Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Tìm hiểu ảnh hưởng của các loại giá thể gốm kỹ thuật và phân chậm tan đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng của cây hoa cúc (chrysanthemum sp ) và cây rau húng bạc hà (mentha arvensis l ) tại gia lâm, hà n

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

SOUKSAKHONE PHETTHAVONGSY

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GIÁ THỂ GỐM
KỸ THUẬT VÀ PHÂN CHẬM TAN ĐẾN SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CÂY HOA CÚC
(Chrysanthemum sp.) VÀ CÂY RAU HÚNG BẠC HÀ
(Mentha arvensis L.) TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

SOUKSAKHONE PHETTHAVONGSY

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GIÁ THỂ GỐM
KỸ THUẬT VÀ PHÂN CHẬM TAN ĐẾN SINH TRƯỞNG,


PHÁT TRIỂN VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CÂY HOA CÚC
(Chrysanthemum sp.) VÀ CÂY RAU HÚNG BẠC HÀ
(Mentha arvensis L.) TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THẾ HÙNG

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng,số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào cả.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

SOUKSAKHONE PHETTHAVONGSY

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Học viện Nông
nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các thầy cô giáo Khoa Nông học đã truyền đạt
cho tôi những kiến thức chuyên ngành trong suốt quá trình học tập và thực tập

tốt nghiệp vừa qua. Đây là những kiến thức tạo cơ sở cho tôi ứng dụng và
phát huy trong sự nghiệp chuyên môn của tơi sau này.
Với lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn
Thế Hùng giảng viên bộ môn Cây lương thực, Khoa Nông học - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tơi trong suốt
q trình thực tập và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin tỏ lịng biết ơn tới các kỹ sư trên bộ môn Cây lương thực - Khoa
Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện cho tôi
thực hiện tốt đề tài nghiên cứu của mình.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã động
viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường cũng như q trình
thực tập và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng năm 2015

Tác giả luận văn

SOUKSAKHONE PHETTHAVONGSY

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. vi

DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ x
DANH MỤC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ................................................... xi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1.

Đặt vấn đề.................................................................................................................. 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 3

3.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................... 3

3.1.

Ý nghĩa khoa học của đề tài .......................................................................... 3

3.2.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài........................................................................... 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................. 4
1.1.

Các kết quả nghiên cứu về giá thể trồng cây............................................................ 4

1.1.1. Một số kết quả nghiên cứu về giá thể trồng cây ............................................ 4
1.1.2. Các kết quả nghiên cứu sử dụng giá thể gốm kỹ thuật trồng cây ................... 8

1.2.

Một số kết quả nghiên cứu về phân bón................................................................. 13

1.3.

Giới thiệu chung về cây hoa cúc............................................................................. 18

1.3.1. Nguốn gốc, vị trí, phân loại và giá trị kinh tế .............................................. 18
1.3.2. Một số đặc điểm thực vật học của cây hoa cúc ............................................ 18
1.3.3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa cúc ........................................................... 20
1.3.4. Yêu cầu chất dinh dưỡng của cây hoa cúc ................................................... 21
1.3.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa cúc ........................................................ 22
1.4.

Giới thiệu chung về cây rau húng bạc hà ............................................................... 24

1.4.1. Nguốn gốc, vị trí, phân loại, giá trị kinh tế và giá trị sử dụng ...................... 24
1.4.2. Một số đặc điểm thực vật học của cây rau húng bạc hà ............................... 26
1.4.3. Các thời kỳ sinh trưởng của cây rau húng bạc hà ........................................ 26
1.4.4. Yêu cầu ngoại cảnh của cây rau húng bạc hà .............................................. 27
1.4.5. Yêu cầu đất và chất dinh dưỡng của cây rau húng bạc hà ............................ 28

iii


Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 29
2.1.

Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................. 29


2.1.1. Vật liệu nghiên cứu ..................................................................................... 29
2.1.2. Địa điểm ..................................................................................................... 31
2.1.3. Thời gian .................................................................................................... 31
2.2.

Nội dung .................................................................................................................. 31

2.3.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 31

2.3.1. Thí nghiệm 1 .............................................................................................. 31
2.3.2 Thí nghiệm 2 .............................................................................................. 35
2.4.

Các chi tiêu theo dõi và cách theo dõi .................................................................... 37

2.5.

Cách tính và xử lý số liệu........................................................................................ 39

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 40
3.1.

Ảnh hưởng của một số loại giá thể gốm kỹ thuật và phân chậm tan đến
khả năng sinh trưởng phát triển, chất lượng hoa và mức độ nhiễm sâu
bệnh của cây hoa cúc trồng vụ Thu Đông 2014 và vụ Xuân Hè 2015
tại Gia Lâm – Hà Nội ............................................................................................ 40


3.1.1. Ảnh hưởng của một số loại giá thể gốm kỹ thuật và phân chậm tan đến
thời gian sinh trưởng phát triển của giống cúc pha lê và cúc vàng hè .......... 40
3.1.2. Ảnh hưởng của một số loại giá thể gốm kỹ thuật và phân chậm tan
đến động thái tăng trưởng số lá của giống cúc pha lê và cúc vàng hè ...... 41
3.1.3. Ảnh hưởng của một số loại giá thể gốm kỹ thuật và phân chậm tan
đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống cúc pha lê và cúc
vàng hè ....................................................................................................... 45
3.1.4. Ảnh hưởng của một số loại giá thể gốm kỹ thuật và phân chậm tan
đến động thái tăng trưởng đường kính thân của giống cúc pha lê và
cúc vàng hè ................................................................................................ 47
3.1.5. Ảnh hưởng của một số loại giá thể gốm kỹ thuật và phân chậm tan đến
động thái tăng trưởng về số nhánh của giống cúc pha lê và cúc vàng hè ..... 50
3.1.6. Ảnh hưởng của một số loại giá thể gốm kỹ thuật và phân chậm tan đến
chỉ số màu xanh (SPAD) của giống cúc pha lê và cúc vàng hè .................... 54
3.1.7. Ảnh hưởng của một số loại giá thể gốm kỹ thuật và phân chậm tan đến
động thái tăng trưởng về số nụ của giống cúc pha lê và cúc vàng hè ........... 56
iv


3.1.8. Ảnh hưởng của một số loại giá thể gốm kỹ thuật và phân chậm tan đến
chất lượng hoa của cây hoa cúc pha lê ........................................................ 59
3.1.9. Diễn biến sự thay đổi độ pH của môi trường trồng cây hoa cúc vàng
hè tại vụ Xuân Hè năm 2015 ..................................................................... 62
3.1.10. Ảnh hưởng của một số loại giá thể gốm kỹ thuật và phân chậm tan
đến mức độ nhiễm sâu bệnh của giống cúc pha lê và cúc vàng hè ............... 64
3.2.

Ảnh hưởng của các loại giá thể gốm kỹ thuật và phân chậm tan đến sinh
trưởng, phát triển, chất lượng và mức độ nhiễm sâu bệnh của cây rau húng
bạc hà vụ Thu Đông 2014 và vụ Xuân Hè 2015 tại Gia Lâm – Hà Nội ............... 66


3.2.1. Ảnh hưởng của các loại giá thể gốm kỹ thuật và phân chậm tan đến
động thái tăng trưởng chiều cao cây của cây rau húng bạc hà ..................... 66
3.2.2. Ảnh hưởng của một số loại giá thể gốm kỹ thuật và phân chậm tan đến
động thái tăng trởng số nhánh của cây rau húng bạc hà ............................... 69
3.2.3. Ảnh hưởng của một số loại giá thể gốm kỹ thuật và phân chậm tan đến
chỉ số màu xanh (SPAD) của cây rau húng bạc hà ...................................... 80
3.2.4. Diễn biến sự thay đổi độ pH của môi trường trồng cây rau húng bạc hà tại
vụ Xuân Hè năm 2015 .................................................................................. 83
3.2.5. Ảnh hưởng của một số loại giá thể gốm kỹ thuật và phân chậm tan đến
mức độ nhiễm sâu bệnh của cây rau húng bạc hà ........................................ 84
3.2.6. Ảnh hưởng của một số loại giá thể gốm kỹ thuật và phân chậm tan đến
tốc độ tích lũy chất khơ sau khi thu hoạch của cây rau húng bạc hà ............ 86
3.2.7. Ảnh hưởng của một số loại giá thể gốm kỹ thuật và phân chậm tan đến
năng suất thực thu của cây rau húng bạc hà................................................. 88
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................... 92
KẾT LUẬN......................................................................................................................... 92
ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................................ 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 94
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 99
PHỤ LỤC 1........................................................................................................... 99
PHỤ LỤC 2......................................................................................................... 103
PHỤ LỤC 3......................................................................................................... 107
PHỤ LỤC 4......................................................................................................... 117
v


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Nguồn gốc và thành phần các loại giá thể gốm thí nghiệm .................... 29

Bảng 2.2. Thành phần và khối lượng các loại phân viên nén chậm tan thí
nghiệm .................................................................................................. 30
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của một số loại giá thể gốm kỹ thuật và phân chậm tan
đến thời gian sinh trưởng phát triển của giống cúc pha lê và cúc
vàng hè .................................................................................................. 40
Bảng 3.2.a. Ảnh hưởng của từng nhân tố (một số loại giá thể gốm kỹ thuật
và phân chậm tan) đến động thái tăng trưởng số lá của giống cúc
pha lê và cúc vàng hè ........................................................................... 42
Bảng 3.2.b. Ảnh hưởng của tương tác một số loại giá thể gốm kỹ thuật và
phân chậm tan đến động thái tăng trưởng số lá của giống cúc pha
lê và cúc vàng hè .................................................................................. 43
Bảng 3.3.a. Ảnh hưởng của từng nhân tố (một số loại giá thể gốm kỹ thuật
và phân chậm tan) đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của
giống cúc pha lê và cúc vàng hè........................................................... 45
Bảng 3.3.b. Ảnh hưởng của tương tác một số loại giá thể gốm kỹ thuật và
phân chậm tan đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống
cúc pha lê và cúc vàng hè ...................................................................... 46
Bảng 3.4.a. Ảnh hưởng của từng nhân tố (một số loại giá thể gốm kỹ thuật
và phân chậm tan) đến động thái tăng trưởng đường kính thân của
giống cúc pha lê và cúc vàng hè ............................................................. 48
Bảng 3.4.b. Ảnh hưởng của tương tác một số loại giá thể gốm kỹ thuật và
phân chậm tan đến động thái tăng trưởng đường kính thân của
giống cúc pha lê và cúc vàng hè ......................................................... 49
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của tương tác một số loại giá thể gốm kỹ thuật và phân
chậm tan đến động thái tăng trưởng số nhánh cấp I của giống cúc
pha lê và cúc vàng hè............................................................................. 51
vi


Bảng 3.6. Ảnh hưởng của tương tác một số loại giá thể gốm kỹ thuật và phân

chậm tan đến động thái tăng trưởng số nhánh cấp II của giống cúc
pha lê và cúc vàng hè............................................................................. 53
Bảng 3.7.a. Ảnh hưởng của từng nhân tố (một số loại giá thể gốm kỹ thuật
và phân chậm tan) đến chỉ số màu xanh (SPAD) của giống cúc pha
lê và cúc vàng hè ................................................................................... 54
Bảng 3.7.b. Ảnh hưởng của tương tác một số loại giá thể gốm kỹ thuật và
phân chậm tan đến chỉ số màu xanh (SPAD) của giống cúc pha lê
và cúc vàng hè ....................................................................................... 55
Bảng 3.8.a. Ảnh hưởng của từng nhân tố (một số loại giá thể gốm kỹ thuật và
phân chậm tan) đến động thái tăng trưởng số nụ của giống cúc pha
lê và cúc vàng hè ................................................................................... 57
Bảng 3.8.b. Ảnh hưởng của tương tác một số loại giá thể gốm kỹ thuật và
phân chậm tan đến động thái tăng trưởng số nụ của giống cúc pha
lê và cúc vàng hè ................................................................................... 58
Bảng 3.9.a. Ảnh hưởng của từng nhân tố (một số loại giá thể gốm kỹ thuật
và phân chậm tan) đến động thái tăng trưởng số lá của giống cúc
pha lê và cúc vàng hè ........................................................................... 60
Bảng 3.9.b. Ảnh hưởng của tương tác một số loại giá thể gốm kỹ thuật và
phân chậm tan đến chất lượng hoa của cây hoa cúc pha lê ..................... 61
Bảng 3.10. Diễn biến sự thay đổi độ pH của môi trường trồng cây hoa cúc
vàng hè tại vụ Xuân Hè năm 2015 ......................................................... 63
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của một số loại giá thể gốm kỹ thuật và phân chậm tan
đến mức độ nhiễm sâu bệnh của giống cúc pha lê và cúc vàng hè ........... 64
Bảng 3.12.a. Ảnh hưởng của từng nhân tố (một số loại giá thể gốm kỹ thuật
và phân chậm tan) đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của cây
rau húng bạc hà ..................................................................................... 67
Bảng 3.12.b. Ảnh hưởng của tương tác một số loại giá thể gốm kỹ thuật và
phân chậm tan đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của cây rau
húng bạc hà ........................................................................................... 68
vii



Bảng 3.13.a. Ảnh hưởng của từng nhân tố (một số loại giá thể gốm kỹ thuật
và phân chậm tan) đến động thái tăng trưởng số nhánh cấp I trước
khi thu hoạch của cây rau húng bạc hà................................................... 70
Bảng 3.13.b. Ảnh hưởng của tương tác một số loại giá thể gốm kỹ thuật và
phân chậm tan đến động thái tăng trưởng số nhánh cấp I trước khi
thu hoạch của cây rau húng bạc hà......................................................... 71
Bảng 3.14.a. Ảnh hưởng của từng nhân tố (một số loại giá thể gốm kỹ thuật
và phân chậm tan) đến động thái tăng trởng số nhánh cấp II trước
khi thu hoạch của cây rau húng bạc hà................................................... 72
Bảng 3.14.b. Ảnh hưởng của tương tác một số loại giá thể gốm kỹ thuật và
phân chậm tan đến động thái tăng trởng số nhánh cấp II trước khi
thu hoạch của cây rau húng bạc hà......................................................... 73
Bảng 3.15.a. Ảnh hưởng của từng nhân tố (một số loại giá thể gốm kỹ thuật
và phân chậm tan) đến động thái tăng trưởng số nhánh cấp I sau
khi thu hoạch lần I của cây rau húng bạc hà ........................................... 74
Bảng 3.15.b. Ảnh hưởng của một số loại giá thể gốm kỹ thuật và phân chậm
tan đến động thái tăng trưởng số nhánh cấp I sau khi thu hoạch lần
I của cây rau húng bạc hà ...................................................................... 75
Bảng 3.16.a. Ảnh hưởng của từng nhân tố (một số loại giá thể gốm kỹ thuật
và phân chậm tan) đến động thái tăng trởng số nhánh cấp II sau
khi thu hoạch lần I của cây rau húng bạc hà ........................................... 76
Bảng 3.16.b. Ảnh hưởng của tương tác một số loại giá thể gốm kỹ thuật và
phân chậm tan đến động thái tăng trởng số nhánh cấp II sau khi
thu hoạch lần I của cây rau húng bạc hà ............................................. 77
Bảng 3.17.a. Ảnh hưởng của từng nhân tố (một số loại giá thể gốm kỹ thuật
và phân chậm tan) đến động thái tăng trởng số nhánh cấp III sau
khi thu hoạch lần I của cây rau húng bạc hà ........................................... 78
Bảng 3.17.b. Ảnh hưởng của tương tác một số loại giá thể gốm kỹ thuật và

phân chậm tan đến động thái tăng trưởng số nhánh cấp III sau khi
thu hoạch lần I của cây rau húng bạc hà ............................................. 79
viii


Bảng 3.18.a. Ảnh hưởng của từng nhân tố (một số loại giá thể gốm kỹ thuật
và phân chậm tan) đến chỉ số màu xanh (SPAD) của cây rau húng
bạc hà .................................................................................................... 81
Bảng 3.18.b. Ảnh hưởng của tương tác một số loại giá thể gốm kỹ thuật và phân
chậm tan đến chỉ số màu xanh (SPAD) của cây rau húng bạc hà ............... 82
Bảng 3.19. Diễn biến sự thay đổi độ pH của môi trường trồng cây rau húng
bạc hà tại vụ Xuân Hè năm 2015 ........................................................... 83
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của một số loại gốm kỹ thuật và phân chậm tan đến
mức độ nhiễm sâu bệnh củacây rau húng bạc hà .................................... 85
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của một số loại gốm kỹ thuật và phân chậm tan đến
tốc độ tích lũy chất khô sau khi thu hoạch của cây rau húng bạc hà ....... 86
Bảng 3.22.a. Ảnh hưởng của từng nhân tố (một số loại giá thể gốm kỹ thuật
và phân chậm tan) đến năng suất thực thu của cây rau húng bạc hà....... 88
Bảng 3.22.b. Ảnh hưởng của tương tác một số loại giá thể gốm kỹ thuật và
phân chậm tan đến năng suất thực thu của cây rau húng bạc hà ............. 89

ix


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Giá thể hạt gốm kỹ thuật được sử dụng trồng các loài cây cảnh
trên thế giới .......................................................................................... 11
Hình 1.2. Giá thể hạt gốm kỹ thuật củaViệt Nam ................................................. 12
Hình 1.3. Giá thể hạt gốm nhập khẩu của Trung Quốc ......................................... 12

Hình 1.4. Các dạng hoa cúc .................................................................................. 19
Hình 2.1. Các loại gía thể gốm làm vật liệu nghiên cứu........................................ 30
Hình 2.2. Các loại phân viên nén làm vật liệu nghiên cứu .................................... 31
Hình 3.1. Biểu đồ động thái tăng trưởng số nụ của cây hoa cúc pha lê vụ
Thu Đông năm 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội .......................................... 59
Hình 3.2. Biểu đồ chất lượng hoa của cây hoa cúc pha lê vụ Thu Đông năm
2014 tại Gia Lâm – Hà Nội ................................................................... 61
Hình 3.3. Biểu đồ tốc độ tích lũy chất khơ của cây rau húng bạc hà vụ Thu
Đông năm 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội.................................................. 87
Hình 3.4. Biểu đồ tTốc độ tích lũy chất khô 7của cây rau húng bạc hà vụ
Xuân Hè năm 2015 tại Gia Lâm – Hà Nội ............................................ 87
Hình 3.5. Biểu đồ năng suất thực thu của cây rau húng bạc hà vụ Thu Đông
năm 2014 và vụ Xuân Hè năm 2015 tại Gia Lâm – Hà Nội................... 90

x


DANH MỤC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

CC:

Cuối cùng

CHDCND:

Cộng hòa Dân chủ nhân dân

CT:

Cơng thức


ĐH:

Đại học

ĐK CC:

Đường kính cuối cùng

GVN 1:

Gốm kỹ thuật Việt Nam loại 1

GVN 2:

Gốm kỹ thuật Việt Nam loại 2

GVN 3:

Gốm kỹ thuật Việt Nam loại 3

Học viện NNVN:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

NSTT:

Năng suất thực thu

SNCC:


Số nhánh cuối cùng

TĐ:

Thu đông

XH:

Xuân hè

xi


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Sản xuất nông nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn lớn do dân số tăng, đất
nơng nghiệp giảm (đơ thị hóa, đường giao thơng, phát triển cơng nghiệp...), khí hậu
thay đổi, ơ nhiễm mơi trường, bệnh mới xuất hiện, tài nguyên cạn kiệt, bão, lũ lụt,
hạn hán thường xuyên và khắc nghiệt hơn... Xuất hiện những các vấn đề ô nhiễm môi
trường do thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và sâu bệnh hại trở nên ngày càng kháng
thuốc, tồn dư chất bảo vệ thực vật trong thực phẩm...
Nông nghiệp đô thị là một hướng đi tối ưu có tính khả thi cao để giải quyết
các bất cập liên quan trong tiến trình đơ thị hóa, hướng tới xây dựng đô thị sinh thái
bền vững cho tương lai. Vì vậy, cần nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sản xuất,
thương mại trong nông nghiệp đô thị đặc biệt là các cây trồng cao cấp như các chủng
loại hoa và rau cần ứng dụng công nghệ tiên tiến. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất,
tăng cường công tác nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực hoa và rau.
Trong sản xuất hoa và rau hàng hóa cần chất lượng cao phục vụ tiêu dùng trong nước
và xuất khẩu là việc làm cần thiết.

Trồng hoa là một ngành kinh tế mới nhưng có tốc độ tăng trưởng khá mạnh,
giải quyết được việc làm cho nhiều lao động, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống
nông dân. Nhu cầu tiêu dùng hoa ngày càng tăng, nó là một sản phẩm đặc biệt của
cây trồng, trong đó cây hoa cúc (Chrysanthemum sp.) là một trong những loài cây
trồng làm cảnh lâu đời và quan trọng nhất trên thế giới, có nguồn gốc từ Trung Quốc,
Nhật Bản, châu Âu. Nó là loại hoa được nhiều người ưa chuộng và phổ biến nhất ở
Việt Nam. Hiện nay cúc được trồng phổ biến khắp nơi, có mặt ở các vườn hoa cơng
viên, trong phịng khách, bàn làm việc, trong các lễ hội, sinh nhật, đám cưới, đám
ma... Là một loại hoa có màu sắc phong phú, hình dáng đa dạng, do đó người tiêu
dùng và chơi hoa rất yêu thích.
Rau được gọi là nhóm cây trồng cấu thành thành phần quan trọng với chế độ ăn
uống của con người. Nó là nguồn khống và vitamin cần thiết và đa dạng. Ngồi vai
trị về dinh dưỡng rau cịn có giá trị về kinh tế, trồng rau là một công việc cần nhiều
nhân cơng. Người trồng rau có xu hướng tạo thu thập cao hơn các nông dân trồng cây

1


khác vì năng suất và giá trị của cây trồng cao hơn một cách tương đối. Rau lúc nào
cũng là yêu cầu không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người đặc biệt
là rau thơm hay còn gọi là rau gia vị được sử dụng thường xuyên trong chế biến thức
ăn của con người, rau thơm vừa làm cho món ăn có hương vị đặc trưng vừa làm vị
thuốc bồi bổ sức khỏe chúng ta, do rau thơm gia vị có vai trị điều hịa tính hàn nhiệt
của thực phẩm. Trong nhiều thứ rau thơm được sử dụng vào các món ăn ngon rất đặc
trưng của người Việt, cây rau húng bạc hà (Mentha arvensis L.) là thứ rau thơm
không thể thiếu. Thời điểm này, nhu cầu về cây rau của người tiêu dùng và thị trường
rau đỏi hỏi ngày càng cao với chất lượng và tính an toàn của sản phẩm rau.
Nhưng trong điều kiện đất nông nghiệp đang bị thu hẹp cần tăng thêm được
diện tích trồng cây (trong điều kiện đất khơng phù hợp cho cây trồng), tăng thêm
được mùa vụ, giảm công lao động để tăng thu nhập… Trồng cây không cần đất là

hướng nghiên cứu và sử dụng trong sản xuất thương mại trong nhiều thập kỷ nay tại
các nước có nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản,
Isarel… Hiện nay, tại các nước phát triển và đang phát triển, đất trồng trọt trong nông
nghiệp ngày càng khan hiếm, công nghệ trồng cây không đất được xem như là một
giải pháp hiệu quả cho vấn đề này.
Công nghệ trồng cây trên giá thể gốm chất thay cho đất làm sạch côn trùng,
bệnh, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nước và dinh dưỡng... Nó là xu hướng mới
của Việt Nam, Lào và các nước trên thế giới. Sản xuất hoa và rau sử dụng giá thể dạng
viên và hạt được sử dụng rộng rãi tại các nước sản xuất nơng nghiệp tiên tiến. Để có
thể phục vụ sản xuất hàng hố với quy mơ lớn, hạt gốm xốp hay còn gọi là hạt gốm kỹ
thuật (expanded clay culture hay technical ceramic) đang sử dụng nhiều tại Châu Âu,
Nhật Bản và Trung Quốc. Công nghệ này sử dụng các hạt gốm xốp để trồng cây trong
chậu, làm giá thể trồng các loại hoa, cây cảnh và một số loại cây rau.
Các kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy đây là công nghệ tiên tiến phù hợp với
nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Nghiên cứu và phát triển trồng
cây hoa và rau trong hạt gốm kỹ thuật (technical ceramic) là một việc làm cần thiết
trong giai đoạn hiện nay, giúp tạo ra kỹ thuật trồng mới, góp phần nâng cao hiệu quả

2


kinh tế ngành sản xuất hoa và rau . Xuất phát từ các yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài:
“Tìm hiểu ảnh hưởng của các loại giá thể gốm kỹ thuật và phân chậm tan
đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng của cây hoa cúc (Chrysanthemum sp.)
và cây rau húng bạc hà (Mentharvensis L.) tại Gia Lâm, Hà Nội”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu và chất lượng của cây hoa cúc
và cây rau húng bạc hà trồng bằng các loại giá thể gốm kỹ thuật và phân bón chậm tan.
- Xây dựng quy trình trồng cây hoa cúc và cây rau húng bạc hà trong chậu bằng

giá thể gốm kỹ thuật.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu khoa học làm cơ sở cho các
nghiên cứu tiếp theo về giá thể trồng các loại cây hoa và rau theo hướng ứng dụng
công nghệ cao.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Thông qua đề tài có thể xây dựng quy trình kỹ thuật trồng các loại cây hoa cúc
và rau thơm gia vị trồng chậu bằng gốm kỹ thuật và phân viên nén ứng dụng cho
nông nghiệp đô thị.

3


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Các kết quả nghiên cứu về giá thể trồng cây
1.1.1. Một số kết quả nghiên cứu về giá thể trồng cây
1.1.1.1. Khái niệm về giá thể
Trong hệ thống nông nghiệp hiện nay, một vật liệu thay thế cho đất trồng được
sử dụng để giữ dưỡng chất trong thời gian ngắn để rễ cây sử dụng và đóng vai trị
như giá đỡ cho cây trồng. Vật liệu hay giá thể này phải không có hoạt tính hóa học
hay là chất trơ để khơng làm thay đổi dưỡng chất hay có bất cứ tác động nào đến rễ
cây. Nó cịn phải có thể thốt nước tự do để rễ cây không bị úng nước và thối nhưng
đồng thời có kết cấu cho phép dưỡng chất và khơng khí được giữ lại trong đó để cây
có thể sử dụng. Giá thể trồng cây có rất nhiều loại nhưng hầu hết được phối trộn từ
các vật liệu dễ tìm kiếm trong tự nhiên. Có một số vật liệu thích hợp phổ biến: Bơng
đá, hạt đất sét nở, vermiculite, peclit và xơ dừa… Thường được sử dụng. Cát, sỏi đá
khống xốp từ núi lửa và thậm chí đá cẩm thạch cũng có thể được sử dụng nhưng ít
phổ biến hơn do trọng lượng nặng hoặc khả năng tái sử dụng hạn chế của chúng (Lê

Thị Thu Hương, 2009).
1.1.1.2. Các loại giá thể
Để sản xuất giá thể cần phải có ngun liệu để phối trộn (hay cịn gọi là cơ
chất), được chia làm 2 nhóm:
Chất hữu cơ: Than bùn, mạt cưa, vỏ trấu hun...
Chất vô cơ: Cát, sỏi, đá bọt, bọt xốp, đá trân châu, xỉ than...
Vấn đề đặt ra là cần phải thường xuyên nghiên cứu một loại giá thể mới có
hiệu quả cao hơn khi sử dụng giá thể đó đối với rau, hoa và cây cảnh. Sau đây là các
loại giá thể được dùng phổ biến hiện nay gồm:
• Bơng đá: Vật liệu này được làm từ đá nấu chảy đã được kéo thành sợi và tái
cấu trúc thành tấm. Được bán dưới dạng tấm hay cắt thành khối lấp phương, đây có
lẽ là vật liệu thủy canh phổ biến nhất do các tính năng giữ ẩm và ngay cả khi bị ướt
hồn tồn nó vẫn giữ được khoảng 20% khơng khí so với dung tích. Sau khi nhân

4


giống, bơng đá được sử dụng để chèn bình. Việc này đơn giản chỉ là đút một khay
nhân giống nhỏ hình khối vào một khay lớn hơn có lỗ cắt sẵn. Bơng đá có thể được
tái sử dụng nhưng thảm rễ mọc trong vật liệu này làm cho việc tái sử dụng trở nên
khơng hợp lý trong vài mùa.
• Đất sét nở: Như tên gọi của nó, vật liệu này được làm từ các viên đất sét đã
xử lý nhiệt. Khi đó, khơng khí được giữ trong đất sét nở ra tạo thành một dạng tổ ong
có các bọt nhỏ bên trong viên đất. Các viên đất để nguội tạo thành những hịn sỏi có
trọng lượng nhẹ với tính năng giữ ẩm và khí tuyệt vời. Đây là vật liệu nền thay thế đất
được ưa thích và có thể được sử dụng trong hầu như tất cả các hệ thống thủy canh. Đặc
biệt tốt khi cung cấp chỗ bám vững chắc cho rễ cây, vật liệu nền này có khả năng làm
giá đỡ cho cây mà không cần sự trợ giúp nào khác. Khi cây đã được thu hoạch, các
viên sỏi đất sét có thể được phục hồi, lau sạch và tái sử dụng dễ dàng.
• Vermiculite: Một chất khống giống như mica được xử lý nhiệt để nở ra

nhiều lần so với kích thước ban đầu. Đây là một loại magiê-nhôm silicate ngậm nước
dưới dạng tinh thể dẹt. Sau khi được xử lý, vermiculite là một vật liệu nhẹ có tỷ trọng
trung bình khoảng 80 kg/m3. Đơi khi có phản ứng kiềm do sự có mặt của đá vơi magiê
trong quặng ngun thuỷ. Vật liệu này có đặc tính cách nhiệt rất tốt nên rất thích hợp
để làm vật liệu để gây giống. Nó cịn có khả năng giữ ẩm tốt, nên khi sử dụng riêng
mình nó để trồng cây có thể gặp vấn đề úng nước. Điều này sẽ được cải thiện bằng
cách trộn chất khoáng này với các vật liệu khác như peclit theo tỷ lệ 50/50.
• Peclit: Là một khoáng chất được xử lý nhiệt khác, có nguồn gốc từ núi lửa.
Nó rất nhẹ và có chất lượng giữ ẩm, giữ khí rất tốt. Peclit thường được trộn với đất
trồng để phòng ngừa đất bị nén chặt trong trồng trọt cổ truyền. Peclit có thể được sử
dụng ngay trong trồng trọt và được ưa thích cho các hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt.
• Xơ dừa: Vật liệu thô này được làm từ vỏ dừa, xơ dừa được xử lý để loại bỏ
các muối hữu cơ và sau đó được đóng lại thành những tấm sợi lỏng hay được nén nhẹ.
Xơ dừa có kết cấu mở cung cấp khoảng trống cho dưỡng chất và khơng khí. Khơng
được sử dụng rộng rãi để làm vật liệu gây giống nhưng được sử dụng rộng rãi để trồng
cây trong các hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt (Lê Thị Thu Hương, 2009).

5


1.1.1.3. Các kết quả nghiên cứu sử dụng giá thể trồng cây
Đất không phải là môi trường lý tưởng tốt cho cây con. Cho thêm cát hoặc
cát + than bùn sẽ tạo ra một hỗn hợp rất tốt. Nhiều nơi đã và đang phát triển những
hỗn hợp đặc biệt mà có thể thay thế đất để trồng cây khơng những sử dụng ở giai
đoạn cây con mà cả giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Những hỗn
hợp không bị ô nhiễm môi trường, không chứa các mầm mống sâu bệnh hại như đất
canh tác.
Giá thể lý tưởng phải có những đặc điểm: Có khả năng giữ ẩm cũng tốt như độ
thống khí, có pH trung tính và có khả năng đệm pH, thấm nước dễ dàng, bền, có khả
năng tái sử dụng hoặc phân hủy an tồn cho mơi trường, nhẹ, rẻ và thơng dụng. Giá

thể có nhiều loại như xơ dừa, sỏi vụn (cỡ hạt đậu), đất nung xốp, Perlite, đá bọt núi
lửa, rockwool ….
Có thể dùng đơn lẻ hoặc trộn lại để tận dụng ưu điểm từng loại (ví dụ như
lớp trên là xơ dừa cho rễ, lớp dưới là sỏi để rút nước). Một trong những giá thể
được ưa chuộng là xơ dừa (không chứa hoặc chứa mùn dừa), là vật liệu tự nhiên sau
khi hấp khử trùng sẽ là môi trường tốt cho hạt mầm và rễ phát triển mà không sợ
bệnh hoặc nấm mốc. Mùn dừa mau phân hủy nên sau khi trồng một thời gian giá
thể chỉ còn xơ dừa.
Trên thế giới việc nghiên cứu tạo giá thể trồng cây đã phát triển từ lâu, các
nguyên liệu được nghiên cứu sử dụng là những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên
như: Phế phụ phẩm nông nghiệp, xỉ than, bọt núi lửa... Các nguyên liệu này đạt được
các chỉ tiêu như: Giá thành rẻ, sạch bệnh, xốp, khả năng giữ nước tốt. Một số nước
như Hà lan, Israel, Trung quốc, Thái lan, Đài Loan, Hàn Quốc... Đã từ lâu sử dụng
giá thể để ươm cây giống và giá thể trồng cây thương phẩm. Mỗi loại giá thể thích
hợp với từng loại cây trồng khác nhau.
Ở các nước đang phát triển, hỗn hợp đặc biệt gồm đá trân châu, than bùn có
sẵn ở dạng sử dụng được cung cấp ngay cho mục đích thay thế cho đất. Các trang
trại thâm canh chủ yếu ở các nước đang phát triển thiên về nhập khẩu những hỗn
hợp khơng phải là đất này, khơng có khả năng khai thác việc sử dụng vật liệu sẵn có
ở địa phương.

6


Các giá thể đã dùng trong sản xuất rau và hoa gồm nhiều dạng như sỏi, đá, cát,
rockwool, trấu hun, mùn cưa, xơ dừa, vỏ cây, than bùn thô, giá thể hỗn hợp hữu cơ,
vô cơ hay hữu cơ và vơ cơ. Giá thể vơ cơ thường có độ thơng thoáng tốt hơn như trấu
hun và vỏ cây. Khả năng giữ nước và độ thống khí của giá thể được quyết định bởi
những khoảng trống (khe, kẽ) trong nó. Trong cát mịn có những khoảng trống rất
nhỏ, khơng chứa được nhiều nước và oxi.

Trong “Kỹ thuật quản lý vườn ươm” khi nghiên cứu về kỹ thuật làm bầu cho
cây con cho hầu hết các loại cây rau, Trung tâm nghiên cứu phát triển Rau châu Á
(AVRDC, 1992) đã giới thiệu cách pha trộn giá thể gồm đất + phân + cát + trấu hun
theo tỷ lệ 5:3:1:1. Bầu có thể sử dụng lá chuối, bầu nilon có đường kính 5 - 7 cm, cao
10 cm. Cây ở trong bầu có thể đạt 100% tỷ lệ sống ngoài đồng ruộng, bộ rễ phát
triển, lá nhiều, hạn chế sự chột của cây sau khi cây chuyển ra ngoài ruộng. Cây trồng
trong bầu có thể vận chuyển đi xa.
Kết quả nghiên cứu của Sumidtra (2007) trong 5 loại giá thể: Rêu dớn trắng,
xơ dừa, than bùn, giá thể gốm kỹ thuật và đá núi lửa trồng cây phong lan cattleya
(Brassolaeliocattleya Chia lin) và cây lan hồ điệp trang nhã (Phalaenopsis Princess
Chulabhorn) thì khơng có sự sai khác nhau có ý nghĩa của các chỉ tiêu về chiều rộng
lá, chiều dài rễ, chiều cao cây, khối lượng cây (tươi) và tỷ lệ cây chết. Nhưng trong 5
loại giá thể trên thì rêu dớn trắng là có chiều rộng lá, chiều dài rễ, chiều cao cây, khối
lượng cây (tươi) và tỷ lệ cây chết tốt nhất.
Ở Việt Nam cũng có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về thành phần của giá thể
ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng. Việc nghiên cứu và sử dụng giá thể cho cây con
trong giai đoạn vườn ươm ở Việt Nam đã được tiến hành trên nhiều đối tượng cây
trồng như: Cây lâm nghiệp, cây cơng nghiệp, rau an tồn, hoa cây cảnh…
Thành phần bầu ươm chủ yếu là đất và chất hữu cơ, đất chiếm 40 - 100%
khối lượng bầu, hữu cơ chiếm 10 - 45% khối lượng bầu. Dinh dưỡng NPK đưa vào
bầu ươm thường từ 1 - 2% khối lượng, không sử dụng các nguyên tố trung lượng và
vi lượng.
Đất dùng cho vườn ươm phải màu mỡ, tươi xốp và dễ thẫm nước. Bầu phải đổ
đầy với hỗn hợp những phần bằng nhau (1:1:1) gồm có đất, phân hữu cơ và cát (trộn

7


đều trước khi cho vào bình). Cần đổ hỗn hợp đất đầy túi bầu để phần trên của túi
không quăn xuống ngọn cây con làm chết cây.

Cùng 1 loại cây nhưng thành phần giá thể khác nhau cho năng suất khác
nhau: Để gieo cải bắp, cải xanh nếu thành phần giá thể gồm 3 phần mùn +1 phần
đất đồi + 0,3 phần phân bò và trong 1 kg hỗn hợp trên cho thêm 1g N, 4g P2O5, 1g
K2O thì năng suất cây đạt 170 tạ/ha. Không chỉ đối với cải bắp, cải xanh mà dưa
chuột cũng như thế. Nếu thành phần giá thể 4 phần mùn + 1 phần đất đồi và trong 1
kg hỗn hợp trên cho thêm 1g N, 4g P2O5, 1g K2O thì năng suất đạt 238 tạ/ha. Nếu
thành phần giá thể 4 phần mùn + 1 phần đất đồi thì năng suất sớm đạt 189 tạ/ha (Lê
Thị Thu Hương, 2009).
Theo Nguyễn Thế Hùng và cs., 2013 nhận thấy: Hạt các loại rau như: Bí đỏ
hạt đậu, bí đỏ lai F1, đậu đũa, rau muống có khả năng nảy mầm và sinh trưởng tốt
trong bầu hữu cơ cơng nghiệp, thời gian lưu cây trong bầu có thể kéo dài đến 25
ngày. Giá thể: đất phù sa (50%) : thân lá lúa nghiền (20%) : chất giữ ẩm (20%) : phân
vi sinh (10%); phân nén chậm tan (2,5 g/kg giá thể) thích hợp nhất cho việc ươm 4
loại hạt giống rau nêu trên.
Nhìn chung, việc nghiên cứu giá thể trồng cây đa số với loại cây rau và hoa,
cây cảnh đã và đang thử nghiệm trồng. Tuy nhiên chưa được áp dụng rộng rãi trong
thực tế do được coi là mới mẻ và thành phần giá thể còn phức tạp nông dân không
thể tự làm được giá thể.
1.1.2. Các kết quả nghiên cứu sử dụng giá thể gốm kỹ thuật trồng cây
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng giá thể gốm kỹ thuật trong thế giới
Trồng cây không cần đất là hướng nghiên cứu và sử dụng trong sản xuất thương
mại ở nhiều thập kỷ nay tại các nước có nền nơng nghiệp tiên tiến trên thế giới như Mỹ,
Tây Âu, Nhật Bản, Isarel… Hiện nay, tại các nước phát triển và đang phát triển, đất
trồng trọt trong nông nghiệp ngày càng khan hiếm, công nghệ trồng cây không đất được
xem như là một giải pháp hiệu quả cho vấn đề này (Liu và cs., 2009). Theo Aphinya
trồng cây không sử dụng đất đỏi hỏi về điều kiện sinh thái như sau:
- Nhiệt độ: Khoảng 15 – 40 0C, nhiệt độ cao sẽ giảm oxy hòa tan trong nước,
làm thiếu oxy cho rễ cây.

8



- Độ ẩm: Nếu rễ cây không thể hút nước kịp thời bằng lượng nước cây thoái hơi
nước làm cây bị sinh trưởng dừng lại và ảnh hưởng đến tế bào cây.
- Ánh sáng: Nguồn năng lượng để cây quang hợp.
- Khơng khí: Trồng cây khơng sử dụng đất, rễ cây thường thiếu oxy phải tăng
thêm lượng oxy bằng cách dùng máy bơm; Nếu trong giá thể trồng thiếu oxy, rễ cây
sẽ dài, rễ màu trắng và có nhiều rễ phụ.
- Độ pH: 5,5 – 6,0 là chất dinh dưỡng có lợi cho cây, trồng cây khơng sử dụng
đất chất Fe và Zn sẽ thay đổi theo độ pH.
- Sinh vật sống như: Bệnh, côn trùng, ký sinh trùng, sinh vật nhỏ và cỏ dại sẽ
ảnh hưởng trực tiếp như cạnh tranh dinh dưỡng. Ảnh hưởng gián tiếp: Cây nhận
nhiều nitơ quá mức sẽ làm cho cây yếu làm cho cây dễ bị bệnh…
Do việc đơ thị hố nhanh chóng, nhu cầu sử dụng các mặt hàng nông nghiệp
giá trị cao như cây hoa, cây cảnh và rau được trồng trong các hệ thống giá thể sạch
(không sử dụng đất) đang ngày một tăng. Trồng cây không sử dụng đất có nhiều ưu
điểm như giảm tối đa chi phí và công lao động liên quan đến làm đất, làm cỏ. Trồng
cây sử dụng giá thể còn giúp sử dụng nước, phân bón và thuốc trừ sâu hiệu quả và
tránh ơ nhiễm môi trường. Liên quan đến khả năng sử dụng nước tiết kiệm, sản xuất
cây trồng bằng giá thể còn giúp phát triển sản xuất nông nghiệp ở các vùng khó khăn
như sa mạc, đất cát ven biển, các vùng khơ hạn… Tuy nhiên, cơng nghệ này địi hỏi
kỹ thuật cao trong khâu sản xuất các loại giá thể, dinh dưỡng và phân bón chất lượng,
đồng thời khả năng tổ chức sản xuất cao phù hợp với việc sản xuất hàng hố nơng
nghiệp giá thành và chất lượng cao (Grafiadellis và cs., 2000).
Sản xuất hoa, cây cảnh và rau sử dụng giá thể dạng viên và hạt được sử dụng
rộng rãi tại các nước sản xuất nông nghiệp tiên tiến. Các loại giá thể viên và hạt có
thể chọn lọc trực tiếp từ các loại đá tự nhiên có đường kính nhỏ hơn 3 mm. Tuy nhiên
nguồn cung cấp này hạn chế và đắt đỏ. Để có thể phục vụ sản xuất hàng hố với quy
mơ lớn, giá thể hạt gốm xốp hay còn gọi là hạt gốm kỹ thuật (expanded clay culture
hay technical ceramic) được sản xuất nhân tạo từ đất sét là giải pháp phù hợp nhất.

Nó được sử dụng trong việc làm vườn từ năm 1936, dùng trong trồng cây thủy canh
và trồng cây trong chậu với các loài cây khác khau (M. Raviv và cs., 2002). Hạt gốm

9


kỹ thuật được sản xuất bằng đất nung và nén thành nhiều viên với hình thù, màu sắc
và kích thước đa dạng. Sử dụng các hạt gốm xốp hay hạt gốm kỹ thuật (technical
ceramic hay expanded clay culture) để làm giá thể trồng hoa, cây cảnh và rau hiện
được áp dụng tại nhiều nước nông nghiệp tiên tiến trên thế giới như Hà Lan, Đức,
Hoa Kỳ… Các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung quốc. Giá thể hạt
gốm này có tác dụng thơng thống, chứa nước, ngậm phân, sử dụng được nhiều năm
và có thể phân hủy trong tự nhiên mà thấm vào đất tạo thêm oxy cho rễ cây (Amone,
2008), thậm chí cịn là mơi trường sinh trưởng cho các loại vi khuẩn hữu ích cho bộ
rễ cây. Nhờ không dùng đất nên dễ dàng điều tiết độ ẩm, hàm lượng các chất dinh
dưỡng, hạn chế các loại sâu bệnh, côn trùng hại bộ rễ, làm cho cây sinh trưởng, phát
triển tốt, chất lượng các sản phẩm nơng nghiệp được nâng cao. Ngồi ra, cịn thích
hợp cho tất cả cây trồng trong hoặc ngoài nhà như hoa lan, xương rồng; Có thể dùng
cùng với tất cả các loại phân bón, khơng hại cây và các loại sinh vật sống. Giá thể
gốm kỹ thuật có thể rải trên mặt đất chậu cây hoặc rễ cây, có thể làm giá thể trồng
cây thủy canh và trong bình, ngồi ra có thể làm trang trí trong hồ cá (Amone, 2008).
Công nghệ trồng trên giá thể sạch đã giúp các nước nhiệt đới như Thái Lan và
Lào có thể sản xuất các sản phẩm rau chất lượng cao (Lettuce - rau diếp, spinach rau chân vịt…) trong nhà lưới mà trước đây chỉ có thể nhập khẩu từ các nước ôn đới
với giá thành cao (kasit và cs., 2012). Thực tế sản xuất cây trồng bằng giá thể của các
nước phát triển cho thấy năng suất cao cây trồng đạt cao hơn và rút ngắn thời gian
sinh trưởng. Trong sản xuất rau, hoa và cây cảnh thương mại do dinh dưỡng và pH
được điều hoà tốt nên cây trồng phát triển đồng đều làm nâng cao chất lượng sản
phẩm hàng hoá rõ rệt.
Thử nghiệm trồng rau diếp xanh thủy canh ở Thái Lan bằng các loại gốm có
nguồn đất khác nhau thì giá thể gốm từ tỉnh Ayuthaya (miền Trung của Thái) cho

cây sinh trưởng tốt nhất (Montira, 2008). Đến năm 2012 tiếp tục thử nghiệm trồng
rau diếp xanh và rau diếp đỏ thủy canh cho biết giá thể gốm xốp kỹ thuật từ Lumgan (miền Nam của Thái) cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất (Montira,
2012).

10


Giá thể gốm kỹ thuật không ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng của cây dây
cẩm thạch, nhưng giá thể gốm kỹ thuật từ đất + cám gạo cho khối lượng cây ít nhất
và giá thể gốm xốp kỹ thuật từ đất + trấu + cám gạo cho hàm lượng nước cao nhất
(Sunti, 2013). Gía thể gốm kỹ thuật từ đất sét + trấu hun có tính chất hóa học tốt nhất,
còn giá thể gốm kỹ thuật từ đất sét + trấu hun + xơ dừa xay nung tại nhiệt độ 900 0C
trao đổi ion trong đất nhiều nhất và có potassium nhiều nhất, gốm loại này cịn có
tính chất vật lý tốt nhất (Montira, 2012).
Ngoài ra, giá thể hạt gốm xốp kỹ thuật cịn có nhiều lợi ích khác: Gía thể gốm
kỹ thuật cùng với đất ngập nước kiến tạo là một lựa chọn thích hợp cho xử lý nước
thái nơng nghiệp (Dordio A, 2013). Ngồi ra, cịn làm vật liệu trong nền xây dựng...
(Sivakumar và cs., 2015).

Hình 1.1. Giá thể hạt gốm kỹ thuật được sử dụng trồng các lồi cây cảnh
trên thế giới
1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng giá thể gốm kỹ thuật ở Việt Nam
Ở Việt Nam đây là công nghệ mới và mặc dù cịn hạn chế, cơng nghệ sản xuất
cây khơng dùng đất đã được đưa vào sử dụng trong nghiên cứu và sản xuất thử
nghiệm tại một số đơn vị. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội là một trong những
đơn vị đi đầu trong việc sử dụng giá thể trong nhà lưới để sản xuất rau, cà chua và
dưa chuột năng suất cao chất lượng tốt.
Cùng với các nghiên cứu của các nhà khoa học, hiện nay công nghệ thủy canh
và sử dụng giá thể trồng cây được rất nhiều các công ty nông nghiệp công nghệ cao
tại Đà Lạt, Thành phố Hồ Chi Minh, Hà Nội áp dụng trong các lĩnh vực trồng và sản


11


xuất các loại rau sạch, cây trồng quý hiếm có giá trị kinh tế cao. Có thể nhận xét hiện
nay các nhà Khoa học và các doanh nghiệp đã có nhiều kinh nghiệm và trình độ
trong việc nghiên cứu và sử dụng kỹ thuật thủy canh, lựa chọn giá thể , điều tiết dinh
dưỡng để sản xuất cây trồng theo công nghệ mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Cho đến nay mặc dù đã thành công trong công nghệ thủy canh và khí canh,
các cơng trình nghiên cứu về giá thể gốm kỹ thuật ở Việt Nam nói chung và ĐH
Nơng nghiệp nói riêng cịn hạn chế, có rất ít các nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh
vực này. Để chủ động nguồn cung cấp và tạo sản phẩm cơng nghệ mới của Việt
nam, từ năm 2011 nhóm nghiên cứu Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội kết hợp với
Viện Vật Lý - Viện hàm lâm khoa học công nghệ Việt Nam đã tiến hành các nghiên
cứu, tìm hiểu bí quyết và bước đầu sản xuất thành công giá thể hạt gốm kỹ thuật
trên quy mơ phịng thí nghiệm. Cơng nghệ sản xuất giá thể gốm kỹ thuật được tạo
ra các vật liệu đơn giản, sẵn có và rẻ tiền như đất sét, trấu và các phụ phẩm khác
làm giúp giảm giá thành sản xuất so với nhập khẩu đến 30 - 40%. Kết quả thử
nghiệm ban đầu cho thấy có thể sử dụng giá thể hạt gốm tạo ra trong nước để thay
thế các loại sỏi gốm kỹ thuật nhập từ nước ngồi.

Hình 1.2. Giá thể hạt gốm kỹ thuật

Hình 1.3. Giá thể hạt gốm nhập khẩu

củaViệt Nam

của Trung Quốc

Đặc tính của giá thể gốm kỹ thuật Việt Nam

Giá thể gốm kỹ thuật Việt Nam là một loại hạt gốm có cấu trúc xốp với độ
xốp 50 - 60%, có dạng hình trụ, đường kính 8 – 10 mm. Các lỗ xốp liên thông

12


×