Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Quan điểm đối với việc công chứng văn bản thoả thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có nội dung Bên nhờ mang thai hộ sẽ thanh toán cho Bên mang thai hộ một khoản tiền nhất định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.6 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
A.

Mở đầu

I.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu

II. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu

III. Cơ cấu của bài báo cáo

B.

Nội dung

I. Lý luận chung về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

II. Quy trình cơng chứng văn bản thoả thuận mang thai hộ vì mục
đích nhân đạo
III. Quan điểm đối với việc công chứng văn bản thoả thuận mang
thai hộ vì mục đích nhân đạo có nội dung Bên nhờ mang thai hộ sẽ
thanh toán cho Bên mang thai hộ một khoản tiền nhất định

C.

Kết luận

D.

Danh mục tài liệu tham khảo



A. MỞ ĐẦU
I.

Tính cấp thiết của đề tài
Trước khi Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014 có hiệu lực quy định về việc

mang thai hộ nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng của những cặp vợ chồng vơ sinh, hiếm
muộn thì việc thai hộ là vấn đề bị pháp luật cấm.
Hiện nay mang thai hộ đã được pháp luật cho phép và quy định về trong Luật
Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Luật Hơn nhân Gia đình 2014 quy định về vấn đề
này đã tránh sự lạm dụng quy định của pháp luật vào mục đích đẻ thuê kiếm lợi, đẻ
thuê phục vụ cho những kẻ buôn bán người... Đây là lần đầu tiên Luật ghi nhận cho
phép thực hiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo nên mang thai hộ là quy định mới
và phức tạp trong quá trình áp dụng pháp luật vào cuộc sống. Đây là một nội dung rất
mới phản ánh một phần thực tiễn khách quan vấn đề gia đình Việt Nam hiện nay, thể
hiện xu hướng hòa nhập quốc tế trong vấn đề hơn nhân gia đình.
Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014 cũng quy định Thỏa thuận về việc mang
thai hộ phải được lập thành văn bản có cơng chứng. Do đó, Cơng chứng đóng vai trị
quan trọng trong quá trình thực hiện thủ tục mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Qua bài báo cáo này, học viên sẽ nghiên cứu và làm rõ quy định pháp luật về
việc mang thai hộ, thủ tục công chứng văn bản mang thai hộ vì mục đích nhân đạo,
qua đó nêu quan điểm đối với việc công chứng văn bản thoả thuận mang thai hộ vì
mục đích nhân đạo có nội dung Bên nhờ mang thai hộ sẽ thanh toán cho Bên mang
thai hộ một khoản tiền nhất định.
II. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu
1. Mục đích, nhiệm vụ:

Qua bài báo cáo này, học viên sẽ nghiên cứu và làm rõ quy định pháp luật về
việc mang thai hộ, thủ tục, quy trình cơng chứng văn bản mang thai hộ vì mục đích

nhân đạo, phân tích, nêu quan điểm đối với việc công chứng văn bản thoả thuận mang
thai hộ vì mục đích nhân đạo có nội dung Bên nhờ mang thai hộ sẽ thanh toán cho Bên
mang thai hộ một khoản tiền nhất định.

2. Đối tượng nghiên cứu:


Đối tượng nghiên cứu của bài báo cáo này là các quy định pháp luật về mang
thai hộ vì mục đích nhân đạo, quy trình, thủ tục cơng chứng văn bản thoả thuận mang
thai hộ vì mục đích nhân đạo.
III. Kết cấu bài báo cáo:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của bài
báo cáo gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Chương II: Quy trình cơng chứng văn bản thoả thuận mang thai hộ vì mục đích
nhân đạo.
Chương III: Quan điểm đối với việc cơng chứng văn bản thoả thuận mang thai
hộ vì mục đích nhân đạo có nội dung Bên nhờ mang thai hộ sẽ thanh toán cho Bên
mang thai hộ một khoản tiền nhất định.

B. NỘI DUNG


I.

LÝ LUẬN CHUNG VỀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH

NHÂN ĐẠO
1. Các khái niệm
a. Vô sinh

Khái niệm vô sinh được giải thích tại Khoản 2, Điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ
– CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang
thai hộ vì mục đích nhân đạo, cụ thể: “Vơ sinh là tình trạng vợ chồng sau một năm
chung sống có quan hệ tình dục trung bình 2 – 3 lần/tuần, khơng sử dụng biện pháp
tránh thai mà người vợ vẫn khơng có thai”.
b. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Định nghĩa mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định tại Khoản 22,
Điều 3 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “Mang thai hộ vì mục đích nhân
đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang
thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp
dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của
người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ
tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con”.
c. Mang thai hộ vì mục đích thương mại

Định nghĩa mang thai hộ vì mục đích thương mại được quy định tại Khoản 22,
Điều 3 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “Mang thai hộ vì mục đích thương
mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ
trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác”.
2. Phân biệt mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích

thương mại
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định thì đây là việc một người phụ
nữ tự nguyện, khơng vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà
người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống
nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này
mang thai và sinh con. Quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc làm hết
sức nhân văn của nhà nước ta, là một cứu cánh dành cho các cặp vợ chồng vô sinh,

hiếm muộn hiện nay. Đây có thể coi là biện pháp cuối cùng giúp vợ chồng vô sinh,


hiếm muộn có được đứa con mà họ hằng mong ước khi họ đã áp dụng các biện pháp
hỗ trợ sinh sản mà người phụ nữ vẫn không thể mang thai và sinh con.
Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014 chỉ ghi nhận mang thai hộ với mục đích
nhân đạo. Mang thai hộ với mục đích thương mại bị cấm, được quy định rõ ràng tại
Điểm g, Khoản 2, Điều 5 Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014: “Cấm các hành vi
sau đây:
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại,
mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vơ tính”.
Việc mang thai hộ vì mục đích thương mại bị cấm vì nó trái với văn hóa, đạo
đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc ta, khơng khác gì dùng tiền để mua con. Nhiều
người đã kiếm sống bằng việc “cho thuê tử cung” và cũng có nhiều huệ lụy, mang thai
hộ vì mục đích thương mại nó kéo theo biết bao hậu quả rắc rối, khó lường. Việc mang
thai hộ vì mục đích thương mại từ lúc trước đó là một bản hợp đồng giữa bên nhờ
mang thai hộ và bên mang thai hộ khơng có sự cơng nhận của cơ quan nhà nước và
không được đảm bảo bởi một cơ chế pháp lý nào cả.
Hiện nay khi mang thai hộ được ghi nhận, giao dịch mang thai hộ bắt buộc phải
được đăng kí và kiểm sốt bởi cơ quan nhà nước, do đó quyền lợi và nghĩa vụ của bên
mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ sẽ được bảo đảm.
3. Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
a. Đối với người mang thai hộ:

Điểm a, Khoản 3, Điều 95 của Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014 quy định
“người được nhờ mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc
bên chồng nhờ mang thai hộ”. Quy định này nhằm tránh việc mang thai hộ sẽ bị
thương mại hóa, trong khi nguyên tắc và bản chất của nó phải là nhân đạo. Mục đích
tránh được sự trục lợi lẫn nhau, hạn chế vấn đề thương mại hóa xảy ra. Một
người khơng quen biết mà họ nhận giúp thì rõ ràng khơng phải vì sự chia sẻ, giúp đỡ,

đa phần họ nhận giúp vì lợi ích kinh tế hoặc một lợi ích khác. Người thân thích cùng
hàng ở đây là chị hoặc em của bên vợ hoặc chồng nhờ mang thai hộ gồm chị ruột, em
ruột, chị họ, em họ trong phạm vi ba đời và kể cả có quan hệ ni dưỡng. Đối với
quy định “cùng hàng” với vợ hoặc chồng là tránh việc làm đảo lộn thứ bậc, khó phân
biệt thứ bậc gây khó khăn trong xưng hơ giữa các thành viên trong gia đình, họ hàng,


quy định này cũng hạn chế đối tượng được phép thực hiện mang thai hộ.
Điểm b, Khoản 3, Điều 95 của Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014 quy định
“người được nhờ mang thai hộ đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần”.
Quy định này dành cho người phụ nữ muốn mang thai hộ thì hộ phải đã từng sinh con,
không giới hạn số lần sinh con mà chỉ cần đáp ứng được yêu cầu là đã từng sinh con là
đủ. Việc quy định “người mang thai hộ đã từng sinh con” là nhằm bảo vệ cho người
mang thai hộ và đứa trẻ được mang thai vì ơng cha ta nói là đã từng sinh con thì có
kinh nghiệm hơn người chưa mang thai trong việc mang thai và sinh ra đứa trẻ hạn chế
những rủi ro có thể xảy ra trong q trình mang thai hộ. Người mang thai hộ này “chỉ
được mang thai hộ một lần”, quy định này nhằm bảo vệ sức khỏe cho người mang thai
hộ và đồng thời cịn có nhiệm vụ là hạn chế việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo bị
biến tướng thành mang thai hộ vì mục đích thương mại.
Điểm c, Khoản 3, Điều 95 của Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014 quy định
“người mang thai hộ phải ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có
thẩm quyền về khả năng mang thai hộ”. Quy định này bảo vệ tuyệt đối cho người
mang thai hộ, tránh những hậu quả đáng tiếc khi mà người phụ nữ mang thai hộ mà cơ
thể của họ không cho phép việc này thì người phụ nữ này cũng khơng được mang
thai hộ.
Điểm d, Khoản 3, Điều 95 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định
“trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản
của người chồng”. Quy định này nhằm thể hiện sự thống nhất giữa vợ chồng người
mang thai hộ, tránh những rắc rối xảy khi mà người chồng khơng cho vợ mình
mang thai mà người vợ vẫn mang thai hộ, tránh những rạn nứt trong tình cảm vợ

chồng. Sự đồng ý của người chồng phải được thể hiện bằng văn bản mới được công
nhận là điều kiện hợp pháp.
b. Điều kiện đối với người nhờ mang thai hộ

Điểm a, Khoản 2, Điều 95 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định
“có giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang
thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản”. Điều kiện này đặt khi
người vợ không thể mang thai và sinh con và chỉ cịn cách mang thai hộ thì người này
mới được nhờ mang thai hộ.


Điểm b, Khoản 2, Điều 95 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định
“vợ chồng đang khơng có con chung”. Quy định đặt ra điều kiện này thì những cặp vợ
chồng đã có con chung với nhau nhưng muốn có thêm đứa con nữa nhưng người vợ
khơng thể mang thai và sinh con được họ muốn nhờ người mang thai hộ thì nhà nước
ta khơng cho phép vì việc quy định mang thai hộ vào trong Luật Hơn nhân và Gia đình
năm 2014 là để cho các cặp vợ chồng khơng có con mà họ có nguyện vọng có con, quy
định mang thai hộ đáp ứng nguyện vọng cho những người khơng có con để thỏa khát
khao có con của họ chứ khơng dành cho những cặp vợ chồng đã có con nhưng lại
muốn có thêm đứa con nữa.
II. QUY TRÌNH CƠNG CHỨNG VĂN BẢN THOẢ THUẬN MANG THAI
HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO
1. Quy định pháp luật về văn bản thoả thuận mang thai hộ vì mục đích nhân

đạo
Tại Khoản 1 Điều 95 Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014 quy định “Việc
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các
bên và được thành lập thành văn bản”. Đây là điều kiện chung bắt buộc đối với người
nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ, họ phải thỏa thuận với nhau xuất phát từ ý
chí tự nguyện từ cả hai bên và thỏa thuận đó phải được lập thành văn bản.

Việc thoả thuận được quy định tại Điều 96 Luật Hôn nhân và Gia đình năm
2014 như sau:
“1. Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ
mang thai hộ (sau đây gọi là bên nhờ mang thai hộ) và vợ chồng người mang thai
hộ (sau đây gọi là bên mang thai hộ) phải có các nội dung cơ bản sau đây:
a) Thông tin đầy đủ về bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo các
điều kiện có liên quan quy định tại Điều 95 của Luật này;
b) Cam kết thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 97 và Điều 98
của Luật này;
c) Việc giải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa; hỗ trợ để
bảo đảm sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ trong thời gian mang thai và


sinh con, việc nhận con của bên nhờ mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của hai bên
đối với con trong trường hợp con chưa được giao cho bên nhờ mang thai hộ và các
quyền, nghĩa vụ khác có liên quan;
d) Trách nhiệm dân sự trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm cam
kết theo thỏa thuận.
2. Thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có cơng
chứng. Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc
vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền
phải lập thành văn bản có cơng chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba khơng có giá
trị pháp lý.
Trong trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên
nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc
sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của
người có thẩm quyền của cơ sở y tế này”.
Việc mang thai hộ là một thỏa thuận dân sự hình thành trên cơ sở tự nguyện,
tự do ý chí và bình đẳng vì vậy pháp luật công nhận và bảo vệ sự thỏa thuận này.
Thỏa thuận mang thai hộ được xác lập giữa bố mẹ đứa trẻ và người mang thai hộ,

đồng thời làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Vì vậy, những vấn đề pháp
lý liên quan đến thỏa thuận này cũng được quy định cụ thể. Pháp luật quy định thỏa
thuận này phải được lập thành văn bản và cần thiết phải có cơng chứng hoặc chứng
thực của cơ quan nhà nước. Khi văn bản này, được công chứng hoặc chứng thực thì
đồng nghĩa với việc nhà nước thể hiện ý chí chấp nhận và bảo vệ văn bản này, đảm
bảo việc thực hiện văn bản này của các bên.
2. Thành phần hồ sơ công chứng văn bản thoả thuận mang thai hộ vì mục đích

nhân đạo
Căn cứ theo Điều 40, 41 Luật Công chứng năm 2014 và Điều 14 Nghị định số
10/2015/NĐ-CP ngày 28/01/2015 thì thành phần hồ sơ cơng chứng văn bản thoả thuận
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo gồm:
- Phiếu u cầu cơng chứng.


- Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Giấy chứng minh
sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam/Hộ chiếu của các bên tham gia giao dịch.
- Giấy tờ khác có liên quan mà pháp luật quy định phải có, như:
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hơn/xác nhận về quan hệ hôn nhân được xác lập
trước ngày 03/01/1987 cho đến nay (trong trường hợp sống chung nhưng chưa làm thủ
tục đăng ký kết hôn);
+ Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ
tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý, nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ
ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi và người mẹ không thể
mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
+ Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ
tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy
định đối với người nhận phôi;
+ Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do Ủy ban nhân dân
cấp xã nơi thường trú của vợ chồng nhờ mang thai hộ xác nhận;

+ Bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người mang thai hộ, người
nhờ mang thai hộ tự mình chứng minh về mối quan hệ thân thích cùng hàng trên cơ sở
các giấy tờ hộ tịch có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực
của các giấy tờ này;
+ Bản cam đoan của người đồng ý mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào;
+ Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sỹ sản khoa;
+ Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chun
khoa tâm lý trở lên;
+ Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc
người trợ giúp pháp lý;


+ Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người phụ nữ mang
thai hộ có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ; Nếu người mang thai hộ chưa kết
hơn thì phải có giấy xác nhận tình trạng hơn nhân của người mang thai hộ;
+ Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
+ Giấy tờ chứng minh tư cách chủ thể tham gia giao dịch như hộ khẩu hoặc
Hợp đồng ủy quyền của vợ chồng cho nhau về việc ký văn bản thỏa thuận mang thai
hộ;
+ Giấy tờ chứng minh về năng lực hành vi: giấy khám sức khỏe/tâm thần…
(trong trường hợp có nghi ngờ về năng lực hành vi của bên tham gia giao kết hợp
đồng);
+ Chứng minh nhân dân của người làm chứng/ người phiên dịch (trong trường
hợp cần phải có người làm chứng/ người phiên dịch).
+ Giấy tờ khác có liên quan đến văn bản yêu cầu chứng nhận mà pháp luật quy
định phải có;
- Đối với trường hợp hợp đồng được người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn:
ngồi thành phần nêu trên thì kèm theo Dự thảo hợp đồng.
III. QUAN ĐIỂM ĐỐI VỚI VIỆC CÔNG CHỨNG VĂN BẢN THOẢ
THUẬN MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO CÓ NỘI DUNG BÊN

NHỜ MANG THAI HỘ SẼ THANH TOÁN CHO BÊN MANG THAI HỘ MỘT
KHOẢN TIỀN NHẤT ĐỊNH
Khoản 3 và Khoản 4 Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định
như sau:
“3. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng
mang thai hộ;


d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn
bản của người chồng;
đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
4. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật
về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản”.
Có thể thấy, do điều kiện để mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có nhiều u
cầu phức tạp và khó khăn hơn nên việc mang thai hộ vì mục đích thương mại rất
nhiều.
Tại khoản 1, Điều 98 của Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về
quyền và nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì họ “có nghĩa
vụ chi trả các chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy
định của Bộ Y tế”. Việc thực hiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là để đáp ứng
nguyện vọng của bên nhờ mang thai hộ có được đứa con, nên những chi phí phát sinh
từ việc thực hiện mang thai hộ thì do bên nhờ mang thai hộ thanh toán. Những chi phí
này là những chi phí thực tế, và phải phát sinh từ việc chăm sóc sức khỏe theo quy
định của Bộ Y tế. Cụ thể được quy định rõ tại Điều 1, Thông tư số 32/2016/TT-BYT
ngày 15 tháng 9 năm 2016:
“Thông tư này quy định việc chi trả các chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức
khỏe sinh sản thuộc trách nhiệm của bên nhờ mang thai hộ cho người mang thai hộ vì

mục đích nhân đạo phát sinh trong các trường hợp sau đây:
1. Giai đoạn chuẩn bị mang thai;
2. Quá trình áp dụng kỹ thuật chuyển phơi cho người mang thai hộ vì mục đích nhân
đạo;
3. Các kỹ thuật, thăm khám, sàng lọc, điều trị và xử trí các bất thường, dị tật của bào
thai (nếu có) và theo dõi, chăm sóc thai nhi;
4. Quá trình sinh đẻ và chăm sóc trong vịng 42 ngày sau sinh cho người mang thai hộ
hoặc cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ;
5. Khám sức khỏe tổng quát cho người mang thai hộ sau khi sinh;


6. Khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe trong trường hợp người mang thai hộ có biến
chứng sau sinh liên quan đến sức khỏe sinh sản”.
Ngồi những chi phí này thì bên nhờ mang thai hộ khơng có nghĩa vụ thanh tốn. Bởi
vì đây là quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo khơng phải vì mục đích kinh
doanh, thương mại. Ngoài ra bên nhờ mang thai hộ phải thanh tốn những chi phí mà
bên mang thai hộ chi trả trong quá trình thực hiện việc mang thai hộ mà bên mang thai
hộ không được nhận. Đối với những người phụ nữ mang thai hộ là những lao động có
thu nhập ổn định thì họ được cơ quan, cơng ty đảm bảo chế độ thai sản thì được hưởng
lương bình thường. Nhưng đối với các nữ lao động khơng có thu nhập ổn định khơng
làm cho cơ quan hay cơng ty nhất định thì thu nhập của họ khơng tính được và cũng
khơng được đảm bảo những thu nhập mà họ bị mất trong quá trình mang thai hộ thì
theo người viết thì hai bên thỏa thuận với nhau nhưng phải đặt dưới sự kiểm soát của
cơ quan nhà nước để tránh những hành vi thương mại hóa diễn ra.
Về nghĩa vụ trả chi phí được quy định tại Điều 4, Thông tư số 32/2016/TT-BYT
ngày 15 tháng 9 năm 2016:
“1. Bên nhờ mang thai hộ phải chi trả đầy đủ các chi phí theo quy định tại
Điều 3 của Thơng tư này cho người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo khơng có thẻ
bảo hiểm y tế.
2. Người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có thẻ bảo hiểm y tế khi sử dụng

dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cơ quan bảo
hiểm thanh tốn chi phí theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này theo phạm vi quyền
lợi và mức hưởng quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Bên nhờ mang thai hộ vì
mục đích nhân đạo có trách nhiệm chi trả các chi phí quy định tại Điều 3 của Thơng
tư này sau khi trừ đi phần chi trả của cơ quan bảo hiểm xã hội (nếu có)”.
Các chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định tại Điều 3, Thông tư số 32/2016/TTBYT ngày 15 tháng 9 năm 2016:
“1. Các chi phí bắt buộc bên nhờ mang thai hộ chi trả:


a) Chi phí đi lại tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được tư vấn, khám, kiểm
tra, theo dõi sức khỏe, thực hiện dịch vụ, kỹ thuật y tế: xác định theo giá ghi trên vé,
hóa đơn, hoặc giấy biên nhận thanh tốn với chủ phương tiện.
b) Chi phí liên quan đến y tế gồm:
- Chi phí thực hiện các dịch vụ tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh, kỹ thuật y tế
trong việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản được chi trả căn cứ vào các hóa đơn,
chứng từ thanh tốn chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người mang thai hộ theo mức
giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do cấp có thẩm quyền quy định áp dụng tại cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh theo quy định pháp luật về bảo hiểm y tế và khám bệnh, chữa
bệnh;
- Chi phí các loại thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay
thế chưa được tính vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được chi trả căn cứ các hóa
đơn, chứng từ thanh toán theo số lượng thực tế sử dụng cho người mang thai hộ theo
chỉ định của bác sỹ, phù hợp với quy định, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật của Bộ
trưởng Bộ Y tế và giá mua theo quy định của pháp luật;
- Các dịch vụ chưa được cấp có thẩm quyền quy định giá thì thanh tốn theo
hóa đơn, chứng từ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ chi phí thực tế thực hiện
dịch vụ.
c) Chi phí dinh dưỡng để bảo đảm sức khỏe cho người mang thai hộ, chi phí
các vật dụng chăm sóc vệ sinh cá nhân trước, trong và sau sinh cho người mang thai

hộ theo thỏa thuận giữa bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ: xác định theo hóa
đơn (nếu có) hoặc giấy biên nhận.
2. Các chi phí khác ngồi quy định tại Điều 1 và Khoản 1 Điều này do hai bên
tự thỏa thuận: xác định theo văn bản thỏa thuận giữa hai bên”.
Như vậy, nếu là công chứng viên thụ lý hồ sơ công chứng văn bản thoả thuận
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, thì học viên đồng ý với quan điểm công chứng
văn bản thoả thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có nội dung bên nhờ mang thai
hộ sẽ thanh toán cho bên mang thai hộ một khoản tiền nhất định. Tuy nhiên, khoản tiền
này cần phải là các chi phí khác ngồi các chi phí bắt buộc mà bên nhờ mang thai hộ
phải thanh toán và phải được xem xét rõ ràng để tránh việc biến tướng trở thành mang


thai hộ vì mục đích thương mại, đúng với ngun tắc tự nguyện theo như luật quy định
là “người phụ nữ tự nguyện mang thai hộ khơng vì mục đích thương mại”. Vì lẽ đó, để
thêm nội dung bên nhờ mang thai hộ sẽ thanh toán cho bên mang thai hộ một khoản
tiền nhất định, công chứng viên cần yêu cầu hai bên lập ra một văn bản liệt kê rõ ràng
các chi phí ngồi chi phí bắt buộc mà bên nhờ mang thai hộ phải thanh toán. Sau khi
xem xét với các quy định pháp luật mà công chứng viên không thấy trái với quy định
của pháp luật và số tiền trên khơng nhằm mục đích thương mại, trao đổi thì cơng
chứng viên hồn tồn có thể chứng nhận văn bản với nội dung nêu trên.

C. KẾT LUẬN
Việc quy định cho phép mang thai hộ cũng là một quyền công dân, cần được
pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Khi mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được ghi nhận
trong Luật đã giải quyết được những vấn đề xảy ra khi thực hiện mang thai hộ và có cơ
sở pháp lý giải quyết những tranh chấp xảy ra. Ý nghĩa của quy định mang thai hộ vì
đích nhân đạo được áp dụng đúng dành cho những người vô sinh hiếm muộn có con
có cùng huyết thống và đồng thời đảm bảo mang thai hộ vì mục đích nhân đạo khơng
bị biến tướng thành mang thai hộ vì mục đích thương mại và có thể lợi dụng sự ra đời
của quy định hết sức nhân văn này trở thành một hình thức kinh doanh kiếm sống vì

trái với đạo đức, thuần phong, mỹ tục của nước ta. Với vai trị là người xác thực tình
hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản mà theo quy định của
pháp luật phải công chứng, công chứng viên đóng góp vai trị rất quan trọng trong q
trình thực hiện thủ tục mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Vì vậy, cơng chứng viên
phải ngày càng nâng cao kiến thức pháp luật, thực hiện đúng trách nhiệm của mình để
góp phần thực hiện thủ tục mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đầy tính nhân văn này.


D. DANH MỤC THAM KHẢO
1. Luật Công chứng năm 2014
2. Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014
3. Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/01/2015 quy định về sinh con bằng kỹ thuật
thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
4. Nghị định số 98/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số
điều của nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 của chính phủ quy
định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì
mục đích nhân đạo
5. Thơng tư số 32/2016/TT-BYT ngày 15 tháng 9 năm 2016 quy định việc chi trả các
chi phí thực tế để bảo đảm chăm sóc sức khỏe sinh sản của bên nhờ mang thai hộ vì
mục đích nhân đạo


16



×