Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

BÁO CÁO TOUR THỰC TẬP MIỀN TÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.75 MB, 100 trang )

LỜI CẢM ƠN
Với sự quan tâm tận tình của nhà trường nói chung và khoa Du Lịch của trường
Đại học Văn Hiến nói riêng, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối
với các thầy cô trong khoa Du Lịch đã tạo cơ hội thực tế cho sinh viên chúng tôi được
thực tập trải nghiệm ngành nghề 7 ngày 6 đêm tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
Đây là một cơ hội tốt để tơi có thể học hỏi, được va chạm, cọ xát với ngành nghề của
mình đồng thời chúng tơi cũng được thực hành các kỹ năng đã học trên lớp và rút kết
từ những trải nghiệm trực tiếp, điều đó giúp ích rất lớn để tơi ngày càng hồn thiện bản
thân mình hơn. Tơi rất cảm ơn ban tổ chức, các thầy cô trong khoa Du Lịch đã tạo cơ
hội bổ ích để tơi có thể tìm kiếm hành trang cho riêng mình khi bắt đầu bước vào đời.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Vũ Thị Thu Hương, cơ đã tận tình
chỉ bảo và hỗ trợ chúng tơi rất nhiều trong q trình thực tập. Cô Thu Hương và thầy
Huỳnh Ngọc Linh hướng dẫn viên trên xe đã cùng chúng tôi tham gia chuyến thực tập
này. Thầy và cô đã giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ dạy trong quá trình chuẩn bị cũng như
xuyên suốt chuyến thực tập.
Xin cảm ơn các bạn trưởng xe, các thành viên xe số 3 đã tích cực chuẩn bị chu
đáo, giúp đỡ, hỗ trợ nhau hoàn thành chuyến thực tập này một cách thành công
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến công ty du lịch Mekong Heritage đã đồng
hành tổ chức chương trình, cảm ơn các thành viên của nhà xe đã góp phần cơng sức
khơng nhỏ giúp chuyến thực tập được thành công tốt đẹp.
Trân trọng!


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1

1. Mục đích, yêu cầu...................................................................................................................1
1.1. Mục đích chương trình thực tập..................................................................................................1
1.2. u cầu của chương trình thực tập.............................................................................................1

2. Giới thiệu khái quát về chương trình thực tập........................................................................2


B. PHẦN NỘI DUNG................................................................................................................................7

1. Lộ trình thực tập chi tiết..........................................................................................................8
1.1. NGÀY 01: TP HCM – ĐỒNG THÁP – CHÂU ĐỐC...............................................................8

1.1.1. Khái quát vị trí địa lý và tài nguyên du lịch của các địa phương đến trong ngày 1
.........................................................................................................................................8
1.1.2. Các điểm tham quan trong ngày 1......................................................................16
1.2 NGÀY 02: CHÂU ĐỐC – HÀ TIÊN........................................................................................22

1.2.1. Khái quát vị trí địa lý và tài nguyên du lịch của các địa phương đến trong ngày 2
.......................................................................................................................................23
1.2.2. Các điểm tham quan trong ngày 2......................................................................26
1.3. NGÀY 03: HÀ TIÊN – PHÚ QUỐC.......................................................................................31

1.3.1. Khái quát vị trí địa lý và tài nguyên du lịch của các địa phương đến trong ngày 3
.......................................................................................................................................32
1.3.2. Các điểm tham quan trong ngày 3......................................................................34
1.4. NGÀY 04: PHÚ QUỐC – RẠCH GIÁ – CÀ MAU................................................................39

1.4.1. Khái quát vị trí địa lý và tài nguyên du lịch của các địa phương đến trong ngày 4
.......................................................................................................................................40
1.4.2. Các điểm tham quan trong ngày 4......................................................................43
1.5. NGÀY 05: CÀ MAU – ĐẤT MŨI – BẠC LIÊU....................................................................49

1.5.1. Khái quát vị trí địa lý và tài nguyên du lịch của các địa phương đến trong ngày 5
.......................................................................................................................................49
1.5.2. Các điểm tham quan trong ngày 5......................................................................52
1.6. NGÀY 06: BẠC LIÊU – SÓC TRĂNG – CẦN THƠ.............................................................56


1.6.1. Khái quát vị trí địa lý và tài nguyên du lịch của các địa phương đến trong ngày 6
.......................................................................................................................................56
1.6.2. Các điểm tham quan trong ngày thứ 6................................................................63
1.7. NGÀY 07: CẦN THƠ – TIỀN GIANG – BẾN TRE - HỒ CHÍ MINH.................................70

1.7.1. Khái qt vị trí địa lý và tài nguyên du lịch của các địa phương đến trong ngày 7
.......................................................................................................................................70
1.7.2. Các điểm tham quan trong ngày.........................................................................80
2. Đánh giá chương trình thực tập............................................................................................83
2.1. Tính logic của chương trình tour..............................................................................................84
2.2. Chất lượng của các dịch vụ.......................................................................................................84
2.3. Các nội dung được tiếp nhận và phát triển từ chương trình thực tập......................................85

2.3.1. Về chuyên môn...................................................................................................86
2.3.2. Về nghiệp vụ.......................................................................................................86
2.3.3. Cảm nhận............................................................................................................86
3. Đề xuất ý kiến phát triển chương trình thực tập...................................................................87
3.1. Đối với đơn vị tổ chức..............................................................................................................87
3.2. Đối với chương trình tour.........................................................................................................88
C. PHẦN KẾT LUẬN..............................................................................................................................88


PHỤ LỤC..................................................................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................................95

LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước Việt Nam tươi đẹp, con người Việt Nam hiền hòa, mỗi vùng miền đều
có nét đặc trưng riêng. Đồng bằng sơng Cửu Long là một trong bảy vùng địa lí du lịch
Việt Nam, là vùng được khám phá muộn nhất, nơi đây được thiên nhiên ban tặng vô số
tài nguyên, những nét văn hóa đặc trưng.

Là một sinh viên ngành du lịch, việc học luôn đi đôi với hành là một kim chỉ nam
cho những người đam mê học và muốn làm chủ, nâng cao tri thức. Hiều được các
mong muốn thiết yếu này, khoa Du lịch nói riêng và trường đại học Văn Hiến nói
chung đã tạo điều kiện cho chúng tơi dược đi thực tập và có cơ hội trải nghiệm, học
hỏi những kiến thức vơ cùng bổ ích trong chuyến thực tập – kiến tập 7 ngày 6 đêm tại
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Thông qua chuyến đi, ngoài việc học hỏi được nhiều kiến thức về nghiệp vụ, đáp
ứng yêu cầu của một môn học trong nhà trường thì tơi cịn học hỏi được nhiều thứ. Đó
là được tận mắt quan sát những điều kiện để phát triển du lịch của từng địa phương,
các hoạt động tham quan tại các điểm du lịch, các sản phẩm đang được khai thác.
Ngồi ra tơi cịn có thể thắt chặt thêm mối quan hệ giữa cô và các thành viên khác trên
xe trong suốt chuyến thực tập. Đó là tất cả hành trang vững chắc trong bước đầu làm
quen với nghề và với cuộc sống.



A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích, yêu cầu
1.1. Mục đích chương trình thực tập
Nhằm đáp ứng cho sinh viên được trải nghiệm với ngành nghề một cách sát với
thực tế, trường đại học Văn Hiến đã tạo điều kiện cho những sinh viên tham gia
chuyến thực tập “tour miền tây Nam Bộ 7 ngày 6 đêm” để sinh viên nâng cao trình độ.
Và lần này với các mục đích như sau:
+ Cho đoàn được tận mắt tham quan, trải nghiệm, chiêm ngưỡng vẻ đẹp giàu
tính nhân văn của các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của vùng miền tây sông
nước Nam Bộ
+ Tiếp cận, cọ xát và làm quen với nghề một cách gần gũi
+ Thực tập các nghiệm vụ của một hướng dẫn viên du lịch: thuyết minh, ăn, lưu
trú,..
+ Cách chào đoàn, chào tạm biệt đoàn

+ Thực tập các nghiệp vụ check in, check out tại các khách sạn lưu trú
+ Quan sát các không gian, bài trí bàn ăn, cách lên món ăn của nhà hàng
+ Thực tập nghiệp vụ phát nước, phát khăn, phát nón trên xe
+ Cách xử lý tình huống trên xe
+ Thưởng thức các loại đặc sản, món ăn đặc trưng, nét riêng biệt của từng tỉnh
khi đi qua của khu vực miền tây sơng nước
+ Ngắm nhìn cảnh sinh hoạt, lối sống bình dị đời thường của người dân Nam
Bộ
+ Đồng thời, chuyến đi cũng góp phần mở rộng vốn kiến thức thực tế cho mỗi
thành viên, cùng nhau đoàn kết, hỗ trợ nhau trong học tập.
1.2. Yêu cầu của chương trình thực tập
Trải nghiệm và thực hành trên suốt quảng đường của chương trình kiến tập:
+ Thuyết minh các chuyên đề, các điểm tham quan trong chương trình
+ Thực hành các kĩ năng, thủ tục về dịch vụ lưu trú, ăn uống
+ Rèn luyện kĩ năng đứng trước đám đơng, kĩ năng thuyết minh, kĩ năng xử lý
tình huống từ Thầy hướng dẫn viên giàu kinh nghiệm
+ Thực hiện cách tổ chức, phân công nhiệm vụ giữa các cá nhân và theo nhóm
nhỏ
Báo cáo thực tập Tour Miền Tây Nam Bộ 2020

Trang 1


+ Rèn luyện kĩ năng, thái độ của một hướng dẫn viên, làm việc đúng giờ giấc,
tinh thần học hỏi nghiêm túc
+ Hiểu được lịch sử, đặc sản và khái quát các điểm tham quan của các tỉnh
thành trong chương trình từ đó có thể xây dựng cho mình sơ lược về tuyến điểm của
vùng đồng bằng sông Cửu Long
2. Giới thiệu khái quát về chương trình thực tập
Nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở

trung tâm khu vực Đơng Nam Á, ở phía Đơng bán đảo Đơng Dương, phía Bắc giáp
Trung Quốc, phía Tây giáp Lào, Campuchia, phía Đơng Nam trơng ra biển Đơng và
Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3.260 km, biên giới đất liền dài 4.510km.
Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1.650km.
Từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400km (Nam
bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình). Việt Nam là đầu mối giao thông từ Ấn Độ
Dương sang Thái Bình Dương. Lãnh thổ Việt Nam bao gồm ba phần tư là đồi núi
nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, hai đồng bằng lớn, nhiều sơng ngịi và có bờ biển dài.
Đồng bằng Sông Cửu Long là một trong bảy vùng địa lý du lịch trên bản đồ du
lịch Việt Nam. Đây là vùng đất có lịch sử phát triển còn sớm so với những vùng đất
khác trên đất nước Việt Nam. Là vùng cực Nam của tổ quốc, vùng Tây Nam Bộ hoặc
theo cách gọi của người dân Việt Nam ngắn gọi đơn giản là miền Tây. Vùng du lịch
đồng bằng sông Cửu Long gồm thành phố trực thuộc trung ương là Cần Thơ và 12 tỉnh
Long An, Tiền Giang, Hậu Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng,
Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau. Diện tích tự nhiên của vùng là 40.576,0
km2, chiếm 12,3% diện tích tự nhiên của cả nước và dân số năm 2015 là 17.590.400
người, chiếm 19,1% dân số cả nước.
Cách đây khoảng 6000 năm nước biển dâng lên ngang mực nước biển trung bình
hiện nay. Sau đó xảy ra bốn đợt biển dâng cao (biển tiến) và ba đợt biển rút xuống
(biển thoái). Đợt biển tiến sau cùng diễn ra vào thế kỉ VI, kéo dài gần 600 năm
(khoảng từ năm 550-1150). Cũng như các đợt trước, đợt biển tiến này làm cho đồng
bằng sông Cửu Long rộng thêm với các dãy cồn cát biển. Chính các cồn cát này chẳng
những làm thay đổi dịng chảy của các dịng sơng cổ mà còn tạo nên một số vùng
trũng. Từ thế kỷ XII, mực nước biển hạ thấp dần rồi dừng lại ở mực nước hiện nay.
Hai hoạt động kiến tạo này là động lực chủ yếu tạo nên diện mạo đồng bằng sông Cửu

Báo cáo thực tập Tour Miền Tây Nam Bộ 2020

Trang 2



Long ngày nay
Về vị trí vùng du lịch đồng bằng sơng Cửu Long nằm ở phía Tây Nam, giáp
Campuchia ở phía Tây Bắc với đường biên giới dài 340km, phía Đơng Bắc giáp vùng
Đơng Nam Bộ, phía Đơng và Đơng Nam trơng ra biển Đơng giàu tài ngun, phía Tây
và Tây Nam giáp vịnh Thái Lan rộng lớn.
Địa hình chủ yếu là đồng bằng châu thổ tương đối bằng phẳng do sự bồi đắp phù
sa của sông Mê Kông, những dải đất phù sa phì nhiêu màu mỡ được bồi đắp chiếm
phần lớn diện tích, gắn liền với những cánh đồng lúa mênh mơng bát ngát, bên cạnh
đó là những cù lao với cảnh quan thiên nhiên trong lành, những khu vực quần thể đá
vơi kì ảo và những ngọn núi thiên nhiên huyền bí. Đặc biệt là hệ thống biển đảo, góp
phần quan trọng trong khai thác và phát triển du lịch của vùng.
Khí hậu đặc trưng của vùng là nhiện đới cận xích đạo, nóng và ẩm quanh năm
với hai mùa mưa và khô rõ rệt. Điểm đặc biệt của vùng này là có một “mùa nước nổi”
từ tháng 7 đến tháng 9 âm lịch hằng năm, gắn liền với hình ảnh cánh đồng được bao
phủ bởi những biển nước mênh mông, với những cánh rừng tràm xanh tươi bạt ngàn
tạo nên sức hấp dẫn đến lạ kì với du khách gần xa.
Dưới tác động giao thoa của mơi trường biển và sơng, vùng này có hệ sinh thái
vô cùng đa dạng và độc đáo. Được thể hiện rõ rệt ở hệ thống 5 vườn quốc gia, 6 khu
dự trữ sinh quyển thế giưới, 4 khu bảo tồn thiên nhiên, cịn có các hệ sinh thái đặc biệt
khác như hệ sinh thái rừng ngập nước ngọt, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, hệ
sinh thái nông nghiệp…
Với 3 mặt giáp biển và có đường bờ biển dài trên 700km và khoảng 360 km2
vùng đặc quyền kinh tế, nằm trong khu vực có tuyến giao thơng hàng hải quan trọng,
nối Nam Á – Đông Á – châu Đại Dương và các quần đảo khác trong Thái Bình
Dương. Vị trí địa lí trên cho phép vùng có thể dễ dàng tiếp cận các thị trường du lịch
trọng điểm một cách thuận lợi, đặc biệt là việc liên kết các điểm đến, kết nối sản phẩm
với các phân đoạn của sông Mê Kông và các khu vực khác, tạo tiền đề quan trọng cho
việc phát triển ngành Du Lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đưa vùng trở thành
một địa bàn du lịch cực kì hấp hẫn


CHƯƠNG TRÌNH KIẾN TẬP - THỰC TẬP

Báo cáo thực tập Tour Miền Tây Nam Bộ 2020

Trang 3


Ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Thời gian: 7 ngày 6 đêm
Phương tiện: đi về bằng ô tô

NGÀY 01: TP HCM – ĐỒNG THÁP – CHÂU ĐỐC (245 km)
05h30: Xe đón đồn tại Trường Đại Học Văn Hiến 613 Âu Cơ, khởi hành đi Miền
Tây.
+ Dừng chân dùng điểm tâm sáng tại Mekong Reststop Trung Lương
+ Đến Cao Lãnh, đồn tham quan đền thờ Ơng bà chủ chợ Đỗ Cơng Tường –
người có cơng xây dựng chợ Cao Lãnh.
+ Tiếp tục viếng thăm và thắp hương tại di tích cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc –
thân sinh chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Đồn dùng bữa trưa tại Nhà Hàng Mỹ Phước Thành.
+ Đồn tiếp tục lộ trình đi Châu Đốc.
Chiều: Đến Châu Đốc, đồn viếng thăm
• Chùa Phật thầy Tây An - ngơi chùa có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn
Độ và kiến trúc cổ dân tộc đầu tiên tại Việt Nam
• Lăng Thoại Ngọc Hầu – Người có cơng xây dựng kênh Vĩnh Tế và dẹp loạn giặc
Xiêm.
• Miếu Bà Chúa Xứ - Nơi linh thiêng và được tôn thờ ở vùng đất An Giang
Tối: Đồn nhận phịng tại Nhà hàng – Khách sạn Bến Đá Núi Sam
+ Dùng bữa tối tại Nhà hàng.

+ Tự do khám phá Châu Đốc về đêm

NGÀY 02: CHÂU ĐỐC – HÀ TIÊN (100 Km)
Sáng: Dùng điểm tâm sáng, trả phòng, di chuyển vào Rừng Tràm Trà Sư. Đoàn đi vỏ
lãi len lỏi theo những con rạch xuyên qua Lung Sen và khu Rừng Giống ngắm nhìn
các lồi chim, cị, lồi chích…Đồn lên đài quan sát ngắm nhìn tồn cảnh Rừng Tràm
Trà Sư.
+ Sau đó đồn tiếp tục khởi hành đi Hà Tiên.
+ Đoàn dùng cơm trưa tại Nhà hàng Cánh Buồm Hà Tiên 1.
+ Về khách sạn Sammy Hà Tiên nhận phịng, nghỉ ngơi.
Chiều: Đồn tham quan:

Báo cáo thực tập Tour Miền Tây Nam Bộ 2020

Trang 4


• Lăng Mạc Cửu – Người có cơng khai phá vùng đất Hà Tiên.
• Chùa Phù Dung – một ngơi chùa cổ kính, hài hịa với thiên nhiên cùng những câu
chuyện bí ẩn về nguồn gốc ngơi chùa
• Thạch Động – một trong số “Hà Tiên thập cảnh” hiếm hoi còn tồn tại đến ngày nay
sau hơn 300 năm lịch sử.
• Biển Mũi Nai
Tối: + Đồn dùng cơm tối tại Khách sạn Sammy Hà Tiên.
+ Tự do khám phá chợ đêm Hà Tiên. Nghỉ đêm tại Hà Tiên

NGÀY 03: HÀ TIÊN – PHÚ QUỐC ( Tàu cao tốc 45km )
Sáng: Dùng điểm tâm sáng, sau đó đồn trả phịng di chuyển ra bến tàu cao tốc khởi
hành đi Phú Quốc. Đến Phú Quốc, xe đón và đưa đồn đi tham quan:
• Làng chài Hàm Ninh – vẻ đẹp của ngơi làng chài cổ đã tồn tại hàng trăm năm

• Nhà thùng nước mắm – Cách sản xuất ra nước mắm ngon
• Suối Tranh – dịng suối trong veo ngày đêm róc rách
• Cơ sở Ngọc Trai
+ Đồn dùng cơm trưa tại Nhà Hàng Hạnh Nhung Luxury.
Chiều: Đoàn tiếp tục tham quan:
• Cơ sở sản xuất rượu Sim – Nếm thử được các mùi vị của rượu Trái Sim
• Mua đặc sản Phú Quốc
• Nhà tù Phú Quốc – Trại giam tù binh Cộng Sản
• Bãi Sao – Tắm biển, tổ chức hoạt động thể thao
+ Đoàn dùng cơm chiều tại Nhà Hàng Mỹ Lan Bãi Sao.
Tối: + Đoàn di chuyển về Khách sạn Praha nhận phòng.
+ Tự do khám phá chợ đêm Phú Quốc. Nghỉ đêm tại Phú Quốc.
NGÀY 04: PHÚ QUỐC – RẠCH GIÁ – CÀ MAU (250km)
Sáng: Đoàn dùng điểm tâm sáng tại khách sạn, trả phịng.
+ Đồn tiếp tục tham quan Dinh Cậu, Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu và
vườn tiêu. Tham quan xong đoàn ra bến tàu cao tốc, làm thủ tục về lại Rạch Giá.
+ Đến Rạch Giá, xe đưa đoàn viếng thăm đền thờ Nguyễn Trung Trực.
+ Đoàn dùng cơm trưa tại Nhà Hàng Cảnh Biển.

Báo cáo thực tập Tour Miền Tây Nam Bộ 2020

Trang 5


Chiều: Tiếp tục lộ trình đi Cà Mau, đồn tham quan:
• Chùa Monovongsa Bopharam – Kiến trúc phật giáo Nam Tơng Khmer
• Khu tưởng niệm Chủ Tịch Hồ Chí Minh - Lâm viên 19/5 sân chim Cà Mau
Tối: + Đoàn dùng cơm tối tại Nhà hàng – Khách sạn Ánh Nguyệt.
+ Nhận phòng, nghỉ ngơi. Tự do sinh hoạt.


NGÀY 05: CÀ MAU – ĐẤT MŨI – BẠC LIÊU (205km)
Sáng: Dùng điểm tâm tại khách sạn, sau đó khởi hành đi Năm Căn, xe đưa đoàn tiếp
tục chinh phục những cây số cuối cùng của đường Hồ Chí Minh tới mũi Cà Mau, du
khách đặt chân lên vùng đất cực Nam của Tổ Quốc, ngắm mũi Cà Mau, khu rừng
ngập mặn lớn thứ hai trên thế giới. Đồn chụp hình lưu niệm tại Cột Mốc Tọa Độ
Quốc Gia, Cột Cờ Tổ Quốc, cột mốc đường Hồ Chí Minh và pano biểu tượng mũi
Cà Mau.
+ Đoàn dùng bưa trưa tại Nhà Hàng Hồng Hơn.
Chiều: Đồn rời Cà Mau về Bạc Liêu, trên đường ghé thăm:
• Nhà thờ Tắc Sậy (Đạo Cơng Giáo) – Nơi an nghỉ cha Trương Bửu Diệp
• Điện gió Bạc Liêu
• Phật Bà Nam Hải – Điểm du lịch tâm linh mang màu sắc văn hóa phật giáo
Tối: + Đoàn di chuyển đến Nhà hàng – Khách sạn New Palace.
+ Dùng bữa tối tại Nhà hàng và nhận phòng, nghỉ ngơi.
NGÀY 06: BẠC LIÊU – SÓC TRĂNG – CẦN THƠ (110km)
Sáng: Đoàn dùng điểm tâm tại khách sạn, trả phịng, sau đó đi tham quan:
• Khu lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu – tác giả bài Dạ Cổ Hồi Lang.
• Nhà Cơng Tử Bạc Liêu – Gắn liền sự giàu có của dịng họ Trần Trinh.
• Chùa Dơi – Là nơi cư ngụ của các loài dơi chuột
• Chùa Som Rơng – Nét kiến trúc phật giáo Khmer
+ Đoàn dùng cơm trưa tại Nhà Hàng Ngọc Thu.
Chiều: Đoàn tiếp tục di chuyển về Cần Thơ.
+ Đoàn nhận phòng và nghỉ ngơi tại Khách sạn Tây Nam.
Tối: + Đồn tham gia chương trình Gala Dinner tổng kết hành trình thực tập Miền Tây
+ Nghỉ đêm tại Cần Thơ.

Báo cáo thực tập Tour Miền Tây Nam Bộ 2020

Trang 6



NGÀY 07: CẦN THƠ – MỸ THO - TP.HCM (170km)
Sáng: Dùng điểm tâm tại khách sạn, trả phịng. Sau đó khởi hành đi tham quan chợ
nổi Cái Răng – nét văn hóa đặc trưng của người dân Nam Bộ. Đồn tiếp tục di chuyển
về Mỹ Tho – Tiền Giang tham quan:
• Cồn Phụng – sự tích ơng Đạo Dừa người sáng lập ra đạo Dừa
• Cồn Thới Sơn – thưởng thức trà mật ong hoa nhãn – nghe đờn ca tài tử
• Chùa Vĩnh Tràng – Nét kiến trúc pha lẫn Á–Âu
+ Đoàn dùng cơm trưa tại Cồn Phụng.
Chiều: Đoàn khởi hành về lại thành phố Hồ Chí Minh

B. PHẦN NỘI DUNG
Báo cáo thực tập Tour Miền Tây Nam Bộ 2020

Trang 7


1. Lộ trình thực tập chi tiết
1.1. NGÀY 01: TP HCM – ĐỒNG THÁP – CHÂU ĐỐC
Cung đường: Đoàn khởi hành đi trên cao tốc Trung Lương, từ thành phố Hồ Chí
Minh qua Long An, rẽ vào quốc lộ 1A dừng chân dùng điểm tâm sáng tại Mekong
Reststop. Tiếp tục theo đường cao tốc Quốc Lộ 1A qua 2 con sơng quan trọng đó là
Sơng Vàm Cỏ Đơng và Sơng Vàm Cỏ Tây hướng về ngã ba An Thái Trung, rẽ vào
Quốc Lộ 30 hướng về Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Sau đó, theo Quốc Lộ
91, qua cầu Cao Lãnh, đến cầu Vàm Cống, hướng thẳng về Thành phố Châu Đốc, tỉnh
An Giang.
Thời gian:
05h30: Xe đón đồn tại Trường Đại Học Văn Hiến 613 Âu Cơ, khởi hành đi
Miền Tây. Từ Thành phố Hồ Chí Minh theo đường cao tốc Trung Lương.
07h30: Đoàn dừng chân dùng điểm tâm sáng tại Mekong Reststop.

10h00: Đến Cao Lãnh, đoàn viếng thăm và thắp hương tại di tích cụ phó bảng
Nguyễn Sinh Sắc – thân sinh chủ tịch Hồ Chí Minh.
12h00: Sau khi tham quan đền thờ ông bà chủ chợ Đỗ Cơng Tường xong đồn
dùng bữa trưa tại Nhà Hàng Mỹ Phước Thành.
13h00: Đoàn tiếp tục di chuyển qua cầu Cao Lãnh cây cầu do người Úc hỗ trợ
xây dựng nên, cầu bắt qua sông Tiền, Sang cầu Vàm Cống bắt qua sông Hậu. Vào
quốc lộ 91 về Châu Đốc sang cầu Cái Sắn đến viếng thăm Miếu bà Chúa Xứ, lăng
Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An
18h00: Đồn nhận phịng tại Nhà hàng – Khách sạn Bến Đá Núi Sam.
Dùng bữa tối tại Nhà hàng.
Tự do khám phá chợ đêm Châu Đốc.
1.1.1. Khái quát vị trí địa lý và tài nguyên du lịch của các địa phương đến
trong ngày 1
 Long An
Là tỉnh được xếp vào vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) nhưng
Long An nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ và có vị
trí địa lý:
+ Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Svay Rieng của
Campuchia.

Báo cáo thực tập Tour Miền Tây Nam Bộ 2020

Trang 8


+ Phía Nam và Tây Nam giáp 2 tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp.
+ Phía Đơng và Đơng Bắc giáp TP.HCM.
+ Phía Tây giáp tỉnh Prey Veng, Campuchia.
Tỉnh Long An nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo có nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và

tổng tích ơn cao, biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp, ơn hịa.
Tỉnh có 6 nhóm đất chính, nhưng phần lớn là dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp
chất hữu cơ, cấu tạo bở rời, tính chất cơ lý kém, nhiều vùng bị chua phèn và tích tụ
độc tố. Địa hình Long An bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt
với tổng chiều dài lên tới 8.912 km, sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây hợp thành
sông Vàm Cỏ, kênh Dương Văn Dương,… trong đó lớn nhất là sơng Vàm Cỏ Đơng.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số tồn tỉnh Long An đạt 1.688.547
người, có 28 dân tộc chiếm chủ yếu là Kinh, người Hoa, Khmer.. Tồn tỉnh Long An
có 11 Tơn giáo khác nhau chiếm nhiều nhất là đạo Cao Đài , Công giáo , Phật giáo,
Đạo Tin Lành….
Long An cịn có các lễ hội như lễ Kỳ Yên, lễ cầu mưa, lễ tống phong với nhiều
trò chơi dân gian như đua thuyền, kéo co, đánh vật, có khả năng thu hút được nhiều
khách du lịch. Các nghề thủ công truyền thống của tỉnh như nghề chạm gỗ (Cần Đước,
Bến Lức), nghề kim hoàn (Phước Vân), nghề đóng ghe (Cần Đước), nghề làm trống
(Tân Trụ),..
Long An có nhiều di tích lịch sử từ cổ tới kim, nổi bật là văn hố Ĩc Eo tại Đức
Hoà, đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức tại Tân An, Chùa Tôn Thạnh ở Cần Giuộc và Nhà
trăm cột tại Cần Đước. Hiện tỉnh có khaorng 186 di tích lịch sử, có 16 di tích được xếp
hạng di tích được xếp hàng di tích lịch sử cấp quốc gia và 63 di tích được xếp hạng
cấp tỉnh.
Các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Long An như: Công viên 7 kỳ quan thế giới,
Nhà cổ trăm cột, Làng nổi Tân Lập, Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười, Khu bảo
tồn đất ngập nước Láng Sen, Ngã tư lịch sử Đức Hồ, Khu di tích lịch sử Vàm Nhật
Tảo,….
Các đặc sản của tỉnh như: Gạo nàng thơm Chợ Đào, Bánh tét Long An, Dưa hấu
Long Trì, Canh chua cá chốt, Rượu đế Gò Đen, Thanh long Châu Thành, Đậu phộng
Đức Hòa, Mắm cịng Cần Giuộc, Thịt heo muối chua, Mắm tơm chà Cần Giuộc….

Báo cáo thực tập Tour Miền Tây Nam Bộ 2020


Trang 9


*Rượu đế gò đen: Một loại rượu được bày bán nhiều dọc hai bên đường, quốc lộ
1A, thuộc khu vực chợ Gò Đen, địa phận huyện Bến Lức. Sản phẩm này được xem
như là thứ đặc sản của miền Tây, có hương vị đậm đà. Rượu Gị Đen chính hiệu phải
được nấu bằng chính loại nếp trồng tại địa phương như nếp mỡ, nếp mù u, nếp hương,
nếp thổ địa, nếp than đen tuyền…Chọn nếp ngon nấu thành cơm nếp, để nguội rồi rắc
men vào để ủ. Các loại men thường dùng như men mài rễ thảo mộc, hoặc men bí
truyền được chế từ các loại thuốc bắc như quế khâu, quế chi, trần bì, đinh hương, đại
hồi, nhãn lồng và trầu hương…Cơm nếp trộn men ủ được ba đêm, tiếp tục rưới nước
vào và ủ thêm ba đêm trước khi đem nấu. Rượu được nấu qua phương pháp thủ cơng
gia đình. Sau đó đem chưng cất cho ra loại rượu có màu trắng trong, hoặc trắng đục có
nồng độ dưới 40. Ngồi ra, cịn loại rượu có màu nho chín, do nấu bằng loại nếp thang.
Các “đệ tử lưu linh” thường gọi rượu đế là “nước mắt quê hương”.
Cách nấu rượu truyền thống mất thời gian ủ men và nếp khoảng một tuần, đem
nấu lửa đượm mới chắt lọc cái tinh túy nhất của men nồng, nếp thơm có được mùi vị
đặc sắc của rượu Gò Đen.
*Cầu Tân An: Cầu dài 406 mét, bắc qua sông Vàm Cỏ Tây. Con sông bắt nguồn
từ Campuchia, gặp sông Vàm Cỏ Đông ở Cần Đước trước khi đổ ra biển. Phía tay trái
cầu vào khoảng 10 km trên sông Vàm Cỏ Tây, gần ngã ba gặp sông Vàm Cỏ Đông là
vàm Nhật Tảo. Trên Vàm Nhật Tảo này, ngày 10/12/1861, anh hùng Nguyễn Trung
Trực xuất thân làm nghề chài lưới đã chỉ huy đoàn nghĩa quân đốt cháy chiến hạm
Lorcha, thuộc đoàn tàu Esperance ( Đoàn tàu hi vọng), gây chấn động lớn cho thực
dân Pháp. Lần đầu tiên người Việt Nam đã đánh chìm tàu Pháp với trang thiết bị hiện
đại, làm núc lòng nghĩa quân.
 Đồng Tháp
Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm kẹp
giữa sơng Tiền và sơng Hậu, có đường biên giới quốc gia giáp với Campuchia với
chiều dài khoảng 50 km từ Hồng Ngự đến Tân Hồng, với 4 cửa khẩu là Thơng Bình,

Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước và có vị trí địa lý:
+ Phía Bắc giáp với tỉnh Prey Veng thuộc Campuchia.
+ Phía Nam giáp với tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ.
+ Phía Tây giáp với tỉnh An Giang.
+ Phía Đơng giáp với tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.

Báo cáo thực tập Tour Miền Tây Nam Bộ 2020

Trang 10


Địa hình Đồng Tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1–2 mét so với
mặt biển. Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới tồn
tỉnh, khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Đất đai tại tỉnh Đồng Tháp có thể chia làm 4 nhóm đất chính là đất phù sa, đất
phèn, đất xám, đất cát. Nguồn rừng tại Đồng Tháp chỉ còn quy mơ nhỏ, diện tích rừng
tràm cịn dưới 10.000 ha. Động vật, thực vật rừng rất đa dạng có rắn, rùa, cá, tơm, trăn,
cị, cồng cộc, đặc biệt là sếu cổ trụi.
Vì ở đầu nguồn sơng Cửu Long, có nguồn nước mặt khá dồi dào, nguồn nước
ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn, có nhiều vỉa nước ngầm ở các độ sâu khác nhau,
nguồn này hết sức dồi dào, mới chỉ khai thác, sử dụng phục vụ sinh hoạt đô thị và
nơng thơn, chưa đưa vào dùng cho cơng nghiệp.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Đồng Tháp đạt 1.599.504
người, có 21 dân tộc chiếm nhiều nhất là Kinh , người Hoa , người Khmer… có 12 tơn
giáo khác nhau nhiều nhất là Phật giáo Hịa Hảo , đạo Cao Đài , Phật giáo , Công
giáo , đạo Tin Lành , Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa,….
Đây cũng là nơi có những lễ hội đặc sắc, các làng nghề thủ cơng mang đậm chất
văn hóa dân gian trong đời sống văn hóa của miền q sơng nước như: Lễ hội Gị
Tháp, Lễ giỗ cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Lễ hội hoa Sa Đéc, Làng nghề dệt chiếu,
Nghề làm bột Sa Đéc, Làng nghề đan đát, Làng nghề dệt chồng,…

Đồng Tháp có nhiều điểm du lịch và di tích lịch sử, trong đó có 1 di tích quốc gia
đặc biệt là khu di tích gị tháp, có 12 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và 49 di tích
cấp tỉnh. Các địa điểm tham quan như khu di tích Gị Tháp, khu di tích Xẻo Quýt,
Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Đền thờ Thượng tướng Quận công Trần Văn
Năng, Vườn quốc gia Tràm Chim, Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, Vườn cò Tháp Mười, Làng
hoa cảnh Tân Quy Đông (Vườn hồng Sa Đéc)…
Các đặc sản của tỉnh như: Bánh phồng tôm Sa Giang, Nem Lai Vung, Hủ tiếu Sa
Đéc, Bánh xèo Cao Lãnh, Cá lóc nướng trui cuốn lá sen non, Lẩu mắm cá linh, Quýt
hồng Lai Vung, Chuột đồng Đồng Tháp, Rượu Sen, mứt chuối phồng,…
*Chiến Khu Xẻo Quít: Khu di tích lịch sử này thuộc hai xã Mỹ Hiệp và Mỹ
Long, huyện Cao Lãnh. Đây là khu rừng tràm ngập nước nguyên sinh, rộng khoảng 20
ha. Ngày xưa, nơi này là đồng trống hoang vu, kênh rạch chằng chịt, bưng trấp hiểm
trở. Từ những ngày đầu chống Mỹ, tỉnh ủy Kiến Phong (nay là Đồng Tháp) chọn nơi

Báo cáo thực tập Tour Miền Tây Nam Bộ 2020

Trang 11


này là căn cứ chiến lược, lãnh đạo nhân dân kháng chiến. Suốt cuộc kháng chiến
chống Mỹ cho đến ngày miền Nam giài phóng, khơng biết bao nhiêu B52 rải thảm
bom, đạn, pháo dội và những cuộc càn quét của địch vào căn cứ nhưng các chiến sĩ
vẫn bám đất, bám dân, bám chiến trường Xẻo Quít. Trong cuộc chiến đấu, các chiến sĩ
cách mạng ở căn cứ này luôn thực hiện phương châm: “ Đi không để dấu, nấu khơng
để khói, nói khơng để tiếng. Dù khổ cực vẫn vượt qua”. Người dân địa phương thường
gọi căn cứ Xẻo Qt là “Căn cứ của lịng dân”.
*Cầu Mỹ Thuận: Cầu được bắc qua sơng Tiền Giang, một nhánh sơng chính
của sơng chính của sơng Mê kong chảy qua Việt Nam, một tuyến đường thủy quốc tế.
Tại vị trí cầu Mỹ Thuận, sơng Tiền có chiều rộng hẹp khoảng 600 mét và độ sâu có nơi
lên đến 25 mét. Vào ngày 06/7/1997, phó thủ tướng Phan Văn Khải và ngài Alexander

Downer, bộ trưởng ngoại giao Australia đã đến tham dự lễ khởi cơng xây dựng cầu Mỹ
Thuận. Với tổng kinh phí là 90 triệu đơ la Úc và được hồn thành trong vịng 33 tháng,
chính thức thơng xe ngày 21/05/2000. Tồng chiều dài cầu Mỹ Thuận là 1.560 mét,
rộng 24 mét, chiều dài cầu cáp treo là 600 mét. Mặt cầu chính có cấu tạo bằng bê tơng
cốt thép, được treo bởi hệ thống cáp treo hai bên.Trụ tháp cầu chính cao 120 mét. Độ
cao thông thuyền là 37.5 mét. Tồng số dây cáp treo là 28 sợi, mỗi sợi cáp treo được tết
từ 22 đến 67 sợi cáp đơn có đường kính 15.7mm.
Cầu Mỹ Thuận là cơng trình tượng trưng cho nền công nghệ phát triển của thế
kỉ 21, là đỉnh cao của kĩ thuật và thẩm mỹ. Đây cũng là hình ảnh đẹp ở khu vực đổng
bằng Sơng Cửu Long trong công cuộc phát triển kinh tế khu vực và cả nước. Cơng
trình là niểm tự hào của dân tộc Việt Nam, có thể so ánh với những cơng trình xây
dựng tốt trên thế giới.
*Chùa Bà Sa Đéc: Chùa Bà có trên một thế kỉ nay, do nhóm người Hoa ở tỉnh
Phúc Kiến, sau khi định cư tại Sa Đéc đã chung góp để xây dựng ngơi chùa thờ Bà.
Chùa có kiến trúc theo kiểu chữ Thiên, mái ngói âm dương, tường cao cổ, khang trang.
Nơi chánh điện thờ Bà Thiên Hậu Ngươn Quân (Thiên Hậu Thánh Mẫu ), sắc phong
nhà Thanh - Trung Quốc. Bà có cơng cứu độ những người di ghe, thuyền ngoài biển.
Người Trung Hoa tôn sùng Bà như vị cứu tinh của họ. Bên phải chánh điện thờ bà Kim
Huệ, mẹ của Thiên Hậu Thánh Mẫu và bên trái thờ ông Địa và ông Thổ. Ngồi ra, ở
ngơi chùa này cịn thờ Phật Di Đà, Quan Thánh Đế Quan và Quan Thế Âm Bồ Tát.
 An Giang

Báo cáo thực tập Tour Miền Tây Nam Bộ 2020

Trang 12


Tỉnh An Giang có diện tích 3.536,7 km², bằng 1,03% diện tích cả nước và đứng
thứ 4 so với 13 tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long, có vị trí địa lý:
+ Phía Đơng giáp tỉnh Đồng Tháp

+ Phía Bắc và Tây Bắc giáp hai tỉnh Kandal và Takéo của Campuchia với đường
biên giới dài gần 104 km
+ Phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang
+ Phía Nam giáp thành phố Cần Thơ
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt gồm mùa
mưa và mùa khơ, có nguồn nước mặt và nước ngầm rất dồi dào. Là tỉnh đầu nguồn
sơng Cửu Long, có hệ thống giao thơng thủy, bộ thuận tiện. Giao thơng chính của tỉnh
là một phần của mạng lưới giao thông liên vùng quan trọng của quốc gia và quốc tế, có
cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, Vĩnh Xương – Tân Châu và Long Bình – An Phú.
Về đất đai và thổ nhưỡng, An Giang có 6 nhóm chính, trong đó chủ yếu là
nhóm đất phù sa, nhóm đất phù sa, nhóm đất phát triển tại chỗ và đất phù sa cổ, còn lại
là đất phèn và các nhóm khác.
Trên địa bàn tồn tỉnh có trên 583 ha rừng tự nhiên thuộc loại rừng ẩm nhiệt
đới, đa số là cây lá rộng, với 154 loài cây quý hiếm thuộc 54 họ, ngoài ra cịn có 3.800
ha rừng tràm. Động vật rừng An Giang cũng khá phong phú và có nhiều loại q hiếm.
Ngồi ra, An Giang cịn có tài ngun khống sản khá phong phú, với trữ lượng khá đá
granít trên 7 tỷ m3, đá cát kết 400 triệu m3, cao lanh 2,5 triệu tấn, than bùn 16,4 triệu
tấn, vỏ sò 30 – 40 triệu m3, và cịn có các loại puzolan, fenspat, bentonite, cát sỏi,…
An Giang là tỉnh có dân số đơng nhất ở vùng Đồng bằng sơng Cửu Long, tính
đến ngày 9 tháng 8 năm 2019, dân số toàn tỉnh An Giang là 2.164.200 người. Ba dân
tộc chiếm số lượng lớn nhất ở tỉnh này là Khmer, Chăm và Hoa. Về tơn giáo, An
Giang hiện có 9 tơn giáo được Nhà nước cơng nhận, gồm: Phật giáo Việt Nam, Phật
giáo Hịa Hảo, Cao Đài, Công giáo, Tin Lành, Tịnh Độ Cư sĩ, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hồi
giáo, Bửu Sơn Kỳ Hương.
An Giang là một trong 10 vùng du lịch trọng điểm quốc gia có một số thắng
cảnh tiêu biểu như: Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An,
Chùa Phước Điền, Thất Sơn (Bảy Núi), Chùa An Hịa Tự, Tổ Đình Đức Giáo Chủ,
Rừng tràm Trà Sư, Búng Bình Thiên, Khu Di tích văn hố Ĩc Eo ở xã Ba Thê,…
Đặc sản ẩm thực ở nơi đây cũng đầy sức hấp dẫn như: gỏi sầu đâu, cà na đập,


Báo cáo thực tập Tour Miền Tây Nam Bộ 2020

Trang 13


cốm dẹp, bò cạp Bảy Núi, lẩu mắm Châu Đốc, bánh tằm bì Tân Châu, Bánh bị thốt
nốt,….
*Đạo Hịa Hảo: Là một tôn giáo mới ra đời và phát triển trong lịng dân tộc Việt
Nam, có nguồn gốc từ Phật giáo và được thành lập từ năm 1939. Tên của tôn giáo
được lấy từ tên quê hương của vị giáo chủ - làng Hòa Hảo, huyện Phú Tân, tỉnh An
Giang. Giáo chủ là Huỳnh Phú Sổ, sáng lập ra tôn giáo này khi ơng mới 21 tuổi. Hịa
Hảo - tên của tơn giáo nói lên mục đích chủ trương của đạo, nói lên khát vọng của một
đạo giáo đã tiếp nhận được một trong những tinh hoa của giáo lí nhà Phật là sự hòa
hợp.Hòa là hướng tới sự hòa thuận, có mối quan hệ tốt đẹp, thân thiết, biết tha thứ và
nhường nhịn, cũng có nghĩa là hội nhập. Có hịa hợp mới mang lại sự tốt đẹp, sự hảo.
Hảo là sự tốt lành, biết tha thứ và giúp đỡ lẫn nhau. Hai từ “Hòa” và “Hảo” đều mang
ý nghĩa tốt đẹp, mag tinh thần nhập thế, cứu đời.
Phật giáo Hịa Hảo thờ Phật, nhưng khơng dùng ảnh, tượng để thờ, mà chỉ lập
bàn thờ như bàn thờ Phật, bàn thờ ơng bà và bàn thờ Thơng thiên. Tín đồ Phật giáo
Hịa hảo hành lễ trong gia đình chỉ lạy đức Phật, tổ tiên ông bà cha mẹ và các vị anh
hùng dân tộc mỗi ngày hai lần: sáng từ 4-5 giờ, chiều từ 18-19 giờ. Sự lễ lạy mỗi ngày
là hình thức tưởng nhớ, biết ơn, hiếu kính đến những người đã khuất.
Triết lí của đạo Hịa Hảo mang lí tưởng từ bi, bác ái, đại đồng và luật nhân quả
của nhà Phật. Tín đồ theo đạo khơng sử dụng thịt, cá cúng Phật mà cúng bằng nước
lạnh, nhang, đèn, hoa. Hoa tượng trưng cho sự thanh khiết, nước tượng trưng cho sự
trong sạch, hương thơm của nhang thanh tẩy những điều ô uế. Khi hành lễ, nếu có
nhang thì tốt, khơng có nhanh thì chỉ cầu nguyện cũng được, miễn có lịng thành
hướng tâm lên Phật. Và cũng không dùng tiền giấy, vàng bạc, phướn xá… để cúng.
Tín đồ Phật giáo Hịa Hảo ăn chay bốn ngày trong tháng: 14,15,29,30 âm lịch. Việc
giữ chay bốn ngày trong tháng có ý nghĩa nguyện cầu như: tín đồ ăn chay ngày 14 âm

lịch cầu bình an cho tổ quốc, ăn chay ngày rằm tưởng nhớ Đức Phật, ăn chay ngày 29
âm lịch đề cầu nguyện cho đồng bào nhân loại, ăn chay ngày 30 hoặc mồng một để
cầu cho việc tu sửa bản thân.
Mặc dù là một tôn giáo mới được thành lập, nhưng đạo Hòa Hảo đã tiếp nhận
nhiều tín đồ. Hiện nay, có trên một triệu người theo đạo Hòa Hảo, chủ yếu ở các miền
Tây Nam bộ và một số tín đồ rải rác ở các tỉnh thuộc miền Nam Trung bộ.
*Cù Lao Ông Hổ - Nhà lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng: Cù lao ông Hổ là

Báo cáo thực tập Tour Miền Tây Nam Bộ 2020

Trang 14


quê hương của chủ tịch Tôn Đức Thắng, thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long
Xuyên, An Giang. Xưa kia, nơi đây là vùng có nhiều lau sậy, nơi cư ngụ của hổ. Sau
nhiều năm phù sa sông Hậu bồi đắp, người dân tập trung khẩn hoang lập ấp, nhưng
vẫn quen gọi tên là cù lao ông Hổ cho đến ngày nay. Trên cù lao có ngơi nhà gỗ, do
ơng Tôn Văn Đề là thân sinh của bác Tôn xây dựng từ năm 1887. Đây là nơi lưu trữ
những kỉ niệm về Chủ tịch Tôn Đức Thắng, trong khuôn viên vườn trái cây ăn trái.
Nhà được cất theo kiểu kiến trúc chữ quốc, nhà xưa gồm ba gian hai chái. Mái lợp
ngói trại ống. Cột nhà làm bằng gỗ tràm, sàn lót bằng ván thau lau. Hiện nay, ngơi nhà
vẫn cịn ở ngun chỗ cũ. Ơng Tơn Đức Nhung là em trai bác tôn đã sửa chữa ngôi
nhà, trông nom và bảo quản làm nơi thờ phụng tổ tiên. Nhân dịp kỉ niệm 110 năm
ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Bộ văn hóa-thơng tin đã ra quyết định cơng nhận
ngơi nhà cổ kính này là di tích lịch sử quốc gia. Phía sau ngơi nhà có hai ngơi mộ của
ông Tôn Văn Đề và bà Nguyễn Thị Dị. Hai bụi tre gai do thân sinh bác Tôn trồng vẫn
được chăm sóc, bảo quản cho đến ngày nay.
*Núi Sam: Núi Sam gắn liền với vùng Bảy Núi, nơi địa đầu biên giới Tây Nam
nước ta. Nơi đây từng nổi tiếng là huyền bí bởi tính chất địa lí núi cao, sông sâu và là
nơi tập trung nhiều núi nhất miền nam cũng là nơi phát tích của các tơn giáo đặc trưng

địa phương như Bửu Sơn Kỳ Hương, Hòa Hảo,.. Núi có chiều cao khoảng 284 mét,
nằm giữa cánh đồng thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, An Giang. Núi Sam còn được
gọi là Học Lãnh Sơn (nghĩa là núi con sam). Núi có dáng dấp như một con sam đang
nằm phơi mình trên cánh đồng mênh mơng. Núi thấp, có nhiều đường mịn, nhiều lối
lên xuống và có cả đường nhựa trải đá cho xe chạy vòng quanh lên tận đỉnh núi. Núi
có ít cây cổ thụ. Có hơn 200 ngôi đền, chùa miếu nằm rải rác từ chân núi lên đỉnh núi.
Nhiều ngôi chùa xây dựng cách đây gần 200 năm. Trên đỉnh núi có di tích, nơi ngày
xưa bà ngự trước khi được thỉnh về miếu và pháo đài do Pháp xây dựng. Bệ đá Bà
ngồi vẫn còn tồn tại đến ngày nay và được bảo vệ như một chứng tích.
Núi Sam là một cảnh đẹp thiên nhiên ban tặng cho vùng đồng bằng sông Cửu
Long. Núi Sam cịn gắn liền với nhiều di tích lịch sử in đậm dấu chân Nam tiến trong
cuộc khẩn hoang, lập ấp của dân tộc. Dưới chân núi có lăng Thoại Ngọc Hầu, vườn
Tao Ngộ, miếu Bà, chùa Tây An, chùa Hang,.. có nhiều truyền thuyết linh hiển ăn sâu
vào đời sống tâm linh của người dân, tạo nên một khu du lịch nổi tiếng của vùng Nam
bộ.

Báo cáo thực tập Tour Miền Tây Nam Bộ 2020

Trang 15


1.1.2. Các điểm tham quan trong ngày 1
Di tích cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929) tên thật là Nguyễn Sinh Huy, ông là
một nhà nho yêu nước và là thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 1910, ơng bị
cắt chức vì đã giúp đỡ những người nghèo thiếu thuế, trốn thuế bị tù và trừng trị bọn
cường hào. Năm 1917 và nhiều năm sau đó ơng thường lui tới Cao Lãnh. Đến năm
1927, ông về sống tại Cao Lãnh làm nghề hốt thuốc và trị bệnh. Dưới danh nghĩa là
thầy thuốc Đông y, cụ đã giác ngộ cách mạng cho nhiều người và sống một cuộc đời
thanh bạch cho đến khi ông qua đời.

Sau khi ông mất tại Cao Lãnh, người dân cảm phục trước tấm lịng u nước,
thương dân của ơng nên người dân đã góp tiền mua đất an táng ông tại miếu Trời Sanh
và giữ gìn qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, kiến quyết không cho địch phá
hoặc dời đi. Sau đó chính quyền địa phương và nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức
xây dựng lại phần mộ của ơng để tỏ lịng biết ơn, tơn kính và cơng trình được khánh
thành vào ngày 31/12/1977, trên một khuôn viên rộng gần bốn ha
Quần thể di tích gồm hai khu vực: khu lăng mộ cụ phó bảng và khu nhà sàn Bác
Hồ. Lăng mộ của ông được ốp bằng đá hoa cương. Núm mộ hình chữ nhật màu xám
tro, yên vị trên nền mộ bằng đá mài trắng, hình lục giác khơng đều mở rộng dần ra hai
bên và phía trước. Vịm mộ hướng về phía Đơng, thiết kế như hình cánh sen, trang trí
chin đầu rồng cách điệu đậm nét dân gian, che chở, bảo vệ ngơi mộ. Chín đầu rồng
tượng trưng cho chin dịng sông của đồng bằng sông Cửu long, kiểu dáng kiến trúc nói
lên rằng ngày xưa cho đến ngày nay nhân dân đồng bằng sơng Cửu Long nói chung và
người dân Đồng Tháp nói riêng ln che chở, bảo vệ khi ông từ quê hương Nghệ An
đến vùng đất mới này.
Khu nhà sàn Bác Hồ và ao sen Đồng Tháp được khánh thành ngày 19/05/1990,
nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác Hồ. Đặc biệt, tại đây có cây khế gần 300
tuổi và cây sộp hơn 300 tuổi. Cách vòm mộ 25m về phía trước là hồ sen hình ngơi sao
năm cánh, giữa hồ sừng sững một đài sen trắng cách điệu cao 6.5m tượng trưng cho
cuộc đời thanh bạch, lương tâm trong sạch của ông và cũng là biểu tượng cho quê
hương Đồng Tháp luôn yêu quý ông. Vào ngày 09/04/1992 di tích này được xếp hạng
di tích cấp quốc gia. Hằng năm, vào ngày 27/10 âm lịch nhân dân tụ hội về đây tổ
chức lễ giỗ cụ trong khơng khí trang nghiêm.

Báo cáo thực tập Tour Miền Tây Nam Bộ 2020

Trang 16


Đền thờ ông bà chủ chợ Đỗ Công Tường

Cụ Đỗ Cơng Tường tục danh là Lãnh, là người có cơng lập chợ và có cơng cứu
giúp dân lúc bệnh tả hồnh hành đầu thế kỷ 19. Sau khi mất, ơng được người dân lập
đền thờ, được vua nhà Nguyễn phong là Thành hồng, và tên ơng từ lâu cũng đã trở
thành địa danh, đó là Cao Lãnh, hiện trực thuộc tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam. Không rõ
quê quán Đỗ Công Tường ở đâu, chỉ biết ông và vợ từ miền Trung vào lập nghiệp tại
làng Mỹ Trà (thời Minh Mạng làng này thuộc huyện Kiến Phong, phủ Kiến Tường,
tỉnh Định Tường, nay thuộc phường 2, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) vào
khoảng năm 1817, dưới triều vua Gia Long.
Sau mấy năm chăm chỉ khai hoang và ươm trồng, gia cư ơng dần khắm khá nhờ
có nguồn thu từ vườn quýt. Vườn quýt của ông bà rộng, mát mẻ, lại ở nơi thuận cả
đường sông và đường bộ nên người dân xa gần thường tụ tập đến đây để đổi chác, mua
bán.
Thấy vậy, ông bỏ tiền ra dựng lên những lều quán bằng cây lá, để có chổ cho
người mua bán tránh mưa nắng. Lần hồi các hiệu buôn bên chợ Hòa Thành (tức Hòa
An bây giờ) cũng dời qua, làm cho nơi đấy ngày càng thêm tấp nập, và cái tên chợ
Vườn Qt có từ khi ấy.
Và cũng vì hay giúp đỡ người nghèo, cộng thêm tính tình cương trực, nên ông
được dân làng cảm phục, cử làm chức Câu đương, để lo việc phân xử những việc kiện
cáo nhỏ tại địa phương.
Năm 1820, nạn dịch tả bỗng dưng hoành hành rất dữ. Dân chúng trong vùng bị
bệnh chết rất nhiều, đâu đâu cũng vắng vẻ, ảm đạm, và tiếng mõ kêu cứu cứ một lát lại
thúc lên từng hồi.
Động lịng trắc ẩn, một mặt ơng bà Đỗ Cơng Tường tìm thuốc hay thầy giỏi về
chạy chữa, một mặt ông bà ăn chay lập bàn cầu nguyện xin được chết thay cho dân, vì
lúc bấy giờ khơng ít người có quan niệm rằng bệnh tật này là do trời đất, thần thánh
quở phạt.
Cầu nguyện và chay lạt từ ngày mồng 6 đến mồng 9, thì bà lâm bệnh dịch và qua
đời khoảng 10 giờ đêm hơm đó. Đang lo việc tẩm liệm cho vợ, thì ơng cũng tắt thở lúc
3 giờ rạng sáng hôm sau, tức ngày mồng 10, vì căn bệnh vừa kể. Tương truyền, chơn
cất ơng bà xong thì bệnh dịch liền nhanh chóng chấm dứt, cuộc sống dân làng lần hồi

trở lại như xưa.

Báo cáo thực tập Tour Miền Tây Nam Bộ 2020

Trang 17


Thương ơng bà Đỗ Cơng Tường khơng con, khơng có ai thờ phụng, và cũng vì
tưởng nhớ cơng ơn của người đã khuất, người dân lập đã tự nguyện góp cơng góp của
dựng lên một đền thờ kề bên hai ngôi mộ của ông bà, và lấy ngày mồng 8 đến mồng
10 tháng 6 (âm lịch) hàng năm làm ngày lễ giỗ.
Kể từ khi thành lập (1820), trải qua nhiều lần tôn tạo và trùng tu, ngôi đền đơn sơ
xưa nay đã là một cơng trình cổ kính, trang nghiêm và đẹp đẽ, hiện tọa lạc trên đường
Lê Lợi thuộc phường 2, thành phố Cao Lãnh. Ngày 20 tháng 4 năm 2001, đền thờ
được cơng nhận là Di tích cấp tỉnh, thành phố. Tương truyền, ông bà Đỗ Công Tường
thường tỏ ra linh ứng, nên lúc nào trong đền cũng có người đến cầu xin ơng bà ban cho
những điều tốt lành. Và để tỏ lịng tơn kính, người ta không gọi tên thật nữa mà chỉ gọi
là ông bà ông bà Đỗ Công Tường là Ông Chủ Bà Chủ chợ Cao Lãnh, hay gọi ngắn là
Ông Chủ Bà Chủ.
Miếu bà Chúa Xứ
Miếu bà chúa xứ tọa lạc trong khu du lịch núi Sam thuộc thị xã Châu Đốc, An
Giang. Tổng diện tích của miếu khoảng 3000m2. Miếu được dựng vào đầu thế kỉ 19,
bằng tre lá. Nơi đây có hai truyền thuyết trong việc hình thành miếu bà: thứ nhất, xuất
phát từ niềm tin vào sự linh thiêng của Bà nên nhân dân lập miếu để cúng bái, thờ Bà.
Thứ hai, miếu bà do Thoại Ngọc Hầu tổ chức xây dựng theo lời trăn trối của vợ ông bà
Châu Thị Tế.
Năm 1972, ngôi miếu được xây dựng trùng tu lớn và hồn thành vào năm 1976.
Miếu bà có lối kiến trúc chữ quốc dạng khối tháp, trông như đài sen nở, mái cong tam
cấp. Trước cửa lối vào chánh điện có hai con sư tử được tạc bằng đá hoa cương, trong
thế ngồi canh giữ. Đối diện là khu trưng bày với hàng ngàn hiện vật của khách hành

hương dâng cúng như áo, mão, vàng,.. Chánh điện thoáng rộng, tượng bà được đặt uy
nghi ở giữa, có đơi hạc trắng đứng đầu hai bên. Bên trái là bàn thờ cậu có Linga, bên
phải là bàn thờ cơ
Các giai thoại kể rằng: Ngày xưa vùng Châu Đốc – An Giang là miền đất hoang
vu, đất rộng người thưa, quân Xiêm thường sang quấy phá. Khi phát hiện tượng Bà
trên đỉnh núi, chúng nổi lòng tham cướp pho tượng mang đi, nhưng mang xuống đên
giữa chân núi thì đánh rơi và không thể nhấc lên được, chúng tức giận đập phá, làm
gãy cánh tay bên trái của tượng Bà. Khi Thoại Ngọc Hầu về trấn giữ vùng đất này, ông
cho khẩn hoang lập ấp. Người dân phát hiện tượng bà trên núi và về trình với ơng sau

Báo cáo thực tập Tour Miền Tây Nam Bộ 2020

Trang 18


đó ơng cho người mang pho tượng xuống núi để thờ phụng, nhưng họ khơng thể mang
xuống núi được vì q nặng.
Sau đó có một cơ gái đồng trinh lên đồng tự xưng là Chúa Xứ Thánh Mẫu và kêu
phải có chin cơ gái đồng trinh, tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc đẹp để lên núi thỉnh Bà. Khi
xuống đến chân núi thì chin cơ gái này khơng thể tiếp tục mang tượng Bà đi nữa,
người ta nghĩ rằng Bà muốn chọn nơi này để ngự, nên dựng miếu thờ Bà tại đây.
Một câu hỏi được đặt ra, tại sao tượng Bà được đặt trên đỉnh núi khi quân Xiêm
phát hiện, mà không phải ở khu vực đồng bằng? Theo các nhà khoa học, núi Sam và
vùng Bảy Núi là một vùng nước mênh mông. Sau nguyên đại tạo sơn, do sức ép của
các dòng đối lưu ở ruột trái đất tác động lên. Chất trầm tích được dựng lên và đẩy
thành núi. Như vậy có thể suy đốn tượng Bà được đặt lên núi Sam vào giữa thời kỳ
tạo sơn cách đây mấy ngàn năm
Tượng bà cao 1.65 mét, với dáng ngồi nghỉ ngơi. Theo nhà khảo cổ học người
Pháp là Malleret cho biết, tượng bà thuộc loại tượng thần Visnu, được tạc bằng một
loại nham trầm tích vào khoảng cuối thế kỷ thứ 6.

Lễ Hội miếu bà Chúa Xứ được tổ chức lớn vào các ngày tháng tư âm lịch. Khách
hành hương khắp nơi tập trung về rất đơng. Trong những ngày chính của lễ hội thường
có các loại hình nghệ thuật như múa bóng, hát bội,.. Ngồi ra, có phần nghi thức tắm
Bà vào đêm 23/4 âm lịch, sau khi tắm, dùng trang phục mới để mặc cho Bà, nghi thức
này đã tồn tại hàng trăm năm nay. Miếu bà Chúa Xứ tồn tại gần 200 năm, kết hợp cùng
với các di tích khác ở núi Sam làm nên một khu du lịch nổi tiếng của vùng An Giang.
Hiện nay, miếu Bà Chúa Xứ đã được bộ Văn Hóa – Thơng tin cơng nhận là di tích lịch
sử cấp quốc gia.
Lăng Thoại Ngọc Hầu
Thoại Ngọc Hầu có tên thật là Nguyễn Văn Thoại, ông là một vị tướng nổi tiếng
ở triều Nguyễn được triều đình cử đi khai phá và trấn giữ vùng đất An Giang. Ông sinh
25/11/1761 tại Diên Phước, tỉnh Quảng nam và được phong tước Ngọc Hầu.
Nói về cơng lao của ơng thì đối với vùng đất An Giang cũng như của cả vùng
Nam Bộ thì vơ cùng to lớn. Nhưng cơng lao to lớn nhất của ông đối với vùng đất này
là đã tổ chức đào hai kênh chiến lược là Thoại Hà (con kênh có bề ngang 20 tầm –
chừng 51m, dài 31.744m) và kênh Vĩnh Tế dài hơn 90km. Bằng tay và công cụ lao

Báo cáo thực tập Tour Miền Tây Nam Bộ 2020

Trang 19


động thơ sơ. Sau khi việc đào kênh hồn tất, Thoại Ngọc Hầu cho vẽ bản đồ trình triều
đình Huế, được vua rất khen ngợi, ban sắc chỉ cho lấy tên người mà đặt cho tên kênh
là Thoại Hà (kênh Thoại) và lấy tên vợ chính của ơng là Vĩnh Tế đặt cho kênh Vĩnh
Tế. Để đánh dấu những công trình trên ơng cịn cho dựng bia làm kỷ niệm: bia Thoại
Sơn, Vĩnh Tế Sơn. Đồng thời trước ngày dựng bia, ơng cịn cho nhiều người đi dọc hai
bờ kênh, từ Châu Đốc đến Hà Tiên tìm hài cốt những dân binh tử nạn trong công cuộc
đào kênh, mang về cải táng hai bên tả và hữu khuôn lăng.
Lăng Thoại Ngọc Hầu là một cơng trình đồ sộ, kiến trúc nghệ thuật đẹp cổ kính,

tọa lạc tại chân núi trong cụm di tích núi Sam, thuộc thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Lăng được xây dựng và hoàn thành vào cuối những năm 1820, do chính ơng đứng ra
chỉ huy thi cơng
Tồn khu lăng mộ là một kiến trúc hài hòa, duyên dáng được bao bọc xung quanh
bởi một bức tường dày và các bậc thang xây dựng bằng đá ong. Khu chính giữa là mộ
của ơng nằm giữa mộ hai phu nhân cùng đền thờ. Hai bên là hai dãy mộ vô danh, họ là
những người theo ông khai hoang, lập ấp, xây dựng những cơng trình như kênh Vĩnh
Tế,.. Sau phần mộ của Thoại Ngọc Hầu có tấm bia Vĩnh Tế Sơn được làm bằng đá sa
thạch, khắc 730 chữ, được dựng từ năm 1824.
Chùa Phật Thầy Tân An
Xứ Châu Đốc – An Giang nổi tiếng là vùng đất có nhiều ngơi chùa đẹp và linh
thiêng. Trong đó không thể không nhắc đến Chùa Tây An. Chùa Tây An còn được gọi
là Tây An Cổ Tự – là một ngôi chùa Phật giáo, thuộc phái Bắc Tông tọa lạc tại ngã ba,
dưới chân núi Sam thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đặc
biệt hơn, chùa còn là biểu tượng lịch sử cho sự giao lưu kiến trúc giữa Việt Nam và Ấn
Độ.
Có nhiều ý kiến khác nhau để giải thích về tên “Tây An”. Có ý kiến cho rằng Tây
An là ngơi chùa ở phía Tây thành An Giang. Một số khác cho rằng Tây An là thể hiện
các yếu tố tạo nên chùa như vật liệu từ Trấn tây, Tây Thành và xây dựng trên đất An
Giang. Vài ý kiến cho rằng Tây An là cầu mong bình an cho miền Tây Nam đất nước,
với ước muốn vùng đất mới được khai phá từ nay sẽ an cư lạc nghiệp lâu dài.
Ngôi chùa Tây An được xây dựng trên nền cao, thoáng rộng trong khn viên có
diện tích 15.000m2 . Tổng thể cơng trình kiến trúc chùa Tây An được xây dựng theo
lối kiến trúc nghệ thuật cổ xưa của Việt Nam kết hợp cùng với kiến trúc độc đáo của

Báo cáo thực tập Tour Miền Tây Nam Bộ 2020

Trang 20



Ấn Độ theo phong cách Nam Bộ.
Toàn bộ chùa được xây dựng bằng gạch ngói và xi măng, trải qua những biến đổi
thời gian chùa vẫn giữ nguyên được nét đẹp từ thuở mới được trùng tu. Phía sau là Núi
Sam như bức bình phong làm nổi bật ngơi chùa với một màu xanh thẫm. Điểm nhấn
ấn tượng nhất của chùa là 3 ngơi cổ lầu nóc trịn hình củ hành, màu sắc sặc sỡ nhưng
hài hòa.
Giống như hầu hết các ngơi chùa, cơng trình kiến trúc đầu tiên chính là khu vực
cổng tam quan. Cổng tam quan được chia làm 3 cửa, cửa ở giữa của cổng tam quan là
nơi thờ tụng tượng phật Quan Âm Thị Kính bồng con của Thị Mầu, 2 bên là 2 biển ghi
tên của chùa là “Tây An cổ tự”.
Khuôn viên của chùa được xây dựng rất rộng rãi và thoáng mát với nhiều cây
xanh. Vừa bước vào bên trong khuôn viên du khách sẽ nhìn thấy một cột cờ rất cao –
khoảng chừng 16m. Cùng với đó là hình ảnh 2 chú voi, 1 chú voi trắng 6 ngà và một
chú voi đen 2 ngà. Voi trắng chính là điềm báo hạ sinh thái tử Sĩ Đạt Ta (chính là đức
phật Thích Ca), voi đen là chú voi ngự có tên gọi là Ơ Long – có cơng giúp triều đình
đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Ngay bậc thang chùa có đúc bạch tượng và hắc tượng, vai có đắp nổi hai vị thần
tiên ngồi bên trên mặt trăng lưỡi liềm, hai bên là hai hành lang, phân biệt cho tín đồ
nam nữ. Phía sau của khuôn viên chùa được xây dựng rất nhiều mộ tháp với kiến trúc
vô cùng độc đáo. Được chú ý nhất là khu mộ của ngài Minh Huyên – ngài chính là
Phật thầy Tây An. Hàng năm, cứ vào ngày 12/08 âm lịch, hàng ngàn người dân và các
tăng ni phật tử trong và ngoài vùng lại đến đây khấn bái rất đông.
Khu vực chánh điện là khu nhà rộng và được xây dựng ở chính giữa trong thửa
đất của chùa. Ngơi chính điện được xây dựng lớn với 2 tầng mái cong vút. Khác với
những ngôi chùa cổ ở miền Bắc, phần mái ngói lợp bằng ngói vảy cá, mái ngói của
chùa Tây An được lợp là ngói đại ống. Toàn bộ những cột chống được làm bằng những
cột gỗ lớn, sàn nhà được lát bằng gạch đá hoa. Hai bên của khu vực chánh điện là khu
lầu chiêng và khu lầu trống được thiết kế theo lối kiến trúc hình tứ giác. Trên đỉnh của
điện được trang trí hình ảnh tứ linh: long, lân, quy, phượng vơ cùng độc đáo. Từ trên
cao, có thể thấy tồn cảnh khu di tích chùa Tây An như một con chim phượng hoàng

đang vỗ cánh tung bay.
Chùa theo phái Đại thừa, có tới 11.270 tượng lớn nhỏ đặt khắp nơi trong chùa.

Báo cáo thực tập Tour Miền Tây Nam Bộ 2020

Trang 21


×