầu q giang được gác
lên ngỗm ở đầu của 2 cột quân rồi buộc chắc chắn bằng dây rừng, tiếp theo tại
chỗ ngoãm của cột quân người ta buộc kèo. Riêng cột nóc cịn được buộc chặt
với quá giang tại điểm giao giữa cột đó với quá giang. Tuy nhiên cũng có trường
17



hợp người ta gác 2 chiếc xà dọc bằng đoạn cây lên 2 đầu của tất cả quá giang tại
chỗ ngỗm của hai hàng cột con, sau đó mới đặt kèo lên xà ngang tại chỗ ngoãm
của cột quân.
Với loại nhà cột ngỗm, tồn bộ khung nhà gồm các cột, quá giang, kèo
và xà ngang thường làm bằng gỗ. Bộ xương mái thường có sự kết hợp giữa tre
và gỗ hoặc hoàn toàn bằng tre. Xung quanh nhà cũng như phần cần được ngăn
cách ở trong nhà được thưng bằng những tấm phên mai hoặc phên nứa. Nhà
truyền thống của người Dao hầu như khơng có cửa sổ, có ngơi nhà toàn bộ từ
cột, quá giang, kèo cho đến tấm lợp đều làm bằng tre. Thuộc loại này chủ yếu là
những ngôi nhà tạm ở trên nương để cư trú trong mùa sản xuất. Nhà cột ngoãm
chỉ cho phép sinh sống đựơc vài ba năm lại phải thay cột, lợp lại mái. Đối với
những tấm phên thưng xung quanh chỉ sau một năm đều phải thay hoặc làm lại.

 Mặt bằng sinh hoạt
Nhà nửa sàn, nửa đất chia theo chiều dọc nửa sau là nền đất, nửa trước là
sàn. Nền đất người Dao, gian bên phải có chạn bát, đặt bếp, cối xay, cối giã và
bàn thờ.
Kề với gian này ở phía ngồi cịn có chuồng gà, gian bên trái đặt bàn thờ nhìn ra
cửa giữa. Mùa rét gian này cịn có bếp khách. Nửa nhà trước là nền sàn: Phần
này dùng làm nơi ngủ của các thành viên trong gia đình nó được chia thành các
buồng nhỏ
 Gian bên phải là buồng ngủ kè với gian này là máng nước và cũng là
buồng tắm
 Gian bên trái là buồng ngủ của khách và có vách ngăn với lối xuống sàn
Phần sàn có một cửa lớn đối diện với bàn thờ đặt ở phần nền đất, cửa này
gọi là cửa ma.
Lợn để cúng Bàn vương được nuôi ở gầm sàn dưới cửa này. Nhà nửa sàn
nửa đất do cấu tạo của sàn thấp nên gầm sàn chỉ nhốt lợn, gà cịn trâu, bị có
chuồng riêng. Trong ngơi nhà có một gian đặc biệt gian này có vách ngăn đơi
18



theo chiều dọc và một đoạn vách ngăn ngắn với gian bên hai đoạn vách này
được ráp vào nhau tạo thành một góc nhỏ. Góc này chính là nơi đặt bàn thờ.
Người Dao ở đây đã biết lợi dụng nền đất làm nền bếp bảo đảm an toàn
hơn, sử dụng phần sàn để nằm khỏi phải làm giường. Vì cuộc sống du canh du
cư mỗi lần di chuyển người ta không mang giường phản theo.
Về khuôn viên, tuỳ thuộc vào địa hình và diện tích của miếng đất dựng
nhà người Dao Quần Chẹt không nhất thiết phải để hiên và có sân ở phía trước
nhà. Sân nhà của họ có thể ở một hoặc cả hai bên đầu hồi. Người Dao ở đây
khơng có tập qn dựng hàng rào xung quanh nhà và làm cổng ra vào ngơi nhà
chính của họ. Nếu cịn diện tích nhiều xung quanh nhà họ trồng nhiều cây ăn
quả khác nhau như chuối, bưởi, ổi..., đặc biệt trồng nhiều chuối. Bên cạnh nhà
thường có một mảnh vườn nhỏ để trồng rau xanh và cây ăn quả. Nơi có điều
kiện họ có thể đào ao thả cá và nuôi ngan, vịt.
Nhà ở truyền thống người Dao là một yếu tố văn hóa cổ truyền. Nhà ở
phản ánh quá trình lịch sử cư trú của người Dao trước kia. Ngơi nhà nửa sàn,
nửa đất chính là kết quả của sự thích ứng tự nhiên của người Dao Thông qua nhà
ở chúng ta thấy được những nét văn hóa đặc trưng tiêu biểu của tộc người qua
các nghi lễ và kiêng kỵ trong việc làm nhà và trong quá trình cư trú. Tuy nhiên,
trong bối cảnh hiện nay nhà ở người Dao đang có nhiều sự biến đổi mạnh mẽ.
1.2.2. Văn hóa phi vật chất
* Văn học – Nghệ thuật
Người Dao để lại cho nền văn học những tác phẩm có giá trị. Đặc biệt là
23 truyện thơ như: "Hàn Bằng", "Đàm Thanh", "Bát Nương", "Lâu Cảnh",
"Trạng Nghèo", "Đô Nương truyện", "Đặng Nguyên Huyện truyện", "Bá Giai
truyện", "Thần sắt ca"... Trong số đó, truyện thơ kể về hành trình tìm đất vất vả
của người Dao chiếm số lượng nhiều hơn cả. Bên cạnh đó, người Dao cịn có
kho tàng tri thức dân gian vô cùng phong phú, đặc biệt là y học cổ truyền


19


Dân tộc Dao có một nền văn hóa rất phong phú và đậm đà bản sắc, phản
ánh nhiều lĩnh vực của đời sống. Ca hát và sáng tác thơ là nhu cầu sinh hoạt văn
nghệ phổ biến của người Dao. Người Dao hát, sáng tác hoặc ứng tác lời hát vào
các dịp trai gái đến chơi làng, trong đám cưới, dịp vào nhà mới, những ngày hội
và chợ phiên... Có hai hình thức thể hiện là hát đơn và hát đối đáp, nhưng hát
đối đáp là thông dụng hơn. Hát đối đáp thường áp dụng khi làm quen, tìm hiểu
nhau. Theo đó, người ta chia làm hai bên, một bên nam, một bên nữ, tối thiểu
mỗi bên có một người. Tục ngữ, ca dao phải ánh nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc
biệt là các kinh nghiệm sản xuất và sinh hoạt xã hội. Câu đối cũng đa dạng và
phản ánh nhiều khía cạnh của cuộc sống lao động và thiên nhiên xunh quanh
con người. Nhạc cụ dân tộc của người Dao chủ yếu được sử dụng trong các nghi
lễ tôn giáo, tín ngưỡng, gồm có trống, thanh la, chũm choẹ, chng nhạc và tù
và. Ngồi ra, người Dao cịn có các loại nhạc cụ khác như nhị, sáo, đàn môi.
* Phong tục tập quán – Tín ngưỡng
Ngừơi dân tộc Dao rất coi trọng chữ hiếu họ có phong tục thờ cúng tổ tiên
vì họ cho rằng tổ tiên, ơng bà luôn dõi theo chân họ phù hộ cho họ vào các ngày
rằm họ thường đem lễ vật thờ cũng tổ tiên gồm một con gà ba miếng thị được
luộc chín và một li rượu và một li nước và một bó nhang.Việc thờ cúng do thầy
nên người thầy cúng rất được coi trọng đối với dân tộc đạo thì họ luôn giúp đỡ
nhau họ Sùng bãi tổ tiên nhưng ngày nay theo sự hướng phát triển thì có một số
đi theo các đạo khác như thiên Chúa giáo... Đặc bịêt đối với người con trai thì
khi trưởng thành là gia đình sẽ tổ chức cho lễ đặt tên đánh dấu sự trưởng thành
của người con và cái tên đó sẽ đi theo suốt cuộc đời của họ và cả thế giới bên kia
và trong lễ đặt tên đó tổ chức các nghi lễ rất độc đáo trở thành nét văn hố riêng
biệt của người Dao mới có.
Người Dao ngồi cúng thờ cúng tổ tiên, họ cịn tin theo các tín ngưỡng
nguyên thuỷ, các nghi lễ nông nghiệp vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc của Khổng

giáo, Phật giáo và nhất là Ðạo giáo.
20


Về phong tục ngày tết, với người Dao ở các tỉnh Tây Bắc như Hà Giang,
Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái... việc thờ cúng tổ tiên những ngày đầu năm mới là
điều bắt buộc. Ngồi ra, tùy theo dịng họ mà người Dao ở một số nơi cũng có
những quy ước riêng. Từ ngày 27, 28 tháng chạp nhà nhà đã chuẩn bị làm bánh
dày, món bánh khơng thể thiếu trong mâm lễ.
Đêm giao thừa của người Dao, đàn ông, con trai không ở nhà mà phải tập
trung ra đồi cao cúng lễ mừng năm mới. Mâm lễ dâng cúng bao gồm một con
lợn, hai con gà, một con vịt, một quả trứng, một đĩa cơm nếp và một vò rượu.
Một thầy cúng sẽ chủ trì, đọc bài khấn xua đuổi tà ma, cầu cho năm mới mùa
màng tươi tốt, người người bình an.
Đặc biệt, một nghi lễ khơng thể thiếu trong ngày tết của người Dao là
nhảy lửa. Tùy từng nhà, có thể tổ chức nhảy lửa trong tối mùng 2 hoặc mùng 3
tết. Một đống lửa to được đốt giữa nhà, nam nữ ngồi riêng cách xa hai phía.
Nam phải đủ 18 tuổi mới được tham gia nhảy lửa và ngồi thành hàng để thầy
cúng bày lễ làm phép. Khi bếp lửa đượm thành đống than hồng là lúc từng
người với đôi chân trần lần lượt nhảy vào. Trước khi nhảy phải tắm rửa sạch sẽ
và mặc quần áo mới, khơng được mặc đồ màu trắng.
Ngồi người Dao, lễ nhảy lửa chỉ tìm thấy ở một dân tộc ít người khác là
người Pà Thẻn ở Lâm Bình (Tuyên Quang) cũng với nghi thức tương tự
Người Dao coi Lễ Cấp sắc là một nghi lễ thiêng liêng, quan trọng nhất
trong cuộc đời mỗi một con người. Đối với đàn ông dân tộc Dao, chỉ khi được
cấp sắc thì người con trai đó mới được cộng đồng cơng nhận là đã trưởng thành.
Hôn nhân: Trai gái muốn lấy được nhau phải so tuổi, bói chân gà. Có tục
chăng dây, hát đối đáp giữa nhà trai và nhà gái trước khi vào nhà, hát trong đám
cưới. Lúc đón dâu, cơ dâu được cõng ra khỏi nhà gái và bước qua cái kéo mà
thầy cúng đã làm phép mới được vào nhà trai.


21


Tang ma: Theo phong tục, tang ma phải có thày tào chủ trì các nghi lễ, tìm
đất đào huyệt. Mộ được đắp đất, xếp đá ở chân mộ. Một số nơi có tục hoả táng
cho những người chết từ 12 tuổi trở lên.

22


×